Tải bản đầy đủ (.pdf) (160 trang)

dự án sản xuất giống và nuôi thương phẩm tôm càng nước ngọt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.38 MB, 160 trang )



MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1. Thông tin chung ......................................................................................................................1
1.1. Tên đề tài ...............................................................................................................................1
1.2. Chủ nhiệm đề tài .................................................................................................................1
1.3. Tổ chức chủ trì đề tài ........................................................................................................1
2. Tổng quan nghiên cứu và sự cần thiết thực hiện đề tài...........................................2
2.1. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu về tơm càng nước ngọt (M.
nipponensis)...................................................................................................................................2
2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và ngồi nước ...................... 5
2.2.1. Tình hình nghiên cứu ở ngồi nước ........................................................ 5
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước......................................................... 7
2.3. Luận giải về sự cần thiết, tính cấp bách và ý nghĩa thực tiễn của việc
nghiên cứu đề tài ............................................................................................... 8
3. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 9
3.1. Mục tiêu chung ........................................................................................... 9
3.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 10
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................. 10
5. Nội dung và phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng ........................... 10
5.1. Nội dung nghiên cứu khoa học ................................................................ 10
5.1.1. Khảo sát, lựa chọn địa điểm triển khai xây dựng mơ hình ................... 10
5.1.2. Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất giống tôm càng nước ngọt ... 10
5.1.3. Nghiên cứu xây dựng quy trình ni thương phẩm tơm càng nước ngọt
......................................................................................................................... 11
5.1.4. Xây dựng mơ hình sản xuất giống và nuôi thương phẩm tôm càng nước
ngọt tại tỉnh Phú Thọ ....................................................................................... 11
5.1.5. Đào tạo, tập huấn kỹ thuật, tuyên truyền, hội thảo khoa học và đề xuất
ứng dụng, chuyển giao nhân rộng các kết quả nghiên cứu ............................. 11
5.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 11


5.2.1. Cách tiếp cận ......................................................................................... 11
5.2.2. Chuẩn bị thí nghiệm .............................................................................. 12
5.2.3. Phương pháp khảo sát, lựa chọn địa điểm triển khai xây dựng mô hình
i


......................................................................................................................... 13
5.2.4. Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất giống tôm càng nước ngọt ... 14
5.2.5. Phương pháp nghiên cứu xây dựng quy trình ni thương phẩm tơm
càng nước ngọt ................................................................................................ 19
5.2.6. Phương pháp nghiên cứu xây dựng mô hình sản xuất giống và ni
thương phẩm tơm càng nước ngọt tại tỉnh Phú Thọ ....................................... 21
5.2.7. Đào tạo, tập huấn kỹ thuật, tuyên truyền, hội thảo khoa học và đề xuất
ứng dụng, chuyển giao nhân rộng các kết quả nghiên cứu ............................. 30
5.2.8. Một số chỉ tiêu theo dõi ......................................................................... 31
6. Ý nghĩa thực tiễn và hiệu quả của đề tài ..................................................... 34
PHẦN 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐÃ THỰC HIỆN ............................ 35
I. Quá trình tổ chức thực hiện ......................................................................... 35
II. Kết quả đạt được ......................................................................................... 35
2.1. Khảo sát, lựa chọn địa điểm triển khai xây dựng mơ hình ...................... 35
2.1.1. Khảo sát học tập kinh nghiệm tại một số địa phương ........................... 35
2.1.2. Khảo sát lựa chọn địa điểm triển khai mơ hình .................................... 37
2.2. Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất giống tơm càng nước ngọt ...... 42
2.2.1. Nuôi vỗ và chọn tôm bố mẹ .................................................................. 42
2.2.2. Ương nuôi ấu trùng và ương tôm bột lên tơm giống ............................ 56
2.3. Nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi thương phẩm tôm càng nước ngọt 70
2.3.1. Xác định mật độ nuôi thương phẩm tôm càng nước ngọt..................... 70
2.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn trong nuôi tôm càng nước ngọt
thương phẩm.................................................................................................... 74
2.4. Xây dựng mơ hình sản xuất giống và nuôi thương phẩm tôm càng nước

ngọt tại tỉnh Phú Thọ ....................................................................................... 81
2.4.1. Xây dựng mơ hình sản xuất giống tôm nước ngọt ................................ 81
2.4.3. Đề xuất quy trình sản xuất giống và ni thương phẩm tơm càng nước
ngọt .................................................................................................................. 89
2.5. Đào tạo, tập huấn kỹ thuật, tuyên truyền, hội thảo khoa học và đề xuất
ứng dụng, chuyển giao nhân rộng các kết quả nghiên cứu ............................. 90
2.5.1. Tổ chức đào tạo, tập huấn kỹ thuật. ...................................................... 90
2.5.2. Tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền ..................................... 91

ii


2.5.3. Tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả xây dựng mơ hình và kết quả của đề
tài ..................................................................................................................... 91
PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 96
3.1. Kết luận .................................................................................................... 96
3.2. Đề nghị ..................................................................................................... 98
Phụ lục 1. QUY TRÌNH SẢN XUẤT GIỐNG TÔM CÀNG NƯỚC NGỌT
(MACROBRACHIUM NIPPONENSIS) ........................................................ 103
Phụ lục 2. QUY TRÌNH NI THƯƠNG PHẨM TƠM CÀNG NƯỚC
NGỌT (MACROBRACHIUM NIPPONENSIS) ........................................... 110
Phụ Lục 3. BỘ CÂU HỎI ............................................................................. 113
Phụ lục 4. MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA ............................................ 115
Phụ lục 5. XỬ LÝ SỐ LIỆU ......................................................................... 122

iii


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Thực trạng NTTS và tôm nước ngọt trên địa bàn điều tra ............. 38

