Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

dự án sản xuất giống, bảo quản nông sản quy mô 20.000 tấnnăm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.39 KB, 15 trang )

“Dự án xây dựng HTX SXKD Giống, TMDV chế biến nông sản Đức Lâm”
DỰ ÁN XÂY DỰNG HỢP TÁC XÃ SXKD GIỐNG, THƯƠNG MẠI
DỊCH VỤ CHẾ BIẾN NÔNG SẢN ĐỨC LÂM
I. Những căn cứ để xác định sự cần thiết phải đầu tư:
- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội khoá
XI, kỳ họp thứ 4; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến
đầu tư xây dựng cơ bản ngày 19/6/2009;
- Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về
quản lý chất lượng công trình xây dựng; Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày
18/4/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công
trình xây dựng;
- Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về quy
hoạch xây dựng;
- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 30/3/2009 của Chính phủ về Quản
lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày
15/10/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số
12/2009/NĐ-CP ngày 30/3/2009 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây
dựng công trình;
- Nghị định số 113/2009/NĐ-CP ngày 15/12/2009 của Chính phủ về
giám sát và đánh giá đầu tư;
- Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về
quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
- Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng về việc
công bố Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình;
II. Sự cần thiết phải đầu tư:
Lúa là một trong năm loại cây lương thực chính của thế giới. Cây lúa
(Oryza sp. Sativa) là một trong những cây lương thực chính, cung cấp lương
thực cho hơn 65% dân số trên thế giới, sản lượng gạo đạt cao nhất.
Trang 1
“Dự án xây dựng HTX SXKD Giống, TMDV chế biến nông sản Đức Lâm”


Hiện nay hơn 100 nước trên thế giới sản xuất lúa. Châu Á là vùng sản
xuất lúa gạo chủ yếu chiếm 90% về sản lượng cũng như về diện tích, là nơi có
nền nông nghiệp cổ xưa nhất gắn liền với canh tác lúa nước.
Cây lúa có khả năng thích ứng rộng với vùng trồng từ 53
0
vĩ Bắc đến 40
0
vĩ Nam.
Việt Nam từ bao đời nay cây lúa đã gắn liền với đời sống dân tộc, với
lịch sử dựng nước và giữ nước. Nông dân ta rất giàu kinh nghiệm và giỏi nghề
trồng lúa. Việt Nam cũng là một trong những trung tâm phát sinh cây lúa và
nghề trồng lúa của loài người. Cây lúa luôn là cây lương thực chiếm tuyệt đối
trong sản xuất nông nghiệp và là nhân tố quan trọng ổn định tình hình kinh tế,
chính trị, văn hoá, xã hội của đất nước.
- Trong những thập kỷ qua loài người đang đứng trước nguy cơ bùng nổ
về dân số và theo FAO để đảm mức tiêu dùng lương thực ổn định, mức tăng
sản lượng hàng năm gấp hai lần so với mức tăng dân số. Đến năm 2030 toàn
thế giới phải sản xuất lượng lúa gạo nhiều hơn khoảng 60% so với những năm
gần đây để đáp ứng nhu cầu tăng dân số. Trước tình hình đó cây lúa đã và đang
là đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học.
Với mức dự báo 721 triệu tấn hiện tại (hay 481 triệu tấn gạo), sản lượng
lúa gạo toàn cầu đã tăng 3% so với sản lượng năm 2010. Sự gia tăng này cũng
đồng thời cho thấy diện tích thu hoạch tăng 2,2% lên 164,6 triệu ha với năng
suất tăng 0,8%, tương đương 4,38 tấn/ha. Bất chấp sản lượng lúa gạo tại Thái
Lan, Pakistan, Philíppines, Campuchia, Lào, Myanmar bị ảnh hưởng do thời
tiết không thuận lợi, song châu Á vẫn chiếm tới 90,3%, tức 651 triệu tấn (hay
435 triệu tấn gạo) trong tổng sản lượng lúa gạo toàn cầu năm 2011, tăng 3% so
với sản lượng năm 2010. Kết quả này có được chủ yếu nhờ sản lượng tăng
mạnh tại Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan và Việt Nam, trong đó Việt Nam đạt
25,53 triệu tấn.

