Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

tiểu luận sinh hoc dai cuong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.93 KB, 24 trang )

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN SINH HỌC ĐẠI CƯƠNG
ĐỀ TÀI: BÀN VỀ SINH HỌC CƠ THỂ THỰC VẬT TỪ ĐÓ
VẬN DỤNG KIẾN THỨC ĐÓ VÀO THỰC TIỄN.
PHẦN NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
…………………………………………………………………………......
…………………………………………………………………………......
…………………………………………………………………………......
…………………………………………………………………………......
…………………………………………………………………………......
…………………………………………………………………………......
…………………………………………………………………………......
…………………………………………………………………………......
…………………………………………………………………………......
………………………………………………………………………….......
ĐIỂM
Bằng số

Bằng chữ


Hà Nội, ngày … tháng … năm 2021
Giảng viên


MỤC LỤC

3


LỜI CẢM ƠN
Mọi sự thành công đều bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân, ngoài sự cố gắng, nỗ


lực của bản thân thì khơng thể khơng kể đến sự giúp đỡ tận tình của mọi người xung
quanh. Đặc biệt đó là với học phần dạy sinh học đại cương dưới sự dạy dỗ và chỉ bảo
tận tình của thầy Mai Văn Hưng và cô Nguyễn Thị Thúy Quỳnh chúng em đã học được
rất nhiều điều bổ ích khơng chỉ là học kiến thức mà còn được thực hành làm ppt cho
các bài tập, thuyết trình, làm tiểu luận trong suốt q trình học tập học phần này.
Với lịng biết ơn sâu sắc nhất, em xin chân thành cảm ơn thầy Mai Văn Hưng và
cô Nguyễn Thị Thúy Quỳnh đã hết lòng với chúng em trong suốt 15 tuần học vừa qua
và tận tâm hướng dẫn chúng em tìm hiểu học phần cũng như trong quá trình thực hiện
tiểu luận. Nếu khơng có những hướng dẫn, dạy bảo của thầy, cơ cũng như quá trình
thực hành trao đổi cùng các bạn trên lớp thì em nghĩ đề tài này của em sẽ rất khó có thể
hồn thiện được.
Trong q trình học tập những kiến thức mà em đã tích lũy được vẫn cịn hạn
chế. Do vậy, những thiếu sót là điều chắc chắn không thể tránh khỏi, em rất mong nhận
được những ý kiến đóng góp q báu của thầy, cơ để bài tiểu luận của em có thể hồn
thiện hơn.
Sau cùng, em xin kính chúc thầy, cơ thật dồi dào sức khỏe, luôn thành công
trong sự nghiệp cao quý để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt
kiến thức cho thế hệ mai sau.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Nguyễn Khánh Linh

4


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
STT
1
2


Kí hiệu và chữ viết tắt
TV
TB

Giải nghĩa
Thực vật
Tế bào

SINH HỌC CƠ THỂ THỰC VẬT
Khái niệm thực vật

I.

Thực vật (Plantae hoặc Plant): sv có khả năng tạo chất dinh dưỡng từ
những hợp chất vô cơ đơn giản và xây dựng thành những chất hữu cơ phức
tạp qua quá trình quang hợp, chủ yếu là các sv tự dưỡng.
Thực vật là các sinh vật đa bào sản xuất oxygen và hấp thu CO 2 cho con
người và môi trường sống. Các sinh vật của giới thực vật là những sinh vật
nhân thực đa bào, khơng di chuyển và có khả năng quang hợp. Phần lớn có
vách xenlulozơ và các mơ được tổ chức thành một cơ quan hoặc hệ cơ quan.
II.

Khái quát về giới thực vật
1. Đặc điểm chung của TV:
- Có vách tế bào bằng xenlulozơ, tự dưỡng nhờ có chất diệp lục a, b và các
-

sắc tố quang hợp khác.
Đa số thực vật ít có khả năng di chuyển và có phản ứng chậm với các kích


2.

thích từ mơi trường ngồi.
Khái qt về giới TV

Ngành hạt kín (Agiospermatophyta): có số lượng lồi phong phú nhất trong
giới TV.
+ TV một lá mầm: (Monocotyledoneae) là một nhóm các TV có hoa có tầm
quan trọng bậc nhất, chiếm phần lớn trên Trái Đất. Phơi có một lá mầm, lá có
gân song song, bó mạch rải rác trong thân. Hoa có cấu tạo thích nghi với thụ
phấn nhờ gió.

5


+ TV hai lá mầm: (Dicottyledoneae) là một nhóm TV có hoa ở cấp độ lớp mà
hạt thơng thường chứa hai lá trong phơi hay hai lá mầm, lá có gân hình mạng,
bó mạch xếp thành vịng trong thân. Hoa có cấu tạo thích nghi với thụ phấn nhờ
cơn trùng.

III.

Tổ chức cơ thể thực vật
1. Mô sơ cấp của thân, chức năng của thân?
1.1.

Mô sơ cấp của thân:

- Mô sơ cấp của thân gồm 3 nhóm khác nhau là mơ biểu bì, mơ cơ bản và mơ
mạch.


