Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Giáo trình Kế toán thuế (Nghề: Kế toán tin học - Trung cấp): Phần 1 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 52 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ ĐIỆN XÂY DỰNG VIỆT XƠ

GIÁO TRÌNH

MƠ ĐUN: KẾ TỐN THUẾ
NGHỀ: KẾ TỐN TIN HỌC
TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP
Ban hành kèm theo Quyết định số: 979/QĐ-CĐVX-ĐT, ngày 12 tháng 12 năm
2019 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng cơ điện xây dựng Việt Xơ

Ninh Bình, năm 2019


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham
khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
LỜI GIỚI THIỆU
Thuế là một công cụ quan trọng của Nhà nước, nó vừa đảm bảo nguồn thu
cho ngân sách Nhà nước, vừa là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Để sử dụng
hiệu quả cơng cụ thuế, về cơ bản hệ thống chính sách thuế gồm có thuế gián thu
và thuế trực thu. Thuế gián thu như thuế GTGT, thuế Tiêu thụ đặc biệt, thuế
Xuất khẩu, thuế nhập khẩu….Thuế trực thu như thuế Thu nhập cá nhân, thuế
Thu nhập doanh nghiệp…Theo thông lệ của các quốc gia, thuế trực thu sẽ chiếm
tỷ trọng lớn, ngược lại, giảm dần thuế gián thu. Việt Nam đang bước dần vào
quá trình hội nhập sâu, rộng với kinh tế quốc tế và tiến trình chuyển đổi dần cơ
cấu tỷ trọng tăng dần của các sắc thuế trực thu đang là xu hướng tất yếu. Để có
thể vận dụng Luật thuế và các văn bản về thuế vào q trình xử lý nghiệp vụ của


kế tốn, điều này chỉ có thể thực hiện được khi độc giả hiểu rõ về các sắc thuế
của Việt Nam, quy trình xử lý nghiệp vụ liên quan đến kế toán thuế trong điều
kiện của nền kinh tế Việt Nam hội nhập, xuất phát từ thực tiễn đó, tác giả đã
mạnh dạn giới thiệu cuốn sách: “Giáo trình Kế tốn thuế và báo cáo thuế” nhằm
góp một chút rất khiêm tốn vào tủ sách học tập và tham khảo của độc giả. Qua
đó, cuốn sách hy vọng đóng góp một phần nhỏ vào sự thành công của các doanh
nghiệp trong điều kiện tiếp cận và xử lý các văn bản về thuế và vận dụng vào
q trình xử lý nghiệp vụ kế tốn tại doanh nghiệp, tác giả cố gắng điều chỉnh
một số nội dung cần thiết cho phù hợp với cấp độ nghiên cứu của độc giả, từ
sinh viên đang theo học trên giảng đường Đại học hay là các nhân viên kế tốn
đang cơng tác tại các doanh nghiệp.
Nội dung trình bày trong cuốn sách này được thực hiện trong 07 chương.
Mặc dầu có nhiều cố gắng, song cuốn sách khó có thể tránh khỏi những
khiếm khuyết, thiếu sót nhất định. Tác giả rất mong muốn tiếp nhận những
khiếm khuyết, thiếu sót nhất định. Tác giả rất mong muốn tiếp nhận những ý
kiến đóng góp chân tình của độc giả, của thầy cơ và đồng nghiệp trong trường
cũng như ngồi trường nhằm xây dựng cuốn sách ngày một tốt hơn.
Chân thành cảm ơn!
Ngày 11 tháng 07 năm 2019
Tham gia biên soạn
1. Chủ biên: ThS. Vũ Thị Hường
2. ThS. Tạ Thị Kim Anh

1


MỤC LỤC
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN........................................................................................................ 1
LỜI GIỚI THIỆU ....................................................................................................................... 1
BÀI 1: GIỚI THIỆU VỀ THUẾ VÀ KẾ TOÁN THUẾ ........................................................... 5

1. Tổng quan về thuế .................................................................................................................. 5
1.1. Khái niệm, vai trò, chức năng của thuế trong quản lý nhà nước ........................................ 5
1.2. Phân loại thuế...................................................................................................................... 7
2. Kế toán thuế ............................................................................................................................ 8
3. Tóm tắt chương và ví dụ trắc nghiệm ứng dụng .................................................................... 8
BÀI 2: KẾ TOÁN THUẾ GTGT ............................................................................................. 10
1. Tổng quan về thuế GTGT..................................................................................................... 10
1.1. Khái niệm........................................................................................................................... 10
1.2. Đối tượng nộp thuế GTGT................................................................................................. 10
1.3. Đối tượng chịu thuế. .......................................................................................................... 11
1.4. Đối tượng khơng chịu thuế ................................................................................................ 11
2. Kế tốn thuế được khấu trừ .................................................................................................. 19
2.1. Nguyên tắc hạch toán ........................................................................................................ 19
2.2. Tài khoản sử dụng ............................................................................................................. 19
2.3. Phương pháp hạch toán..................................................................................................... 20
3. Kế toán thuế phải nộp nhà nước (Thuế giá trị gia tăng) ....................................................... 23
3.1. Nguyên tắc hạch toán ........................................................................................................ 23
3.2. Tài khoản sử dụng ............................................................................................................. 23
3.3. Phương pháp hạch tốn..................................................................................................... 24
4. Tóm tắt chương và ví dụ trắc nghiệm ................................................................................... 36
5. Phần bài tập thực hành.......................................................................................................... 36
5.1. Bài tập thực hành 01 .......................................................................................................... 36
5.2. Bài tập thực hành 02 .......................................................................................................... 37
5.3. Bài tập thực hành 03 .......................................................................................................... 38
BÀI 3: KẾ TOÁN THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT (TTĐB) .................................................... 40
1. Tổng quan về thuế tiêu thụ đặc biệt ...................................................................................... 40
1.1. Khái niệm........................................................................................................................... 40
1.2. Vai trò và đặc điểm. ........................................................................................................... 40
1.3. Nội dung cơ bản của thuế TTĐB ....................................................................................... 40
2. Kế toán thuế tiêu thụ đặc biệt ............................................................................................... 44

2.1. Chứng từ sử dụng và nguyên tắc hạch toán ...................................................................... 44
2.2. Tài khoản sử dụng ............................................................................................................. 44
2.3. Phương pháp hạch tốn..................................................................................................... 45
3. Tóm tắt chương và ví dụ trắc nghiệm ứng dụng .................................................................. 50
4. Phần bài tập thực hành.......................................................................................................... 51
BÀI 4: KẾ TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU ................................................................................ 52
1. Tổng quan về thuế xuất nhập khẩu ....................................................................................... 52
1.1. Khái niệm........................................................................................................................... 52
1.2. Đặc điểm ............................................................................................................................ 52
1.3. Nội dung cơ bản của thuế XNK ......................................................................................... 52
2. Kế toán thuế xuất nhập khẩu ................................................................................................ 59
2.1. Chứng từ sử dụng .............................................................................................................. 59
2.2. Tài khoản sử dụng ............................................................................................................. 59
2.3. Phương pháp hạch tốn..................................................................................................... 59
3. Tóm tắt chương và ví dụ trắc nghiệm ứng dụng .................................................................. 75
4. Phần bài tập thực hành.......................................................................................................... 76
4.1. Bài tập thực hành 01 ......................................................................................................... 76
4.2. Bài tập thực hành 02 .......................................................................................................... 76
2


BÀI 5: KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP .................................................... 78
1. Tổng quan về thuế thu nhập doanh nghiệp ........................................................................... 78
1.1. Khái niệm và đặc điểm ...................................................................................................... 78
1.2. Nội dung cơ bản của pháp luật về thuế TNDN.................................................................. 78
2. Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp .................................................................................... 80
2.1. Chứng từ sử dụng .............................................................................................................. 80
2.2. Tài khoản sử dụng: ............................................................................................................ 80
2.3. Phương pháp hạch toán..................................................................................................... 81
3. Kế toán tài sản thuế thu nhập hỗn lại .................................................................................. 82

