Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

HƯỚNG DẪN VIẾT CÁC PHẦN YÊU CẦU NÂNG CAO TRONG BÀI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.26 KB, 17 trang )

TÀI LIỆU: HƯỚNG DẪN VIẾT CÁC PHẦN YÊU CẦU NÂNG CAO TRONG BÀI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
(Phần 2: Các tác phẩm thơ)

VIỆT BẮC - TỐ HỮU
STT
1

Yêu cầu phụ
Nhận xét giọng điệu của Tố Hữu.

Triển khai
Nhà văn Chekhov từng khẳng định: “Nếu tác giả khơng có lối đi riêng thì người
đó không bao giờ là nhà văn cả… nếu anh không có giọng riêng, anh khó trở thành nhà
văn thực thụ” và nhà thơ cũng khơng nằm ngồi quy luật ấy. Trong sự nghiệp sáng tác
không mệt mỏi mỗi người nghệ sĩ đều tìm cho mình một “giọng nói riêng”. Giọng nói
ấy chính là thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện
tượng được miêu tả. Nó quy định cách xưng hơ, gọi tên, dùng từ, sắc diệu tình cảm, cách
cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm,… Hiểu rõ
điều đó, Tố Hữu khẳng định giọng nói của mình trên thi đàn: Thơ là chuyện đồng điệu.
[…] Thơ là tiếng nói đồng ý và đồng tình, tiếng nói đồng chí. Và suốt đời sáng tác của
mình, nhà thơ đã luôn trung thành với “tôn chỉ” đã đặt ra để rồi ta biết đến người nghệ
sĩ ấy với chất giọng “trữ tình chính trị”. Ngay từ giây phút đầu tiên khi giác ngộ lí tưởng

1


Đảng, Tố Hữu đã khẳng định làm thơ để phục vụ kháng chiến. Chính vì thế lí tưởng
cách mạng, đời sống cách mạng, những sự kiện chính trị đã trở thành nguồn cảm xúc
lớn trong sự nghiệp sáng tác của nhà thơ. Tiếng thơ của Tố Hữu tập trung vào tái hiện
lịch sử, đặc biệt là những sự kiện chính trị quan trọng trong lịch sử dân tộc. Mỗi một sự
kiện ấy lại được bọc trong giọng nói ngọt ngào, thiết tha. Lối trữ tình này được khơi


nguồn từ những câu dân ca như hị mái nhì, mái đẩy, điệu lí, điệu ca nam ai, nam bằng,
… của xứ Huế thân thương. Dẫu có ngụp lặn trong cuộc đời bể dâu thì “người chép sử
bằng thơ” ấy vẫn giữ vẹn trịn giọng nói thủ thỉ, tâm tình xiết bao ngọt ngào thiết tha.
Cả bài thơ “Việt Bắc” được viết theo lối đối đáp giao duyên của liền anh, liền chị trong
ca dao dân ca để mà giãi bày tâm sự giữa kẻ đi người ở, giữa đồng bào Việt Bắc và cán
bộ Cách mạng. Mình - ta, ta - mình quấn quýt bên nhau trong mối ân tình sâu nặng như
thể “Mình về ta chẳng cho về/ Ta nắm vạt áo, ta đề bài thơ”. Hoài Thanh thật tinh tường
khi quả quyết nhận xét về “cái giọng riêng” của “cánh chim đầu đàn của thơ ca cách
mạng” thế này: “Một tiếng nói u thương ln ln chan hịa ánh sáng, tự nó cũng là
ánh sáng, lại hết sức linh hoạt và uyển chuyển, mỗi lúc một khác, mỗi nơi một khác, kể
cả những lúc chỉ là sự im lặng giữa các dịng thơ. Phải chăng đây chính là bản sắc riêng
của thơ Tố Hữu”. Hay nói theo cách Xuân Diệu thì: “Tố Hữu đã đưa thơ chính trị đạt
đến trình độ rất đỗi trữ tình” (Xuân Diệu).

