Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

SKKN CHU NHIEM “MỘT VÀI KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH CHƯA NGOAN Ở LỚP 65 TRƯỜNG THCS ĐINH TIÊN HOÀNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.72 MB, 18 trang )


SÁNG KIẾN: “MỘT VÀI KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC
ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH CÁ BIỆT Ở LỚP 6/5 TRƯỜNG THCS ĐINH TIÊN
HOÀNG”
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Bối cảnh của giải pháp
“Có tài mà khơng có đức là người vơ dụng
Có đức mà khơng có tài thì làm việc gì cũng khó”
(Hồ Chí Minh)
Từ xưa đến nay, giáo dục đạo đức có tầm quan trọng đặc biệt đối với việc hình
thành và phát triển nhân cách của con người. Câu nói trên khẳng định vai trò cực kỳ
quan trọng của phẩm chất đạo đức của con người trong sự nhìn nhận, đánh giá, sự tồn
tại và phát triển của mỗi người nói riêng và xã hội nói chung. Chủ trương của Đảng và
Nhà nước ta hiện nay là giáo dục toàn diện. Mục tiêu cơ bản của giáo dục là xây dựng
một thế hệ trẻ có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ học vấn cao, có thể chất cường
tráng, có tâm hồn trong sáng lành mạnh, có khả năng thích ứng và kỹ năng sống cao.
Giáo dục đạo đức được đặt ra hàng đầu, vì thế bất kỳ cơ sở giáo dục nào cũng quan tâm
đúng mức về giáo dục đạo đức cho học sinh.
2. Lý do chọn giải pháp
Những năm gần đây, đất nước ta bước vào thời kì mở cửa hội nhập, đời sống vật
chất, tinh thần ngày càng được cải thiện. Bên cạnh đó trong xã hội vẫn còn tồn tại nhiều
hiện tượng tiêu cực, nhiều tệ nạn xã hội như: cờ bạc, rượu chè, ma túy, văn hóa phẩm
đồi trụy, bạo lực, … đã khiến cho việc giáo dục đạo đức cho HS gặp không ít khó khăn.
Là giáo viên đứng lớp giảng dạy mơn Tốn với nhiều năm làm cơng tác chủ
nhiệm, có chút ít kinh nghiệm tích luỹ được thông qua thực tế. Từ những băn khoăn trăn
trở đó khi được giao làm công tác chủ nhiệm lớp 6/5 năm học 2018-2019, với mong
muốn nâng cao hiệu quả của công tác chủ nhiệm lớp của mình, góp phần cùng nhà
trường hồn thành tốt mục tiêu giáo dục trong giai đoạn đổi mới đất nước hiện nay.Vì
vậy tơi chọn sáng kiến kinh nghiệm với đề tài: “Một vài kinh nghiệm trong công tác
giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt ở lớp 6/5 trường THCS Đinh Tiên Hoàng”
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu


Đánh giá được thực trạng của công tác giáo dục đạo đức học sinh ở lớp 6/5
trường THCS Đinh Tiên Hồng, thơng qua đó đề ra biện pháp giáo dục đạo đức học
sinh một cách có hiệu quả giúp cho các em trở thành con ngoan, trò giỏi người hữu
dụng cho đất nước.
1


* Giới hạn đối tượng nghiên cứu: Chỉ nghiên cứu về việc giáo dục đạo đức những
phần, nội dung có liên quan đến HS cá biệt lớp 6/5 trường THCS Đinh Tiên Hoàng. Chỉ
nghiên cứu phương tiện duy nhất “Một vài kinh nghiệm về giáo dục đạo đức cho học
sinh cá biệt lớp chủ nhiệm”
* Giới hạn về địa bàn nghiên cứu: Học sinh cá biệt lớp 6/5 trường THCS Đinh
Tiên Hồng.
* Số liệu thống kê, xếp loại về tình hình đạo đức của lớp 6/5 đầu năm học trước
khi thực hiện sáng kiến.

Xếp loại
Đạo đức

Tổng số HS

Ngoan

Chưa
ngoan

45

38 (84%)


7 (16%)

Hai HS cá biệt thường xuyên vi phạm nội quy nhà trường, của lớp đó là:
+ Em: Nguyễn Văn Thái (khơng đeo khăn quàng, không nghiêm túc trong giờ học, đi
dép khi đi học, nói chuyện riêng, …)
+ Em: Bùi Đặng Tấn Tài (cúp tiết, nói bậy, nói chuyện riêng trong giờ học, hay ngủ,
….).
- Áp dụng giải pháp vào thực tiễn: Tìm hiểu các tài liệu có liên quan đến nội dung đề tài
để áp dụng vào thực tế lớp chủ nhiệm ở trên lớp.