3.1. Ngun tắc hạch tốn ........................................................................................................ 82
3.2. Tài khoản sử dụng ............................................................................................................. 83
3.3. Phương pháp hạch tốn..................................................................................................... 83
4. Kế tốn chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp ........................................................................ 83
5. Tóm tắt chương và ví dụ trắc nghiệm ứng dụng .................................................................. 91
6. Phần bài tập thực hành.......................................................................................................... 92
BÀI 6: KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN ................................................................ 94
1. Tổng quan về thuế thu nhập cá nhân .................................................................................... 94
1.1. Khái niệm........................................................................................................................... 94
1.2. Đối tượng nộp thuế ............................................................................................................ 94
1.3. Thu nhập chịu thuế ............................................................................................................ 96
1.4. Thu nhập được miễn thuế: ............................................................................................... 105
1.5. Giảm thuế ........................................................................................................................ 109
2. Kế toán thuế thu nhập cá nhân............................................................................................ 110
2.1. Khái niệm......................................................................................................................... 110
2.2. Chứng từ hạch toán ......................................................................................................... 110
2.3. Tài khoản sử dụng ........................................................................................................... 110
2. 4. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu: ............................................... 110
3. Tóm tắc chương và ví dụ trắc nghiệm ứng dụng ................................................................ 118
4. Phần bài tập thực hành........................................................................................................ 119
BÀI 7: KẾ TOÁN CÁC LOẠI THUẾ KHÁC, PHÍ, LỆ PHÍ VÀ CÁC KHOẢN PHẢI NỘP
KHÁC ..................................................................................................................................... 120
1. Tổng quan về thuế tài nguyên............................................................................................. 120
1.1. Kế toán thuế tài ngun ................................................................................................... 120
1.2. Tóm tắt chương và ví dụ trắc nghiệm ứng dụng .............................................................. 120
2. Tổng quan về thuế nhà đất .................................................................................................. 121
2. 1. Kế toán thuế nhà đất....................................................................................................... 121
2.2. Tóm tắt chương và ví dụ trắc nghiệm ứng dụng .............................................................. 121
2.3. Phần bài tập thực hành ................................................................................................... 121
3. Tổng quan về các loại thuế khác ........................................................................................ 121

3.1. Kế tốn các loại thuế khác .............................................................................................. 121
3.2. Tóm tắt chương và ví dụ trắc nghiệm ứng dụng .............................................................. 122
3.3. Phần bài tập thực hành ................................................................................................... 122
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 124

3


GIÁO TRÌNH MƠ ĐUN
Tên mơ đun: KẾ TỐN THUẾ
Mã mơ đun: MĐ25
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trị của Mơ đun:
- Vị trí: Mơn Kế tốn thuế được học sau các mơn tài chính doanh nghiệp, thuế
và là kiến thức bổ trợ cho Mô đun thực hành kế tốn tại các cơ sở.
- Tính chất: Mơn Kế tốn thuế là một Mô đun tự chọn, thông qua kiến thức
chun mơn về kế tốn thuế, người học thực hiện được các nội dung về nghiệp
vụ kế toán thuế tại doanh nghiệp.
- Ý nghĩa và vai trị của Mơ đun: Là một trong những công cụ quản lý điều hành
và kiểm sốt các hoạt động kinh tế.
Mục tiêu của Mơ đun:
- Về kiến thức:
+ Trình bày được các kiến thức đã học về kế toán thuế trong việc thực hiện thực
hiện nghiệp vụ kế toán được giao
+ Ứng dụng được phần hành kế tốn trong việc thực hiện cơng tác kế toán thuế
tại các doanh nghiệp
- Về kỹ năng:
+ Lập được chứng từ kế toán thuế
+ Sử dụng được chứng từ kế toán trong ghi sổ kế toán chi tiết và tổng hợp;
+ Lập được các báo cáo thuế theo quy định
+ Kiểm tra đánh giá được công tác kế toán thuế trong các doanh nghiệp

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Tuân thủ các chế độ kế tốn thuế do Nhà nước ban hành
+ Có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, có ý thức tổ chức kỷ luật, sức khỏe giúp
cho người học sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm kiếm việc làm tại các ngân
hàng thương mại
+ Nghiêm túc, cẩn thận và chính xác trong luyện tập.
Nội dung của Mô đun:
Bài 1: Giới thiệu về thuế và kế toán thuế
Bài 2: Kế toán thuế giá trị gia tăng
Bài 3: Kế toán thuế tiêu thụ đặc biệt
Bài 4: Kế toán thuế xuất nhập khẩu
Bài 5: Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp
Bài 6: Kế toán thuế thu nhập cá nhân
Bài 7: Kế toán các loại thuế khác, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác

4


BÀI 1: GIỚI THIỆU VỀ THUẾ VÀ KẾ TOÁN THUẾ
Mã bài: MĐ25.01
Giới thiệu: Thuế gắn liền với sự tồn tại, phát triển của Nhà nước và là một công
cụ quan trọng mà bất kỳ quốc gia nào cũng sử dụng để thực thi chức năng,
nhiệm vụ của mình. Tùy thuộc vào bản chất
Mục tiêu:
- Trình bày được kiến thức cơ bản và ngun tắc kế tốn thuế
- Trình bày được phương pháp kế toán thuế
- Vận dụng kiến làm được bài thực hành ứng dụng về kế toán thuế
- Xác định được các chứng từ kế toán thuế
- Trung thực, nghiêm túc, tuân thủ chế độ kế toán hiện hành
Nội dung chính:

1. Tổng quan về thuế
1.1. Khái niệm, vai trị, chức năng của thuế trong quản lý nhà nước
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, phân biệt thuế với lệ phí, phí.
a. Khái niệm:
Thuế là một khoản nộp bắt buộc mà các thể nhân và pháp nhân có nghĩa
vụ phải thực hiện đối với Nhà nước, phát sinh trên cơ sở các văn bản pháp luật
do Nhà nước ban hành, không mang tính chất đối giá và hồn trả trực tiếp cho
đối tượng nộp thuế. Thuế không phải là một hiện tượng tự nhiên mà là một hiện
tượng xã hội do chính con người định ra và nó gắn liền với phạm trù Nhà nước
và pháp luật.
b. Đặc điểm:
- Sự ra đời và tồn tại của thuế gắn liền với sự phân chia xã hội thành các giai cấp
đối kháng và sự xuất hiện của Nhà nước - pháp luật.
- Thuế do cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất ban hành.
- Thuế là khoản nộp mang tính nghĩa vụ bắt buộc của các pháp nhân và thể nhân
đối với Nhà nước khơng mang tính đối giá hồn trả trực tiếp.
- Thuế là công cụ phản ánh quan hệ phân phối lại của cải vật chất dưới hình thức
giá trị giữa Nhà nước với các chủ thể khác trong xã hội.
c. Phân biệt thuế với lệ phí, phí.
- Thuế là khoản đóng góp bắt buộc theo quy định của pháp luật của các cá nhân
và pháp nhân đối với Nhà nước không mang tính đối giá và hồn trả trực tiếp.
- Lệ phí là khoản thu vừa mang tính chất phục vụ cho đối tượng nộp lệ phí về
việc thực hiện một số thủ tục hành chính vừa mang tính chất động viên sự đóng
góp cho ngân sách Nhà nước.
- Phí là khoản thu mang tính chất bù đắp chi phí thường xuyên hoặc bất thường
như phí về xây dựng, bảo dưỡng, duy tu của Nhà nước đối với những hoạt động
phục vụ người nộp phí.
- Thuế và lệ phí, phí đều là nguồn thu cho ngân sách Nhà nước và đều mang tính
pháp lý nhưng giữa chúng có sự khác biệt như sau:
* Xét về mặt giá trị pháp lý:


5


+ Thuế có giá trị pháp lý cao hơn lệ phí, phí. Thuế được ban hành dưới dạng văn
bản pháp luật như: Luật, Pháp lệnh do Quốc hội và ủy ban Thường vụ Quốc hội
thơng qua. Trình tự ban hành một Luật thuế phải tuân theo một trình tự chặt chẽ.
+ Trong khi đó lệ phí, phí được ban hành đưới dạng Nghị định, Quyết định của
chính phủ; Quyết định của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
Nghị quyết của hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
* Xét về mục đích và mức độ ảnh hưởng đối với nền kinh tế - xã hội thì thuế có 3 tác
dụng lớn:
+ Tạo nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước.
+ Ðiều chỉnh các hoạt động sản xuất, KD, quản lý và định hướng phát triển kinh
tế.
+ Ðảm bảo sự bình đẳng giữa những chủ thể kinh doanh và cơng bằng xã hội.
+ Trong khi đó lệ phí, phí khơng có những tác dụng nói trên, nó chỉ có tác dụng
tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Hơn nữa, việc tạo nguồn này không phải
dùng đáp ứng nhu cầu chi tiêu mọi mặt của Nhà nước, mà trước hết dùng để bù
đắp các chi phí hoạt động của các cơ quan cung cấp cho xã hội một số dịch vụ
công cộng như: dịch vụ công chứng, dịch vụ đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền
sử dụng tài sản, dịch vụ hải quan...
* Xét về tên gọi và mục đích.
+ Mục đích của từng loại lệ phí rất rõ ràng, thường phù hợp với tên gọi của nó.
Nói một cách chính xác hơn, tên gọi của loại lệ phí nào phản ánh khá đầy đủ
mục đích sử dụng loại lệ phí đó.
+ Mỗi một Luật thuế đều có mục đích riêng. Tuy nhiên, đa số các sắc thuế có tên
gọi khơng phản ánh đúng mục đích sử dụng, mà thường phản ánh đối tượng tính
thuế.
+ Nói chung mục đích của việc sử dụng của các loại thuế thường là tạo nguồn

