Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên vật tự do lứa tuổi 14 – 15 của thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (883.55 KB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI

VŨ THỊ MAI

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN ĐÁNH
GIÁ TRÌNH ĐỘ THỂ LỰC CHUN MƠN CHO NỮ
VẬN ĐỘNG VIÊN VẬT TỰ DO LỨA TUỔI 14-15
CỦA PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành : Giáo dục Thể chất
Mã số : 60.14.01.03

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS.TS Phạm Đông Đức

HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả đề tài

Vũ Thị Mai


DANH MỤC VIẾT TẮT



CLB

Câu lạc bộ

HLV

Huấn luyện viên

NXB

Nhà xuất bản

TDTT

Thể dục thể thao

VĐV

Vận động viên

ĐƠN VỊ ĐO

M

Mét

S

Giây


L

Lần

CM

Centimét


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Kết quả phỏng vấn các chỉ tiêu đánh giá trình độ thể lực của nữ
VĐV Vật tự do lứa tuổi 14-15 ....................................................................... 42
Bảng 2.2. Hệ số tương quan của các chỉ tiêu lựa chọn với thành tích thi đấu
của nữ VĐV Vật tự do lứa tuổi 14-15........................................................... 46
Bảng 2.3. Độ tin cậy của các test đánh giá trình độ thể lực ở nữ VĐV Vật tự
do lứa tuổi 14 (n = 15)..................................................................................... 48
Bảng 2.4. Độ tin cậy của các test đánh giá trình độ thể lực ở nữ VĐV Vật tự
do lứa tuổi 15 (n = 15)..................................................................................... 49
Bảng 3.1. Kết quả kiểm tra trình độ thể lực của nữ VĐV Vật tự do lứa tuổi
14 – 15 ............................................................................................................. 53
Bảng 3.2. Tiêu chuẩn phân loại trình độ thể lực của nữ VĐV Vật tự do lứa
tuổi 14. ............................................................................................................. 55
Bảng 3.3. Tiêu chuẩn phân loại trình độ thể lực của nữ VĐV Vật tự do lứa
tuổi 15. ............................................................................................................. 57
Bảng 3.4. Bảng điểm tổng hợp đánh giá trình độ tập luyện của nữ VĐV Vật
tự do lứa tuổi 14. ............................................................................................. 59
Bảng 4.5. Bảng điểm tổng hợp đánh giá trình độ tập luyện của nữ VĐV Vật
tự do lứa tuổi 15. ............................................................................................. 61
Bảng 3.6. Bảng điểm tổng hợp đánh giá trình độ tập luyện ........................... 64

Bảng 3.7. Kiểm nghiệm các tiêu chuẩn đánh giá trình độ thể lực của nữ
VĐV Vật tự do lứa tuổi 14. ............................................................................ 66
Bảng 3.8. Kiểm nghiệm các tiêu chuẩn đánh giá trình độ thể lực của nữ
VĐV Vật tự do lứa tuổi 15. ............................................................................ 67


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..............................................................................................
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
Chƣơng 1: Tổng quát các vấn đề nghiên cứu ............................................... 9
1.1 Tổng quan về trình độ tập luyện. ........................................................ 9
1.1.1 Các khái niệm về trình độ tập luyện. ............................................... 9
1.1.2. Nghiên cứu về cơ sở sinh học của trình độ tập luyện. ................... 14
1.1.3. Nghiên cứu về kiểm tra, đánh giá trình độ tập luyện. .................... 15
1.2. Cơ sở lý luận về đánh giá TĐTLTL của VĐV Vật tự do. ............... 20
1.2.1. Phát triển sức mạnh tốc độ và tốc độ. ............................................ 20
1.2.2. Phát triển sức bền. .......................................................................... 21
1.3 Tố chất thể lực và quy luật phát triển cơ thể thanh thiếu niên ....... 33
1.3.1. Các tố chất thể lực của VĐV Vật tự do: ........................................ 33
1.3.2 Quy luật phát triển cơ thể thanh thiếu niên. .................................... 34
CHƢƠNG 2: NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN CÁC TEST ĐÁNH GIÁ
TRÌNH ĐỘ THỂ LỰC CỦA NỮ VẬN ĐỘNG VIÊN VẬT TỰ DO LỨA
TUỔI 14 – 15 THÀNH PHỐ HÀ NỘI......................................................... 39
2.1. Nghiên cứu lựa chọn các test đánh giá trình độ thể lực của nữ vận
động viên Vật tự do lứa tuổi 14 – 15 của thành phố Hà Nội . ........... 39
2.2. Thực trạng sử dụng các chỉ tiêu đánh giá trình độ thể lực của nữ
VĐV Vật tự do lứa tuổi 14 – 15 ở nƣớc ta. ............................................ 40
2.3. Xác định tính thơng báo của các chỉ tiêu đánh giá trình độ thể lực
của nữ VĐV Vật tự do lứa tuổi 14 – 15 ................................................. 45
2.4. Đánh giá độ tin cậy của các test đánh giá trình độ thể lực của nữ

VĐV Vật tự do lứa tuổi 14-15. ................................................................. 47


CHƢƠNG 3: XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ THỂ
LỰC CHO NỮ VẬN ĐỘNG VIÊN VẬT TỰ DO LỨA TUỔI 14 – 15
CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ....................................................................... 52
3.1. So sánh trình độ thể lực của nữ VĐV Vật tự do lứa tuổi 14-15
Thành phố Hà Nội ..................................................................................... 53
3.2. Xây dựng tiêu chuẩn phân loại trình độ thể lực cho nữ VĐV Vật
tự do lứa tuổi 14 - 15. ................................................................................ 55
3.3. Xây dựng bảng điểm tổng hợp đánh giá trình độ thể lực của nữ
VĐV Vật tự do lứa tuổi 14-15. ................................................................. 58
3.3.1. Xây dựng bảng điểm tổng hợp đánh giá trình độ thể lực của nữ
VĐV Vật tự do lứa tuổi 14-15. ............................................................... 58
3.3.2. Xây dựng bảng điểm tổng hợp đánh giá trình độ thể lực của nữ
VĐV Vật tự do lứa tuổi 14-15. ................................................................... 63
3.3.3. Kiểm nghiệm tiêu chuẩn đánh giá trình độ thể lực của VĐV Vật
tự do lứa tuổi 14-15 đã xây dựng trong thực tiễn.................................... 66
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 70