Bảng 2.2. Tiềm năng phát triển tôm càng nước ngọt tại địa bàn điều tra ....... 39
Bảng 2.3. Thu nhập từ tôm càng nước ngọt tại các hộ điều tra ...................... 40
Bảng 2.4. Nhu cầu chuyển đổi sang hình thức ni tôm ................................ 41
Bảng 2.5. Chỉ tiêu chất lượng nước tại các xã điều tra ................................... 42
Bảng 2.6. Một số chỉ tiêu chất lượng nước ni thích nghi tơm bố mẹ ......... 43
Bảng 2.7. Tỷ lệ sống của tôm bố mẹ trong ni thích nghi ............................ 43
Bảng 2.8. Một số chỉ tiêu chất lượng môi trường nước thử nghiệm thức ăn nuôi
vỗ tôm bố mẹ ................................................................................................... 44
Bảng 2.9. Tỷ lệ sống của tôm bố mẹ nuôi vỗ.................................................. 45
Bảng 2.10. Ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng về chiều dài của tôm .... 45
Bảng 2.11. Ảnh hưởng của thức ăn sinh trưởng về khối lượng của tôm ........ 47
Bảng 2.12. Ảnh hưởng của thức ăn đến tỷ lệ thành thục ................................ 48
Bảng 2.13. Một số chỉ tiêu chất lượng nước trong thí nghiệm ni vỡ tơm bố
mẹ .................................................................................................................... 49
Bảng 2.14. Ảnh hưởng của mật độ nuôi vỗ đến tỷ lệ sống của tôm bố mẹ .... 49
Bảng 2.15. Ảnh hưởng của mật độ đến khả năng tăng trưởng ....................... 50
Bảng 2.16. Ảnh hưởng của mật độ đến tăng trưởng về khối lượng của tôm bố
mẹ .................................................................................................................... 51
Bảng 2.17. Ảnh hưởng của mật độ nuôi vỗ đến tỷ lệ thành thục của tôm bố mẹ
......................................................................................................................... 53
Bảng 2.18. Một số chỉ tiêu chất lượng nước ................................................... 53
Bảng 2.19. Thời gian, tỷ lệ nở của tôm dựa vào màu sắc trứng tôm .............. 54
Bảng 2.20. Một số chỉ tiêu chất lượng nước ................................................... 55
Bảng 2.21. Ảnh hưởng của thức ăn đến khả năng nở của tôm ....................... 56
Bảng 2.22. Một số chỉ tiêu chất lượng nước tại bể nuôi ấu trùng tôm ........... 57
Bảng 2.23. Ảnh hưởng của mật độ trong ương nuôi ấu trùng tôm ................. 58
Bảng 2.24. Một số chỉ tiêu chất lượng nước trong ương nuôi tôm bột lên..... 59
Bảng 2.25. Tỷ lệ sống của tôm bột lên tôm giống .......................................... 60
Bảng 2.26. Khả năng sinh trưởng của tôm bột lên tôm giống ........................ 61


iv


Bảng 2.27. Một số chỉ tiêu chất lượng nước trong thí nghiệm thức ăn ương
tơm bột lên giống............................................................................................. 62
Bảng 2.28. Ảnh hưởng của thức ăn đến tỷ lệ sống của tôm bột lên tôm giống
......................................................................................................................... 63
Bảng 2.29. Ảnh hưởng của thức ăn đến khả năng sinh trưởng của tôm bột lên
tôm giống......................................................................................................... 64
Bảng 2.30. Một số chỉ tiêu chất lượng nước tại ao nuôi tôm .......................... 70
Bảng 2.31. Tỷ lệ sống của tôm thương phẩm trong ao ................................... 70
Bảng 2.32. Ảnh hưởng của mật độ đến khả năng sinh trưởng tích lũy của tơm
thương phẩm.................................................................................................... 71
Bảng 2.33. Bảng sinh trưởng tuyệt đối của tơm thí nghiệm ........................... 73
Bảng 2.34. Tiêu tốn thức ăn của tôm càng nước ngọt nuôi thương phẩm ...... 74
Bảng 2.35. Một số chỉ tiêu chất lượng nước tại ao nuôi tôm .......................... 74
Bảng 2.36. Tỷ lệ sống của tôm thương phẩm trong ao ................................... 75
Bảng 2.37. Ảnh hưởng của thức ăn đến khả năng sinh trưởng tích lũy của tơm
thương phẩm.................................................................................................... 76
Bảng 2.38. Sinh trưởng tuyệt đối của tơm thí nghiệm .................................... 78
Bảng 2.39. Tiêu tốn thức ăn của tơm thí nghiệm ............................................ 78
Bảng 2.40. Các chỉ tiêu kỹ thuật đạt được của mơ hình ................................. 81
Bảng 2.41. Sơ bộ hạch tốn kinh tế mơ hình ................................................. 83
Bảng 2.42. Đánh giá các chỉ tiêu đạt được so với thuyết minh ...................... 83
Bảng 2.43. Các chỉ tiêu đạt được trong mơ hình ni thương phẩm .............. 86
Bảng 2.44. Hạch tốn kinh tế mơ hình ........................................................... 87
Bảng 2.45. Đánh giá các chỉ tiêu đạt được so với thuyết minh ..................... 89

v



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Stt

Từ viết tắt

Ý nghĩa

1

DO

Dissolved oxygen

2

CTV

Cộng tác viên

3

UBND

Ủy ban nhân dân

4

KHCN


Khoa học cơng nghệ

5

FCR

Feed conversion ratio

6

TB

Trung bình

7

TA

Thức ăn

8



Mật độ

9

MH


Mơ hình

10

Macrobrachium niponensis

M. niponensis

vi


PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1. Thông tin chung
1.1. Tên đề tài
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất giống và ni thương phẩm Tôm
càng nước ngọt (Macrobrachium nipponensis) trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Mã số: 05/ĐT-KHCN.PT/2019
1.2. Chủ nhiệm đề tài
Họ và tên: Nguyễn Thị Quyên
Ngày, tháng, năm sinh: 16/7/1985

Giới tính: Nữ

Học hàm, học vị/ Trình độ chun mơn: Tiến sĩ Thú y.
Chức vụ: Phó Trưởng khoa Nơng Lâm Ngư
Điện thoại:
Tổ chức: 02103-993 369


Mobile: 0977 787 570.

E-mail:
Tên tổ chức đang công tác: Trường Đại học Hùng Vương
Địa chỉ tổ chức: Phường Nông Trang - Việt Trì - tỉnh Phú Thọ
1.3. Tổ chức chủ trì đề tài
Tên tổ chức chủ trì đề tài: Trường Đại học Hùng Vương
Điện thoại: 02103-993 369

Fax: 02103-993 468

Website: hvu.edu.vn
Địa chỉ: Phường Nơng Trang – Thành Phố Việt Trì – Phú Thọ
Họ và tên thủ trưởng tổ chức: TS. Hồng Cơng Kiên
Số tài khoản: 3713.0.1045371.00000
Kho bạc nhà nước/Ngân hàng Kho bạc nhà nước tỉnh Phú Thọ
Tên cơ quan chủ quản đề tài: Sở khoa học và công nghệ tỉnh Phú Thọ

1


2. Tổng quan nghiên cứu và sự cần thiết thực hiện đề tài
2.1. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu về tôm càng nước ngọt
(M. nipponensis)
2.1.1. Sơ lược về đặc điểm sinh học của tôm càng nước ngọt Macrobrachium
nipponensis
2.1.1.1. Vị trí phân loại
Tơm càng nước ngọt thuộc lớp giáp xác kích cỡ nhỏ có vị trí phân loại
theo khóa định loại của Đặng Ngọc Thanh, 1972 như sau:
Ngành tiết túc: Arthropoda

Ngành phụ: Anterata
Lớp giáp xác: Crustacea
Bộ mười chân: Decapoda
Phân bộ: Caridea
Họ: Palaemonidae
Giống: Macrobrachium
Lồi: Macrobrachium niponensis de Haan 1849, (Tơm càng nước ngọt).