2


2

Nhận xét sự kết hợp giữa khuynh

Nói theo cách của Tố Hữu thì “Cuộc đời là nơi xuất phát và cũng là nơi đi tới của văn

hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn học”, hiểu được điều ấy nên trước cuộc biến thiên to lớn của dân tộc văn học tạm gác
của Tố Hữu.
lại niềm vui, nỗi buồn của cá nhân để đến với nỗi niềm chung của khối đời, tồn dân.
Văn học lúc này khốc lên mình tấm áo sử thi để rồi phản ánh, đề cập đến những vấn đề
có ý nghĩa lịch sử lớn lao và có tính chất tồn dân tộc. Kể từ đó, chàng thanh niên 18
tuổi năm nào khi mới bước chân vào “trường văn trận bút” đã định sẵn ngịi bút của
mình phải phục vụ sự nghiệp giải phóng dân tộc. Chính vì thế, chặng đường thơ Tố Hữu

ln song hành với chặng đường cách mạng. Những sự kiện lịch sử lớn ln là nguồn
cảm hứng chính trong thơ Tố Hữu. Ơng luôn đề cập đến những vấn đề lịch sử mang tính
tồn dân: “Nhớ khi kháng Nhật, thuở cịn Việt Minh”. Hay sự kiện “Tân Trào, Hồng
Thái, mái đình, cây đa”, …Để rồi phía sau những dấu ấn lịch sử khơng thể phai mờ là
một hồn thơ hướng tới cái “ta” chung, một cái tôi nhân danh Đảng và dân tộc với lẽ sống
lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn. Khuynh hướng sử thi lai được nâng lên bởi đôi cánh
của cảm hứng lãng mạn - một thứ thuốc tinh thần giúp con người có thể vượt lên mọi
thử thách trong máu lửa của chiến tranh đã hướng tới ngày chiến thắng, trong gian khổ
cơ cực đã nghĩ tới ngày mai ấm no hạnh phúc. Tố Hữu chẳng ngoại lệ, những vần thơ
của ông hân hoan, chan chứa niềm tin vào Đảng, vào Cách mạng. Cũng trong đôi mắt
say sưa của hơn men lãng mạn, người chép sử bằng thơ ấy nhìn đâu cũng thấy đất nước
mình tươi đẹp:

3


“Tơi lại nhìn như đơi mắt trẻ thơ
Tổ quốc tơi chưa đẹp thế bao giờ
Xanh núi, xanh sông, xanh đồng, xanh bể
Xanh trời xanh của những ước mơ”.
Thật đầy đủ khi nhận xét về Tố Hữu như thế này: Thơ của chàng thanh niên Tố Hữu khi
ấy từ trái tim vọt ra cũng như thơ của chúng tôi, cũng lãng mạn như thể chúng tôi, nhưng
là thứ lãng mạn khác, có nhiều máu huyết hơn; thơ chúng tơi chỉ đập cho mở cửa trời,
nhưng thơ Tố Hữu thì mới có chìa khóa: Cách mạng, giải phóng dân tộc, giải phóng cho
người lao khổ. (Xuân Diệu)
3

Nhận xét về vẻ đẹp con người Việt Hình ảnh con người Việt Nam trong kháng chiến được Tố Hữu bao quát toàn bộ, từ
Nam trong kháng chiến.


người chiến sĩ cách mạng nơi tuyền tuyến đến người hậu phương q nhà, tất cả hịa
chung bầu khơng khí sục sơi chiến đấu. Người lính, bộ đội, chiến sĩ trong “Việt Bắc”
không được điểm mặt, chỉ tên, cũng khơng thấy rõ bóng dáng mà được hịa vào dịng
người đêm ra trận. Họ mang vẻ đẹp của những thanh niên mang trong mình chí lớn bảo
vệ Tổ quốc, đấu tranh cho độc lập của đất nước, tự do, hạnh phúc của nhân dân. Chỉ
bằng những tiếng thơ chân thật, tinh thần của những anh bộ đội cụ Hồ trong những năm
tháng ấy đã bừng cháy trong từ câu chữ, thiêu đốt quân thù, mang lý tưởng sống cao đẹp