2


PHẦN NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG CỦA GIẢI PHÁP ĐÃ BIẾT, ĐÃ CÓ.
1. Cơ sở của việc lựa chọn sáng kiến
a. Cơ sở lý luận:
Như chúng ta đều biết giáo dục là quá trình dạy dỗ, giúp đỡ, giáo huấn học sinh đạt
đến những điều mình mong muốn để trở thành những người hiểu biết sâu rộng về kiến
thức khoa học, cuộc sống, có đạo đức tốt, có những suy nghĩ và hành động đúng đắn.
Khổng Tử đã dạy: “Nhân chi sơ tánh bổn thiện”. Đúng vậy, khơng có ai sinh ra là
hung dữ ngay, nhưng do quá trình sống và lớn lên con người chịu sự tác động của các
yếu tố xung quanh như bạn bè, gia đình, xã hội... nên mỗi người hình thành nên mỗi
tính cách. Tục ngữ có câu: “Ở bầu thì trịn, ở ống thì dài”, “Gần mực thì đen, gần đèn thì
sáng. Nhưng làm sao giúp đỡ các em “Gần mực mà không đen, ở ống mà khơng dài”.
Đó là nhiệm vụ của giáo dục của thầy cô của nhà trường chúng ta.
Đạo đức là một hình thái xã hội đặc biệt được phản ánh dưới dạng nguyên tắc, yêu
cầu, chuẩn mực, điều chỉnh (hoặc chi phối) hành vi của con người giữa con người với
nhau và với chính bản thân mình. Đạo đức cũng chính là sản phẩm, nhân cách của con
người, phản ánh ý thức, tình cảm, ý chí, hành vi, thói quen và cách ứng xử của họ trong

các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, giữa con người với xã hội, giữa bản thân
họ với người khác và với chính bản thân mình.
Giáo dục là nhân tố quyết định sự hình thành nhân cách của học sinh. Đối với học
sinh có đạo đức khơng tốt thì địi hỏi những người làm giáo dục đưa các em trở về vị trí
ban đầu và định hướng giáo huấn cho các em trở thành người tốt. Bác Hồ đã khẳng định
“Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Sự
nghiệp trồng người là sự nghiệp vẻ vang cao cả, khơng có lí do gì mà chúng ta bất lực
hay đầu hàng trước một học sinh cá biệt nào. Chỉ có điều chúng ta đã đem hết nhiệt
huyết hay phương pháp giáo dục phù hợp chưa.
Con người khơng ai là tồn vẹn cả, khơng ai tự nhiên trở thành người tốt. Có
những lúc các em sa ngã, ngang bướng, sống lệch lạc... là những lúc các em cần sự quan
tâm, an ủi, giáo dục và động viên của cha mẹ, thầy cô, đặc biệt là người mẹ thứ hai,
GVCN lớp.
b. Cơ sở thực tiễn:
- GVCN không những là người truyền thụ kiến thức cho học sinh mà còn là một
người mẹ thứ hai trong việc hình thành nhân cách cho học sinh.
- Đối với HS trong lớp, GVCN luôn là người gần gũi nhất, là người mà các em
có thể tin tưởng và chia sẻ những vấn đề, các mối quan hệ xảy ra xung quanh các em
trong môi trường giáo dục.

3


- GVCN là cầu nối giữa gia đình – nhà trường – xã hội trong việc giáo dục cho
học sinh
- GVCN là người trực tiếp hướng dẫn các em kỹ năng tham gia các hoạt động của
Đội và tham gia các phong trào do nhà trường tổ chức.
2. Tình hình nghiên cứu
Cùng hướng nghiên cứu với đề tài này đã có một số đề tài, sách đề cập đến:
Sáng kiến kinh nghiệm “ Giải pháp giáo dục đạo đức HS”