Sản lượng và diện tích thu hoạch lúa gạo toàn cầu 2002-2011
Trang 2
“Dự án xây dựng HTX SXKD Giống, TMDV chế biến nông sản Đức Lâm”
Việt Nam, một nước có nền kinh tế nông nghiệp từ hàng ngàn năm nay.
Từ một nước thiếu lương thực trầm trọng trong những năm chiến tranh nhưng
Trang 3
“Dự án xây dựng HTX SXKD Giống, TMDV chế biến nông sản Đức Lâm”
hiện nay, nền nông nghiệp của nước ta không chỉ sản xuất ra đủ một lượng lớn
lương thực đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều thị trường
lớn trên thế giới. Trong đó ngành trồng lúa ở nước ta là một trong những ngành
sản xuất lương thực vô cùng quan trọng và đạt được những thành tựu đáng kể,
đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới.
Đối với người Việt chúng ta, hay phần lớn dân Á châu nói chung, cây
lúa và hạt gạo là một loại thực phẩm hết sức gần gủi và đóng một vai trò cực
kỳ quan trọng trong dinh dưỡng.
Từ ngàn đời nay, cây lúa đã gắn bó với con người, làng quê Việt Nam. Và
đồng thời cũng trở thành tên gọi cho một nền văn minh - nền văn minh lúa nước.
Cây lúa không chỉ mang lại sự no đủ mà còn trở thành một nét đẹp trong
đời sống văn hóa và tinh thần. Hạt lúa và người nông dân cần cù, mộc mạc là
mảng màu không thể thiếu trong bức tranh của đồng quê Việt Nam hiện nay và
mãi mãi về sau.
Là cây trồng thuộc nhóm ngũ cốc, lúa cũng là cây lương thực chính của
người dân Việt Nam nói riêng và người dân châu Á nói chung. Cây lúa, hạt gạo
đã trở nên thân thuộc gần gũi đến mức từ bao đời nay người dân Việt Nam coi
đó là một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Từ những bữa cơm đơn giản
đến các bữa tiệc quan trọng không thể thiếu sự góp mặt của cây lúa, chỉ có điều
nó được chế biến dưới dạng này hay dạng khác. Không chỉ giữ vai trò to lớn
trong đời sống kinh tế, xã hội mà còn có giá trị lịch sử, bởi lịch sử phát triển của
cây lúa gắn với lịch sử phát triển của cả dân tộc Việt Nam, in dấu ấn trong từng
thời kỳ thăng trầm của đất nước. Trước đây cây lúa hạt gạo chỉ đem lại no đủ

cho con người, thì ngày nay nó còn có thể làm giàu cho người nông dân và cho
cả đất nước nếu chúng ta biết biến nó thành thứ hàng hóa có giá trị. Việt Nam là
cái nôi của nền văn minh lúa nước, hạt gạo gắn liền với sự phát triển của dân
tộc cho đến nay vẫn là nền kinh tế của cả nước, tuy nhiên bên cạnh đó công
tác chế biến, bảo quản sau thu hoạch hết sức quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp
đến chất lượng. Trong chuỗi sản xuất nông nghiệp, tổn thất sau thu hoạch
Trang 4
“Dự án xây dựng HTX SXKD Giống, TMDV chế biến nông sản Đức Lâm”
(TTSTH) được các nhà khoa học, nhà quản lý cũng như doanh nghiệp đánh giá
là điểm yếu khó khắc phục. Dù đã nắm rõ nguyên nhân dẫn đến thực trạng này
như: chất lượng sản phẩm kém, trang thiết bị bảo quản vừa thiếu, vừa không
đồng bộ, nhận thức của nông dân còn hạn chế nhưng để khắc phục, không chỉ
cần thời gian mà còn cần hệ thống giải pháp đồng bộ.
Tình hình sản xuất cây lúa trên địa bàn huyện Đức Thọ:
Sản lượng lúa 2007 – 2009 (tấn)
(Theo niên giám thống kê huyện Đức Thọ năm 2009)
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
40.868 57.278 57.136
Năm 2011, diện tích: 10.129,5 ha, đạt 97% kế hoạch và bằng 98% so với
năm 2010. Trong đó: Vụ Đông xuân 2010 - 2011: 6.100 ha, Hè thu 2011:
4.029,5 ha.
+ Năng suất: 56,12 tạ/ha. Trong đó: Vụ Đông xuân: 60,5 tạ/ha, vụ Hè
thu: 49,5 tạ/ha.
+ Sản lượng thóc: 56.851 tấn, đạt 99% KH cả năm và bằng 103% năm
2010. Trong đó: Vụ Đông Xuân: 36.905 tấn, vụ Hè Thu: 19.946 tấn.
Thực trạng các cơ sở thu mua chế biến bảo quản lúa trên địa bàn:
Trên địa bàn huyện Đức Thọ chưa có cơ sở thu mua, chế biến, bảo quản
nào mà chỉ có các cơ sở xay xát nhỏ và các tiểu thương, do đó người dân sản
xuất khó bảo quản và và giá cả bán ra cũng không cao do tiểu thương ép giá.
Hạt thóc sản xuất ra chưa thực sự mang tính hàng hóa.