qũy ngân sách Nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu chi ngân sách Nhà nước, thực
hiện chức năng quản lý xã hội của Nhà nước.
1.1.2. Chức năng, vai trò của thuế.
a. Chức năng của thuế.
- Chức năng phân phối và phân phối lại: là chức năng cơ bản, đặc thù của thuế.
Ngay từ lúc ra đời thuế là phương tiện dùng để động viên nguồn tài chính
vào ngân sách Nhà nước (có ở tất cả các kiểu Nhà nước).Về mặt lịch sử, chức
năng huy động nguồn tài chính là chức năng đầu tiên, phản ánh nguyên nhân
nảy sinh ra thuế.Thông qua chức năng này, các qũy tiền tệ tập trung của Nhà
nước được hình thành để đảm bảo cơ sở vật chất cho sự hoạt động thường xuyên
và tồn tại của Nhà nước.
- Chức năng điều tiết đối với nền kinh tế.
Thực hiện chức năng điều chỉnh của thuế thơng qua việc quy định các
hình thức thu thuế khác nhau, xác định đúng đắn đối tượng chịu thuế và đối
tượng nộp thuế; xây dựng chính xác, hợp lý các mức thuế phải nộp có tính đến
khả năng của người nộp thuế. Trên cơ sở đó Nhà nước kích thích các hoạt động
kinh tế đi vào qũy đạo chung của nền kinh tế quốc dân, phù hợp với lợi ích của
toàn xã hội. Trong điều kiện chuyển sang cơ chế thị trường, vai trị kích thích
6


kinh tế thông qua thuế ngay càng được nâng cao. Nhà nước sử dụng thuế để tác
động lên lợi ích kinh tế của các chủ thể vì lợi ích của nền kinh tế quốc dân. Với
công cụ thuế, sự can thiệp của Nhà nước khơng mang tính chất mệnh lệnh, bắt
buộc các chủ thể phải kinh doanh hay không kinh doanh mà chủ yếu tạo ra sự
lựa chọn đối với các chủ thể kinh doanh.
b. Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường.
Vai trò của thuế là sự biểu hiện cụ thể các chức năng của thuế trong
những điều kiện kinh tế, xã hội nhất định. Trong điều kiện nền kinh tế thị
trường, với sự thay đổi phương thức can thiệp của Nhà nước vào hoạt động kinh

tế, thuế đóng vai trị hết sức quan trọng đối với qúa trình phát triển kinh tế - xã
hội. Vai trị của thuế được thể hiện trên các khía cạnh sau đây:
- Pháp luật thuế là công cụ chủ yếu của Nhà nước nhằm huy động tập trung một
phần của cải vật chất trong xã hội vào ngân sách Nhà nước.
- Pháp luật thuế là công cụ điều tiết vĩ mô của NN đối với nền kinh tế và đời sống xã
hội.
- Pháp luật thuế là cơng cụ góp phần đảm bảo sự bình đẳng giữa các thành phần
kinh tế và công bằng xã hội.
1.2. Phân loại thuế
Tùy thuộc vào mục tiêu, yêu cầu của từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã
hội mà cơ cấu và nội dung các Luật thuế có khác nhau. Cũng tùy thuộc vào cơ
sở, mục đích phân định, thơng thường thuế được phân loại theo các tiêu thức
sau:
a. Căn cứ vào tính chất của nguồn tài chính động viên vào ngân sách Nhà nước,
thuế được phân làm 2 loại: thuế trực thu và thuế gián thu.
- Thuế gián thu là loại thuế mà Nhà nước sử dụng nhằm động viên một phần thu
nhập của người tiêu dùng hàng hóa, sử dụng dịch vụ thơng qua việc thu thuế đối
với người sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Tính chất gián thu thể hiện ở
chổ người nộp thuế và người chịu thuế không đồng nhất với nhau. Thuế gián thu
là một bộ phận cấu thành trong giá cả hàng hoá, dịch vụ do chủ thể hoạt động
sản xuất, kinh doanh nộp cho Nhà nước nhưng người tiêu dùng lại là người phải
chịu thuế. Ở nước ta thuộc loại thuế này bao gồm: Thuế giá trị gia tăng, thuế
xuất khẩu, thuế NK, thuế tiêu thụ đặc biệt...
- Thuế trực thu là loại thuế mà Nhà nước thu trực tiếp vào phần thu nhập của
các pháp nhân hoặc thể nhân. Tính chất trực thu thể hiện ở chổ người nộp thuế
theo quy định của pháp luật đồng thời là người chịu thuế. Thuế trực thu trực tiếp
động viên, điều tiết thu nhập của người chịu thuế. Ở nước ta thuộc loại thuế này
gồm: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao,
thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp...
b. Căn cứ vào đối tượng đánh thuế.

Theo cách phân loại này thuế được chia thành:
- Thuế đánh vào hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ như thuế giá trị gia
tăng.
- Thuế đánh vào sản phẩm HH như thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt...
7


- Thuế đánh vào thu nhập như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập đối
với người có thu nhập cao.
- Thuế đánh vào tài sản như thuế nhà đất.
- Thuế đánh vào việc khai thác hoặc sử dụng một số tài sản quốc gia như thuế tài
nguyên, thuế sử dụng đất, sử dụng vốn của ngân sách Nhà nước.
- Thuế khác và lệ phí, phí.
2. Kế tốn thuế
- Kế toán thuế giá trị gia tăng
- Kế toán thuế tiêu thụ đặc biệt
- Kế toán thuế xuất nhập khẩu
- Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp
- Kế toán thuế thu nhập cá nhân
- Kế toán thuế tài nguyên
- Kế toán thuế nhà đất
- Kế tốn các loại thuế khác, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác
3. Tóm tắt chương và ví dụ trắc nghiệm ứng dụng
Câu 1. Chức năng khởi thủy của thuế là:
a) Kiềm chế lạm phát
b) Huy động nguồn thu cho ngân sách nhà nước
c) Điều tiết thu nhập, góp phần đảm bảo cơng bằng xã hội
d) Điều tiết nền kinh tế
Đáp án: b
Câu 2. Căn cứ vào phương thức đánh thuế, thuế được phân loại thành:

a) Thuế thực và thuế cá nhân
b) Thuế tiêu dùng và thuế thu nhập
c) Thuế tiêu dùng, thuế thu nhập và thuế tài sản
d) Thuế trực thu và thuế gián thu
Đáp án: d
Câu 3.Yếu tố nào sau đây được coi là “linh hồn” của một sắc thuế
a) Cơ sở thuế
b) Đối tượng chịu thuế
c) Đối tượng nộp thuế
d) Thuế suất
Đáp án: d
Câu 4.Thuế có thể góp phần điều tiết vĩ mơ nền kinh tế vì:
a) Thuế có tính bắt buộc
b) Thuế có tính khơng hồn trả trực tiếp
c) Thuế có phạm vi điều tiết rộng
d) Thuế điều tiết vào thu nhập của các chủ thể kinh tế
Đáp án: c
Câu 5. Hiện tượng thuế chồng lên thuế là hiện tượng:
a) Đánh nhiều loại thuế lên cùng một đối tượng
b) Đánh thuế trùng lắp trên cùng một đối tượng chịu thuế
8


c) Nhiều đối tượng cùng chịu một loại thuế
d) Đối tượng phải chịu một mức thuế quá cao
Đáp án: b
Câu 6. Ba chức năng cơ bản của thuế là:
a) Đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước; Thực hiện phân phối lại thu
nhập; Điều tiết vĩ mô nền kinh tế
b) Đảm bảo thu ngân sách Nhà nước; Điều tiết nền kinh tế; Bảo hộ một số ngành

trong nước.
c) Nuôi sống bộ máy Nhà nước; Cân bằng thu nhập; Điều tiết vĩ mô nền kinh tế
d) Nuôi sống bộ máy Nhà nước, Thực hiện phân phối lại thu nhập; Thực hiện
chức năng ngoại thương
Đáp án: a

9


BÀI 2: KẾ TOÁN THUẾ GTGT
Mã bài: MĐ25.02
Giới thiệu: Thuế giá trị gia tăng có nguồn gốc từ thuế doanh thu và Pháp là
nước đầu tiên trên thế giới ban hành Luật thuế giá trị gia tăng - vào năm 1954.
Thuế giá trị gia tăng theo tiếng Pháp gọi là: Taxe Sur La Valeur Ajou tée (viết
tắc là TVA), tiếng Anh gọi là Value Added Tax (viết tắc là VAT), dịch ra tiếng
Việt là thuế giá trị gia tăng. Khai sinh từ nước Pháp, thuế giá trị gia tăng đã được
áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới.
Mục tiêu:
- Trình bày được kiến thức cơ bản và nguyên tắc kế tốn thuế giá trị gia tăng
- Trình bày được phương pháp kế toán thuế giá trị gia tăng
- Vận dụng kiến làm được bài thực hành ứng dụng về kế toán thuế giá trị gia
tăng
- Xác định được các chứng từ kế toán thuế giá trị gia tăng
- Trung thực, nghiêm túc, tuân thủ chế độ kế toán hiện hành
Nội dung chính:
1. Tổng quan về thuế GTGT
1.1. Khái niệm
Thuế giá trị gia tăng (GTGT) là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của
hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong q trình từ sản xuất đến tiêu dùng.
Ví dụ: Q trình SX đồ gỗ từ khâu nhà bn gỗ - nhà SX đồ gỗ - nhà

buôn đồ gỗ và người tiêu dùng cuối cùng với số thuế GTGT phải nộp được minh
họa qua bảng sau (Thuế suất 10%)
Giá
Thuế
Giá bán
Thuế
Thuế
Đối tượng nộp
mua
GTGT đầu
(chưa
GTGT đầu
GTGT
thuế
(chưa
vào
thuế)
ra
phải nộp
thuế)
1
2
3
4
5
6
Nhà buôn gỗ
10
12
1,2

