Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

dân tộc, tôn giáo và văn hóa an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.53 KB, 23 trang )

Chuyên đề 2: DÂN TỘC, TÔN GIÁO VÀ VĂN HÓA Ở AN GIANG
A. KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG
1.Tên bài giảng: Dân tộc, Tôn giáo và Văn hóa ở An giang.
2. Thời gian giảng: 4 tiết
3. Đối tượng người học: cán bộ, lãnh đạo quản lý cấp cơ sở
4. Mục tiêu:
a. Về kiến thức: giúp học viên tìm hiểu, nghiên cứu các vấn đề Dân tộc,
Tôn giáo và văn hóa ở An giang trong quá khứ và hiện tại .
b. Về kỹ năng: Rèn luyện cho học viên kỹ năng phân tích các tư liệu,sự
kiện về dân tộc, Tôn giáo, văn hóa, tại An Giang , từ đó bổ sung kiến thức, vận
dụng vào thực tiễn công tác.
c. Về thái độ: Có ý thức không ngừng học tập, rèn luyện phẩm chất của
người đảng viên góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
5. Kế hoạch chi tiết

Bước lên
lớp
Bước 1

Thời

Nội dung

Phương pháp

Phương tiện

ổn định lớp

Thuyết trình


micro

3 phút

Nêu vấn đề, hỏi đáp

Micro, bảng, phấn

7 phút

gian

Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Anh chị hãy cho
biết về diện tích và dân
Bước 2

sớ của tỉnh ta? An giang
có bao nhiêu đơn vị hành
chính và bao nhiêu tôn
giáo được nhà nước công
nhận?

Bước 3

Nội dung 1:

Giảng

1. Dân tộc và Tôn giáo ở phát vấn, nêu vấn đề giáo trình, bảng,

phấn
An giang

bài mới

Thuyết trình kết hợp Micro,

1

giáo

án,

60
phút


1.1. Dân tộc, tôn giáo

Micro, giáo án,
Thuyết
trình
kết
hợp
trong cộng đồng người
giáo trình, bảng,
phát
vấn,
nêu
vấn

đề
kinh.
phấn
1.1.1. Đạo Phật

Micro,
Thuyết trình

1.1.2.Đạo công giáo

Thuyết trình kết hợp
phát vấn, nêu vấn đề

1.1.3. Đạo Tin lành
Thuyết trình, phát
vấn

giáo

án,

giáo trình, bảng,
phấn
Micro,

giáo

án,

giáo trình, bảng,

phấn
Micro,

giáo

án,

giáo trình, bảng,
phấn

1.2. Dân tộc Tôn giáo

Micro, giáo án,
Thuyết
trình
kết
hợp
trong cộng đồng người
giáo trình, bảng,
phát
vấn,
nêu
vấn
đề
Khơ Mer
phấn
1.3. Dân tộc, Tôn Giáo
trong cộng đồng người Thuyết trình kết hợp
Chăm An Giang.


phát vấn, nêu vấn đề

Nội dung 2:
2.1 Di tích,Lễ hội văn Thuyết trình kết hợp
hóa tiêu biểu

phát vấn, nêu vấn đề

Micro,

giáo

án,

giáo trình, bảng,
phấn
Micro,

giáo

án,

giáo trình, bảng,
phấn

2.1. Các di tích văn Thuyết trình kết hợp Micro,

giáo

án,


hóa,lịch sử, tâm linh tiêu phát vấn, nêu vấn đề giáo trình, bảng,
biểu ở An Giang.

phấn

2

75’


2.1.1. văn hóa Óc eo

2.1.2. Miếu bà chúa xứ

Thuyết trình

Thuyết trình kết hợp
phát vấn, nêu vấn đề

Micro,

giáo

án,

giáo trình, bảng,
phấn
Micro,


giáo

án,

giáo trình, bảng,
phấn

2.1.3. Lăng Thoại Ngọc
hầu- Núi Sam

Micro,

giáo

án,

2.1.4 Đền thờ Quản cơ Thuyết trình

giáo trình, bảng,

Trần Văn Thành

phấn

2.1.5 Đồi Tức Dụp
2.2. Các lễ hội văn hóa
Micro, giáo án,
dân tộc tiêu biểu ở An Thuyết trình kết hợp
giáo trình, bảng,
giang

phát vấn, nêu vấn đề
phấn
2.2.1 Lễ hội văn hóa thể
thao đua bò Bảy núi An Thuyết trình kết hợp
Giang:

