Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Thị trường chứng khoán Việt Nam 10 tháng đầu năm 2018 và nghịch lý: Nền kinh tế đi lên – thị trường chứng khoán đi xuống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (281.1 KB, 3 trang )

Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2019. ISBN: 978-604-82-2981-8

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
10 THÁNG ĐẦU NĂM 2018 VÀ NGHỊCH LÝ:
NỀN KINH TẾ ĐI LÊN – THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN ĐI XUỐNG
Trần Quốc Hưng1, Trần Khắc Ninh1, Nguyễn Thế Hòa1
Trường Đại học Thủy lợi, email:

1. GIỚI THIỆU CHUNG

Thị trường chứng khốn ln vận động
theo từng đợt sóng. Xác định đâu là vùng
đỉnh của thị trường ln là bài tốn khó đối
với các nhà đầu tư. Đặc biệt khi thị trường
đang trong giai đoạn hưng phấn, sẽ thật khó
để các nhà đầu tư nhìn xa hơn để thấy được
cơn cuồng phong cũng như nhận ra những
dấu hiệu báo trước xu hướng đảo chiều. Nhận
biết được đỉnh của thị trường giúp các nhà
đầu tư tối đa hóa lợi nhuận từ hoạt động đầu
tư chứng khoán. Thực tế cho thấy trước khi
thị trường bước vào chu kỳ giảm sẽ phát ra
những dấu hiệu báo trước.
Mặc dù vấn đề nhận biết các dấu hiệu đỉnh
của thị trường có tính thực tiễn cao nhưng
khơng có nhiều tài liệu chi tiết về đỉnh của thị
trường. Trong các cơng trình nghiên cứu các
tác giả thường sẽ nói về đỉnh và đáy của thị
trường như một chi tiết nhỏ trong một bài báo
hoặc sách về chu kỳ thị trường và đa phần chỉ
áp dụng cho 1 thị trường cụ thể nào đó.


Tại Việt Nam cũng chưa có nhiều tác giả
đề cập tới các dấu hiệu đỉnh của thị trường.
Các tài liệu trong nước chỉ dừng lại ở mức độ
sử dụng đỉnh và đáy thị trường là các mốc để
tính tốn các chỉ tiêu liên quan tới đầu tư.
Tác giả dựa vào kết quả nghiên cứu của
các tác giả trong và ngoài nước kết hợp với
thực tế diễn ra trên thị trường chứng khoán
Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2018 để
tìm ra lời giải cho hiện tượng: Các chỉ số
kinh tế cho thấy nền kinh tế Việt Nam trong
năm 2018 đạt được nhiều thành tựu tốt đẹp
nhưng thị trường chứng Việt Nam lại biến

động trái chiều - giảm mạnh sau ngày
09/04/2018.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Phương pháp nghiên cứu
Trong bài báo tác giả sử dụng một số các
phương pháp nghiên cứu, cụ thể như sau:
- Phương pháp tổng hợp, phân tích, so
sánh: Thu thập các số liệu liên quan, phân
tích chúng nhằm xác định mức độ biến động
của các yếu tố có tính ảnh hưởng cao đến sự
biến động của thị trường chứng khoán.
- Phương pháp nghiên cứu tổng quan từ
các nghiên cứu của các tác giả trong nước và
thế giới về các dấu hiệu nhận biết đỉnh của
thị trường chứng khoán.

2.2. Khung phân tích
Tiến sĩ Hồng Văn Quỳnh (2009, tr.12 và
tr.13) đã nêu ra “ Thị trường chứng khoán là
nơi đánh giá giá trị của doanh nghiệp và tình
hình của nền kinh tế một cách tổng hợp và
chính xác thơng qua chỉ số giá chứng khốn
trên thị trường”.
Ngồi ra liên quan tới sự biến động của thị
trường chứng khoán và sự biến động của nền
kinh tế PGS.TS. Bùi Kim Yến (2014, tr.113)
có viết “Trong thực tế của các thị trường
chứng khoán lớn trên thế giới, con số thống
kê cho thấy giá chứng khoán thường biến
động trước khi có sự biến động tình hình kinh
tế. Có nghĩa rằng các dự báo kinh tế trong
tương lai đã đưa đến những thay đổi về giá
chứng khoán trước khi các thay đổi của các
điều kiện kinh tế cơ bản thực sự diễn ra” và

448


Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2019. ISBN: 978-604-82-2981-8

