Tải bản đầy đủ (.pdf) (146 trang)

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ, TỈNH KIÊN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (939.66 KB, 146 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP

LÊ QUỐC TRUNG

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG
HỌC SINH GIỎI Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ,
TỈNH KIÊN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

ĐỒNG THÁP - NĂM 2015


i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP

LÊ QUỐC TRUNG

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG
HỌC SINH GIỎI Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ,
TỈNH KIÊN GIANG

Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 60140114

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS, TS. PHAN MINH TIẾN

ĐỒNG THÁP - NĂM 2015


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết
quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử
dụng và chưa từng được cơng bố trong bất kỳ một cơng trình nào khác.
Họ tên tác giả

Lê Quốc Trung


iii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn quý Thầy, Cô Ban Giám hiệu trường Đại học
Đồng Tháp, quý Thầy, Cơ Phịng Đào tạo Sau đại học, q Thầy, Cơ khoa Tâm lý Giáo dục, quý Thầy, Cô trực tiếp giảng dạy lớp Cao học quản lý giáo dục khoá I của
trường Đại học Đồng Tháp đã tận tình giảng dạy, tạo mọi điều kiện giúp đỡ tơi
trong q trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Đặc biệt tơi xin bày tỏ
lịng biết ơn sâu sắc đối với thầy giáo hướng dẫn khoa học PGS.TS. Phan Minh
Tiến, người Thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên tơi trong q trình
thực hiện đề tài.
Tơi xin trân trọng cảm ơn quý lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kiên
Giang; xin cảm ơn Ban Giám hiệu, các bạn đồng nghiệp thuộc 03 trường trung học

phổ thông công lập thành phố Rạch Giá: THPT Chuyên Huỳnh Mẫn Đạt, THPT
Nguyễn Trung Trực, THPT Nguyễn Hùng Sơn và các cơ quan, ban ngành, đồn thể
chính trị - xã hội trên địa bàn thành phố Rạch Giá đã nhiệt tình cộng tác, cung cấp
dữ liệu, cho ý kiến và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong nghiên cứu thực tế để
làm luận văn.
Trong quá trình thực hiện đề tài, chắc chắn luận văn không sao tránh khỏi
những hạn chế, thiếu sót; tác giả rất mong nhận được sự thơng cảm, đóng góp ý
kiến của các nhà khoa học, của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn !
Kiên Giang, tháng 10 năm 2014
Tác giả

Lê Quốc Trung


MỤC LỤC
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ..................................................................................... 1
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU .............................................................................. 3
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.............................................. 3
3.1. Khách thể nghiên cứu...................................................................................... 3
3.2. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 3
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC .............................................................................. 3
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU .............................................................................. 3
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý công tác bồi dưỡng HSG ở trường
THPT….. ................................................................................................................ 3
5.2. Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng công tác bồi dưỡng HSG và quản lý
công tác bồi dưỡng HSG ở các trường THPT thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.3
5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng HSG cho các trường THPT
thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. ..................................................................... 3
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................... 3

6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp
tài liệu, phân loại tài liệu…nhằm xây dựng cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu.. … 3
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Sử dụng phương pháp điều tra bằng ankét;
phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động; phương pháp quan sát; phương pháp
phỏng vấn, trao đổi, tổng kết kinh nghiệm; phương pháp lấy ý kiến chuyên
gia...nhằm khảo sát, đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu..................................... 3
6.3. Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng phương pháp thống kê toán học
nhằm xử lý kết quả nghiên cứu. ............................................................................... 4
7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................................................. 4
8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN .................................................................................. 4
NỘI DUNG ............................................................................................................. 5
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HỌC SINH
GIỎI Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ........................................................ 5
1.1. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ ...................................... 5
1.1.1. Trên thế giới .......................................................................................... 5
1.1.2. Ở Việt Nam ........................................................................................... 7
1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN ............................................................. 10
1.2.1. Năng lực, năng khiếu, tài năng .............................................................. 10


1.2.1.1. Năng lực........................................................................................... 10
1.2.1.2. Năng khiếu ....................................................................................... 11
1.2.1.3. Tài năng ........................................................................................... 11
1.2.2. Học sinh giỏi, học sinh giỏi THPT, bồi dưỡng HSG ................................ 12
1.2.2.1. Học sinh giỏi .................................................................................... 12
1.2.2.2. Học sinh giỏi THPT........................................................................... 12
1.2.2.3. Bồi dưỡng học sinh giỏi ..................................................................... 13
1.2.3. Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường ........................................ 14
1.2.3.1. Quản lý ............................................................................................ 14
1.2.3.2. Các chức năng quản lý ....................................................................... 16

1.2.3.3. Quản lý giáo dục ............................................................................... 17
1.2.3.4. Quản lý nhà trường ............................................................................ 18
1.3. CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI Ở TRƯỜNG THPT.............. 21
1.3.1. Ý nghĩa của công tác bồi dưỡng HSG ở trường THPT ............................. 21
1.3.2. Mục tiêu, nguyên tắc của công tác bồi dưỡng HSG ở trường THPT .......... 22
1.3.2.1. Mục tiêu của công tác bồi dưỡng HSG ở trường THPT ......................... 22
1.3.2.2. Nguyên tắc của công tác bồi dưỡng HSG ở trường THPT ..................... 22
1.3.3. Nội dung, hình thức bồi dưỡng HSG ỏ trường THPT .............................. 24
1.3.3.1. Nội dung bồi dưỡng HSG ở trường THPT ........................................... 24
1.3.3.2. Hình thức bồi dưỡng HSG ở trường THPT .......................................... 25
1.4. HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THPT VÀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC BỒI
DƯỠNG HỌC SINH GIỎI ............................................................................. 25
1.4.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệu trưởng trường THPT............................... 25
1.4.2. Nội dung quản lý công tác bồi dưỡng HSG của Hiệu trưởng trường THPT ... 26
1.4.2.1. Quản lý việc xây dựng kế hoạch, chương trình cho cơng tác bồi dưỡng
HSG……… .................................................................................................. 26
1.4.2.2. Quản lý việc tổ chức thực hiện công tác bồi dưỡng HSG....................... 27
1.4.2.3. Quản lý việc kiểm tra, đánh giá công tác bồi dưỡng HSG...................... 28
1.4.2.4. Quản lý việc phối hợp các lực lượng tham gia công tác bồi dưỡng HSG..... 28
1.4.2.5. Quản lý điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ và các hình thức hỗ
trợ cho công tác bồi dưỡng HSG ...................................................................... 29
1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác bồi dưỡng HSG .................... 30
1.4.3.1. Quy chế dạy học và quy chế quản lý hoạt động dạy học ........................ 30


