Tải bản đầy đủ (.pdf) (148 trang)

BIỂU HIỆN CĂNG THẲNG CỦA PHỤ HUYNH VỀ VIỆC HỌC TẬP ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH LỚP 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.27 MB, 148 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA TÂM LÝ HỌC

Nguyễn Phương Thảo Vy

BIỂU HIỆN CĂNG THẲNG CỦA PHỤ HUYNH
VỀ VIỆC HỌC TẬP ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA
HỌC SINH LỚP 12 TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 5,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

TPHCM – 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA TÂM LÝ HỌC

Nguyễn Phương Thảo Vy

BIỂU HIỆN CĂNG THẲNG CỦA PHỤ HUYNH
VỀ VIỆC HỌC TẬP ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA
HỌC SINH LỚP 12 TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 5,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Tâm lý học
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
Thạc sĩ Chung Vĩnh Cao


TPHCM - 2017


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý thầy cô khoa Tâm lý học, trường
Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã luôn quan tâm, tận tình giảng
dạy, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Tôi
xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến thầy là Thạc sĩ Chung Vĩnh Cao đã giúp đỡ,
hướng dẫn để tôi hoàn thành khóa luận của mình một cách tốt nhất.
Tôi chận thành cảm ơn sự hỗ trợ, giúp đỡ từ phía các trường THPT, đặc
biệt là quý phụ huynh các trường THPT Thực Hành – Đại học Sư phạm
Thành phố Hồ Chí Minh, trường THPT Hùng Vương, THPT Trần Khai
Nguyên đã nhiệt tình tôi trong quá trình lấy ý kiến khảo sát.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ để tôi có
thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Người nghiên cứu


MỤC LỤC
Trang bìa phụ
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các bảng
Danh mục biểu đồ
Danh mục chữ viết tắt

DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................1
MỞ ĐẦU ................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................... 3

3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu .............................................................. 3
4. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................... 4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................... 4
6. Giới hạn nghiên cứu ..................................................................................... 4
7. Hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ................................................ 4

CHƯƠNG 1 ...........................................................................................8
LÝ LUẬN VỀ BIỂU HIỆN CĂNG THẲNG (STRESS) CỦA
CHA MẸ HỌC SINH LỚP 12 VỀ VẤN ĐỀ HỌC TẬP ĐỊNH
HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA CON ...............................................8
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề căng thẳng (stress) của cha mẹ học sinh
lớp 12 về việc học tập định hướng nghề nghiệp của con.................................... 8
1.1.1. Một số nghiên cứu về vấn đề căng thẳng ............................................ 8
1.1.2. Một số nghiên cứu về việc cha mẹ tham gia vào việc học tập định
hướng nghề nghiệp của con ........................................................................... 23
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài .............................................................. 28


1.2.1. Căng thẳng (stress) ............................................................................ 28
1.2.2. Hoạt động học tập định hướng nghề nghiệp của học sinh trung
học phổ thông ................................................................................................. 33
1.2.3. Đặc điểm cha mẹ học sinh lớp 12 ..................................................... 37
1.3. Các biểu hiện của căng thẳng (stress) ..................................................... 39
1.3.1. Biểu hiện căng thẳng (stress) ở mặt cơ thể ....................................... 44
1.3.2. Biểu hiện căng thẳng (stress) ở mặt tâm lý ....................................... 44
1.3.3. Biểu hiện căng thẳng (stress) của cha mẹ về việc học tập định
hướng nghề nghiệp của con ........................................................................... 48
1.3.4. Những yếu tố liên quan đến căng thẳng (stress) cha mẹ học sinh
lớp 12 đối với việc học tập định hướng nghề nghiệp của con ....................... 50


TIỂU KẾT CHƯƠNG 1.....................................................................55
CHƯƠNG 2 .........................................................................................56
BIỂU HIỆN CĂNG THẲNG (STRESS) CỦA CHA MẸ HỌC
SINH LỚP 12 VỀ VIỆC HỌC TẬP ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ
NGHIỆP CỦA CON TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 5 – THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH ...................................................................................56
2.1. Tổ chức nghiên cứu biểu hiện căng thẳng (stress) của cha mẹ học sinh
lớp 12 về việc học tập định hướng nghề nghiệp của con trên địa bàn quận 5
– thành phố Hồ Chí Minh ................................................................................. 56
2.1.1. Mục đích nghiên cứu biểu hiện căng thẳng (stress) của cha mẹ học
sinh lớp 12 về việc học tập định hướng nghề nghiệp của con trên địa bàn
quận 5 – thành phố Hồ Chí Minh .................................................................. 56
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 57
2.2. Kết quả nghiên cứu biểu hiện căng thẳng (stress) của cha mẹ học sinh
lớp 12 về việc học tập định hướng nghề nghiệp của con trên địa bàn quận 5
– thành phố Hồ Chí Minh ................................................................................. 61


2.2.1. Khái quát về khách thể nghiên cứu biểu hiện căng thẳng (stress) của
cha mẹ học sinh lớp 12 về việc học tập định hướng nghề nghiệp của con
trên địa bàn quận 5 – thành phố Hồ Chí Minh .............................................. 61
2.2.2. Kết quả nghiên cứu biểu hiện căng thẳng (stress) của cha mẹ học
sinh lớp 12 về việc học tập định hướng nghề nghiệp của con trên địa bàn
quận 5 – thành phố Hồ Chí Minh .................................................................. 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2. 1: Cách đánh giá điểm ở nội dung có 5 mức độ lựa chọn ..................... 59