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, nhờ những thành tựu lớn lao về kinh tế - xã
hội của đất nước, TDTT nước ta đã hội nhập thành công với khu vực và quốc
tế. Trong các kỳ Đại hội thể thao Đông Nam Á chúng ta luôn giữ vị trí là một
trong ba quốc gia đứng đầu. Trong các kỳ Đại hội thể thao Châu Á, nước ta
đứng thứ hạng trung bình khá. Tại Đại hội thể thao Olympic chúng ta cũng đã
có huy chương ở một số mơn. Hiện nay, nước ta có hệ thống tổ chức đào tạo

VĐV tài năng trẻ và 3 trung tâm HLTTQG. Hàng năm Uỷ ban TDTT triệu tập,

tập huấn khoảng 800 - 900 VĐV các đội tuyển thể thao và 600 - 700 VĐV trẻ,
tham gia nhiều cuộc thi đấu trong và ngoài nước.
Kế thừa những thành tựu tốt đẹp nêu trên, ta vẫn phải nỗ lực nâng cao
thành tích thi đấu thể thao trên đấu trường khu vực và quốc tế trong những
năm tới, vì những lý do sau đây:
Phải nỗ lực thực hiện Nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Luật thể dục, thể
thao về thể thao thành tích cao:
Chỉ thị 17/CT-TW của Ban Bí thư và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ IX nêu rõ: “Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ VĐV thể thao thành tích
cao, đưa thể thao Việt Nam lên trình độ chung trong khu vực Đơng Nam Á và
có vị trí cao trong nhiều bộ mơn”.
Nghị quyết Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ X có đoạn viết: “Có chính
sách và cơ chế phù hợp để phát hiện, bồi dưỡng và phát triển tài năng, đưa thể
thao nước ta đạt vị trí cao của khu vực, từng bước tiếp cận với Châu lục và thế
giới ở những bộ mơn Việt Nam có ưu thế”
Điều 31 trong Luật thể dục, thể thao viết: “Nhà nước có chính sách phát
triển thể thao TTC, đầu tư tập trung xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị
hiện đại; Đào tạo bồi dưỡng VĐV, HLV đạt trình độ quốc gia, quốc tế…”
1


Tuy những năm qua đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ, nhưng thể
thao TTC của nước ta vẫn bộc lộ nhiều mặt yếu kém cần sớm được khắc
phục.
Trong chỉ thị 17/CT-TW có đoạn viết: “Thể thao TTC đã có bước phát
triển, đạt được mục tiêu đề ra nhưng chưa vững chắc, cịn thiếu nhiều HLV
giỏi; Cơ chế chính sách đào tạo tài năng thể thao chưa đáp ứng được u cầu;
Việc ứng dụng khoa học cơng nghệ cịn hạn chế chưa tạo bước đột phá trong

thể thao TTC”
Thể thao TTC ở nước ta cần phải tích cực đổi mới để theo kịp xu thế
phát triển của quốc tế trong những năm gần đây:
Xu thế mới của quốc tế biểu hiện ở những vấn đề sau đây:
Trình độ thể thao TTC tăng trưởng rõ rệt do các quốc gia đều gia tăng
tranh chấp huy chương trong Đại hội thể thao Olympic.
Tần số các cuộc thi đấu tăng rõ làm thay đổi quan điểm huấn luyện cũ.
Hàm lượng khoa học công nghệ gia tăng, trở thành nhân tố quan trọng
để nâng cao thành tích thể thao.
Thể thao TTC ảnh hưởng ngày càng lớn tới chuyên nghiệp hóa và kinh
doanh TDTT.
Nhiều quốc gia có sự điều chỉnh lớn về thể thao TTC như cơ cấu đầu
tư, lựa chọn môn thể thao trọng điểm, sự tập trung cao độ đào tạo VĐV…
Những lý do trên khiến nước ta phải sớm có chiến lược phát triển thể thao
TTC, trong đó phải xác định đúng các VĐV, mơn thể thao trọng điểm. Với
thành tích đã qua và tiềm lực cịn lớn, chắc chắn mơn Vật tự do vẫn được lựa
chọn là môn thể thao trọng điểm trong tương lai. Để tiếp tục nâng cao thành
tích của môn Vật tự do, phải chú trọng nâng cao chất lượng và hiệu quả huấn
luyện. Thế giới thừa nhận, chất lượng và hiệu quả HLTT được phản ánh qua
TĐTL của VĐV. Vì vậy, TĐTL của VĐV Vật tự do trình độ cao đã được
2


nghiên cứu ít nhiều ở nước ta trong những năm gần đây. Tuy nhiên, TĐTL
của VĐV Vật tự do trẻ vẫn chưa được nghiên cứu, đặc biệt đối với VĐV 14 15 tuổi, bắt đầu bước vào giai đoạn huấn luyện chun mơn hóa ban đầu.
TĐTL ở VĐV Vật tự do trẻ rất cần được nghiên cứu, mặc dù các thành phần
cấu thành TĐTL rất rộng, chỉ có thể nghiên cứu sâu từng bước cho từng độ
tuổi. Chính vì lý do này, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: " Nghiên cứu xây
dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ thể lực chuyên môn cho nữ vận động
viên Vật tự do lứa tuổi 14-15 của thành phố Hà Nội "

2. Mục đích nghiên cứu :
Trên cơ nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đánh giá trình
độ tập luyện trong thể thao nói chung và Vật tự do nói riêng, đề tài xác định
các chỉ tiêu và xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện thể lực
cho nữ vận động viên

Vật tự do lứa tuổi 14-15, làm cơ sở cho công tác

tuyển chọn, dự báo thành tích và điều khiển q trình đào tạo nữ vận động
viên Vật tự do lứa tuổi 14-15.
3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng chủ thể: Tiêu chuẩn đánh giá trình độ thể lực của nữ
VĐV Vật tự do lứa tuổi 14 – 15

thành phố Hà Nội .