1.4.3.2. Năng lực CBQL và đội ngũ GV .......................................................... 30
1.4.3.3. Chất lượng học sinh và chất lượng tuyển sinh đầu vào .......................... 30
1.4.3.4. Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học ............................................... 31
1.4.3.5. Môi trường giáo dục và môi trường dạy học ........................................ 31
1.4.3.6. Công tác thi đua, khen thưởng ............................................................ 31

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ,
TỈNH KIÊN GIANG ............................................................................................. 33
2.1. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI VÀ GIÁO DỤC-ĐÀO
TẠO THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ, TỈNH KIÊN GIANG ..................................... 33
2.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội ...................................................................... 33
2.1.2. Tình hình giáo dục - đào tạo.................................................................. 34
2.1.3. Tình hình chất lượng HSG THPT thành phố Rạch Giá từ năm học 20102011 đến năm học 2013-2014 .......................................................................... 39
2.2. KHÁI QUÁT VỀ Q TRÌNH KHẢO SÁT THỰC TRẠNG.................... 40
2.2.1. Mục đích khảo sát ................................................................................ 40
2.2.2. Nội dung khảo sát ................................................................................ 40
2.2.3. Đối tượng khảo sát ............................................................................... 40
2.2.4. Phương pháp khảo sát .......................................................................... 41
2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI Ở CÁC
TRƯỜNG THPT THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ, TỈNH KIÊN GIANG ................... 41
2.3.1. Về nhận thức đối với công tác bồi dưỡng HSG ....................................... 41
2.3.2. Về số lượng, cơ cấu, năng lực đội ngũ giáo viên tham gia công tác bồi dưỡng
HSG ........................................................................................................... 43
2.3.3. Về nội dung chương trình bồi dưỡng HSG ............................................. 47
2.3.4. Về tổ chức hoạt động bồi dưỡng HSG.................................................... 48
2.3.5. Về phân công giáo viên dạy bồi dưỡng HSG .......................................... 48
2.3.6. Về cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng HSG ........................ 49
2.4. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI Ở
CÁC TRƯỜNG THPT THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ, TỈNH KIÊN GIANG ........... 50
2.4.1. Thực trạng quản lý việc xây dựng chương trình, kế hoạch bồi dưỡng HSG ... 50
2.4.2. Thực trạng quản lý việc tổ chức thực hiện hoạt động bồi dưỡng HSG ....... 52
2.4.3. Thực trạng công tác chỉ đạo, giám sát hoạt động bồi dưỡng HSG ............. 53


2.4.4. Thực trạng quản lý việc kiểm tra, đánh giá công tác bồi dưỡng HSG ........ 54

2.4.5. Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng CBQL và giáo viên tham gia hoạt
động bồi dưỡng HSG ...................................................................................... 56
2.4.6. Thực trạng quản lý việc phát hiện và tuyển chọn HSG............................. 58
2.4.7. Thực trạng công tác quản lý việc phối hợp các lực lượng tham gia hoạt động
bồi dưỡng HSG .............................................................................................. 59
2.4.8. Thực trạng quản lý CSVC, phương tiện, điều kiện hỗ trợ công tác bồi dưỡng
HSG ........................................................................................................... 61
2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG ................................................ 63
2.5.1. Ưu điểm .............................................................................................. 63
2.5.2. Tồn tại ................................................................................................ 64
2.5.3. Nguyên nhân của tồn tại ....................................................................... 64
Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ, TỈNH KIÊN GIANG ................................................. 66
3.1. CƠ SỞ XÁC LẬP CÁC BIỆN PHÁP....................................................... 66
3.1.1. Chủ trương của Đảng, Nhà nước về đào tạo và bồi dưỡng HSG ............... 66
3.1.2. Các văn bản pháp quy, định hướng của Bộ Giáo dục-Đào tạo về công tác bồi
dưỡng HSG.................................................................................................... 68
3.2. CÁC NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG BIỆN PHÁP ...................................... 69
3.2.1. Đảm bảo tính kế thừa ........................................................................... 69
3.2.2. Đảm bảo tính phù hợp .......................................................................... 69
3.2.3. Đảm bảo tính hiệu quả.......................................................................... 70
3.2.4. Đảm bảo tính thực tiễn ......................................................................... 70
3.3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC BỒI
DƯỠNG HỌC SINH GIỎI Ở CÁC TRƯỜNG THPT THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ,
TỈNH KIÊN GIANG ...................................................................................... 71
3.3.1. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV, và HS về hoạt động bồi dưỡng
HSG ........................................................................................................... 71
3.3.1.1. Mục tiêu của biện pháp ...................................................................... 71
3.3.1.2. Nội dung và tổ chức thực hiện biện pháp ............................................. 71

3.3.2. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng HSG cụ thể, thiết thực, phù hợp với điều kiện
thực tế ........................................................................................................... 73


