Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Một số vấn đề cần được làm rõ và hướng dẫn khi thực hiện quyền tự chủ trong giáo dục đại học theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật giáo dục đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264.74 KB, 5 trang )

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN ĐƯỢC LÀM RÕ VÀ HƯỚNG DẪN KHI THỰC HIỆN
QUYỀN TỰ CHỦ TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THEO LUẬT SỬA ĐỔI,
BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Lê Văn Học
Ủy ban VHGDTNTN&NĐ
Giáo dục đại học Việt Nam gồm hệ thống các trường đại học và một số cơ sở
nghiên cứu có tham gia đào tạo trình độ sau và trên đại học, đã trải qua quá trình hình
thành, phát triển đến nay đã hơn 75 năm (tính từ khi thành lập nước Việt nam dân chủ
cộng hòa, 1945). Hiện nay, mạng lưới các trường đại học và cao đẳng đã phủ khắp các
tỉnh thành trong cả nước, tập trung nhiều nhất tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và
một số trung tâm Thái Nguyên, Huế, Đà Nẵng và Cần Thơ.
Điều đáng mừng nhất của nhân dân là sau khi tốt nghiệp xong học phổ thơng
con em của họ đều có thể trở thành sinh viên đại học – cao đẳng, đây là niềm mơ ước
của học sinh phổ thông trong những năm trước 2000. Đến năm 2020 số lượng tuyển
sinh vào đại học và cao đẳng là gần bằng với số lượng học sinh dự thi tốt nghiệp trung
học phổ thông.
Các trường đại học đã đào tạo hầu như được tất cả các ngành nghề mà nền kinh
tế quốc dân nước ta cần, một số ngành đào tạo được đội ngũ cử nhân, kỹ sư, bac sĩ …
có chất lượng tốt đáp ứng phát triển kinh tế xã hội và không thua kém các trường đại
học tiên tiến của nước ngoài.
Các cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) của nước ta, trước những năm 2000, được
tổ chức và hoạt động chủ yếu dựa vào Luật giáo dục, tới năm 2012 mới có Luật giáo
dục đại học. Cơ quan quản lý nhà nước về GDĐH là Bộ Giáo dục và Đào tạo
(GD&ĐT), nhưng cơ quan chủ quản của các trường đại học ngoài Bộ GD&ĐT (chỉ
quản lý khoảng 15% số cơ sở GDĐH) còn rất nhiều các bộ, ngành ở trung ương và
UBND cấp tỉnh.
Đảng bộ các cơ sở GDĐH sinh hoạt theo địa phương, chịu sự chỉ đạo của Ban
cán sự đảng của các bộ, ngành chủ quản, …; cấp ủy đảng với nhiều đầu mối như vậy
tạo nên sự thiếu đồng bộ, thống nhất đối với các cơ sở GDĐH trong cả nước. Đây là
một trong những nguyên nhân làm hạn chế sự phát triển, tính chủ động của các trường
đại học trong những năm vừa qua.


Về cơ bản cơ sở GDĐH cơng lập trước năm 2000 chưa có khái niệm tự chủ đại
học vì nguồn ngân sách nhà nước cấp và học phí thu từ sinh viên theo quy định của
Chính phủ, mức học phí rất thấp. Hoạt động đào tạo từ tuyển sinh đầu vào, mở ngành
nghề đào tạo đều phải xin phép; hoạt động nghiên cứu khoa học cũng chủ yếu dựa vào
kinh phí khoa học do Nhà nước cấp, số lượng đề tài cấp bộ, cấp nhà nước cũng rất hạn
chế vì kinh phí rất eo hẹp. Để tuyển dụng được một giảng viên cũng phải trải qua quy
trình rất phức tạp nhưng lại khơng thực chất.
Các cơ sở GDĐH được các cơ quan chủ quản trực tiếp và cơ quan quản lý nhà
nước (Bộ GD&ĐT) quản lý chặt chẽ từ đội ngũ, công tác đào tạo, nghiên cứu khoa
học, xây dựng cơ sở vật chất, chi tiêu tài chính …, có thể gọi là giai đoạn các cơ sở
GDĐH làm bất cứ việc gì cùng phải xin phép.
17


