Tải bản đầy đủ (.docx) (75 trang)

Phân tích vốn lưu động pfizer

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (600.1 KB, 75 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN NGÂN HÀNG - TÀI CHÍNH

CHUYÊN ĐỀ TỰ CHỌN TÀI CHÍNH DOANH
NGHIỆP PHÂN TÍCH VỐN LƯU ĐỘNG PFIZER INC.


MỤC LỤC
I. Tổng quan về doanh nghiệp và môi trường kinh doanh (2016 – 1H2021) 1 I.1. Lịch sử hình thành
và phát triển 1 I.2. Mơ hình kinh doanh 2
I.2.1. Chuỗi giá trị 2 I.2.2. Mơ hình kinh doanh 2 I.3. Lợi thế cạnh tranh 5 I.3.1. Thị phần, đối thủ cạnh
tranh 5 I.4. Tầm nhìn chiến lược 7 I.5. Rủi ro 7 I.6. Môi trường kinh doanh giai đoạn 2016 - Nửa đầu năm
2021 8 I.6.1 Mô tả ngành 8 I.6.2. Phân tích năm lực lượng cạnh tranh của Porter 9 I.6.3. Tình hình kinh
doanh của Pfizer trong bối cảnh đại dịch Covid-19 10 II. Phân tích vốn lưu động 12 II.1. Quản lý tiền
mặt 14 II.1.1. Phân tích dòng tiền 14 II.1.2. Nguồn tiền và Sử dụng tiền 17 II.1.3. Phân tích Cash
Conversion Cycle 17 II.2. Quản lý khoản phải thu 19 II.2.1. Phân tích tỷ trọng và biến động 19 II.2.2.
Phân tích Dự phịng Khoản phải thu 22 II.2.3. Phân tích mối quan hệ giữa Khoản phải thu và Khoản phải
trả 24 II.2.4 Phân tích Kỳ thu tiền bình qn 25 II.2.5. Chính sách bán hàng 26 II.3. Quản lý khoản phải
trả 28 II.3.1. Phân tích tỷ trọng trong Tổng nợ phải trả 28 II.3.2. Khả năng thanh tốn* 29 II.3.3. Vịng
quay Khoản phải trả và kỳ trả tiền bình quân 31 II.4. Quản lý hàng tồn kho 34 II.4.1. Phân tích tỷ trọng và
biến động qua thời gian 34 II.4.2. Phương pháp kế toán HTK 37 II.4.3. Phương pháp và hệ thống quản lý
HTK 37
II.4.4. Phân tích Vịng quay HTK 40 II.5. Phân tích chung về vốn lưu động 43 II.5.1 Phân tích tỷ trọng 43
II.5.2 Biến động Vốn lưu động 46 II.5.3 Vòng quay Vốn lưu động 48 II.5.4 Phân tích các chỉ tiêu tài
chính 50 III. Tương quan giữa giá cổ phiếu và vốn lưu động 56 VI. Dự báo BCTC và Báo cáo ngân
quỹ 57 VI.1. Dự báo BCTC giai đoạn 2021-2024 57 VI.2. Dự báo Ngân quỹ giai đoạn Q3/2021-Q2/2022
66 PHỤ LỤC 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO 74

I. Tổng quan về doanh nghiệp và môi trường kinh doanh (2016 – 1H2021)
I.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Pfizer Inc. (NYSE: PFE) là một trong những công ty dược phẩm lớn nhất thế giới có


trụ sở tại New York, Hoa Kỳ, thành lập năm 1894 bởi anh em họ Charles Pfizer và Charles
Erhart với khoản vay 2,500 USD từ cha của Pfizer. Sau hàng loạt thương vụ mua bán & sáp
nhập, thoái vốn, Pfizer tập trung vào điều chế, cải tiến, sản xuất, tiếp thị và phân phối các sản
phẩm dược sinh học trên toàn thế giới.
Một vài cột mốc đáng nhớ của Pfizer có thể kể đến như:
● Năm

1939, Pfizer thành cơng sản xuất axit citric bằng cách lên men đường, giúp giảm
giá thành axit citric đi 6 lần so với công nghệ trước đó và được cơng nhận rộng rãi là
cơng ty đi đầu trong công nghệ lên men. Năm 1944, Pfizer thành công sản xuất hàng
loạt penicillin và trở thành “nhà sản xuất thuốc thần kỳ" lớn nhất thế giới.



Năm 1950, Terramycin - một loại kháng sinh - dược phẩm đầu tiên được bán tại Mỹ
dưới nhãn hiệu Pfizer. Công ty bắt đầu mở rộng ra thị trường nước ngoài, một trong
những địa điểm đầu tiên là Mexico, Italy, and Turkey,...


● Sau

một số thành công với các sản phẩm “best seller”, Pfizer mua lại các công ty dược
khác để mở rộng quy mô, đầu tư dài hạn vào R&D, kỳ vọng sẽ mang lại lợi nhuận lớn
nhiều năm sau đó. Năm 1980, Pfizer tung ra Piroxicam, trở thành sản phẩm đầu tiên
của Pfizer đạt doanh thu 1 tỷ USD. Năm 1997, Pfizer trở thành công ty dược phẩm
danh giá nhất thế giới bởi Fortune.

● Năm

2000, Pfizer mua lại hoàn toàn Werner-Lambert với giá 116 tỷ USD, tạo ra công ty

dược phẩm tăng trưởng nhanh nhất thế giới.



Khoảng cuối thập niên 2000s, tiếp tục các thương vụ M&A, PFE theo đuổi cách tiếp
cận mới và độc đáo đối với dược phẩm sinh học, tạo ra hai tổ chức nghiên cứu riêng
biệt: Nhóm R&D PharmacoTherapeutics tập trung vào việc khám phá các phân tử
nhỏ; Nhóm R&D Trị liệu Sinh học, tập trung vào nghiên cứu phân tử lớn, bao gồm cả
vắc-xin.

● Một

số thương vụ M&A, thoái vốn gần đây ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC: 12/2018,
Pfizer đã ký một thỏa thuận với GSK, hai công ty đã đồng ý kết hợp mảng kinh doanh
CSSK người tiêu dùng của mình thành liên doanh mới, hoạt động toàn cầu dưới tên
GSK Consumer Healthcare. Đổi lại, Pfizer nhận 32% cổ phần trong công ty mới và
GSK sẽ sở hữu 68% cịn lại của cơng ty. Vào 29/7/2019, Pfizer ký thỏa thuận kết hợp
mảng kinh doanh thuốc generic Upjohn của mình với Mylan, tạo
1

ra một cơng ty dược phẩm tồn cầu mới tên Viatris. Theo đó Pfizer sẽ sở hữu 57% cổ
phần của công ty mới này.
● Hợp


tác với BioNTech nghiên cứu vắc-xin phòng ngừa COVID-19

Năm 2020, với 43 cơ sở sản xuất và 78,500 nhân viên trên toàn thế giới, Pfizer phân
phối sản phẩm của mình trên 125 quốc gia, đạt doanh thu 41.9 tỷ USD (tăng 1.8%
yoy)


I.2. Mơ hình kinh doanh
I.2.1. Chuỗi giá trị
Đầu vào của Pfizer chủ yếu đến từ các nhà cung cấp ở Mỹ và Châu Âu. Quy trình để
đưa một sản phẩm ra thị trường gồm: (1) phát hiện, nghiên cứu và bào chế, (2) 3 giai đoạn
phát triển sản phẩm và thử nghiệm và (3) đăng ký với CQQL.

