Tải bản đầy đủ (.doc) (225 trang)

Nghiên cứu giám sát huấn luyện thể lực trong thời kỳ chuẩn bị cho vận động viên Futsal Thái Sơn Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.64 MB, 225 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO TP.HỒ CHÍ MINH
----------

NGUYỄN HỮU HỒNG PHÚC

NGHIÊN CỨU GIÁM SÁT HUẤN LUYỆN THỂ LỰC
TRONG THỜI KỲ CHUẨN BỊ CHO VẬN ĐỘNG VIÊN
FUTSAL THÁI SƠN NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC

TP.HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO TP.HỒ CHÍ MINH
----------

NGUYỄN HỮU HỒNG PHÚC

NGHIÊN CỨU GIÁM SÁT HUẤN LUYỆN THỂ LỰC
TRONG THỜI KỲ CHUẨN BỊ CHO VẬN ĐỘNG VIÊN
FUTSAL THÁI SƠN NAM


Ngành: Giáo dục học
Mã số: 9140101

LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Lý Vĩnh Trường
2. TS. Phạm Tuấn Hùng

TP.HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận án Tiến sĩ “Nghiên cứu giám sát huấn luyện thể lực
trong thời kỳ chuẩn bị cho VĐV Futsal Thái Sơn Nam” là công trình của cá nhân tơi.
Các số liệu, kết quả trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được ai cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác. Tất cả những nội dung được kế thừa,
tham khảo từ nguồn tài liệu khác đều được tác giả trích dẫn đầy đủ và ghi nguồn cụ thể
trong danh mục tài liệu tham khảo.
Tác giả luận án

Nguyễn Hữu Hoàng Phúc


MỤC LỤC
Trang bìa
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục ký hiệu viết tắt trong luận án

Danh mục các biểu bảng, biểu đồ, hình vẽ trong luận án.
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1
TỞNG QUAN VẤ N ĐỀ NGHIÊN CỨ U ............................................................5
1.1 Khái niệm của giám sát huấn luyện ............................................................5
1.1.1 Khái niệm, nội hàm của giám sát ...................................................5
1.1.2 Khái niệm giám sát huấn luyện thể thao ......................................6
1.1.3 Những điểm cần lưu ý khi tiến hành giám sát HLTT:.............. 8
1.1.4 Xây dựng hệ thống nội dung và hệ thống thứ cấp của giám sát
HLTT .............................................................................................................10
1.1.5 Loại hình cơ bản của giám sát HLTT .........................................12
1.1.6 Đặc trưng cơ bản của giám sát HLTT ........................................15
1.2 Giám sát LVĐ luyện tập và sự mệt mỏi ở các VĐV: .............................17
1.2.1 Tầm quan trọng của giám sát LVĐ:............................................ 17
1.2.2 Các biến số giám sát LVĐ luyện tập và sự mệt mỏi ................19
1.2.3 Phương pháp giám sát LVĐ huấn luyện .....................................22
1.3 Cơ sở khoa học huấn luyện thể lực cho VĐV Futsal .............................26
1.3.1 Đặc điểm nhân trắc học của các VĐV Futsal ..........................26
1.3.2 Đặc điểm sinh lý của VĐV Futsal................................................ 27
1.3.3 Đặc điểm tâm lý của các VĐV Futsal.......................................... 30
1.3.4 Huấn luyện Futsal:.......................................................................... 31
1.4 Cơ sở chọn lựa nội dung và thời điểm giám sát huấn luyện thể lực 33
1.4.1 Đặc điểm hoạt động thể lực trong thi đấu Futsal hiện đại: . . .33
1.4.2 Cơ sở khoa học xây dựng kế hoạch huấn luyện năm: ........... 35
1.4.3 Huấn luyện các tố chất thể lực cho VĐV Futsal:..................... 36


1.4.4 Hồi phục...............................................................................................38
1.5 Các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước có liên quan ............ 39
1.5.1. Trong nước: ......................................................................................39

1.5.2 Nước ngồi. ........................................................................................41
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỞ CHỨC NGHIÊN CỨU............... 49
2.1 Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................49
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu:.......................................................................49
2.1.2 Phạm vi và khách thể nghiên cứu: ..............................................49
2.2 Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 49
2.2.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu: ..........................................49
2.2.2. Phương pháp phỏng vấn: .......................................................................50
2.2.3. Phương pháp kiểm tra sư phạm .............................................................53
2.2.4 Phương pháp kiểm tra y học.................................................................... 60
2.2.5. Phương pháp toán học thống kê: ............................................................62
2.3. Tổ chức nghiên cứu...................................................................................... 65
2.3.1 Kế hoạch nghiên cứu:..................................................................... 65
2.3.2. Địa điểm nghiên cứu ......................................................................66
CHƯƠNG 3
KẾ T QUẢ NGHIÊN CỨ U VÀ BÀN LUẬN.................................................... 67
3.1. Đánh giá thực trạng công tác giám sát huấn luyện thể lực của các
đội bóng đá Futsal Việt Nam. ............................................................................67
3.1.1 Quan điểm và thực tế công tác giám sát huấn luyện thể lực
cho VĐV Futsal tại Việt Nam.................................................................. 67
3.1.2 Thống kê mô tả về đặc điểm của khách thể phỏng vấn: ........ 68
3.1.3 Khảo sát quan điểm về giám sát huấn luyện thể lực cho VĐV
Futsal tại Việt Nam: ..................................................................................70
3.1.4 Khảo sát thực tiễn giám sát huấn luyện thể lực cho VĐV tại
các đội Futsal Việt Nam. ...........................................................................73
3.2. Lựa chọn một số tiêu chí đo lường giám sát huấn luyện thể lực trong
thời kỳ chuẩn bị cho VĐV Futsal TSN. ...........................................................78