3.3.2.1. Mục tiêu của biện pháp ...................................................................... 73
3.3.2.2. Nội dung và tổ chức thực hiện biện pháp ............................................. 74
3.3.3. Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp bồi dưỡng phù hợp với đặc
trưng bộ môn và đối tượng HSG ...................................................................... 75
3.3.3.1. Mục tiêu của biện pháp ...................................................................... 75
3.3.3.2. Nội dung và tổ chức thực hiện biện pháp ............................................. 75
3.3.4. Hoàn thiện bộ máy tổ chức, xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán cho hoạt
động bồi dưỡng HSG ...................................................................................... 77
3.3.4.1. Mục tiêu của biện pháp ...................................................................... 77
3.3.4.2. Nội dung và tổ chức thực hiện biện pháp ............................................. 78
3.3.5. Nâng cao hiệu quả công tác phát hiện và tuyển chọn HSG ....................... 83
3.3.5.1. Mục tiêu của biện pháp ...................................................................... 83
3.3.5.2. Nội dung và tổ chức thực hiện biện pháp ............................................. 83
3.3.6. Tăng cường công tác tổ chức, chỉ đạo, giám sát, kiểm tra đánh giá đối với
hoạt động bồi dưỡng HSG ............................................................................... 85
3.3.6.1. Mục tiêu của biện pháp ...................................................................... 85
3.3.6.2. Nội dung và tổ chức thực hiện biện pháp ............................................. 86
3.3.7. Phối hợp chặt chẽ các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường trong
hoạt động bồi dưỡng HSG ............................................................................... 88
3.3.7.1. Mục tiêu của biện pháp ...................................................................... 88
3.3.7.2. Nội dung và tổ chức thực hiện biện pháp ............................................. 88
3.3.8. Tổ chức tốt các điều kiện hỗ trợ hoạt động bồi dưỡng HSG ..................... 90
3.3.8.1. Mục tiêu của biện pháp ...................................................................... 90
3.3.8.2. Nội dung và tổ chức thực hiện biện pháp ............................................. 90
3.4. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BIỆN PHÁP ............................................... 93
3.5. KHẢO NGHIỆM TÍNH CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC

BIỆN PHÁP .................................................................................................. 93
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................................ 96
1. KẾT LUẬN .............................................................................................. 96
1.1. Về mặt lý luận ........................................................................................ 96
1.2. Về mặt thực tiễn ..................................................................................... 96
2. KHUYẾN NGHỊ....................................................................................... 97
2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo .............................................................. 97


2.2. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang ................................................ 98
2.3. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kiên Giang....................................... 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 100
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

BCH

:

Ban chấp hành

BGH

:


Ban Giám hiệu

CBQL

:

Cán bộ quản lý

CMHS

:

Cha mẹ học sinh

CNTT

:

Công nghệ thông tin

CSVC

:

Cơ sở vật chất

GD-ĐT

:


Giáo dục - đào tạo

GV

:

Giáo viên

GVBM

:

Giáo viên bộ môn

GVCN

:

Giáo viên chủ nhiệm

HS

:

Học sinh

HSNK

:


Học sinh năng khiếu

HSG

:

Học sinh giỏi

KT - XH

:

Kinh tế - xã hội

NCKH

:

Nghiên cứu khoa học

NXB

:

Nhà xuất bản

PPDH

:


Phương pháp dạy học

QL

:

Quản lý

QLGD

:

Quản lý giáo dục

SKKN

:

Sáng kiến kinh nghiệm

SL

:

Số lượng

THCS

:


Trung học cơ sở

THPT

:

Trung học phổ thông

Ths

:

Thạc sĩ

TL

:

Tỷ lệ

TS

:

Tiến sĩ


DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ
Bảng 2.1. Thống kê số lượng và trình độ CBQL ở các trường THPT công lập thành
phố Rạch Giá năm học 2013- 2014........................................................................36

Bảng 2.2. Thống kê số lượng và trình độ GV theo mơn học ở các trường THPT
công lập thành phố Rạch Giá năm học 2013- 2014 ................................................37
Bảng 2.3. Thống kê số lượng và trình độ GV ở các trường THPT cơng lập thành
phố Rạch Giá năm học 2013- 2014........................................................................37
Bảng 2.4. Thống kê số lượng GV chia theo độ tuổi ở các trường THPT công lập
thành phố Rạch Giá năm học 2013- 2014 ..............................................................38
Bảng 2.5. Thống kê kết quả thi HSG cấp tỉnh từ năm học 2010-2011 đến năm học
2013 -2014 ............................................................................................................39
Bảng 2.6. Thống kê kết quả thi HSG cấp Quốc gia từ năm học 2010-2011 đến năm
học 2013 -2014......................................................................................................39
Bảng 2.7. Nhận thức về công tác bồi dưỡng HSG..................................................41
Bảng 2.8. Mục tiêu của công tác bồi dưỡng HSG ..................................................42
Bảng 2.9. Lý do học sinh tham gia đội tuyển bồi dưỡng HSG................................43
Bảng 2.10. Thâm niên công tác, thâm niên bồi dưỡng HSG của đội ngũ GV .........43
Bảng 2.11. Trình độ chun mơn, chính trị, tin học và ngoại ngữ của đội ngũ GV
tham gia bồi dưỡng HSG .......................................................................................44
Bảng 2.12. Thực trạng về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của GV dạy bồi
dưỡng HSG ...........................................................................................................44
Bảng 2.13. Thực trạng về năng lực dạy học-giáo dục của GV dạy bồi dưỡng HSG ...45
Bảng 2.14. Nội dung chương trình bồi dưỡng HSG ...............................................47
Bảng 2.15.Mức độ tổ chức hoạt động bồi dưỡng HSG...........................................48
Bảng 2.16. Căn cứ phân công giáo viên dạy bồi dưỡng HSG.................................48
Bảng 2.17. Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng HSG ........................49
Bảng 2.18. Thực trạng quản lý việc xây dựng chương trình, kế hoạch cho hoạt động
bồi dưỡng HSG .....................................................................................................50


Bảng 2.19. Kết quả khảo sát tính hiệu quả trong quản lý việc xây dựng chương
trình, kế hoạch cho hoạt động bồi dưỡng HSG ......................................................51
Bảng 2.20. Thực trạng quản lý việc tổ chức thực hiện hoạt động bồi dưỡng HSG..52