1,2
Nhà sản xuất đồ gỗ 12
1,2
15
1,5
0,3
Nhà buôn đồ gỗ
15
1,5
19
1,9
0,4
Người tiêu dùng 19
1,9
1,9
(Nhà buôn đồ gỗ của người trồng rừng nên khơng có thuế GTGT đầu vào
vì người trồng rừng khơng phải nộp thuế)
Qua VD trên ta thấy tổng số thuế GTGT mà người tiêu dùng phải nộp (1,9
triệu) chính bằng tổng số thuế mà các nhà buôn, nhà sản xuất phải nộp qua các
khâu SX, lưu thông tới tiêu dùng.
1,9 = 1,2 + 0,3 + 0,4
1.2. Đối tượng nộp thuế GTGT
Người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh
hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và
tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là
người nhập khẩu).
10


1.3. Đối tượng chịu thuế.

Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt
Nam là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, trừ các đối tượng quy định tại Điều 5
của Luật này.
1.4. Đối tượng không chịu thuế
1. Sản phẩm trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, thuỷ
sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc
chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và
ở khâu nhập khẩu.
Các sản phẩm mới qua sơ chế thông thường là sản phẩm mới được làm
sạch, phơi, sấy khơ, bóc vỏ, xay, xay bỏ vỏ, xát bỏ vỏ, tách hạt, tách cọng, cắt,
ướp muối, bảo quản lạnh (ướp lạnh, đơng lạnh), bảo quản bằng khí sunfuro, bảo
quản theo phương thức cho hóa chất để tránh thối rữa, ngâm trong dung dịch lưu
huỳnh hoặc ngâm trong dung dịch bảo quản khác và các hình thức bảo quản
thơng thường khác.
Ví dụ 2: Cơng ty A ký hợp đồng ni heo với Cơng ty B theo hình thức nhận
tiền cơng từ Công ty B hoặc bán lại sản phẩm cho Cơng ty B thì tiền cơng ni heo
nhận từ Cơng ty B và sản phẩm heo bán cho Công ty B thuộc đối tượng không chịu
thuế GTGT.
Trường hợp Công ty B bán ra hoặc đưa vào chế biến để bán ra thì sản phẩm
bán ra thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo quy định.
2. Sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng, bao gồm trứng giống, con
giống, cây giống, hạt giống, cành giống, củ giống, tinh dịch, phôi, vật liệu di
truyền ở các khâu nuôi trồng, nhập khẩu và kinh doanh thương mại. Sản phẩm
giống vật nuôi, giống cây trồng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT là sản
phẩm do các cơ sở nhập khẩu, kinh doanh thương mại có giấy đăng ký kinh
doanh giống vật ni, giống cây trồng do cơ quan quản lý nhà nước cấp. Đối với
sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng thuộc loại Nhà nước ban hành tiêu
chuẩn, chất lượng phải đáp ứng các điều kiện do nhà nước quy định.
3. Tưới, tiêu nước; cày, bừa đất; nạo vét kênh, mương nội đồng phục vụ
sản xuất nông nghiệp; dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp.

4. Sản phẩm muối được sản xuất từ nước biển, muối mỏ tự nhiên, muối
tinh, muối i-ốt mà thành phần chính là Na-tri-clo-rua (NaCl).
5. Nhà ở thuộc sở hữu nhà nước do Nhà nước bán cho người đang thuê.
6. Chuyển quyền sử dụng đất.
7. Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khoẻ, bảo hiểm người học, các dịch vụ
bảo hiểm khác liên quan đến con người; bảo hiểm vật nuôi, bảo hiểm cây trồng,
các dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp khác; bảo hiểm tàu, thuyền, trang thiết bị và
các dụng cụ cần thiết khác phục vụ trực tiếp đánh bắt thuỷ sản; tái bảo hiểm.
8. Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, kinh doanh chứng khốn sau đây:
a) Dịch vụ cấp tín dụng gồm các hình thức:
- Cho vay;
- Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và các giấy tờ có giá
khác;
11


- Bảo lãnh ngân hàng;
- Cho thuê tài chính;
- Phát hành thẻ tín dụng.
Trường hợp tổ chức tín dụng thu các loại phí liên quan đến phát hành thẻ tín
dụng thì các khoản phí thu từ khách hàng thuộc quy trình dịch vụ cấp tín dụng (phí
phát hành thẻ) theo quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng như
phí trả nợ trước hạn, phạt chậm trả nợ, cơ cấu lại nợ, quản lý khoản vay và các
khoản phí khác thuộc quy trình cấp tín dụng thuộc đối tượng khơng chịu thuế
GTGT.
Các khoản phí giao dịch thẻ thơng thường khơng thuộc quy trình cấp tín
dụng như phí cấp lại mã pin cho thẻ tín dụng, phí cung cấp bản sao hố đơn giao
dịch, phí địi bồi hồn khi sử dụng thẻ, phí thơng báo mất cắp, thất lạc thẻ tín
dụng, phí huỷ thẻ tín dụng, phí chuyển đổi loại thẻ tín dụng và các khoản phí
khác thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.

- Bao thanh toán trong nước; bao thanh toán quốc tế đối với các ngân
hàng được phép thực hiện thanh toán quốc tế;
- Bán tài sản bảo đảm tiền vay do tổ chức tín dụng hoặc do cơ quan thi
hành án thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay.
Trường hợp hết thời gian trả nợ, người có tài sản bảo đảm khơng có khả
năng trả nợ và phải bàn giao tài sản cho tổ chức tín dụng để tổ chức tín dụng xử
lý tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật thì các bên thực hiện thủ
tục bàn giao tài sản bảo đảm theo quy định.
Trường hợp các bên thỏa thuận người có tài sản bảo đảm tự bán tài sản bảo
đảm để trả nợ, nếu người có tài sản bảo đảm là người nộp thuế GTGT và tài sản
đem bán thuộc đối tượng chịu thuế GTGT thì phải kê khai, nộp thuế GTGT theo
quy định.
Trường hợp tổ chức tín dụng nhận tài sản bảo đảm để thay thế cho việc
thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì tổ chức tín dụng thực hiện hạch toán tăng giá trị tài
sản phục vụ sản xuất kinh doanh theo quy định. Khi tổ chức tín dụng bán tài sản
phục vụ hoạt động kinh doanh nếu tài sản thuộc đối tượng chịu thuế GTGT thì
tổ chức tín dụng phải kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định.
Ví dụ 3: Tháng 3/2014 Cơng ty TNHH A là cơ sở kinh doanh nộp thuế
GTGT theo phương pháp khấu trừ thế chấp dây chuyền, máy móc thiết bị để vay
vốn tại Ngân hàng B, thời gian vay là 1 năm (hạn trả nợ là ngày 31/3/2015). Đến
ngày 31/3/2015, Công ty TNHH A khơng có khả năng trả nợ và phải bàn giao
tài sản cho Ngân hàng B thì khi bàn giao tài sản, Công ty TNHH A thực hiện thủ
tục bàn giao tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật về việc xử lý tài sản
bảo đảm. Ngân hàng B bán tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ thì tài sản bán
ra thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
- Dịch vụ cung cấp thông tin tín dụng do đơn vị, tổ chức thuộc Ngân hàng
nhà nước cung cấp cho các tổ chức tín dụng để sử dụng trong hoạt động cấp tín
dụng theo quy định của Luật Ngân hàng nhà nước.
Ví dụ 4: Tổ chức X là đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước được Ngân hàng
Nhà nước cho phép thực hiện dịch vụ cung cấp thơng tin tín dụng. Năm 2014, tổ