4


và lòng dũng cảm truyền tải đến bạn đọc. Bên cạnh những người ra trận, hậu phương,
dân quân chi viện cũng ngời sáng lên vẻ đẹp của người con đất Việt: cần cù, khơng ngại
khó, ngại khổ, kiên cường, bất khuất cùng ý chí sắt đá đồn kết đánh giặc. Và ở những
trang thơ ấy cịn sáng lên hình ảnh cụ Hồ - lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Người
như ánh dương soi đường chỉ lối đưa toàn dân ta đến ngày mai tươi sáng, ấm lo, hạnh
phúc. Có thể thấy trong những vần thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu, mỗi một khn mặt
người hịa vào nhau làm lên vẻ đẹp của dân tộc, vẻ đẹp của tình đồn kết, gắn bó bền
chặt trong khối đời. Họ cùng chung gian khó, cùng vượt hiểm nguy, cùng sống cùng
chết, cùng căm thù, cùng bảo vệ, cùng tiến lên, cùng chiến thắng và cùng nhau hân hoan
trong niềm vui chiến thắng. Để rồi trong giờ phút phải chia xa, họ lại nhớ thương, bịn
rịn, gửi gắm đến nhau biết bao tình cảm keo sơn, mặn nồng. Hình ảnh những con người
Việt Nam ấy đã đi vào thơ ca kháng chiến như một niềm thơ lớn và trở thành phần hồn
của mỗi người con đất Việt. Yêu biết mấy hình ảnh những người dân Việt Nam, cần cù
trong lao động, anh hùng trong chiến đấu:
“Yêu biết mấy những con người đi tới
Hai cánh tay như hai cánh bay lên
Ngực dám đón những phong ba dữ dội
Chân đạp bùn khơng sợ các loài sên!”


5


(Mùa thu tới - Tố Hữu)

TÂY TIẾN - QUANG DŨNG
STT

Yêu cầu phụ

1

Vẻ đẹp của người lính thời kỳ kháng
chiến chống Pháp.

Triển khai
Quả thực “Thơ là cây đàn muôn điệu của tâm hồn, của nhịp thở con tim” (Hoài
Thanh) bởi Quang Dũng đã để từng con chữ thoát ra từ lồng ngực mình. Những câu thơ
thổn thức của ơng về hình tượng người lính Tây Tiến hịa chung vào bản nhạc muôn
điệu của thơ ca kháng chiến, bồi đắp thêm những vẻ đẹp của người lính thời kỳ kháng
chiến chống Pháp, thời kỳ của những đau thương và anh dũng. Đầu tiên khi nhắc đến
những người lính thời kì kháng chiến chống Pháp, ta sẽ hình dung đến những người lính
áo vải. Họ là những người nông dân buông cuốc, buông cày bước thẳng vào chiến
trường. Tay cầm súng có thể chưa quen, chân đi vạn dặm có thể mỏi mệt nhưng những
người lính ấy ln mang trong mình ý chí kiên định khơng gì có thể lay chuyển. Họ từ
một con người “súng bắn chưa quen, quân sự mươi bài” dần được tôi luyện trong kháng
chiến, trở thành những người anh hùng dân tộc coi núi rừng là nhà, nắng mưa là bạn,
“quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”. Các anh ln kiên cường, dũng cảm, đồn kết một

6



lịng vì sự nghiệp giành lại độc lập dân tộc. Đã có những gian lao, có cả những hi sinh
nhưng khơng gì có thể ngăn được ý chí, niềm lạc quan của những người lính Cụ Hồ tin
vào ngày mai tươi sáng. Những người lính thời kì kháng chiến chống Pháp có vẻ đẹp
chung là vậy, riêng với người lính Tây Tiến - những chiến sĩ bước từ trường học vào
chiến trường. Họ lại có những vẻ đẹp riêng. Với cái hào hoa, phong nhã có sẵn của
những trí thức trẻ, người lính Tây Tiến mang trong mình cả nét hào hoa, phong nhã,
lãng mạn. Dù là người lính xuất thân từ thôn quê, đồng ruộng hay từ Hà thành, từ trường
học thì họ, những anh hùng thời kì kháng chiến chống Pháp cũng ln mang tâm thế:
“Ta xé mình ra ngang dọc chiến hào
Cho Tổ quốc liền sông núi vạn đời sau”.
(Chế Lan Viên)
2