III. Mục tiêu dự án đầu tư:
Mục tiêu của dự án xây dựng HTX SXKD giống, thương mại, dịch vụ
chế biến nông sản Đức Lâm nhằm các mục tiêu sau:
1. Mục tiêu chung:
Liên kết với các Trung tâm, công ty giống, sản xuất giống năng suất,
chất lượng cao với diện tích tập trung tối thiểu mỗi vùng 20 ha trở lên, trước
Trang 5
“Dự án xây dựng HTX SXKD Giống, TMDV chế biến nông sản Đức Lâm”
mắt tập trung các xã: Đức Lâm, Đức Thanh, Trung Lễ, Đức Thủy, Đức Nhân,
Bùi Xá, Yên Hồ, Đức Dũng
Nhằm sản xuất kinh doanh giống, thu mua chế biến, kinh doanh các loại
nông sản trên địa bàn huyện Đức Thọ và các vùng phụ cận, chủ yếu sản xuất
giống lúa, chế biến gạo sạch, chất lượng cao cung ứng cho thị trường trong và
ngoài nước. Buôn bán các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây con
các loại. Xuất nhập khẩu vật tư, máy móc nông nghiệp.
Đầu tư thiết bị máy lọc giống, máy sấy, kho để giống, kho dự trữ gạo sạch,
sân phơi để chủ động đối phó với thời tiết làm ảnh hưởng đến năng suất, chất
lượng lúa gạo sau thu hoạch nhằm nâng cao giá trị sản phẩm (có bản vẽ kèm theo).
Nhằm đánh trúng vào "điểm yếu" của sản xuất và tiêu thụ nông sản hiện
nay là được mùa mất giá, mất mùa được giá; khắc phục được tình trạng khi
hàng hóa đến doanh nghiệp phải qua quá nhiều khâu trung gian và nông dân bị
tư thương, doanh nghiệp ép giá khi đến mùa thu hoạch.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Giải quyết cho 20 lao động có việc làm thường xuyên, thu nhập bình
quân 3.000.000đ/ người/tháng, xóa đói giảm nghèo cho xã viên.
- Hình thành vùng chuyên canh sản xuất lúa giống, lúa năng suất, chất
lượng cao.
- Cung ứng các loại giống, thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc BVTV,
các thiết bị máy móc nông nghiệp.
IV. Địa điểm đầu tư xây dựng:

1. Vị trí xây dựng: Khu tiểu công nghiệp, làng nghề thuộc Đồng
Trằng giáp kênh C4.
Phía Bắc giáp: Lưu không Quốc lộ 15A, dài 65 m
Phía Nam giáp: Đất sản xuất nông nghiệp, dài 80 m
Trang 6
“Dự án xây dựng HTX SXKD Giống, TMDV chế biến nông sản Đức Lâm”
Phía Tây giáp: Lưu không kênh C4, dài 83 m
Phía Đông giáp: Đất sản xuất nông nghiệp, dài 83 m
Tổng diện tích: 6.017 m
2
(bao gồm cả đất lưu không của Quốc lộ 15A và
kênh C4).
2. Đặc điểm chung địa hình, địa chất và thủy văn:
2.1. Địa hình
Địa hình của xã tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình so với mặt
nước biển từ 4 đến 6m.
2.2 Đất đai thổ nhưỡng.
Theo “Báo cáo quy hoạch sử dụng đất chi tiết đến năm 2015 và kế hoạch
sử dụng đất chi tiết đến năm 2010”, xã Đức Lâm có 2 loại đất chính:
a. Nhóm đất phù sa không được hàng năm (P): Diện tích 170 ha,
chiếm 27,6% diện tích tự nhiên của xã. Loại đất này phân bố về phía Tây Bắc và
phía Đông Nam của xã, hiện tại là đất lúa, màu và đất khu dân cư. Đất có thành
phần cơ giới thịt nhẹ đến thịt trung bình. Đất có hàm lượng mùn từ trung bình
đến khá, lân (p) và ka li (K) dễ tiêu ở mức trung bình. Loại đất này thích hợp với
nhiều loại cây trồng hàng năm và cây lâu năm, hiện tại đang được người dân sử
dụng để trồng lúa nước, cây màu cho hiệu quả kinh tế khá cao.
b. Đất phù sa glây (Pg): Diện tích khoảng 427ha, chiếm 69,4% DTTN.
Loại đất Pg phân bố ở phía Đông Bắc và Tây Nam của xã. Đất có hàm lượng
dinh dưỡng từ trung bình đến khá. Lân và ka li đễ tiêu thường nghèo. Đất có
thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng. Tầng glây xuất hiện sau

tầng đế cầy (sâu dưới 50 cm ). Hiện tại loại đất Pg được khai thác để người dân
trồng lúa nước 2 vụ hoặc mô hình lúa – cá, mang lại hiệu quả kinh tế cao đã
xuât hiện nhều cánh đồng có thu nhập trên 60 triệu đồng/ha đất canh tác.
Trang 7
“Dự án xây dựng HTX SXKD Giống, TMDV chế biến nông sản Đức Lâm”
2.3. Khí hậu, thủy văn.
2.3.1. Khí hậu
Xã Đức Lâm nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu trong năm được
chia thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 và mùa khô từ
tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
a. Nhiệt độ:
- Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 23,9
o
C.
- Nhiệt độ trung bình trong các tháng mùa khô đạt 33,8
o
C
- Nhiệt độ trung bình trong các tháng mùa mưa đạt 18
o
C.
b. Lượng mưa
Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.100mm. Số ngày mưa trong
năm từ 150 đến 160 ngày, có khi lên đến 180 – 190 ngày/năm.
Mưa tập trung từ tháng 4 đến tháng 10, lượng mưa đạt 74% tổng lượng
mưa cả năm. Trong các tháng mùa khô, lượng mưa chỉ chiếm 26% lượng mưa
cả năm.
c. Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí bình quân năm đạt khoảng 75 đến 80%. Ẩm độ cao
nhất thường vào các tháng 2,3; độ ẩm không khí thấp nhất vào các tháng 6,7.
d. Nắng

Số giờ nắng trung bình năm từ 1.500 đến 1.700 giờ. Nắng ở Đức Lâm có
cường độ tương đối cao, trung bình các tháng mùa đông có từ 70 đến 80 giờ
nắng/tháng, các tháng mùa hè có từ 180 đến 190 giờ nắng/tháng.
e. Bão lụt
Cũng giống như những xã khác ở miền Trung, Đức Lâm thường xuyên
chịu ảnh hưởng của bão lụt. Bình quân hàng năm có khoảng 1 – 1,6 cơn bão đi
qua. Thời kỳ xuất hiện bão thường từ tháng 9 đến tháng 11.
f. Gió
Trên địa bàn xã bị ảnh hưởng của hai hướng gió chính:
Trang 8
“Dự án xây dựng HTX SXKD Giống, TMDV chế biến nông sản Đức Lâm”
+ Gió mùa Đông Bắc xuất hiện từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thường
gây ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của cây trồng, nhất là thời kỳ đầu
sinh trưởng của mạ và lúa nước.
+ Gió Tây Nam ( gió Lào) xuất hiện vào các tháng 6,7. Thời gian gió
Lào xuất hiện thường từ 30 đến 45 ngày, thường gây khô hạn kéo dài, ảnh
hưởng đến sức khỏe của người và gia súc, gia cầm; gây thiếu nước cho cây
trồng và làm tích lũy chất sắt gây thoái hóa đất.
2.3.2. Nguồn nước
Nguồn nước mặt trong vùng chủ yếu là ao, đầm có diện tích hơn 9 ha.
Ngoài ra nguồn nước cấp từ ngoài vùng phục vụ tưới lúa, màu từ hệ thống
kênh C2, kênh T21, kênh 19/5, mương C4 chảy qua với tổng chiều dài khoảng
6,5 km.
V. Quy mô xây dựng dự án:
Quy mô dự án xây dựng HTX SXKD giống, TMDV chế biến nông sản Đức
Lâm diện tích 6.017 m
2
(bao gồm cả đất lưu không Quốc lộ 15A và kênh C4).
VI. Công suất, công nghệ đầu tư sản xuất:
Công suất 15.000 tấn lúa, gạo/năm, với công nghệ đầu tư máy móc sản