phát vấn, nêu vấn đề

2.2.2 Lễ hội truyền thống
Đức Quản cơ Trần Văn Thuyết trình kết hợp
Thành.

phát vấn, nêu vấn đề

Micro,

giáo

án,

giáo trình, bảng,
phấn
Micro,

giáo

án,

giáo trình, bảng,
phấn


2.2.3 Lễ hội văn hóa thể

Micro,

thao của đồng bào Chăm Thuyết trình

giáo trình, bảng,

An giang
2.2.4 Lễ hội văn hóa tâm phát vấn

phấn
Micro,

linh Vía bà Chúa xứ núi

giáo trình, bảng,

Sam

phấn

3

giáo

giáo

án,


án,


2.3 Vấn đề xây dựng và
phát triển nền văn hóa
Việt Nam tiên tiến đậm

Micro,
Thuyết trình

đà bản sắc dân tộc ở An

giáo

án,

giáo trình, bảng,
phấn

giang hiện nay
Bước 4
Bước 5

Chốt kiến thức

Thuyết trình
Hướng dẫn câu hỏi, bài Thuyết trình
tập, NC tài liệu


Micro

3 phút

Micro

2 phút

B. TÀI LIỆU PHỤC VỤ SOẠN GIẢNG.
1. Tài liệu bắt ḅc
- Trường chính trị Tơn Đức Thắng, tập bài giảng Tình hình nhiệm vụ
của tỉnh An giang( thuộc chương trình đào tạo trung cấp lý luận chính trịhành chính} NXB. Lý luận Chính trị H.2016 (Tái bản lần thứ nhất).
2. Tài liệu tham khảo
2.1. Ban Tuyên giáo tỉnh ủy An Giang, Địa chí An giang, 2003,t1.
2.2. Dương văn Khá: giới thiệu khái quát về đạo Bửu Sơn Kỳ hương. Website
Ban Tơn giáo chính phủ.
2.3.Phan Văn Kiến-Võ Thành Phương: Lịch sử an Nxb Đại học sư phạm
Thành phớ Hờ chí Minh phương An, giang, 2013.
2.4 Minh Nga: Giới thiệu sơ lược về phật giáo Nam tơng, Khmer,Website ban tơn giáo
chính phủ
2.5 Minh Thu: Đôi nét về đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Website Ban Tơn giáo chính Phủ.
2.6 Nguyễn Hoàng Sa: Đạo Phật giáo Hòa Hảo ở đồng bằng sông Cửu :Long và ảnh
hưởng của đạo phật giáo hòa hảo ở đồng bằng sơng Cửu Long,luận án tiến sĩ, năm 2000.
C. NỢI DUNG BÀI GIẢNG:
- Bước 1: Ổn định lớp (2p)
- Bước 2: Kiểm tra bài cũ (3p)

4



Câu hỏi: Anh chị hãy cho biết về diện tích và dân số của tỉnh An giang
ngày nay? An giang có bao nhiêu đơn vị hành chính và tơn giáo được nhà nước
công nhận?
Yêu cầu trả lời:
- An giang có diện tích tự nhiên 3424 km2, đứng hàng thứ tư ở đồng bằng
sông Cửu Long, sau KG,CM, LA
- An giang có 11 đơn vị hành chính gờm:Thành phớ Long xun, Thành
Phố Châu đốc, Thị xã Tân châu và các huyện An Phú, Phú Tân, Tịnh Biên, Tri
Tôn,Châu Phú,Châu thành, Thoại Sơn, Chợ Mới.
-An giang có 9 tôn giáo được nhà nước công nhận, gồm Phật giáo việt nam,
Phật Giáo Hòa hảo, Cao Đài,Hòa Hảo, Công giáo, Tin lành, Tịnh độ cư sĩ, Tứ ân
Hiếu nghĩa, Hồi giáo, Bửu Sơn kỳ Hương... với tín đờ 1,8 triệu người.
- Bước 3: Giảng bài mới (170 phút)
Chuyên đề 2:
DÂN TỘC, TÔN GIÁO VÀ VĂN HÓA Ở AN GIANG
1.1. DÂN TỘC, TÔN GIÁO Ở AN GIANG.
1.1. Dân tộc tôn giáo trong cộng đồng người Kinh:
Ở An Giang, người kinh có gần 2 triệu người, chiếm khoảng hơn 90% dân
số cả tỉnh. Cộng đồng người Kinh ở An Giang có nhiều tập quán độc đáo thể
hiện bản sắc văn hoá Việt Nam như: tết, lễ hội dân gian, ẩm thực, tập tục cưới
xin, ma chay… Về tơn giáo, người Kinh ở An Giang là tín đồ của một số tôn
giáo lớn trên thế giới, khu vực và một số tôn giáo nội sinh.
1.1.1. Đạo phật
Người kinh chủ yếu theo Phật giáo Bắc Tông với 250 cơ sở thờ tự gồm
các chùa nổi tiếng như:chùa Tây An, Viên Quang, Giồng Thành, Linh Sơn Tự
v.v., gần đây có chùa Vạn Linh, Đức Linh, Huỳnh Đạo, v.v.. Đạo Phật hiện có
649.000 tín đờ.
1.1.2. Đạo Cơng giáo
Đạo cơng giáo vào An Giang đầu tiên vào cuối thế kỳ XVIII tại Chợ Mới
(1778), họ đạo Cù Lao Giêng, xã Tấn Mỹ được thành lập năm 1783. Sau đó đến

5


Năng Gù (1850), Châu Đốc (1871), Chợ Thủ (1895); năm 1945 thuộc giáo phận
Cần Thơ đến năm 1960 thì tách ra thành Giáo phận Long Xun.
Tín đờ Cơng giáo hành đạo chủ yếu ở nhà thờ. Họ có nhiều ngày lễ trong
năm: Noel, Phục Sinh (tháng 4), lễ Đức Mẹ Maria lên Trời, lễ Đức Mẹ Vô
Nhiễm, lễ Tro (Đức Giêsu từ cõi chết trở về), lễ Lá (Giêsu thành Jerrusalem
được đón tiếp), lễ Thánh Phêrô và Phaolô.
Hiện nay, Công giáo có 62.130 tín đờ và 51 nhà thờ, nhà nguyện, 62 chức
sắc. Về kinh thánh, Tân ước có 27 cuốn, Cựu ước có 46 cuốn
1.1.3. Đạo Tin Lành.
Đạo Tin lành du nhập vào An Giang ở đầu thế kỷ XX (1919). Năm 1920,
cũng là năm Hội thánh Tin lành Long Xuyên được thành lập do mục sư Nguyễn
Hữu Định chủ trì. Đây là Hội thánh Tin lành đầu tiên ở An Giang với nhà thờ
Cái Sơn. Sau đó nhà thờ lớn được xây dựng tại trung tâm thị xã Long Xuyên.
Trước năm 1975 ở An Giang có sáu chi hội thánh Tin lành gồm Long Xuyên,
Châu Đốc, Tân Châu, Mỹ Luông, Núi Sập, Chi Lăng. Cơ sở vật chất gồm có sáu
nhà thờ. Sau 1975 cho đến nay tại An Giang còn lưu lại 5 hội thánh Tin lành
(Long Xuyên, Châu Đốc, Mỹ Luông, Núi Sập, Tân Châu) với 5 nhà thờ. Sớ tín
hữu 2.730. Sinh hoạt tơn giáo chủ yếu ở nhà thờ, nhà thờ xây dựng đơn giản, chỉ
có thập giá trên tượng của Chúa Giêsu và lễ chính của Đạo là lễ Thánh Thể (kỷ
niệm cái chết của Chúa Giêsu). Tín đờ Tin lành chỉ xưng tội trực tiếp với Thiên
Chúa, giáo sĩ chỉ là Đấng chăn bày và không có quyền thay mặt Chúa.
Chi hội Thánh Tin Lành An Giang, trực thuộc Hội thánh Tin Lành Việt
Nam có liên hệ với nhau ở mỗi kỳ Bời linh. Hiện nay, Chi hợi có 1.150 tín đờ,
chiếm 1,12% dân số, 5 nhà thờ, 2 mục sư, 3 nhà truyền đạo.
1.1.4. Cao đài:
Đạo Cao Đài ra đời ngày 7 tháng 10 năm 1926 tại Gò kén Tây Ninh.
Đạo đến An Giang năm 1927, do chính Hợ Pháp Phạm Công Tắc trực tiếp