Vẻ đẹp trong ngòi bút của nhà thơ

Với mỗi người nghệ sĩ, có giọng điệu và dấu ấn riêng là điều kiện tiên quyết khi

Quang Dũng (Phong cách sáng tác làm nghệ thuật. Thậm chí đến khi tác giả đó khơng cịn nữa thì “vân chữ” mà ông in
của Quang Dũng)

trên trang giấy vẫn sẽ hiện lên như một tấm huy chương sáng chói. Đặt bút và khắc họa
những nét tinh tế về người lính Tây Tiến, Quang Dũng cho ta thấy rõ vẻ đẹp trong ngịi
bút của mình. Đó cũng chính là phong cách nghệ thuật riêng biệt của nhà thơ xứ Đoài
mây trắng ấy, một ngịi bút hồn hậu, phóng khống lãng mạn và tài hoa. “Tây Tiến”
không những là bài thơ nổi bật nhất trong sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Quang Dũng

7



mà cịn mang đậm phong cách thơ của ơng. Cảm hứng lãng mạn là cảm hứng chủ đạo
của bài thơ, là mạch cảm xúc nhớ nhung xuyên suốt về những thời đã qua của nhà thơ
về đồng đội, đơn vị của mình. Chính cảm hứng lãng mạn đã biến một bài thơ viết về
người lính cách mạng thành một bài thơ mang đậm nét trữ tình, đong đầy cảm xúc.
Nhưng trong mạch cảm xúc ấy cịn có sự hịa phối của bút pháp hiện thực đã lột một
cách chân thực cuộc sống người lính nơi chiến trường với những gian khổ, thiếu thốn,
khắc nghiệt của chiến tranh để ta thấy trong cái phóng khống, lãng mạn của tuổi trẻ ấy
vẫn tràn đầy mất mát, đau thương của một thời khói lửa. “Tây Tiến” đã thể hiện những
nét đặc sắc nhất trong phong cách nghệ thuật của Quang Dũng, đó là bút pháp tương
phản đầy ấn tượng của cảm hứng lãng mạn, là chất họa và chất nhạc đậm nét với giá trị
biểu cảm mạnh mẽ, là cái bi tráng đưa đến những xúc động sâu sắc nhất trong lòng
người đọc. Các nhìn, cách viết khác lại của Quang Dũng thật xứng với lời nhận định
của nhà thơ Vũ Quần Phương: “Quang Dũng đứng riêng một ốc đảo, đặc biệt với bài
thơ “Tây Tiến” ơng khơng có điểm gì chung chung với các nhà thơ khác, ông đứng biệt
lập như một hòn đảo giữa các nhà thơ kháng chiến”.
3

Tinh thần bi tráng trong bài thơ.

Bi tráng là vừa bi ai vừa hào hùng. "Tây Tiến" là tác phẩm thể hiện rõ tinh thần
bi tráng bởi chính bài thơ khơng hề che giấu, né tránh hiện thực gian khổ của hiện thực
nhưng bi ở đây không lụy. Tinh thần bi tráng trong toàn bài được thể hiện bằng một

8


giọng điệu, âm hưởng, màu sắc tráng lệ, hào hùng có thể đem đến cho người lính sức
mạnh và niềm tin vào tương lai. Bi là khó khăn trùng điệp khi vượt non vượt núi, là hi
sinh, là bỏ mạng nơi rừng thiêng nước độc. Ấy thế nhưng cái bi ấy vẫn khơng thể sánh

bằng cái tráng khí, lý tưởng của người lính Tây Tiến. Các anh khơng quản ngại khó
khăn gian khổ, khơng sợ hi sinh, coi cái chết nhẹ “tựa lông hồng”. Quang Dũng đã chọn
lọc, đã tinh chế những nét tiêu biểu nhất của những người lính Tây Tiến để tạc nên bức
tượng đài tập thể của cả đoàn quân. Cái bi và cái hùng là hai chất liệu chủ yếu của bức
tượng đài người lính Tây Tiến, để cho hình ảnh những con người ấy sống mãi trong trái
tim bạn đọc.
4

Cảm hứng lãng mạn trong bài thơ.