3.2. Khách thể nghiên cứu:
- Đối tượng khách thể: Nữ VĐV Vật tự do lứa tuổi 14 – 15 của thành
phố Hà Nội .
4. Giả thuyết khoa học: Nếu lựa chọn được các tiêu chuẩn đánh giá
chính xác trình độ thê lực chun mơn cho nữ vận động viên vật tự do lứa
tuổi 14 – 15 sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tuyển chọn, dự báo thành tích
và điều chỉnh q trình huấn luyện cho nữ vận động viên Vật tự do lứa tuổi 14
– 15.
3


5. Nhiệm vụ nghiên cứu :
Để đạt mục đích trên, đề tài đưa ra các mục tiêu sau :

5.1. Nhiệm vụ 1 : Lựa chọn các test đánh giá trình độ thể lực chuyên
môn cho nữ vận động viên Vật tự do lứa tuổi 14-15 của thành phố Hà Nội.
- Tổng hợp các test đánh giá trình độ thể lực chuyên môn cho nữ vận
động viên Vật tự do lứa tuổi 14-15 qua tài liệu và thực tế.
- Phỏng vấn các nhà chuyên môn để lựa chọn các test đánh giá trình độ
thể lực chun mơn cho nữ vận động viên Vật tự do lứa tuổi 14-15 của thành
phố Hà Nội.
- Xác định độ tin cậy và tính thơng báo của các test đánh giá trình độ
thể lực chun mơn cho nữ vận động viên Vật tự do lứa tuổi 14-15 của thành
phố Hà Nội.
5.1. Nhiệm vụ 2 :: Xây dựng và kiểm nghiệm hiệu quả các tiêu chuẩn
đánh giá trình độ thể lực chun mơn cho nữ vận động viên Vật tự do

lứa

tuổi 14-15 của thành phố Hà Nội.
- Xây dựng tiêu chuẩn phân loại cho các chỉ tiêu đánh giá trình độ
thể lực chun mơn cho nữ vận động viên Vật tự do lứa tuổi 14-15 của thành
phố Hà Nội.
- Xây dựng thang điểm cho các chỉ tiêu đánh giá trình độ thể lực
chun mơn cho nữ vận động viên Vật tự do lứa tuổi 14-15 của thành phố Hà
Nội.
- Xây dựng bảng điểm tổng hợp cho các chỉ tiêu đánh giá trình độ thể
lực chun mơn cho nữ vận động viên Vật tự do lứa tuổi 14-15 của thành phố
Hà Nội.
- Ứng dụng các tiêu chuẩn vào đánh giá trình độ thể lực chun mơn
cho nữ vận động viên Vật tự do lứa tuổi 14-15 của thành phố Hà Nội.

4



- Xác định độ chính xác của các tiêu chuẩn đánh giá trình độ thể lực
chun mơn cho nữ vận động viên Vật tự do

lứa tuổi 14-15 của thành phố

Hà Nội.
6. Phạm vi nghiên cứu:
- Số lượng nghiên cứu: Đề tài tiến hành nghiên cứu trên 30 VĐV Vật
tự do lứa tuổi 14-15 của thành phố Hà Nội .
- Phạm vi không gian nghiên cứu: Các câu lạc bộ Vật thuộc khu vực Hà
Nội.
- Phạm vi thời gian nghiên cứu: Từ 9/2011 đến 10/2013.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu nêu trên, trong quá trình nghiên cứu
đề tài dự kiến sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
7.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu có liên quan.
Việc sử dụng phương pháp này nhằm tìm ra những cơ sở lý luận cho
việc giải quyết các nhiệm vụ của đề tài. Các tài liệu chun mơn có liên
quan được lấy từ các nguồn tài liệu khác nhau. Đây là sự tiếp nối, bổ sung các
luận cứ khoa học, tìm hiểu và phát hiện những vấn đề liên quan đến cơng tác
đánh giá trình độ thể lực cho VĐV Vật tự do nữ lứa tuổi 14 - 15, phù hợp với
thực tiễn. Đặc biệt, việc sử dụng phương pháp nghiên cứu này cũng nhằm bổ
sung những vấn đề sư phạm liên quan đến xây dựng tiêu chuẩn đánh giá thể
lực cho nữ VĐV Vật tự do lứa tuổi 14 – 15 của của thành phố Hà Nội .
Ngồi ra cũng thơng qua các nguồn tài liệu, đề tài đã xác định được hệ
phương pháp, lựa chọn được các tiêu chuẩn phục vụ công tác kiểm tra thể lực
cho đối tượng nghiên cứu.
7.2 Phương pháp phỏng vấn - toạ đàm.


5


Chúng tôi sử dụng phương pháp này nhằm tiếp thu những ý kiến của các
nhà chuyên môn đang giảng dạy, huấn luyện, quản lý môn vật ở nước ta hiện
nay bằng hình thức phiếu hỏi và hình thức trao đổi mạn đàm.
Đối tượng phỏng vấn của đề tài là các HLV, giáo viên, các nhà quản
lý chuyên môn vật trong cả nước. Những vấn đề mà đề tài quan tâm khi sử
dụng phương pháp này là: Các hình thức nhằm lựa chọn test đánh giá thể lực
cho nữ VĐV Vật tự do lứa tuổi 14 – 15 của của thành phố Hà Nội. Đây là
những căn cứ khoa học để lựa chọn và sắp xếp các tiêu chuẩn mang tính chất
đại diện cho từng tố chất thể lực.
7.3 Phương pháp quan sát sư phạm.
Đề tài sử dụng phương pháp quan sát sư phạm để thu thập những thông
tin cần thiết từ đối tượng nghiên cứu, phát hiện các vấn đề nghiên cứu liên
quan đến đề tài, đánh giá được thực trạng việc sử dụng các test đánh giá thể
lực của VĐV ở các đơn vị huấn luyện. Từ đó tổng hợp và tiến hành phỏng
vấn để lựa chọn test đánh giá trình độ thể lực cho nữ VĐV Vật tự do lứa tuổi
14 - 15.
7.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm
Phương pháp này được sử dụng để kiểm tra trình độ thể lực cho nữ
VĐV Vật tự do lứa tuổi 14 – 15 của thành phố Hà Nội, trên cơ sở đó phân
loại chúng theo các tiêu chuẩn mà đề tài mới xây dựng, sau đó so sánh với
trình độ thi đấu của đối tượng này để thấy sự tương thích giữa hai khả năng,
trình độ thể lực và trình độ thi đấu của các VĐV. Đây là một trong những cơ
sở để đi tới kết luận về độ chuẩn xác của các tiêu chuẩn mà đề tài mới xây
dựng.
7.5. Phương pháp toán học thống kê:

6



Là phương pháp được chúng tôi sử dụng trong quá trình xử lý các số
liệu đã thu thập được trong nghiên cứu. Các tham số đặc trưng mà chúng tôi
quan tâm là:

x

1/ Số trung bình:
Trong đó :

x

:

xi
n
số trung bình

xi : giá trị của từng cá thể
n : Số lượng đối tượng quan trắc
 : ký hiệu tổng.

2/ Phương sai :

( xi  x )2
 
n 1

3/ Độ lệch chuẩn :


  2

2

4/ Hệ số tương quan thứ bậc:

6 xd 2
r=1n(n 2  1)
Trong đó : 1 và 6 là hằng số
d = dx-dy : sự khác biệt của từng cặp biến số
về thứ bậc x và y.
n : Số lượng đối tượng quan trắc.
5/ Công thức so sánh giá trị trung bình

t

x1  x 2

 12
n1



 22
n2

6/ Sai số của số trung bình

x 

7


n


Trong đó:

x

là sai số của số trung bình

8/ Hệ số biến sai
Cv% =


x

.100 (%)

9/ Tính điểm các thơng số thể lực theo công thức của Binét.
C = 5 + 2Z

Trong đó : Z =

xi  x



8. Những đóng góp mới của đề tài:

- Xác định được tiêu chí đánh giá thể lực chuyên môn cho nữ vận động
viên Vật tự do lứa tuổi 14-15 của của thành phố Hà Nội.
- Xây dựng được tiêu chuẩn đánh giá thể lực chuyên môn cho nữ vận
động viên Vật tự do lứa tuổi 14-15 của của thành phố Hà Nội.
- Đánh giá được thực trạng thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên
Vật tự do lứa tuổi 14-15 của của thành phố Hà Nội.
- Xác định được độ chuẩn xác của các tiêu chí đánh giá thể lực chun
mơn cho nữ vận động viên Vật tự do lứa tuổi 14-15 của của thành phố Hà
Nội.
9. Cấu trúc của luận văn.
Ngoài phần mở đầu và kết luận và kiến nghị
Phần nội dung gồm 3 chương
Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
Chương 2: : Nghiên cứu lựa chọn các test đánh giá trình độ thể lực của nữ vận
động viên vật tự do lứa tuổi 14 – 15 thành phố Hà Nội
Chương 3: xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ thể lực cho nữ vận động
viên vật tự do lứa tuổi 14 – 15 của thành phố Hà Nội

8


CHƢƠNG 1: TỔNG QUÁT CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan về trình độ tập luyện.
1.1.1 Các khái niệm về trình độ tập luyện.
Từ những năm 60 - 70 của thế kỷ trước đến nay rất nhiều nhà khoa học
đã nghiên cứu, đưa ra các định nghĩa về HLTT và TĐTL trong HLTT. Một số
nhà khoa học nước ta đã tham khảo các tài liệu nước ngoài, chủ yếu của Liên
Xô, CHDC Đức (cũ), Trung Quốc để biên soạn hoặc dịch sách dùng để giảng
dạy cho các trường đại học thể dục thể thao về “Lý luận và phương pháp thể
dục thể thao”, “Học thuyết huấn luyện”, trong đó có đề cập tới TĐTL,

Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn và cộng sự (1993); D.Harre do Trương Anh
Tuấn, Bùi Thế Hiển dịch (1996). Khái niệm về HLTT và TĐTL cịn có thể
tìm thấy trong một số từ điển TDTT của nước ngoài và các cuốn sách chuyên
khảo khác, từ điển TDTT Trung Quốc (1983); Nguyễn Thế Truyền và cộng
sự (2003); Trịnh Hùng Thanh (1999).
Phân tích các tài liệu khoa học và thực tiễn cho thấy đánh giá TĐTL
của VĐV vô cùng quan trọng, vì nó đánh giá khả năng thích ứng và mức độ
thích nghi của VĐV với LVĐ tác động trực tiếp vào cơ thể VĐV thông qua
các bài tập mà HLV đề ra trong từng buổi tập của chu kỳ huấn luyện dài hạn.
TĐTL càng cao thì VĐV có khả năng thực hiện các nhiệm vụ buổi tập càng
khó, vì vậy TĐTL còn thể hiện tiềm năng của VĐV để có thể đạt được những
thành tích thể thao cao trong từng môn thể thao nhất định và năng lực này thể
hiện cụ thể ở mức độ chuẩn bị về kỹ thuật, chiến thuật, thể lực và tâm lý.
Qua đánh giá TĐTL của VĐV, HLV thấy được những mặt mạnh và
những tố chất bẩm sinh tốt để phát huy chúng trong quá trình tập luyện và thi
đấu, đồng thời khắc phục, hạn chế những mặt yếu kém của VĐV và qua
những ưu, khuyết điểm đó của VĐV, HLV có phương hướng xây dựng hệ