12


chức X ký hợp đồng cung cấp thơng tin tín dụng cho một số ngân hàng thương mại
phục vụ hoạt động cấp tín dụng và phục vụ hoạt động khác của ngân hàng thương
mại thì doanh thu từ dịch vụ cung cấp thơng tin tín dụng phục vụ hoạt động cấp tín
dụng thuộc đối tượng khơng chịu thuế GTGT, doanh thu từ dịch vụ cung cấp thơng
tin tín dụng phục vụ hoạt động khác của ngân hàng thương mại không theo quy
định của Luật Ngân hàng Nhà nước thuộc đối tượng chịu thuế GTGT với thuế suất
10%.
- Hình thức cấp tín dụng khác theo quy định của pháp luật.
b) Hoạt động cho vay riêng lẻ, không phải hoạt động kinh doanh, cung
ứng thường xuyên của người nộp thuế không phải là tổ chức tín dụng.
Ví dụ 5: Cơng ty cổ phần VC có tiền nhàn rỗi tạm thời chưa phục vụ hoạt
động kinh doanh, Công ty cổ phần VC ký hợp đồng cho Công ty T vay tiền
trong thời hạn 6 tháng và được nhận khoản tiền lãi thì khoản tiền lãi Công ty cổ
phần VC nhận được thuộc đối tượng khơng chịu thuế GTGT.
c) Kinh doanh chứng khốn bao gồm: Mơi giới chứng khốn, tự doanh
chứng khốn, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, lưu ký
chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, quản lý cơng ty đầu tư chứng khốn,
quản lý danh mục đầu tư chứng khoán, dịch vụ tổ chức thị trường của sở giao dịch
chứng khoán hoặc trung tâm giao dịch chứng khoán, dịch vụ liên quan đến chứng
khoán đăng ký, lưu ký tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam, cho khách
hàng vay tiền để thực hiện giao dịch ký quỹ, ứng trước tiền bán chứng khoán và
hoạt động kinh doanh chứng khoán khác theo quy định của pháp luật về chứng
khốn.
Hoạt động cung cấp thơng tin, tổ chức bán đấu giá cổ phần của các tổ
chức phát hành, hỗ trợ kỹ thuật phục vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến của
Sở Giao dịch chứng khoán.
d) Chuyển nhượng vốn bao gồm việc chuyển nhượng một phần hoặc toàn

bộ số vốn đã đầu tư vào tổ chức kinh tế khác (khơng phân biệt có thành lập hay
khơng thành lập pháp nhân mới), chuyển nhượng chứng khốn, chuyển nhượng
quyền góp vốn và các hình thức chuyển nhượng vốn khác theo quy định của
pháp luật, kể cả trường hợp bán doanh nghiệp cho doanh nghiệp khác để sản
xuất kinh doanh và doanh nghiệp mua kế thừa toàn bộ quyền và nghĩa vụ của
doanh nghiệp bán theo quy định của pháp luật.
Ví dụ 6: Tháng 4/2014, Cơng ty TNHH A góp vốn bằng máy móc, thiết bị
để thành lập Cơng ty cổ phần B, giá trị vốn góp của Cơng ty TNHH A được Hội
đồng giao nhận vốn góp của các bên góp vốn định giá là 2,5 tỷ đồng, bằng 25%
số vốn của Công ty cổ phần B. Tháng 11/2014, Công ty TNHH A bán phần vốn
góp tại Cơng ty cổ phần B cho Quỹ Đầu tư ABB với giá 4 tỷ đồng thì số tiền 4
tỷ đồng Cơng ty TNHH A thu được là doanh thu chuyển nhượng vốn thuộc đối
tượng không chịu thuế GTGT.
đ) Bán nợ;
e) Kinh doanh ngoại tệ;
g) Dịch vụ tài chính phái sinh bao gồm: hốn đổi lãi suất; hợp đồng kỳ
hạn; hợp đồng tương lai; quyền chọn mua, bán ngoại tệ; các dịch vụ tài chính
13


phái sinh khác theo quy định của pháp luật;
h) Bán tài sản bảo đảm của khoản nợ của tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100%
vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng Việt
Nam.
9. Dịch vụ y tế, dịch vụ thú y, bao gồm dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh,
phịng bệnh cho người và vật ni, dịch vụ sinh đẻ có kế hoạch, dịch vụ điều
dưỡng sức khoẻ, phục hồi chức năng cho người bệnh, vận chuyển người bệnh,
dịch vụ cho thuê phòng bệnh, giường bệnh của các cơ sở y tế; xét nghiệm, chiếu,
chụp, máu và chế phẩm máu dùng cho người bệnh.
Trường hợp trong gói dịch vụ chữa bệnh (theo quy định của Bộ Y tế) bao

gồm cả sử dụng thuốc chữa bệnh thì khoản thu từ tiền thuốc chữa bệnh nằm
trong gói dịch vụ chữa bệnh cũng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
10. Dịch vụ bưu chính, viễn thơng cơng ích và Internet phổ cập theo
chương trình của Chính phủ; Dịch vụ bưu chính, viễn thơng từ nước ngồi vào
Việt Nam (chiều đến).
11. Dịch vụ duy trì vườn thú, vườn hoa, cơng viên, cây xanh đường phố,
chiếu sáng công cộng; dịch vụ tang lễ. Các dịch vụ nêu tại khoản này không
phân biệt nguồn kinh phí chi trả. Cụ thể:
a) Dịch vụ duy trì vườn thú, vườn hoa, công viên, cây xanh đường phố,
bảo vệ rừng do Nhà nước làm chủ rừng, bao gồm hoạt động quản lý, trồng cây,
chăm sóc cây, bảo vệ chim, thú ở các công viên, vườn thú, khu vực công cộng,
rừng quốc gia, vườn quốc gia;
b) Chiếu sáng công cộng bao gồm chiếu sáng đường phố, ngõ, xóm trong
khu dân cư, vườn hoa, công viên. Doanh thu không chịu thuế là doanh thu từ
hoạt động chiếu sáng công cộng;
c) Dịch vụ tang lễ của các cơ sở có chức năng kinh doanh dịch vụ tang lễ
bao gồm các hoạt động cho thuê nhà tang lễ, xe ô tô phục vụ tang lễ, mai táng,
hoả táng, cải táng, di chuyển mộ, chăm sóc mộ.
12. Duy tu, sửa chữa, xây dựng bằng nguồn vốn đóng góp của nhân dân
(bao gồm cả vốn đóng góp, tài trợ của tổ chức, cá nhân), vốn viện trợ nhân đạo
đối với các cơng trình văn hóa, nghệ thuật, cơng trình phục vụ cơng cộng, cơ sở
hạ tầng và nhà ở cho đối tượng chính sách xã hội.
Trường hợp có sử dụng nguồn vốn khác ngồi vốn đóng góp của nhân dân,
vốn viện trợ nhân đạo mà nguồn vốn khác không vượt quá 50% tổng số nguồn
vốn sử dụng cho cơng trình thì đối tượng khơng chịu thuế là tồn bộ giá trị cơng
trình.
Trường hợp có sử dụng nguồn vốn khác ngồi vốn đóng góp của nhân dân,
vốn viện trợ nhân đạo mà nguồn vốn khác vượt q 50% tổng số nguồn vốn sử
dụng cho cơng trình thì tồn bộ giá trị cơng trình thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.
Đối tượng chính sách xã hội bao gồm: người có cơng theo quy định của

pháp luật về người có cơng; đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp từ ngân sách
nhà nước; người thuộc hộ nghèo, cận nghèo và các trường hợp khác theo quy định
của pháp luật.
13. Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật bao gồm cả dạy ngoại
14


ngữ, tin học; dạy múa, hát, hội họa, nhạc, kịch, xiếc, thể dục, thể thao; nuôi dạy
trẻ và dạy các nghề khác nhằm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hố,
kiến thức chun mơn nghề nghiệp.
Trường hợp các cơ sở dạy học các cấp từ mầm non đến trung học phổ
thơng có thu tiền ăn, tiền vận chuyển đưa đón học sinh và các khoản thu khác
dưới hình thức thu hộ, chi hộ thì tiền ăn, tiền vận chuyển đưa đón học sinh và
các khoản thu hộ, chi hộ này cũng thuộc đối tượng không chịu thuế.
Khoản thu về ở nội trú của học sinh, sinh viên, học viên; hoạt động đào
tạo (bao gồm cả việc tổ chức thi và cấp chứng chỉ trong quy trình đào tạo) do cơ
sở đào tạo cung cấp thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Trường hợp cơ sở
đào tạo không trực tiếp tổ chức đào tạo mà chỉ tổ chức thi, cấp chứng chỉ trong
quy trình đào tạo thì hoạt động tổ chức thi và cấp chứng chỉ cũng thuộc đối
tượng không chịu thuế. Trường hợp cung cấp dịch vụ thi và cấp chứng chỉ
khơng thuộc quy trình đào tạo thì thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.
Ví dụ 7: Trung tâm đào tạo X được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ đào
tạo để cấp chứng chỉ hành nghề về đại lý bảo hiểm. Trung tâm đào tạo X giao
nhiệm vụ đào tạo cho đơn vị Y thực hiện, Trung tâm đào tạo X tổ chức thi và
cấp chứng chỉ hành nghề đại lý bảo hiểm thì hoạt động tổ chức thi và cấp chứng
chỉ của Trung tâm đào tạo X thuộc đối tượng khơng chịu thuế GTGT.
14. Phát sóng truyền thanh, truyền hình bằng nguồn vốn ngân sách nhà
nước.
15. Xuất bản, nhập khẩu, phát hành báo, tạp chí, bản tin chun ngành, sách
chính trị, sách giáo khoa, giáo trình, sách văn bản pháp luật, sách khoa học-kỹ