Hình 1. Tơm càng nước ngọt Macrobrachium niponensis de Haan 1849
2.1.1.2. Phân bố
Tôm càng nước ngọt (M. nipponensis) là loài phân bố rộng, chúng phân
bố chủ yếu ở các vùng Đông Á bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài
Loan, Siberia (Nga) và Việt Nam (Liu J., 2005).

2


Theo Wang G. (1999); Miao W., (2002); He X., (2003), tơm càng nước
ngọt có mặt hầu hết ở các vùng thủy vực nội địa như sông, hồ, các vùng đầm và
ruộng ngập nước.
Đặng Ngọc Thanh, 1972; ở Việt Nam tôm càng nước ngọt (M.
nipponensis) phân bố tự nhiên ở các vùng nước ngọt.
2.1.1.3. Đặc điểm hình thái
Tôm càng nước ngọt có hình dáng tương tự như tơm càng xanh nhưng
kích cỡ bé hơn, màu sắc cơ thể và đôi càng thường có màu vàng hoặc sẫm. Cơ
thể gồm hai phần chính: Phần đầu ngực và phần thân; phần vỏ đầu ngực có tận
cùng là chủy, chủy dài bằng hoặc vượt quá vảy râu II, trên chủy có 11 - 14 răng,
có 3 - 4 răng trên giáp đầu ngực. Khoảng cách giữa răng 1 - 2 lớn hơn răng số 2
-3; dưới vỏ đầu ngực có 5 đơi chân bò, đơi ngực thứ hai phát triển to, dài, có
nhiều gai nhỏ, đốt cuối tạo thành kẹp, đôi chân ngực này gọi là càng, càng II dài,

mảnh và nhẵn ở con cái, dài và hơi ráp ở con đực. Nhánh trong chân bơi I của 2
Phần mình có 6 đốt và đi, phía dưới các đốt bụng là 5 đơi chân bơi và
tận cùng là chân bơi hình phiến dẹp. Các phần phụ có hình dạng khác nhau để
đảm nhận chức năng khác nhau, hai đơi râu có chức năng xúc giác, có một đơi
chân hàm lớn, hai đơi chân hàm nhỏ, ba đơi chân hàm có chức năng giữ và
nghiền mồi, năm đôi chân ngực để bò, năm đôi chân bụng để bơi, một đơi chân
đi có tác dụng như bánh lái, đôi càng to dùng để bắt mồi và tự vệ.
2.1.1.4. Mơi trường sớng
Nhiệt độ: nhiệt độ thích hợp nhất cho hầu hết các giai đoạn của tôm dao
động từ 23 - 30oC, nhiệt độ thấp hơn 16oC tôm phát triển chậm, làm quá trình
sinh trưởng và sinh sản của tôm suy giảm, nhiệt độ cao làm tôm thành thục sớm
và kích thước tơm thường nhỏ.
pH: độ pH thích hợp nhất cho tôm càng nước ngọt sinh trưởng là từ 7 - 9.
pH cao quá hoặc quá thấp đều ảnh hưởng tới các giai đoạn phát triển của tôm,
ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và lột xác của tơm.
Oxi hòa tan (DO): hầu hết các lồi thủy sản có thể sống trong điều kiện tối

3


ưu và trao đổi chất ở nồng độ oxi là 5 – 8,5 mg/l, chúng có thể sống trong điều
kiện oxi thấp. Khi nồng độ DO giảm xuống dưới 1mg/lit tôm sẽ bị chết ngạt, khi
hàm lượng DO nhỏ hơn 2 mg/l tôm sẽ bị stress (New M.B. và Valenti
W.C., 2000).
Hợp chất nitrogen: giới hạn cho phép của hàm lượng các hợp chất nitrogen
như hàm lượng nitrite nhỏ hơn 0,1 mg/l, hàm lượng nitrate nhỏ hơn 20 mg/l và
hàm lượng amonia nhỏ hơn 0,1 mg/l (New M.B.và Singholka S., 1985). Hàm
lượng amonia nhỏ hơn hoặc nhỏ hơn bằng 0,09 mg/l sẽ làm giảm tăng trưởng ở
tôm. Trong hệ thống chảy tràn nuôi tôm nước ngọt cần hàm lượng NO2-N nhỏ
hơn 1,4 mg/l (New M.B.và Singholka S., 1985).

Độ cứng: nước ngọt có độ cứng tổng cộng dưới 100mg/l CaCO3 q trình
sinh trưởng và phát triển của tôm là tốt nhất (New M.B. và Singholka S., 1985).
Nước cứng trong ao hồ thích hợp để nuôi tôm dao động từ 20 - 150 mg/l CaCO3,
nước có độ cứng quá cao trên 300 mg/l CaCO3 sẽ gây ảnh hưởng tới sự tăng
trưởng và lột xác của tôm (Vũ Thế Trụ, 1994).
2.1.1.5. Sinh trưởng và lột xác
Vòng đời của tôm càng nước ngọt trải qua 4 giai đoạn từ: Trứng, ấu trùng,
hậu ấu trùng và tôm trưởng thành (Eggs → Larvae → Juvenile → Adult).
Trong q trình sinh trưởng, tơm trải qua nhiều lần lột xác, q trình lột
xác của tơm phụ thuộc nhiều yếu tố như kích cỡ của tơm, điều kiện mơi trường
và giới tính. Q trình lột xác của tơm chịu ảnh hưởng rất lớn của nồng độ kiềm.
Khi lột xác tôm cần chỗ ẩn nấp. Tôm cái lột xác xong sẽ thành thục về sinh dục
và thụ tinh sau khi lột xác gọi là thời kỳ tiền giao vĩ của tôm cái. Trong q trình
lột xác tiền giao vĩ tơm cái sẽ tiết ra hc mơn có tác dụng kích thích tơm đực
tìm đến, sự có mặt của tơm đực còn có tác dụng bảo vệ tơm cái mới lột xác khỏi
các tôm cái khác tấn công.
2.1.1.6. Thành thục sinh dục và sinh sản
Theo New M.B. và Singholka S., (2008), trong tự nhiên tôm thành thục
sau 4 - 5 tháng, tôm càng đực khi thành thục có kích thước to hơn tôm cái rõ rệt