- Từ mỗi mơ phân sinh sơ cấp do mô phân sinh đỉnh tạo ra phát triển thành mỗi
mô sơ cấp của thân.
a. Biểu bì:

6


- Biểu bì bắt nguồn từ mơ phân sinh bì, bao phủ bề mặt của thân cây. Trong các
vùng hay mất nước, TB biểu bì thường tiết ra tầng cutin bên ngồi để làm giảm
sự mất nước, có tác dụng bảo vệ cây chống lại thương tổn cơ học và sự lây
nhiễm của vi sinh vật và nấm. Biểu bì của thân cũng có mặt các TB chuyên hóa
như TB bảo vệ, TB lông.
b. Vỏ:
- Vùng vỏ nằm giữa biểu bì và mơ mạch (mơ dẫn truyền) của thân. Từ mơ phân
sinh cơ bản phân hóa tạo nên các loại TB vỏ khác nhau.
- Mơ mềm:
+ TB mơ mềm có kích thước lớn, vách mỏng, tương đối khơng chun hóa, chỉ
có vách sơ cấp, ít khi có vách thứ cấp, khoảng gian bào lớn, thể nguyên sinh còn
sống lúc trưởng thành với 1 nhân.
+ TB mơ mềm có chức năng quang hợp, bài tiết, nâng đỡ, dự trữ nước và thức
ăn như đường, acid amin hòa tan trong dịch bào. TB mơ mềm cịn dự trữ các
chất khơng hịa tan như tinh bột, protein và lipit dưới dạng hạt nhỏ trong TB
chất.
+ TB mô mềm là loại TB phổ biến nhất trong mọi loại TB của cây. TB mô mềm
chứa lục lạp tạo thành mô gọi là mô lục, khi có mặt trong lá tạo nên tầng thịt
của lá.
- Mơ dầy:
+ Tầng ngồi của vỏ nằm dưới biểu bì thân, có vách sơ cấp hóa dày khơng đều.
TB có dạng sợi hay hình trụ liên tục kéo dài khi cây phát triển chứa lục lạp và

sống lúc trưởng thành. Sợi mô dày tạo ra nhiều khả năng nâng đỡ và bảo vệ cho
mô sơ cấp của các cơ quan trong cây khi sinh trưởng thứ cấp chưa diễn ra. Mặt
khác, TB mơ dầy cũng duy trì độ mềm dẻo đủ để mô sinh trưởng
- Mô cứng:

7


+ TB mơ cứng được chun hóa cho chức năng nâng đỡ (cơ học) và khi phân
hóa tiếp tục thì chúng tạo vách thứ cấp dày thấm lignin (lignin hóa). Khi q
tình lignin hóa hồn thành, thể ngun sinh thường là chết. Lignin là chất cứng
nên làm cho vách được lignin hóa càng cứng hơn và thích hợp cho chức năng
nâng đỡ thân cây.
+ Mô cứng gồm 2 loại TB: TB sợi và TB đá.
++ Sợi là TB dài, mảnh, thường có mặt trong mơ mạch, mặc dù cũng tồn tại
trong mô cơ bản.
++ TB đá ngắn hơn TB sợi, thay đổi nhiều về hình dạng, thường phân nhánh, có
mặt trong vỏ hạt và quả.
c. Phloem sơ cấp:
- Phloem và xilem là mô mạch của cây, bắt nguồn từ TB tiền phát sinh và xếp
thành cột trong thân. Sự phân hóa của TB tiền phát sinh tạo ra các bó mạch sơ
cấp. Xen giữa phloem và xilem sơ cấp có thể giữ một tầng mỏng mô phân sinh,
về sau biến thành tầng phát sinh mạch.
- Phloem nằm phía ngồi gồm các bó mạch và chuyên hóa cho việc dẫn truyền
các sản phẩm quan hợp, chủ yếu là saccaro từ lá và các mô quang hợp khác đến
các phần khác của cây.
- Ngồi TB sợi, TB đá và TB mơ mềm, phloem sơ cấp còn gồm các yếu tố ống
rây và TB kèm.
- Yếu tố ống rây: + ống rây là TB hình trụ gọi là yếu tố ống rây, nối đầu cuối với
nhau. Vách cuối ống rây thủng lỗ li ti tạo nên đĩa rây. Màng không bào và nhiều

bào quan cũng mất đi chỉ còn lại vùng trung tâm chứa dịch bào tiếp xúc với tâng
TB chất mỏng.