Bảng 2. 2: Cách đánh giá mức độ biểu hiện........................................................ 59
Bảng 2. 3: Mô tả khách thể nghiên cứu theo thông tin bản thân khách thể
(N=113) ................................................................................................................ 63
Bảng 2. 4: Mô tả khách thể nghiên cứu theo các thông tin khác (N=113) ......... 64
Bảng 2. 5: Mức độ biểu hiện căng thẳng (stress) của cha mẹ học sinh lớp 12
về việc học tập định hướng nghề nghiệp của con trên địa bàn quận 5 – thành
phố Hồ Chí Minh ................................................................................................. 66
Bảng 2. 6: So sánh mức độ biểu hiện căng thẳng chung trên các bình diện
giới tính, học vấn của khách thể, thu nhập trung bình hàng tháng của gia đình,
sự hiểu biết ngành nghề và mức độ quan tâm của cha mẹ dành cho việc học
tập định hướng nghề nghiệp của con, giới tính của con, học lực hiện tại và dự
định của con sau khi tốt nghiệp THPT ................................................................. 67
Bảng 2. 7: So sánh mức độ biểu hiện căng thẳng chung của cha mẹ ở phương
diện mức thu nhập ................................................................................................ 68
Bảng 2. 8: Tương quan giữa biểu hiện mặt cơ thể và biểu hiện mặt tâm lý ....... 69
Bảng 2. 9: Vấn đề gây căng thẳng (stress) cho cha mẹ học sinh lớp 12 về việc
học tập định hướng nghề nghiệp của con............................................................. 70
Bảng 2. 10: Biểu hiện căng thẳng (stress) của cha mẹ học sinh lớp 12 về việc
học tập định hướng nghề nghiệp của con trên địa bàn quận 5 – thành phố Hồ
Chí Minh ở mặt cơ thể ......................................................................................... 73


Bảng 2. 11: So sánh mức độ biểu hiện căng thẳng (stress) ở mặt cơ thể của
cha mẹ học sinh lớp 12 về việc học tập định hướng nghề nghiệp của con trên
địa bàn quận 5 – thành phố Hồ Chí Minh trên phương diện giới tính, trình độ
học vấn của cha mẹ và thu nhập hàng tháng của gia đình ................................... 75
Bảng 2. 12: So sánh mức độ biểu hiện căng thẳng (stress) ở mặt cơ thể trên
phương diện sự hiểu biết rõ nét về các ngành nghề và mức độ quan tâm của
cha mẹ đối với việc học tập định hướng nghề nghiệp của con ............................ 77
Bảng 2. 13: So sánh mức độ biểu hiện căng thẳng (stress) ở mặt cơ thể trên

phương diện giới tính, học lực và dự định tiếp theo của con............................... 78
Bảng 2. 14: Biểu hiện căng thẳng (stress) của cha mẹ học sinh lớp 12 về việc
học tập định hướng nghề nghiệp của con trên địa bàn quận 5 – thành phố Hồ
Chí Minh xét ở mặt cơ thể.................................................................................... 80
Bảng 2. 15: So sánh mức độ biểu hiện căng thẳng (stress) ở mặt tâm lý trên
phương diện giới tính, trình độ học vấn của cha mẹ và thu nhập hàng tháng
của gia đình .......................................................................................................... 85
Bảng 2. 16: So sánh mức độ biểu hiện căng thẳng (stress) về mặt tâm lý trên
phương diện sự am hiểu nghề nghiệp con quan tâm và mức độ quan tâm của
cha mẹ đối với việc học tập định hướng nghề nghiệp của con ............................ 86
Bảng 2. 17: So sánh mức độ biểu hiện căng thẳng (stress) về mặt cơ thể của
cha mẹ học sinh lớp 12 về việc học tập định hướng nghề nghiệp của con trên
địa bàn quận 5 – thành phố Hồ Chí Minh trên phương diện giới tính, học lực
và dự định tiếp theo của con ................................................................................ 88


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2. 1: Tháp tuổi theo giới tính tại thành phố Hồ Chí Minh ..................... 62
Biểu đồ 2. 2: Độ tuổi kết hôn lần đầu trung bình theo giới tính ......................... 62

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7
8


Chữ viết tắt
ĐTB
HNK
KBG
LL
THPT
TPHCM
TT
TX

Chữ viết đầy đủ
Điểm trung bình
Hầu như không
Không bao giờ
Luôn luôn
Trung học phổ thông
Thành phố Hồ Chí Minh
Thỉnh thoảng
Thường xuyên


MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài

Cuộc đời mỗi con người đều phải đưa ra những quyết định quan trọng.
Trong đó, những lựa chọn quạn trọng nhất bao gồm: Chọn lẽ sống, chọn
thầy để học, chọn việc để làm, chọn người để lấy và chọn bạn để chơi.