Đề tài “Một vài kinh nghiệm trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt
ở lớp 6/5 trường THCS Đinh Tiên Hồng” mà tơi trình bày ngồi việc đề cập đến vấn
đề nghiên cứu cách giáo dục đạo đức cho học sinh mà cịn giúp xây dựng hồn thiện
những giá trị cơ bản của con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập, phát triển công
nghệ 4.0.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
Trường THCS Đinh Tiên Hồng nơi tơi giảng dạy, là một trường thuộc xã Bình
Minh, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, việc tăng cường công tác giáo dục đạo đức học
sinh ở các lớp, đặc biệt lớp 6/5 trường THCS Đinh Tiên Hồng ln được ban giám hiệu
và tập thể sư phạm nhà trường quan tâm tổ chức và khắc phục có hiệu quả, nhằm lành
mạnh hóa mơi trường giáo dục, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài.
Điều gì sẽ xảy ra nếu tất cả học sinh đều “Nói khơng với các trị chơi khơng lành
mạnh trên game online”, “Mỗi gia đình là một pháo đài vững chắc” và “Nhà trường là
một thành trì quan trọng” trong cơng tác phịng chống sự thâm nhập của các trị chơi
khơng lành mạnh từ khoa học công nghệ thông tin vào nhà trường.
Giáo dục đạo đức cho học sinh là điều khó khăn nên chúng ta không thể bỏ mặc
sự sa ngã của các em mà chúng ta cần phải có trách nhiệm và quan tâm sâu sát hơn để
giúp các em trở thành những con ngoan, trò giỏi. Vậy làm thế nào để giáo dục học sinh
trở thành những học sinh ngoan? Phải có biện pháp và cách làm như thế nào để thực
hiện được mục tiêu đó? Đó là vấn đề mà mỗi người giáo viên chúng ta phải suy tư, trăn
trở và phải tìm cho được giải pháp tối ưu nhất để giải quyết dựa trên những biểu hiện
tích cực của các em.
1. Các giải pháp
1.1. Tìm hiểu và tác động vào tâm lý.
4


Ngay sau khi nhận lớp chủ nhiệm, tôi tiến hành tìm hiểu, nắm bắt thơng tin về đối
tượng học sinh lớp 6/5 mà tôi chủ nhiệm qua các kênh thông tin khác nhau: Điều tra qua

học bạ năm học trước của học sinh, viết sơ yếu lí lịch, tiến hành phân loại học sinh …
Tôi nhận thấy ở lớp tôi chủ nhiệm có hai em HS: Thái và Tài có những vấn đề khác biệt
hơn so với những bạn khác trong lớp.
* Công tác chuẩn bị của giáo viên chủ nhiệm.
Đầu tiên, tơi tìm hiểu về hồn cảnh gia đình của hai em: Em Thái có mẹ mất sớm vì
bệnh thận khi em được 5 tuổi, ba làm công nhân, chị gái thì đi học xa; Em Tài thì mẹ
mất khi em đang học lớp 3 trong một vụ xô xát giữa ba và mẹ em, mẹ em đã không làm
chủ được cảm xúc nên đã dành lấy con dao trên tay ba em cứa nhát dao ấy vào cổ mình.
Từ đó, ba em mang án tù nhiều năm, nên em ở với bác trai một thời gian. Sau này, do
tính chất của cơng việc (làm xa nhà) nên bác của Tài đã gửi vào nhà dòng Lasan ở Phú
Sơn, Bắc Sơn nhờ các Thầy (thuộc nhà dịng) chăm sóc và dạy bảo. Chính vì thế mà hai
em này ln bị thiếu thốn về tình cảm, sự quan tâm chăm sóc, dạy bảo từ người thân.
Trong hồn cảnh ấy, hai em rất cần đến người mẹ thứ hai, chính là người GVCN lớp.
Qua việc tìm hiểu, tơi nắm được những nguyên nhân vì sao các em thường xuyên vi
phạm, những vấn đề khó khăn mà hai em đang gặp phải khi đến lớp có ảnh hưởng đến
thái độ tham gia học tập của các em.
Đối với hai HS cá biệt này thì cần được sự giúp đỡ trong nhiều mặt. Tác động bằng
cách cử một HS ngoan, học giỏi gần gũi những học sinh cá biệt này, theo dõi và giúp đỡ
bạn kịp thời. Nếu em nào vi phạm về nề nếp, tác phong, ứng xử, giao tiếp với thầy cơ,
bạn bè… thì các bạn ấy sẽ nhắc nhở. Cịn những mơn học nào chưa hiểu thì có thể gặp
các bạn học khá, giỏi mơn đó để được bạn hướng dẫn lại những chỗ mình chưa hiểu.
Tơi bắt đầu quan sát và theo dõi thái độ của từng em trong tuần học đầu tiên. Kết
hợp với tổ trưởng và tổ phó ghi lại những vi phạm của mỗi em trong tuần đó.
Theo qui định của lớp, mỗi một vi phạm về nề nếp, tác phong: nói chuyện trong giờ
học, khơng đeo khăn quàng, không nghiêm túc khi học, không chép bài, nói tục, quay
bài…bị trừ điểm tùy vào từng vi phạm và mỗi lần xung phong được cộng 5 điểm.
Xếp loại tuần dựa vào tổng điểm kết quả của điểm cộng và điểm trừ trong tuần đó.
Sau buổi sinh hoạt lớp tuần 1, tơi gặp gỡ và nói chuyện một cách cởi mở với các em,
phân tích cho các em thấy được tác hại của việc thường xuyên vi phạm về đạo đức sẽ
ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả đánh giá xếp loại hạnh kiểm cuối học kỳ và cuối năm