8


+ TB ống rây còn chứa 1 khối các sợi sinh chất xuyên qua dịch bào và thâm
nhập vào các đĩa rây, liên kết trực tiếp phần trong của mỗi yếu tố ống rây với
ống rây kế tiếp.
- TB kèm: + mỗi yếu tố ống rây kết hợp trực tiếp với 1 hay nhiều TB kèm. Sự
phân chia của TB khởi đầu của mô tiền phân sinh cũng tạo TB kèm.
+ TB kèm có thể ngun sinh bình thường và đầy đủ các bào quan. Vai trò của
TB kèm là điều chỉnh hoạt động trao đổi chất của yếu tố ống rây. Vách tách 2
loại TB (TB ống rây và TB kèm) mỏng, không đều và bị thủng lỗ li ti, tạo nên
vô số cầu sinh chát hay sợi liên bào xun qua.
d. Xilem sơ cấp:
- Mơ xilem nằm phía trong của bó mạch trong thân, được chuyên hóa để dẫn
truyền nước và muối vô cơ từ rễ đến các phần khác của cây. Xilem sơ cấp bắt
nguồn từ mô tiền phát sinh.
- TB dẫn truyền của xilem sơ cấp là quản bào và yếu tố mạch xilem.
- Quản bào: là các TB kéo dài có vách cuối thon lại và vô số các khe nhỏ để
nước tự do đi qua.
- Yếu tố mạch xilem: là các TB ngắn và to hơn quản bào, nối đầu cuối với nhau.
Các đầu cuối của yếu tố mạch mất đi trong quá trình phát triển tạo thành ống
rỗng liên tục gọi là mạch xilem. Các mạch xilem đầu tiên phát triển gọi là tiền
xilem và có vách thứ cấp kết lắng lignin thành vịng. ở cây trưởng thành, có
mạch xilem thứ cấp, đó là mạch có kích thước lớn hơn, bị lignin hóa và có vách
TB khơng thể giãn ra được.
1.2.


Chức năng của thân:

- Chức năng quan trọng nhất của thân là chức năng nâng đỡ, dẫn truyền và sinh
trưởng.

9


- Trong thân, chức năng dẫn truyền là do vài TB khác nhau đảm nhiệm. Các TB
mô dầy, mô cứng và các TB bị lignin hóa mạch của mơ xilem cũng có chức
năng dẫn truyền.
- Yếu tố ống rây và TB kèm của phloem, quản bào và yếu tố mạch của xilem là
chun hóa cho q trình dẫn truyền theo cơ chế khá phức tạp và có ý nghĩa
quan trọng trong đời sống của cây.
- Ngoài chức năng cơ bản trên, một số thân bị biến thái và chuyên hóa để thực
hiện các nhiệm vụ khác. Quang hợp và dự trữ thức ăn và nước là các chức năng
trong số các chức năng phổ biến. Ví dụ ở xương rồng, thân có khả năng dự trữ
nước lớn, lá tiêu giảm thành gai. Thân ngầm, thân củ, thân rễ, thân bò vv… là
các loại thân biến thái và hoạt động như cơ quan dự trữ chất dinh dưỡng, đồng
thời được sử dụng như cơ quan dự trữ chất dinh dưỡng, sinh sản vơ tính trong
chu kỳ sống của cây.
2.

Sinh trưởng thứ cấp của thân. Sự vận chuyển nước và ion khoáng trong
cây?
2.1.

Sinh trưởng thứ cấp của thân:

- Nếu sinh trưởng sơ cấp tạo mô sơ cấp làm tăng độ dài thân thì việc tăng

trưởng đường kính thân và sự phát triển liên tục của cây từ năm này sang năm
khác đòi hỏi kiểu sinh trưởng khác gọi là sinh trưởng thứ cấp.
- Sinh trưởng thứ cấp của thân thường phổ biến ở cây gỗ hai lá mầm, trong thân
thảo hai lá mầm thì mơ thứ cấp ít phát triển, cịn ở phần lớn cây thân thảo một lá
mầm vì khơng có tầng phát sinh nên không tạo mô thứ cấp và do đó khơng có
sinh trưởng thứ cấp.
a. Tầng phát sinh:
- Đó là vùng TB non khơng phân hóa nằm giữa xilem và phloem. Sự có mặt của
tâng phát sinh và sự phân chia TB mạnh mẽ trong tầng này tạo nên mô mạch

10


mới, đảm nhận sự sinh trưởng về đường kính của thân cây hai lá mầm, nhất là
cây gỗ 2 lá mầm sống lâu năm.
- Tầng phát sinh mạch có 2 loại TB: một loại kéo dài nhiều theo trục thân gọi là
TB khởi sinh hình thái và loại khác có đường kính ít nhiều đồng đều nhau gọi là
TB khởi sinh tia. Sự phân chia TB trong 2 loại TB này theo kiểu bao quanh hay
ghép vòng chia TB theo 2 hướng và xếp chúng thành các dãy tỏa tròn, dẫn đến
các mô mạch thứ cấp là xilem thứ cấp ở trong và phloem thứ cấp ở phía ngồi,
làm tăng chu vi thay vì kéo dài thân cây gỗ. Có thể hiểu cơ chế phân chia TB
trong tầng phát sinh mạch làm tăng đường kính thân.
b. Phloem thứ cấp:
- Là mơ phloem được hình thành nhờ tầng phát sinh mạch trong q trình sinh
trưởng thứ cấp của cây có mạch, nhất là cây gỗ hai lá mầm lâu năm.
- Trong các giai đoạn của sinh trưởng thứ cấp, các TB giữ lại hoạt động, một lần
nữa hình thành vùng phát sinh bó bên trong các bó mạch để tạo ra các TB
phloem mới gọi là phloem thứ cấp hướng ra ngoài và TB xilem mới gọi là xilem
thứ cấp hướng vào trong. Đồng thời một số TB mô mềm trong tia tủy giữa các
bó mạch bắt đầu phân chia tạo vùng liên kết gọi là tầng phát sinh gian bó. Khi

sự phát triển tiếp tục, các TB tầng phát sinh tạo trụ nguyên vẹn gọi là tầng phát
sinh mạch và từ đó tạo phloem và xilem thứ cấp thành băng liên tục.
c. Xilem thứ cấp:
- Được hình thành từ tầng phát sinh mạch trong sinh trưởng thứ cấp ở cây có
mạch. Khi xilem thứ cấp xếp thành tầng về phía trong thì đường kính thân tăng
lên, cịn trụ tầng phát sinh và phloem thứ cấp bị đẩy ra phía ngồi. Lõi xilem ở
phía trong gọi là gỗ. ở thân cây gỗ hóa già có thể thấy các vịng năm hay vòng
sinh trưởng.