Chọn việc để làm là một trong những quyết định ảnh hưởng đến cả cuộc
đời mỗi con người. Hiện nay, theo bậc học tại Việt Nam, học sinh trung
học phổ thông nói chung và học sinh lớp 12 nói riêng sẽ phải đưa ra quyết
định lựa chọn để tiếp tục theo đuổi nghề nghiệp mình yêu thích ở bậc học
tiếp theo. Điều này gây ra những căng thẳng, khó khăn cho các em. Ở một
khía cạnh khác về việc học tập định hướng nghề nghiệp, cha mẹ là những
người luôn dõi theo, đặt kì vọng cũng như đầu tư, tạo điều kiện học tập
cho con cái. Thế nên, đứng trước vấn đề học tập định hướng nghề nghiệp
của con, chắc hẳn cha mẹ cũng sẽ có những khó khăn, căng thẳng nhất
định.
Trong một vài năm gần đây với những thay đổi trong đời sống kinh tế,
các bậc cha mẹ cũng đã thay đổi trong cách nhìn của mình trong chuyện
học hành của con cái. Họ đã có những quan tâm thực tế hơn đến hiệu quả
học tập của con, không chỉ là đầu tư thời gian, vật chất mà còn chủ động
xem xét điều kiện, hoàn cảnh…cho con có cơ hội tốt nhất để tiến bộ trong
học tập [26]. Chính vì có sự thay đổi mà việc học hành của con cái cũng
gây ra những căng thẳng với các bậc cha mẹ. Ngay từ việc con vào mầm
non, bậc học thấp nhất của chương trình phổ thông, phụ huynh đã phải
căng thẳng chạy đôn chạy đáo tìm chỗ học cho con. Rồi đến các bậc học
khác như con vào lớp 1, con vào lớp 6, con thi vào cấp ba hay con chuẩn
bị bước vào kì thi Trung học phổ thông quốc gia. Kết quả nghiên cứu luận

1


văn thạc sĩ ngành Xã hội học “Đầu tư của cha mẹ đối với việc học tập của
con cái ở Hà Nội hiện nay” của tác giả Lê Thị Lý cho biết nhìn chung các
bậc cha mẹ luôn quan tâm, lo lắng cho tương lai của con [18]. Việc cha
mẹ đầu tư tiền bạc, thời gian, tinh thần cho việc học của con cái chính là
những hành động thể hiện mong muốn, kỳ vọng của cha mẹ. Sự quan tâm,

kỳ vọng của cha mẹ vào việc học tập của con cái đã bắt đầu ngay từ khi
đứa trẻ mới chuẩn bị đi học và nó kéo dài suốt quãng đường học tập của
con. Đặc biệt là ở học sinh khối 12, năm học mà con phải đối mặt với
những kì thi quan trọng, quyết định tương lai, chắc hẳn cha mẹ lại càng
quan tâm và kỳ vọng vào con, vào sự đầu tư suốt nhiều năm của mình.
Bên cạnh đó là sự thay đổi cách thức tuyển sinh trong một vài năm gần
đây, có thể sẽ làm gia tăng những căng thẳng của cha mẹ về việc học tập
định hướng nghề nghiệp của con.
Stress là một phần tất yếu không thể tránh khỏi trong cuộc sống của
mỗi người. Lứa tuổi nào cũng đều có những tác nhân gây stress. Nói
chung, stress xuất hiện ở mọi nơi, trong mọi hoàn cảnh sống của con
người: stress trong gia đình, stress nơi công xưởng, stress giữa đường phố,
stress trong giao tiếp, stress trong học tập, stress vì công việc...[19].
Với sự phát triển của xã hội hiện đại, cuộc sống của con người có nhiều
thay đổi. Mỗi người không chỉ căng thẳng bởi vấn đề của bản thân mình
mà còn có cả vấn đề của gia đình, vấn đề con cái.
Học sinh lớp 12 phải đối mặt với những kì thi quan trọng. Bản thân các
em luôn gặp phải những khó khăn, căng thẳng. Cha mẹ là những người
luôn dõi theo, đặt kì vọng vào con, cũng như tạo điều kiện để con có thể
học tập tốt nhất chắc hẳn cũng sẽ gặp phải những căng thẳng nhất định.
Những căng thẳng này gây ra những ảnh hưởng đối với bản thân cha mẹ.

2


Mặt khác, những căng thẳng của cha mẹ có thể sẽ có những tác động đến
tâm lý của con. Mari-Geneviève Thomas cho rằng “cảm thấy một cách
thường xuyên về sự tràn bờ hay bị ức chế, phong tỏa bởi những cảm xúc
dai dẳng là dấu hiệu về việc các cảm xúc đó có thể là do bị chuyển giao
qua các thế hệ, có nghĩa là chúng thuộc về một thành viên khác của gia

đình”. Căng thẳng của cha mẹ học sinh lớp 12 gây ra những căng thẳng
làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của chính bản thân cha mẹ và
cũng có thể gây ra những ảnh hưởng đối với con cái, gia đình. Chính vì
vậy, tác giả nhận thấy tính cấp thiết và tiến hành thực hiện đề tài “Biểu
hiện căng thẳng của phụ huynh việc học tập định hướng nghề nghiệp của
học sinh lớp 12 trên địa bàn Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh”.
2.

Mục đích nghiên cứu

Đề tài mô tả những biểu hiện căng thẳng của phụ huynh việc học tập
định hướng nghề nghiệp của học sinh lớp 12 trên địa bàn Quận 5, Thành
phố Hồ Chí Minh. Từ đó đưa ra những đề xuất giúp hạn chế căng thẳng
và ảnh hưởng của nó đến cuộc sống.
3.

Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1.

Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu hướng đến đối tượng là biểu hiện căng thẳng của phụ
huynh việc học tập định hướng nghề nghiệp của học sinh lớp 12 trên địa
bàn Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.
3.2.

Khách thể nghiên cứu

Nghiên cứu thực hiện trên 200 khách thể là cha mẹ học sinh lớp 12 ở
một số trường trên địa bàn Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.


3


4.