Vào đầu những năm 2000, khi Điều lệ trường đại học lần đầu tiên được Thủ
tướng Chính phủ ban hành mới bắt đầu giai đoạn bắt đầu của tự chủ đại học Việt Nam.
Thực hiện Luật giáo dục và Điều lệ trường đại học, năm 2005 đã có một số
trường đại học thành lập hội đồng trường, nhưng hoạt động của các hội đồng chưa
hiệu quả, chưa thực chất và rất hình thức. Cơ cấu tổ chức, nguyên tắc thành lập, tiêu
chuẩn các thành viên của hội đồng trường cũng chưa được quy định cụ thể. Việc giám
sát, kiểm tra của các cơ quan quản lý và chủ quản về việc thực hiện Luật giáo dục và
Điều lệ trường đại học chưa đầy đủ và chưa thường xuyên.
Để thực hiện cơ chế tự chủ đại học thì cần phải có hội đồng trường, đây là tổ
chức đại diện cho quyền sở hữu nhà nước tại nhà trường. Việc một số trường thành lập
hội đồng trường, mặc dù hoạt động chưa hiệu quả nhưng đó là giai đoạn ban đầu rất có
ý nghĩa để tự chủ trong GDĐH đi vào thực tiễn.
Sau khi có Luật giáo dục đại học năm 2012, tự chủ đại học đã được làm rõ, tất
cả các cơ sở GDĐH đều có quyền tự chủ nhưng được tự chủ đến đâu phụ thuộc vào
các điều kiện mà cơ sở GDĐH đó có được.
Quyền tự chủ của cơ sở GDĐH bao gồm quyền tự chủ trong học thuật, mở

ngành, tuyển sinh, đào tạo, hoạt động khoa học công nghệ, hợp tác trong nước và quốc
tế; quyền tự chủ trong tổ chức và nhân sự, tuyển dụng, sử dụng đối với giảng viên,
viên chức và người lao động; quyền tự chủ trong tài chính và tài sản, quản lý và sử
dụng nguồn tài chính tài sản, chính sách học phí và học bổng cho sinh viên.
Đi kèm với quyền tự chủ là trách nhiệm giải trình và cơng khai tất cả mọi hoạt
động của nhà trường với người học, xã hội, với chủ sở hữu và cơ quan quản lý nhà
nước có liên quan.
Trong khoảng 10 năm trở lại đây, vấn đề quyền tự chủ trong GDĐH, quyền tự
chủ của các cơ sở GDĐH đã dần đi vào cuộc sống, phù hợp với xu thế phát triển và
hội nhập của GDĐH. Qua đây cũng cho thấy tự chủ đại học phải có q trình, từ chính
sách đến thực tiễn không phải chỉ một vài năm mà phải hàng chục năm, thậm chí vài
chục năm mới có thể đạt được tự chủ đúng nghĩa như tự chủ của các cơ sở GDĐH của
các nước có nền giáo dục phát triển và chất lượng cao.
Sau hơn 20 năm, GDĐH của nước ta từ khi bắt đầu thực hiện quyền tự chủ, đến
nay nhìn lại cho thấy quá trình này diễn ra chậm, khơng như mong muốn vì những
ngun nhân sau đây:
- Kinh tế xã hội của nước ta phát triển thấp, thu nhập bình quân đầu người dân
thấp, chi từ ngân sách nhà nước cho GDĐH cũng rất thấp, mức đầu tư cho một sinh
viên từ ngân sách nhà nước và học phí nhỏ khơng bù đắp đủ kinh phí đào tạo để có
chất lượng đào tạo tốt. Cơ sở GDĐH chưa thể thoát ra ngay khỏi cơ chế xin – cho thời
bao cấp.
- Trong một số năm từ 2005-2012 các cơ sở GDĐH được thành lập quá nhiều,
cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên rất hạn chế, nguồn lực cho phát triển nhà trường
chưa đáp ứng với mục tiêu thành lập trường và chất lượng đào tạo thấp, tuyển sinh
vượt quá năng lực thực tế hiện có.
- Các văn bản quy phạm pháp luật (Luật, Nghị định, thông tư) về GDĐH chưa
đầy đủ, không nhất quán, tổ chức quản lý các cơ sở GDĐH còn nhiều hạn chế, một số
điều khoản trong văn bản quy phạm pháp luật có tính lý thuyết khó thực hiện trong
thực tiễn.
18