11


- Xilem thứ cấp có ngoại hình dầy hơn so với xilem sơ cấp và chứa các yếu tố
mạch, quản bào, sợi và TB mô mềm xilem. Trong thân cây gỗ hai lá mầm thì tỷ
lệ xilem thứ cấp thường cao hơn phloem thứ cấp.
d. Tầng phát sinh bần:
- Tầng phát sinh bần là mơ phân sinh bên hình thành lớp vỏ ngồi, là mơ bảo vệ
thứ cấp phổ biến trong thân và rễ cây có hạt, tạo bần theo kiểu ly tâm, tầng lục
bì theo kiểu hướng tâm phân chia TB theo kiểu bao quanh. Tầng bần nằm dưới
biểu bì. Khi phân chia, TB nằm ngồi phát triển thành TB bần, cịn TB trong
phát triển thành mơ gọi là tầng lục bì gồm các TB mơ mềm. Khi trưởng thành,
TB bần chết, khơng có khoảng gian bào, chỉ cho phép trao đổi khí qua các túi
khí gồm các TB xếp lỏng lẻo gọi là khí khổng. Bần là mơ bảo vệ thay thế biểu
bì trong cây gỗ.
2.2.

Sự vận chuyển nước và ion khoáng trong cây.

- Mỗi khi nước và ion khống xâm nhập vào mạch xilem thì được vận chuyển
hướng lên theo 1 chiều bị động do hệ xilem đảm nhận. Xilem gồm 2 loại yếu tố

dẫn truyền là mạch và quản bào. Yếu tố mạch xilem có vai trò chủ yếu, là ống
rỗng liên tục từ rễ đến lá, có khả năng dẫn truyền vật chất trên các khoảng cách
dài đến mọi bộ phận khí sinh của cây.
- Dẫn truyền trong xilem nhờ: lực đẩy phát sinh từ rễ gọi là áp suất rễ và lực kéo
từ lá do q trình thốt hơi nước gây ra, trong đó lá đóng vai trị quan trọng hơn.
a. Áp suất rễ:
- Rễ hấp thụ các ion khoáng đặc hiệu theo cơ chế bơm của các ATPase H + tạo
nồng độ chất tan cao, làm giảm thế nước của rễ, nên nước được hấp thụ vào rễ,
làm phát sinh áp suất rễ. áp suất rễ có xu hướng đẩy dịch xilem (nước và chất
khoáng) hướng lên. ở cà chua, áp suất rễ lên tới 8 atm, nhưng đa số thực vật, áp

12


suất rễ không lớn hơn 2atm, trong 1 số cây như thơng, khơng xuất hiện áp suất
rễ.
b. Thốt hơi nước:
- Q trình hơi nước rời khỏi cây qua lỗ khí trên bề mặt lá gọi là thốt hơi nước.
Nói gọn hơn, đó là sự mất nước từ lá và các bộ phận khí sinh khác của cây.
- Dịng nước và các chất dinh dưỡng hòa tan hướng lên trong các TB dẫn truyền
của xilem được gọi là dịng thốt hơi nước. Động lực kéo dịng thốt hơi nước
hướng lên là lực kéo. Lực kéo hoàn toàn bị động, nghĩa là sự thốt hơi nước
khơng cần ATP và khơng chịu tác động của các chất ức chế trao đổi chất.
- Thuyết cố kết - sức căng hay mơ hình cố kết - sức căng là luận điểm cơ bản
thừa nhận 1 cách rộng rãi giải thích độ lớn lực kéo do thoát hơi nước tạo ra mà
dẫn truyền nước và các chất tan đến độ cao lớn nhất trong cây gỗ lớn.
- Vị trí bay hơi nước là mặt phân giới giữa TB thịt lá và các khoảng khơng khí
gian bào dưới lỗ khí. Việc nước bay hơi khỏi TB này làm cho thế nước của TB
trở nên ấm hơn so với mạch xilem, dẫn đến một gradien thế nước mạnh và áp
suất hút cao làm cho cột nước trong xilem có sức căng lớn. Do đó, thốt hơi

nước tạo ra một sức căng lớn được truyền xuống thân đến rễ mà có thể kéo cột
nước hướng lên lá cây dọc theo dịng thốt hơi nước.
- Cơ chế điều tiết đóng mở lỗ khí: mỗi lỗ khí có 2 TB bảo vệ, có chức năng điều
tiết sự đóng mở lỗ khí. TB bảo vệ có dạng như hạt đậu với 2 vách có chiều dày
khác nhau: vách lưng xa lỗ khí mỏng, vách bụng sát lỗ khí dày hơn. TB bảo vệ
là TB duy nhất của biểu bì lá có lục lạp và bào quan khác. Khi nước thâm nhập
vào TB bảo vệ làm TB trương lên, vách bụng dày hơn nên khơng thay đổi vị trí,
tuy nhiên, vách lưng mỏng hơn bắt đầu căng ra, kéo vách bụng uốn cong, khom
xuống khiến TB bảo vệ mở ra. Ngược lại, khi mất nước, TB bảo vệ mất trương
khơng cịn uốn cong nữa nên lỗ khí đóng lại.