Giả thuyết nghiên cứu

Cha mẹ học sinh lớp 12 có gặp phải những căng thẳng (stress) về việc
học tập định hướng nghề nghiệp của con và căng thẳng này thể hiện trên
nhiều mặt.
Biểu hiện căng thẳng (stress) về việc học tập định hướng nghề nghiệp
của con có sự khác biệt giữa cha và mẹ, giữa mức độ quan tâm, nghề
nghiệp, trình độ học vấn của cha mẹ.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá lý luận liên quan đến vấn đề biểu hiện căng thẳng của
phụ huynh việc học tập định hướng nghề nghiệp của học sinh lớp 12 trên
địa bàn Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh. Chỉ ra biểu hiện, phân loại
mức độ và tiêu chí đánh giá vấn đề này.
- Xác định các biểu hiện căng thẳng của phụ huynh việc học tập định
hướng nghề nghiệp của học sinh lớp 12 trên địa bàn Quận 5, Thành phố
Hồ Chí Minh hiện nay, phân tích so sánh một số tiêu chí như: mức độ
quan tâm, nghề nghiệp, trình độ học vấn của cha mẹ…
6.

Giới hạn nghiên cứu

Nghiên cứu biểu hiện, mức độ căng thẳng (stress) của cha mẹ có con
là học sinh lớp 12 ở một số trường trên địa bàn Quận 5, thành phố Hồ
Chí Minh trên các mặt biểu hiện.

Khách thể nghiên cứu được giới hạn trong 200 cha mẹ học sinh lớp 12
ở 3 trường trung học phổ thông (gồm 1 trường chuyên, 1 trường bán
công và 1 trường dân lập) trên địa bàn Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
để tìm hiểu những biểu hiện của tình trạng căng thẳng (stress) ở họ.
7.

Hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
7.1.

Hướng tiếp cận
4


7.1.1.

Hướng tiếp cận hệ thống – cấu trúc

Vận dụng hướng tiếp cận hệ thống cấu trúc để xây dựng cơ sở lý luận
và tiếp cận đề tài. Hướng tiếp cận này cũng được quan tâm và tuân thủ
trong việc thiết kế bảng hỏi, phân tích biểu hiện, tìm hiểu nguyên nhân
của biểu hiện,…
7.1.2.

Hướng tiếp cận lịch sử

Vận dụng hướng tiếp cận lịch sử để xây dựng cơ sở lý luận và tiếp cận
đề tài. Hướng tiếp này nhằm tìm hiểu, phát hiện sự nảy sinh, phát triển
của vấn đề trong những khoảng thời gian cụ thể.
7.1.3.


Hướng tiếp cận thực tiễn

Vận dụng hướng tiếp cận hệ thống cấu trúc để xây dựng cơ sở lý luận
và tiếp cận đề tài như nhìn nhận căng thẳng của cha mẹ học sinh lớp 12
trong các mặt biểu hiện của đời sống.
Phương pháp nghiên cứu

7.2.

Việc phối hợp các phương pháp nghiên cứu phải đảm bảo các nguyên
tắc sau:
- Đảm bảo tính khách quan
- Các phương pháp cụ thể kết hợp thành hệ thống phương pháp có sự
hỗ trợ, bổ sung cho nhau, tạo độ tin cậy về số liệu và các nhận xét, kết
luận từ số liệu nghiên cứu.
- Các phương pháp nghiên cứu phù hợp với đối tượng và khách thể
nghiên cứu.
7.2.1.


Phương pháp nghiên cứu lý luận
Mục đích nghiên cứu

5


Phân tích và tổng hợp các nguồn tài liệu như sách, tạp chí, các công
trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước, các bài viết khoa học…
nhằm thu thập tất cả những thông tin có liên quan đến đề tài và khái quát
hóa, hệ thống hóa thành cơ sở lý luận để tiến hành định hướng cụ thể nội

dung nghiên cứu biểu hiện căng thẳng của cha mẹ học sinh lớp 12, làm
cơ sở để thiết kế các công cụ nghiên cứu, để lý giải kết quả nghiên cứu.


Nội dung nghiên cứu

- Tìm hiểu lịch sử nghiên cứu vấn đề về căng thẳng của cha mẹ học
sinh lớp 12.
- Tìm hiểu và thao tác hoá khái niệm căng thẳng (stress), biểu hiện của
căng thẳng (stress) ở cha mẹ của học sinh lớp 12.


Cách thức tiến hành

Tìm kiếm tài liệu tại các thư viện như: thư viện Đại học Sư phạm
Thành phố Hồ Chí Minh , thư viện Tổng hợp, thư viện điện tử, website,
kho tư liệu… về lĩnh vực tâm lý học hành vi, tâm lý học phát triển,...
Dịch thuật các tài liệu, đánh giá thông tin, chọn lọc thông tin, hệ thống
hóa, khái quát hóa thông tin.
7.2.2.


Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Mục đích nghiên cứu

Phương pháp này dùng để tìm hiểu một cách cơ bản thực trạng về biểu
hiện căng thẳng (stress) của cha mẹ học sinh lớp 12 về việc học tập định
hướng nghề nghiệp của con trên địa bàn quận 5, thành phố Hồ Chí Minh
và những yếu tố ảnh hưởng đến những biểu hiện căng thẳng của cha mẹ.



Mô tả công cụ

6


Công cụ khảo sát được trình bày trên giấy in, trong đó gồm các nội
dung chính như sau:


Nguyên tắc thiết kế

- Đảm bảo giá trị về mặt nội dung
- Sử dụng các hình thức câu hỏi sao cho phù hợp với nội dung nghiên
cứu và phù hợp với đặc điểm của khách thể nghiên cứu.


Cách đánh giá kết quả

Sử dụng kết hợp thống kê mô tả và thống kê phân tích.
7.2.3.