truyền đạo, thánh thất được xây dựng đầu tiên ấp Trung Châu, xã Long Kiến,
Chợ Mới, gọi là thánh thất Trung Châu (1928), sau đó xây thêm ở Long Xuyên
và Tân Châu. Trước năm 1975, An Giang có hai châu đạo là Long Xuyên và
6


Châu Đốc, một Trấn Đạo. Hiện nay ở An Giang, Cao Đài có bốn hệ phái: Cao
Đài Tây Ninh, Cao Đài Tiên Thiên, Cao Đài Ban Chỉnh Đạo, Cao Đài Minh
Chơn Lý,với 30 Thánh Thất, 10 điện thờ, 28 họ đạo, 26 Ban quản đạo với
72.210 tín đờ.
Về chức sắc, Cao Đài An Giang không có phối sư, chỉ có giáo sư, giáo
hữu. Chức sắc cao nhất chỉ có Giáo sư và lễ sanh. Hiện nay ở an giang,có 2 giáo
sư, 4 lễ sanh, 126 phó chánh trị sự.
Giáo lý cơ bản của tín đờ Cao Đài là thánh ngơn, nghi lễ giáo lý Tân luật,
pháp chánh truyền, hiến chương và Tam giáo Ngũ chi. Kinh sách soạn theo văn
vần gồm các kinh thờ cúng, kinh thiên đạo và thế đạo. Tín đờ đọc kinh tại nhà và
tại điện thờ theo điệu Nam ai và Nam xuân, Đảo ngũ cung. Nơi thờ cúng của
đạo Cao Đài là thánh thất và điện thờ.Trong nhà tín đờ bàn thờ đặt trên cao, cao
nhất là thượng đế tượng trưng bằng Thiên Nhãn, dưới thờ Tam giáo và Ngũ chi
đạo.
1.1.5. Bửu Sơn Kỳ Hương
Là một tôn giáo bản địa của An Giang, xuất hiện năm 1849 tại Tây An Cổ
Tự, Chợ Mới. Người sáng lập là ông Đoàn Minh Huyên về sau được tôn xưng là
Đức Phật Thầy Tây An. Tên Bửu Sơn Kỳ Hương có nghĩa là: trên núi Báu, có
hương lạ báo tin Thánh triết xuất hiện, toạ lập kỷ nguyên mới an lạc. Bửu Sơn
hiện có 8.325 tín đờ. Cơ sở thờ tự chính là Thới Sơn Tự (Tịnh Biên), Tây An Tự
(Núi Sam). Bửu Sơn Kỳ Hương có nhiều tín đồ nổi tiếng như: Quản cơ Thành,
Tăng chủ, Đình Tây, Trương Công Định, Nguyễn Trung Trực.
Giáo lý của đạo Bửu sơn Kỳ Hương được thể hiện chủ yếu ở ba tác phẩm
của ông Đoàn Minh Huyên viết bằng chữ Hán (Tứ Linh Tự, đạt đạo Ngao Du,

Bát Nhẫn); 3 tác phẩm viết bằng chữ Nôm (Giác Mê, Thập Thủ liên Hoàn Thi,
Sấm Truyền). Tiếp theo ông là Sư Vãi Bán Khoai có “Sấm giảng người đời”
gồm 11 quyển. Ngoài ra ông Nguyễn Văn Thới có thêm “Cửu Khúc Kiểng
Tiên”. Các sấm giảng giáo lý của đạo Bửu sơn Kỳ Hương tập trung thể hiện tư
tưởng và niềm tin cho rằng thực trạng xã hợi đen tới đương thời chính là sự thể
hiện đời hạ ngươn sắp kết thúc, ngày tận thế đã cận kề và hội Long hoa sẽ khai
7