học sau này, cũng như ảnh hưởng đến chất lượng học tập của các em. Sau khi động viên,
khuyên bảo tôi sẽ cùng các bạn trong lớp giúp hai em giải quyết các vấn đề khó khăn mà
hai em đang gặp phải.
1.2. Phối hợp với gia đình, nơi ni dưỡng để giáo dục các em.
Đây là việc làm cần thiết đối với một người làm giáo dục, nhất là GVCN quản lý lớp
học có học sinh cá biệt.
Tơi thường xuyên liên lạc với phụ huynh của 2 em Thái và Tài qua các hình thức
như sau:
5


+ Gặp gỡ trao đổi trực tiếp với phụ huynh của em “Thái” và người nuôi dưỡng của
em “Tài” hoặc qua số điện thoại để kết hợp và uốn nắn kịp thời không để học sinh
không vi phạm nhiều lần trong tuần.
+ Qua việc gửi giấy thông báo theo định kì: để phản ánh kịp thời, chính xác, báo cáo
sự tiến bộ của các em về gia đình, người giám hộ để phối kết hợp nhắc nhở kịp thời.
1.3. Xây dựng tiêu chí thi đua cụ thể.
Vào đầu năm học tơi cùng các tổ trưởng, tổ phó của lớp lập bảng thi đua chấm
điểm cho các thành viên trong tổ nhằm tạo hứng thú hơn trong học tập, giảm vi phạm về
tình hình đạo đức.
Cách thức xét thi đua trong một tuần như sau:
• Tổ trưởng quản lý về thi đua tình hình đạo đức:
- Nói chuyện, làm việc riêng: tổ trưởng nhắc (-3 điểm); GV nhắc (-10 điểm)
- Không mang sách, vở, không chép bài: -8 điểm
- Ra khỏi chỗ tự do, không xin phép: -5 điểm
- Chửi thề, vô lễ, cúp tiết: -10 điểm
-Trốn chào cờ, trực nhật dơ, đi trễ: -8 điểm
- Nghỉ học có phép -5 điểm, không phép -10 điểm
- Các vi phạm khác: - 5 điểm
- Xung phong, phát biểu: + 5 điểm

• Tổ phó quản lý về thi đua học tập:
- Nếu đạt điểm tốt (8-10 điểm) ở các môn học: +10 điểm
- Nếu đạt điểm 6-7 điểm ở các môn học: +5 điểm.
- Nếu đạt 4-5 điểm các môn học: -4 điểm
- Nếu đạt 2-3 điểm các môn học: -6 điểm
- Nếu đạt 0-1 điểm các môn học: -8 điểm
- Bị nợ lại: -2 điểm.

Xếp loại chung:
6


Từ : 60 điểm trở lên xếp loại:
40- 59 điểm xếp loại:
30-39 điểm xếp loại:
20- 29 điểm xếp loại:
dưới 20 điểm xếp loại:

Tốt
Khá
TB
Yếu
Kém

Ghi chép của tổ trưởng và tổ phó trong tuần học đầu của em Thái như sau :
Tình hình đạo đức

Học tập

Kết quả


Điểm cộng

10

5

15

Điểm trừ

42

10

52

Tổng điểm

-37

Xếp loại tuần 1

Kém

Ghi chép của tổ trưởng và tổ phó trong tuần học đầu của em Tài như sau :
Tình hình đạo đức

Học tập


Kết quả

Điểm cộng

10

5

15

Điểm trừ

47

12

59

Tổng điểm

-44

Xếp loại tuần 1

Kém

1.4. Phối kết hợp với các giáo viên dạy bộ mơn
Tơi tìm hiểu qua các giáo viên bộ môn những môn học mà hai em học cịn yếu để từ
đó lên kế hoạch cùng với ban cán sự bộ môn trong lớp phụ đạo cho các em giúp các em
có ý thức và trách nhiệm hơn trong học tập.