3.2.1. Cơ sở lựa chọn một số tiêu chí đo lường giám sát huấn luyện
thể lực trong thời kỳ chuẩn bị cho VĐV Futsal TSN........................ 78
3.2.2 Phân bố cụ thể thời điểm và nội dung các tiêu chí đo lường
giám sát huấn luyện thể lực cho VĐV Futsal TSN. ...........................88
3.3 Đánh giá hiệu quả giám sát huấn luyện thể lực trong thời kỳ chuẩn
bị cho VĐV Futsal TSN: ......................................................................................93
3.3.1 Đánh giá chương trình huấn luyện thể lực trong thời kỳ
chuẩn bị cho VĐV Futsal TSN................................................................ 93
3.3.2 Đánh giá điều kiện chức năng đáp ứng sinh lý với LVĐ của
VĐV Futsal TSN......................................................................................... 96
3.3.3 Đánh giá phân bố LVĐ huấn luyện trong thời kỳ chuẩn bị cho
VĐV Futsal TSN......................................................................................... 97
3.3.4 Đánh giá sự căng thẳng - hồi phục trong thời kỳ chuẩn bị của
VĐV Futsal TSN . .....................................................................................103
3.3.5 Đánh giá sự biến đổi về thành tích các tố chất thể lực và chỉ số
VO2 max trong thời kỳ chuẩn bị của VĐV Futsal TSN ......................107
3.3.6 Đánh giá sự biến đổi về các chỉ số đo lường hình thái trong
thời kỳ chuẩn bị của VĐV Futsal TSN . .............................................124
3.3.7 Đánh giá sự biến đổi về các chỉ số xét nghiệm máu trong thời
kỳ chuẩn bị của VĐV Futsal TSN........................................................ 128
KẾ T LUẬ N VÀ KIẾ N NGHỊ ..........................................................................143
KẾ T LUẬ N ................................................................................................143
KIẾ N NGHỊ ...............................................................................................144
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
VIẾT TẮT

THUẬT NGỮ TIẾNG VIỆT
AFC Asian Football Confederation


AL
ATP
AU
BASO
BC
BMI
BT

CK
CLB
CMJ
CP
EF
FAT
HC
HCT
HGB
HLTT
HLV
HR
LSPT
LVĐ
LYM
Max
MCV
MFST

Min
NCKH
NCS
PCT
PLT
RBC
REST-Q
RPE
RSA
T/C
TDTT
TP.HCM
TRIMP
TG
TS
TSN

Liên đồn bóng đá châu Á
Acid Lactic
Adenozin Triphosphat
Đơn vị định danh tùy ý
Basophil: Đa nhân ái kiềm
Bạch cẩu
Chỉ số khối cơ thể
Bình thường
Cường độ
Creatine Kinase
Câu lạc bộ
Bật cao đối kháng
Creatine Phosphat

Phân suất tống máu
Tỉ lệ mỡ
Hồng cầu
Thể tích hồng cầu
Hàm lượng Hemoglobin
Huấn luyện thể thao
Huấn luyện viên
Tần số tim trong vận động
Test kiểm tra chuyền bóng
Loughborough
Lượng vận động
Lymphocyte: Bạch cầu Lympho
Tối đa
Thể tích trung bình hồng cầu
Test kiểm tra sút bóng trong Futsal
Tối thiểu
Nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu Sinh
Thể tích trung bình khối tiểu cầu
Số lượng tiểu cầu
Số lượng hồng cầu
Bảng hỏi căng thẳng - hồi phục
Đánh giá mức độ gắng sức
Tốc độ lặp lại linh hoạt
Testosterone/Cortisol
Thể dục thể thao
Thành phố Hồ Chí Minh
Huấn luyện xung động
Thế giới
Tiến sĩ

Thái Sơn Nam


TT
VĐQG
VĐV
KHKT
KH TDTT
VN
VO2max
URTI
SB
SJ
SM
SLNA
SMBP
WBC
XPC

Thể thao
Vô địch quốc gia
Vận động viên
Khoa học kỹ thuật
Khoa học thể dục thể thao
Việt Nam
Lượng Oxy hấp thụ tối đa
Nhiễm trùng đường hô hấp
Sức bền
Bật cao ở tư thế ngồi xổm
Sức mạnh

Sông Lam Nghệ An
Sức mạnh bộc phát
Số lượng bạch cầu
Xuất phát cao

CÁC ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG TRONG LUẬN ÁN

VIẾT TẮT

THUẬT NGỮ TIẾNG VIỆT

A.U Arbitrary unit
Cm Cen-ti-mét
Kg Ki-lô-gam
Km/h Ki-lơ-mét/giờ
m Mét
ml Mi-li-lít
fl Femtolit
Ml/kg/min Mi-li-lít/kilogam/phút
g/dl Gam/đêxi lít
G/L Giga/lít
N/m Newton mét
Nmol/l Na-no-mol/lít
T/l Tera/lít


u/l Đơn vị/ lít máu
s Giây
w watt



DANH MỤC CÁC BẢNG
BẢNG
Bảng 1.1

NỘI DUNG
Các chỉ số giám sát LVĐ huấn luyện và sự mệt
mỏi.

TRANG
17

Bảng 1.2

Các chỉ số giám sát LVĐ bên ngoài và bên trong

17

Bảng 1.3

Quãng đường di chuyển trong một trận đấu của
VĐV Futsal

29

Bảng 2.1

Thang đo RPE được sửa đổi bởi Foster (2001)

43


Bảng 2.2

Quy định về tốc độ, thời gian và độ dốc của quy
trình Bruce

51

Bảng 3.1

Đặc điểm khách thể phỏng vấn thực trạng công tác
giám sát huấn luyện thể lực cho VĐV Futsal tại
VN.

59

Bảng 3.2

Kết quả phỏng vấn về vai trò của giám sát huấn
luyện thể lực trong Futsal

60

Bảng 3.3

Kết quả phỏng vấn nội dung của giám sát huấn
luyện thể lực cho VĐV Futsal

61


Bảng 3.4

Kết quả phỏng vấn các yếu tố cần được giám sát
trong huấn luyện thể lực cho VĐV Futsal

62

Bảng 3.5

Kết quả phỏng vấn về đối tượng và mục đích thực
hiện giám sát huấn luyện thể lực cho VĐV Futsal

Sau 72

Bảng 3.6

Kết quả phỏng vấn nhận thức đối với công tác
giám sát huấn luyện thể lực

73

Bảng 3.7

Kết quả phỏng vấn phương tiện phục vụ giám sát
huấn luyện thể lực cho VĐV Futsal tại Việt Nam

74

Bảng 3.8


Kết quả phỏng vấn việc ứng dụng giám sát huấn
luyện thể lực cho VĐV Futsal tại Việt Nam

75

Bảng 3.9

Kết quả phỏng vấn các tiêu chí giám sát, đánh giá
huấn luyện thể lực tại các đội

75

Bảng 3.10

Kết quả phỏng vấn các nguyên nhân dẫn đến hạn
chế của giám sát huấn luyện thể lực cho VĐV
Futsal tại Việt Nam

76


Bảng 3.11

Tỷ lệ thành phần đối tượng phỏng vấn lựa chọn
một số tiêu chí đo lường giám sát huấn luyện thể
lực cho VĐV Futsal TSN

84

Bảng 3.12


Kết quả phỏng vấn lựa chọn các tiêu chí đo lường
giám sát huấn luyện thể lực

Sau 85

Bảng 3.13

Kết quả kiểm định Paired Samples T-test giữa hai
lần phỏng vấn

86

Bảng 3.14

Các Test tố chất thể lực và chức năng giám sát
huấn luyện thể lực đặc thù theo giai đoạn huấn
luyện

89

Bảng 3.15

Bảng phân bố nội dung huấn luyện trong 08 tuần

93

Bảng 3.16

Kết quả EF và nhịp xoang tim của VĐV CLB

Futsal TSN (n=20)

96

Bảng 3.17

Các chỉ số RPE của VĐV Futsal TSN trong thời
kỳ chuẩn bị.