4


và đôi chân bò thứ hai (đôi càng) cũng lớn và dài hơn, tỷ lệ phần đầu ngực của
tôm đực thì lớn hơn tơm cái nhưng tỷ lệ phần bụng thì nhỏ hơn tơm cái, các lỡ
sinh dục đực nằm ở giữa gốc chân bò thứ 5, lỗ sinh dục cái nằm ở giữa đôi chân
bò thứ 3, các tấm vỏ bụng dài và rộng hơn so với tôm đực, các tấm vỏ bụng tạo
thành khoang, trứng đẻ ra được chứa tại khoang này đến lúc nở thành ấu trùng
Trong quá trình thành thục, trứng trải qua 4 giai đoạn phát triển trong vòng 17
- 22 ngày.

Tôm càng nước ngọt có sức sinh sản cao, con cái sinh sản mỡi lần 1.600 2.000 trứng, khoảng cách giữa 2 lần đẻ 15 - 20 ngày. Khi tôm đẻ xong, trứng
được giữ ở chân bơi dưới bụng, nở thành ấu trùng sau 10 - 15 ngày, sau đó ấu
trùng rời mẹ, sống độc lập và phát triển qua các lần lột xác.
Mùa sinh sản của loài này rất đa dạng, theo nơi mà chúng phân bố: ở
phía Bắc Australia, tơm sinh sản từ tháng 9 tới tháng 3 năm sau; ở Trung Quốc,
tôm sinh sản từ tháng 2 tới tháng 6; ở Thái Lan tôm sinh sản cao điểm là tháng
2 - 6 và tháng 8 - 10.
2.1.1.7. Dinh dưỡng
Tôm càng nước ngọt thường kiếm ăn ban đêm ở tầng đáy; thức ăn là
nguyên sinh động vật, giun, giáp xác nhỏ, ấu trùng, côn trùng, mảnh vụn thức
ăn, mùn bã hữu cơ. Khi kiếm mồi, chúng có tính tranh giành thức ăn cao và có
thể ăn thịt lẫn nhau khi đói. Dựa vào đặc điểm dinh dưỡng của tôm, người nuôi
trồng thủy sản có thể bổ sung thức ăn cơng nghiệp vào trong q trình ni để
mang lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất.
2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và ngồi nước
2.2.1. Tình hình nghiên cứu ở ngồi nước
Theo (FAO, 2006) sản lượng tơm càng nước ngọt trên thế giới liên tục
tăng qua các năm với sản lượng lên tới vài ngàn tấn. Trong đó, Trung Quốc là
nước đóng góp sản lượng chính, tiếp theo là Đài Loan, Hồng Kông, Philippines
và Singapore cũng được coi là những nơi có sản lượng cao trên thế giới.
Ở Trung Quốc loài này phân bố rộng rãi ở các ao, hồ sông, suối khu vực

5


phía nam, đơng nam và ở vùng trung lưu và hạ lưu của sông Dương Tử (Guo
Z.L., 2005).
M. nipponensis đã được đưa vào Philippines và Singapore để nuôi trồng
(Cai Y. và Shokita S., 2006), các nghiên cứu về tôm nước ngọt ở Trung Quốc chủ
yếu tập trung vào sinh trưởng, sinh sản và hiệu quả nuôi (Oh C.W., 2002; Liu J.,

2003; Liu J., 2005; Miao W. và Ge X., 2002).
Theo Wong J.T.Y và Andrew B.J., 1(990), quần thể nuôi tôm tại một số
vùng ở Hồng Kơng có tỷ lệ sống cao, có khả năng phát triển tốt, ấu trùng có khả
năng chống chịu và thích ứng cao.
Theo những nghiên cứu của Wang G. và Qianhong S., (1999), tôm càng
nước ngọt có thể sinh sản trong các vùng nước tự nhiên (nội địa), có thể phát
triển trong mùa đơng với điều kiện nhiệt độ xuống dưới 18oC và ấu trùng khơng
có yêu cầu đặc biệt về độ mặn, việc nhân giống và nuôi tôm rất đơn giản so với
tôm càng xanh.
Theo tổ chức FAO (2007), tơm càng M. nipponensis có sản lượng đứng
đầu trong các tôm nước ngọt, đã được đưa vào nuôi trồng tập chung. Tuy nhiên,
theo các tác giả New M.B., 2005; Miao 2007b; Miao 2007a; Nair 2006; Nair
2003; New 2008 cho biết, loài này vẫn được đánh giá thấp hơn tôm càng xanh
do đơn giá thấp, quy mô ni trồng nhỏ và do tính chất nội địa
Nghiên cứu của He X., (2003) về đặc điểm sinh sản của loài M.
nipponensis trên Hồ Wuhu cho biết, các bãi đẻ của M. nipponensis nằm trong
khu vực ven hồ nơi có độ sâu từ 0,8 - 1m. Kim D.H., (2002), nhiệt độ thích hợp
cho tơm sinh sản từ 24 - 32oC, thời gian sinh sản từ tháng 3 đến tháng 6 hàng
năm, việc cắt bỏ hai bên mắt của tôm sinh sản có thể thúc đẩy hoạt động sinh
sản ở cả tơm đực và tơm cái.
Nhóm tác Hongtuo Fu (2002), (2006) cho biết: tỷ lệ nở của loài M.
nipponensis là 90%; tỷ lệ sống của ấu trùng đạt 60%; ấu trùng trải qua 9 giai đoạn
Zoea; thức ăn sử dụng ương nuôi ấu trùng là Artemia nauplii.
Theo Kwon C. S. và Uno Y., (1969), thời gian phát triển của ấu trùng là