Phương pháp thống kê toán học
Mục đích nghiên cứu

Xử lý tất cả các kết quả định lượng thu được từ cuộc khảo sát nhằm
làm cơ sở để biện luận kết quả nghiên cứu.



Nội dung nghiên cứu

- Thống kê mô tả: tính tổng, trị số trung bình, tần số, tỷ lệ phần trăm,
kiểm nghiệm…
- Tính tương quan để tìm các mối liên hệ.
- So sánh kết quả giữa các nhóm khách thể, các mặt khác nhau trong
cùng một chỉ báo nghiên cứu.


Cách thức tiến hành

Sử dụng phần mềm thống kê toán học SPSS phiên bản 14.0 để xử lý
các dữ liệu thu được.

7


CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN VỀ BIỂU HIỆN CĂNG THẲNG CỦA PHỤ
HUYNH VỀ VIỆC HỌC TẬP ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP
CỦA HỌC SINH LỚP 12
1.1.
Lịch sử nghiên cứu vấn đề căng thẳng (stress) của cha mẹ
học sinh lớp 12 về việc học tập định hướng nghề nghiệp của con
1.1.1.

Một số nghiên cứu về vấn đề căng thẳng (stress)

1.1.1.1. Một số nghiên cứu ở nước ngoài về vấn đề căng thẳng (stress)
Trong cuộc sống ngày nay, người ta hay đề cập đến căng thẳng và xem đó

như là một vấn đề của cuộc sống hiện đại. Căng thẳng trong nhiều lĩnh vực
cuộc sống, căng thẳng do nhiều nguyên nhân và căng thẳng gây ra nhiều hậu
quả. Thế nhưng căng thẳng không chỉ là vấn đề của cuộc sống ngày nay. Từ
xưa, vấn đề căng thẳng đã được đặt ra và quan tâm nghiên cứu. Vấn đề căng
thẳng (stress) ở con người đã được các nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu
từ rất sớm, bắt đầu từ những nghiên cứu cơ thể con người thích ứng như thế
nào đối với các thay đổi ở bên ngoài, tức là khía cạnh sinh lý của căng thẳng.
Đại diện tiêu biểu cho các nghiên cứu loại này là Claude Bernard (1850),
ông cho rằng những thay đổi của môi trường bên ngoài sẽ không ảnh hưởng
đến cơ thể, nếu cơ thể bù trừ và làm cân bằng những thay đổi đó, chính hệ
thần kinh đảm bảo chức năng điều tiết bằng cách sắp đặt và làm hài hoà hoạt
động các yếu tố của cơ thể và chỉ có con người mới có hệ thần kinh đủ khả
năng điều tiết làm cho cơ thể lấy lại cân bằng. Phát hiện của Claude Bernard
khai phá lịch sử nghiên cứu hiện đại về khả năng tự điều chỉnh để thích nghi
của cơ thể con người. Tiếp nối ý tưởng của các nhà nghiên cứu về stress đi
trước, nhà sinh lý học người Mỹ W.B. Cannon với tác phẩm nổi tiếng "Sự

8


khôn ngoan của cơ thể" xuất bản tại New York năm 1933 đã đề xuất thuật
ngữ "Homeostasie” nghĩa là "Cân bằng nội môi" để mô tả những trạng thái
phức hợp cân bằng sinh lý mà ông nhận thấy chủ yếu khi thay đổi nồng độ
các chất có trong máu như: nước, natri, đường, đạm, mỡ. v.v... Trên cơ sở sự
điều tiết của hệ thần kinh thực vật và lõi thượng thận (catecholamin gồm hai
chất adrenalin do lõi thượng thận và noadrenalin do thần kinh thực vật tiết
ra), phản ứng này là cấp thời. I. P. Pavlov (1932) cũng đã nêu ra đặc tính
chung của khái niệm này: "...Cơ thể là một hệ thống (đúng hơn là cái thấy) tự
điều chỉnh, là một hệ thống tự điều chỉnh bản thân ở mức cao nhất, hệ thống
ấy tự duy trì bản thân, tự hiệu chỉnh bản thân, tự cân bằng bản thân và thậm

chí tự hoàn thiện bản thân. Kế thừa kết quả nghiên cứu của Claude Bernard về
sự ổn định tương đối thường xuyên của nội môi ở động vật, điều kiện quan
trọng nhất để nó tồn tại và phát triển, và khả năng tự điều chỉnh của W.B.
Cannon.
Hans Selye đã nhận thấy bên cạnh những phản ứng đặc trưng do các yếu
tố bất lợi khác nhau gây ra, cơ thể luôn luôn có những phản ứng chung
nhất. Năm 1936 ông gọi phản ứng chung, không đặc hiệu của cơ thể bằng
thuật ngữ "stress". Thuật ngữ này lúc đầu thiên về bệnh học, nên dùng là "hội
chứng", sau đó nó được hiểu là "Hội chứng thích nghi chung" (General
adaptation syndrome) và thường được viết tắt là G.A.S, hiểu là phản ứng
nhằm giúp cho cơ thể thích nghi với môi trường luôn thay đổi. Theo ông các
đáp ứng này là những phản ứng không đặc hiệu, ổn định và sẵn có, giúp cơ
thể thích nghi với tác nhân từ môi trường. GAS chỉ đạo hoạt động của hệ thần
kinh và nội tiết cho phép cơ thể chống lại những kích thích có hại và được
chia làm ba giai đoạn: báo động, kiệt sức và chống đỡ.
H. Selye giới thiệu toàn bộ lý thuyết của mình và khái niệm stress được đưa
vào khoa học một cách chính thức vào năm 1946. H. Selye đã xem stress như
9


