Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

KHÁNG SINH NHÓM PENICILLIN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 67 trang )

KHÁNG SINH NHÓM
PENICILLIN


1
TỔNG QUAN NHÓM KHÁNG SINH PENICILLIN:


TỔNG QUAN NHĨM KHÁNG SINH PENICILLIN
Định nghĩa:
• Beta-lactam là một họ kháng sinh rất lớn, bao gồm các kháng sinh
có cấu trúc hóa học chứa vịng Beta-Lactam. Khi vịng này liên kết
với một cấu trúc vịng khác sẽ hình thành các phân nhóm khác.
Cấu tạo:
• Về cấu trúc đều có vịng β lactam (H).
• Về cơ chế đều gắn với transpeptidase (hay PBP: Penicilin Binding
Protein), enzym xúc tác cho sự nối peptidoglycan để tạo vách vi
khuẩn. Vách vi khuẩn là bộ phận rất quan trọng để đảm bảo sự tồn
tại và phát triển


TỔNG QUAN NHĨM KHÁNG SINH PENICILLIN
Tổng quan:
• Kháng sinh nhóm beta lactam là loại thuốc kê toa phổ biến nhất.
• Kháng sinh nhóm beta- Lactam là một nhóm có phạm vi rộng, bao
gồm tất cả các tác nhân kháng sinh có chứa nhân Lactam trong cấu
trúc phân tử của chúng.
• Các thuốc này bao gồm thuốc có nguồn gốc penicillin (penams),
cephalosporin (cephems), monobactams và carbapenems.

• Hầu hết các kháng sinh β- Lactam hoạt động theo cơ chế ức chế sự


tổng hợp thành tế bào vi khuẩn và do đó là nhóm kháng sinh được sử
dụng rộng rãi nhất


Dược động học penicillin
A. Hấp Thu
• Hấp thu của thuốc phụ thuộc rất nhiều vào đường dùng thuốc
và mục đích dùng thuốc. Một số kháng sinh được dùng theo đường
truyền tĩnh mạch sẽ khơng có q trình hấp thu
• Ví dụ như Ticarcillin, Piperacillin, Ampicillin…
• Một số kháng sinh được sử dụng theo đường tiêm bắp thì sẽ có
hấp thu kém hơn đường tĩnh mạch một chút, nhưng sinh khả dụng
vẫn gần như tuyệt đối (gần 100%). Một số kháng sinh được dùng
theo đường tiêm bắp với mục đích giải phóng duy trì (như
Benzathine Penicillin G) thì sau khi tiêm bắp, thuốc sẽ tủa lại tại vị
trí tiêm, sau đó q trình hịa tan chậm sẽ đưa thuốc vào máu với
nồng độ ổn định, đảm bảo nồng độ thuốc trong máu luôn ở trong
ngưỡng điều trị.


Dược động học penicillin
A. Hấp Thu
• Với các thuốc đường uống, sinh khả dụng biến thiên nhiều
hơn. Các Penicillin được sử dụng nhiều theo đường uống là
Penicillin V (Phenoxypenicillin), Amoxicillin và Ampicillin.
• Sinh khả dụng của Penicillin V và Ampicillin là khá thấp (4050%) và bị ảnh hưởng bởi thức ăn (các kháng sinh này phải sử
dụng trước bữa ăn), trong khi sinh khả dụng của Amoxicillin là
khoảng hơn 90% và hầu như không bị ảnh hưởng bởi thức ăn. Do
vậy, Amoxicillin vẫn luôn là Penicillin được ưu tiên sử dụng theo
đường uống.



Dược động học penicillin
B. Phân bố
• Các kháng sinh nhóm Penicillin nói chung đều có tính
thân nước, do vậy các thuốc thuộc nhóm này sẽ phân bố
chủ yếu ở trong máu cũng như các dịch cơ thể thân
nước.
• Các kháng sinh nhóm này nhìn chung khó có thể qua
được hàng rào máu não để vào dịch não tủy (trừ trường
hợp màng não bị viêm). Cũng có những tài liệu cho thấy
các kháng sinh này có khả năng đi qua hàng rào nhau
thai và vào được sữa mẹ, nhưng chúng nhìn chung an
tồn cho phụ nữ có thai cũng như đang cho con bú.