mở. Hội Long hoa là hội tuyển chọn người hiền đức có công tu hành có đức
hạnh, nhân nghĩa về sống cõi thái bình thượng ngươn an lạc. Đạo Bửu Sơn Kỳ
Hương khuyến khích tín đờ tu nhân học phật.
1.1.6. Tứ Ân Hiếu Nghĩa
Ra đời năm 1867 tại Ba Chúc, Tri Tôn, An Giang do ông Ngô Lợi sáng
lập. Bộ kinh Tứ Ân Hiếu Nghĩa gồm 24 quyển pha trộn Phật giáo, Đạo giáo,
Mật tông giáo, tập trung nhấn mạnh vai trò của Đấng Bồ Tát cứu khổ cứu nạn,
mang n lành đến cho mọi người. Ơng Ngơ Lợi sanh năm 1831 tại Bến Tre
xuất thân từ nhà nông làm ṛng rẫy nhưng ham học, tự học và rất thích đọc
sách phật. 21 tuổi ông đã viết được Bà La Kinh gồm 223 chữ Hán Nôm. Đây là
quyển kinh quan trọng của đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa. Bộ kinh Tứ Ân Hiếu Nghĩa
gồm 24 quyển, được soạn bằng chữ Hán trong đó chủ yếu 4 quyển nói về đức từ
bi Bồ Tát xuất hiện mọi lúc mọi nơi cứu khổ, cứu nạn và mang yên lành đến cho
mọi người, hướng dẫn nghi thức cúng lễ, nói về những tấm gương, về lòng hiếu
nghĩa và nói về sinh tử, chánh tà, làm lành lánh dữ. Nguyên lý hành đạo của Ân
Tứ Ân Hiếu Nghĩa là lấy tu nhân học phật làm nền tảng.
Tư tưởng của tôn giáo này nhấn mạnh bốn ơn lớn là: ơn quê hương đất
nước, ơn đồng bào nhân loại, ơn cha mẹ, ơn Phật – Pháp – Tăng. Cơ sở thừa tự
chủ yếu là chùa nơi diễn ra các lễ cầu phúc, cầu may, trị bệnh. Hiện nay đạo Tứ
Ân Hiếu Nghĩa có 34.821 tín đờ.
1.1.7. Phật giáo Hoà Hảo:

Về sự ra đời, Phật giáo Hoà Hảo là sự kết hợp của ba yếu tố sau: hoàn
cảnh chính trị, xã hợi khủng hoảng, vai trò của Đức Huỳnh Phú Sổ, tâm lý “đói
cơm khát đạo” của quần chúng nhân dân. Nội dung giáo lý: kết hợp Nho, Lão,
Phật có kế thừa một số yếu tố truyền thống dân tộc: hướng thiện, thương người,
đoàn kết… Phật giáo Hoà Hảo hiện nay có 936.974 tín đờ, cơ sở thờ tự chính là
An Hoà Tự. Giáo lý phật giáo Hòa Hảo được thể hiện trong 6 quyển sấm giảng.
Quyển thứ nhất: Sấm giảng khuyên người đời tu niệm. Quyển thứ 2: Kệ dân của
người khùng. Quyển 3: sấm giảng được viết từ năm 1939 với nội dung phê phán
thói hư tật xấu đặc biệt là lớp trẻ bị lôi cuốn theo vật chất. Từ đó ra lời kêu gọi
8


mọi người hãy tu nhân tích đức để tránh hậu quả về sau. Quyển thứ 4: là quyển
“Giác mê tâm kệ” là bài học nhập môn của giáo lý đạo phật với nhiều luận đề
căn bản như: Bát chánh đạo, Tứ diệu đế, Bát nhẫn, Ngũ uẩn. Quyển thừ 5;
“Khuyến thiện” nợi dung nhắc lại lịch sử phật Thích ca khuyên mọi người tu
hành theo tịnh độ, thập thiện và phương pháp diệt ngũ trược, trừ thập ác. Quyển
thứ 6: Cách tu hiền và ăn ở của 1 người bổn đạo nội dung khái quát nhiều vấn đề
như phân loại hạng tu của Phật giáo, tam nghiệp, bát chánh, cách thờ phượng,
cách hành lễ của tín đờ. Đặc biệt, Thuyết Tứ Ân được minh giải rất rõ ràng ở
quyển này để hướng dẫn các tín đờ, phải lo đền đáp 4 điều ân lớn.
1.2.

Dân tộc, tôn giáo trong cộng đồng người Khmer

Người Khmer ở An Giang có 87.000 người chiếm tỷ lệ 3,8% dân số cả tỉnh.
Người Khmer An Giang cư ngụ chủ yếu ở 2 huyện Tri Tôn, Tịnh Biên với
những lễ hội độc đáo như:
Lễ mừng năm mới (Chol chnam thmay): được tổ chức vào cuối tháng 3 hàng
năm, đây là lễ hội quan trọng nhất của người Khmer diễn ra trong 3 ngày. Ngày

thứ nhất: đón mừng năm mới, diễn ra ở chùa và ở từng gia đình. Ngày thứ hai:
mọi người đi lễ Chùa dâng cơm nuôi các sư tăng. Ngày thứ ba: cầu siêu tắm
Phật, tắm cho các vị sư cao tuổi, lễ vong hồn người chết. Ở Óc eo –Ba Thê, tín
đờ Phật giáo Nam tông còn có tục cúng dâng cát cho chùa, để cùa tổ chức hội thi
làm núi cát, tưởng nhớ ông bà dựa núi non để tồn tại .
Lễ xá tội vong nhân (Dolta): từ 15-8 đến cuối tháng 8 âm lịch hàng năm, đây
được coi là tết thứ hai của người Khmer. Gồm các tập tục sau: Các sư sãi nhập
hạ, mọi người phục vụ cơm nước cho chùa 15 ngày, sư sãi cầu siêu cho người đã
khuất. Cuối lễ, tất cả tập trung về chùa, tụng kinh cầu siêu, thọ trai giới, nghe
thuyết pháp và cúng vong linh cho người quá vãng.
Lễ đua bò: tổ chức chung với lễ Dolta, đây là hoạt động văn hoá lâu đời của
người Khmer.
Lễ cúng trăng: (Ok om bok): Đây là lễ cúng Thần mặt trăng – vị Thần được xem
là bảo vệ mùa màng, người Khmer tổ chức lễ này để cầu cho mưa thuận gió hoà.
Lễ vật là cốm dẹp (om bok) trong lễ đút cốm dẹp, người lớn tuổi khấn vái lúc
9