Hệ


thống các nhà máy, viện nghiên cứu của Pfizer chủ yếu tập trung ở Bắc Mỹ và Châu Âu.
PFIZER GLOBAL SUPPLY (PGS): đội quản lý mạng lưới nhà máy sản xuất của Pfizer và
khoảng 250 bên sản xuất theo hợp đồng trên khắp thế giới; thu thập dữ liệu, dự đoán nhu cầu
từ các nơi để định vị dây chuyền sản xuất và mạng lưới cung cấp thuốc cho bệnh nhân, giúp
Pfizer phân bổ sản phẩm nhanh chóng và phù hợp.
PFIZER GLOBAL MANUFACTURING (PGM): Có khoảng 86 địa điểm trên thế giới,
làm việc trực tiếp với bộ phận R&D, dẫn đầu trong sản xuất thuốc sử dụng công nghệ cao.
Hàng năm, Pfizer tiếp tục đầu tư hơn 1 tỷ USD để xây dựng nhà máy sản xuất và đến nay,
Pfizer đã sở hữu 43 địa điểm sản xuất (manufacturing sites) trên 6 lục địa.
I.2.2. Mơ hình kinh doanh
R&D và M&A là các từ khóa quan trọng đối với Pfizer. Mơ hình kinh doanh
“blockbuster” phụ thuộc nhiều vào hệ thống R&D để liên tục phát triển và tung ra các loại
thuốc số lượng lớn - những loại thuốc có doanh thu hàng năm dự kiến từ 1 tỷ USD trở
2

lên. Ngoài bộ phận R&D bên trong công ty (chiếm phần lớn), Pfizer tìm kiếm đối tác đi đầu
về cơng nghệ sinh học (các công ty, trường đại học) để đưa vào các dự án khám phá và phát
triển, cũng như đầu tư vào công ty liên doanh liên kết, M&A. Với việc hợp tác với bên thứ ba
(tài trợ một phần chi phí), cơng ty thanh tốn cho họ một tỷ lệ phần trăm doanh thu, lợi
nhuận hoặc tiền bản quyền.

I.2.2.1. Khu vực kinh doanh:
a. Sản phẩm
Chia thành 2 phân khúc: (1) Pfizer Innovative Health (PIH, bao gồm các nhóm
CSSK người tiêu dùng; Nội khoa; Ung thư; Bệnh hiếm gặp; Viêm & Miễn dịch; Thuốc
chủng ngừa); (2) Pfizer Essential Health (PEH - tập trung phát triển Thuốc tiêm vô trùng,
các chế phẩm chống nhiễm trùng không do virus, Thuốc sinh học Biosimilars). Một số sản
phẩm ghi nhận doanh thu sản phẩm trực tiếp hoặc doanh thu từ công ty liên doanh liên kết
trên 1 tỷ USD/ năm trong các năm gần đây như Prevnar 13/Prevenar 13, Ibrance, Eliquis,
Xeljanz, Enbrel, Chantix/Champix, Sutent và Vyndaqel/Vyndamax, tập trung chủ yếu ở các
dòng sản phẩm điều trị ung thư, vắc-xin, viêm và miễn dịch. Vắc xin BNT162b2 là điểm
sáng của Pfizer trong 1 năm gần đây.
b. Khách hàng, kênh phân phối và thị trường hoạt động
Pfizer bán các sản phẩm của mình tại 125 quốc gia. Các sản phẩm dược phẩm sinh
học chủ yếu được bán cho các nhà bán buôn, một phần bán trực tiếp cho các nhà bán lẻ, bệnh
viện, phòng khám, cơ quan chính phủ và hiệu thuốc. Ba khách hàng bán buôn lớn nhất của
Pfizer là McKesson, AmerisourceBergen Corporation, Cardinal Health, lần lượt chiếm đến
30%, 25% và 29% tổng số khoản phải thu năm 2020, 2019 và 2018.
Các thị trường mới nổi là mục tiêu quan trọng của chiến lược dẫn đầu toàn cầu của


Pfizer, với lợi thế về tốc độ phát triển kinh tế, đơ thị hóa và sự trỗi dậy của tầng lớp trung
lưu. Năm 2020, doanh thu đến từ các thị trường này chiếm 20% tổng doanh thu của Pfizer.
I.2.2.2. Khu vực tài chính
a. Cơ cấu doanh thu

3

Năm 2020, doanh thu hợp nhất đạt 41,908 tỷ USD , tăng 1,8% yoy, CAGR giai đoạn
2016-2021 xấp xỉ 2%. Doanh thu từ các hoạt động bên ngoài Hoa Kỳ đạt 20,2 tỷ USD,
chiếm 48% tổng doanh thu vào năm 2020. Trong đó, có lần lượt 8, 10, 10 quốc gia bên ngoài

Mỹ đạt doanh thu vượt 500 triệu USD vào các năm 2020, 2019 và 2018, Trung Quốc và Nhật
Bản là hai thị trường quốc tế lớn nhất của Pfizer.

Nguồn: BCTN 2020
Phần lớn doanh thu đến từ việc sản xuất và bán các sản phẩm dược phẩm sinh học,
được phân theo 6 nhóm sản phẩm chính của cơng ty. Chiếm tỷ trọng doanh thu lớn nhất là
nhóm sản phẩm điều trị ung thư chiếm 25,93% tổng doanh thu năm 2020.
b. Cơ cấu Chi Phí


4

m 2020 tổng chi phí đạt 29,712 tỷ USD, tăng 1,07% yoy trong đó, giá vốn hàng bán chiếmNă
29,25%; SI&A chiếm 39,1% cịn lại là chi phí dành cho R&D chiếm 31,65%. Trong những
năm vừa qua, doanh nghiệp không ngừng tập trung tiến hành cải tiến các hoạt động R&D
khiến cho tỷ trọng chi phí R&D ngày một tăng (từ 22,47% vào năm 2016 tăng lên 31,65%
năm 2020). Chi phí R&D năm 2020 tăng 1,0 tỷ USD, một phần đáng kể do chi phí liên quan
đến thỏa thuận hợp tác với BioNTech để đồng phát triển vắc xin COVID-19, bao gồm cả
khoản trả trước cho BioNTech.
I.3. Lợi thế cạnh tranh
I.3.1. Thị phần, đối thủ cạnh tranh
Một số đối thủ cạnh tranh của Pfizer trên thị trường Mỹ và châu Âu (dựa trên tiêu chí:
lĩnh vực kinh doanh, quy mơ tài sản) mà nhóm đề xuất bao gồm AbbVie (US), Bristol Myers
Squibb, Johnson & Johnson (US), Sanofi (Pháp).
Tổng tài sản
Doanh thu
Trụ
2020 (triệu
2020 (triệu
Tên công ty MCK

sở Lĩnh vực kinh doanh
USD)
USD)
Pfizer

PFE

US

Pharmaceutical (include
biopharm), Vaccine (sx
vaccine COVID-19)

154,229

41,908

AbbVie

ABBV

US

Pharmaceutical (include
biopharm)

150,565

45,804


US

Healthcare,
pharmaceutical,
devices
(sx
COVID-19)

174,894

82,572

US

Pharmaceutical (include
biopharm)

118,481

42,518

Johnson&Johnson
JNJ

BristolMyers

BMY

medical
vaccine



Squibb
Sanofi

SNY

Fran
ce

Pharmaceuticals, Vaccines,
and Consumer Healthcare

114,529

36,041

5

Biểu đồ. Thị phần thuốc kê đơn các công ty dược phẩm lớn trên thế giới (BCTN)

Pfizer nắm giữ 5% thị trường thuốc kê đơn trên thế giới vào năm 2019 và được dự
đoán sẽ mất 1,5% thị trường toàn cầu cho đến năm 2026. Thị trường này dự kiến sẽ được dẫn
đầu bởi AbbVie của Mỹ (cũng là công ty dược phẩm sinh học), tiếp theo là những gã khổng
lồ dược phẩm Thụy Sĩ Roche và Novartis với thị phần tương đương.