Sau 97

Bảng 3.18

Sự khác biệt về các chỉ số RPE giữa các giai đoạn
của thời kỳ chuẩn bị.

102

Bảng 3.19

Sự khác biệt về các thang đo căng thẳng hồi phục
của các VĐV Futsal TSN trong thời kỳ chuẩn bị.

Sau 103

Bảng 3.20

Kết quả kiểm tra test sức mạnh chân của các VĐV
Futsal TSN ở giai đoạn chuẩn bị chung (n=20)


107

Bảng 3.21

Tỉ lệ H/Q của các VĐV Futsal TSN ở giai đoạn
chuẩn bị chung (n=20)

108

Bảng 3.22

Nhịp tăng trưởng thành tích các test tố chất thể lực
và chỉ số VO2 max của VĐV Futsal TSN ở giai
đoạn chuẩn bị chung (n=20)

109

Bảng 3.23

Tham chiếu kết quả thành tích test Yoyo IR1 với
một số tài liệu được công bố

110

Bảng 3.24

Tham chiếu chỉ số VO2 max của VĐV Futsal TSN
với một số tài liệu được công bố

111


Bảng 3.25

Nhịp tăng trưởng thành tích các tố chất thể lực đặc
trưng của VĐV Futsal TSN ở giai đoạn chuẩn bị

Sau 116


chun mơn (n=20)
Bảng 3.26

Tham chiếu thành tích test Chạy 10, 20 XPC với
một số tài liệu được công bố.

Sau 116

Bảng 3.27

Kết quả kiểm tra các chỉ số hình thái ở thời kỳ
chuẩn bị của VĐV Futsal TSN (n=20)

124

Bảng 3.28

Tham chiếu một số kết quả nghiên cứu về các chỉ
số hình thái được công bố

126


Bảng 3.29

Kết quả kiểm tra công thức máu của VĐV Futsal
TSN ở đầu và cuối thời kỳ chuẩn bị (n=20)

128

Bảng 3.30

Kết quả kiểm tra chỉ số sinh hóa máu và hocmone
trong thời kỳ chuẩn bị của VĐV Futsal TSN
(n=20)

Sau 136


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1

NỘI DUNG
Tỷ lệ lựa chọn các nhân tố cần được giám sát
trong huấn luyện thể lực cho VĐV Futsal

TRANG
Sau 72

Biểu đồ 3.2


Tỷ lệ các nguyên nhân dẫn đến hạn chế của giám
sát huấn luyện thể lực cho VĐV Futsal tại Việt
Nam

77

Biểu đồ 3.3

Tỷ lệ thành phần đối tượng phỏng vấn lựa chọn
tiêu chí đo lường giám sát huấn luyện thể lực

84

Biểu đồ 3.4

Các thông số của phương pháp RPE trong thời kỳ
chuẩn bị

Sau 97

Biểu đồ 3.5

Sự khác biệt chỉ số các thang đo giữa 2 giai đoạn
của thời kỳ chuẩn bị.

104

Biểu đồ 3.6

Nhịp tăng trưởng thành tích các test tố chất thể lực

và chỉ số VO2 max của VĐV Futsal TSN trong
giai đoạn chuẩn bị chung

110

Biểu đồ 3.7

Nhịp tăng trưởng thành tích các test tố chất thể lực
của các VĐV Futsal TSN ở giai đoạn chuẩn bị
chuyên môn

Sau 116

Biểu đồ 3.8

Sự biến đổi các chỉ số hình thái của các VĐV
Futsal TSN sau thời kỳ chuẩn bị

124

Biểu đồ 3.9

Sự biến đổi các chỉ số công thức máu của các
VĐV Futsal TSN sau thời kỳ chuẩn bị.

130

Biểu đồ 3.10

Sự biến đổi các chỉ số sinh hóa máu và hocmone

trong thời kỳ chuẩn bị của các VĐV Futsal TSN

Sau 136


DANH MỤC CÁC HÌNH
HÌNH
Hình 1.1
Hình 1.2:
Hình 1.3
Hình 1.4:
Hình 1.5
Hình 2.1
Hình 2.2
Hình 2.3
Hình 2.4
Hình 2.5
Hình 2.6
Hình 2.7
Hình 2.8
Hình 2.9
Hình 2.10
Hình 2.11
Hình 2.12
Hình 2.13
Hình 2.14
Hình 2.15
Hình 3.1

NỘI DUNG

Sơ đồ tác dụng của giám sát huấn luyện
Sơ đồ thể thống nhất đối với “theo dõi” và “kiểm
sốt” của giám sát q trình huấn luyện
Sơ đồ vị trí của “ giám sát q trình huấn luyện thể
thao” trong quá trình huấn luyện
Hệ thống nội dung và hệ thống thứ cấp của giám sát

TRANG
6
7
8
9

quá trình HL
Sơ đồ phân lọai giám sát quá trình huấn luyện
Hình minh hoạ thực hiện test bật cao tại chỗ.
Minh họa test sức mạnh chân isokenitic
Minh họa test Yo-Yo IR1
Minh họa test chạy 4x10m với bóng
Minh họa Massey Futsal Shooting Test
Minh họa Test chạy tốc độ 10m, 20m
Thiết bị đo tốc độ đoạn sử dụng kiểm tra sức nhanh

12
46
47
47
48
48
49


và di chuyển
Minh họa test chạy 7x30m RSA
Minh họa test ngồi với
Hình minh họa Bruce Protocol Treadmill test
Minh họa đo các nếp mỡ
Thiết bị đo nếp mỡ Skindex.
Mô tả các thiết bị xét nghiệm máu.
Mô tả thiết bị siêu âm Doppler tim.
Mô tả thiết bị đo điện tim Nihon Kohden ECG
Thời gian của thời kỳ và các thời điểm giám sát đánh