Bảng 2.21. Thực trạng quản lý việc biên soạn nội dung bồi dưỡng HSG ...............52
Bảng 2.22. Thực trạng công tác chỉ đạo, giám sát hoạt động bồi dưỡng HSG ........53
Bảng 2.23. Công tác quản lý việc kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng HSG....54
Bảng 2.24. Công tác bồi dưỡng giáo viên dạy bồi dưỡng HSG ..............................56
Bảng 2.25. Mức độ và hiệu quả công tác bồi dưỡng CBQL và giáo viên tham gia
hoạt động bồi dưỡng HSG .....................................................................................56
Bảng 2.26. Căn cứ tuyển chọn học sinh vào đội tuyển bồi dưỡng HSG..................58
Bảng 2.27. Thực trạng việc phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng tham gia
hoạt động bồi dưỡng HSG .....................................................................................59
Bảng 2.28. Hiệu quả công tác quản lý việc phối hợp giữa nhà trường và các lực
lượng tham gia hoạt động bồi dưỡng HSG.............................................................60
Bảng 2.29. Công tác quản lý điều kiện CSVC, phương tiện, điều kiện hỗ trợ công
tác bồi dưỡng HSG ................................................................................................61
Bảng 2.30. Hiệu quả công tác quản lý điều kiện CSVC, phương tiện, điều kiện hỗ
trợ cho công tác bồi dưỡng HSG............................................................................61
Bảng 2.31. Hình thức khen thưởng đối với cá nhân có thành tích trong cơng tác bồi
dưỡng HSG ...........................................................................................................62
Bảng 2.32. Mức độ hài lịng đối với hình thức khen thưởng cá nhân có thành tích
trong cơng tác bồi dưỡng HSG ..............................................................................63
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp ....94
Sơ đồ 1.1. Mơ hình quản lý....................................................................................15
Sơ đồ 1.2. Mối quan hệ giữa các chức năng quản lý..............................................17
Sơ đồ 1.3. Các yếu tố quản lý giáo dục..................................................................18
Sơ đồ 1.4. Quản lý nhà trường ..............................................................................20


1

MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Lịch sử loài người từ xưa đến nay đã chứng minh rằng nhân tài là nhân tố
quyết định tới sự hưng thịnh của mỗi quốc gia. Nhiều quốc gia trên thế giới coi phát
triển nhân tài là quốc sách, là bí quyết để xây dựng đất nước phồn vinh, cuộc sống
của người dân được ấm no hạnh phúc. Đất nước Việt Nam đã có nhiều kinh nghiệm
trong việc phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và đãi ngộ nhân tài.
Việc phát hiện, đào tạo và bồi dưỡng nhân tài là một phần không thể thiếu
của ngành giáo dục trong sự nghiệp phát triển đất nước. Do đó Cương lĩnh xây
dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung và phát triển năm
2011) đã khẳng định: “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển
nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây
dựng nền văn hóa và con người Việt Nam” [15, tr.77]. Thực hiện đường lối đúng
đắn ấy, ngành giáo dục phải đóng vai trị xung kích, tiên phong. Trên cơ sở quan
điểm chỉ đạo của Đảng và thực tiễn nhu cầu xã hội về giáo dục, mục tiêu của hệ
thống giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là: “Nâng cao dân trí, đào tạo
nhân lực và bồi dưỡng nhân tài.”
“Thời đại nào thì hiền tài cũng là ngun khí quốc gia. Nhưng chưa có thời
đại nào chúng ta lại cần nhiều nhân tài như thời đại này. Bởi chính họ, những nhân
tài là nhân tố quan trọng sản xuất ra tri thức, biến tri thức thành của cải vật chất và
tinh thần cho toàn xã hội” [6, tr.17].
Luật Giáo dục 2005 đã quy định: “Giáo dục trung học phổ thông phải tạo
điều kiện cho học sinh (HS) phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát
triển” [27, tr.17].
Từ những năm 80 của thế kỷ XX đến nay, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật
cơng nghệ hiện đại đã có bước phát triển mạnh mẽ, tạo ra những biến đổi đột phá,
sâu sắc chưa từng có trong lịch sử nhân loại và đã đưa sự phát triển kinh tế sang một
giai đoạn mới về chất, giai đoạn kinh tế tri thức. Tuy nhiên, nền kinh tế nước ta hiện
nay là nền kinh tế đang phát triển. Nhưng trong một tương lai gần, đất nước chúng


2

ta chắc chắn sẽ phải tham gia vào kinh tế tri thức, do vậy, chiến lược phát triển giáo
dục, phát triển con người của chúng ta phải đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH)
2011-2020 chỉ rõ mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm 2011-2015: “... phát
triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực, phát
triển khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức…” [15, tr.188].
Do vậy, để góp phần thực hiện sứ mệnh “Bồi dưỡng nhân tài”, ngành giáo
dục cần chú trọng nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi (HSG) ngay từ bậc
học phổ thông, các nhà quản lý phải đề ra được những biện pháp quản lý dạy học
bồi dưỡng HSG để công tác này đạt kết quả cao nhất.
Trên thực tế, những những năm gần đây, các trường Trung học phổ thông
(THPT) ở thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang đã đạt được những thành công nhất
định về kết quả bồi dưỡng HSG, góp phần nâng cao tỷ lệ HSG của thành phố. Tuy
nhiên, công tác bồi dưỡng HSG ở cấp THPT vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại như chất
lượng HS đầu vào cấp THPT chưa đồng đều; trình độ chun mơn của đội ngũ giáo
viên (GV) cịn hạn chế, chưa đều tay; chương trình, sách giáo khoa, tài liệu tham
khảo cho bồi dưỡng HSG chưa thống nhất, chưa đầy đủ; các chế độ chính sách cho
GV và HS chưa thật sự phù hợp; cơ sở vật chất (CSVC) nói chung, các phương tiện,
trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy của một số trường còn thiếu thốn chưa
đáp ứng được với phương pháp giảng dạy và học tập mới. Một vấn đề khác đáng
quan tâm đó là tình trạng thiếu cân đối về kết quả HSG giữa các trường THPT thành
phố Rạch Giá. Trên cùng một địa bàn, với những đặc điểm cơ bản giống nhau về
điều kiện mơi trường giáo dục, nhưng có trường đã nhiều năm liền đạt được thành
tích HSG, xây dựng được truyền thống dạy tốt, học tốt, khẳng định vị trí xứng đáng
trong ngành, được các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân địa phương tin cậy.
Nhưng bên cạnh đó, một số trường tuy đã có nhiều cố gắng nhưng chất lượng HSG
vẫn là bài tốn khó trong việc thực hiện mục tiêu phát hiện và bồi dưỡng nhân tài
cho xã hội.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn vấn đề: “Biện pháp quản lý
công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường THPT thành phố Rạch Giá, tỉnh

Kiên Giang” làm đề tài luận văn.