Nguồn: Nhóm tổng hợp từ BCTC các cơng ty
Năm 2020, Pfizer mang về doanh thu 41.9 tỷ USD và là công ty dược xếp thứ 3 về
doanh thu trong 4 năm qua, chỉ sau Roche và Johnson & Johnson.


6

Lợi thế cạnh tranh của Pfizer
Lợi thế lớn nhất của Pfizer nằm ở mạng lưới phịng thí nghiệm, cơ sở sản xuất và kinh
nghiệm điều chế và sản xuất thuốc dược phẩm sinh học brand-name (cùng mạng lưới công ty
con). Công ty đầu tư mạnh tay R&D, tìm kiếm đối tác/ M&A/ góp vốn đầu tư để mở rộng
danh mục sản phẩm. Là hãng dược phẩm lâu đời với kinh nghiệm và trình độ cao, tỷ lệ thử
nghiệm thành cơng cuối cùng (end-to-end success rate) đối với các biệt dược của

Pfizer tăng mạnh từ 5% trong giai đoạn 2011-2015 đến 21% giai đoạn 2016-2020, và cao
hơn trung bình ngành rõ rệt (8%).
Nguồn: 2021 Proxy Statement
I.4. Tầm nhìn chiến lược
Pfizer đang thực hiện các bước tái cấu trúc, cắt bỏ các nhánh không cốt lõi để tập
trung vào các sản phẩm dược sinh học có thế mạnh như vắc xin, tiếp tục đẩy mạnh R&D và
chuỗi cung ứng toàn cầu (PGS) để mở rộng và liên tục cải tiến danh mục sản phẩm, nâng cao
thị phần trên toàn cầu của danh mục sản phẩm công ty mẹ (đã tăng từ ~ 36% trong năm 2017


lên ~ 50% vào năm 2020).
I.5. Rủi ro
Các rủi ro có nguy cơ đe dọa cao và mức tác động lớn tới lợi nhuận và danh tiếng của
Pfizer thường là rủi ro hoạt động:
● Việc

hết hạn hoặc mất hiệu lực quyền sở hữu trí tuệ,... ảnh hưởng bất lợi đến doanh thu.
Khi bảo hộ bằng sáng chế hết hạn, Pfizer có thể mất đi tính độc quyền đối với các sản
phẩm này, từ đó các nhà sản xuất dược khác sẽ được phép sản xuất thuốc “generic” bản sao từ sản phẩm gốc của Pfizer và bán với giá thấp hơn. Pfizer dự kiến sẽ đối mặt
với cạnh tranh gay gắt của một số nhà sản xuất thuốc generic từ Trung Quốc (có lợi

thế về nguồn dược liệu giá rẻ), dẫn đến việc giảm giá và lượng bán một số sản phẩm.
Nhiều chính phủ cũng khuyến khích sử dụng thuốc generic
7

thay thế cho thuốc biệt dược trong các chương trình CSSK của họ, bao gồm cả
Medicaid (vì giá rẻ).
● Cơng

ty có thể gặp khó khăn trong sản xuất, bán hàng do cơng nhân viên ngừng việc, trì
hỗn phê duyệt, hết hàng hoặc hàng quá hạn, mà COVID-19 được ước tính gây thiệt
hại đến 700 triệu USD cho doanh thu của Pfizer năm 2020. Trách nhiệm xã hội cũng
là vấn đề cần xem xét đối với một công ty dược, điển hình là vấn đề độc quyền hay
cơng khai cơng thức điều chế vắc xin phòng ngừa COVID-19 trong bối cảnh thiếu hụt
từng gây tranh cãi.



Rủi ro do sản phẩm kém chất lượng, lẫn độc tố, kèm tác dụng phụ nghiêm trọng: gây
nên các vụ kiện tụng, tổn hại uy tín và lợi nhuận lớn cho công ty. Năm 2012, Pfizer
phải bồi thường 1 tỷ USD để giải quyết các vụ kiện liên quan đến thuốc Prempro
(dành cho phụ nữ trải qua thời kỳ mãn kinh) gây ra ung thư vú. Đây chỉ là một trong
số nhiều bê bối của Pfizer.

I.6. Môi trường kinh doanh giai đoạn 2016 - Nửa đầu năm 2021
I.6.1 Mô tả ngành
Không thể phủ nhận đại dịch Covid-19 đã đem đến nhiều hậu quả cho nền kinh tế thế
giới. Tuy nhiên, có một lĩnh vực đã được hưởng lợi từ đại dịch toàn cầu này, cụ thể là ngành
dược phẩm & công nghệ sinh học. Trên thực tế, thị trường dược phẩm cho thấy doanh thu
liên tục tăng theo cấp số nhân từ năm 2001 đến năm 2020 (IQVIA, 2021), như chúng ta có
thể thấy trong Hình I.6.1, trong đó sự đổi mới thơng qua đầu tư nhiều vào R&D là chìa khóa

để phát triển lợi thế cạnh tranh (EFPIA, 2020)
Hình I.6.1. Doanh thu của thị trường dược phẩm trên toàn thế giới


8

Nguồn: (IQVIA, 2021)

I.6.2. Phân tích năm lực lượng cạnh tranh của Porter
● Mối

đe dọa của những người mới tham gia:

Lực lượng này chủ yếu phụ thuộc vào “số lượng và mức độ của các rào cản tiềm ẩn”
(Daft & Armstrong, 2008) để gia nhập. Ngành dược phẩm & công nghệ sinh học là ngành có
u cầu chi phí gia nhập ngành công nghiệp cao chẳng hạn như CAPEX hoặc R&D. Hơn
nữa, nó là cũng khá khó khăn cho các doanh nghiệp mới để gia nhập vào mạng lưới phân
phối. Do đó, chúng tơi có thể khẳng định rằng mối đe dọa từ những người mới tham gia là
tương đối thấp.
● Sức

mạnh của các nhà cung cấp:

Về sức mạnh của nhà cung cấp, nó bị ảnh hưởng bởi các mục tiêu của nhà cung cấp
rằng “có thể bán lại với giá cao hơn, giới hạn các dịch vụ hay chất lượng, và sự thay đổi chi
phí cho khách hàng của họ, giữ nhiều giá trị cho bản thân” (Daft & Armstrong, 2008). Tuy
nhiên, mối đe dọa này là rất thấp cho Pfizer, do thực tế rằng họ không quá phụ thuộc vào các
nhà cung cấp cụ thể bởi vì họ có “hoạt động quản lý nhà cung cấp để giám sát các kênh cung
cấp và thực hiện các hành động cần để đảm bảo khối lượng cần thiết” (Pfizer, 2021).
● Sức


mạnh của người mua:

Một ví dụ để đơn giản hóa lực lượng này là, khi “số lượng người mua sản phẩm hoặc
dịch vụ tăng lên, thì khả năng thương lượng của bất kỳ người mua cá nhân nào cũng giảm đi”
(Evans và Neu, 2008) và ngược lại. Nói chung, khách hàng không quá ý thức được về sự
khác biệt giá thành sản phẩm dược phẩm (Kasi, 2017), và kết quả là họ khơng có đủ sức
mạnh để ảnh hưởng đến các giá của các sản phẩm. Tuy nhiên, các chính phủ là một chìa khóa
có thể ảnh hưởng đến giá của Pfizer's Covid-19 do khả năng từ bỏ sự bảo vệ bằng sáng chế
(Macias et al., 2021) do đại dịch. Do đó, chúng ta có thể kết luận rằng sức mạnh của người
mua là vừa phải, vì trong thực tế dù người dân ít đem đến tác động nhưng chính phủ có thể
ảnh hưởng tới giá cuối cùng các sản phẩm của Pfizer


● Mối

đe dọa của các sản phẩm thay thế:

Một sản phẩm thay thế được biết đến là hàng hóa hoặc dịch vụ thỏa mãn nhu cầu
tương tự và kết quả là nó “có thể làm giảm sức hấp dẫn và lợi nhuận của ngành vì chúng gây
hạn chế về mức giá” (Hollensen, 1998). Trong trường hợp này, Pfizer cũng như các doanh
nghiệp dược phẩm khổng lồ khác "đang chịu áp lực gay gắt từ sự cạnh tranh chung khi các
bằng sáng chế về nhiều loại thuốc phổ biến đã hết hạn trong những năm gần đây" (Daft &
Armstrong, 2008). Tuy nhiên, điều này chỉ áp dụng đối với các sản phẩm cũ mà
9

chắc chắn rằng đang được thay thế thông qua đổi mới, trong khi đó vẫn cịn thiếu đáng kể sự
sẵn có của các sản phẩm thay thế cho các sản phẩm liên quan đến sức khỏe trong lĩnh vực
dược phẩm và cơng nghệ sinh học (Kasi, 2017). Nói cách khác, mối đe dọa của các sản phẩm
thay thế là vừa phải.

● Sự

cạnh tranh giữa các đối thủ cạnh tranh hiện tại:

Lực lượng cuối cùng đo lường sức mạnh của đối thủ cạnh tranh trong ngành công
nghiệp. Hiện tại, tính đến hết quý I năm 2021, Pfizer đang chiếm 12.08% thị phần ngành
(Hình), đó là một kết quả tốt khi xem xét mức độ cạnh tranh khốc liệt trên thực tế của lĩnh
vực dược phẩm & công nghệ sinh học. Ngồi ra, các đối thủ cạnh tranh chính khác là Abbott
Laboratories và Johnson & Johnson đang có thị phần lần lượt là 11,21% và 24,4%
(CSIMarket, 2021). Do đó, chúng ta có thể kết luận rằng “Hoạt động kinh doanh của Pfizer
được tiến hành trong các thị trường cạnh tranh gay gắt và thường được quản lý chặt chẽ”
(Pfizer, 2021), trong đó hàm ý rằng sự cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh là cao.
Hình I.6.2. Thị phần của Pfizer

Nguồn: CSIMarket, 2021
I.6.3. Tình hình kinh doanh của Pfizer trong bối cảnh đại dịch Covid-19
Đại dịch COVID-19 xuất hiện tại Mỹ từ đầu năm 2020 đã mang theo rất nhiều thách
thức: gián đoạn trong sản xuất và thử nghiệm lâm sàng, nhu cầu sản phẩm giảm do hạn chế
tiếp xúc (chủ yếu là thuốc kê đơn), v.v. Cụ thể, vắc-xin và một số thuốc cần đến trung tâm y
tế bị ảnh hưởng nhiều do hạn chế di chuyển, một số loại vắc-xin của công ty như Prevnar
13/Prevenar 13 không được sử dụng đồng thời cùng các loại vắc-xin COVID-19. Tác động
bất lợi từ dịch bệnh với doanh thu năm 2020 của Pfizer ước tính khoảng 700 triệu USD


(tương đương 2%). Tuy nhiên, vắc-xin BNT162b2 vẫn là điểm sáng của Pfizer, hưởng lợi lớn
trong nửa đầu năm 2021.
Trong dài hạn, các động lực tăng trưởng đến từ: (1) Dân số toàn cầu đang già đi tạo ra
nhu cầu ngày càng tăng đối với các loại thuốc và vắc-xin; (2) Những tiến bộ trong cả
10


khoa học sinh học và công nghệ số tạo nên những đột phá trong phát minh và cải tiến các
loại thuốc và vắc xin; (3) Vai trò quan trọng của bệnh viện trong hệ thống CSSK.
Điểm sáng trong bức tranh tài chính

Tổng doanh thu của quý đầu tiên năm 2021 đạt 14,6 tỷ đô la, tăng 4,5 tỷ đô la, tương
đương 45% so với quý trước đó. Trong đó, BNT162b2 (xem thêm về vacxin BNT162b2 ở
phụ lục) đóng góp 3,5 tỷ USD doanh thu tồn cầu.

Q2 tổng
chứng kiến thành công lớn hơn do vắc-xin được phân phối đến nhiều quốc gia, kéo theo
doanh thu tăng 92% cùng kỳ năm trước và tăng gần gấp đôi so với Q1, chủ yếu nhờ đóng
góp 7.8 tỷ USD từ vắc-xin BNT162b2.
Pfizer đã cung cấp hơn 1 tỷ liều vắc-xin trên toàn cầu và dự kiến sẽ sản xuất 3 tỷ liều
trong năm 2021, với nhiều liều nữa sẽ đến các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình từ nay
đến cuối năm. Đặc biệt, ngày 10/6/2021, Pfizer cơng bố kế hoạch cung cấp cho chính phủ
Hoa Kỳ với giá phi lợi nhuận 200 triệu liều vào năm 2021 và 300 triệu liều trong nửa đầu
năm 2022 để chính phủ phân bổ cho 92 quốc gia và nền kinh tế có thu nhập thấp, trung bình
thấp hơn và 55 quốc gia của Liên minh châu Phi. Điều này sẽ giúp Pfizer ghi điểm với Chính
quyền và người dân.


11

II. Phân tích vốn lưu động
Tóm tắt
Sự kiện quan trọng Tình hình VLĐ

2016

nguồn từ nền tảng hóa học boron của nó. hoạt động đầu tư lớn do mua lại doanh

nghiệp.