13


3.

Mô sơ cấp của rễ. Sự vận chuyển nước và ion khống ở rễ?
III.1.
Mơ sơ cấp của rễ:

- Mơ sơ cấp của rễ phát triển từ mô phân sinh sơ cấp theo phương thức giống
với mô sơ cấp của thân. Song sự hình thành 1 số TB chun hóa của rễ có sự
khác biệt. Qua mơ hình trong lát cắt ngang của rễ cho thấy 3 loại mô sơ cấp là:
biểu bì, vỏ, trụ giữa.
a. Biểu bì:
- Biểu bì phát triển từ tầng TB tiền sinh bì, là tầng phủ ngoài của rễ, chỉ dày 1
lớp TB
- Phần lớn TB biểu bì có vách mỏng, khơng thấm cutin, thể ngun sinh sống. ở
vùng phân hóa, mỗi TB biểu bì tạo 1 lông hút mảnh, dài 5 - 8 mm xuyên sâu
vào đất. Khi TB lông hút tăng về độ dài, nhân và TB chất chuyển vào lông hút

và chiếm vùng sát đỉnh.
- Lơng hút làm tăng đáng kể diện tích bề mặt để hấp thụ nước và các chất dinh
dưỡng vơ cơ.
b. Vỏ:
- Tiếp giáp với biểu bì là các TB mô mềm lớn, vách mỏng, dạng không đều, sắp
xếp lỏng lẻo, có khoảng gian bào lớn, cấu thành vỏ của rễ.
- Vỏ là tầng TB tương đối dầy, phát sinh từ mơ phân sinh cơ bản. TB vỏ có thể
để nước và chất khống đi qua mà khơng thâm nhập vào TB. TB chứa hạt tinh
bột và vỏ có chức năng dự trữ chất dinh dưỡng làm thức ăn cho hoạt động trao
đổi chất của rễ
- TB nằm trong vùng của vỏ tạo tầng nội bì. Trong rễ, nội bì có dạng hình trụ,
chỉ gồm 1 lớp TB xếp sít nhau, được viền 4 phía bằng chất sáp tạo thành dải liên
tục gọi là đai Caspary.

14


- Đai Caspary liên kết TB cạnh nhau và vách TB hồn tồn khơng thấm đối với
nước và chất tan. Do đó nước và chất tan từ vỏ vào trụ mạch dẫn phải đi qua thể
nguyên sinh của TB nội bì, nhờ đó tầng nội bì có thể điều chỉnh sự thâm nhập
các phân tử vào trụ mạch dẫn. Điều này có ý nghĩa lớn trong cơ chế hấp thụ
nước và chất tan.
c. Trụ giữa:
- Trụ giữa phát sinh từ mô tiền phát sinh. Cách sắp xếp các phloem và xilem hơi
khác so với thân, nhưng q trình phân hóa thì giống nhau.
- Tầng ngồi cùng của TB phát sinh tạo nên trụ bì của rễ. Trụ bì chỉ dầy 1 lớp
TB, nằm ngay bên trong nội bì, giữ khả năng phân chia và tham gia trong việc
hình thành rễ bên. Do đó, rễ có nguồn gốc nội sinh.
- Tủy thường khơng có trong rễ cây hai lá mầm và trung tâm của trụ giữa chứa
đầy mô xilem với các mạch xilem lớn nhất thấm nhiều lignin.

- Một số TB tiền phát sinh khơng phân hóa, nằm giữa xilem và phloem và trong
trụ bì, phát triển thành tầng phát sinh mạch, cho phép sinh trưởng thứ cấp theo
kiểu tương tự như thân. TB trụ bì thường tạo nên tầng phát sinh bần để tạo lớp
phủ bảo vệ trong rễ hóa già. Rễ cây 1 lá mầm thường có tủy (mơ cơ bản) nằm
giữa thân và không trải qua sinh trưởng thứ cấp.
III.2.

Sự vận chuyển nước và ion khoáng ở rễ?

a. Hấp thụ nước ở rễ theo quan điểm thẩm thấu và thế nước:
- Vùng sinh trưởng của rễ, nơi phát sinh nhiều lông hút là vùng hấp thụ nước
chủ yếu của cơ thể cây.
- Trong sự khuếch tán thì nước vận động nhờ động lực là gradien nồng độ.
Nước trong dòng khối được thúc đẩy nhờ gradien áp suất, còn trong thẩm thấu
thì cả 2 loại gradien đều ảnh hưởng lên sự vận động của nước qua màng.