9


thống bài tập huấn luyện cho các giai đoạn tiếp theo phù hợp với trình độ của
từng VĐV.
Trong quá trình HLTT, VĐV phải được huấn luyện theo một hệ thống
bài tập đã được xây dựng trước và trình độ của VĐV sẽ được nâng lên nhờ
khả năng thích ứng với LVĐ ngày càng cao mà HLV đề ra trong mỗi buổi tập
kế tiếp. Khái niệm TĐTL được hiểu như sau: “TĐTL là sự thay đổi thích ứng
sinh học (hình thái, chức năng) của cơ thể, chúng biểu hiện mức độ nâng cao
năng lực và tiềm năng của hệ thống chức năng các cơ quan trong cơ thể và
mức độ phát triển toàn diện, trước hết là yếu tố kỹ thuật chiến thuật thể lực và

tâm lý”.
Theo quan điểm sư phạm việc đánh giá TĐTL của VĐV chủ yếu dựa
trên những biến đổi về năng lực thể thao gồm kỹ - chiến thuật, thể lực và tâm
lý. Thông qua LVĐ, các năng lực của VĐV được nâng lên dần dần, mặt khác
giữa các năng lực đó được liên kết chặt chẽ với nhau có tác động qua lại. Để
xác định TĐTL của VĐV một môn thể thao nhất định phải xem xét các yếu tố
cấu thành năng lực vận động và lựa chọn tổ hợp các chỉ tiêu đặc trưng xác
định mức độ thích ứng của VĐV đó dưới ảnh hưởng của LVĐ.
Theo D.Harre (1996), HLTT là một quá trình sư phạm nhằm hoàn thiện
thể thao, được tiến hành dựa trên cơ sở các tri thức khoa học. Quá trình này
tác động một cách hệ thống vào khả năng chức phận về tâm - sinh lý và trạng
thái sẵn sàng đạt thành tích, nhằm mục đích dẫn dắt VĐV tới các thành tích
thể thao cao và cao nhất và qua sự đấu tranh một cách tích cực, chủ động với
các yêu cầu đặt ra trong tập luyện, nhân cách VĐV được phát triển…Cũng
theo D.Harre (1996), TĐTL của VĐV thể hiện ở sự nâng cao năng lực thể
thao nhờ ảnh hưởng của LVĐ tập luyện, thi đấu và các biện pháp bổ trợ khác.
Các yếu tố của năng lực thể thao bao gồm các năng lực thể chất, năng lực
phối hợp vận động, năng lực trí tuệ, kỹ thuật kỹ xảo và chiến thuật cũng như
10


các phẩm chất tâm lý… Năng lực thể thao cao nhất mà VĐV đạt được trong
từng thời kỳ thi đấu phù hợp với trình độ huấn luyện của họ được gọi là trạng
thái thi đấu (L.P.Matvêép). Tóm lại, theo D.Harre (1996), TĐTL thể hiện ở
năng lực thể thao, trạng thái sung sức thể thao.
Tác giả Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn và cộng sự (1993), HLTT là
hình thức cơ bản của đào tạo VĐV, là q trình đào tạo VĐV có hệ thống mà
chủ yếu bằng các phương pháp bài tập. Về thực chất, đó cũng là một q trình
sư phạm có tổ chức chặt chẽ, giúp thành tích thể thao của VĐV không ngừng
phát triển. Tiếp theo, các tác giả đưa ra khái niệm liên quan đến HLTT là trình

độ đào tạo và TĐTL, chỉ tất cả các mặt đào tạo làm cho VĐV đạt được những
thành tích thể thao kế tiếp (gồm thể lực, kỹ thuật, chiến thuật, tâm lý…).
Theo “Từ điển TDTT Trung Quốc” (1983), TĐTL là mức độ, năng lực
thích ứng với hoạt động nhờ q trình huấn luyện hệ thống. Do ảnh hưởng
của LVĐ tập luyện, làm thay đổi tính thích nghi sinh học của cơ thể, nâng cao
năng lực hoạt động của các cơ quan bên trong cơ thể, cải thiện hoạt động của
hệ thống thần kinh, điều chỉnh mọi hoạt động của chúng. Trong hoạt động vận
động, mức độ thích ứng biểu hiện ở sự phát triển tổng hợp về tố chất thể lực,
kỹ - chiến thuật, trí lực và tâm lý. TĐTL càng cao, năng lực thể thao càng cao,
thành tích thể thao càng tốt. Đánh giá và giám định TĐTL cần phải thông qua
tổ chức chuyên môn, bằng những tư liệu, số liệu khoa học chuyên môn.
TĐTL là thước đo hiệu quả huấn luyện. Giám định TĐTL sẽ giúp khắc phục
tình trạng huấn luyện mù qng khơng có tính khoa học, điều chỉnh LVĐ và
tính tích cực trong huấn luyện.
Khi đánh giá TĐTL của VĐV cấp cao, nhất định phải định lượng được
những thành tố tiềm năng bên trong cơ thể, đó là các chỉ tiêu y sinh gồm hình
thái, sinh lý, sinh hoá, sinh cơ đồng thời xác định những thành tố biểu hiện
bên ngoài gồm các chỉ số sư phạm về thể lực chung, thể lực chuyên môn, kỹ11


chiến thuật và phẩm chất tâm lý của từng VĐV vào những thời điểm sung
mãn nhất trước các cuộc thi đấu quan trọng.
Xuất phát từ quan điểm cho rằng thuộc tính về tính liên tục và tính kế
thừa của quy trình đào tạo VĐV nhiều năm, việc đánh giá TĐTL của VĐV
các cấp theo độ tuổi, giới tính và mơn thể thao chuyên sâu rất có ý nghĩa về lý
luận và thực tiễn trong tuyển chọn và đào tạo VĐV.
Trước đây chưa có điều kiện về trang thiết bị nghiên cứu cần thiết, nhất
là trong các lĩnh vực khoa học cơ bản như y sinh, tâm lý, sinh cơ v.v.... Hiện
nay có những thiết bị với cơng nghệ hiện đại ở trong và ngoài ngành TDTT
đảm bảo nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa chuẩn hơn, chính xác