3
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt
động bồi dưỡng HSG ở các trường THPT thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, đề
xuất các biện pháp quản lý, góp phần nâng cao chất lượng cơng tác bồi dưỡng HSG
ở các trường THPT thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quản lý công tác bồi dưỡng HSG ở trường THPT.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng HSG ở các trường THPT Thành
phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Quản lý công tác bồi dưỡng HSG ở các trường THPT thành phố Rạch Giá,
Tỉnh Kiên Giang đã được quan tâm song chưa tồn diện và cịn nhiều bất cập. Nếu
xác lập và thực hiện được những biện pháp quản lý khoa học, phù hợp với điều kiện
thực tế của nhà trường thì hiệu quả cơng tác bồi dưỡng HSG của các trường THPT
sẽ được nâng cao.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý công tác bồi dưỡng HSG ở trường THPT.
5.2. Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng công tác bồi dưỡng HSG và quản lý
công tác bồi dưỡng HSG ở các trường THPT thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng HSG cho các trường THPT
thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp tài
liệu, phân loại tài liệu…nhằm xây dựng cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu.

6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Sử dụng phương pháp điều tra bằng ankét;
phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động; phương pháp quan sát; phương pháp


4
phỏng vấn, trao đổi, tổng kết kinh nghiệm; phương pháp lấy ý kiến chuyên
gia...nhằm khảo sát, đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu.
6.3. Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng phương pháp thống kê toán học nhằm
xử lý kết quả nghiên cứu.
7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài tiến hành khảo sát thực trạng quản lý công tác bồi dưỡng HSG trong
thời gian bốn năm, từ năm học 2010-2011 đến năm học 2013-2014.
Đối tượng khảo sát là CBQL, GV và HS ở 03 trường THPT thành phố Rạch
Giá, tỉnh Kiên Giang gồm: Trường THPT Chuyên Huỳnh Mẫn Đạt; Trường THPT
Nguyễn Trung Trực; Trường THPT Nguyễn Hùng Sơn
8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo,
phụ lục, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý công tác bồi dưỡng HSG ở trường THPT
Chương 2: Thực trạng quản lý công tác bồi dưỡng HSG ở các trường THPT
thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
Chương 3: Biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với công tác bồi dưỡng
HSG ở các trường THPT thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.


5

NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC

BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
1.1.1. Trên thế giới
Trên thế giới, việc phát hiện và bồi dưỡng HSG đã có từ rất lâu và có lịch sử
lâu đời ở nhiều quốc gia. Các nhà quản lý cấp vĩ mô hoặc vi mô đều nhận thức được
rằng: Con người và trí tuệ là yếu tố quyết định sự phát triển toàn diện của xã hội.
Nhận thức được tầm quan trọng của những nhân tài trong sự phát triển của đất
nước, ngay từ năm 1922, các nước tiên tiến ở châu Âu đã tiến hành nghiên cứu “Di
truyền nhân tài” và tìm ra chỉ số thơng minh IQ. Một số nước có trường chuyên tổ
chức các kỳ thi HSG, HSNK để bồi dưỡng thành nhân tài phục vụ cho nền khoa học
tiên tiến. Trên thế giới có các kỳ thi quốc tế (Olympic) về Sinh học, Vật lý, Toán
học, Hóa học… thu hút hàng trăm HSG các nước tham dự.
Nhiều nước trên thế giới đã tập trung chăm lo để giáo dục phát triển trước một
bước nhằm đón đầu yêu cầu phát triển KT-XH. Tiêu biểu là Nhật Bản từ cuối thế kỷ
XX đã nhận thấy rằng bồi dưỡng một thế hệ thanh niên có đạo đức, có tài năng, có sức
sáng tạo để gánh vác trọng trách của thế kỷ XXI chính là vận mệnh của Nhật Bản trong
tương lai. Nền giáo dục của Nhật Bản khơng có hệ thống trường lớp năng khiếu để đào
tạo, bồi dưỡng tài năng, nhưng nước Nhật lại phát triển rất nhanh, tạo nên một hiện
tượng thần kỳ về kinh tế trên thế giới. Hướng chiến lược giáo dục vào cuộc cách mạng
khoa học - kỹ thuật và sự phát triển kinh tế đã tạo nên “sự thần kỳ Nhật Bản”. Tuy ở
Nhật khơng có hệ thống trường lớp dành riêng cho năng khiếu, nhưng việc cạnh tranh
rất gay gắt qua các kỳ kiểm tra, thi tuyển vào các trường đại học, buộc HS và gia đình
phải đầu tư, phải vươn lên, phải phát triển năng khiếu, tài năng.
Từ đời nhà Đường ở Trung Quốc, những trẻ em có tài đặc biệt được mời đến
sân Rồng để học tập và được giáo dục bằng những hình thức đặc biệt. Từ năm 1985,


6
Trung Quốc thừa nhận phải có một chương trình giáo dục đặc biệt dành cho hai loại
đối tượng HS yếu kém và HSG, trong đó cho phép các HSG có thể học vượt lớp.