là đáp ứng đối với tác động bên ngoài. Tác động bên ngoài vào cơ thể được
ông biểu thị bằng thuật ngữ “stressor”. Những công trình tiếp theo H. Selye
cho rằng stress là sự tương tác giữa tác nhân bên ngoài và phản ứng của cơ
thể trước tác nhân đó [2].
Các nghiên cứu theo hướng tiếp cận sinh lý chỉ ra rằng; hoạt động của hệ
thần kinh, hệ nội tiết, hoóc môn có ảnh hưởng rất lớn đến cảm xúc cơ thể và
liên quan trực tiếp đến stress. V.V. Suvorova (1975) cho rằng biểu hiện của
các phản ứng cảm xúc khi bị stress thể hiện không chỉ qua các phản ứng hoóc
môn mà còn thông qua các phản ứng sinh lý đặc biệt của hệ thần kinh.V.I.
Rôgiơ Dêxơvenxcaia và cộng sự (1980) bằng thực nghiệm đã khẳng định

rằng; khả năng làm việc giảm đi khi stress xuất hiện, sự giảm sút này ở những
người có hệ thần kinh yếu xảy ra sớm hơn những người có hệ thần kinh mạnh.
Khả năng làm việc khi bị stress không chỉ phụ thuộc vào độ mạnh của hệ thần
kinh mà còn vào một số các yếu tố khác. Những người có hệ thần kinh mạnh
có thể dễ bị stress hơn đối với tác nhân là đơn điệu và kéo dài. Những người
có hệ thần kinh yếu ít bị stress hơn đối với các tác nhân đơn điệu. Điều này
cho thấy; sự khác biệt về stress ở cá nhân không chỉ phụ thuộc vào tình
huống, tác nhân tác động, mà còn phụ thuộc vào đặc điểm hoạt động của hệ
thần kinh.
Các nhà sinh lý học thường chỉ tập trung mô tả các phản ứng sinh lý trước
các tác động vào chủ thể, mà không nhận thấy tầm quan trọng của những đặc
điểm tâm lý và hành vi trong các phản ứng sinh học của cơ thể. Sự xuất hiện
của các phản ứng chống trả hoặc bỏ chạy phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức
của chủ thể đối với kích thích (có hại hay không có hại). Mason (1975) cho
rằng; khi các tác nhân có hại tác động vào cơ thể mà chủ thể không nhận thức
được, thì các đáp ứng sinh học của cơ thể sẽ không xảy ra. Ví dụ, những bệnh
nhân sắp chết (đang trong tình trạng hôn mê) thì không có một bằng chứng
10


sinh học nào của stress; trong khi đó những người sắp chết nhưng còn tỉnh táo
thì lại có những phản ứng sinh học rất rõ [33].
Một số nhà nghiên cứu đã cho rằng; cách thức đối phó của chủ thể đối
với những tình huống nguy hiểm, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các phản ứng sinh
lý đối với tình huống đó. Weiss (1968) đã khẳng định rằng, sự kiện nguy
hiểm sẽ ít gây ra hậu quả hơn, nếu chủ thể biết được khi nào nó sẽ xảy ra và
sẵn sàng hành động đối phó với nó, đồng thời nhận được phản hồi về hiệu quả
của hành động [32]. Tác giả đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của nhận thức
và sự kiểm soát của chủ thể đối với những phản ứng sinh học xảy ra do các
kích thích từ bên ngoài.

Vấn đề căng thẳng của công nhân vào những năm 1990 ở vương quốc Anh
cũng được quan tâm nghiên cứu. Tính trung bình có khoảng 15 – 20 % công
nhân bị căng thẳng đến mức ngã bệnh và phải nghỉ việc trong các nhà máy.
Căng thẳng trong môi trường lao động khiến các ông chủ và những giám đốc
điều hành (CEO) mắc bệnh tim nhiều gấp 7 lần, và những cơn đột quỵ khiến
người lao động phải nghỉ việc vì những xáo trộn trong đời sống tâm trí và
cảm xúc. Chính những ảnh hưởng của căng thẳng đối với tình trạng sức khỏe
của con người đã khơi dậy mối quan tâm của giới nghiên cứu nhằm làm giảm
thiểu căng thẳng trong công việc, đặc biệt là trong những ngành sản xuất.
Tiếp theo đó, các nhà nghiên cứu ở các nước khác thuộc châu Âu và cả ở
Australia cũng bắt tay vào các nghiên cứu về đề tài này [19].
Có thể thấy, giai đoạn sơ khai của những nghiên cứu về căng thẳng, các
nhà nghiên cứu quan tâm đến khía cạnh sinh lý, mô tả hoạt động của cơ thể
trước căng thẳng, những cơ chế của căng thẳng, phản ứng sinh lý của cơ thể
trước các tình huống gây căng thẳng và về sau là những ảnh hưởng của căng
thẳng đến cơ thể con người.