- HTK nhìn chung khơng biến động mạnh.
Tỷ trọng HTK trong khoảng 17-18% TSNH
cao hơn các doanh nghiệp tương đồng và
số ngày tồn kho bình qn cao hơn rất
3/22017: hồn tất việc bán tài sản ròng của nhiều (do GVHB thấp, doanh số tăng
hệ thống truyền dịch HIS cho ICU Medical trưởng chậm và quản lý chưa cho thấy
với giá trị lên tới khoảng 900 triệu đô la,
hiệu quả)
thu về tiền mặt, cổ phiếu phổ thông ICU
Medical và tài trợ của người bán. HIS,
- Khoản phải thu ít biến động, chiếm
được mua lại như một phần của
khoảng 21-23% TSNH, thấp hơn các
Hospiraacquisition vào tháng 9 năm 2015,
doanh nghiệp khác, khả năng xoay vòng
bao gồm máy bơm, dung dịch và thiết bị
vốn để phục vụ cho hoạt động sản xuất
tiêm tĩnh mạch.
kinh doanh không bị phụ thuộc nhiều vào
khoản phải thu. Dự phịng khoản phải thu
trích mạnh tay. DSO của Pfizer ln thấp
2017 2018
19/12/2018: Pfizer và GSK kết hợp mảng hơn đáng kể mức trung bình cho thấy
kinh doanh chăm sóc sức khỏe NTD của chính sách tín dụng của Pfizer khá chặt
chẽ.
22/12/2016: dùng 1,045 triệu đơ la mua lại mình thành một liên doanh chăm sóc sức
khỏe
người

tiêu
dùng
mới
hoạt
động
trên
quyền phát triển và thương mại hóa đối
tồn cầu dưới tên GSK
- Khoản phải trả ít biến động và tỷ trọng
với hoạt động kinh doanh chống nhiễm
ConsumerHealthcare.
Liên
doanh
này
dự
trên Tổng Nợ phải trả giữ ở mức 4% - 5%,
trùng phân tử nhỏ của AstraZeneca. Theo
kiến
sẽ

công
ty
hàng
đầu
thế
giới
trong
thấp hơn đáng kể mức 7% trung bình
các điều khoản của thỏa thuận,Pfizer thanh
lĩnh vực giảm đau, hơ hấp, bổ sung

nhóm so sánh. Kỳ trả tiền bình qn cao.
tốn trước khoảng 550 triệu đơ la cho
vitamin

khống
chất,
sức
khỏe
tiêu
hóa,
AstraZeneca khi kết thúc giao dịch và sẽ
trả chậm 175 triệu đô la vào tháng 1 năm sức khỏe làn da và sức khỏe răng miệng trị
2019, cùng với tiền bản quyền phân cấp liệu.
Đổi lại, Pfizer nhận được 32% cổ phần của Giai đoạn 2018 - 2019:
trên doanh thu của Zavicefta ™ và
aztreonam-avibactam tại một số thị trường cơng ty và GSK sẽ sở hữu 68% cịn lại.
Giai đoạn nhiều biến động do tái cơ cấu
Giao dịch kết thúc vào nửa cuối năm 2019 doanh nghiệp, bán đi một số mảng kinh
nhất định
Giai đoạn 2016-2017:
doanh để tập trung vào dược phẩm sinh
Củng cố mảng hoạt động chính (dược
học, biệt dược.
28/9/2016: mua lại Medivation với giá
phẩm sinh học) bằng cách mua lại công ty VLĐ giảm mạnh và âm trong năm 2019, giá
khoảng 14.3 tỷ đô la tiền mặt. Medivation khác, bản quyền, v.v Phương pháp tài trợ
cổ phiếu giảm tương ứng. Trong giai đoạn
là một công ty dược phẩm sinh học tập
thận trọng, VLĐ dương và tăng mạnh, giá này Pfizer cần tài trợ cho M&A nên tăng
trung vào việc phát triển và thương mại

cổ phiếu tăng tương ứng.
mạnh nợ ngắn hạn.
hóa các phân tử nhỏ cho bệnh ung thư.
24/6/2016: mua lại Anacor với giá khoảng - Tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn chiếm
4.9 tỷ đô la tiền mặt. Anacor là một công ty tỷ trọng lớn (45-50% trong TSNH) mà đại
đa số là ĐTTCNH -> Pfizer tận dụng triệt
dược phẩm sinh học tập trung vào các
phương pháp trị liệu phân tử nhỏ mới bắt để vốn nhàn rỗi để sinh lời. Dòng tiền ra ở

- Tỷ trọng tiền & ĐTTCNH giảm dần, năm
2018 CFI dương trở lại đến từ việc Pfizer
đã thực hiện bán một số khoản đầu tư cả
ngắn và dài hạn tuy nhiên CFF giảm tới


53% khi doanh nghiệp thực hiện thu mua

cổ

12

2019 2020
Vào tháng 10 năm 2019: ký kết thỏa thuận cấp phép độc quyền trên toàn thế giới cho AKCEA-ANGPTL3-LRx, một liệu pháp điều
trị chống rối loạn đang được phát triển để điều trị cho những bệnh nhân mắc một số bệnh tim mạch
với Akcea - chi nhánh thuộc quyền sở hữu của Ionis. Giao dịch đã kết thúc vào tháng 11 năm 2019 và Pfizer đã thanh tốn trước
250 triệu đơ la cho Akcea và Ionis.
31/7/2019: hoàn tất giao dịch năm 2018 với GSK
30/7/2019: mua lại Array, một công ty dược phẩm sinh học tập trung vào khám phá, phát triển và thương mại hóa các loại thuốc
phân tử nhỏ được nhắm mục tiêu để điều trị ung thư và các bệnh khác có nhu cầu cao chưa được đáp ứng, với giá 48 đô la cho
mỗi cổ phiếu. Tổng giá trị hợp lý của việc cân nhắc chuyển nhượng cho Array là khoảng 11.2 tỷ đơ la (10.9 tỷ rịng).

29/7/2019: Pfizer thoái vốn Upjohn (mảng kinh doanh thuốc generic của Pfizer) và ký một thỏa thuận dứt khoát để kết hợp với
Mylan của Nhật Bản, tạo ra một công ty dược phẩm toàn cầu mới Viatris. Pfizer sẽ sở hữu 57% cổ phần của công ty mới và các
cổ đông của Mylan sẽ sở hữu 43%. Giao dịch kết thúc vào giữa năm 2020.
1/7/2019: mua lại tất cả số cổ phần cịn lại của Therachon Holding AG, một cơng ty nghiên cứu giai đoạn lâm sàng, sử dụng công
nghệ sinh học tập trung vào các bệnh hiếm gặp, với các tài sản đang được phát triển để điều trị bệnh achondroplasia, một tình
trạng di truyền và dạng bệnh lùn chân tay phổ biến, với giá trả trước 340 triệu đô la, cộng với các khoản thanh toán theo cột mốc
lên đến 470 triệu đô la.

(i) thỏa thuận tháng 4 năm 2020 với BioNTech để phát triển, sản xuất và thương mại hóa vắc xin coronavirus dựa trên mRNA,
BNT162, nhằm ngăn ngừa COVID-19
(ii) thỏa thuận tháng 6 năm 2020 để đồng phát triển và thương mại hóa vắc xin phịng bệnh Valneva’s Lyme, VLA15,
(iii) tháng 9 năm 2020: tham gia hợp tác chiến lược với CStone để phát triển và thương mại hóa kháng thể PD-L1, sugemalimab
(iv) tháng 11 năm 2020: giao dịch thối vốn Upjohn hồn thành, theo đó BCTC năm 2020 (bao gồm số liệu năm 2018, 2019) sẽ
được điều chỉnh lại (chuyển các phần liên quan đến Upjohn vào Discontinued operations, v.v)
phiếu thường. Giá cổ phiếu tăng mạnh trong năm này. Năm 2019 nhờ nợ vay ngắn hạn tăng 270%, CFF của Pfizer cải thiện.
CFO nhìn chung khơng có thay đổi đáng chú ý.
- HTK nhìn chung vẫn cao và ít biến động mạnh, một phần ảnh hưởng do phân loại lại hàng tồn kho thành tài sản giữ để bán liên
quan đến thành lập công ty liên doanh với GSK. Số ngày tồn kho không cải thiện.