Tôi trao đổi với GVBM nhờ thầy, cô tạo mọi điều kiện cho các em như: Hướng dẫn
học ở nhà, hệ thống bài tập đơn giản và phù hợp với trình độ HS, kiểm tra thường xuyên
việc học ở nhà. Trên lớp thì gọi lên bảng hoặc phát biểu, cho điểm động viên, khích lệ là
chủ yếu. Trong tiết dạy luôn tạo mọi cơ hội cho các em tham gia vào bài học.
Tôi cử hai em thường chơi với “Thái” và “Tài” có học lực khá, giỏi ngồi gần để
kèm cặp cũng như theo dõi việc học tập của Thái và Tài vào sổ ghi chép hằng ngày. Các
cán sự bộ môn cũng được phân công để giúp hai em này một số buổi học ở nhà. Trong
các tiết sinh hoạt cuối tuần, dựa vào kết quả theo dõi để giáo viên biểu dương sự cố
gắng của mỗi bạn.
1.5. Thi đua học tập thông qua các hoạt động phong trào, trải nghiệm sáng tạo…
7


Trong các hoạt động ngồi giờ lên lớp tơi tổ chức các trò chơi dân gian, đố vui, thi
văn nghệ, đá bóng chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 … luôn tạo cơ hội để lôi
cuốn hai em Thái và Tài tham gia, đồng thời khuyến khích em Tài (bản tính của em ln
thích tìm tịi, sáng chế) sẽ đại diện lớp 6/5 thi trải nghiệm sáng tạo giữa các lớp còn em
Thái tham gia các hoạt động thể thao khác để giúp em phát huy được các năng khiếu
của bản thân.
Qua đó các em thấy được sự gắn kết giữa mình với các thành viên khác trong lớp.
Ngồi ra tơi cịn lồng ghép vào những câu chuyện về các tấm gương các bạn học sinh
vượt khó để đến trường, những kinh nghiệm học tập các môn học từ các bạn học khá
giỏi trong lớp trong tiết sinh hoạt lớp để giúp định hướng cho các em trong học tập.
Sau thời gian cùng với GVBM và các em HS trong lớp, Thái và Tài đã có những tiến bộ
rõ rệt.
• Đối với em Thái:
Thời gian đầu vi phạm rất nhiều về đạo đức: không đeo khăn quàng, không nghiêm
túc trong giờ học, đi dép khi đi học, ngủ gật, chửi bậy, chọc phá các bạn xung quanh….
cũng như học tập chưa tốt.
Những vấn đề khó khăn của em Thái là :

+ Hồn cảnh gia đình: bố đi làm cơng nhân cả ngày, mẹ mất, chị gái thì đi học xa.
+ Học yếu nhiều mơn trong đó có: Tiếng anh, Ngữ văn, Tốn. Do bị mất căn bản nên
em có suy nghĩ chán học, khơng có hứng thú học tập.
+ Tính tình lại hiếu động, hay nói nên khi học khơng tập trung chú ý nghe giảng.
Biết em khơng cịn mẹ, tơi đóng vai là một người mẹ trị chuyện thân thiết, tỉ tê với
em, hỏi thăm về hoàn cảnh gia đình, qua đó động viên em cố gắng tập trung học tập.
Tiếp theo, tôi cử em Duy là bạn cùng lơp (học lực khá, ngoan) thường chơi với em
Thái ngồi gần và giúp đỡ em Thái về mặt học tập trên trường cũng như ở nhà vì hai em
nhà gần nhau. Đồng thời, tôi nhờ em Duy lập một nhóm học tập ở nhà gồm các bạn
chung một tổ (tổ 3) để giúp đỡ nhau khi học tập.
Tìm hiểu thêm về Thái, tơi được biết em có năng khiếu là bóng đá nhưng rất ngại thể
hiện. Do đó trong đợt thi đua về phong trào chào mừng 20/11 tôi động viên, khuyến
khích, tham gia thể hiện khả năng của mình. Qua đó giúp em hịa nhập hơn với các bạn.
Giáo viên chủ nhiệm kết hợp với tổ trưởng, tổ phó tiếp tục ghi chép lại tổng số điểm
về tình hình đạo đức cũng như kết quả học tập các môn mà em Thái đang yếu trong bốn
tuần nữa.