Trong tác phẩm của mình, Plato cũng đã nêu lên các hình thức giáo dục đặc
biệt cho HSG. Ở châu Âu, trong suốt thời Phục hưng, những người có tài năng về
nghệ thuật, kiến trúc, văn học... đều được nhà nước và các tổ chức, cá nhân bảo trợ,
giúp đỡ.
Đến thế kỷ XIX ớ nước Mỹ mới chú ý tới vấn đề giáo dục HSG và tài năng.
Đầu tiên là hình thức giáo dục linh hoạt tại trường St. Public Schools Louis 1868
cho phép những HSG học chương trình 6 năm trong vịng 4 năm; sau đó lần lượt là
các trường Woburn; Elizabeth; Cambridge…
Trong suốt thế kỷ XX, HSG đã trở thành một vấn đề của nước Mỹ với hàng
loạt các tổ chức và các trung tâm nghiên cứu, bồi dưỡng HSG ra đời. Năm 2002 có
38 bang của Hoa Kỳ có đạo luật về giáo dục HSG (Gifted & Talented Student
Education Act). Trong đó, 28 bang có thể đáp ứng đầy đủ cho việc giáo dục HSG.
Nhà nước có chính sách phát hiện, tuyển chọn các loại HSG, HSNK hàng năm với
nhiều hình thức: Biểu diễn thi đấu, thi viết, thi diễn thuyết ở từng tiểu bang và trong
phạm vi cả nước. Hình thức đào tạo, bồi dưỡng rất phong phú, đa dạng. Tất cả đều
theo nguyên tắc giáo dục chuyên biệt, vừa chú trọng đảm bảo kiến thức phổ thông
chung, vừa quan tâm tới năng khiếu, sở trường của từng HS.
Các nước phát triển như Anh, Pháp, Đức, Liên Xơ (trước đây)…đã hồn
thành phổ cập giáo dục và từ thế kỷ XIX cũng đã chú ý nhiều đến công tác bồi
dưỡng HSG. Thi HSG là một trong các hình thức phát hiện để tuyển chọn bồi
dưỡng năng khiếu. Tại Liên Xô, từ những năm 70 đã có bài viết nêu lên rằng: “Theo
thống kê, hơn 90% các nhà Tốn học Xơ Viết đều xuất thân từ thi HSG”. Nước Đức
cũng có hệ thống thi HSG toán được tổ chức chặt chẽ từ cấp cơ sở (trường phổ
thông) tới cấp quốc gia. Nước Anh thành lập cả một Viện Hàn lâm quốc gia dành
cho HSG và tài năng trẻ, Hiệp hội quốc gia dành cho HSG, bên cạnh Website
hướng dẫn GV dạy cho HSG và HS tài năng ().


7
Từ năm 2001 chính quyền New Zealand đã phê chuẩn kế hoạch phát triển

chiến lược HSG. CHLB Đức có Hiệp hội dành cho HSG và tài năng Đức...
Giáo dục phổ thơng Hàn Quốc có một chương trình đặc biệt dành cho HSG
nhằm giúp chính quyền phát hiện HS tài năng từ rất sớm. Năm 1994 có khoảng
57/174 cơ sở giáo dục ở Hàn Quốc tổ chức chương trình đặc biệt dành cho HSG.
Một trong 15 mục tiêu ưu tiên của Viện quốc gia nghiên cứu giáo dục và đào
tạo Ấn Độ là phát hiện và bồi dưỡng HS tài năng...
Nhìn chung các nước đều dùng hai thuật ngữ chính là gift (giỏi, có năng
khiếu) và talent (tài năng).
Có thể nói, hầu như tất cả các nước đều coi trọng vấn đề đào tạo và bồi
dưỡng HSG trong chiến lược phát triển chương trình giáo dục phổ thơng. Nhiều
nước ghi riêng thành một mục dành cho HSG, một số nước coi đó là một dạng của
giáo dục đặc biệt hoặc chương trình đặc biệt.
1.1.2. Ở Việt Nam
Việt Nam có truyền thống trọng người tài “Hiền tài là nguyên khí của quốc
gia, ngun khí mạnh thì nước thịnh, ngun khí yếu thì nước suy, bởi thế các bậc
thánh đế, minh vương xưa nay khơng ai là người khơng lo chăm sóc, vun xới…”
(Trích văn bia Quốc Tử Giám).
Ngay sau khi dời đơ từ Hoa Lư - Ninh Bình về Thăng Long - Hà Nội, vua Lý
Công Uẩn đã cho xây Quốc Tử Giám - trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Từ
1075 đến đầu thế kỷ XIX, đã có 188 khoa thi, tuyển chọn được 2898 vị khoa bảng.
Năm 1429, Lê Thái Tổ ban chiếu cầu hiền tài có ghi: “Đất nước thịnh vượng tất
ở việc cử hiền. Người làm vua thiên hạ phải lo cơng việc đó trước tiên” [21, tr.114].
Thời vua Lê Lợi, Nguyễn Trãi viết “Chiếu cầu hiền tài” hạ lệnh cho các
quan từ tam phẩm trở lên đều phải tiến cử một người, ai tiến cử đúng hiền tài được
thưởng, người nào có tài mà bị khuất, khơng ai tiến cử thì được tự tiến cử. Hiền tài
được tiến cử và tự tiến cử đều được vua trọng dụng.
Nhờ có chính sách thống nhất từ trên xuống dưới thực sự cầu người tài, trọng
dụng người tài không phân biệt xuất thân sang, hèn nên các triều đại Việt Nam