- Khoản phải thu nhìn chung giảm đáng kể, một phần do ghi nhận lại sau khi thoái vốn Upjohn, chính sách tín dụng vẫn chặt chẽ.
Một số thay đổi trong Vòng quay khoản phải thu đến từ doanh thu biến động do một số mảng kinh doanh khơng cịn ghi nhận vào
doanh thu bán hàng.
- Khoản phải trả cũng giảm do ghi nhận lại. Chính sách tín dụng thương mại giữa công ty với nhà cung cấp cũng không biểu hiện
sự khác biệt.

Giai đoạn 2020 - Q2/2021
Ổn định lại hoạt động sau M&A. Dịch bệnh và vắc-xin hợp tác với BioNTech ảnh hưởng đáng kể đến VLĐ. Doanh thu Q2/2021
tăng mạnh và VLĐ dương trở lại
sau đó tăng nhẹ, giá cổ phiếu cũng phục hồi mạnh, cao nhất trong vịng 5 năm.

Cơng ty đã thanh tốn các thương phiếu đến ngày đáo hạn, giảm triệt để nợ ngắn hạn.
- CFO tăng ổn định, CFI và CFF cũng ít biến động hơn trước.
- HTK tăng mạnh nhất trong kỳ phân tích do tăng cường sản xuất vắc-xin. Quy trình sản xuất, quản lý (J.I.T) và phân phối vắc-xin
hiệu quả dù tốn kém và

13

(v) tháng 12 năm 2020 tham gia hợp tác với Myovant để cùng
phát triển và thương mại hóa relugolix trong bệnh ung thư
tuyến tiền liệt giai đoạn cuối và sức khỏe phụ nữ ở Hoa Kỳ và
Canada.

II.1. Quản lý tiền mặt
II.1.1. Phân tích dịng tiền

khó khăn trong bảo quản, giúp đáp ứng nhu cầu cao. Vòng
quay HTK cải thiện nhẹ.
- Khoản phải thu: vòng quay giảm mạnh cho thấy cơng ty bắt
đầu nới lỏng chính sách tín dụng, bên cạnh đó cũng áp dụng
các chính sách chiết khấu thanh toán giúp làm giảm rủi ro
cho các khoản phải thu
- Khoản phải trả: kỳ trả tiền bình quân vẫn lớn hơn mức
trung bình các doanh nghiệp khác, đã giảm dần do mua
hàng tăng mạnh


Hình II.1.1. Tiền mặt giai đoạn 2016 - 2020

Hình II.1.2. Dòng tiền của Pfizer giai đoạn 2016 – 1H/2021


14

chung hoạt động kinh doanh cốt lõi của Pfizer khá ổn định, lợi nhuận mang đến dịng
tiền
Nhìn
CFO dương qua các năm (dịng tiền từ hoạt động kinh doanh), điều dẫn đến biến động mạnh
dòng tiền qua các năm đến từ việc Pfizer thực hiện liên tiếp các thương vụ mua bán, sáp
nhập, thối mảng kinh doanh, v.v. Dịng tiền từ hoạt động đầu tư (CFI) thường âm, phần lớn
do mua trái phiếu hàng năm, đầu tư TSCĐ và M&A, dòng tiền từ hoạt động tài chính (CFF)
ln âm, chủ yếu đến từ việc chi trả lãi vay và chi trả cổ tức bằng tiền đều đặn hàng năm với
tỷ lệ chi trả trung bình 5 năm lên tới 100.5%.


Vào tháng 10/2016, công ty thực hiện bán mảng kinh doanh thiết bị truyền dịch Hospira
Infusion Systems (HIS, bao gồm máy truyền dịch IV pump, giải pháp và thiết bị) cho ICU
Medical với số tiền là 900 triệu USD tiền mặt, cổ phiếu thường, và tài trợ của người bán cho
ICU Medical. Đến tháng 2/2017, công ty mới bắt đầu nhận khoảng 225 triệu bằng tiền mặt,
cổ phiếu thường trị giá 430 triệu và giấy hẹn trả tiền (promissory note) có thời hạn trong 3
năm, lãi suất LIBOR trong cả 3 năm.
Vào năm 2017, tiền mặt của doanh nghiệp đã giảm mạnh, gần 50% so với cùng kỳ.
Trong năm này, doanh nghiệp thực hiện một số thương vụ M&A như vào quý 1/2017 dẫn
15

đến dòng tiền ra ở CFI lớn. Cụ thể, Pfizer đã thực hiện mua lại một mảng kinh doanh của
Astrazeneca (loại thuốc chống nhiễm trùng phân tử nhỏ small molecule anti-infectives), tốn
khoảng 1,045 triệu USD.
Năm 2018 tuy là năm duy nhất trong thời gian phân tích có dòng tiền từ hoạt động
đầu tư dương, nhưng CFF giảm mạnh đã tiếp tục duy trì đà giảm cho dịng tiền ròng. Với sự
tăng lên của CFI, nguyên nhân đến từ việc Pfizer đã thực hiện bán một số khoản đầu tư cả
ngắn và dài hạn, trong đó tiền thu từ bán các khoản đầu tư ngắn hạn tăng 70%, tiền thu được

từ bán các khoản đầu tư dài hạn tăng 50%. Trái ngược với xu hướng tăng của CFI, CFF giảm
tới 53% khi doanh nghiệp thực hiện thu mua cổ phiếu thường. Vào khoảng tháng 3 năm
2018, Pfizer thực hiện mua lại khoảng 87 triệu cổ phiếu quỹ với Citibank, trị giá 4 tỷ USD,
làm dòng tiền ra từ mua cổ phiếu tăng gần 145%. Nhờ sự đánh đổi này mà giá cổ phiếu của
Pfizer đã tăng khoảng 34% vào năm 2018.
Năm 2019, dòng tiền từ hoạt động tài chính tiếp tục thâm hụt nhưng mức thâm hụt đã
giảm đi đáng kể do doanh nghiệp vay nợ ngắn 12.7 tỷ USD (vay ngắn hạn tăng khoảng 270%
yoy) để sử dụng một phần tài trợ cho thương vụ mua lại Array Biopharma (10.9 tỷ USD),
như vậy tăng dòng tiền vào ở CFF để tạo dòng tiền ra ở CFI. CFO năm này giảm tới 21%
nhưng không đến từ hoạt động kinh doanh cốt lõi kém đi, mà do Pfizer thoái vốn Consumer
Healthcare JV, điều chỉnh giảm 8.2 tỷ USD vào LNST.
Dòng tiền trong năm 2020 cho thấy trả gốc vay ngắn hạn tăng mạnh (một phần trả
cho khoản vay 12.7 tỷ USD năm 2019), việc vay nợ ngắn hạn số tiền lớn để tài trợ cho M&A
tuy đem lại rủi ro cho doanh nghiệp nhưng có thể thấy Pfizer đảm bảo được dòng tiền từ hoạt
động kinh doanh dồi dào và tương đối ổn định qua các năm, giúp doanh nghiệp khơng gặp
khó khăn trong việc trả lãi và gốc số tiền lớn này.