8


Hình ảnh em Thái tham gia các phong trào chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11

• Tương tự, đối với em Tài.
Thời gian đầu vi phạm rất nhiều về đạo đức: cúp tiết, nói bậy, nói chuyện riêng
trong giờ học …. cũng như học tập chưa tốt.
Những vấn đề của em Tài là:
- Em Tài nghiện chơi games từ những năm học trước.
- Hồn cảnh gia đình: mẹ mất, bố đi tù nên năm học này Bác trai đã gửi em vào
nhà dòng Lasan.
- Em bị mất căn bản nhiều mơn vì thế nên khơng có hứng thú khi học. Thường

xuyên làm việc riêng, chọc phá các bạn xung quanh. Nhưng em lại có tài lẻ đó là rất
thích nghiên cứu, sáng chế ra các mơ hình, chế tạo ra các sản phẩm ứng dụng trong thực
tế của các mơn học.
GVCN phân tích cho em Tài thấy, nếu em tiếp tục không tập trung học tập, vi phạm
nhiều về tình hình đạo đức thì em lại càng học yếu hơn. Ngược lại, nếu em tập trung vào
học tập thì các vi phạm về đạo đức sẽ được giảm đi, học tập sẽ tiến bộ hơn. Đồng thời,
cô và các bạn sẽ giúp đỡ em dần lấy lại căn bản.
Tiếp theo, tôi cử em Khánh, là một học sinh giỏi và rất ngoan ngồi gần kèm em Tài
học trên lớp và nhắc nhở em khi vi phạm về tình hình đạo đức. Ngồi ra, các buổi ở nhà
dịng sẽ có các bạn trong ban cán sự bộ môn (mỗi môn học sẽ có một HSG kèm các bạn
học yếu mơn đó) đến giúp em học các mơn cịn yếu. Chính vì thấy được tài lẻ của em
Tài nên tơi đã khuyến khích em đại diện lớp 6/5 thi trải nghiệm sáng tạo giữa các lớp.
Qua đó giúp em hịa nhập hơn với các bạn.
Giáo viên chủ nhiệm kết hợp với tổ trưởng, tổ phó tiếp tục ghi chép lại tổng số điểm
về tình hình đạo đức cũng như kết quả học tập các môn mà em Tài đang yếu trong bốn
tuần nữa.

9


Hình ảnh em Tài tham gia cuộc thi trải nghiệm sáng tạo đợt 1 năm học 2018-2019

2. Những ưu, nhược điểm của giải pháp mới
2.1. Ưu điểm
Việc ghi chép lại tình hình đạo đức cùng với học tập của hai em học sinh trước và
sau khi thực hiện sáng kiến. Với mục tiêu là hạn chế việc vi phạm về tình hình đạo
đức của học sinh bằng cách giúp các em dần có thái độ học tập tích cực hơn mà cụ
thể nhất được thể hiện qua kết quả học tập các môn mà các em học yếu và thường
cảm thấy căng thẳng khi học. Việc theo dõi tình hình đạo đức của hai học sinh trong
từng tuần cùng với sự tiến bộ trong thái độ tham gia học tập các môn học này của

các em. Sự tiến bộ này được thể hiện qua kết quả ghi chép lại từng tuần của tổ
trưởng và tổ phó. Cụ thể:
• Kết quả ghi chép theo dõi về tình hình đạo đức, thái độ tham gia học tập các mơn
cịn yếu của em Thái trước và sau khi thực hiện sáng kiến:
Tuần

Trước khi thực hiện
sáng kiến

Sau khi thực hiện
sáng kiến

Xếp loại

Tuần 1

-37 điểm

Kém

Tuần 2

-17 điểm

Kém

Tuần 3

+3 điểm


Kém

Tuần 4

+ 25 điểm

Yếu

Tuần 5

+ 35 điểm

Trung bình

• Kết quả ghi chép theo dõi về tình hình đạo đức, thái độ tham gia học tập các mơn
cịn yếu của em Tài trước và sau khi thực hiện sáng kiến:
Tuần

Trước khi thực hiện
sáng kiến

Sau khi thực hiện
sáng kiến

Xếp loại

Tuần 1

-44 điểm


Kém

Tuần 2

-24 điểm

Kém

Tuần 3

-4 điểm

Kém

Tuần 4

+ 21 điểm

Yếu

10


Tuần 5

+ 36 điểm

Trung bình

• Số liệu thống kê, xếp loại về tình hình đạo đức của lớp 6/5 sau khi thực hiện sáng

kiến.
Xếp loại
Đạo đức
Thay đổi
về đạo đức

Tổng số HS

Ngoan

Chưa ngoan

45

43 (89%)