Cảm hứng lãng mạn thể hiện ở "cái tôi" đầy tình cảm, cảm xúc của nhà thơ. Nó
phát huy cao độ trí tưởng tượng, sử dụng rộng rãi những yếu tố cường điệu và phóng
đại, những thủ pháp đối lập để tô đậm cái phi thường, tạo nên ấn tượng mạnh mẽ về cái
hùng vĩ và cái tuyệt mĩ. Thiên nhiên Tây Bắc qua ngòi bút lãng mạn của Quang Dũng,
được cảm nhận với vẻ đẹp vừa đa dạng vừa độc đáo, vừa hùng vĩ vừa thơ mộng, hoang
sơ mà ấm áp. Hình ảnh những cơ gái, những con người Tây Bắc càng tơ đậm thêm chất
huyền bí, thơ mộng của núi rừng. Chất lãng mạn còn được thể hiện chủ yếu ở cảm hứng
hướng tới cái cao cả, sẵn sàng xả thân, hi sinh tất cả cho lí tưởng chung của cộng đồng,
của toàn dân tộc của những người lính. Hiện thực người lính Tây Tiến phải đối diện là

9


khó khăn trùng trùng. Nếu khơng có cảm hứng lãng mạn nâng đỡ, có lẽ sức nặng của
những khó khăn gian khổ đã là sức cản rất lớn trên bước đường hành quân của người
lính. Lãng mạn cho phép người lính nâng tâm hồn mình bay lên khỏi những mất mát
của chiến tranh tàn bạo, cho phép họ nghĩ về những người thân yêu mình đang bảo vệ
để thêm chắc cây súng, cho phép họ tin vào ý nghĩa đúng đắn của cuộc chiến đấu, tin
vào lý tưởng mình đang theo đuổi. Hơn hết cảm hứng lãng mạn không cho phép họ bỏ
cuộc giữa chừng khi nước nhà chưa sạch bóng qn thù. Nhà phê bình Nguyễn Đăng

Điệp đã có lần từng chia sẻ: “Nếu như Chính Hữu viết về những chàng vệ quốc bằng
bút pháp hiện thực thì Quang Dũng đã tái hiện vẻ đẹp người lính bằng đơi cánh lãng
mạn đem đến men say cho thi tứ, sự bay bổng của hình tượng… Nếu thiếu đi cái chất
lãng mạn, “Tây Tiến” cơ hồ sẽ mất đi vẻ đẹp tồn bích của nó.” Thế mới thấy cảm hứng
lãng mạn đã tạo nên phong vị riêng biệt, tạo nên sức hút cho “Tây Tiến” như thế nào.
5

Chất nhạc, chất họa trong bài thơ.

Theo Vũ Thu Hương thì “Tây Tiến – tượng đài bất tử về người lính vơ danh” cịn
đối với Xuân Diệu: “Đọc Tây Tiến, ta có cảm tưởng như ngậm nhạc trong miệng”. “Tây
Tiến” dưới ngòi bút của Quang Dũng đã có cả chất nhạc, chất họa tạo thành một tác
phẩm đặc biệt thành công. Về chất nhạc, Quang Dũng tạo nên bằng cách sắp xếp có chủ
ý những từ ngữ có thanh bằng trắc cùng các từ láy một phần hoặc toàn phần. Nếu miêu
tả dốc cao, vực sâu thì thường những thanh trắc được sử dụng. Có khi ta lại thấy những