6


18 - 20 ngày trong điều kiện pH = 8,3 - 8,5 ở nhiệt độ 24 - 26oC; ấu trùng được
cho ăn bổ sung sinh vật phù du như tảo, các sinh vật khác có trong ao và được

bổ sung sữa đậu nành.
Maclean và Brown, (1991), sự phát triển, tỷ lệ sống của ấu trùng M.
nipponensis cao hơn tôm càng xanh đến 20% và tốc độ biến thái cũng nhanh
hơn gần 2 chu kỳ; việc ni trồng lồi này chỉ phù hợp trong các ao đất.
Nghiên cứu của Nair (2006), về các hình thức ni tơm càng nước ngọt
trong q trình ni dưỡng lồi M. Nipponensis như độc canh, đa canh và thâm
canh, thì phù hợp và thích nghi nhất là hình thức ni trong ao đất và ni xen
canh tôm lúa, trong nghiên cứu này cũng chỉ ra tốc độ phát triển của con đực diễn
ra nhanh hơn con cái (Nair, 2006).
Tơm là lồi rất nhạy cảm với mơi trường, đặc biệt là mơi trường có pH
thấp. Theo Allan và Maguire thì pH nước thấp làm chậm sự sinh trưởng, chậm
chu kỳ lột xác và giảm sinh trưởng ở tôm (Allan và Maguire, 1992).
Khi nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ nuôi lên tốc độ sinh trưởng và năng
suất của tôm, nhiều tác giả cho rằng tôm nuôi ở mật độ cao cho sản lượng cao
hơn tôm nuôi ở mật độ thấp nhưng tỷ lệ sống và cỡ tôm thu hoạch lại nhỏ hơn.
Nyan Taw, (2010) nuôi thương phẩm Tơm trong ao ngồi trời đã đề cập tới các
mật độ nuôi khác nhau như: mật độ 130 - 150 con/m2 ở PL20; mật độ 50- 75
con/m2 ở PL15 (Onanong P., và cs. 2006); 90 - 180 con/m2 PL20 trong điều kiện
nước ngọt (Marcelo A., 2008).
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Hiện nay, ở Việt Nam gần như chưa có hoặc có rất ít cơng trình nghiên
cứu về lồi tôm này. Các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở phân loại học. Năm
1972, Đặng Ngọc Thanh và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu nhận biết được một
số loài tơm trong đó có lồi tơm càng sơng. Đến năm 2012 nhóm nghiên cứu
cũng đã mơ tả được đặc điểm lồi này. Cho đến nay, chưa có tác giả nào cơng
bố các cơng trình nghiên cứu về sinh sản nhân tạo Tôm càng nước ngọt. Tuy
nhiên, việc nuôi thương phẩm lồi tơm này đã được tiến hành ni tự nhiên tại

7



một số tỉnh như Vĩnh Phúc, Ninh Bình … với hình thức thu tỉa tơm bằng rọ, lờ
tơm và chỉ thu những con có kích thước lớn, thu 2-3 lần/tháng, tất cả cũng chỉ
dừng lại trên qui mô nhỏ, lẻ, chưa sản xuất giống để cung cấp cho nghề nuôi
Tôm thương phẩm trong vùng.
2.3. Luận giải về sự cần thiết, tính cấp bách và ý nghĩa thực tiễn của việc
nghiên cứu đề tài
Tôm càng nước ngọt M. nipponensis được coi là một trong những lồi tơm
quan trọng nhất, có giá trị kinh tế ở vùng nhiệt đối và cận nhiệt đối thuộc Châu Á
Thái Bình Dương. Sản lượng tơm càng nước ngọt trên thế giới liên tục tăng qua
các năm, đặc biệt là một số nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore (FAO,
2006). Theo Mashiko K., Numachi K.I., (2000), loài tơm càng M. nipponensis là
lồi có nhiều tiềm năng ni trồng thủy sản vì nó có thể sinh sản dễ dàng và chịu
được nhiều môi trường khác nhau.
Ở nước ta, theo Bộ NN&PTNT (2014), trong các đối tượng thủy sản, thì
tơm càng nước ngọt là đối tượng ni có nhiều ưu điểm nổi bật: là lồi bản địa
có khả năng thích nghi rộng, có giá trị kinh tế cao, ít bệnh hơn một số đối tượng
tơm khác, có sức chịu đựng tốt với điều kiện mơi trường, có thể ni với mật độ
cao, sinh trưởng nhanh, thịt thơm ngon, có giá trị về kinh tế, là lồi có tiềm năng
ni trồng thủy sản.
Hiện nay nhu cầu tiêu thụ của thị trường đối với tôm càng nước ngọt ngày
càng gia tăng. Tuy nhiên, tơm chủ yếu được khai thác ngồi tự nhiên, sản lượng
tơm giảm, kích cỡ tơm ngày càng nhỏ dần; một số hộ ni với diện tích nhỏ và
thường nuôi xen kẽ với các đối tượng thủy sản khác, kỹ thuật ni mang đậm
tính kinh nghiệm, chính điều này dẫn tới năng suất kém do, hiệu quả kinh tế còn
thấp, việc nuôi tôm càng nước ngọt không ổn định và thiếu tính bền vững
(Dương Tử, 2017).
Phú Thọ là địa phương có nhiều tiềm năng phát triển thủy sản với 10.500
ha tổng diện tích ni. Trong đó, diện tích chun nuôi đạt 5.350 ha (nuôi thâm
canh đạt 1.700 ha, nuôi bán thâm canh 3.650 ha); nuôi hồ chứa 1.800 ha; ruộng


8


1 vụ 3.050 ha; tổng số lồng nuôi trên sông và hồ chứa đạt 1.473 lồng/bè; tổng
sản lượng thủy sản đạt 34.400 tấn/năm. Tính riêng năm 2017, các cơ sở sản xuất
và ương nuôi con giống trên địa bàn tỉnh sản xuất, ương nuôi ước đạt trên 3.000
triệu con giống các loại (cá bột, cá hương, cá giống); tỷ lệ giống thủy sản có giá
trị cao đưa vào ni thả chiếm 38,5%; cung ứng ước đạt trên 130 triệu con giống
các loại phục vụ người nuôi (Sở NN&PTNT Phú Thọ, 2018). Những lợi thế trên
tạo động lực mạnh cho phát triển nghề nuôi trồng thủy sản tại Phú Thọ.
Trong nước cũng như trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện nay chưa có quy
trình sản xuất giống và ni thương phẩm tôm càng nước ngọt do vậy: tỷ lệ
thành công của các hộ nuôi thường thấp; hiệu quả kinh tế và sự ổn định của nghề
nuôi tôm càng nước ngọt thường không cao. Điểm hạn chế của việc phát triển
nuôi trồng tôm càng nước ngọt là vấn đề con giống vẫn thu từ tự nhiên, khơng
ổn định nên rất khó khăn cho việc định kế hoạch sản xuất.
Để người nuôi trồng thủy sản ở Phú Thọ có thêm lựa chọn với đối tượng
ni mới, vấn đề đặt ra là phải tìm ra biện pháp để cải thiện, phát triển nghề nuôi
tôm, trong đó việc chủ động được nguồn con giống, xây dựng được quy trình
sản xuất giống và ni thương phẩm trên cơ sở thích hợp với điều kiện tự nhiên
của tỉnh, thì việc “Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất giống và nuôi thương
phẩm tôm càng nước ngọt (Macrobrachium nipponensis) trên địa bàn tỉnh Phú
Thọ” là cần thiết.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu chung
Xây dựng thành công quy trình sản xuất giống và ni thương phẩm Tơm
càng nước ngọt góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất giống, nuôi thương phẩm
Tôm càng nước ngọt. Đồng thời, khai thác được tiềm năng, nâng cao hiệu quả
đối với diện tích nuôi trồng thủy sản thông qua việc nghiên cứu sản xuất giống