50
50
51
52
52
53
53
54

giá

49

93


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Phiếu phỏng vấn chuyên gia

Phụ lục 2: Phiếu phỏng vấn chuyên gia
Phụ lục 3: Phiếu hỏi recovery stress questionnaire 52 sport
Phụ lục 4: Kiểm định đặc tính tâm lý cho thang đo
Phụ lục 5: Phiếu hỏi đánh giá mức độ gắng sức được cảm nhận
Phụ lục 6: Kết quả xét nghiệm sinh hóa máu, hormone đầu thời kỳ chuẩn bị
Phụ lục 7: Kết quả xét nghiệm sinh hóa máu, hormone cuối thời kỳ chuẩn bị
Phụ lục 8: Kết quả siêu âm tim
Phụ lục 09: Kết quả xét nghiệm công thức máu đầu thời kỳ chuẩn bị
Phụ lục 10: Kết quả xét nghiệm công thức máu cuối thời kỳ chuẩn bị
Phụ lục 11: Kết quả kiểm tra hình thái đầu thời kỳ chuẩn bị
Phụ lục 12: Kết quả kiểm tra hình thái cuối thời kỳ chuẩn bị
Phụ lục 13: Kết quả kiểm tra các test tố chất thể lực đầu giai đoạn chuẩn bị chung
Phụ lục 14: Kết quả kiểm tra test sức mạnh chân (Isokinetic) đầu giai đoạn chuẩn bị
chung
Phụ lục 15: Kết quả kiểm tra các test tố chất thể lực cuối giai đoạn chuẩn bị chung
Phụ lục 16: Kết quả kiểm tra test sức mạnh chân (Isokinetic) cuối giai đoạn chuẩn bị
chung
Phụ lục 17: Kết quả kiểm tra các test tố chất thể lực đầu giai đoạn chuẩn bị chuyên
môn
Phụ lục 18: Kết quả kiểm tra các test tố chất thể lực cuối giai đoạn chuẩn bị chuyên
môn
Phụ lục 19: LVĐ trung bình hàng tuần trong thời kỳ chuẩn bị tính theo phương pháp
seasion- rpe
Phụ lục 20: Thang đo căng thẳng hồi phục 8 tuần
Phụ lục 21 : Đơn xin phép giám sát
Phụ lục 22: Kế hoạch kiểm tra đánh giá VĐV Futsal tsn 204
Phụ lục 23: Danh sách phỏng vấn huấn luyện viên, chuyên gia


1

MỞ ĐẦU
Bóng đá nói chung và Futsal nói riêng là mơn thể thao được nhiều người u thích.
Đặc điểm của Futsal là mang tính cống hiến và nghệ thuật rất cao, với sự luân chuyển
liên tục giữa tấn công và phòng ngự, với một hệ thống chiến thuật chặt chẽ và linh hoạt
làm cho Futsal luôn lôi cuốn tất cả mọi người với sự hấp dẫn đặc biệt của nó. Tốc độ, kĩ
xảo, tinh thần đồng đội và yếu tố kịch tính cao là những nét đặc trưng của mơn thể thao
này. Hiện nay Futsal đã phát triển rộng khắp ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, đặc biệt
là Nam Mỹ và châu Âu. Đối với Việt Nam thì mơn Futsal đang dần thay đổi để khẳng
định được vị thế và thương hiệu của mình với những thành công liên tục ở các cấp độ
Câu lạc bộ (CLB) và đội tuyển Quốc gia. Đặc biệt là đội tuyển Futsal nam quốc gia đã lọt
vào tới vòng đấu loại trực tiếp tại đấu trường World Cup Futsal 2016, CLB Futsal Thái
Sơn Nam (TSN) đã lọt vào trận chung kết cúp các CLB Châu Á năm 2018... Do đó, để
đưa Futsal Việt Nam tiệm cận đẳng cấp châu lục và thế giới, chúng ta vẫn cần thêm rất
nhiều sự hỗ trợ từ giới truyền thông, của cả xã hội và các nhà khoa học. Lợi thế về điều
kiện tập luyện, sân bãi được đầu tư đạt tiêu chuẩn, hợp đồng được những huấn luyện viên
(HLV), chuyên gia có kinh nghiệm huấn luyện của thế giới, Futsal Việt Nam tiến bộ là tất
yếu. Khi đội tuyển đã hoàn thành được mục tiêu lọt vào tốp 04 ở giải châu Á và có mặt ở
sân chơi Futsal World Cup đó sẽ là động lực lớn để những người có tâm huyết với Futsal
Việt Nam mạnh dạn nghĩ đến những mục tiêu xa hơn nữa và giúp cho Futsal Việt Nam
phát triển một cách bền vững.
Như chúng ta đã biết, bản chất của thi đấu Futsal hiện đại chính là cuộc cạnh tranh
nhân tài, cạnh tranh khoa học kỹ thuật. Một trận thi đấu Futsal hay thì nhất định phải có
những vận động viên (VĐV) ưu tú. Những VĐV ưu tú thì cần phải trang bị cho bản thân
thể lực thật tốt để đáp ứng nhịp độ trận đấu, mật độ thi đấu và thời gian mùa giải kéo dài.
Điều đó phụ thuộc vào q trình huấn luyện mang tính khoa học. Chú trọng tăng cường
huấn luyện thể lực đã trở thành nhận thức chung của nền Futsal hiện đại.
Giám sát huấn luyện thể lực nghĩa là giám sát để kiểm sốt tồn bộ quá trình huấn
luyện thể lực từ lượng vận động (LVĐ), khả năng thích nghi của VĐV đến những thay đổi
về trạng thái thể lực của họ. Giám sát là công việc quản lý chuyên môn khoa học giúp
quản lý chặt chẽ các q trình hoạt động và thơng tin từ công tác này sẽ giúp nhà quản lý,

HLV kiểm soát được chất lượng VĐV; giúp HLV định hướng tuyển chọn, huấn luyện;
đánh giá kế hoạch, điều chỉnh huấn luyện để liên tục nâng cao thành tích chun mơn.
Cơng tác giám sát khoa học huấn luyện trên thế giới rất phát triển, các CLB Futsal
chuyên nghiệp đều có hệ thống đánh giá và tiêu chí cụ thể. Ví dụ, VĐV nào không vượt