10


câu thơ êm đềm toàn thanh bằng nhẹ nhàng và bay bổng. Dấu bằng trắc đan xen cũng
có lúc thể hiện những chặng đường gập ghềnh, hiểm trở mà người lính phải đi qua. Chất
nhạc khơng chỉ đến từ nghệ thuật sử dụng ngơn từ mà nó cịn thể hiện trong hình ảnh
thơ. Dịng sơng Mã là bản nhạc chứa đựng linh hồn núi sơng song hành cũng người lính:
“Sơng Mã gầm lên khúc độc hành”. Về chất hoạ, khung cảnh thiên nhiên được vẽ lên
bởi những nét khảng khái, khoẻ khoắn, rõ ràng. Điểm nhìn có cao, có rộng, có sâu. Trên
nền thiên nhiên ấy là người lính hành qn, tuy hình dáng nhỏ bé nhưng tầm vóc và ý
chí lại vơ cùng lớn lao. Thiên nhiên thì hùng vĩ, con người thì được tạc nên như bức
tượng đài. Đó là bức họa bằng ngơn từ mà Quang Dũng đã vẽ nên.

SÓNG - XUÂN QUỲNH

STT
1

Yêu cầu phụ

Triển khai

Vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ Đọc “Sóng” ta như thấy hình ảnh của từng cơ gái trong đó mà khơng phải chỉ riêng Xuân
trong tình yêu.

Quỳnh. Tình yêu là câu chuyện của mn thuở, nó vượt mọi thời gian, mọi khơng gian,
ln mang trong mình một sức sống bền bỉ. Thử hỏi có ai trong tình u mà khơng thương,
khơng nhớ, khơng mong, có ai trong tình u mà khơng mang khát vọng thủy chung, khát

11


vọng được sống mãi trong tình yêu đẹp đẽ ấy. Bởi vậy, với “Sóng” Xuân Quỳnh quả thật
là “người đàn bà của mn thuở”. “Sóng” - đó khơng chỉ là cuộc tình mà đó là cả cuộc
đời. Qua từng ý thơ của Xuân Quỳnh, người thi sĩ ấy không phải chỉ gửi riêng nỗi niềm
của mình mà cịn là nỗi niềm của mọi cơ gái, mọi trái tim u. Có những nỗi nhớ trào dâng
trong lòng khi nhớ thương một người, có niềm tin vững chắc vào tình u của chúng ta dù
phải cùng nhau vượt qua mn trùng khó khăn, vất vả. Có những lo lắng, trăn trở trong
những tháng ngày xa cách thế nhưng, vượt lên trên tất cả những cảm xúc thường thấy ấy
là một khát vọng hướng tới sự thủy chung trong tình yêu và khát vọng hóa thân để vĩnh
cửu hóa tình u của chính mình. Những cảm xúc ấy, niềm mong mỏi ấy đâu phải chỉ của
riêng Xuân Quỳnh, đó là niềm mong mỏi của biết bao trái tim người con gái đang yêu hay
mong chờ một tình yêu. Viết ra những điều máu thịt ấy “Xuân Quỳnh thực là người đàn
bà của muôn thủa”.
2


Nét hiện đại trong tình u của Với “Sóng”, ta như được lật mở những trang suy tư thầm kín nhưng rất đỗi đáng yêu của
Xuân Quỳnh.

người con gái. Vừa là một tâm hồn người nữ dịu dàng trong vẻ đẹp truyền thống thường
thấy, vừa là một người nữ với suy nghĩ về tình yêu, quan niệm về tình yêu hiện đại vơ
cùng. Khơng chỉ là “bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền” mà Xuân Quỳnh còn chủ
động trong kiếm tìm, gìn giữ, bảo vệ tình yêu như một vật báu thiêng liêng của con người.
Một tình yêu chân thành, yêu hết mình, là điều cao đẹp tuyệt vời, là tình u khơng có