xuất trong nước gồm các loại: 01 máy lọc giống, 01 máy sấy điện công suất 2
tấn/30 phút; 2 giàn máy xay xát liên hoàn với công suất 30 tấn/máy/ngày.
VII. Các giải pháp kinh tế kỹ thuật:
1. Về giải pháp kinh tế:
HTX liên kết với các công ty, trung tâm giống cây trồng có uy tín và các
HTX nông nghiệp tổ chức sản xuất các loại giống năng suất, chất lượng cao
trên địa bà huyện Đức Thọ và các vùng lân cận, HTX trực tiếp ký hợp đồng với
người nông dân cam kết thu mua hết nông sản với giá ổn định, HTX làm đầu
mối thu mua chế biến và cung ứng ra thị trường trong và ngoài nước đảm bảo
chất lượng theo đúng yêu cầu hợp đồng, người nông dân không phải lo ngại về
giá cả đầu ra hay bị tư thương ép giá.
2. Giải pháp về kỹ thuật:
Trang 9
1.929.600.000 đồng
“Dự án xây dựng HTX SXKD Giống, TMDV chế biến nông sản Đức Lâm”
- Xây dựng cơ chế, tạo mối quan hệ chặn chẽ giữa "4 nhà", đặc biệt là
nhà nông và HTX.
- Quy hoạch vùng sản xuất tập trung có diện tích tối thiểu 20 ha/xã trở lên.
- Tăng cường hỗ trợ cho bà con nông dân qua các chương trình khuyến nông.
- Tổ chức cho thành viên của HTX đi tham quan, học tập các kinh
nghiệm, kỹ thuật tại các mô hình tiêu biểu.
- Đầu tư hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại và đồng bộ.
VIII. Nguồn vốn và tổng mức đầu tư:
- Nguồn vốn: Chủ yếu vốn góp của các xã viên và vay tín dụng ngân hàng.
- Tổng mức đầu tư:
Hợp tác xã SXKD giống, thương mại - dịch vụ chế biến nông sản Đức Lâm
thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh giống, thu mua chế biến gạo sạch, chất
lượng cao. Buôn bán các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây, con
các loại. Xuất nhập khẩu vật tư, máy móc nông nghiệp.
Tổng mức đầu tư 8,5 tỷ đồng, gồm các hạng mục sau:

- Hàng rào bảo vệ: 217.109.880 đồng
- Nhà bảo vệ: 50.025.000 đồng
- Văn phòng trụ sở giao dịch: 190.095.000 đồng
- Sân phơi: 70.950.000 đồng
- Nhà máy sấy: 343.440.000 đồng
- Kho lúa giống: 354.888.000 đồng
- Kho đựng lúa dự trữ: 767.016.000 đồng
- Kho chứa gạo sau xay xát (2 kho):
- Nhà máy xay xát (2 nhà):
- Nhà trưng bày sản phẩm và bán hàng: 933.800.000 đồng
- Đường giao thông và xây dựng hệ thống cây xanh xung quang và phía
trước trụ sở: 375.375.000 đồng
Dự tính tổng đầu xây dựng cơ bản: 5.232.298.880 đồng
- Đầu tư mới hệ thống máy xay, máy sấy và các máy móc thiết bị.
Trang 10
“Dự án xây dựng HTX SXKD Giống, TMDV chế biến nông sản Đức Lâm”
(chi tiết có bản thiết kế quy hoạch mặt bằng kèm theo)
VIIII. Định hướng hoạt động của HTX:
Sẽ hoạt động sản xuất kinh doanh ở cả 5 lĩnh vực:
1. Sản xuất giống, thu mua, chế biến, kinh doanh các loại nông sản mà
chủ đạo là chế biến gạo sạch, chất lượng cao.
2. Tư vấn, cung ứng phân bón, thức ăn gia súc, gia cầm, thuốc bảo vệ thực
vật, giống cây, giống con các loại.
3. Xuất, nhập khẩu vật tư máy móc nông nghiệp.
4. Sản xuất giống, bảo quản, chế biến và thu mua các sản phẩm từ nông nghiệp
5. Dịch vụ, vận tải, gặt lúa bằng máy.
X. Phương án cụ thể từng lĩnh vực:
A. Về sản xuất lúa giống, lúa năng suất, chất lượng cao:
1. Kế hoạch triển khai:
Hợp đồng cám kết với nông dân, trước mắt tập trung tại xã Đức Lâm và