và nuôi thương phẩm tôm càng nước ngọt trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

9


3.2. Mục tiêu cụ thể
- Xây dựng được quy trình sản xuất giống và quy trình ni thương phẩm
tơm càng nước ngọt phù hợp với thực tế trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
- Xây dựng thành cơng hình sản xuất giống công suất 8 - 10 triệu con
giống/ha.
- Xây dựng thành cơng mơ hình ni thương phẩm tơm càng nước ngọt
công suất 1 -1,25 tấn/ha.
- Sản xuất được 1.200.000 - 1.500.000 tôm giống.
- Sản xuất được 2 - 2,5 tấn tôm thương phẩm
- Đào tạo, tập huấn kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm tôm
càng nước ngọt cho 05 cán bộ kỹ thuật và 100 lượt người dân.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: tôm càng nước ngọt (Macrobrachium
nipponensis)
- Phạm vi nghiên cứu: tỉnh Phú Thọ
5. Nội dung và phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng
5.1. Nội dung nghiên cứu khoa học
5.1.1. Khảo sát, lựa chọn địa điểm triển khai xây dựng mô hình
- Khảo sát học tập kinh nghiệm tại một số địa phương
- Khảo sát lựa chọn địa điểm triển khai mơ hình
5.1.2. Nghiên cứu xây dựng quy trình sản x́t giống tôm càng nước ngọt
5.1.2.1. Nuôi vỗ và chọn tôm bố mẹ
a. Nuôi vỗ tôm bố mẹ
- Thử nghiệm nuôi thích nghi tơm bố mẹ
- Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn nuôi vỗ tôm bố mẹ

- Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ nuôi vỗ tôm bố mẹ
b. Nghiên cứu sinh sản tôm ôm trứng
- Nghiên cứu lựa chọn tôm càng ôm trứng
- Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn đến khả năng nở của tôm

10


5.1.2.2. Ương nuôi ấu trùng và ương tôm bột lên tôm giống
a) Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ương nuôi ấu trùng tôm
b) Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến q trình ương ni tơm bột lên
tơm giống
c) Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn đến quá trình ương nuôi tôm bột lên
tôm giống
d. Đề xuất xây dựng quy trình dự thảo
5.1.3. Nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi thương phẩm tôm càng nước ngọt
- Xác định mật độ nuôi thương phẩm tôm càng nước ngọt
- Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn trong nuôi tôm càng nước ngọt
thương phẩm
- Đề xuất xây dựng dự thảo quy trình ni thương phẩm tơm càng
nước ngọt
5.1.4. Xây dựng mơ hình sản xuất giống và nuôi thương phẩm tôm càng nước
ngọt tại tỉnh Phú Thọ
- Xây dựng mơ hình sản xuất giống tơm nước ngọt
- Xây dựng mơ hình ni thương phẩm
- Đề xuất quy trình sản xuất giống và ni thương phẩm
5.1.5. Đào tạo, tập huấn kỹ thuật, tuyên truyền, hội thảo khoa học và đề xuất
ứng dụng, chuyển giao nhân rộng các kết quả nghiên cứu
- Tổ chức đào tạo, tập huấn kỹ thuật.
- Tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền.

- Tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả xây dựng mơ hình và kết quả của
đề tài.
- Đề xuất biện pháp, giải pháp ứng dụng, chuyển giao nhân rộng các kết
quả nghiên cứu.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Cách tiếp cận
- Tiếp cận hệ thống: tập hợp các cơng trình nghiên cứu khoa học có liên

11


quan trực tiếp đến đề tài đã được công bố ngồi nước về các vấn đề: sản xuất
giống, ni thương phẩm tôm càng nước ngọt.
- Tiếp cận trên cơ sở kế thừa:
+ Kế thừa kinh nghiệm, phương pháp chọn giống từ các chương trình chọn
giống trên tơm càng nước ngọt ở Trung Quốc và tôm càng xanh ở Việt Nam.
+ Kế thừa kỹ thuật nuôi vỗ tôm bố mẹ, phương pháp sản xuất thứ bậc,
phương pháp ương nuôi ấu trùng đến giai đoạn tôm bột.
+ Kế thừa các kết quả nghiên cứu về nuôi thương phẩm tôm càng nước
ngọt trong nước và trên thế giới.
- Tiếp cận tiêu chuẩn ngành (QCVN02-19-2014-BNNPTNT) về Quy
trình kỹ thuật ni tơm - điều kiện đảm bảo vệ sinh thú y: Quy trình tẩy dọn ao
hồ, kỹ thuật chăm sóc, quản lý ao ni, phòng trị bệnh. Tiêu chuẩn Việt Nam:
TCVN 10257:2014 Về Tôm giống và u cầu kỹ thuật.
Trên cơ sở đó chúng tơi nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất giống và
ni thương phẩm tôm càng nước ngọt trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
5.2.2. Ch̉n bị thí nghiệm
- Tơm bố mẹ: tơm bố được tuyển chọn đưa vào thí nghiệm là khỏe mạnh,
thân sáng bóng, khơng bị dị dạng, khơng xây xát, các bộ phụ hồn chỉnh, khơng
có chấm đen trên thân, mang tơm sạch. Kích thước đồng đều nhau, sai số chênh

lệch khơng vượt q 5%. Khối lượng trung bình 300 - 350 con/kg.
- Tơm giống khỏe mạnh, kích cỡ dài 0,75 - 1cm, khơng bị dị hình, dị
dạng, thân sáng bóng.
- Ao ni: được xử lý và đảm bảo các điều kiện về mực nước từ 0,8 –
1,2m, có bờ kè, nước sạch, khơng lẫn tạp chất, khơng có thiên địch.
- Bể: bể được xử lý và đảm bảo các điều kiện về mực nước 0,8 – 1,2m, bố
trí sục khí liên tục để tăng cường oxy.
- Sử dụng chà trong các giai để tăng cường giá thể cho tôm bám, hạn chế
ăn thịt lẫn nhau khi lột xác.
- Giai lưới, máy sục khí, thùng nhựa, cân điện tử, thước panme.