12


tuổi: “Tay trong tay tôi đến bên người/ Tôi chẳng nói điều chi là vĩnh viễn/ Vì mỗi sáng,
khi mặt trời hiển hiện/ Là một ngày tôi lại bắt đầu u”. Khơng những thế Xn Quỳnh
khi u cịn nồng nhiệt vơ cùng. Chỉ cần trái tim cảm nhận được đó là tâm hồn đồng điều,
dẫu cuộc đời có bao nhiêu biến động, xa cách không gian hay thời gian trái tim của em
cũng chỉ hướng về một phương duy nhất. Em can đảm theo đuổi tình u của chính mình
và ln đặt niềm tin vào tình u ấy. Hơn thế, người phụ nữ dám vượt qua nỗi lo âu để
hướng tới khát vọng vĩnh cửu hóa tình u của chính mình, đem tình em của mình hồ
nhập vào cùng tình yêu Tổ quốc. “Em” trong “Sóng” thể hiện một tâm hồn đầy sơi nổi và
khát vọng sống hết mình cho tình yêu, bày tỏ khát vọng thành thực của bản thân là được
dâng hiến, sống và yêu hết mình. Với những điều tưởng chừng giản đơn ấy, đặt vào bối
cảnh ra đời của tác phẩm năm 1967, ta càng thấy rõ hơn nét hiện đại trong tình yêu của
Xuân Quỳnh. Nét hiện đại ấy thật phù hợp với con người chị - thẳng thắn, bộc trực:
“Không sĩ diện đâu, nếu tôi yêu được một người
Tôi sẽ yêu anh ta nhiều hơn anh ta yêu tôi nhiều lắm
Tôi yêu anh dẫu vạn lần cay đắng…”

ĐOẠN TRÍCH: ĐẤT NƯỚC - NGUYỄN KHOA ĐIỀM


13


STT

Yêu cầu phụ

1

Phong cách trữ tình, triết luận của
Nguyễn Khoa Điềm.

Triển khai
Như Huy Văn từng nhận xét: “Nếu như trong thơ Nguyễn Đình Thi, hình ảnh đất
nước hào hoa, kiêu hãnh, lãng mạn và tràn đầy sức sống thì trong thơ Nguyễn Khoa Điềm
hình ảnh đất nước lại giàu có về văn hóa, là sức mạnh của chân lý.” Nhận định đã khẳng
định phong cách nghệ thuật đậm chất trữ tình, triết luận vốn có của Nguyễn Khoa Điềm.
Triết luận có thể hiểu đơn giản là triết lý và lý luận. Người nghệ sĩ này đã khai thác, bổ xẻ
Đất Nước trên nhiều phương diện khác nhau, ở đây là địa lý và lịch sử để phân tích và
chinh phục trái tim bạn đọc bằng những đoạn liệt kê địa danh, phẩm chất tốt đẹp của con
người Việt Nam. Các dịng thơ của Nguyễn Khoa điềm cũng có kết cấu rất chặt chẽ, câu
trước khái quát, câu sau làm rõ hoặc làm rõ trước rồi khẳng định ở cuối đoạn thơ (liệt kê
các địa danh gắn văn văn hoá, con người rồi khẳng định triết lý Đất Nước của nhân dân ở
hai câu: “Ôi Đất Nước sau bốn ngàn năm đi đâu ta cũng thấy/ Những cuộc đời đã hóa núi
sông ta…”). Một đặc điểm nữa trong phong cách thơ của Nguyễn Khoa Điềm là chất trữ
tình, tức là sự mềm mại, uyển chuyển, tình cảm của thơ. Chất trữ tình thể hiện rõ ở một số
yếu tố như nhân vật “em”, những câu cảm thán: “Ôi Đất Nước sau bốn ngàn năm đi đâu
ta cũng thấy”, những câu gọi: “Em ơi em” tạo nên những cảm xúc lồng ghép tránh sự khơ
cứng của tính triết luận. Như vậy, phong cách của Nguyễn Khoa Điềm đạt tới độ chín của

sự cân bằng giữa cảm xúc và lý trí, tạo nên những vần thơ vừa thắm đượm cái tình vừa

14


đầy sự thuyết phục và tin tưởng. Có phải chăng sự khẳng khái của một người chiến sĩ đã
cho Nguyễn Khoa Điềm những tư duy và đường hướng triết luận rõ ràng trong thơ ca, và
cũng có phải vì là người con xứ Huế, mang tâm hồn của mộng mơ nên ơng vẫn da diết
trong những trang thơ của mình?
2