8
tuyển dụng được nhiều người đích thực tài năng, tạo dựng được thể chế của các
vương quyền, tồn tại mấy trăm năm như Lý, Trần, Lê…và nhiều người tài đã trở
thành lương đống quốc gia như: Lê Văn Thịnh, Lương Thế Vinh, Lê Văn Hưu,
Phùng Khắc Khoan…
Từ năm 1484, Hoàng đế Lê Thánh Tông khởi xướng và cho lập Bia tiến sỹ
lần đầu tiên ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Cùng với việc xây dựng thể chế mới, Lê
Thánh Tông đẩy mạnh phát triển giáo dục, đào tạo nhân tài. Ngoài Hàn lâm viện,
Quốc sử viện, nhà Thái học, Quốc Tử Giám là những cơ quan văn hóa, giáo dục
lớn, Lê Thánh Tơng cịn cho xây kho bí thư chứa sách, đặc biệt đã sáng lập Hội Tao
Đàn chủ sối. Dưới thời ơng, việc học tập thi cử diễn ra thường xuyên, rất nhiều
tiến sĩ và trạng nguyên đỗ đạt và thành danh.
Trần Nhân Tông, một danh sĩ nổi tiếng thời nhà Lê, người quê Việt Yên, Bắc
Giang. Ông dâng vua sớ “Chiêu nạp hiền tài” và cho rằng “Hiền tài là nguyên khí
quốc gia”. Sự kiện này được khắc trên bia đá dựng thời Lê Thánh Tông. Điều này
nói lên rằng, ơng là người rất trọng dụng nhân tài. Thực tế, dưới thời trị vì của Lê
Thánh Tơng, những người tài thường được trọng dụng và đã cùng vua đoàn kết xây
dựng một Đại Việt trong yên vui, ngoài yên ổn. Dân chúng rất mến mộ vị Hoàng đế
của mình. Vua Lê Thánh Tơng cho phép tơn vinh việc học bằng các lễ xướng danh
(lễ đọc tên người thi đậu), lễ vinh quy bái tổ (lễ đón rước người thi đậu về làng) và
nhất là lễ khắc tên và lý lịch tiến sĩ vào bia đá Văn Miếu (bắt đầu từ 1442). Việc
làm ấy đã khuyến khích nhân dân đua nhau học hành để tên tuổi được ghi vào bảng
vàng, gia môn được vinh dự, làng quê được vinh hiển.
Văn bia khoa thi năm 1613, có đoạn viết: “Đất nước có nền thịnh trị tất sinh
ra bậc tồn tài, bậc tồn tài có thể giữ nền thịnh trị” [21, tr.115].
Văn bia khoa thi năm 1715 cũng có đoạn: “Vận hội nước nhà được thịnh vượng,
cơ đồ được vững vàng và có hiền tài đơng đúc như cây trong rừng” [21, tr.115].
Vua Quang Trung (1753 - 1792) người anh hùng áo vải đất Tây Sơn sau khi
đánh bại cuộc xâm lược của qn Thanh, lên ngơi Hồng đế đã ra tuyên ngôn :



9
« Xây dựng đất nước phải lấy việc khuyến học làm đầu
Tìm lẽ trị bình lấy tuyển nhân tài làm gốc » [1, tr.31].
Năm 1872, trong cuốn Đại Nam Thực Lục vua Minh Mạng ban chiếu có ghi:
“Đạo trị nước phải lấy việc gây dựng nhân tài làm việc ưu tiên mà phương pháp
gây dựng trước hết là phải nuôi dưỡng nhân tài” [21, tr.116].
Trên cơ sở phát huy truyền thống trọng nhân tài của dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng trong việc phát triển giáo dục, đào tạo
nhân tài đối với tiến trình xây dựng và phát triển đất nước. Người viết: “Kiến thiết
cần có nhân tài. Nhân tài nước ta dù chưa có nhiều lắm nhưng nếu chúng ta khéo
lựa chọn, khéo phân phối, khéo dùng thì nhân tài càng ngày càng phát triển, càng
thêm nhiều” [18, tr.99]. Người đặc biệt coi trọng chính sách sử dụng nhân tài. Trong
bài “Tìm người tài đức” ngày 20-11-1946, Bác viết: “Trong số 20 triệu đồng bào
chắc khơng thiếu người có tài có đức. E vì Chính phủ nghe khơng đến, thấy khơng
khắp, đến nỗi những bậc tài đức không thể xuất thân” [19, tr. 451].
Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mục tiêu của nền giáo dục mới
là đào tạo “những công dân tốt và cán bộ tốt, những người chủ tương lai tốt của
nước nhà”. Muốn cho dân giàu, nước mạnh thì dân trí phải cao, phải đa dạng hóa
các loại hình đào tạo, mở trường vừa học, vừa làm để tạo điều kiện cho người lao
động, cán bộ, chiến sĩ được đi học. Khi dân trí cao sẽ xuất hiện nhiều nhân tài tham
gia xây dựng đất nước. Người chỉ cho chúng ta con đường đưa đất nước phồn vinh
đó là con đường phát triển giáo dục, đào tạo nhân tài. Nét đặc sắc trong tư tưởng Hồ
Chí Minh về phát triển nền giáo dục, đào tạo nhân tài chính là Người đặt ra mục
tiêu giáo dục tồn diện. Người yêu cầu: “Phải chú trọng đủ các mặt, đạo đức cách
mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hóa, kỹ thuật, lao động sản xuất”. Theo Hồ
Chủ tịch, nội dung giáo dục phải toàn diện, phải nhằm mục tiêu đào tạo con người
lao động mới, phải coi trọng cả tài và đức. Không những phải giàu về tri thức mà
cịn phải có đạo đức cách mạng.
Đối với phương pháp đào tạo nên những người hội đủ tài, đức, Chủ tịch Hồ

Chí Minh nhấn mạnh: “Học đi đơi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất,


10
nhà trường gắn liền với xã hội”. Chủ tịch Hồ Chí Minh khơng chỉ coi trọng việc phát
triển giáo dục, đào tạo nhân tài, Người đặc biệt coi trọng chính sách sử dụng nhân tài.
Tư tưởng với những nguyên lý giáo dục Hồ Chí Minh về phát triển giáo dục,
đào tạo nhân tài đến nay vẫn còn nguyên giá trị, vẫn sáng mãi tính khoa học và cách
mạng, tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc. Đó là những bài học vô cùng quý giá
trong vấn đề làm tốt hơn nữa công tác đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ, lựa chọn nhân
tài đáp ứng nhu cầu cao của cơng cuộc đổi mới vì sự phồn vinh của đất nước.
Thời gian qua, đã có những luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục viết về đề tài quản
lý hoạt động bồi dưỡng HSG như: “Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở
trường Trung học Cơ sở Lê Hữu Trác, tỉnh Hưng Yên” của tác giả Nguyễn Thị
Thanh Nam (năm 2012) [25], “Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường
trung học cơ sở Lê Quý Đôn, huyện Ý Yên, Nam Định trong bối cảnh hiện nay” của tác
giả Hoàng Khắc Tiệp (năm 2012) [31]. Những cơng trình này đã nghiên cứu về cơ sở
lý luận và thực tiễn một cách khá tồn diện về cơng tác quản lý nhà trường, công tác
bồi dưỡng GV, HSG ở các trường trung học cơ sở, tuy nhiên, công tác quản lý công
tác bồi dưỡng HSG ở trường THPT hầu như chưa được đề cập. Do vậy, trong khuôn
khổ của một luận văn, việc đề xuất biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng HSG ở các
trường THPT thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang trong bối cảnh hiện nay là vấn đề
mới.
1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.2.1. Năng lực, năng khiếu, tài năng
1.2.1.1. Năng lực
Năng lực là những đặc điểm tâm lý cá biệt ở mỗi con người, tạo thành điều
kiện quy định tốc độ, chiều sâu của việc lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo để đáp ứng
yêu cầu và hoàn thành xuất sắc một hoạt động nhất định.
Năng lực chỉ tồn tại trong quá trình phát triển, vận động của một hoạt động

tương ứng cụ thể, nó là sản phẩm của một hoạt động thực tiễn tích cực của con người,
khơng tách rời hồn cảnh xã hội và sự tham gia phục vụ cho xã hội phát triển.