trăng lên, xin mặt trăng tiếp nhận lễ vật, khi nhang tàn mọi người cho trẻ ăn cốm
với chuối.
Hầu hết người Khmer theo Phật giáo Nam tông với nhiều chùa chiền nổi tiếng.
Hiện nay, Phật giáo Nam tông trọng cộng đồng người khmer có 64 chùa và 700
sư,sãi,àcha. Phật giáo Nam tông trong cộng đồng người khmer mang nội dung
kết hợp pha trộn giữa đạo phật với Bàlamôn giáo, thờ Tam vị nhất thể.
1.3 Dân tộc ,tôn giáo trong cộng đồng người Chăm ở An Giang:
Người chăm ở An Giang có khoảng 13.000 người chiếm tỷ lệ 0.58% dân số cả
tỉnh.
Người chăm ở An Giang có các lễ hội lớn : lễ Mâu lút (sinh nhật Mohammad).lễ
Ramadan (ăn chay).lễ Roya (bớ thí).
Các tập tục chủ yếu của người chăm : kiêng cử trong ăn uống ,cấm những hành

vi xấu,tập tục đóng 25% thu nhập cho Ban giáo cả , tập tục không ngồi chung
chiếu với phụ nữ chưa chồng, không được doạ thôi vợ, thôi vợ mà muốn cưới
lại thì phải nhờ bạn cưới dùm, giao lại;tập tục hành hương về Thánh địa Mecca.
Người nào từng hành hương đến Thánh địa Mec ca, thì được phong haji,,tương
đương với danh xưng trí thức người Chăm.
Hơn nhân của người Chăm được thực hiện với ba đặc trưng nổi bật : nội hôn , đa
thê,phụ quyền.( Theo luật Hồi giáo, người đàn ông có thể lấy tối đa 4 vợ).
Văn hoá Palay của người Chăm :đây là văn hoá làng , nét văn hoá độc đáo của
người Chăm.Palay là hình thức tự quản ,một đơn vị hành lễ rất quan trọng trong
đời sống của đồng bào Chăm,mỗi Palay có một thánh đường uvaf một ban giáo
có cả 5 đến 7 vị đứng đầu là Ha Kêm và các giúp việc , mỗi Palay gồm nhiều
xóm (puk) có khoảng 3 đến 50 hộ,thánh đường Hồi giáo được xây dựng rất đồ
sộ ,thể hiện đặc trưng cho văn hoá Hồi giáo.
Người Chăm ở An giang hầu hết theo đạo Islam vì tôn giáo này rất quan trọng
đối với người Chăm .Sinh hoạt tôn giáo chủ yếu diễn ra ở thánh đường .Thánh
đường có vị trí rất lớn vì nơi đây là nơi giáo dục kinh thánh cho thanh thiếu niên
,nơi dạy chữ cho người Chăm ,nơi tổ chức các cuộc xướng kinh Koran,nơi thực

10


hành các nghi lễ tôn giáo .Nghi lễ tôn giáo được thực hành ở 5 nghi lễ chính
được gọi là Cốt đạo :
Lễ biên lộ : thể hiện đức tin vào Thánh ala và tiên tri Mohammad.
Lễ cầu nguyện : (5 lần / ngày )
Lễ Ramadan : ăn chay và cấm ăn uống ,hút thuốc,quan hệ tình dục vào ban ngày.
Lễ bớ thí
Lễ hành hương về Thánh địa Mecca\
Đạo Islam hiện có 12 thánh đường ,14 tiểu thánh đường .
Ngôn ngữ: Còn giữ,còn nói tiếng Chăm mẹ đẻ 70% so với người Chăm Ninh

Thuận, Bình Thuận, có lai pha tiếng Khmer, Mã lai. Tín đờ Chăm Islam tại An
giang, học cả tiểng Javi Mã lai, chữ Ả Rập để hiểu kinh Co ran.
1.4. Dân tộc, tôn giáo trong cộng đồng người Hoa:
Ở An Giang có 150.000 người dân tộc Hoa chiếm tỷ lệ 0,65% dân số cả
tỉnh. Cùng với luồng di dân lớn vào Việt Nam, người Hoa định cư tại tỉnh An
Giang khá sớm. Đầu thế kỷ 18 đã có 1 bộ phận người Hoa theo Chưởng cơ
Nguyễn Hữu Cảnh đến định cư tại huyện Chợ Mới (xã Mỹ Luông và thị trấn
Chợ Mới). Sau đó,xã Minh Hương đã được hình thành sớm ở làng Long Sơn,
Tân châu và ở xã Mỹ Đức huyện Châu Phú. Người Hoa sống tập trung tại 2
điểm lớn là thị xã Long Xuyên và Châu Đốc.
Gia đình : theo truyền thống Phụ quyền ,con cái lấy họ cha.Người Hoa rất
coi trọng yếu tố thân tộc gia đình, các tập tục cưới hỏi ma chay truyền thống
được lưu giữ rất cẩn thận.
Ngôn ngữ : chủ yếu là dùng tiếng Quảng Đông và tiếng Triều Châu.
Đời sớng tín ngưỡng thờ đa Thần như : Bắc Đế, Bảo Sanh Đại Đế, Quảng
Trạch Tôn Vương, Thiên Hậu Thần Tài ,Táo Quân,v.v…Ở An giang có chùa
Ông Bắc, miếu Ông Bổn, miếu Thiên Hậu, Miếu Quan thánh đế, thờ Quan
Cơng.Người Hoa thích chạm khắc, câu đới, thể hiện bằng thi pháp hoặc bài vị
màu đỏ .Về món ăn ,họ thích các món heo quay , vịt ḷc ,hợt vịt muối và các
loại bánh tổ ,bánh bò,v.v….