Làm rõ tư tưởng mới mẻ của

Trong trích đoạn “Đất Nước”, Nguyễn Khoa Điềm đã đem đến tư tưởng mới mẻ

Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước. về đất nước, đó là tư tưởng đất nước của nhân dân. Tư tưởng đất nước của nhân dân được
(Tư tưởng đất nước của nhân dân). hiểu là coi nhân dân - chủ thể sáng tạo ra đất nước là trung tâm. Nhân dân khai sinh, sáng
tạo, thành lập, bảo vệ và phát triển đất nước này. Lật giở từng trang trong lịch sử dân tộc
có thể nhận thấy tư tưởng Đất Nước của nhân dân có nhiều biến chuyển trong mỗi thời
kỳ. Trong văn học trung đại, khái niệm đất nước gắn liền với các bậc quân vương như
trong“Nam quốc sơn hà”, gắn liền với các triều đại như trong “Bình Ngơ đại cáo” –
Nguyễn Trãi. Nhưng một số tướng lĩnh, quan lại như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi đã
nhận thấy vai trò to lớn của nhân dân đối với Đất Nước. Trần Hưng Đạo đã từng dâng kế
sách cho vua: “muốn đánh thắng giặc phải biết khoan thư sức dân làm kế sâu rễ, bền gốc”.
Nguyễn Trãi đã từng khẳng định: “Lật thuyền mới biết dân như nước”, Nguyễn Bỉnh
Khiêm cũng từng nói: “Cổ lai quốc dĩ dân vi bảo”. Thời cận đại một số chí sĩ yêu nước
như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh cũng đã nhìn ra sức mạnh và vai trị to lớn của nhân
dân. Phan Châu Trinh đã có lần nhấn mạnh: “Dân là nước, nước là dân”, đến thời đại của

15



Hồ Chí Minh, Bác cũng ln nhắc nhở “Đảng ta phải biết lấy dân làm gốc”. Dù ở thời đại
nào, các nhà tư tưởng lớn vẫn nhìn thấy vai trị và sức mạnh của nhân dân đối với Đất
Nước. Nhân dân gánh trên đơi vai của mình Đất Nước đi suốt cuộc trường chinh cũng như
những cuộc khai khẩn đất đai, miền rộng, bờ cõi. Điều này, các nhà thơ nhà văn hiện đại
đã có ý thức một cách rõ rệt, sâu sắc, tuy nhiên chỉ đến chương “Đất Nước” của Nguyễn
Khoa Điềm, tư tưởng Đất Nước của nhân dân mới được lý giải một cách thấu đáo, toàn
diện trên các bình diện lịch sử, địa lý và văn hóa. Điều mà chúng ta dễ nhận ra trước tiên
là tác giả đã sử dụng rộng rãi các chất liệu văn hóa dân gian. Nghĩa là văn hóa của nhân
dân từ ca dao tục ngữ đến truyền thuyết, cổ tích, từ phong tục tập quán đến cuộc sống dân
dã hàng ngày. Các chất liệu ấy đã tạo ra được một thế giới nghệ thuật hết sức quen thuộc
gần gũi mà sâu xa, bay bổng của văn hóa dân gian Việt Nam bền vững và độc đáo. Thêm
vào đó tư tưởng Đất Nước của nhân dân hiện lên trong chiều dài thời gian lịch sử nhân
dân - lực lượng của những con người vô danh nhưng đông đảo tạo nên và bảo vệ đất nước.
Trải dài ở khắp mọi miền của non sơng gấm vóc là những địa danh gắn với nhân dân, gắn
với đời sống sinh hoạt của con người. Tư tưởng Đất Nước của nhân dân cũng hiện lên
trong không gian cụ thể, nơi sinh tồn của cộng đồng. Quả thật trong “Đất Nước”, “Nguyễn
Khoa Điềm đã sáng tạo một hình tượng Đất Nước thân quen mà mới lạ trong thi ca Việt
Nam. Nhà thơ đã khắc họa nên một Đất Nước toàn vẹn, là sự thống nhất của lãnh thổ và
văn hóa, của lịch sử và sự sống, một Đất Nước trong không gian tinh thần của người Việt

16


Nam”.

17




×