11

1.2.1.2. Năng khiếu
Năng khiếu là “mầm mống” của tài năng, là tín hiệu của tài năng trong tương
lai. Nó chưa là bậc nào của năng lực nhưng nếu được phát hiện, bồi dưỡng kịp thời,
có phương pháp và hệ thống thì sẽ phát triển và đạt tới đỉnh cao của năng lực,
ngược lại, “mầm mống” ấy sẽ bị thui chột đi. Năng khiếu khơng được tạo ra mà chỉ
được tìm ra, phát hiện thấy ở trẻ em. Năng khiếu có liên quan tới một số yếu tố bên
trong dựa trên những tư chất bẩm sinh - di truyền thể hiện ở các tố chất sinh lý, thần
kinh trội tương hợp với năng khiếu có ở một người. Cấu trúc của năng khiếu gồm 3
yếu tố chính: Thơng tuệ; Sáng tạo; Có một số phẩm chất nổi bật (Say mê, kiên trì,
làm việc có mục đích, dám xả thân lao vào cái mới, ln có xu hướng vươn tới hồn
thiện). Ba yếu tố này cần có đồng thời, với mức độ cao, ở một HS thì đó là HSNK.
Trẻ em có năng lực chưa được giáo dục đầy đủ thì năng khiếu khơng bền vững. Nó
cần được bồi dưỡng kịp thời và cơng phu sẽ có cơ hội trở thành tài năng.
Do đó, muốn phát hiện và bồi dưỡng HSG, HSNK phải quan tâm cả năng lực
chung và năng lực đặc thù của mỗi người.
1.2.1.3. Tài năng
Trình độ cao của năng lực là tài năng. Tài năng là một tổ hợp các năng lực
tạo tiền đề thuận lợi cho con người sáng tạo, thực hiện nhiệm vụ đạt hiệu quả cao.
Tài năng được rèn luyện, hình thành trong quá trình hoạt động của con người.
Người có năng khiếu được phát hiện, bồi dưỡng kịp thời thì có nhiều cơ hội trở
thành tài năng.
Những người có tài năng có những tiền đề để trở thành nhân tài. Sự khác
nhau giữa tài năng và nhân tài là ở mức sáng tạo. Chính vì vậy, nhiều HS Việt Nam
có tài năng về Tốn, Lý, Tin,…đã đạt được huy chương Vàng trong các kỳ thi

Olympic quốc tế nhưng khơng trở thành nhân tài vì họ khơng được đào tạo, bồi
dưỡng nhằm phát huy óc sáng tạo - một sản phẩm chỉ có ở con người nên họ cũng
chưa thể đóng góp lớn hơn cho đất nước.
Trong các tài liệu từ những hội thảo quốc tế về bồi dưỡng tài năng Tốn học,
khoa học cơng nghệ ở các nước châu Á - Thái Bình Dương tại Hàn Quốc, Trung


12
Quốc và Nhật Bản những năm qua, mơ hình cấu trúc tài năng 3 thành phần: Thông
minh, sáng tạo, niềm say mê được cơng nhận là hợp lý và có tính khả quan trong
việc xây dựng phương pháp phát hiện, tuyển chọn HSG, HSNK.
1.2.2. Học sinh giỏi, học sinh giỏi THPT, bồi dưỡng HSG
1.2.2.1. Học sinh giỏi
Học sinh giỏi là HS có tiềm năng của sự “thơng thạo”. Trước hết, HSG là HS
ln hồn thành tốt nhiệm vụ học tập. Nhiều nước quan niệm: HSG là những đứa
trẻ có năng lực trong các lĩnh vực trí tuệ, sáng tạo, nghệ thuật và năng lực lãnh đạo
hoặc lĩnh vực lí thuyết. Những HS này cần có sự phục vụ và những hoạt động
không theo những điều kiện thông thường của nhà trường nhằm phát triển đầy đủ
các năng lực vừa nêu trên.
1.2.2.2. Học sinh giỏi THPT
Luật bang Georgia (Mỹ) định nghĩa HSG như sau: “HSG là HS chứng minh
được trí tuệ ở trình độ cao và có khả năng sáng tạo, thể hiện một động cơ học tập
mãnh liệt và đạt xuất sắc trong lĩnh vực lý thuyết khoa học; người cần một sự giáo
dục đặc biệt và sự phục vụ đặc biệt để đạt được trình độ tương ứng với năng lực của
người đó” (Georgia Law).
Nhiều nước quan niệm: HSG là những đứa trẻ có năng lực trong các lĩnh vực
trí tuệ, sáng tạo, nghệ thuật và năng lực lãnh đạo hoặc lĩnh vực lí thuyết.
Nhiều tài liệu khẳng định: HSG có thể học bằng nhiều cách khác nhau và tốc
độ nhanh hơn so với các bạn cùng lớp vì thế cần có một chương trình HSG để phát
triển và đáp ứng được tài năng của họ.

Theo quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT thì HS
được xếp loại học lực mơn học ở tất cả các mơn học dưới hai hình thức: Đánh giá
bằng điểm số và đánh giá bằng nhận xét [8].
Trên cơ sở xếp loại học lực từng môn, khen thưởng danh hiệu HSG cho
những HS có đủ các tiêu chuẩn sau đây:


×