Dược động học penicillin
C. Chuyển hóa
• Chuyển hóa: Hầu như các kháng sinh nhóm này

khơng được chuyển hóa hoặc được chuyển hóa
với tỷ lệ nhỏ tại gan.


Dược động học penicillin
D. Thải trừ


Thải trừ dưới dạng nguyên vẹn là chủ yếu, thường


qua nước tiểu (một số có thải trừ qua mật là Oxacillin,

Cloxacillin và Dicloxacillin). Chỉnh liều ở bệnh nhân
suy thận hoặc trẻ sơ sinh thường là cần thiết. Thời
gian bán thải nhìn chung ngắn, thường phải sử dụng
thuốc 2-4 lần/ngày.


Cơ chế tác động

Các thành viên trong họ kháng sinh này khác
nhau ở gốc R- gắn với phân tử acid 6aminopenicillinanic.
Nhóm R- có vai trị quyết định đặc tính của
thuốc bao gồm: Phổ kháng khuẩn, độ ổn định trong
acid dịch vị, khả năng kháng enzyme lactamase và
các phản ứng dị ứng chéo (cross – hypersensitivity).


Cơ chế tác động
Nhóm kháng sinh Penicillin gián tiếp phá vỡ các thành tế
bào của vi khuẩn bằng cách tác động lên peptidoglycans:
Peptidoglycan:
- Cấu trúc thiết yếu trong tế bào của các loại vi khuẩn
- Tạo ra một cấu trúc mạng lưới xung quanh màng plasma vi khuẩn
- Làm tăng sức mạnh của thành tế bào cũng như ngăn dịch từ bên
ngoài và các hạt xâm nhập vào tế bào.
Các lỗ nhỏ mở ra trong thành tế bào của vi khuẩn khi các tế bào phân
chia do một vi khuẩn nhân lên, Peptidoglycans được sản xuất và lấp
đầy các lỗ này nhằm tạo vách ngăn.
Kháng sinh Penicillin: giúp ngăn chặn protein liên kết các

peptidoglycan với nhau, khiến vi khuẩn đóng kín thành tế bào và nước
sẽ chảy qua các lỗ vào tế bào rồi tiêu diệt các vi khuẩn (khi nồng độ
nước của dịch xung quanh lớn hơn so với bên trong vi khuẩn.)


Cơ chế tác động
Nhóm kháng sinh Penicillin gián tiếp phá vỡ các thành tế
bào của vi khuẩn bằng cách tác động lên peptidoglycans:
Thuốc kháng sinh Penicillin tác dụng vào bước cuối cùng trong tổng
hợp thành tế bào (quá trình vận chuyển chuỗi peptide và tạo cầu nối
chéo giữa các chuỗi glycan):
• Giảm độ bền vững cơ học của thành tế bào
• Màng tế bào sẽ bị ảnh hưởng bởi áp suất thẩm thấu từ môi trường
xung quanh.
Tế bào vi khuẩn có thể bị ly giải do áp suất thẩm thấu hoặc do hoạt
động của Autolysis (các enzyme tự phân giải của vi khuẩn).
Penicillin tác dụng tốt trên các chủng vi khuẩn phân chia nhanh,
quá trình sinh tổng hợp peptidoglycan diễn ra mạnh.
Với các vi sinh vật khơng có peptidoglycan như Mycobacteria,
động vật đơn bào, nấm, virus thuốc khơng có tác dụng.


Cơ chế tác động


Cơ chế tác động

Penicillin – binding proteins (PBPs)

Ức chế Transpeptidase


3

Hoạt hóa các enzyme tự hủy (autolysis)


Cơ chế tác động
Penicillin – binding proteins (PBPs)
Các protein này có mặt ở màng tế bào, tham gia
vào q trình sinh tổng hợp thành tế bào và có
vai trị duy trình hình dạng vi khuẩn.
Penicillin bất hoạt PBPs:
• Làm gián đoạn q trình tổng hợp thành tế
bào
• Làm biến dạng, ly giải tế bào vi khuẩn.
Số lượng protein này thay đổi tùy loài vi khuẩn.
Một trong những cơ chế kháng thuốc của vi
khuẩn là thay đổi PBPs ( Tụ cầu kháng
Methicillin – MRSA kháng thuốc theo cơ chế này)


Cơ chế tác động
Ức chế Transpeptidase
Một số PBPs (transpeptidase) đóng vai trị xúc tác cho q
trình tạo cầu nối bắt chéo giữa các chuỗi peptidoglycan –
Penicillin ức chế enzyme này
• Cản trở sự hình thành cầu nối chéo giữa các chuỗi polymer.
• Phá hỏng tính tồn vẹn thành tế bào vi khuẩn.