thuật, sách in bằng chữ dân tộc thiểu số và tranh, ảnh, áp phích tuyên truyền cổ
động, kể cả dưới dạng băng hoặc đĩa ghi tiếng, ghi hình, dữ liệu điện tử; tiền, in
tiền.
Báo, tạp chí, bản tin chuyên ngành, bao gồm cả hoạt động truyền trang
báo, tạp chí, bản tin chuyên ngành.
Sách chính trị là sách tuyên truyền đường lối chính trị của Đảng và Nhà
nước phục vụ nhiệm vụ chính trị theo chuyên đề, chủ đề, phục vụ các ngày kỷ
niệm, ngày truyền thống của các tổ chức, các cấp, các ngành, địa phương; các
loại sách thống kê, tuyên truyền phong trào người tốt việc tốt; sách in các bài
phát biểu, nghiên cứu lý luận của lãnh đạo Đảng và Nhà nước.
Sách giáo khoa là sách dùng để giảng dạy và học tập trong tất cả các cấp
từ mầm non đến trung học phổ thông (bao gồm cả sách tham khảo dùng cho
giáo viên và học sinh phù hợp với nội dung chương trình giáo dục).
Giáo trình là sách dùng để giảng dạy và học tập trong các trường đại học,
cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.
Sách văn bản pháp luật là sách in các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà
nước.
Sách khoa học-kỹ thuật là sách dùng để giới thiệu, hướng dẫn những kiến
thức khoa học, kỹ thuật có quan hệ trực tiếp đến sản xuất và các ngành khoa học,
kỹ thuật.
15


Sách in bằng chữ dân tộc thiểu số bao gồm cả sách in song ngữ chữ phổ
thông và chữ dân tộc thiểu số.
Tranh, ảnh, áp phích tuyên truyền cổ động là tranh, ảnh, áp phích, các loại
tờ rơi, tờ gấp phục vụ cho mục đích tuyên truyền, cổ động, khẩu hiệu, ảnh lãnh
tụ, Đảng kỳ, Quốc kỳ, Đoàn kỳ, Đội kỳ.
16. Vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt, xe điện là vận
chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt, xe điện theo các tuyến trong nội

tỉnh, trong đô thị và các tuyến lân cận ngoại tỉnh theo quy định của Bộ Giao
thơng vận tải.
17. Hàng hố thuộc loại trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu trong
các trường hợp sau:
a) Máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư nhập khẩu để sử dụng trực tiếp cho
hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển cơng nghệ;
b) Máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng và
vật tư cần nhập khẩu để tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dị, phát triển mỏ dầu,
khí đốt;
c) Tàu bay (bao gồm cả động cơ tàu bay), dàn khoan, tàu thuỷ thuộc loại
trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp
hoặc thuê của nước ngoài để sử dụng cho sản xuất, kinh doanh, cho thuê, cho thuê
lại.
Để xác định hàng hóa thuộc đối tượng khơng chịu thuế GTGT ở khâu
nhập khẩu quy định tại khoản này, người nhập khẩu phải xuất trình cho cơ quan
hải quan các hồ sơ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về thủ tục hải quan; kiểm
tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với
hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
Danh mục máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư thuộc loại trong nước đã sản
xuất được để làm cơ sở phân biệt với loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập
khẩu sử dụng trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;
Danh mục máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng
và vật tư thuộc loại trong nước đã sản xuất được làm cơ sở phân biệt với loại trong
nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dị,
phát triển mỏ dầu, khí đốt; Danh mục tàu bay, dàn khoan, tàu thuỷ thuộc loại trong
nước đã sản xuất được làm cơ sở phân biệt với loại trong nước chưa sản xuất được
cần nhập khẩu để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp hoặc thuê của nước ngoài để
sử dụng cho sản xuất, kinh doanh, cho thuê, cho thuê lại do Bộ Kế hoạch và Đầu tư
ban hành.
18. Vũ khí, khí tài chun dùng phục vụ quốc phịng, an ninh.

a) Vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phịng, an ninh theo Danh
mục vũ khí, khí tài chun dùng phục vụ quốc phòng, an ninh do Bộ Tài chính
thống nhất với Bộ Quốc phịng và Bộ Cơng an ban hành.
Vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phịng, an ninh thuộc đối tượng
khơng chịu thuế GTGT phải là các sản phẩm hoàn chỉnh, đồng bộ hoặc các bộ
phận, linh kiện, bao bì chuyên dùng để lắp ráp, bảo quản sản phẩm hồn chỉnh.
Trường hợp vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh phải sửa
16


chữa thì dịch vụ sửa chữa vũ khí, khí tài do các doanh nghiệp của Bộ Quốc
phịng, Bộ Cơng an thực hiện thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
b) Vũ khí, khí tài (kể cả vật tư, máy móc, thiết bị, phụ tùng) chuyên dùng
phục vụ cho quốc phòng, an ninh nhập khẩu thuộc diện được miễn thuế nhập
khẩu theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hoặc nhập khẩu
theo hạn ngạch hàng năm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Hồ sơ, thủ tục đối với vũ khí, khí tài nhập khẩu khơng phải chịu thuế
GTGT ở khâu nhập khẩu theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về thủ tục hải quan;
kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối
với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
19. Hàng nhập khẩu và hàng hoá, dịch vụ bán cho các tổ chức, cá nhân để
viện trợ nhân đạo, viện trợ khơng hồn lại trong các trường hợp sau:
a) Hàng hoá nhập khẩu trong trường hợp viện trợ nhân đạo, viện trợ
khơng hồn lại và phải được Bộ Tài chính hoặc Sở Tài chính xác nhận;
b) Quà tặng cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã
hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề
nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân thực hiện theo quy định của pháp luật về quà
biếu, quà tặng;
c) Quà biếu, quà tặng cho cá nhân tại Việt Nam thực hiện theo quy định
của pháp luật về quà biếu, quà tặng;

d) Đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ
ngoại giao theo quy định của pháp luật về ưu đãi miễn trừ ngoại giao; hàng là đồ
dùng của người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi về nước mang theo;
đ) Hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế;
Mức hàng hoá nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT ở khâu
nhập khẩu theo mức miễn thuế nhập khẩu quy định tại Luật thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Hàng hoá nhập khẩu của tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng miễn trừ ngoại
giao theo quy định của pháp luật về ưu đãi miễn trừ ngoại giao thuộc đối tượng
không chịu thuế GTGT. Trường hợp đối tượng miễn trừ ngoại giao mua hàng
hóa, dịch vụ tại Việt Nam có thuế GTGT thì thuộc trường hợp hồn thuế theo
hướng dẫn tại khoản 7 Điều 18 Thơng tư này.
Đối tượng, hàng hóa, thủ tục hồ sơ để được hưởng ưu đãi miễn trừ ngoại
giao hướng dẫn tại Điều này thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về thực
hiện hồn thuế GTGT đối với cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và
cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
e) Hàng hoá, dịch vụ bán cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc
tế để viện trợ nhân đạo, viện trợ khơng hồn lại cho Việt Nam.
Thủ tục để các tổ chức quốc tế, người nước ngồi mua hàng hố, dịch vụ
tại Việt Nam để viện trợ nhân đạo, viện trợ khơng hồn lại cho Việt Nam không
chịu thuế GTGT: các tổ chức quốc tế, người nước ngồi phải có văn bản gửi cho
cơ sở bán hàng, trong đó ghi rõ tên tổ chức quốc tế, người nước ngồi mua hàng
hố, dịch vụ để viện trợ nhân đạo, viện trợ khơng hồn lại cho Việt Nam, số
lượng hoặc giá trị loại hàng mua; xác nhận của Bộ Tài chính hoặc Sở Tài chính
17


về khoản viện trợ này.
Khi bán hàng, cơ sở kinh doanh phải lập hoá đơn theo quy định của pháp
luật về hoá đơn, trên hoá đơn ghi rõ là hàng bán cho tổ chức, cá nhân nước ngoài,

tổ chức quốc tế để viện trợ khơng hồn lại, viện trợ nhân đạo khơng tính thuế
GTGT và lưu giữ văn bản của tổ chức quốc tế hoặc của cơ quan đại diện của
Việt Nam để làm căn cứ kê khai thuế. Trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài,
tổ chức quốc tế mua hàng hoá, dịch vụ tại Việt Nam để viện trợ khơng hồn lại,
viện trợ nhân đạo có thuế GTGT thì thuộc trường hợp hồn thuế theo hướng dẫn
tại khoản 6 Điều 18 Thơng tư này.
20. Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; hàng tạm
nhập khẩu, tái xuất khẩu; hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu; nguyên liệu, vật tư
nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hố xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất, gia
cơng xuất khẩu ký kết với bên nước ngồi.
Hàng hố, dịch vụ được mua bán giữa nước ngoài với các khu phi thuế
quan và giữa các khu phi thuế quan với nhau.
Khu phi thuế quan bao gồm: khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho
bảo thuế, khu bảo thuế, kho ngoại quan, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu
thương mại - công nghiệp và các khu vực kinh tế khác được thành lập và được
hưởng các ưu đãi về thuế như khu phi thuế quan theo Quyết định của Thủ tướng
Chính phủ. Quan hệ mua bán trao đổi hàng hố giữa các khu này với bên ngoài
là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.
Hồ sơ, thủ tục để xác định và xử lý không thu thuế GTGT trong các
trường hợp này thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về thủ tục hải quan;
kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối
với hàng hố xuất khẩu, nhập khẩu.
21. Chuyển giao cơng nghệ theo quy định của Luật chuyển giao công
nghệ; chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ.
Trường hợp hợp đồng chuyển giao cơng nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí
tuệ có kèm theo chuyển giao máy móc, thiết bị thì đối tượng khơng chịu thuế
GTGT tính trên phần giá trị cơng nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao,
chuyển nhượng; trường hợp khơng tách riêng được thì thuế GTGT được tính
trên cả phần giá trị cơng nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng
cùng với máy móc, thiết bị.