11


Ngoài những nghiên cứu tiếp cận căng thẳng trên bình diện sinh lý còn có
các nghiên cứu về căng thẳng còn tiếp cận trên bình diện môi trường. Các
công trình nghiên cứu những chiến binh trong chiến tranh của Grinker
và Spiegal (1945) và nghiên cứu tổn thương tâm lý của những người bị
mất người thân trong chiến tranh của Lindemann (1944) đã cho thấy; không
chỉ môi trường tàn khốc của chiến tranh gây ra căng thẳng, mà ngay cả những
sự kiện ít nghiêm trọng hơn cũng được tích luỹ dần lại và gây căng thẳng cho
chủ thể. Hướng nghiên cứu trên đã xem stress như một sự kiện của môi
trường, yêu cầu cá nhân huy động mọi tiềm năng để đáp ứng. Căng thẳng trú
ngụ trong sự kiện hơn là trú ngụ bên trong cá nhân [35]. Holme và Rahe

(1967) nghiên cứu căng thẳng trên quan điểm môi trường, và đã chỉ ra những
sự kiện gây căng thẳng như: ly hôn, kết hôn, sinh con, mắc nợ, lễ giáng sinh.
Mỗi sự kiện trên được xem như là những yếu tố gây căng thẳng và đòi hỏi cơ
thể thích ứng. Nhiều nghiên cứu đã sử dụng công cụ SRE (danh sách các sự
kiện mới nhất) của Holme và Rahe để đánh giá quan hệ giữa căng thẳng và
sức khoẻ. Những nghiên cứu này có thể giải thích căng thẳng trong thời điểm
hiện tại và chẩn đoán xu hướng của nó trong tương lai. Rabkin và Struening
(1976) nghiên cứu trên các bệnh nhân đột tử do bệnh tim đã làm rõ tương
quan giữa số lượng với mức độ tác động của các yếu tố gây căng thẳng đối
với căn bệnh này [37]. Quan niệm stress như sự kiện từ môi t

12


rường cũng bị các lý thuyết, quan điểm khác phê phán. Một số nhà nghiên
cứu cho rằng; các sự kiện không gây căng thẳng giống nhau ở các cá nhân
khác nhau. Mức độ căng thẳng phụ thuộc vào ý nghĩa của sự kiện và những
tiềm năng sẵn có ở mỗi cá nhân trong việc ứng phó với căng thẳng. Lazarus,
Homikos và Rankin đã cho rằng quan niệm căng thẳng như một sự kiện từ
môi trường là chưa hoàn chỉnh và nhấn mạnh; nhận thức sự kiện đóng vai trò
trung tâm đối với căng thẳng [26]. Một số nhà nghiên cứu khác như Sarason,
Johnson, Siegel (1978) đã dựa thêm vào cách tiếp cận này với yêu cầu chủ thể
đánh giá mức độ ảnh hưởng của sự kiện đang trải nghiệm (tích cực hoặc tiêu
cực). Thông qua kết quả đánh giá này có thể nghiên cứu được nhận thức và
khả năng ứng phó của chủ thể trước sự kiện gây ra căng thẳng.
Như vậy, quan điểm sinh học và môi trường đều giống nhau ở chỗ; dựa vào
mô hình kích thích–phản ứng (Stimulus–Response). Các quan điểm này đã
không đề cập đến những yếu tố trung gian điều hoà tương tác giữa sự
kiện (tác nhân) từ môi trường và các phản ứng sinh học bên trong [7].
Một bình diện khác của các nghiên cứu về căng thẳng mà tác giả rất quan

tâm đó là bình diện tâm lý. Hướng nghiên cứu thứ ba xem căng thẳng như quá
trình tâm lý - quá trình tương tác giữa con người với môi trường, trong đó chủ
thể nhận thức sự kiện từ môi trường để huy động tiềm năng của mình để ứng
phó (Lazarus, 1966; Lazarus và Folkman, 1984). Ở đây, stress không chỉ “trú
ngụ” trong sự kiện với vai trò tác nhân kích thích, mà còn trong cả phản ứng
của cơ thể. Yếu tố nhận thức - hành vi ở đây đã đóng vai trò điều hoà giữa
yếu tố kích thích và phản ứng của cơ thể. Quan điểm này nhấn mạnh mặt
nhận thức - hành vi trong nghiên cứu căng thẳng và bù đắp được những thiếu

13


sót của các quan điểm sinh học và quan điểm môi trường đối với căng thẳng
đã phân tích ở trên. Yếu tố trung tâm của quan điểm tâm lý là coi căng thẳng
như một quá trình tâm lý (nhận thức và hành vi) của chủ thể. Nhận thức là
quá trình cá nhân tìm hiểu và đánh giá sự kiện, tác nhân từ môi trường (mức
độ đe doạ, nguy hiểm). Sự kiện, tình huống chỉ có thể gây ra được căng thẳng
khi chủ thể nhận thức, đánh giá là có hại hoặc thiếu nguồn lực ứng phó. Trong
tình huống này chủ thể sẽ đưa ra các ứng phó cụ thể thông qua nhận thức,
hành vi hoặc xúc cảm tương ứng. Quan điểm nhìn nhận căng thẳng như một
quá trình tâm lý có hạn chế là đã xem nhẹ mối quan hệ giữa các phản ứng
sinh học với nhận thức, hành vi, và xúc cảm [7].
Có thể thấy rằng, căng thẳng đã được nghiên cứu từ những thập niên 90 của
thế kỷ XIX. Các nhà nghiên cứu rất quan tâm đến vấn đề này, bằng chứng là
đã có nhiều nghiên cứu và kết quả nghiên cứu mang tính chất nền tảng, đặt
nền móng cho các nghiên cứu về căng thẳng sau này. Tuy nhiên, các nghiên
cứu nói trên đều chỉ nghiên cứu căng thẳng trên một bình diện riêng lẻ như
căng thẳng trên bình diện sinh lý, căng thẳng trên bình diện môi trường hay
căng thẳng trên bình diện tâm lý. Điều này dẫn đến những nhầm lẫn trong
nghiên cứu cũng như trong thực hành [7].