2
qua kỳ kiểm tra thể lực sẽ không được ra sân thi đấu; hoặc tình trạng chấn thương của
VĐV đều có hồ sơ kiểm sốt, VĐV chấn thương muốn tham gia thi đấu cần có sự đồng ý
của bác sĩ điều trị, HLV không thể can thiệp được... Tuy nhiên, các nghiên cứu về giám
sát khoa học huấn luyện gần như không được công bố trên các hội nghị khoa học hay tạp
chí chuyên ngành. Đa số các nghiên cứu chỉ mang tính chất hỗ trợ cho cơng tác giám sát
khoa học huấn luyện ... Ở Việt Nam, đến nay mới chỉ có một báo cáo khoa học về giám
định huấn luyện của tác giả Nguyễn Thành Lâm đăng trên kỷ yếu Hội nghị khoa học thể
thao quốc tế tổ chức tại Hà Nội năm 2012, của Nguyễn Hồng Sơn về giám định hiệu quả
công tác huấn luyện thể lực thời kỳ chuẩn bị của CLB Sông Lam Nghệ An (SLNA) năm
2017, tuy nhiên kết quả nghiên cứu chỉ giới hạn ở xây dựng thang điểm cho một số môn
thể thao cá nhân và bóng đá 11 người. Về mơn Futsal chưa có một nghiên cứu nào về
giám sát huấn luyện thể lực được thực hiện.
CLB Futsal TSN là một CLB Futsal chuyên nghiệp tại Việt Nam, được thành lập
vào năm 2007, có trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh. Đúng một năm sau khi thành lập
CLB TSN có ngôi vô địch quốc gia lần đầu tiên, rồi cho đến nay trong 10 năm giải
VĐQG được tổ chức, TSN đã 6 lần bước lên bục cao nhất vào các năm (2008, 2009,
2012, 2013, 2014 và 2016), cộng thêm chiếc cúp quốc gia năm 2016, họ trở thành đội
bóng giàu thành tích nhất của Futsal Việt Nam, là một thế lực hùng mạnh nhất của Futsal
nước nhà, CLB TSN luôn mang trong mình khát vọng chinh phục biển lớn với ước mơ
đưa Futsal Việt Nam hội nhập một cách mạnh mẽ với đầu trường Quốc tế mà nổi bật là
tấm huy chương đồng 2015, huy chương bạc giải Futsal các CLB Châu Á 2018 và trở
thành đội bóng Futsal đầu tiên của Việt Nam giành huy chương ở đấu trường Châu lục.
Trong thành phần từ đội tuyển Futsal trẻ quốc gia cho đến đội tuyển Futsal Việt Nam, lực

lượng VĐV của CLB Futsal TSN luôn chiếm ưu thế về số lượng và chất lượng ở đội
tuyển. Tiêu biểu năm 2016 CLB Futsal TSN đã đóng góp 14/16 cầu thủ cho Đội tuyển
Quốc gia làm nên lịch sử lần đầu tiên có mặt ở đấu trường World Cup.
Mặc dù được đánh giá là một trong những đội Futsal hàng đầu Việt Nam. Bên
cạnh bề dày thành tích và là đội tiên phong phát triển theo mơ hình Futsal chun nghiệp,
nhưng cơng tác quản lý huấn luyện và giám sát khoa học của đội Futsal TSN vẫn cịn
nhiều hạn chế, tồn bộ cơng việc được giao cho ban huấn luyện, hồn tồn khơng có ban
chun mơn kiểm tra, kiểm sốt q trình và thực tế cho thấy vấn đề áp dụng khoa học
vào thực tế huấn luyện Futsal ở Việt Nam không có sự cải thiện lớn trong hơn 10 năm
qua.
Là một VĐV tham gia thi đấu mơn Futsal khi cịn ngồi trên ghế nhà trường, qua quá


3
trình hơn 10 năm tham gia cơng tác trong lĩnh vực Futsal, trải qua các vị trí HLV trưởng,
giám đốc kỹ thuật, đào tạo và huấn luyện cho Liên đoàn bóng đá Việt Nam, tham dự
nhiều lớp bồi dưỡng HLV chuyên nghiệp, hội nghị khoa học trong và ngoài nước... đã
trang bị được một số kiến thức về kỹ năng nghiên cứu, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng
phân tích xử lý số liệu và tiếp cận với trang thiết bị kiểm tra hiện đại. Bản thân luôn tâm
huyết trong việc xây dựng và phát triển Futsal Việt Nam một cách hệ thống và hiệu quả.
Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn trên, đã giúp tơi có được nhận thức về tầm quan
trọng của giám sát huấn luyện trong môi trường Futsal chuyên nghiệp. Với mong muốn
được nghiên cứu đóng góp cải thiện Futsal trình độ cao ở Việt Nam, góp phần nâng cao
hiệu quả cơng tác huấn luyện, nâng cao trình độ thi đấu của VĐV Futsal Việt Nam nói
chung và VĐV Futsal TSN nói riêng, nên tơi mạnh dạn chọn đề tài:“Nghiên cứu giám
sát huấn luyện thể lực trong thời kỳ chuẩn bị cho VĐV Futsal Thái Sơn Nam”
Mục đích nghiên cứu: Giám sát huấn luyện thể lực trong thời kỳ chuẩn bị cho
VĐV Futsal TSN nhằm kiểm soát và điều chỉnh LVĐ hợp lý tiến đến mục tiêu ưu việt
hóa, khoa học hóa trong huấn luyện thể lực góp phần nâng cao hiệu quả thi đấu.
Mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu 1: Thực trạng công tác giám sát huấn luyện thể lực của các đội Futsal Việt
Nam.
Mục tiêu 2: Lựa chọn một số tiêu chí đo lường giám sát quá trình huấn luyện thể
lực trong thời kỳ chuẩn bị cho VĐV Futsal Thái Sơn Nam.
Mục tiêu 3: Đánh giá kết quả giám sát huấn luyện thể lực trong thời kỳ chuẩn bị
cho VĐV Futsal Thái Sơn Nam.
Giả thuyết khoa học: Để hồn thiện hơn cơng tác huấn luyện thể lực trong thời kỳ
chuẩn bị cho VĐV Futsal chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu thi đấu, việc giám sát thông
qua các công cụ đo lường sẽ hỗ trợ kiểm soát và điều chỉnh LVĐ tập luyện đạt hiệu quả.