Cơ chế tác động

3

Hoạt hóa các enzyme tự hủy (autolysis)
Nhiều vi khuẩn, đặc biệt là các cầu khuẩn Gram dương, tiết ra
các enzyme tự phân hủy (autolysis), các enzyme này có vai trị
trong tu sửa thành tế bào.
Với sự có mặt của Penicillin:




Hoạt động tự hủy diễn ra mạnh hơn
Quá trình tổng hợp thành tế bào vi khuẩn bị gián đoạn.

Như vậy, tác dụng kháng khuẩn của Penicillin là hệ quả
của cả quá trình ức chế tổng hợp thành tế bào mới và qúa
trình tiêu hủy phần thành tế bào cũ của các enzyme tự hủy.


2
PHÂN LOẠI CÁC NHÓM PENICILLIN
(G-V, A, M, phổ rộng):


PENICILIN G
(Benzathine benzylpenicillin)

Benzylpenicilin hay penicilin G là kháng sinh nhóm beta –

lactam. Là một trong những penicilin được dùng đầu tiên trong
điều trị.
Penicilin G diệt khuẩn bằng cách ức chế sự tổng hợp vỏ tế bào
vi khuẩn. Tuy nhiên, tác dụng này bị giảm bởi penicilinase và
các beta – lactamase khác.

Penicilin G khơng bền trong mơi trường acid, do đó không
được hấp thu qua đường uống. Khả dụng sinh học theo đường
uống chỉ đạt khoảng 15 – 30%. Do vậy, penicilin G chủ yếu
được dùng đường tiêm và tốt nhất nên tiêm tĩnh mạch.Thuốc ở
dạng bột trắng , vững bền ở nhiệt độ thường. Ở dung dịch
nước phải bảo quản và chỉ bền vững ở pH 6 – 6.5, mất tác
dụng nhanh ở pH <5 và pH >7.
Bị dịch vị phá hủy nên chỉ dùng theo đường tiêm. Thời gian đạt
nồng độ tối đa nhanh nhưng cũng giảm nhanh nên cần tiêm
4h/lần .


PENICILIN G
(Benzathine benzylpenicillin)

1. Chỉ định









Vi khuẩn gram dương và Gram (-) như não mô cầu, lậu cầu, ..
Trong điều trị nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm cao với penicilin
– G ở nồng độ thấp và kéo dài, đặc trưng của dạng thuốc đặc biệt
này. Việc điều trị phải dựa vào kết quả xét nghiệm vi khuẩn học
(kể cả thử độ nhạy cảm) và đáp ứng lâm sàng.
Khi nhiễm khuẩn nhẹ và vừa ở đường hơ hấp trên, do các
lồiStreptococcus nhạy cảm.
Khi bị nhiễm Treponema: Giang mai, ghẻ cóc, bejel (bệnh do
Treponema pallidum có phản ứng huyết thanh giống giang mai),
pinta (bệnh da đốm màu do Treponema carateum rất nhạy cảm
với penicilin).
Trong điều trị dự phòng: Sốt thấp khớp và/hoặc múa giật: dự
phịng bằng benzathin penicilin G có hiệu lực phòng tái phát các
bệnh này. Thuốc cũng được dùng để điều trị dự phòng tiếp thêm
cho các bệnh thấp tim, viêm cầu thận cấp.