16

Quy luật có thể nhận thấy là CFO và CFF có biến động tương đương và ngược chiều
với CFI, 2 dòng tiền này thường cùng giảm mạnh vào Q1. CFO Q1 thấp do: Q4 tăng cường
thu hồi khoản phải thu, giảm HTK (giải thích ở phần phân tích HTK) tuy nhiên lại khơng
thanh tốn khoản phải trả mà tích tụ lại, dẫn đến VLĐ thấp, từ đó thay đổi VLĐ ở Q1 năm
sau lớn, trừ vào LNST làm CFO của Q1 thấp. CFF Q1 thấp do: từ năm 2019 về trước, công
ty thường mua lại cổ phiếu quỹ vào quý đầu năm (khoảng 5-8 tỷ USD). Bù lại, CFI thường
dương vào Q1 và thâm hụt lớn ở 2 quý cuối năm (bán/ đáo hạn các khoản đầu tư cũ và đi đầu
tư dài hạn mới).
II.1.2. Nguồn tiền và Sử dụng tiền
Năm 2017, tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp có sự tăng nhẹ, khoảng 5.63% và tài

sản dài hạn, cụ thể là PP&E cũng tăng khoảng 4%. Mặc dù doanh nghiệp đang sử dụng tài
sản để mở rộng sản xuất nhưng nguồn vốn tài trợ lại khá an toàn khi nguồn tiền được sử
dụng lại chủ yếu đến từ nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu (nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu có sự
tăng trưởng lần lượt là 7% và 20%).
Đến năm 2018, để trả cho số nợ vay trước đó, doanh nghiệp đã phải lấy nguồn tiền từ
cả tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn và vay ngắn hạn để chi trả. Phần lớn số tiền này được sử
dụng để mua lại cổ phiếu quỹ và trả nợ dài hạn.
Vào năm 2019, phần lớn nguồn tiền của Pfizer được chú trọng đầu tư vào thương vụ
sáp nhập với Array. Nguồn tiền để chi trả cho thương vụ này chủ yếu đến từ vay ngắn hạn và
tiền sẵn có, tích lũy từ lợi nhuận giữ lại. Pfizer đã mua toàn bộ cổ phiếu đang lưu hành của
Array với giá 48 USD/cổ phiếu, ghi nhận ở khoản mục Acquisition of Business 10.9 tỷ USD.
Do năm 2019 Pfizer đã vay khá nhiều nên năm 2020, doanh nghiệp đã sử dụng tài sản dài
hạn để chi trả cho chi phí nợ vay trước đó.
II.1.3. Phân tích Cash Conversion Cycle


Bảng II.1.1. Phân tích CCC của Pfizer
PFE
DOH

DSO

DPO

CCC

2016

200.81


56.83

134.29

123.36

2017

233.17

57.12

149.25

141.05

2018

306.35

72.62

189.47

189.51

17

2019


322.40

65.59

189.36

198.63

2020

317.34

64.02

172.09

209.28

Bảng II.1.2. Phân tích CCC của Abbvie
ABBV
DIO

DSO

DPO

CCC

2016


90.65

67.74

88.33

70.06

2017

81.76

63.68

77.25

68.19

2018

77.52

58.35

72.93

62.94

2019


82.01

59.32

71.93

69.39

2020

66.22

56.78

48.19

74.81

Nhìn chung cả hai doanh nghiệp đều có con số khá giống nhau về số ngày thu hồi
khoản phải thu. Tuy nhiên, trong khi Pfizer đang cố gắng nới lỏng số ngày phải thu để tăng
doanh thu bán hàng, thì Abbvie lại cố gắng siết chặt các khoản phải thu. Cả hai doanh nghiệp
đều có một sự nghịch lý đáng chú ý. Mục đích Pfizer thực hiện chính sách nới lỏng trong giai
đoạn phân tích là để tăng doanh thu bán hàng, nhưng trên thực tế, doanh thu của Pfizer lại
giảm trong thời gian này, đặc biệt là vào năm 2018, doanh thu đã giảm khoảng 22% (năm
2020, PFE bán Upjohn nên ghi nhận lại báo cáo tài chính những năm trước đó nên doanh thu
đã có sự sụt giảm trầm trọng), trong khi đó, những năm tiếp theo tuy có sự phục hồi nhưng


rất hồn tồn khơng đáng kể (tăng khoảng 1-2% so với cùng kỳ). Trái lại, trong khi Abbvie
siết chặt, đẩy nhanh thu hồi tiền từ khách hàng, nhưng doanh thu lại có sự tăng trưởng mạnh

mẽ, chưa từng giảm trong giai đoạn 2016-2020. Do đó, Pfizer cần xem xét lại chính sách thu
hồi của doanh nghiệp để có thể vừa thực hiện chính sách nới lỏng, vừa có thêm doanh thu
như một khoản đánh đổi, hoặc thực hiện giảm số ngày thu hồi khoản phải thu để tăng tốc độ
nhận tiền.
Ngồi ra, số ngày phải trả cũng có sự khác biệt lớn mặc dù số ngày phải thu có sự
giống nhau. Pfizer có thể chiếm dụng vốn của nhà cung cấp với thời gian dài hơn và có vẻ
Abbvie đang dần mất khả năng mặc cả với nhà cung cấp. Cũng khơng có gì khó hiểu khi độ
nhận diện thương hiệu, danh tiếng, quy mô của Pfizer đang lớn hơn rất nhiều so với
18

Abbvie. Với lịch sử 170 năm, trải qua các thăng trầm, các cuộc khủng hoảng kinh tế, trong
khi các doanh nghiệp khác bị phá sản, giải thể, Pfizer vẫn trụ vững, vẫn là một đế chế hùng
mạnh. Trong khi đó, Abbvie chỉ mới được thành lập vào năm 2013, vẫn cịn q mới, chưa
có nhiều danh tiếng nên khả năng mặc cả với các nhà cung cấp còn khá kém. Điều này được
thể hiện rõ khi Abbvie đang dần mất khả năng mặc cả với nhà cung cấp trong khi thời gian
thu hồi khoản phải thu lại dài hơn thời gian trả tiền cho bên bán hàng.
Một sự khác biệt đáng chú ý giữa 2 công ty là số ngày hàng tồn kho. Số ngày hàng
tồn kho của Pfizer rất lớn, gần gấp 3 lần so với Abbvie và Pfizer có vẻ vẫn chưa có ý định
giảm con số này xuống. Giá vốn hàng bán của Pfizer chiếm khoảng 20% so với doanh thu,
trong khi của Abbvie chiếm khoảng 25-30% so với doanh thu nhưng Pfizer lại nắm khá
nhiều hàng tồn kho khi khoản mục này chiếm khoảng 5% trong cơ cấu tài sản, nhưng của
Abbvie chỉ chiếm 2-3%. Điều này chứng tỏ Pfizer đang yếu thế hơn trong việc kiểm soát
hàng tồn kho. Doanh nghiệp cần tìm giải pháp để đẩy nhanh tốc độ này hơn.

II.2. Quản lý khoản phải thu
II.2.1. Phân tích tỷ trọng và biến động


19


Tỷ trọng Khoản phải thu/ TSNH của Pfizer thường quanh mức 22%, so với các doanh nghiệp tương đồng thì
đây là con số khá nhỏ và tương đối ổn định qua các năm. Xét trong TSNH của doanh nghiệp, tỷ trọng Khoản
phải thu đứng thứ 2 sau Tiền & đầu tư tài chính ngắn hạn và xấp xỉ tỷ trọng HTK. Khi xét trên tổng tài sản,
khoản phải thu chiếm khoảng trên 5% và khá ổn định, cho thấy khả năng xoay vịng vốn của cơng ty để phục
vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh không bị phụ thuộc quá nhiều vào khoản phải thu. Như vậy qua cái
nhìn tổng quan nhóm đánh giá tỷ trọng khoản phải thu không quá lớn và chưa đáng lo ngại.