4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Khái niệm của giám sát huấn luyện
1.1.1 Khái niệm, nội hàm của giám sát
Từ điển tiếng Việt: giám sát là “Sự theo dõi, quan sát mang tính chủ động của cơ
quan, tổ chức hoặc cá nhân đối với hoạt động của các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân đối
với các đối tượng chịu sự giám sát và tác động bằng biện pháp tích cực để buộc và hướng
các hoạt động đó đi đúng quỹ đạo, quy chế nhằm đạt được mục đích, hiệu quả đã xác
định từ trước” [23]
Theo từ điển Luật học: “giám sát” là sự theo dõi, quan sát hoạt động mang tính chủ
động thường xuyên, liên tục và sẵn sàng tác động bằng các biện pháp tích cực để buộc và
hướng các hoạt động của chủ thể đi đúng quỹ đạo nhằm đạt mục đích” [203]
Từ “giám sát” xuất hiện từ bao giờ, hiện đã không thể đối chứng. Cuốn “Từ điển
Trung - Anh hiện đại” [189] giải thích nghĩa của “giám sát” chính là “ monitor and
control”. Trong sách “Từ điển song ngữ Anh – Trung cao cấp”, “monitor” dưới dạng
danh từ được giải thích là “device used to observe, record, or test sth”, tạm dịch: “thiết bị
nghe, thiết bị nhìn, thiết bị đo”, khi là động từ, nó được giải thích là “make continuous
observation of (sth); record or test sth”, tạm dịch: là hoạt động “duy trì quan sát (một sự

vật nào đó), ghi chép hoặc kiểm tra (một sự vật nào đó)”. Control khi làm động từ được
giải thích là: “have power or authority over sb/sth (tạm dịch: kiểm soát, thao túng, quản
lý, chi phối; regulate sth (tạm dịch: quản lý, điều chỉnh)”. Sách từ điển Tiếng Trung tái
bản lần thứ 5 năm 2005 [190]
Từ giải thích, những ví dụ thực tế trên đây của tiếng Trung và tiếng Anh, có thể
phán đốn, giám sát bao gồm hàm ý của 2 phương diện, tức là “theo dõi và kiểm soát
(hoặc điều chỉnh). Căn cứ trên lý thuyết thơng tin, “theo dõi” là q trình thu thập thơng
tin của chủ thể đối với khách thể, “kiểm sốt” là q trình điều tiết hành vi của khách thể
thơng qua phản hồi thông tin. Hiển nhiên, “theo dõi” là tiền đề và cơ sở của “kiểm soát”,
“kiểm soát” căn cứ vào kết quả của “theo dõi, quan sát”, căn cứ vào nhiệm vụ đã định để
thực hiện điều chỉnh và kiểm soát.
Theo tác giả Trương Đại Siêu [191] cho rằng: “giám sát” tức là một dạng quá trình
hoạt động mà chủ thể hành vi nhằm đạt được mục tiêu hoặc nhiệm vụ của mình đã vận
dụng những phương pháp, biện pháp nhất định căn cứ trên kế hoạch đã có tiến hành thu
thập thơng tin khách thể, phân tích tình hình khách thể, đồng thời thơng qua phản hồi
thơng tin, kiểm soát, điều chỉnh hành vi của khách thể.


5
Thơng qua phân tích về nội hàm và mở rộng đối với giám sát, căn cứ vào thuyết
thông tin và kiểm soát, tác giả Trương Đại Siêu [191] mạnh dạn đưa ra khái niệm sau:
giám sát tức là theo dõi và kiểm sốt, điều chỉnh; là q trình hoạt động của chủ thể hành
động nhằm đạt được một mục đích nào đó hoặc hồn thành nhiệm vụ, thơng qua xác định
đối tượng hành vi khách thể (người, kế hoạch, hoạt động), tiến hành giám sát kiểm tra,
kiểm sốt có định kỳ hoặc không theo định kỳ, thu thập thông tin liên quan, đồng thời
phân tích thơng tin, đề xuất thơng tin điều chỉnh, kiểm sốt hoặc khơng ngừng điều chỉnh
hành vi khách thể, từ đó đạt được mục tiêu hoặc hoàn thành nhiệm vụ đã định.
1.1.2 Khái niệm giám sát huấn luyện thể thao
Giám sát huấn luyện thể thao (HLTT) là khái niệm thuộc phàm trù của giám sát, tên
tiếng Anh được giải thích là “Monitoring and controlling of training process”, là một khái

niệm đang ngày được sử dụng phổ biến, song khái niệm liên quan và các nghiên cứu về
nội hàm, mở rộng đối với khái niệm lại chưa nhiều. Trong giới lý luận huấn luyện Trung
Quốc, thường căn cứ trên thuyết thơng tin và kiểm sốt đã đưa ra, mà nhận định rằng nó
chính là thành phần chỉ ý “kiểm soát” trong “giám sát trong huấn luyện”. Tác giả Trung
Quốc Điền Mạch Cửu trong sách “Giải nghĩa các từ thuộc HLTT học” giải thích kiểm
sốt huấn luyện thể thao như sau: “là hành vi điều tiết và nắm bắt đối với hoạt động huấn
luyện được tiến hành thông qua các biện pháp, phương pháp chuyên môn, dựa trên
phương hướng, mục tiêu đã có, cùng với hình thức cơng việc đã xác định trước”. [192]
Nghiên cứu đối với khái niệm kiểm sốt giám sát HLTT cịn khá ít. Tác giả Vương
Thanh [195] đã có cơng trình nghiên cứu liên quan khá sâu và hệ thống, tác giả vận dụng
khái niệm của “giám sát huấn luyện”, và cho rằng nó đồng nghĩa với khái niệm “giám sát
quá trình huấn luyện”. Theo ơng, trước hết, vấn đề có thể kiểm sốt của huấn luyện là
tiêu chí quan trọng của huấn luyện khoa học; tiếp theo, “giám sát huấn luyện” là phương
pháp quan trọng của HLV đối với thực hiện kiểm soát huấn luyện. Do ảnh hưởng bởi
nhiều nhân tố liên quan, hiệu quả thực tế và mục tiêu dự kiến của kiểm sốt huấn luyện
khơng nhất định sẽ tương đồng. Vận dụng giám sát huấn luyện có thể phát hiện mức độ
sai lệch giữa hiệu quả thực tế huấn luyện so với mục tiêu dự kiến, đồng thời kịp thời tiến
hành điều chỉnh, điều khiển huấn luyện trở về quỹ đạo vốn có, đảm bảo thực hiện mục
tiêu huấn luyện tối ưu. Như hình 1.1 cho thấy: một mặt, HLV lập kế hoạch, thực hiện kế
hoạch huấn luyện, tăng cường tác động cho VĐV, thơng qua giám sát huấn luyện có thể
kiểm tra được phản ứng cơ thể VĐV đối với tác động của huấn luyện, từ đó bổ trợ cho
cơng tác đánh giá hiệu quả huấn luyện của HLV, góp phần cung cấp dữ liệu tham khảo
cho kế hoạch huấn luyện thêm khoa học; mặt khác, VĐV hoàn thành kế hoạch huấn


6
luyện, thơng qua giám sát huấn luyện có thể kiểm tra phản ứng cơ thể của VĐV trong
toàn bộ quá trình tập luyện, hỗ trợ HLV đánh giá chất lượng hoàn thành bài tập của VĐV
căn cứ trên tiêu chuẩn kế hoạch đã đưa ra, từ đó cung cấp cơ sở dữ liệu cho kiểm soát
chất lượng buổi tập của VĐV.