Lazarus tiếp cận stress về mặt nhận thức - hành vi, định nghĩa căng thẳng
như một quá trình tương giao giữa con người và môi trường, trong đó đương
sự nhận định sự kiện từ môi trường là có tính chất đe dọa và có hại, và đòi
hỏi đương sự phải cố gắng sử dụng các tiềm năng thích ứng của
mình (Lazarus, 1966; Lazarus, Folkman, 1984). căng thẳng không chỉ trú ngụ
trong sự kiện hoặc trong đáp ứng của đương sự, mà tồn tại trong cả hai yếu tố
đó, cũng như trong các đáp ứng nhận thức – hành vi giữ vai trò điều hòa hai
yếu tố đó. Cách nhìn này rõ ràng nhấn mạnh vào khía cạnh nhận thức – hành
vi (thuộc về tâm lý) trong việc hiểu biết về stress, vì thế, nó đã bù đắp vào
14


những thiếu sót của các mô hình căng thẳng “sinh học” và căng thẳng “môi
trường” [40].
Từ những năm 1990 trở lại đây, các công trình nghiên cứu về căng
thẳng trong lao động rất phát triển ở một số nước châu Âu (Anh, Pháp...).
Các nghiên cứu này đã mô tả những phản ứng sinh lý, tâm lý và khả năng ứng
phó của người lao động khi rơi vào trạng thái căng thẳng, đánh giá mối quan
hệ giữa các loại hình công việc với mức độ căng thẳng, nghiên cứu hậu quả
của căng thẳng đối với doanh nghiệp và đưa ra các chiến lược, biện pháp dự
phòng.
Vấn đề căng thẳng trong học tập của sinh viên các trường học nước
ngoài cũng được các nhà Tâm lý học quan tâm nghiên cứu. Các nghiên cứu
này đã làm rõ thực trạng căng thẳng, các tác nhân gây căng thẳng đồng thời
đưa ra giải pháp ứng phó với căng thẳng, giúp sinh viên có thể học tập được
tốt hơn. Kết quả của các công trình nghiên cứu này đã là cơ sở cho các trường
đại học xây dựng chương trình can thiệp, hỗ trợ phòng tránh căng thẳng trong
học tập.
Vấn đề căng thẳng trong học tập của sinh viên cũng đã trở thành chủ đề
nóng bỏng trong hợp tác nghiên cứu khoa học giữa các trường đại học trên thế

giới. Năm 1998 Birendra K. Sinha và cộng sự đã nghiên cứu căng thẳng và
khả năng ứng phó với căng thẳng của sinh viên Canada và Ấn Độ. Nghiên
cứu này đã chỉ ra các yếu tố tâm lý như: tự đánh giá, định hướng giá trị cuộc
sống (bi quan và lạc quan) các trợ giúp xã hội, đặc điểm văn hoá của mỗi
quốc gia...đều liên quan đến căng thẳng và khả năng ứng phó với căng thẳng
học tập của sinh viên. Kết quả nghiên cứu tương quan giữa hai nhóm sinh
viên Ấn Độ và Canađa cho thấy; tỉ lệ sinh viên Ấn Độ bị căng thẳng thấp và

15


họ ưa thích sách lược ứng phó với căng thẳng theo mô hình cảm xúc nhiều
hơn sinh viên Canada.
Trong đề tài đánh giá mức độ căng thẳng tâm lý của học sinh tiểu học ở Hà
Nội nhận định rằng quan điểm của các nhà nghiên cứu căng thẳng trên thế
giới đã có sự thay đổi rất cơ bản, từ cách tiếp cận coi căng thẳng như một
phản ứng sinh học của cơ thể, như sự kiện từ môi trường tác động vào cơ thể,
đến nghiên cứu căng thẳng ở bình diện tâm lý và sức khoẻ tâm thần. Ngày
nay nghiên cứu căng thẳng đã gắn liền với các lĩnh vực hoạt động, lao động
cụ thể của con người và mang tính thực tiễn rất cao. Xu hướng nghiên cứu
này đã giúp các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn bản chất căng thẳng để đưa ra
cách phòng chống và ứng phó với căng thẳng có hiệu quả [7].
Với những sự đổi mới trong quan điểm khi nghiên cứu về căng thẳng, các
nhà nghiên cứu cho rằng tùy thuộc vào hoàn cảnh, căng thẳng có thể là một
trong những ba điều: 1) tích cực và có lợi cho sức khỏe phát triển, 2) chỉ đơn
giản là chấp nhận được với không có mạnh mẽ hiệu ứng, hoặc 3) độc hại và
có lợi cho cơ thể, suy cảm xúc và tinh thần (Trung tâm Phát triển trẻ em, năm
2015). Mặt khác, các nghiên cứu ngày nay cũng không phủ định việc quá
nhiều căng thẳng có thể dẫn đến vấn đề về thể chất, rủi ro sức khỏe, cảm xúc
và tinh thần cho các vấn đề chẳng hạn như chứng đau nửa đầu, vấn đề về mối

quan hệ, hoặc rối loạn sử dụng chất gây nghiện (Patnaik, 2014) [34].
1.1.1.2. Một số nghiên cứu về vấn đề căng thẳng tại Việt Nam
Tại Việt Nam, từ những năm nửa cuối thế kỷ XX, giới nghiên cứu ở Việt
nam bắt đầu quan tâm nhiên cứu về căng thẳng.
Người đầu tiên nghiên cứu căng thẳng dưới học độ sinh lý và y học là nhà
khoa học Tô Như Khuê với công trình nghiên cứu “Phòng chống trạng thái
căng thẳng (stress) trong đời sống và lao động”, Hậu Cần xuất bản, tháng

16


×