20

Bảng II.2.1. Tỷ trọng khoản phải thu trên tổng tài sản và tài sản ngắn hạn
Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020 Q1/2021 Q2/2021

Khoản phải thu

8,834

8,805

8,566

7,265

8,438

10,376

11,087

8,225


8,221

8,025

6,772

7,930

9,864

10,587

Dự phịng
khoản phải thu
khó địi

(609)

(584)

(541)

(493)

(508)

(512)

(500)


Tỷ trọng khoản
phải thu trên tổng
tài sản

5.15%

5.13%

5.37%

4.33%

5.47
%

6.53%

6.52%

Phải thu khách hàng


Tỷ trọng phải
thu trên TSNH

22.68
%

21.40

%

17.16
%

22.15
%

24.06
%

26.25%

22.71%

Giai đoạn 2018-2019 là giai đoạn Pfizer chứng kiến Khoản phải thu và tỷ trọng trong
TSNH biến động mạnh nhất. Cụ thể, năm 2018 tỷ trọng này chỉ đạt 17.2% thay vì trên 21%
như các năm trước, tuy nhiên Khoản phải thu không thay đổi đáng kể mà đến từ TSNH tăng
mạnh (+21.4% yoy). Trong năm này, TSNH khác tăng tới 3 lần do Pfizer liên doanh mảng
Consumer Healthcare với GSK, tài sản liên quan đến mảng này sẽ được ghi
21

nhận vào Tài sản giữ để bán trong TSNH. Năm 2019 tỷ trọng này đã tăng lại mức 22%, do
Khoản phải thu giảm 15.6% yoy nhưng TSNH giảm tới 34.3%. Về phía Khoản phải thu,
cơng ty chỉ giải thích do chu kỳ thanh tốn của thị trường (market payment cycles), ngồi ra
nhóm cho rằng việc thối mảng kinh doanh Upjohn vào năm 2020 làm công ty phải ghi nhận
lại một số khoản mục trong BCTC năm 2019 (đưa vào hoạt động ngừng kinh doanh discontinued operations), về phía TSNH, một số khoản đầu tư ngắn hạn đến ngày đáo hạn,
dẫn đến sự sụt giảm khoảng 51% cho khoản mục này, ngoài ra, TSNH khác giảm 40% do
thoái vốn Consumer Healthcare JV.
Từ năm 2020, Khoản phải thu tăng với 2 con số, nhanh hơn tốc độ tăng của TSNH

làm tỷ trọng Phải thu/TSNH tăng lại mức trước đây. Có thể cho rằng Pfizer đã nới lỏng chính
sách tín dụng của mình trong bối cảnh dịch bệnh, điều này cũng được thể hiện ở Vòng quay
khoản phải thu giảm rõ rệt trong phần phân tích dưới.

hơn, trong năm công ty thường tăng dần lượng khoản phải thu vào quý 1, quý 2 và đạt đỉnh
vào quý 3 sau đó giảm mạnh vào quý 4 cho thấy doanh nghiệp tích cực thu hồi tín dụng
Cụ thể
thương mại vào thời điểm cuối năm.
II.2.2. Phân tích Dự phịng Khoản phải thu


Dự phòng khoản phải thu của Pfizer ở mức cao nhất so với các doanh nghiệp tương
đồng trong nhiều năm, nhóm cho rằng khả năng cao cơng ty thận trọng trong trích lập dự
phịng hơn là việc xác suất khơng thu hồi cao, bởi vì 3 khách hàng lớn của Pfizer lần lượt
chiếm đến 30%, 25% và 29% tổng số khoản phải thu năm 2020, 2019 và 2018 và đều là
những nhà bán bn lớn trên thế giới. Ngồi ra, Pfizer phát sinh nhiều khoản phải thu liên
22

quan đến hợp đồng vắc-xin BNT162b2 với Chính phủ các nước hoặc khách hàng được tài trợ
bởi Chính phủ , đây đều là những khách hàng có độ tín nhiệm cao.

Kh
i xây dựng ước tính về tổn thất tín dụng thương mại dự kiến, các khoản phải thu được phân
chia dựa trên thị trường (Hoa Kỳ và. quốc tế), tình trạng pháp lý và loại khách hàng (rủi ro
cao so với rủi ro thấp, chính phủ so với phi chính phủ). Khi xác định tỷ lệ phần trăm dự
phịng cho mỗi nhóm này, Pfizer sử dụng kinh nghiệm lịch sử, môi trường quản lý và luật
pháp quốc gia, rủi ro chính trị và các yếu tố kinh tế vĩ mô. Các chỉ số rủi ro tín dụng này
được theo dõi hàng quý để xác định xem liệu có bất kỳ thay đổi nào trong môi trường kinh tế
dẫn đến việc điều chỉnh tỷ lệ phần trăm dự phịng đã thiết lập hay khơng và được xem xét
trên cơ sở khu vực để phản ánh các số liệu cụ thể hơn về địa lý. Nói chung, khơng có u cầu

về tài sản thế chấp của khách hàng. Các khoản phải thu khách hàng được xóa sổ sau khi đã
sử dụng hết các biện pháp hợp lý để thu toàn bộ số tiền (bao gồm cả kiện tụng).
Trong năm 2020, việc bổ sung dự phòng rủi ro tín dụng, xóa sổ và thu hồi các khoản
phải thu của khách hàng không phải là trọng yếu trong báo cáo tài chính hợp nhất của cơng
ty. Dễ thấy tỷ lệ này đã giảm dần xuống 6%, dù điều kiện vĩ mô không tốt do dịch bệnh
nhưng dược phẩm là ngành được hưởng lợi, hơn nữa doanh thu từ khách hàng Chính phủ
tăng có thể là lí do Pfizer giảm trích lập dự phịng. Nửa đầu năm 2021, tỷ lệ này tiếp tục giảm
xuống dưới 5% do duy trì được lợi thế của năm 2020 và tăng mạnh bán vắc-xin cho Chính
phủ các nước.


23

II.2.3. Phân tích mối quan hệ giữa Khoản phải thu và Khoản phải trả
Chỉ tiêu


m
201
6


m
201
7


m
201
8



m
201
9


m
202
0

Chênh lệch tỷ lệ
2017
so
với
2016

2018
so
với
2017

2019
so với
2018

2020 so
với 2019

Phải thu


8,22
5

8,22
1

8,02
5

6,77
2

7,93
0

-0.05%

-2.38%

-15.61%

17.10%

Phải trả

4,53
6

4,65

6

4,67
4

3,88
7

4,30
9

2.65%

0.39%

-16.84%

10.86%

Chênh lệch

3,68
9

3,56
5

3,35
1


2,88
5

3,62
1

Hệ số
khoản
phải thu/
phải trả

1.81

1.77

1.72

1.74

1.84

-0.03

-0.03

0.01

0.06

Từ bảng trên ta thấy tỷ lệ giữa khoản phải thu và phải trả có sự tăng giảm khơng đều

qua các năm nhưng ln lớn hơn 1, cho thấy lượng vốn công ty bị chiếm dụng lớn hơn lượng
vốn công ty đi chiếm dụng. Đây có thể là tín hiệu chưa tốt, chứng tỏ tình trạng kéo dài trong
việc thanh tốn các khoản nợ của khách hàng, dẫn đến việc công ty bị chiếm dụng vốn từ
phía đối tác đồng thời chưa tận dụng kéo dài thời gian trả nợ nhà cung cấp dù Pfizer
24

có tiềm lực tài chính và uy tín tốt. Nhưng cũng phải nhìn nhận rằng, ngành dược, đặc biệt là


×