GIÁM SÁT

HL HL

Hình 1.1: Sơ đồ tác dụng của giám sát huấn luyện thể thao [191]
Vì vậy, tác giả Vương Thanh đã định nghĩa giám sát huấn luyện thể thao như sau:
là phương pháp sử dụng tiêu chí đo lường nhất định nào đó trong q trình huấn luyện
tiến hành phân tích và đánh giá hiệu quả huấn luyện, chất lượng buổi tập, nhằm hỗ trợ
cho HLV thực hiện công tác kiểm sốt huấn luyện.
Tóm lại, giám sát HLTT được định nghĩa như sau: là một thể thống nhất lấy chuyên
viên nghiên cứu khoa học (NCKH) làm chủ thể thực hiện hoạt động kiểm tra, đánh giá
đối với quá trình tập luyện của VĐV, lấy HLV làm chủ thể thực hiện hoạt động kiểm sốt
đối với q trình tập luyện của VĐV được thực hiện trong quá trình HLTT, nhằm bảo
đảm khoa học hóa của q trình huấn luyện, thực hiện mục tiêu huấn luyện. Tức là quá
trình hoạt động mà chuyên viên NCKH sử dụng tiêu chí đo lường nhất định tiến hành
phân tích, đánh giá đối với LVĐ buổi tập, giai đoạn tập luyện mà VĐV phải thực hiện,
hiệu quả huấn luyện, chất lượng huấn luyện, tình hình chức năng cơ thể VĐV..., HLV sẽ
căn cứ trên giám sát và kết quả đánh giá của chuyên viên NCKH, thực hiện kiểm soát,
điều chỉnh đối với kế hoạch huấn luyện và thực tiễn của các hoạt động huấn luyện, từ đó
đạt đến mục tiêu huấn luyện khoa học hóa, thực tế hóa.
1.1.3 Những điểm cần lưu ý khi tiến hành giám sát HLTT:
“Giám sát huấn luyện thể thao” là thể thống nhất của “theo dõi, quan sát” và “kiểm
soát, điều chỉnh”, cho dù chuyên viên NCKH là người tổ chức chính thực hiện hoạt động
“theo dõi” (theo dõi và đánh giá), HLV là đối tượng chính thức thi hành hoạt động “kiểm


7
sốt” (kiểm sốt, điều chỉnh), thì “theo dõi” vẫn phải là tiền đề của “kiểm sốt” có hiệu
quả. Giám sát huấn luyện thể thao là quá trình hợp tác của cả chuyên viên NCKH lẫn

HLV, không đơn thuần là việc của chun viên NCKH, mà cịn là q trình tham gia bắt
buộc của HLV, chứ không phải chỉ là quá trình hỗ trợ (xem hình 1.2)

Giám
sát
Huấn
Luy ện

Hình 1.2: Sơ đồ thể thống nhất giữa “theo dõi” và “kiểm soát” của giám
sát huấn luyện thể thao [191]
Giám sát không chỉ là thực hiện giám sát đối với kết quả huấn luyện, mà bỏ sót giám
sát đối với tồn bộ q trình huấn luyện. Trong quá trình tập luyện của VĐV, tiến hành
giám sát đối với hiệu quả huấn luyện của mỗi một giai đoạn là điều rất quan trọng. Song,
nếu chỉ xuất phát từ góc độ phát hiện vấn đề, phân tích vấn đề, giải quyết vấn đề, hiển
nhiên là chưa đủ. Mục đích giám sát đối với huấn luyện, khơng chỉ nhằm kiểm tra hiệu
quả huấn luyện, mà quan trọng hơn đó là phát hiện kịp thời khi hiệu quả huấn luyện
khơng tốt, làm cách nào tìm ra vấn đề tồn đọng chính, ngun nhân hình thành vấn đề là
gì, làm cách nào đề điều chỉnh... Điều này đòi hỏi bắt buộc phải tiến hành giám sát đối
với quá trình thực hiện của mỗi một giai đoạn. Bên cạnh đó, nó cũng bao gồm cả giám
sát đối với các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thực thi huấn luyện trong suốt buổi tập,
như vấn đề về dinh dưỡng, chấn thương, tâm lý... Qua tổng hợp và phân tích nhận thấy,
giám sát đối với HLTT, không chỉ là giám sát đối với hiệu quả huấn luyện, mà còn bao
gồm cả giám sát đối với yếu tố quan trọng không kém đó là các nhân tố ảnh hưởng đến
q trình thực hiện huấn luyện. Tác giả Vương Thanh [195] cũng đề cập đến giám sát
huấn luyện của nước Đức, không chỉ xem trọng hiệu quả giám sát, mà còn xem trọng đến
quá trình giám sát.
Khi giám sát huấn luyện thể thao, chuyên viên NCKH là chủ thể chính thực hiện
“theo dõi”, song HLV khơng phải khơng tham gia vào q trình này, HLV cũng là người
thực hiện quan trọng của “theo dõi”, nhất là theo dõi quan sát đối với kỹ thuật, thái độ tập
luyện của VĐV lại càng quan trọng. Tương tự, HLV là đối tượng chính thực hiện tổ chức

“kiểm sốt, điều chỉnh”, nhưng khơng có nghĩa là các thành viên khác không tham gia


8
vào q trình này, ví dụ như kiểm sốt, điều chỉnh đối với các loại bệnh, hiện tượng tâm
lý, thì yêu cầu phải cần đến sự hỗ trợ của bác sỹ đội hay chuyên viên tâm lý.
Trong thực tế giám sát HLTT, do hoạt động “kiểm soát, điều chỉnh” của q trình
huấn luyện vơ cùng phức tạp, hơn nữa đối tượng thực hiện chính là HLV, do đó, nghiên
cứu về “kiểm soát, điều chỉnh” chủ yếu dựa trên kết quả của “giám sát”, đưa ra thông tin
điều chỉnh đối với quá trình huấn luyện, vấn đề làm cách nào để điều chỉnh không được
liệt kê vào nội dung nghiên cứu chính của giám sát. Nói tóm lại, giám sát HLTT, tức là
tiến hành theo dõi, đánh giá đối với quá trình huấn luyện VĐV, đồng thời thơng qua kết
quả giám sát phân tích tổng hợp của chuyên viên NCKH và HLV, đưa ra thơng tin điều
chỉnh, kiểm sốt đối với quá trình huấn luyện VĐV (xem hình 1.3).