Phần mềm máy tính bao gồm sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm
theo quy định của pháp luật.
22. Vàng nhập khẩu dạng thỏi, miếng và các loại vàng chưa được chế tác
thành sản phẩm mỹ nghệ, đồ trang sức hay sản phẩm khác.
Vàng dạng thỏi, miếng và các loại vàng chưa chế tác được xác định theo
quy định của pháp luật về quản lý, kinh doanh vàng.
23. Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến
thành sản phẩm khác.
Tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác,
bao gồm cả khoáng sản đã qua sàng, tuyển, xay, nghiền, xử lý nâng cao hàm
lượng, hoặc tài nguyên đã qua công đoạn cắt, xẻ.
18


Ví dụ 8: Cơ sở kinh doanh A xuất khẩu sản phẩm đá tự nhiên dưới dạng
đá khối, đá phiến thì sản phẩm đá tự nhiên xuất khẩu thuộc đối tượng khơng
chịu thuế GTGT.
Ví dụ 9: Cơ sở kinh doanh B xuất khẩu đá vôi trắng dạng hạt và dạng bột
thì sản phẩm đá vơi trắng dạng hạt và dạng bột xuất khẩu thuộc đối tượng không
chịu thuế GTGT. Trường hợp cơ sở kinh doanh xuất khẩu bột đá siêu mịn (theo
tiêu chuẩn của cơ quan có thẩm quyền), bột đá siêu mịn có tráng phủ axít, các
sản phẩm này được xác định là sản phẩm đã qua chế biến thành sản phẩm khác
thì khi xuất khẩu khơng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
24. Sản phẩm nhân tạo dùng để thay thế cho bộ phận cơ thể của người
bệnh, bao gồm cả sản phẩm là bộ phận cấy ghép lâu dài trong cơ thể người;
nạng, xe lăn và dụng cụ chuyên dùng khác dùng cho người tàn tật.
25. Hàng hóa, dịch vụ của hộ, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hàng
năm từ một trăm triệu đồng trở xuống.
Việc xác định hộ, cá nhân kinh doanh thuộc hay không thuộc đối tượng
không chịu thuế GTGT thực hiện theo hướng dẫn của pháp luật về quản lý thuế.

26. Các hàng hóa, dịch vụ sau:
a) Hàng hố bán miễn thuế ở các cửa hàng bán hàng miễn thuế theo quy
định của Thủ tướng Chính phủ.
b) Hàng dự trữ quốc gia do cơ quan dự trữ quốc gia bán ra.
c) Các hoạt động có thu phí, lệ phí của Nhà nước theo pháp luật về phí và lệ
phí.
d) Rà phá bom mìn, vật nổ do các đơn vị quốc phịng thực hiện đối với
các cơng trình được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Hàng hóa thuộc diện khơng chịu thuế GTGT khâu nhập khẩu theo quy
định tại Điều này nếu thay đổi mục đích sử dụng phải kê khai, nộp thuế GTGT
khâu nhập khẩu theo quy định với cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai hải
quan. Tổ chức, cá nhân bán hàng hoá ra thị trường nội địa phải kê khai, nộp thuế
GTGT với cơ quan thuế quản lý trực tiếp theo quy định.
2. Kế toán thuế được khấu trừ
2.1. Nguyên tắc hạch toán
Tài khoản này dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã
khấu trừ và còn được khấu trừ của doanh nghiệp.
Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ
dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT.
2.2. Tài khoản sử dụng
Bên Nợ:
Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.
Bên Có:
- Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ;
- Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ;
- Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá mua vào nhưng đã trả lại, được giảm giá;
- Số thuế GTGT đầu vào đã được hoàn lại.
Số dư bên Nợ:
19



Số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ, số thuế GTGT đầu vào được
hoàn lại nhưng NSNN chưa hoàn trả.
- Tài khoản 1331 - Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá, dịch vụ
- Tài khoản 1332 - Thuế GTGT được khấu trừ của tài sản cố định
2.3. Phương pháp hạch toán
1. Khi mua vật tư, hàng hoá, TSCĐ dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh
hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu
trừ
Nợ TK 152, 153, 156, 211, 213, 611, 217..
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331, 1332)
Có các TK 111, 112, 331,... (Tổng giá thanh toán).
2. Khi mua vật tư, hàng hố, cơng cụ, dịch vụ dùng ngay vào sản xuất, kinh
doanh hàng hoá, dịch vụ, sửa chữa TSCĐ, đầu tư XDCB thuộc đối tượng chịu
thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ.
Nợ các TK 621, 623, 627, 641, 642, 241,242,... (Giá mua chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331)
Có các TK 111, 112, 331,... (Tổng giá thanh toán).
3. Khi mua hàng hoá giao bán ngay (Thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo
phương pháp khấu trừ thuế và doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp
khấu trừ) cho khách hàng (Không qua nhập kho), ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (Giá mua chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331)
Có các TK 111, 112, 331,... (Tổng giá thanh toán).
4. Khi nhập khẩu vật tư, hàng hoá, TSCĐ.
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu (Giá chưa có thuế GTGT hàng nhập khẩu)
Nợ TK 156 - Hàng hố (Giá chưa có thuế GTGT hàng nhập khẩu)
Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (Giá chưa có thuế GTGT hàng nhập khẩu)
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3332, 3333)
Có các TK 111, 112, 331,...

Riêng đối với thuế GTGT hàng nhập khẩu phản ánh như sau:
- Nếu hàng nhập khẩu dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc
đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thì thuế GTGT của
hàng nhập khẩu sẽ được khấu trừ, ghi:
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331, 1332)
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (33312).
- Nếu hàng nhập khẩu dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hố, dịch vụ khơng
thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực
tiếp, hoặc dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án, hoạt động văn hoá, phúc lợi,...
được trang trải bằng nguồn kinh phí sự nghiệp, dự án hoặc quỹ khen thưởng,
phúc lợi thì thuế GTGT phải nộp của hàng nhập khẩu được tính vào giá trị vật tư,
hàng hố, TSCĐ mua vào, ghi:
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu (Giá có thuế GTGT và thuế nhập khẩu)
Nợ TK 156 - Hàng hố (Giá có thuế GTGT và thuế nhập khẩu)
Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (Giá có thuế GTGT và thuế nhập khẩu)
20


Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (33312).
5. Trường hợp hàng đã mua và đã trả lại hoặc hàng đã mua được giảm giá do
kém, mất phẩm chất thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu
trừ thuế, căn cứ vào chứng từ xuất hàng trả lại cho bên bán và các chứng từ liên
quan, kế toán phản ánh giá trị hàng đã mua và đã trả lại người bán hoặc hàng đã
mua được giảm giá, thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 331 (Tổng giá thanh tốn)
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Thuế GTGT đầu vào của
hàng mua trả lại hoặc được giảm giá)
Có các TK 152, 153, 156, 211,... (Giá mua chưa có thuế GTGT).
6. Đối với vật tư, hàng hoá, dịch vụ, TSCĐ mua về dùng đồng thời cho sản xuất,
kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT và khơng chịu thuế

GTGT nhưng doanh nghiệp khơng hạch tốn riêng được thuế GTGT đầu vào
được khấu trừ:
6.1. Khi mua vật tư, hàng hoá, TSCĐ, ghi:
Nợ các TK 152, 153, 156, 211, 213 (Giá mua chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Thuế GTGT đầu vào)
Có các TK 111, 112, 331,...
6.2. Cuối kỳ, kế tốn tính và xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, không
được khấu trừ trên cơ sở phân bổ theo tỷ lệ doanh thu. Số thuế GTGT đầu vào
được tính khấu trừ theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ
chịu thuế GTGT so với tổng doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ phát sinh
trong kỳ. Đối với số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ trong kỳ sẽ phản
ánh như sau:
- Số thuế GTGT đầu vào khơng được khấu trừ trong kỳ, tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ,
ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331).
- Trường hợp số thuế GTGT không được khấu trừ có trị giá lớn được tính vào
giá vốn hàng bán ra của các kỳ kế toán sau, kết chuyển số thuế GTGT đầu vào
không được khấu trừ trong kỳ tính vào giá vốn hàng bán của các kỳ kế tốn sau,
ghi:
Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331).
Định kỳ, khi tính số thuế GTGT đầu vào khơng được khấu trừ vào giá vốn
hàng bán của kỳ kế tốn sau, ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có các TK 242,....
7. Khi mua TSCĐ có Hố đơn GTGT dùng chung cho sản xuất, kinh doanh
hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT,
kế toán phản ánh giá trị TSCĐ theo giá mua chưa có thuế GTGT, thuế GTGT
đầu vào được phản ánh vào bên Nợ TK 133 để cuối kỳ tính và xác định số thuế