“Sự biến động bất thường trong thị trường
chứng khoán liên quan tới sự thay đổi trong
toàn thể nền kinh tế.”
Theo Hiệp hội kỹ thuật viên phân tích thị
trường (Chartered Market Technician
Association, 2017, tr.387) thì “ Đỉnh (peak)

và đáy (trough) là các mơ hình được phát
triển từ phương pháp giao dịch theo hành
động giá (price action) diễn ra trên tất cả các
chứng khoán.” và họ (Chartered Market
Technician Association, 2017, tr.387) cho
rằng “Sự tăng trưởng qua đỉnh và đáy có thể
được nhìn thấy dễ dàng trên một biểu đồ
bằng cách nhận biết các điểm đạt chỉ số cao
hơn, hoặc cao nhất, và điểm thấp nhất, hoặc
đáy, dẫn đến tạo ra xu hướng tăng. Một cách
khác để nhận biết đỉnh và đáy là mỗi đỉnh
mới được tạo ra bởi các hành động giá (price
action) cao hơn so với mức cao trong vài
ngày trước, hoặc tuần hoặc thậm chí hàng
tháng trước của giao dịch. Đồng thời, mỗi
đáy mới cũng cao hơn đáy cũ so với cùng
khoảng thời gian,…”.
Để nhận biết thị trường đã đạt đỉnh hay
chưa đạt đỉnh Russell Napier (2018, tr.677)
có đưa ra một số các chỉ tiêu để nhận biết, cụ
thể các chỉ tiêu sau:

đến phản ứng đám đông trong thị trường
(Russell Napier, 2018, tr.678).
d- Lượng nhà ở khởi công xây dựng
Chỉ tiêu nảy dựa vào các báo cáo hàng
tháng về lượng nhà ở khởi công xây dựng – so
sánh với báo cáo năm trước. Chỉ tiêu lượng
nhà ở khởi công xây dựng cho thấy sức mạnh
kinh tế. “Ai sẽ là người mua nhà nếu họ không

chắc chắn rằng họ sẽ tiếp tục công việc của
họ?” Sam Stovall, giám đốc chiến lược tại
cơng ty nghiên cứu đầu tư CFRA nói. Trong
thời kỳ ba tháng của mỗi đợt suy thoái kể từ
năm 1960, chỉ số khởi công xây dựng chứng
kiến suy giảm hai con số so với cùng tháng
năm trước (Russell Napier, 2018, t.678).
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chứng khoán Việt Nam biến động mạnh
nhất kể từ năm 2010. Tiếp nối xu hướng tăng
mạnh trong năm 2017, chứng khoán Việt
Nam khởi đầu năm 2018 đầy thuận lợi khi
chỉ số VnIndex (Hình 1) lần lượt vượt qua
các mốc tâm lý 1.000 điểm; 1.170 điểm (đỉnh
năm 2007) và thậm chí là 1.200 điểm với
mức tăng ấn tượng trong quý 1 năm 2018 gần
16%. (Tác giả tự thống kê).

a- Niềm tin tiêu dùng
Chỉ số “Niềm tin tiêu dùng” được công bố
hàng tháng nhằm theo dõi thái độ của người
tiêu dùng về kinh doanh và điều kiện kinh tế
(Russell Napier, 2018, tr.677).
b- Chỉ số A-D
Chỉ số A-D thể hiện số lượng tích lũy cổ
phiếu NYSE với giá cổ phiếu tăng trừ đi
lượng cổ phiếu với giá cổ phiếu giảm, được
biểu thị theo thời gian. Chỉ số A-D cho biết
có bao nhiêu cổ phiếu đang tham gia vào một

xu hướng (Russell Napier, 2018, t.677).
c- Dẫn đầu thị trường
Chỉ số này đo lường số cổ phiếu đạt giá cao
hoặc thấp trong 52 tuần trên thị trường chứng
khoán New York (NYSE). Số mã đạt mức cao
hoặc xuống mức thấp có thể là dấu hiệu cho
biết thị trường con gấu (bear market) hay thị
trường con bị tót (bull market) đang tác động

Hình 1. VNI 10 tháng đầu năm 2018
(Nguồn: fpts.com.vn)

Sau Quý 1/2018 có phần tương đối ổn định
(ngoại trừ đợt điều chỉnh ngắn đầu tháng 2),
diễn biến thị trường chứng khoán Việt Nam
trong quý 2 và quý 3 diễn ra không mấy tích
cực và chỉ số VnIndex đã có nhịp điều chỉnh