12


- Các Test mơi trường, dung dịch sát trùng, hốt chất, thuốc.
- Thức ăn: thức ăn hỗn hợp De Heus (35% đạm, 38%, 40% đạm) giun
quế, thịt bò tươi, cá tạp, Artemia, Lansy (48% đạm), thức ăn tự chế.
5.2.3. Phương pháp khảo sát, lựa chọn địa điểm triển khai xây dựng mơ hình
5.2.3.1. Khảo sát học tập kinh nghiệm tại một sớ địa phương
*Cách thức triển khai
Thơng qua tìm hiểu thông tin qua internet, báo đài, thông tin đại chúng,
chúng tôi liên hệ tới một số địa phương được ghi nhận có mơ hình ni tơm
càng nước ngọt (Macrobrachium nipponensis)
Theo khảo sát ban đầu, tại các địa bàn Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng có
triển khai một số mơ hình ni tơm càng nước ngọt. Trong đó:
Tại Hà Nội có mơ hình ni tơm càng nước ngọt, theo hướng thương
phẩm, trong đó tập trung tại xã Thượng Vực – huyện Chương Mỹ.
Tại Hải Dương, phát triển tôm càng nước ngọt, chủ yếu là sản xuất con
giống, trong đó tập trung tại xã Hồng Khê, huyện Bình Giang.
Sau khảo sát sơ bộ, nhóm thực hiện đề tại đã tiến hành chọn 2 địa điểm

trên để học tập kinh nghiệm nuôi tôm càng nước ngọt sinh sản và thương phẩm.
Các cán bộ tham gia khảo sát học tập kinh nghiệm chia thành nhóm tiến
hành đi thăm mơ hình thực tế tại địa phương, phỏng vấn các cán bộ quản lý nuôi
trồng thủy sản của địa phương, các hộ trực tiếp nuôi, ghi chép lại những biện
pháp kỹ thuật cơ bản được áp dụng.
*Thời gian, địa điểm học tập kinh nghiệm
- Địa điểm học tập:
Xã Thượng Vực – huyện Chương Mỹ – Hà Nội
Xã Hồng Khê – huyện Bình Giang – tỉnh Hải Dương
- Thời gian thực hiện: từ 27/3 - 6/4 năm 2019
- Thành phần tham gia: 06 người

13


5.2.3.2. Khảo sát, lựa chọn địa điểm triển khai các mô hình
* Địa điểm khảo sát:
Xã Hạ Giáp, xã Tiên Du – huyện Phù Ninh; xã Tứ Xã – huyện Lâm Thao;
xã Văn Khúc, xã Điêu Lương - huyện Cẩm Khê.
- Thời gian thực hiện: Từ tháng 5 đến tháng 6 năm 2019
* Phương pháp thực hiện
- Phương pháp điều tra gián tiếp: Những số liệu tổng quan về điều kiện tự
nhiên, kinh tế xã hội và phát triển nông nghiệp trên địa bàn điều tra được thu
thập từ báo cáo của ủy ban nhân dân các xã. Ngoài ra các số liệu còn được thu
thập bổ sung từ nguồn báo cáo thống kê tỉnh Phú Thọ năm 2018.
- Phương pháp điều tra trực tiếp:
+ Thu thập số liệu: Thu thập số liệu về hoạt động sản xuất nuôi trồng thủy
sản và tiềm năng phát triển đối tượng thủy sản tôm nước ngọt của nông hộ tại
địa bàn điều tra thông qua tập câu hỏi điều tra hộ dân và báo cáo tình hình hình
ni trồng thủy sản tại địa phương. Lựa chọn người dân có ni trồng thủy sản

hoặc hoạt động liên quan đến nuôi trồng thủy sản như kinh doanh, ngư dân đánh
bắt trên địa bàn để tiến hành điều tra.
Số lượng người phỏng vấn: 150 người; mỗi xã phỏng vấn 30 người.
Các chỉ tiêu thu thập theo mẫu phiếu điều tra gồm các chỉ tiêu: Thực trạng
nuôi trồng thủy sản, thực trạng nuôi tôm nước ngọt đánh giá thông qua các chỉ
tiêu, khả năng bắt gặp tôm càng nước ngọt, thu nhập từ tôm càng nước ngọt, nhu
cầu chuyển đổi sang hình thức ni tơm
+ Thu thập số liệu chất lượng nước: mỗi địa phương kiểm tra ở 30 mẫu, lấy
mẫu theo tiêu chuẩn QCVN 02-19: 2014/BNNPTNT
Các chỉ tiêu môi trường: Nhiệt độ, DO (oxi hòa tan), pH, kH (kiềm), gH
(Độ cứng tổng), NH3+/NH4+, NO2-, NO35.2.4. Nghiên cứu xây dựng quy trình sản x́t giớng tơm càng nước ngọt
5.2.4.1. Phương pháp nghiên cứu nuôi vỗ và chọn tôm bố mẹ