GTGT đầu vào được khấu trừ trên cơ sở tỷ lệ doanh thu bán hàng, cung ứng
dịch vụ chịu thuế GTGT so với tổng doanh thu bán hàng và cung ứng dịch vụ
21


phát sinh trong kỳ:
- Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong kỳ, ghi:
Nợ TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp nhà nước (33311)
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332).
- Số thuế GTGT đầu vào khơng được khấu trừ được hạch tốn vào các tài khoản
tập hợp chi phí có liên quan đến việc sử dụng TSCĐ:
+ Trường hợp số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ lớn phải phân bổ dần,
ghi:
Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332).
+ Định kỳ, khi phân bổ số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ tính vào chi
phí.
Nợ các TK 623, 627, 641, 642,...
Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn (Nếu phân bổ dài hạn).
+ Trường hợp số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ:
Nợ các TK 623, 627, 641, 642,...
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332).
8. Vật tư, hàng hoá, TSCĐ mua vào bị tổn thất do thiên tai, hoả hoạn, bị mất,
xác định do trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân phải bồi thường thì thuế
GTGT đầu vào của số hàng hố này khơng được tính vào số thuế GTGT đầu vào
được khấu trừ khi kê khai thuế GTGT phải nộp:
- Trường hợp thuế GTGT của vật tư, hàng hoá, TSCĐ mua vào bị tổn thất chưa
xác định được nguyên nhân chờ xử lý, ghi:
Nợ TK 138 - Phải thu khác (1381)
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331, 1332).

- Trường hợp thuế GTGT của vật tư, hàng hoá, TSCĐ mua vào bị tổn thất khi có
quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền về số thu bồi thường của các tổ chức, cá
nhân, ghi:
Nợ các TK 111, 334,... (Số thu bồi thường)
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (Nếu được tính vào chi phí)
Có TK 138 - Phải thu khác (1381)
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu xác định được nguyên
nhân và có quyết định xử lý ngay).
9. Đối với hàng hoá, dịch vụ mua vào để xuất khẩu được khấu trừ, hoàn thuế
GTGT đầu vào khi đảm bảo có đủ điều kiện, thủ tục và hồ sơ để khấu trừ hoàn
thuế GTGT đầu vào theo quy định hiện hành:
- Thuế GTGT đầu vào phát sinh khi mua vật tư, hàng hoá, dịch vụ, TSCĐ liên
quan đến hoạt động xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ được khấu trừ, hoàn thuế theo
chế độ quy định được kế toán như trường hợp mua vật tư, hàng hoá, dịch vụ,
TSCĐ trong nước (Xem hướng dẫn ở mục 1, 2, 3).
- Khi được hoàn thuế GTGT đầu vào của hàng hố, dịch vụ xuất khẩu (nếu có),
ghi:
Nợ các TK 111, 112,....
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331).
22


10. Cuối tháng, kế toán xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ vào số
thuế GTGT đầu ra khi xác định số thuế GTGT phải nộp trong kỳ, ghi:
Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311)
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ.
11. Đối với doanh nghiệp thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp
khấu trừ thuế mà thường xuyên có số thuế GTGT đầu vào lớn hơn số thuế
GTGT đầu ra được cơ quan có thẩm quyền cho phép hồn lại thuế GTGT theo
quy định của luật thuế. Khi nhận được tiền NSNN thanh tốn về số tiền thuế

GTGT đầu vào được hồn lại, ghi:
Nợ các TK 111, 112,....
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331, 1332).
3. Kế toán thuế phải nộp nhà nước (Thuế giá trị gia tăng)
3.1. Nguyên tắc hạch tốn
- Doanh nghiệp chủ động tính và xác định số thuế, phí, lệ phí và các khoản phải
nộp cho Nhà nước theo luật định và kịp thời phản ánh vào sổ kế toán số thuế
phải nộp. Việc kê khai đầy đủ, chính xác số thuế, phí và lệ phí phải nộp là nghĩa
vụ của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm chỉnh việc nộp đầy đủ, kịp thời các khoản
thuế, phí và lệ phí cho Nhà nước. Trường hợp có thơng báo số thuế phải nộp,
nếu có thắc mắc và khiếu nại về mức thuế, về số thuế phải nộp theo thơng báo
thì cần được giải quyết kịp thời theo quy định. Khơng được vì bất cứ lý do gì để
trì hỗn việc nộp thuế.
- Kế tốn phải mở sổ chi tiết theo dõi từng khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản
phải nộp, đã nộp và cịn phải nộp.
- Doanh nghiệp nộp thuế bằng ngoại tệ phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ
giá quy định để ghi sổ kế toán (nếu ghi sổ bằng Đồng Việt Nam).
3.2. Tài khoản sử dụng
Bên Nợ:
- Số thuế GTGT đã được khấu trừ trong kỳ;
- Số thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp, đã nộp vào Ngân sách Nhà nước;
- Số thuế được giảm trừ vào số thuế phải nộp;
- Số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại, bị giảm giá.
Bên Có:
- Số thuế GTGT đầu ra và số thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp;
- Số thuế, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.
Số dư bên Có:
Số thuế, phí, lệ phí và các khoản khác cịn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.
Tài khoản 333- Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, có 9 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 3331 - Thuế giá trị gia tăng phải nộp
+ Tài khoản 33311 - Thuế giá trị gia tăng đầu ra
+ Tài khoản 33312 - Thuế GTGT hàng nhập khẩu
- Tài khoản 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu
- Tài khoản 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp
- Tài khoản 3335 - Thuế thu nhập cá nhân
23


- Tài khoản 3336 - Thuế tài nguyên
- Tài khoản 3337 - Thuế nhà đất, tiền thuê đất
- Tài khoản 3338 - Các loại thuế khác
- Tài khoản 3339 - Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác.
3.3. Phương pháp hạch toán
a. Kế toán thuế GTGT đầu ra (TK 33311)
1. Xác định thuế GTGT đầu ra phải nộp khi bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ:
Nợ TK 111, 112, 131,... (Tổng giá thanh tốn)
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311)
Có TK 511 - (Giá bán chưa có thuế GTGT)
Có TK 5118 - Doanh thu bán hàng nội bộ (Giá bán chưa có thuế GTGT).
2. Trường hợp cho th hoạt động TSCĐ hữu hình, TSCĐ vơ hình hoặc bất
động sản đầu tư (gọi chung là cho thuê hoạt động tài sản) thu tiền trước cho thuê
nhiều kỳ, doanh thu của kỳ kế toán được xác định bằng tổng số tiền cho thuê
hoạt động tài sản đã thu chia cho số kỳ thu tiền trước cho thuê hoạt động tài sản.
Trong đó doanh thu cho thuê hoạt động TSCĐ hữu hình, TSCĐ vơ hình phản
ánh vào bên Có TK 5113 "Doanh thu cung cấp dịch vụ”; doanh thu cho thuê
hoạt động bất động sản đầu tư phản ánh vào bên Có TK 5117 "Doanh thu kinh
doanh bất động sản đầu tư".
2.1. Trường hợp doanh nghiệp tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ
thuế:

- Khi nhận tiền của khách hàng trả trước về hoạt động cho thuê tài sản cho nhiều kỳ.
Nợ các TK 111, 112 (Tổng số tiền nhận được)
Có TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện (Theo giá chưa có thuế GTGT)
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3331).
- Cuối kỳ kế tốn, tính và kết chuyển DT kinh doanh cho thuê hoạt động tài sản
trong kỳ hiện tại, ghi:
Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5113 - Đối với
doanh thu cho thuê hoạt động TSCĐ hữu hình, TSCĐ vơ hình; 5117 - Đối với
doanh thu cho thuê hoạt động bất động sản đầu tư).
- Sang kỳ kế tốn tiếp sau, tính và kết chuyển doanh thu kinh doanh cho thuê
hoạt động tài sản của kỳ kế toán sau, ghi:
Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5113, 5117).
- Số tiền phải trả lại cho KH vì hợp đồng cung cấp dịch vụ về cho thuê hoạt
động TSCĐ hữu hình, TSCĐ vơ hình hoặc bất động sản đầu tư khơng được thực
hiện (nếu có).
Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện (Giá chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 3331 - (Số tiền thuế GTGT của hoạt động cho thuê tài sản khơng
thực hiện)
Có các TK 111, 112,... (Tổng số tiền trả lại).
2.2. Trường hợp doanh nghiệp tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp:
- Khi nhận tiền của khách hàng trả trước về hoạt động cho thuê tài sản cho nhiều kỳ.
24


×