PENICILIN G
(Benzathine benzylpenicillin)

2. Tác dụng phụ






Buồn nơn ói mửa
Viêm tắc tĩnh mạch nơi tiêm , gây sốc phản vệ
Dị ứng ban đỏ , mề đay

Gây thiếu máu, tan máu.
Giảm bạch cầu, tiểu cầu


PENICILIN G
(Benzathine benzylpenicillin)

3. Chống chỉ định
• Mẫn cảm với penicilin
• Suy tim, suy thận
• Phụ nữ có thai và cho con bú


PENICILIN G
(Benzathine benzylpenicillin)

4. Liều dùng
Thuốc được tiêm bắp sâu, không pha lỗng; liều cao khơng tạo ra nồng
độ cao mà chỉ kéo dài thời gian tác dụng. Dùng phối hợp benzathin
penicilin G với penicilin G procain để sớm đạt nồng độ đỉnh trong các
nhiễm khuẩn cấp.
Trẻ sơ sinh > 1200 g thể trọng:
• Giang mai bẩm sinh khơng triệu chứng: 50.000 đơn vị/kg cho 1 liều.

Trẻ nhỏ và trẻ em:
• Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên do vi khuẩn Streptococcus nhóm A:
25.000 – 50.000 đơn vị cho 1 kg thể trọng, tiêm làm 1 liều duy nhất,
liều tối đa là 1.200.000 đơn vị/lần.
• Phịng sốt thấp khớp tái phát: 25.000 – 50.000 đơn vị/kg thể trọng, 3 –
4 tuần/lần; liều tối đa là 1.200.000 đơn vị/lần.

• Giang mai bẩm sinh: 50.000 đơn vị/kg thể trọng, mỗi tuần 1 lần, trong
3 tuần; liều tối đa là 2.400.000 đơn vị/lần.
• Giang mai đã kéo dài hơn 1 năm: 50.000 đơn vị/kg thể trọng, mỗi tuần
1 lần, trong 3 tuần liền, liều tối đa là 2.400.000 đơn vị/lần.


PENICILIN G
(Benzathine benzylpenicillin)

4. Liều dùng
Người lớn:
• Nhiễm khuẩn đường hơ hấp trên do vi khuẩn Streptococcus
nhóm A: 1.200.000 đơn vị, tiêm 1 liều duy nhất.
• Phịng sốt thấp khớp tái phát: 1.200.000 đơn vị, cứ 3 – 4 tuần
một lần, hoặc 600.000 đơn vị, 2 lần một tháng.
• Giang mai giai đoạn đầu: 2.400.000 đơn vị, tiêm 1 liều duy
nhất ở hai vị trí.
• Giang mai đã kéo dài hơn một năm: 2.400.000 đơn vị (tiêm ở
2 vị trí ), tuần một lần, cho 3 lần.
• Khơng chỉ định là thuốc duy nhất cho bệnh giang mai thần
kinh, nhưng có thể tiêm mỗi tuần một lần trong 3 tuần, sau
liệu pháp tiêm tĩnh mạch benzylpenicilin.
• Mụn cóc, bejel và pinta: 1.200.000 đơn vị (1 liều duy nhất).


PENICILIN V
1. Chỉ định

( Phenoxymethylpenicillin)


Penicillin V thuộc nhóm kháng sinh beta-lactam có phổ tác dụng hẹp,
chủ yếu lên vi khuẩn gram dương như: liên cầu, phế cầu, tụ cầu. Cơ
chế diệt khuẩn là do ức chế quá trình tổng hợp peptidoglycan của
thành tế bào vi khuẩn.
Chỉ định:
• Hiện nay, hoạt chất phenoxymethylpenicillin được sử dụng chủ
yếu để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tổ chức da
hoặc mô mềm.
• Thuốc được chỉ định dùng để điều trị bệnh nhiễm khuẩn thông
thường do các vi khuẩn nhạy cảm như:
- Nhiễm khuẩn tai mũi họng: viêm tai giữa cấp, viêm xoang, viêm
họng - amidan.
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp: viêm phế quản, viêm phổi.
- Viêm phổi thể nhẹ do Pneumococcus
- Điều trị bệnh mủ da, viêm quầng, áp xe, viêm tấy các mơ mềm.
- Phịng thấp khớp cấp tái phát, viêm đa khớp, viêm vi cầu thận,
nhổ răng hay viêm mội mạc ở những người mắc tim bẩm sinh.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×