hơn, kịp thời hơn ngay trên sân tập, bể bơi hay phịng tập. Điều đó hỗ trợ
HLV đánh giá, điều chỉnh LVĐ tập luyện một cách hợp lý và giúp cơng tác
nghiên cứu tồn diện hơn đáp ứng u cầu ngày càng cao của HLTT hiện đại.
Trong thể thao đỉnh cao hiện nay địi hỏi mỗi VĐV phải có khả năng
thích ứng với những yêu cầu rất cao về mọi mặt như kỹ-chiến thuật, thể lực và
tâm lý do vậy từng VĐV phải luôn cố gắng và nỗ lực rèn luyện, phát triển và
nâng cao các tố chất của mình.
Xét về góc độ sư phạm: TĐTL của VĐV Vật tự do là thước đo khả
năng hoàn thiện về kỹ - chiến thuật và mức độ phát triển ngày càng cao của
các tố chất thể lực như sức nhanh, sức mạnh, sức bền, tố chất mềm dẻo, khéo
léo và những biến đổi thích ứng về sinh học phù hợp với đặc thù của môn Vật
tự do.
Theo Nguyễn Thế Truyền và cộng sự, TĐTL là một phức hợp gồm
nhiều thành tố y-sinh, tâm lý, kỹ-chiến thuật, thể lực, ngày càng được nâng
cao nhờ ảnh hưởng trực tiếp lâu dài của LVĐ tập luyện và thi đấu cũng như
các liệu pháp hỗ trợ ngoại sinh khác. Khái niệm về quá trình biến đổi lâu dài
của TĐTL luôn gắn liền với các phạm trù “phát triển” và “thích nghi”. Tác
12


giả phân tích, sự phát triển TĐTL nhờ tác động lâu dài của LVĐ tạo nên
những biến đổi về chức năng và cấu trúc trong các cơ quan và các hệ thống cơ
thể. Tuy nhiên mọi quá trình phát triển đều tịnh tiến thường gắn với các yếu
tố có tính chu kỳ. Do đó q trình phát triển TĐTL được thực hiện khơng theo
đường vịng, khơng theo đường thẳng mà dường như theo đường xốy chơn
ốc bao gồm các yếu tố đối lập nhau, nghĩa là vừa có tính chu kỳ, vừa có dạng
tuyến tính trong q trình phát triển TĐTL. Tác giả cịn phân tích về sự phát
triển TĐTL theo chu kỳ của những thích nghi, theo các căn cứ lý thuyết sau
đây:
H. Selye (1936), chia những chấn động stress căng thẳng, kể cả LVĐ

tập luyện và thi đấu với thời gian tác động tương đối lâu dài sẽ gây nên những
phản ứng định hình 3 giai đoạn: Giai đoạn lo lắng hồi hộp ban đầu, giai đoạn
đề kháng, giai đoạn kiệt sức. Selye giải thích giai đoạn 3 do cạn kiệt nguồn
năng lượng thích ứng. Ý tưởng của H.Seley được các chuyên gia khác phát
triển, chia quá trình thích ứng thành 3 mức độ chức năng các nguồn dự trữ
sinh học: Thứ nhất, chuyển từ trạng thái tĩnh sang trạng thái hoạt động bình
thường với phản ứng đồng hóa chiếm ưu thế; Thứ hai, dự trữ sinh học có
được nhờ cả đồng hóa và dị hóa; Thứ ba, dự trữ sinh học diễn ra dưới dạng
phản ứng stress cao độ
Những cơng trình nghiên cứu hiện nay xem xét những biến đổi trong cơ
thể thích ứng theo 4 giai đọan: Giai đoạn “cấp báo”, có đặc điểm hệ thống cơ
thể vượt quá mức tối đa, tiêu hao dự trữ, nảy sinh phản ứng stress nghiêm
trọng; Giai đoạn “quá độ”, quá trình đổi mới về hình thái và chức năng cơ thể
diễn ra tích cực, hoạt hóa tiềm năng di truyền của cơ thể, TĐTL đang phát
triển; Giai đoạn “ổn dịnh”, phản ứng của cơ thể dần giảm đi, những biến đổi
cơ thể ở mức độ nhất định, hoạt động tiết kiệm và ổn định; Giai đoạn “trơ ỳ”,

13


khơng nhất thiết xuất hiện, nhưng nếu có, có thể làm rối loạn q trình thích
ứng với LVĐ, dẫn đến các tình huống gây cấn stress.
R.S.Suzdalnixki và V.A.Levando cũng chia q trình thích ứng miễn
dịch thành 4 giai đoạn: Giai đoạn động viên, giai đoạn phục hồi, giai đoạn suy
giảm hồi phục, giai đoạn phục hồi dần dần trạng thái miễn dịch và hormon
sau khi sử dụng LVĐ tập luyện.
Cuối cùng, Nguyễn Thế Truyền và cộng sự đưa ra ý kiến tổng quát về
sự phát triển TĐTL theo chu kỳ thích nghi: Tính chất giai đoạn của q trình
thích nghi một lần nữa chứng minh rằng sự phát triển TĐTL là một q trình
có tính chất chu kỳ và giai đoạn vì vậy khơng thể thích ứng liên tục để phát

triển TĐTL. Như vậy, khi định nghĩa và lý giải về sự phát triển TĐTL,
Nguyễn Thế Truyền nhấn mạnh quá trình thích nghi của cơ thể đối với LVĐ
theo những chu kỳ, giai đoạn biến đổi sinh học (trong đó có biến đổi tâm lý).
Tudor O.Bompa và Michael C.Carrera (2005), đã viết trong “Chu kỳ
huấn luyện thể thao” như sau: “Thời gian của từng giai đoạn phụ thuộc chủ
yếu vào lịch thi đấu cũng như phụ thuộc vào thời gian cần thiết để nâng cao
kỹ năng (Skills) và để phát triển ưu thế về khả năng vận động sinh học
(dominant biomotor abilities). Trong giai đoạn chuẩn bị thì nhiệm vụ đầu tiên
của HLV là phát triển cơ sở sinh lý của VĐV, trong giai đoạn thi đấu thì cần
phải tập trung và hồn thiện theo u cầu chun mơn của thi đấu”.
Như vậy các tác giả rất chú trọng tới tính chất chu kỳ và giai đoạn của
q trình thích ứng với LVĐ. O.Bompa và Carrera coi nâng cao TĐTL để đạt
thành tích thể thao tốt nhờ nâng cao kỹ năng và nhờ phát triển ưu thế về khả
năng vận động sinh học.
1.1.2. Nghiên cứu về cơ sở sinh học của trình độ tập luyện.
Khi nghiên cứu về TĐTL của VĐV một môn thể thao bất kỳ, trước tiên
phải nghiên cứu sâu về cơ sở sinh học của nó. Nhiều nhà khoa học đã nghiên
14