15


- Màng TB có tính thấm chọn lọc chỉ cho nước đi qua gọi là kênh vận chuyển
nước qua màng.
- Có hai con đường để hấp thụ nước ở rễ:
+ Thông qua vách TB và các khoảng gian bào, nước có thể từ đất qua biểu bì,
đến các tầng của vỏ rồi đến tầng nội bì. Đó là con đường apoplast. Nhưng do
vách TB nội bì có dải caspary nên con đường apoplast bị chặn lại. Như vậy, con
đường apoplast là hệ liên tục gồm vách TB và các khoảng khơng khí gian bào
trong các mơmoouar TV. Động lực cho con đường hấp thụ này là gradien nồng
độ khuếch tán từ nồng độ nước cao (đát) đến nồng độ nước thấp (rễ).
+ Nước có thể được hấp thụ theo con đường TB, gồm 2 con đường thành phần.
Thành phần thứ nhất là con đường qua màng, ở đó nước đi qua màng sinh chất

từ TB lông hút đến TB vỏ, qua nội bì đến hệ mạch dẫn của rễ. Động lực cho con
đường này là gradien thế nước do nước thẩm thấu qua màng giữa TB lông hút
với dung dịch đất và giữa các tầng TB tiếp theo. Do thế nước của TB chất trong
TB lông hút rễ thường âm hơn nhiều so với thế nước của dung dịch đất nên xuất
hiện một gradien thế nước và nước được hấp thụ nhờ thẩm thấu từ thế nước cao
- âm ít hơn trong dung dịch đất đến thế nước thấp - âm nhiều hơn trong lông hút
rễ. Trong thành phần thứ hai của con đường TB, nước đi qua cầu sinh chất hay
sợi liên bào nối TB với nhau mà không đi qua màng sinh chất. Đó là con đường
symplast.
b. Sự hấp thụ ion khống ở rễ:
- Các ion khống có thể được vận chuyển qua biểu bì (lơng hút rễ) và TB vỏ
thông qua con đường apoplast - khuếch tán từ nồng độ chất khoáng cao đến
nồng độ chất khoáng thấp. Đây là cơ chế hấp thụ bị động ion khống của rễ.
Nhưng khi tiếp xúc với TB nội bì thì con đường apoplast bị chặn lại vì sự có
mặt của đai Caspary, do đó để đến được trụ mạch dẫn, các ion khống theo dịng
nước bắt buộc phải đi qua màng sinh chất của tầng nội bì. Màng sinh chất cho

16


nước đi qua aquaporin nhưng tồn bộ các ion khống được hấp thụ có chọn lọc
nhờ các protein chất mang và các kênh dẫn truyền gắn vào màng. Theo cách
này, tầng nội bì có tác dụng điều chỉnh sự xâm nhập của chất khoáng vào trụ
mạch dẫn của rễ theo con đường qua màng.
- Ngoài ra, sự hấp thụ các ion khoáng thường xảy ra theo kiểu hấp thụ chủ động
- ngược gradien nồng độ và phụ thuộc quá trình bơm chủ động ở bề mặt vùng
lông hút rễ. Các TB lông hút hấp thụ chủ động (dùng năng lượng ATP) các
nitrat photphat, sulphat và nhiều loại chất dinh dưỡng cần thiết khác. Đây là cơ
chế chủ yếu của rễ cây sống trên cạn.
- Có quan điểm cho rằng, sự hấp thụ ion khoáng xảy ra do điện thế âm bên trong

TB lơng hút rễ có khả năng hút các ion điện tích dương như K + và Ca2+. Đó là
q trình trao đổi ion trong đó các ion H+ được bơm ra khỏi TB, đồng thời các
ion như K+ và Ca2+ được bơm vào TB.
IV.

Sinh sản hữu tính ở TV có hoa. Sự thụ phấn, sự thụ tinh?

- Đó là quá trình sinh sản bao gồm sự hình thành giao tử trong phân bào giảm
nhiễm rồi dung hợp các giao tử với nhau và cuối cùng là sản sinh thế hệ con với
gen thừa hưởng được từ bố mẹ. Như vậy, sự hình thành giao tử và quá trình
dung hợp các giao tử đó là hai bộ phận hợp thành sinh sản hữu tính.
a. Cấu tạo của hoa:
- Hoa là cơ quan sinh sản hữu tính ở TV hạt kín gồm cây 2 lá mầm và cây 1 lá
mầm. hoa phát triển bên trong chồi.
- Một hoa điển hình gồm 4 vịng đồng tâm gồm các cấu trúc đính vào vùng
phình lên gọi là đế hoa nằm ở đỉnh của cuống hoa. ở cây 1 lá mầm, các phần
hoa xếp thành 1 vòng 3 hay nhiều vòng 3, còn cây 2 lá mầm xếp theo vịng 4
hay 5, có thể gồm nhiều vòng 4 hay 5.

17


- Đài hoa: là vịng ngồi cùng của hoa gồm lá đài, thường có màu lục, dạng lá,
có tác dụng bảo vệ chồi hoa trước khi hoa nở.
- Tràng hoa: gồm các cánh tràng, có dạng lớn, màu sắc sặc sỡ và có thể có các
tuyến mật hoa để dẫn dụ côn trùng hoặc sinh vật khác. Đài hoa và tràng hoa
cùng cấu thành bao hoa.
- Bộ nhị hoa: cấu thành nhờ các cấu trúc sinh sản đực của hoa gọi là nhị. Mỗi
nhị gồm chỉ nhị kiểu như cuống, có tác dụng nâng đỡ bao phấn, trong đó sản
sinh phấn hoa.