2 (11%)

Tăng 5 HS

Giảm 5 HS

(Tăng 11%)

(Giảm 11%)

Tổng số điểm thi đua về tình hình đạo đức, học tập ngày càng được cải thiện
thông qua bảng điểm ở trên, điểm bị trừ ít đi cịn điểm cộng tăng lên. Quan sát thấy hai
em đã tiến bộ rõ rệt. Ở đây, khơng có phép kiểm chứng nào được sử dụng để kiểm tra
kết quả mà chúng ta chỉ quan sát qua kết quả học tập. Đạt được như vậy là do sự thay

đổi thái độ học tập của hai em theo hướng tích cực hơn thể hiện qua bảng điểm theo dõi
của tổ trưởng và tổ phó. Các điểm tăng dần theo thời gian, các em đã ít bị điểm trừ mà
thay vào đó là những con điểm cộng và số lần xung phong trong các tiết học cũng nhiều
hơn.
Hai em Thái và Tài đã có sự thay đổi từ những vi phạm: khơng đeo khăn qng, nói
chuyện riêng, không nghiêm túc trong giờ học, đi dép khi đi học, ngủ gật, chửi bậy,
chọc phá các bạn xung quanh…, khơng hứng thú tham gia học tập mà dần có sự thay
đổi qua các tuần, đó là tình hình vi phạm đạo đức ít đi và hăng hái xung phong phát biểu
nhiều hơn, bắt đầu có những con điểm 6-7điểm trong học tập. Kết quả đó đạt được là
nhờ sự thay đổi theo hướng tích cực thái độ học tập các môn học mà các em thường cảm
thấy chán nản vì học yếu. Các em đã dần bỏ được sự thụ động cũng như sự thiếu tự tin
khi tham gia học tập các mơn học này. Từ đó mà các em đã chăm chỉ học tập, vi phạm
về tình hình đạo đức giảm đi đáng kể.

11


Hình ảnh 2 em Thái và Tài trong giờ học Tốn

- Xếp loại chung về tình hình đạo đức và học tập trong mỗi tuần của em Thái. Tuần
học đầu tiên, trong đó em được -37điểm xếp loại kém. Cũng trong tuần đầu tiên này ta
thấy hầu như ở các tiết học em rất thụ động, số lần vi phạm nhiều về tình hình đạo đức
và bị nhiều điểm kém. Từ tuần học thứ hai, nhờ sự tác động về mặt tâm lí và sự giúp đỡ
của các bạn trong mà tình trạng này được cải thiện dần. Thái đã bớt căng thẳng trong
các môn mà em học rất yếu và bắt đầu tham gia vào tiết học, cụ thể là số lần xung
phong tăng dần, vi phạm khác giảm dần và số điểm kém cũng giảm được thay dần bởi
những điểm cộng.
- Tương tự đối với em Tài, kết quả theo dõi thái độ học tập của em dễ dàng kết
luận được những thay đổi tích cực của em sau khi được giáo viên chủ nhiệm quan tâm,
động viên.

Tiếp tục theo dõi và ghi chép tôi nhận thấy hai em Thái và Tài đã ý thức được trong
học tập, hạn chế những vi phạm để không bị điểm trừ. Như vậy, nhờ sự quan tâm kịp
thời của giáo viên chủ nhiệm, làm các em thay đổi thái độ học tập theo hướng tích cực
hơn đã giúp các em cảm thấy tự tin trong các tiết học, vui vẻ, hòa đồng với các bạn, hạn
chế việc nói chuyện riêng và các vi phạm khác.
2.2. Nhược điểm
Với thời gian nghiên cứu ngắn, phạm vi nghiên cứu chỉ ở một lớp chủ nhiệm của
trường Đinh Tiên Hồng nên có nhiều vấn đề vẫn chưa được phân tích một cách đầy đủ
nhưng qua đó giúp cho chúng ta thấy được thực trạng của đạo đức học sinh hiện nay đặc
biệt là HS lớp tôi chủ nhiệm giúp cho tôi định hướng lại một số việc cần phải làm trong
thời gian sắp tới để góp phần thành cơng vào cơng tác giáo dục đạo đức cho học sinh
lớp mình.
Một số HS khơng ở cùng vơi ba mẹ vì nhiều lí do như ba mẹ mất sơm hoặc li
hôn… mà ở cùng với ông bà, chú bác. Việc liên hệ với gia đình gặp rất nhiều khó khăn
cũng như người ni dưỡng theo dõi và giám sát các em không thể như ba mẹ ruột
được.
3. Đánh giá về sáng kiến được tạo ra
3.1 Tính mới
Với giải pháp đưa ra thông qua việc trải nghiệm sáng tạo giúp các em u thích
mơn học. Qua đó cũng giúp các em yếu kém trong việc học tập được cải thiện thành tích
học tập. Các em cảm thấy mơn học thú vị và bớt khô khan hơn, nâng dần chất lượng đạo
đức học sinh về mặt tình cảm đạo đức, các em còn rèn luyện được kỹ năng giao tiếp, kỹ
12