cứu cơ sở sinh học của tố chất thể lực, một trong những yếu tố cấu thành của
TĐTL. Gần đây Hội y học của Uỷ ban Olympic quốc tế, Liên hiệp Hội y học
thể thao quốc tế đã cho xuất bản “Bách khoa tồn thư y học thể thao”, trong
đó có “Sức bền thể thao” quyển 2 (2004) do Haward G.Knuttgen chủ biên và
“Sức mạnh và sức mạnh tốc độ” quyển 3 (2004) do PAAVO V.Komi chủ
biên. Trong các cuốn sách này, các tác giả đã đề cập sâu về cơ sở sinh học của
sức bền, sức mạnh và sức mạnh tốc độ trong huấn luyện nâng cao thành tích
thể thao nói chung và dẫn chứng ở một số mơn thể thao như điền kinh, bơi lội,
bóng đá, bóng rổ, tennis, bơi thuyền, vật, Judo… Tuy nhiên, các tác giả vẫn
chưa nghiên cứu về cơ sở sinh học trong huấn luyện thể lực của VĐV Vật tự

do. Những cuốn sách gần đây về huấn luyện sức mạnh, Tudor O.Bompa và
Michael C.Carrera (2005); Lâm Quang Thành và Bùi Trọng Toại, cũng chưa
đề cập tới môn Vật tự do.
1.1.3. Nghiên cứu về kiểm tra, đánh giá trình độ tập luyện.
Nhiều nhà khoa học trong ngoài nước đã nghiên cứu về phương pháp
kiểm tra TĐTL, nội dung, tiêu chuẩn đánh giá TĐTL.
Nghiên cứu phương pháp đánh giá về sinh hóa - sinh lý và tâm lý:
Các phương pháp xét nghiệm về sinh hóa, Nguyễn Thế Truyền, Lê Quý
Phượng, Vũ Ánh Minh (2003).
Men LDH khử hydro của axit lactic
Testosterone trong thể thao
Cortisol trong thể thao
Các phương pháp kiểm tra sinh lý, Lưu Quang Hiệp (2005); Lê Quý
Phượng, Ngô Đức Nhuận (2003); Trịnh Hùng Thanh (1999).
Các phương pháp kiểm tra ở trạng thái nghỉ.
Các phương pháp kiểm tra ở trạng thái hoạt động định lượng.
Các phương pháp kiểm tra khả năng hoạt động thể lực tối đa.
15


Các phương pháp kiểm tra xác định ngưỡng yếm khí trong vận
động.
Các phương pháp kiểm tra tâm lý, Phạm Ngọc Viễn, Nguyễn Thị Tuyết
(2003).
Loại hình thần kinh.
Thời gian phản xạ.
Đánh giá khả năng trí tuệ.
Khả năng xử lý thơng tin.
Đánh giá khả năng chú ý.
Nghiên cứu phương pháp đánh giá về hình thái và sinh cơ trong thể thao:

Phương pháp đo lường đánh giá hình thái cơ thể, Nguyễn Kim Minh
(1994).
Đo lường đánh giá tính chất động lực học trong vận cơ theo phương
pháp Isokinetic, Dương Nghiệp Chí (2004).
Đo lường đánh giá xung lực tấn công của VĐV võ với hệ thống vơ
tuyến SM102, Dương Nghiệp Chí và cộng sự (2004).
Đo lường tính chất động học trong kỹ thuật chuyển động bằng cơng
nghệ Video, Dương Nghiệp Chí và cộng sự (2004).
Nghiên cứu phương pháp kiểm tra sư phạm ở một số môn thể thao:
Môn điền kinh, Nguyễn Đại Dương (2006).
Môn bơi lội, Chung Tấn Phong (2000).
Môn thể dục, Lê Văn Lẫm, Nguyễn Xuân Sinh, Nguyễn Kim Xuân
(2004).
Các môn võ vật và Judo, Nguyễn Thế Truyền và cộng sự (2004).
Mơn bóng đá, Trần Quốc Tuấn và cộng sự (2004).
Mơn bóng bàn, Nguyễn Danh Thái và cộng sự (2004).
Mơn bóng chuyền, Nguyễn Thành Lâm (2004).
16


Mơn bóng rổ, Lê Nguyệt Nga, Đặng Hà Việt (2004).
Nghiên cứu nội dung, tiêu chuẩn đánh giá TĐTL ở một số môn thể thao:
VĐV chạy cự ly ngắn trẻ, Đàm Quốc Chính (2000).
VĐV bơi lội 9-12 tuổi, Chung Tấn Phong (2004).
Nữ VĐV TDDC 6-8 tuổi, Nguyễn Xuân Sinh, Nguyễn Kim Xuân (2004).
VĐV bóng đá nam quốc gia, Phạm Quang (2004).
VĐV bóng bàn nam 12 - 15 tuổi, Nguyễn Tiên Tiến (2004).
Thể lực và kỹ thuật của VĐV Vật tự do đội tuyển quốc gia, Nguyễn Thế
Truyền và cộng sự (2004).
Các cơng trình nghiên cứu trên, đánh giá TĐTL đều là đánh giá định