- Bộ nhụy: gồm các cấu trúc sinh sản cái của hoa cái gọi là nỗn hay tâm bì. Lá
nỗn có thể đính riêng rẽ với đế hoa hoặc có thể dung hợp nhau để tạo nên một
cấu trúc phức tạp hơn. Gốc phồng lên của mỗi lá noãn gọi là bầu, và có thể gồm
1 hoặc nhiều nỗn, trong khi đó phần nằm trên gồm 1 vịi nhụy dạng cuống với
vùng phình ra gọi là núm nhụy nàm ở đỉnh của bộ nhụy.
- ở TV có hoa, thì cấu tạo của hoa là 1 cấu trúc của sinh sản hữu tính, có khả
năng tạo tiểu bào tử và đại bào tử. Chúng phát triển để phân ly thành 2 loại thể
giao tử đực và cái, từ đó phát sinh tinh trùng và trứng. Quá trình thụ tinh tạo ra
hạt được bao bọc trong quả.
b. Sự hình thành thể giao tử:
- Giao tử đực: được tạo ra trong nhị. Bao phấn chứa 4 túi phấn và nhiều TB mẹ
tiểu bào tử và mỗi TB này trải qua phân bào giảm nhiễm tạo ra 4 tiểu bào tử đơn
bội. 1 tiểu bào tử qua phân bào nguyên nhiễm hình thành 2 TB. Cấu trúc này gọi
là hạt phấn và chứa 1 TB ống và 1 TB phát sinh. TB phát sinh phân chia lập tức
hay chậm hơn cho 2 tinh trùng.
- Giao tử cái: trong mỗi nỗn có TB mẹ đại bào tử lưỡng bội. Trải qua phân bào
giảm nhiễm, TB mẹ đại bào tử tạo bốn đại bào tử đơn bội, 3 trong số này bị
phân rã. Nhân của đại bào tử còn lại qua nguyên nhiễm cho đến khi được 8 nhân

18


đơn bội bên trong 1 cấu trúc gọi là túi phôi - thể giao tử cái. Một túi phôi trưởng
thành mang tổng cộng 7 nhân gồm trứng, hai trợ bào, ba TB đối cực và nhân
trung tâm lưỡng bội.
c. Sự thụ phấn
- Là sự truyền hạt phấn từ bao phấn đến núm nhụy. 2 hình thức thụ phấn thường
gặp là tự thụ phấn và thụ phấn chéo. Trong quá trình tự thụ phấn, thì sự truyền
hạt phấn xảy ra bên trong 1 hoa hai giữa hai hoa trên cùng cá thể. Thụ phấn
chéo, do hoa ở trên các cá thể khác nhau nên q trình có khuynh hướng gây

nên tính biến dị lớn hơn giữa cá thể con và thích hợp cho chọn lọc tự nhiên.
- Phương thức truyền hạt phấn hiệu quả nhất là phương thức thụ phấn chéo nhờ
cơn trùng. Ngồi ra, TV có hoa cịn có phương thức thụ phấn nữa là thụ phấn
nhờ gió.
d. Sự thụ tinh:
- Thụ phấn chỉ là bước đầu tiên trong quá trình sinh sản hữu tính. Khác với TB
tinh trùng của TV bậc thấp, giao tử đực trong hạt phấn không di chuyển được
và khơng cần nguồn nước bên ngồi để tiếp xúc với giao tử cái. Khi hạt phấn
đến ống nhụy, nó nẩy mầm tạo ra 1 ống phấn. Hạt phấn nẩy mầm chứa 1 nhân
ống phấn và 2 nhân tinh trùng là thể giao tử đực trưởng thành. ống phấn sinh
trưởng và chui qua các TB của núm nhụy và vịi nhụy để đến lỗ nỗn. Cuối
cùng ống phấn đâm xuyên qua xoang của bầu nhụy và thâm nhập vào nỗn,
thường thơng qua lỗ nỗn. Nhân ống phấn và 2 nhân tinh trùng được phóng
thích. Lúc này xảy ra quá trình thụ tinh kép. Một trong 2 nhân tinh trùng dung
hợp với nhân của trứng tạo nên hợp tử lưỡng bội về sau phát triển thành phơi
mới, cịn nhân tinh trùng thứ hai đến kết hợp với 2 nhân cực, tạo nhân nội nhũ
3n, trong khi nhân ống phấn bị phân rã. Như vậy, quá trình thụ tinh kép đã hoàn
thành.
V.

Ứng dụng kiến thức về sinh trưởng và phát triển vào thực tế

19


1.