các xã lân cận Đức Thanh, Đức Thủy, Trung Lễ, Đức Dũng … về việc ký hợp
đồng sản xuất giống, bao tiêu đầu vào, đầu ra cho người dân.
- Sản phẩm làm ra cung ứng trên thị trường trong và ngoài tĩnh.
2.Tổ chức thực hiện:
Quản lý chỉ đạo: Chủ nhiệm HTX trực tiếp chỉ đạo thực hiện từ khâu
quản lý hoạt động đến phương án sản xuất tập huấn kỹ thuật thành lập các tổ
chức sản xuất theo từng loại giống lúa.
3. Quy hoạch vùng sản xuất lúa: Vùng lúa giống, vùng năng suất cao,
vùng chất lượng cao, quản lý xã viên sản xuất theo đúng quy trình và đi vào
sản xuất theo giờ làm việc mà được HTX thống nhất tránh gian lận của xã viên
khi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Người sản xuất phải có sổ sách ghi chép sản phẩm của mình, nhật ký
cách chăm bón và phương pháp chăm sóc thu hái, sau đó nhập sản phẩm cho
quản lý tiêu thụ kinh doanh.
Trang 11
“Dự án xây dựng HTX SXKD Giống, TMDV chế biến nông sản Đức Lâm”
4. Sau khi sản xuất và thu mua nông sản, thì sẽ có người phân loại và chế
biến, bảo quản và xuất ra thị trường.
B. Kinh doanh cung ứng rau, và cung ứng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật:
1. Kinh doanh rau quả an toàn: Người quản lý dịch vụ ghi chép thông tin
về sản phẩm của sản xuất và đóng gói ghi lô hàng cung ứng và vận chuyển đến
điểm tiêu thụ.
- Cửa hàng tiêu thụ thoáng mát dễ ra vào vệ sinh sạch sẽ ở khu vực quầy
giới thiệu sản phẩm.
- Người bán hàng phải có sổ ghi chép tên người mua và địa chỉ người
mua mặt hàng gì, thời gian mua và sản phẩm thuộc lô hàng nào.
- Bán hàng theo sản phẩm trước mắt không nhận đặt hàng theo hợp đồng
lâu dài vì sản phẩm bước dầu không đủ.
- Cửa hàng có thể nhập hàng từ những cơ sở khác đã được kiểm định chất lượng.
- Mạng lưới dịch vụ trước mắt do hai xã viên quản lý