lượng. Căn cứ tài liệu của Tổng cục TDTT Trung Quốc (2005) về “Xu thế
phát triển phương pháp nghiên cứu khoa học TDTT thế kỷ 21”, thế giới chú
trọng nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng: “Phân tích định tính và
phân tích định lượng hỗ trợ cho nhau giúp chính xác hóa bản chất sự vật và
quy luật của quá trình biến đổi”. Vì: “Theo sự phát triển của khoa học - công
nghệ, nhận thấy, nâng cao thành tích của mơn thể thao bất kỳ, nếu chỉ dựa vào
mô thức định lượng đơn giản là không đủ, cần thay đổi triệt để, hướng tới xu
thế tất yếu phải phối hợp định tính và định lượng”.
Các luận án tiến sĩ GDH của nước ta về TĐTL và về các mơn võ-vật có
giá trị khoa học ứng dụng tốt, nhưng số lượng hạn chế.
Các luận án tiến sĩ GDH về TĐTL bao gồm các luận án sau đây:
“Nghiên cứu tiêu chuẩn đánh giá TĐTL của VĐV bơi trẻ từ 9-12 tuổi
trong giai đoạn huấn luyện ban đầu” (2000) của tác giả Chung Tấn Phong.
“Nghiên cứu tiêu chuẩn đánh giá TĐTL của nữ VĐV thể dục trẻ ở giai
đoạn huấn luyện ban đầu” (2001) của tác giả Nguyễn Kim Xuân.
“Nghiên cứu đánh giá TĐTL của VĐV bóng bàn nam 12-15 tuổi”
(2001) của tác giả Nguyễn Tiên Tiến.
17


Các nội dung đánh giá về tố chất thể lực được các tác giả đưa ra bao gồm:
16 test và bài tập đối với VĐV thể dục
5 test đánh giá thể lực chung và 4 test đánh giá thể lực chuyên môn đối
với VĐV bơi lội.
13 test đánh giá thể lực của VĐV bóng bàn 12 - 13 tuổi và 15 test
đánh giá thể lực của VĐV bóng bàn 14 - 15 tuổi.
Phương pháp lập test là công cụ để nghiên cứu về tố chất thể lực. Các
tác giả đều xác định mối quan hệ giữa các test thể lực với thành tích thi đấu.
Riêng độ tin cậy của 16 test và bài tập đối với VĐV thể dục không được xác
định. Khi nghiên cứu về tố chất thể lực, các tác giả chỉ phân loại tố chất thể

lực chung và tố chất thể lực chuyên môn, chưa phân loại chi tiết như tốc độ,
sức mạnh, sức bền... ngoài ra cũng chưa nghiên cứu về sinh lý, phản ánh sự
biến đổi bên trong cơ thể khi thực hiện bài tập thể lực. Chính vì vậy trong
phần tổng quan, các tác giả không cần tổng hợp một số vấn đề về cơ chế sinh
lý của tố chất thể lực.
Bên cạnh đó cịn có các cơng trình võ - vật nghiên cứu về thể lực:
“Nghiên cứu các bài tập phát triển sức bền đối với VĐV nam 15 - 17
tuổi” (dẫn chứng ở môn karate-do), Nguyễn Đương Bắc (2006).
“Nghiên cứu các bài tập phát triển sức mạnh đối với VĐV nam 15 - 17
tuổi” (dẫn chứng ở môn vật tự do), Ngô Ích Quân (2006).
Xin tổng hợp một số vấn đề có liên quan như sau:
Tác giả Ngơ Ích Qn đánh giá sức mạnh của VĐV vật tự do thông qua
15 test sư phạm thuộc 4 nhóm yếu tố sức mạnh thành phần. Trên cơ sở đó tiến
hành đánh giá phân loại.
Tác giả Nguyễn Đương Bắc đánh giá sức bền của VĐV Karate-do qua
8 test sư phạm; 2 test tâm lý (sự chú ý và ý chí); 2 test y sinh (cơng năng tim,
VO2max xác định gián tiếp). Trên cơ sở này, tiến hành đánh giá phân loại.
18


Khi nghiên cứu về sức mạnh và sức bền của VĐV nhóm mơn võ - vật,
các tác giả sử dụng phương pháp lập test sư phạm, chưa có điều kiện ứng
dụng các thiết bị thực nghiệm sinh lý và sinh cơ trong vận động.
Các tác giả nghiên cứu theo độ tuổi, không đủ số lượng VĐV để nghiên
cứu theo độ tuổi, theo hạng cân. VĐV ở mỗi độ tuổi nghiên cứu gồm một số
hạng cân theo quy định trong thi đấu, tuy nhiên, các tác giả nêu rõ chỉ giới các
hạng cân hoặc chỉ số thể trọng trung bình của VĐV từng lứa tuổi.
Các cơng trình về các mơn võ - vật đã giải quyết nhiều vấn đề rộng,
phức tạp, tạo tiền đề tốt để nghiên cứu về TĐTL của VĐV Vật tự do trẻ. Tuy
nhiên, một số vấn đề hạn chế của các luận án không dễ khắc phục.

Sau khi nghiên cứu tổng quan về TĐTL, tơi có một số nhận xét sau:
Các nhà khoa học diễn giải khác nhau về TĐTL, nhưng thống nhất về
bản chất của TĐTL:
TĐTL chính là năng lực thể thao, là thước đo hiệu quả của quá trình
HLTT. TĐTL cao thì năng lực thể thao cao, thành tích thể thao tốt.
TĐTL phản ánh quá trình thích ứng của cơ thể với tác động của LVĐ
tập luyện và thi đấu, có tính chu kỳ, giai đoạn.
Nhìn tổng hợp, TĐTL được nâng cao nhờ quá trình huấn luyện. Cụ thể
TĐTL gồm các thành phần cấu thành: Chức năng sinh lý - giải phẫu của cơ
thể, tâm lý, kỹ - chiến thuật, tố chất thể lực, nhân cách, trí lực. Như vậy các
thành phần cấu thành TĐTL rất rộng, khó nghiên cứu đầy đủ.
Nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu về cơ sở sinh học (sinh lý, sinh cơ)
của TĐTL, nhưng cịn thiếu đối với mơn Vật tự do.
Nhiều nhà khoa học nước ta đã nghiên cứu phương pháp đánh giá
TĐTL, nội dung và tiêu chuẩn đánh giá TĐTL ở một số môn thể thao. Nhưng
các công trình nghiên cứu về vấn đề này trên VĐV Vật tự do trẻ, đặc biệt ở
giai đoạn chun mơn hóa ban đầu từ 14 - 15 tuổi cịn chưa có.
19


×