14


a. Phương pháp nghiên cứu thử nghiệm nuôi vỗ tôm bớ mẹ
* Thử nghiệm ni thích nghi tơm bớ mẹ trong ao
- Tơm bố mẹ ni trong giai lưới kích thước 2 x 3 x 1,2 m; mật độ thả 100
con/ m2 (mỡi giai 600 con). Thí nghiệm được lặp lại 3 lần.
- Thời gian thí nghiệm: 4 tuần
- Chăm sóc: cho ăn thức ăn hỡn hợp Deheus, tỷ lệ đạm 35%, cho ăn 3 –
5% khối lượng cơ thể. Thay nước 10 ngày/lần, mỗi lần thay 20 - 30% lượng
nước có trong ao. Sục khí bố trí đảm bảo hàm lượng oxy trong ao duy trì ở
mức 5 mg/l.
- Các chỉ tiêu theo dõi:
+ Các chỉ tiêu môi trường (DO, pH, kH, NO-2, nhiệt độ).
+ Tỷ lệ nuôi sống.
* Thử nghiệm ni thích nghi tơm bớ mẹ trong bể
- Tơm bố mẹ ni trong bể kích thước 2 x 3 x 1,2 m; mật độ thả 100 con/

m2 (mỗi bể 600 con). Thí nghiệm được lặp lại 3 lần.
- Thời gian thí nghiệm: 4 tuần
- Chăm sóc: cho ăn thức ăn hỗn hợp Deheus, tỷ lệ đạm 35%, cho ăn 3 –
5% khối lượng cơ thể. Thay nước 10 ngày/lần, mỗi lần thay 20 - 30% lượng
nước trong bể. Sục khí bố trí đảm bảo hàm lượng oxy trong ao duy trì ở mức 5
mg/l, xi phơng đáy bể ngày một lần
- Các chỉ tiêu theo dõi:
+ Các chỉ tiêu môi trường (DO, pH, kH, gH, nhiệt độ).
+ Tỷ lệ nuôi sống
b. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn đến ni vỡ tơm bớ mẹ
- Bố trí giai lưới trong ao, kích thước 2 x 3 x 1,2 m; mật độ thả 100 con/
m2 (mỗi giai 600 con); mỡi giai thử nghiệm một loại thức ăn, thí nghiệm được
lặp lại 3 lần. Trong đó:
+ TN1: 100% thức ăn hỗn hợp (TĂHH) (De Heus, 35% đạm).
+ TN2: 25% TĂHH (De Heus, 35% đạm) + 75% giun quế (GQ).

15


+ TN3: 100% giun quế – (GQ).
- Thời gian thí nghiệm: 4 tuần
- Chăm sóc:
+ Thay nước 10 ngày/lần, mỡi lần thay 20 - 30% lượng nước có trong ao.
+ Sục khí bố trí đảm bảo hàm lượng oxy trong ao duy trì ở mức 5 mg/l.
+ Cho ăn 3 - 5% khối lượng cơ thể, theo dõi, điều chỉnh lượng thức ăn
hàng ngày.
+ Tỷ lệ đực: cái là ¼
- Các chỉ tiêu theo dõi:
+ Các chỉ tiêu môi trường (DO, pH, kH, gH, nhiệt độ).
+ Khả năng sinh trưởng, tỷ lệ nuôi sống, tỷ lệ thành thục (tỷ lệ tôm ôm trứng).

c. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ni vỡ tơm bớ mẹ
- Bố trí giai lưới trong ao, kích thước 2 x 3 x 1,2 m; mỡi giai ni một mật
độ khác nhau, thí nghiệm được lặp lại 3 lần. Trong đó:
MĐ1: 50 con/m2
MĐ2: 100 con/m2
MĐ3: 150 con/m2
- Thời gian thí nghiệm: 4 tuần
- Chăm sóc:
+ Thay nước 10 ngày/lần, mỡi lần thay 20 - 30% lượng nước có trong ao.
+ Sục khí bố trí đảm bảo hàm lượng oxy trong ao duy trì ở mức 5 mg/l.
+ Cho ăn thức ăn hỗn hợp Deheus, 35% độ đạm, lượng thức ăn 3 - 5%
trọng lượng thân, theo dõi, điều chỉnh lượng thức ăn hàng ngày.
+ Tỷ lệ đực: cái là ¼
- Các chỉ tiêu theo dõi:
+ Các chỉ tiêu môi trường (DO, pH, kH, gH, nhiệt độ).
+ Khả năng sinh trưởng được kiểm tra mỗi tuần một lần, cân ngẫu nhiên
30 con.
+ Tỷ lệ nuôi sống đánh giá vào cuối kỳ.
+ Tỷ lệ thành thục (tỷ lệ tôm ôm trứng), đánh giá vào cuối kỳ

16


5.2.4.2. Phương pháp nghiên cứu sinh sản tôm ôm trứng
a. Phương pháp nghiên cứu lựa chọn tôm càng ôm trứng
- Lựa chọn tôm ôm trứng từ số tôm bố mẹ ni vỡ để tiến hành thí nghiệm.
Tơm ơm trứng có màu sắc khác nhau được cho vào các bể khác nhau, phân loại
theo 3 nhóm màu sắc của trứng: màu vàng, xám nhạt, xám sẫm để đưa vào các bể.
Tôm được thả với mật độ 80 - 100 con/m2 trong các giai có mắt lưới 2a = 5 6mm đặt trong bể, bể được bố trí sục 24/24 giờ với 04 cục đá sủi/2m3 bể; hàng
ngày kiểm và loại bỏ tôm mẹ đã thải hết trứng, tôm chết; xiphong đáy.

- Chỉ tiêu theo dõi:
+ Các chỉ tiêu môi trường (DO, pH, kH, gH, nhiệt độ).
+ Thời gian nở, tỷ lệ nở.
b. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn đến khả năng nở của tơm
Tơm ơm trứng có màu vàng được lựa chọn để tiến hành thí nghiệm về
thức ăn. Thí nghiệm được tiến hành với 3 nghiệm thức về thức ăn, mỡi thí
nghiệm lặp lại 3 lần, mật độ nuôi ngẫu nhiên 100 con/m2.
- Nghiệm thức 1: TĂHH Deheus 35% đạm
- Nghiệm thức 2: Thịt bò tươi xay
- Nghiệm thức 3: Cá xay
Tôm ở các nghiệm thức được bố trí cùng điều kiện chăm sóc, ni dưỡng
(khác nhau về thức ăn). Tôm được cho ăn 2 lần/ngày, cho ăn 3-5% trọng lượng
thân (điều chỉnh lượng thức ăn dựa vào lượng thức ăn thừa thiếu từng ngày).
- Chỉ tiêu theo dõi:
+ Các chỉ tiêu môi trường (DO, pH, kH, gH, nhiệt độ).
+ Thời gian nở, tỷ lệ nở.
5.2.4.3. Ương nuôi ấu trùng và ương tôm bột lên tôm giống
a. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ương ni ấu trùng tơm
Ấu trùng được bố trí vào các bể ương 2m3 với 3 nghiệm thức thí nghiệm
mật độ theo bố trí sau:
MĐ1: 40 ấu trùng/lít
MĐ2: 80 ấu trùng/lít
MĐ3: 120 ấu trùng/lít
Chăm sóc: thức ăn 10 ngày đầu là Artemia liều lượng 3-5g/m3, arermia ấp

17


×