- Các cơ quan quản lý nhà nước về GDĐH và cơ quan chủ quản các cơ sở
GDĐH chưa thể và chưa muốn bỏ cơ chế quan liêu tập trung bao cấp đối với trường
đại học, cơ chế xin – cho vẫn tồn tại chưa thể xóa bỏ.
- Một số cơ sở GDĐH và lãnh đạo cơ sở GDĐH tiếp cận với tự chủ đại học một
các nóng vội, mong muốn được tự chủ toàn diện khi điều kiện tự chủ chưa đầy đủ,
chưa đảm bảo. Thậm chí, một số đã mong muốn các cơ sở GDĐH không cần cơ quan
chủ quản, bỏ cơ quan chủ quản.
- Chế tài xử lý khi cơ sở GDĐH vi phạm các quy định của pháp luật về giáo
dục đào tạo, giáo dục đại học, không thực hiện đầy đủ các quy định của cơ quan quản
lý nhà nước cịn rất nhẹ, thậm chí không bị xử lý. Cơ quan thanh tra không đủ khả
năng để thanh tra thường xuyên các cơ sở GDĐH.
- Việc học tập, quán triệt Luật giáo dục, Luật giáo dục đại học, các nghị định
hướng dẫn thi hành luật từng giảng viên, viên chức và người lao động trong các cơ sở
GDĐH chưa được thực hiện. Đội ngũ làm công tác quản lý trực tiếp trong các cơ sở
GDĐH chưa hiểu quyền tự chủ giáo dục đại học là gì? Điều kiện để cơ sở GDĐH
được quyền tự chủ hoàn toàn, tự chủ một phần; quyền lợi và nghĩa vụ của họ khi
trường đại học mình đang làm việc được quyền tự chủ.
- Việc tổng kết, rút kinh nghiệm từ các cơ sở GDĐH được thí điểm tự chủ hồn
tồn kinh phí chi thường xun, tự chủ một phần, chưa được thực hiện để làm cơ sở
cho việc hoàn thiện cơ chế chính sách và bước đi tiếp theo của quá trình tự chủ đại học
Việt Nam.
- Về chủ quan của cơ sở GDĐH trong vài năm qua cho thấy nhiều trường đại
học tuyển sinh đầu vào của tất cả các loại hình và các hệ đào tạo gặp nhiều khó khăn
và có thể cịn phải đối đầu với tình trạng này trong những năm tới, do đó các trường
chưa thiết tha với cơ chế tự chủ đại học, nhất là tự chủ một phần kinh phí chi thường
xuyên và kèm theo đó là việc hồn thiện cơ cấu tổ chức nhà trường theo Luật giáo dục
đại học sửa đổi (Luật 34/2018-QH14) diễn ra rất chậm.
Để thực hiện nghiêm chỉnh, có kết quả Nghị quyết của BCH Trung ương Đảng,

của Quốc hội, Chính phủ về đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục Việt Nam, trong đó
có giáo dục đào tạo; Để tự chủ trong giáo dục đại học thực sự đi vào cuộc sống, cần có
những giải pháp cụ thể thiết thực, tháo gỡ khó khăn cho các cơ sở GDĐH nhất là cơ sở
GDĐH công lập.
- Quán triệt sâu sắc Luật 34 tới từng giảng viên, viên chức, người lao động,
người học trong cơ sở GDĐH để mọi người hiểu rõ nhất là về trách nhiệm, nghĩa vụ,
quyền lợi và từ đó họ sẽ là người giám sát việc thi hành Luật ngay trong cơ sở GDĐH
mà mình đang là thành viên.
- Các cơ quan quản lý nhà nước về GDĐT cũng cần quán triệt tới đội ngũ lãnh
đạo của các cơ sở GDĐH về cơ chế tự chủ và về quyền tự chủ đại học, trách nhiệm
giải trình của cơ sở GDĐH theo Luật 34. Trong thời gian gần đây, sau khi Luật có hiệu
lực và có Nghị định 99/2019 của chính phủ hướng dẫn thi hành Luật, các cơ sở GDĐH
rất lúng túng khi thực hiện một số điều khoản, nhất là về cơ cấu tổ chức của trường đại
học theo Luật mới.
- Phải thống nhất toàn bộ hệ thống GDĐH về cách tổ chức thực hiện luật, điều
lệ trường đại học trong tất cả các cơ sở GDĐH trong cả nước, bất kể là cơ sở đó do bộ,
ngành hay UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào là cơ quan chủ quản.
19


Trong thời gian vừa qua, kể cả sau khi có Luật GDĐH 2012, rất nhiều cơ quan chủ
quản của các cơ sở GDĐH thực hiện chưa đúng và chưa nghiêm Luật GDĐH và Điều
lệ trường đại học, có nhiều trường hợp ngoại lệ không theo Luật mà không bị xử lý
nghiêm minh.
- Trong thời gian trước mắt, các cơ quan quản lý nhà nước cần phải hướng dẫn
và làm rõ hơn một số điều khoản trong Luật và Nghị định 99/2019 nhất là về Điều 15Cơ cấu tổ chức của trường đại học, Điều 16- Về hội đồng trường …; thời gian gần đây
có nhiều ý kiến khác nhau, cách hiểu từ ngữ trong văn bản, cách áp dụng trong những
trường hợp cụ thể của các cơ sở GDĐH không thống nhất. Có một số nội dung cần
được cơ quan quản lý nhà nước giải đáp, chẳng hạn như: khi cơ sở GDĐH có cơ cấu tổ
chức đúng như luật hiện hành thì ai là người đứng đầu nhà trường (chủ tịch hội đồng