11


Ngoài tín ngưỡng đa thần người Hoa cũng thể hiện niềm tin vào vật linh
như thờ Thần hổ, thờ Ngũ cốc thánh chủ, Thiềm thừ…với mong ước được bảo
hộ. Ngoài hình thức thờ tự thần linh dưới dạng các ngôi miếu, người Hoa cũng
thờ tự trong từng gia đình các thần linh kể trên bên cạnh 1 số vị thần được người
Hoa quan niệm sẽ phù trợ cho gia đình như thần đất, thần cửa, thần tài…
2.DI TÍCH ,LỄ HỢI VĂN HOÁ TIÊU BIỂU

2.1 Các di tích văn hoá,lịch sử,tâm linh tiêu biểu ở An Giang
2.1.1 Văn hoá Óc Eo
Văn hoá óc eo là mợt loại hình di tích khảo cổ độc đáo ở An Giang được hình
thành và tồn tại khoảng 2000 năm trước đây.Năm 1879 , ông A.Corre người
Pháp đã đến An Giang và khảo sát một số di chỉ của nền văn hoá cổ xưa này .
Năm 1944,ơng Malleret đã khai quật di tích tại gò Óc Eo, Cây Thị và một số địa
điểm khảo cổ trong vùng này ,thu được nhiều hiện vật rất đa dạng với chất liệu
khác nhau hiện còn đang trưng bày tại Bảo tàng lịch sử Thành Phớ Hờ Chí
Minh, Nhà trưng bày văn hóa Óc Eo Ba thê .Qua các phát hiện đó ,nền văn hoá
cổ Óc Eo An Giang đã gây nhiều chú ý cho các nhà khảo cổ học Việt Nam và
nước ngoài .
Đợt khảo sát các di tích lịch sử văn hoá từ 1985-1987 ,An Giang phát hiện thêm
2 di tích liên quan đến nền văn hoá Óc Eo là hai bia đá lộ thiên và tượng Phật
bốn tay tay chùa Linh Sơn,nằm về hướng Đông núi Ba Thê ,huyện Thoại Sơn
và được văn hoá ra quyết định cơng nhận.Tiếp theo đó các di tích Gò Cây
Trâm,Giờng Cát, Giồng Xoài ,vv.cũng lần lượt phát hiện.
Trong năm 1998-1999 , đoàn khảo cổ của Viện Viễn Đông Bác cổ pháp đã 2 lần
khai quật tại Óc Eo –Ba Thê cùng với các đợt khai quật của Viện Khoa Học xã
hội tại Thành Phớ Hờ Chí Minh và bảo tàng An Giang phát hiện thêm phần di
tích đã x́t lợ ra trong các đợt khai quật trước ,và mở rộng đường biên của kiến
trúc về phía Bắc ,Tây và Đơng.Tầng văn hoá được đào xuống sâu 2 mét ,mặt
bằng lớp sinh thổ không đều ,chênh lệch từ 1,5 đến 2,5m bao gồm 6 giai đoạn sử
dụng của nền kiến trúc cổ.

12


Từ năm 2017 đến 2020, Viện Hàn Lâm khoa học xã hội Việt nam phối hợp với
UBND tỉnh An giang và Ban Quản lý Di tích văn hóa Óc Eo tỉnh An giang đã tổ
chức khai quật nhiều trọng điểm di tích như Gò Sáu Thuận, Linh Sơn Bắc, Gò

Óc eo, Giồng Cát, Lung Lớn, Trung tâm chùa Linh sơn Cổ tự… đã phát hiện
hàng vạn hiện vật Phù nam bằng gốm, gạch, gỗ, kim loại, đá, thủy tinh. Trong
đó có phù điêu bằng đá hình Phật thiền định, bia bắc Linh sơn có chữ Phạn cổ
ghi dấu ấn của một vương triều Phù nam cổ đại, xứng đáng được xếp vào bảo
vật q́c gia.
Ban Quản lý di tích Văn hóa Óc Eo (BQLDTVHOE) đã phối hợp với các huyện
thị, thành phố đã khảo sát, phát hiện hơn 160 di tích trên toàn tỉnh, với nhiều
hiện vật quý, hiếm ( Chỉ có Long xuyên là chưa phát hiện). Trong quan hệ, giao
lưu quốc tế, BQLDTVHOE đã kết hợp với Viện văn hóa Daejhan, Viện Baskje
Viện hàng hải quốc gia Hàn quốc, tổ chức khai quật thám sát tại gò Tư Trâm thu
nhiều cổ vật quý như Bình ken đy mặt người, hiện vật gỗ,đã tổ chức triển lãm
hiện vật Óc eo, hội thảo về văn hóa óc eo tại Hàn Quốc năm 2019, năm 2020.
Nền kiến trúc Óc Eo tại nam Linh Sơn, bắc Linh sơn Tự, đông Linh sơn Tự có
giá trị nhiều mặt của một nền văn hoá mà cư dân cách đây hơn 10 thế kỉ để
lại.Quan sát vật liệu ,kết cấu của kiến trúc và quy mô của công trình đã phản
ánh được trình độ kỹ thuật độc đáo của nền văn minh trong giai đoạn lịch sử
này: Cảng thị Óc eo là trung tâm thương mại lớn của Đông Nam Á và thế giới
và là kinh đô của Vương quốc Phù nam từ thấ kỷ thứ I đến thế kỷ thứ VII.
Tháng 8-2020, Ban quản lý Di tích văn hóa Óc eo đã phới hợp với Bô Thộng
Tin- truyền thông, xuất bản, ra mắt bộ sưu tập Tem về văn hóa Óc Eo.
2.1.2 Miếu bà Chúa Xứ
Miếu Bà Chúa Xứ nằm dười thấp triền đông núi Sam,mặt chính hướng về chân
núi. Đây là mợt di tích kiến trúc nghệ thuật nởi tiếng ở miền Nam và cũng chính
từ ngơi miếu này, biết bao truyền thuyết được truyền tụng đến ngày nay
Căn cứ vào nhiều tài liệu, người ta xác định rằng thời điểm phát hiện tượng Bà
và xây dựng miếu Bà Chúa Xứ không thể sớm hơn đầu thế kỷ XIX (khoảng từ
1820-1825). Lúc đầu,miếu được dựng lên bằng vật liệu đơn sơ (tre,lá). Đến năm
13