GIÁM SÁT

Hình 1.3 : Sơ đồ của “giám sát HLTT” trong quá trình huấn luyện [191]
Khi giám sát HLTT, đôi khi cảm giác của VĐV đối với các phương diện của mình
trực quan hơn, có thể tiến hành tự giám sát. Đối với vấn đề tự giám sát của VĐV, chúng
ta xem nó là một khía cạnh mở rộng về biện pháp thực hiện giám sát của chuyên viên
NCKH và HLV, nó chỉ là một lộ trình giúp chuyên viên NCKH và HLV thu nhận được
thơng tin của VĐV, do đó, nếu xét theo ý nghĩa của khía cạnh này, thì VĐV khơng phải là
chủ thể của giám sát.
1.1.4 Xây dựng hệ thống nội dung và hệ thống thứ cấp của giám sát HLTT
Xây dựng hệ thống nội dung giám sát huấn luyện tồn diện, có hệ thống, có hiệu quả
là tiền đề và cơ sở của thực hiện giám sát khoa học hóa q trình HLTT.
Hệ thống thứ cấp của giám sát tình hình phát triển năng lực thi đấu: chủ yếu kiểm tra
hiệu quả huấn luyện giai đoạn của VĐV. Bởi vì, năng lực thi đấu là nhân tố mang tính



9
quyết định đối với thành tích thi đấu, nâng cao năng lực thi đấu là nhiệm vụ cơ bản của
HLTT, hiệu quả huấn luyện tốt hay xấu được quyết định bởi năng lực thi đấu VĐV có
phát triển được hay khơng. Vì vậy, các nhân tố cấu thành năng lực thi đấu đều được xem
là nội dung của giám sát.

Hình 1.4: Hệ thống nội dung và hệ thống thứ cấp của giám sát HLTT [191]
Hệ thống thứ cấp của giám sát tình hình khối lượng buổi tập VĐV phải hồn thành:
chủ yếu phân tích tình hình phát triển của năng lực thi đấu. Sự phát triển của năng lực thi
đấu chịu ảnh hưởng chính bởi khối lượng huấn luyện, cho dù năng lực thi đấu của VĐV
có được cải thiện hay khơng, tất cả đều được tiến hành phân tích từ khối lượng thực tế
trong buổi tập mà VĐV phải hồn thành. Do đó nhiệm vụ của hệ thống này là thực hiện
giám sát đối với các loại khối lượng, cường độ và biện pháp mà VĐV phải hoàn thành
trong buổi tập
Hệ thống thứ cấp của giám sát tình hình chức năng cơ thể, trạng thái tâm lý trong
hoạt động tập tuyện thường ngày và thi đấu. Chủ yếu là bảo đảm cho VĐV có trạng thái
tâm lý và chức năng cơ thể tốt phục vụ hoạt động tập luyện thường ngày và thi đấu. Giám
sát chức năng cơ thể và tâm lý kịp thời sẽ góp phần cung cấp cơ sở quan trọng cho việc
kiểm tra hiệu quả huấn luyện và bố trí huấn luyện ở những giai đoạn tiếp theo.


10
Hệ thống thứ cấp của giám sát tình hình sức khỏe tâm sinh lý: tương tự như hệ thống
thứ cấp của giám sát tình hình chức năng cơ thể, trạng thái tâm lý. Song liệt kê hệ thống
thứ cấp này ra thành một phần riêng lẻ là để thuận tiện cho việc phân tích vấn đề. Hơn
nữa, sức khỏe thường hay đi kèm với tình hình chấn thường, cần có đội ngũ y bác sỹ
chun mơn giải quyết. Nếu nói giám sát tình hình trạng thái chức năng cơ thể, tâm lý
chủ yếu tập trung vào giám sát đối với khả năng phục hồi và mệt mỏi của VĐV trong quá
trình tập luyện, vậy thì giám sát tình hình sức khỏe tâm sinh lý lại xem trọng đến giám sát

và phòng tránh đối với bệnh tật và chấn thương thể thao cho VĐV.
Hệ thống thứ cấp của giám sát tình hình dinh dưỡng là hệ thống giúp bảo đảm VĐV
duy trì hoạt động tập luyện và thi đấu bình thường. Năng lượng VĐV cần cho quá trình
tập luyện cùng các loại vitamin, nguyên tố vi lượng điều chỉnh chức năng cơ thể bình
thường đều được đáp ứng thơng qua dinh dưỡng. Giám sát đối với tình hình dinh dưỡng
của VĐV, một mặt giúp bảo đảm năng lượng cần có cho hoạt động tập luyện và các nhân
tố dinh dưỡng duy trì hoạt động của cho cơ thể, bảo đảm trạng thái dinh dưỡng tối ưu cho
hoạt động tập luyện và thi đấu; mặt khác, góp phần cung cấp giá trị tham khảo cho q
trình phân tích tình hình chức năng cơ thể VĐV.
1.1.5 Loại hình cơ bản của giám sát HLTT [191]
1.1.5.1 Căn cứ trên sự khác biệt của mối quan hệ giữa nội dung giám sát với thành
tích thể thao, có thể chia thành giám sát nhân tố mang tính quyết định và nhân tố mang
tính ảnh hưởng (có tính bảo đảm)
Qua phân tích tự liệu có được, có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến thành tích thể thao
và thực thi quá trình huấn luyện, nhưng qui nạp lại cũng chỉ gồm hai loại chính: loại thứ
nhất là nhân tố quyết định, ý chỉ các nhân tố mang tính quyết định đến thành tích thể thao
và hiệu quả huấn luyện; loại thứ hai là nhân tố ảnh hưởng, ý chỉ các nhân tố ảnh hưởng
thứ cấp đến thành tích thể thao và thực thi q trình huấn luyện.
Nhân tố quyết định chủ yếu là năng lực thi đấu đóng vai trị quyết định đối với thành
tích thể thao và những phương pháp, biện pháp huấn luyện mang tính quyết định đến
năng lực thi đấu. Mục đích của HLTT là thông qua phương pháp và biện pháp nhất định
nhằm nâng cao năng lực thi đấu, từ đó lập nên thành tích ưu việt. Do đó, nhân tố quyết
định là nhân tố cốt lõi của huấn luyện và thi đấu, muốn nâng cao thành tích thể thao, chỉ
có cải tiến phương pháp và biện pháp, thì năng lực thi đấu mới có thể phát triển.
Nhân tố ảnh hưởng chủ yếu ý chỉ các nhân tố có thể kiểm sốt, ảnh hưởng đến thành
tích thể thao và thực thi q trình huấn luyện, gồm tình trạng dinh dưỡng, tình trạng phục
hồi chức năng, tình trạng sức khỏe...Các nhân tố này vốn dĩ không thể nâng cao thành



×