trường hay hiệu trưởng); quy định về cơ cấu thành phần của hội đồng trường có thành
phần đương nhiên và thành phần bầu, trong đó thành phần đương nhiên có cả hiệu
trưởng đương nhiệm mà có thể trong nhiệm kỳ tới không làm hiệu trưởng nữa, điều
này là khơng hợp lý vì hiệu trưởng nhiệm kỳ mới sẽ phải do hội đồng trường mới
quyết định. Số lượng thành viên trong trường có chức danh giảng viên tối thiểu là 25%
tổng số; có thành viên là đại diện viên chức và người lao động, như vậy nếu họ là
giảng viên đang làm các chức danh quản lý trong trường (thành viên BGH, trưởng phó
các phịng ban …) có được không; trong Luật phải làm rõ đại diện viên chức và người
lao động khơng có chức danh giảng viên (không hưởng thâm niên nhà giáo và phụ cấp
đứng lớp); các thành viên ngồi trường và cả trong trường có độ tuổi trong biên chế,
hoặc là cán bộ viên chức đã nghỉ hưu có được khơng (đối với các cơ sở GDĐH cơng
lập). Ngồi ra, theo Luật 34 và Nghị định 99 thì Chủ tịch hội đồng trường do hội đồng
bầu, nhưng theo chỉ đạo của cấp ủy cấp trên thì chủ tịch hội đồng trường phải là bí thư
đảng ủy, vậy nếu hội đồng bầu người khơng là bí thư Đảng ủy có hợp lệ khơng, điều
này cũng phải được cân nhắc kỹ hơn, có thể Đảng ủy của cơ sở GDĐH công lập giới
thiệu ứng cử viên cho hội đồng bầu làm chủ tịch hội đồng trường thì hợp lý, đúng luật
và thuận hơn trong hoàn cảnh hiện nay.
- Cơ quan quản lý nhà nước và cấp ủy đảng có thẩm quyền cần sớm có văn bản
quy định rõ mối quan hệ làm việc của Đảng ủy (cấp ủy) của cơ sở GDĐH với Hội
đồng trường. Các quy định về bổ nhiệm cán bộ quản lý cấp trường (hiệu trưởng, phó
hiệu trưởng) cũng phải thay đổi và sớm có hướng dẫn để thực hiện.
- Để các cơ sở GDĐH cơng lập có thể tự chủ đầy đủ thì phải có hội đồng trường
với cơ cấu, thành phần được thành lập đúng luật, công khai, dân chủ, khách quan; Hội
đồng trường là đại diện của chủ sở hữu nhà nước tại trường, do vậy để tự chủ đại học
đi vào thực chất, phát huy được tiềm năng rất lớn của các cơ sở GDĐH trong đào tạo,
nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước hiện nay thì Nhà nước phải hướng dẫn, đẩy nhanh tiến độ thành lập
trường, hoàn thiện cơ cấu tổ chức trường đại học theo Luật, thi hành nghiêm chỉnh
Luật GDĐH mới. Các cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan chủ quản của cơ sở
GDĐG cũng phải thực hiện nghiêm chỉnh Luật giáo dục và Luật GDĐH, không là thay

và làm không đúng thẩm quyền.. Thanh tra giáo dục và thanh tra chính phủ cần đẩy
mạnh thanh tra cơ sở GDĐH thực hiện và có chế tài xử lý nghiêm minh, đủ mạnh khi
thực hiện không đúng Luật.
- Hiện nay trong giai đoạn thí điểm giao quyền tự chủ cho một số cơ sở GDĐH
đã có đủ khả năng tự chủ được một phần hoặc hồn tồn kinh phí chi thường xun,
các cơ sở đã thực hiện tương đối tốt, đã có được một số kinh nghiệm, một số cơ chế
20


chính sách chưa thật phù hợp trong thực tiễn cũng đã được chỉnh sửa dần. Do vậy, đề
nghị nhà nước tiếp tục mở rộng diện thí điểm rộng hơn cho các cơ sở GDĐH đã có đủ
điều kiện thực hiện quyền tự chủ nhằm phát huy và nâng cao hiệu quả tự chủ GDĐH
góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao phục vụ xây dựng
đất nước trong thời kỳ mới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1.

Luật 34/2018-QH14, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại
học;

2.

Nghị định 99/2019/NĐ-CP, Hướng dẫn thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật giáo dục đại học;

3.

Quyết định 70/2014/QĐ-TTg, Ban hành Điều lệ trường đại học;


4.

Quyết định 24/2013/QĐ-TTg, Ban hành quy định về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân
chuyển, từ chức và miễn nhiệm cán bộ công chức lãnh đạo.

21



×