- Giá bán sản phẩm sẽ được niêm yết cụ thể nếu sản phẩm bảo quản
trong kho bị hư hỏng, phải thành lập ban tiêu huỷ để xác định thiệt hại do ban
quản lý HTX kiểm tra lập văn bản tiêu huỷ.
- Có thể cung ứng đến người tiêu dùng theo giá thoả thuận.
- Bước đầu xây dựng 01 cửa hàng gần địa điểm sản xuất.
- Trực tiếp quản lý cửa hàng là một xã viên có trình độ trung cấp nông
nghiệp trở lên có năng khiếu nghiệp vụ Maketting (Được tập huấn về chương
trình thuốc bảo vệ thực vật).
2. Đại lý vật tư, phân bón, thuốc Bảo vệ thực vật, giống: Nguồn hàng lấy
từ các công ty có uy tín ở trong nước. Người bán hàng phải ghi chép sổ sách
nhập hàng và bán hàng theo giá quy định. Sổ sách kế toán được cập nhật theo
ngày, cuối ngày có gối sổ.
- Người bán hàng sẽ được hưởng phần trăm (%) theo lợi nhuận
- Kế toán có trách nhiệm quản lý kinh tế hàng ngày.
C. Xuất nhập khẩu máy móc nông nghiệp.
Trang 12
“Dự án xây dựng HTX SXKD Giống, TMDV chế biến nông sản Đức Lâm”
Thông qua hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm rau an toàn và thuốc
bảo vệ thực vật, phân bón, giống thì nhân viên Maketing giới thiệu các sản
phẩm máy móc, trang thiết bị nông nghiệp đến các hộ sản xuất và bà con trong
xã, và giới thiệu sản phẩm xa hơn bằng các hợp đồng cung ứng đảm bảo uy tín
và chất lượng.
D. Sản xuất và chế biến các sản phẩm từ nông nghiệp:
HTX sẽ tiếp tục mở rộng các ngành nghề khác như chăn nuôi, nuôi trồng
thủy sản, thu mua và chế biến các sản phẩm nông nghiệp, phân loại, đóng gói,
bảo quản đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và xuất ra thị trường. Các sản phẩm khi mua
vào hay xuất ra đều có nhật ký rõ ràng theo quy định.
XI. Chủ đầu tư và hình thức quản lý dự án:
HTX là chủ đầu tư dự án và trực tiếp điều hành, quản lý dự án.
XII. Thời gian và hiệu quả đầu tư:

1. Thời gian đầu tư:
Thời gian đầu tư từ tháng 4 năm 2012. Hiện nay đã giải phóng mặt bằng
và đã thực hiện đầy đủ các bước thủ tục đền bù theo đúng quy định hiện hành
của Nhà nước.
Có tổng số 16 hộ nằm trong vùng quy hoạch với tổng diện tích đất nông
nghiệp thu hồi: 5.568 m
2
, dự tính số kinh phí đền bù theo quy định là:
713.205.120 triệu đồng.
2. Hiệu quả đầu tư:
2.1 Hiệu quả về kinh tế:
HTX SXKD giống, TMDV chế biến nông sản Đức Lâm ra đời sẽ mang
lại một số hiệu quả kinh tế cao, nhất là trong thời điểm toàn tỉnh, toàn huyện
đang quyết tâm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn
mới, nâng cao thu nhập cho xã viên HTX và bà con nông dân.
2.2 Hiệu quả về xã hội:
- Giải quyết việc làm cho các lao động nhàn rỗi tại địa phương và các
vùng lân cận.
Trang 13
“Dự án xây dựng HTX SXKD Giống, TMDV chế biến nông sản Đức Lâm”
- Góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho bà con xã viên
và người nông dân.
- Thay đổi tư duy, nhận thức của người nông dân về hình thức tổ chức
sản xuất, từ tập quán sản xuất nhỏ lẻ, manh mún sang sản xuất hàng hóa gắn
với thị trường.
- Đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất.
2.3 Hiệu quả về môi trường:
HTX SXKD giống, TMDV chế biến nông sản Đức Lâm ra đời sẽ giảm
bớt số lượng xay xát thủ công, nhỏ lẻ, máy móc lạc hậu, thiếu đồng bộ trong
các cụm dân cư làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.

Trang 14
“Dự án xây dựng HTX SXKD Giống, TMDV chế biến nông sản Đức Lâm”
MỤC LỤC
I. Những căn cứ để xác định sự cần thiết phải đầu tư: 1
II. S c n thi t ph i u t :ự ầ ế ả đầ ư 1
III. M c tiêu d án u t :ụ ự đầ ư 5
IV. Địa điểm đầu tư xây dựng: 6
1. V trí xây d ng: Khu ti u công nghi p, l ng ngh thu c ng Tr ng giáp ị ự ể ệ à ề ộ Đồ ằ
kênh C4 6
2. c i m chung a hình, a ch t v th y v n:Đặ để đị đị ấ à ủ ă 7
2.1. Địa hình 7
2.2 Đất đai thổ nhưỡng 7
2.3. Khí hậu, thủy văn 8
2.3.1. Khí hậu 8
2.3.2. Nguồn nước 9
V. Quy mô xây dựng dự án: 9
Trang 15

×