năng thể hiện mình qua các buổi sinh hoạt dưới cờ, ngoại khóa, các hoạt động trải
nghiệm sáng tạo, giáo dục ngoài giờ lên lớp,…
3.2 Hiệu quả áp dụng
Sáng kiến đã một phần giúp các HS yếu kém thay đổi nhận thức về việc học của
mình. Qua đó các em được hịa nhập cùng với những HS ngoan. Góp phần tạo ra công

dân tốt trong tương lai.
3.3 Khả năng áp dụng sáng kiến
Sáng kiến đã được áp dụng trực tiếp nơi tác giả đang công tác chủ nhiệm lớp 6/5
tại trường THCS Đinh Tiên Hồng. Sáng kiến này có thể nhân rộng ra toàn trường cho
các lớp chủ nhiệm của cả năm học. Bước đầu tác giả đã áp dụng thành công giai đoạn
khảo sát trong 5 tuần đầu.

Biều đồ sự tiến bộ của học sinh Thái

13


Biều đồ sự tiến bộ của học sinh Tài

PHẦN KẾT LUẬN
Qua kết quả đạt được đó tơi rút ra kinh nghiệm như sau:
- Ngay từ đầu năm học, giáo viên phải kịp thời nắm bắt ngay về đặc điểm tình hình
của lớp về mọi mặt như điều kiện gia đình học sinh, năng lực học tập khả năng nhận
thức của các em, ý thức đạo đức...
- Giữ mối liên hệ mật thiết giữa giáo viên với gia đình phụ huynh học sinh trong công tác
giáo dục, kịp thời trao đổi với phụ huynh học sinh về học tập cũng như ý thức đạo đức của các
em để kết hợp trong công tác giáo dục học sinh đạt hiệu quả cao.
- Giáo viên phải luôn gần gũi quan tâm giáo dục học sinh, tạo cơ hội cho học sinh được
trao đổi, bày tỏ và phát triển.
- Kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và tổng phụ trách đội.
- Trong giảng dạy luôn quan tâm đến tất cả các đối tượng học sinh, những cá nhân
điển hình để các em học tập và làm theo.
- Trong quá trình rèn luyện, giáo dục, giáo viên phải nắm bắt được đặc điểm tâm
sinh lý học sinh (Các em cịn nhỏ, hiếu động, chóng nhớ chóng qn). Vì thế sự rèn


14


luyện phải là một q trình khơng nên nóng vội, gò các em mà phải tạo tâm thế thoải
mái cho học sinh và giáo viên phải là tấm gương sáng cho mọi học sinh noi theo.
- Để đạt được kết quả giáo dục như mong muốn ngoài sự nỗ lực của thầy và trị cần
có sự quan tâm kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Tạo sự đồng bộ thống nhất
trong giáo dục có như vậy mới mang lại hiệu quả cao trong giáo dục.
Trên đây một vài kinh nghiệm nhỏ của tôi trong công tác giáo dục đạo đức cho học
sinh. Với kinh nghiệm này, mong rằng sẽ đóng góp một phần trong cơng tác làm giáo
viên chủ nhiệm. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của quí đồng nghiệp để bổ sung cho
SKKN càng hồn thiện hơn và có tác dụng giáo dục hơn nữa.
Bình Minh, Ngày 10 tháng 10 năm
2018
Tác giả sáng kiến

HỘI ĐỒNG CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
TẠI CƠ QUAN, ĐƠN VỊ NƠI CƠNG TÁC
HIỆU TRƯỞNG

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thơng tư số 12/2011/TT-BGDĐT về việc ban hành điều lệ trường THCS, trường
THPT và trường PT có nhiều cấp học.
2. Quyết định số 40/2006/QĐ- BGDĐT về việc ban hành quy chế đánh giá xếp loại
học sinh THCS và học sinh THPT.

15



16



×