449


Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2019. ISBN: 978-604-82-2981-8

mạnh từ vùng 1.200 điểm về 900 điểm với
mức giảm lên tới 22% trong quý 2. Thống kê
cho thấy trong giai đoạn này VnIndex có 36
phiên biến động trên 2% so với phiên trước,
bao gồm 17 phiên tăng trên 2% và 19 phiên
giảm trên 2%. Sự biến động mạnh này
thường gặp tại các giai đoạn đỉnh của chu kỳ

dài hạn.
Chiến lược đầu tư của các nhà đầu tư nước
ngoài: Khối ngoại liên tục rút vốn khỏi thị
trường. Năm 2017, dòng vốn ngoại vào Việt
Nam lập kỷ lục. Thống kê cho thấy, năm
2017, khối ngoại mua ròng trên các sàn giao
dịch chứng khoán Việt Nam đạt 28.000 tỷ
đồng cổ phiếu và chứng chỉ quỹ, tương
đương 1,23 tỷ USD. Tiếp theo xu hướng của
năm 2017, trong quý I/2018, khối ngoại tiếp
tục mua rịng trên tất cả các sàn chứng khốn
Việt Nam khoảng 7.200 tỷ đồng. Tuy nhiên,
sang quý II/2018, hoạt động giao dịch của
khối ngoại đã đảo chiều. Cùng với việc thị
trường tạo đỉnh cao nhất từ trước tới nay khi
chỉ số VN-Index đạt 1.204 điểm vào ngày
9/4/2018 và đi xuống, từ đây khối ngoại liên
tục bán rịng.
Thị trường chứng khốn tiêu biểu của các
nước trên thế giới biến động không giống với
sự biến động của thị trường chứng khoán
Việt Nam trong giai đoạn 10 tháng đầu năm
2018. Thị trường chứng khoán Mỹ S&P 500
Index đạt giá trị cao nhất (2929.67 điểm) vào
ngày 21/09/2018 và chưa có dấu hiệu đi vào
giai đoạn điều chỉnh giảm dài hạn. Thị
trường chứng khoán Trung Quốc (SSECI) đạt
giá trị cao nhất (3559.47 điểm) vào ngày
24/01/2018 và sau đó đi vào giai đoạn điều
chỉnh giảm.

4. KẾT LUẬN

Qua phân tích có thể nhận thấy:
- Sự sụt giảm của thị trường chứng khoán
Việt Nam chủ yếu do sự ảnh hưởng của các
yếu tố nội tại của thị trường chứng khốn
Việt Nam, của quốc gia và của chính doanh
nghiệp. Do biến động của thị trường chứng
khốn Việt Nam khơng giống với sự biến

động của các thị trường chứng khoán tiêu
biểu trên thế giới.
- Với những thành tích to lớn đạt được của
nền kinh tế Việt Nam trong 3 quý đầu năm
2018 cùng với sự xuất hiện của một số dấu
hiệu cảnh báo đỉnh của thị trường cho chúng
ta suy luận: Nguyên nhân tạo ra nghịch cảnh
“Nền kinh tế Việt Nam đi lên – Thị trường
chứng khoán Việt Nam đi xuống” là do thị
trường chứng khoán Việt Nam đã đạt đỉnh
dài hạn vào ngày 09/04/2018 và hiện tại thị
trường chứng khoán Việt Nam đang ở giai
đoạn đi xuống từ đỉnh của một chu kỳ tăng
dài hạn. Từ đó, tác giả đề xuất một số giải
pháp giúp thị trường chứng khoán Việt Nam
ổn định hơn và giúp các nhà đầu tư có thể
đầu tư hiệu quả trong một giai đoạn mới.
Giải pháp với thị trường
- Tăng tỷ lệ sở hữu của khối ngoại đối với
các ngân hàng, cho nhà đầu tư nước ngoài

được phép mua và sở hữu 100% các ngân
hàng yếu kém;
- Triển khai các giải pháp nghiệp vụ để
hoạt động mua bán, đấu giá cổ phần của khối
ngoại được nhanh chóng và thuận tiện hơn;
Giải pháp đối với các nhà đầu tư
- Bám sát động thái mua bán của khối
ngoại:
- Quan tâm nhiều hơn biến động của các
cổ phiếu thuộc nhóm Blue-chip, giảm tỷ
trọng cổ phiếu thuộc nhóm Penny stock.
5. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] TS Hoàng Văn Quỳnh (2009), “Giáo trình
thị trường chứng khốn”, Nhà xuất bản
Tài chính.
[2] Bùi Kim Yến (2014), “Phân tích chứng
khốn và quản lý danh mục đầu tư”,
Nhà xuất bản Tài chính.
[3] Chartered Market Technician (CMT) Level
II (2017), “Theory and Analysis”,
John Wiley and Son Inc.
[4] Russell Napier (2018), “Anatomy of the
Bear: Lessons from Wall Street's four great
bottoms”, Harriman House Ltd, UK.
.

450




×