Ứng dụng kiến thức về sinh trưởng

- Trong ngành trồng trọt: Dùng gibêrelin để thúc hạt hoặc củ nảy mầm sớm khi

chúng cịn đang ở trạng thái ngủ, ví dụ thúc củ khoai tây nảy mầm.
- Trong công nghiệp rượu bia: Sử dụng hoocmơn sinh trưởng gibêrelin để tăng
q trình phân giải tinh bột thành mạch nha.
- Auxin là một hc mơn thực vật có tác dụng tốt đến các quá trình sinh trưởng
của tế bào, hoạt động của tầng phát sinh, sự hình thành rễ, hiện tượng ưu thế
ngọn, tính hướng của thực vật, sự sinh trưởng của quả và tạo ra quả khơng hạt…
Nhưng nếu kích thích với hàm lượng quá cao, tác dụng quá mạnh sẽ xảy ra hiện
tượng ức chế ngược trở lại, lúc này auxin sẽ trở thành chất ức chế.
2.

Ứng dụng kiến thức về phát triển

- Chọn giống cây trồng theo vùng địa lí, theo mùa.
- Xen canh; chuyển, gối vụ cây nông nghiệp và trồng rừng hỗn loài.

20


IV.
1.

Tầm quan trọng của thực vật
Thực vật với con người

Gạo là nguồn cung cấp thực phẩm cơ bản cho hơn 60% dân số thế giới, 90%
gạo thì được sản suất ở châu Á, chủ yếu là sản suất ở Trung Quốc và Ấn Độ.
Gieo trồng thực vật nhằm cung cấp cho con người:
-

Ngũ cốc: gạo, lúa mì, yến mạch,…


-

Củ: khoai mì, khoai tây, khoai lang, khoai sọ, su hào,….

-

Đậu: đậu nành, đậu tương, đậu phộng, đậu Hà Lan,….

-

Trái cây: cam, chuối, bơ, xồi, mít, thanh long, dưa hấu,….

-

Rau: cải, xà lách, răm, riếp, muống, mồng tơi,….

-

Quả hạch: óc chó, điều, dẻ cười, hạnh nhân, dừa,….

-

Dầu: gạo, dừa, cải, hướng dương,….

-

Đồ uống: coffee, cacao, trà, bia, …..

-


Chất làm ngọt: mía, thốt nốt, nho, bắp,…..

-

Gia vị: tiêu, ớt, hồi, gừng, nghệ, hành, tỏi….

-

Thảo mộc: xạ hương, ngải đắng, cam thảo, nhân sâm,….

-

Hương liệu: cacao, dừa, bạc hà, quế, thảo quả,…

-

Màu: nghệ, gấc, lá dứa, cà chua,….

-

Phụ gia: cao su, chanh, cam, quất,…..

-

Trang trí: các loại hoa, cỏ, quả,….

-

Các loại hạt ăn vặt: hạt bí, hướng dương, bắp, hạt dưa,….


-

Thực vật được sử dụng làm thuốc: từ thời Hy Lạp cổ đại người ta đã biết sử
dụng vỏ cây liễu trắng để chữa bệnh đau đầu. Ngày nay, hầu hết các loại

21


thức dùng để phịng chữa bệnh hầu hết đều có nguồn gốc từ tất cả các bộ
phận của thực vật.
-

Những công dụng khác của thực vật: hiện nay thực vật được ứng dụng vào
nhiều lĩnh vực quân trọng khác phục vụ đời sống con người như làm vật
trang trí, mỹ phẩm, xà phịng, bột giặt,…

2.
-

Thực vật với mơi trường
Thực vật là một phần tất yếu của sinh quyển, chúng hấp thu CO 2 và cung
cấp O2 cũng như các hợp chất hữu cơ cho những loài sinh vật khác.

-

Bên cạnh đó chúng cũng góp phần vào việc giữ ổn định cấu trúc đất và giữ
vững cân bằng sinh thái.

-


Mối quan hệ giữa thực vật với động vật: Thực vật và động vật có mối quan
hệ hữu cơ với nhau. Động vật hỗ trợ thực vật trong quá trình thụ phấn và
phân bón. Thực vật cung cấp thức ăn…và sự tương tác này thường xảy ra
đồng thời.

-

Mối quan hệ giữa thực vật và vi sinh vật: trong tự nhiên, người ta có thể
thấy mối liên hệ giữa thực vật với các lồi nấm và vi khuẩn. Có thể sự quan
hệ ấy có hại cho thực vật nhưng cũng có những quan hệ đem lại nhiều lợi
ích cho thực vật.

-

Thực vật nguy hiểm: trong thực tế cũng thấy nhiều cái chết bởi sử dụng
thuốc lá, cocain, heroin, rượu,… Cũng có người chết do ăn trực tiếp một
lồi thực vật nào đó. Cũng có lồi thực vật gây nên dị ứng như ho, chảy
nước mũi, chảy nước mắt…(phấn hoa, hạt cỏ, mùi hoa…).

22


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sinh học đại cương, PGS.TS Nguyễn Như Hiền, NXB ĐHQG Hà Nội.
2. Giáo trình thực vật dược , GS.TS Nguyễn Bá.
3. Nguyễn Đình Giậu, Sinh học đại cương, Sinh học thực vật, NXB Đại học
Quốc gia TP. HCM.
4. Ngơ Xn Mạnh, Giáo trình hóa sinh thực vật, NXB Nông nghiệp.
5. />6. />7. What a Plant Knows: A Field Guide to the Senses by Daniel Chamovitz


23



×