1870, miếu được xây cất lại khang trang hơn, nhưng phải đợi đến hơn 100 năm
sau, năm 1972, miếu mới chính thức được thiết kế xây dựng theo quy mơ lớn
hơn và hoàn chỉnh như hiện nay. Người thiết kế là kiến trúc sư Huỳnh Kim
Mãng. Đó là một công trình kiến trúc dạng chữ “quốc” hình khối tháp dạng hoa
sen nở, mái tam cấp ba tầng lầu, lợp ngói đại ống màu xanh, góc mái vút cao
như mũi thuyền lướt sóng, bên ngoài có khuôn viên sân rộng rãi, bằng phẳng với
hàng rào bao quanh và cổng tam quan khá đẹp. Công trình được xây mới, tuy
nhiên, bức tường chắn ngang lưng tượng bà, bốn cây cột cổ lầu trước chính điện
và nhà kho gần như được giữ nguyên.
Trong chính điện,bên cạnh tượng Bà về phía trái có mợt tượng Linga bằng đá rất
to, cao khoảng 1,2 mét, người ta gọi là “Bàn Thờ Cậu”; phía bên phải tượng Bà
là một tượng Nữ thần nhỏ bằng gỗ gọi là “Bàn thờ Cơ”. Cũng tại chính điện còn
có các bàn thời Hội đồng, Tiền hiền, Hậu hiền.
Các hoa văn khuôn dập ở cở lầu chính điện thể hiện màu sắc nghệ thuật Ấn Đợ
đậm nét. Phía trên cao, các tượng thần khoẻ, đẹp giăng tay để những đầu kèo.
Các khung bao và cánh cửa đều được chạm trổ, khắc, lộng rất tinh vi, đặc sắc.
Nhiều liễn đối, hoành phi vàng son rực rỡ.
Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam là một trong những di tích lịch sử danh thắng của
tỉnh An Giang được cả nước biết đến. Hằng năm, cứ vào mùa vía Bà (từ tháng
Giêng đến hết tháng tư âm lịch), hàng triệu lượt khách thập phương về Núi Sam
để viếng Bà Chúa Xứ với niềm ước mong được hưởng ân huệ của Bà.
Bộ Văn Hoá đã ký quyết định số 92/VH-QĐ ngày 10/07/2000 công nhận Miếu
Bà Chúa Xứ Núi Sam là di tích tḥc khu di tích danh thắng Núi Sam cấp Quốc
Gia
2.1.3 Lăng Thoại Ngọc Hầu Núi Sam
Lăng Thoại Ngọc Hầu xây dựng trên nền đá xanh, nằm kề trên Q́c lợ 91, mặt
hướng về phía Bắc đới diện Miếu Bà Chúa Xứ; phía Nam Lăng, vách đá và cây
rừng tạo thành một phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ.
Lăng Thoại Ngọc Hầu là một công trình kiến trúc cổ đẹp nhất ở Núi Sam. Tòan
khu Sơn Lăng là mợt khới kiến trúc hài hoà. Khu chính giữa là lăng mộ và đền

14


thờ, hai bên là hai dãy mồ vô danh. Lăng được xây dựng vào cuối những năm 20
của thế kỷ XIX.
Thoại Ngọc Hầu là một công thần nhà Nguyễn, tên thật là Nguyễn Văn Thoại
(Nguyễn Văn Thuỵ), tước phong Ngọc Hầu. Ơng là người có cơng khẩn hoang
lập làng, bảo vệ biên cương Tổ quốc. Khu sơn lăng này do đích thân ơng đứng
ra chỉ huy xây dựng.
Chung quanh lăng được bao bọc bằng vách đúc dày dặn, vững vàng. Ḿn lên
chiêm ngưỡng lăng, phải qua chín bậc đá ong dài trên trăm mét xây thành hình
thang rồi mới đến sân,đến cổng. Người ta không dùng đá hoa cương tại chỗ mà
xây bằng đá ong vận chuyển từ miền Đông vào, nên màu sắc và cấu trúc của đá
tự nó tạo nên vẻ đẹp thâm nghiêm của khu di tích cổ.
Qua khỏi cổng lăng đến một sân rộng được xây đúc bằng phẳng, kế là phần mộ.
Mộ Thoại Ngọc Hầu nằm chính giữa, mợ bà chính thất Châu Thị Tế nằm bên
phải, ngôi mộ thứ ba của bà thứ thất Trương Thị Miệt được chơn lùi lại để tỏ sự
kính nhường và trật tự tôn ti với hai mộ kia. Đầu mợ là bình phong, đấp chi chít
nét chân, nét thảo; chân mộ là bia ký. Xa hơn nữa, bia Vĩnh Tế Sơn dựng lên từ
năm ,bốn năm sau khi đào xong kênh Vĩnh Tế. Bia cao hơn đầu người, bằng loại
đá sa thạch, khắc 730 chữ. Do để ngoài trời không có mái che, nên mặt đá bị bào
mòn chữ còn chữ mất.
Bên phải phần mộ Thoại Ngọc Hầu, cùng trong nội lăng, có 14 ngôi mộ được
chôn thành một nhóm kề cận bên nhau, phần nhiều hình bầu dục, vật liệu cũng
bằng vôi, ô dước như mộ ông bà Bảo hộ Thoại.
Lăng Thoại Ngọc Hầu là một di tích mang nhiều ý nghĩa lịch sử và còn là kiến
trúc nghệ thuật tiêu biểu của An Giang dưới thời phong kiến.
2.1.4. Đền Thờ Quản cơ Trần Văn Thành
Đền thờ Quản cơ Trần Văn Thành, còn có tên là Bửu Hương Tự, nằm dọc trên
bờ kênh Xáng Vịnh Tre, thuộc ấp Long Châu I, xã Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu

Phú, tỉnh An Giang. Đền thờ này do ông Trần Văn Nhu (cậu Hai Nhu) - con trai
lớn của ông Trần Văn Thành đứng ra xây dựng năm Đinh Dậu (1897) sau 24
năm kể từ ngày ông Trần Văn Thành hy sinh trong cuộc khởi nghĩa Láng Linh Bảy Thựa (1867-1873) chống thực dân Pháp xâm lược. Nơi đền thờ tọa lạc cũng
chính là nơi khởi nghĩa trước đây của ơng Trần Văn Thành, và lâu hơn nữa là
một trong những Trại ruộng của Đức Phật Thầy Tây An được khai khẩn vào
những năm 1849-1856.
Đến năm 1938, ông Nguyễn Văn Tịnh - mợt tín đờ Bửu Sơn Kỳ Hương, đệ tử
của cậu Hai Nhu - đứng ra xây dựng lại đền thờ tại nền cũ, lợp ngói, xây tường
gạch, cột gỗ, nền lát gạch rất khang trang và rộng rãi.
15


Trong kháng chiến chống Pháp, đây là cơ sở cách mạng của xã Thạnh Mỹ Tây.
Năm 1947, lực lượng cách mạng từ đền thờ Quản cơ Trần Văn Thành kéo ra tiêu
diệt đồn Pháp tại xã. Để trả thù, năm 1948, thực dân Pháp tiến hành khủng bố và
đốt đền thờ một lần nữa, chỉ còn lại 4 cây cột ở chính điện.
Đến năm 1952, nhân dân quanh vùng chung góp tiền của xây dựng lại đền thờ
Quản cơ Trần Văn Thành khang trang như ngày nay. Chùa kiến trúc dạng chữ
“tam”, mái lợp ngói đại ống, cột gỗ căm xe và bê tông, tường gạch, nền lát gạch
bông. Về nghệ thuật thì đơn giản so với các đình chùa trong vùng.
Từ năm 1955-1975, đền thờ vẫn tiếp tục là cơ sở cách mạng của xã, là nơi tiếp
tế, liên lạc và nuôi chứa cán bộ hoạt động ở địa phương.
Hằng năm, vào các ngày 20, 21, 22 tháng 2 âm lịch, đông đảo nhân dân khắp nơi
về dự lễ giỗ của ông Trần Văn Thành và các nghĩa quân tại đền thờ. Ngày 1212-1986, Bộ Văn hóa ra quyết định số 235/KH-QĐ công nhận đền thờ Quản cơ
Trần Văn Thành là di tích lịch sử q́c gia.
2.1.5. Đời Tức Dụp
Tức Dụp, tên một ngọn đồi của núi Tô nằm trong vùng Thất Sơn thuộc xã An
Tức, huyện Tri Tôn. Người dân tộc Khmer gọi là Tức Chúp, nghĩa là đồi có
nước chảy triền miên. Tức Dụp có độ cao 300 mét, chu vi chân đồi khoảng
2.000 mét, nhiều hang sâu, động lớn (dân địa phương gọi là Lò ảng) ăn thông

với nhau chằng chịt, tạo nên một địa thế rất hiểm trở, thuận lợi cho việc xây
dựng căn cứ quân sự. Vì thế, qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và
đế quốc Mỹ, đồi Tức Dụp là căn cứ địa cách mạng vững chắc của huyện Tri
Tôn, An Giang.
Từ sau Tết Mậu Thân (1968), Mỹ - ngụy đã tập trung lực lượng thiện chiến đánh
vào đồi Tức Dụp hòng xóa đi một căn cứ cách mạng lợi hại. Về phía cách mạng
thì quyết giữ vững vùng căn cứ Tức Dụp, duy trì phong trào đấu tranh chính trị
và quân sự làm bàn đạp để giải phòng tỉnh An Giang.
Ngày 17-11-1968, Mỹ - ngụy đã huy động một lực lượng hùng hậu của các sư
đoàn 7, 9, 21 cùng các liên đoàn biệt động quân 41, 44 và nhiều chi đoàn thiết
xa M113, M118, 29 khẩu trọng pháo (đặt tại Tri Tơn, Nam Quy, Chơn Nam,
Chong Sắc, Ơ Chu, cụm pháo cơ động của Chi Lăng), nhiều máy bay chiến đấu
các loại kể cả B52 cùng với lực lượng chư hầu như Tân Tây Lan, Nam Triều
Tiên để bao vây nhằm tiêu diệt căn cứ Tức Dụp lúc ấy chưa tới 100 người gờm
dân qn du kích và bộ đội địa phương nhưng chiến thắng đã thuộc về ta.
Tổng kết các trận đánh tại đồi Tức Dụp qua 128 ngày đêm, lực lượng cách mạng
diệt 4.700 tên địch, bắt sớng mợt sớ tên, tịch thu 800 vũ khí các loại và nhiều
phương tiện chiến tranh khác, phá hủy 11 xe thiết giáp, 9 khẩu pháo 105 ly, bắn
rơi 1 máy bay ném bom A37, 3 trực thăng chiến đấu và 1 trực thăng cần cẩu.
Chiến thắng đồi Tức Dụp là một nét son chói lọi trong lịch sử kháng chiến
chống Mỹ cứu nước của nhân dân An Giang. Chính phủ Cách mạng lâm thời
16


Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã tặng thưởng nhiều huân huy chương cao quý
cho các chiến sĩ đã chiến đấu gian khổ bảo vệ đồi Tức Dụp. Bộ Văn hóa đã có
Quyết định số 666/VH-QĐ ngày 1-4-1985 công nhận đời Tức Dụp là di tích
cách mạng cấp q́c gia.
2.2. Các lễ hội văn hóa dân tộc tiêu biểu ở An Giang
2.2.1. Lễ hợi văn hóa thể thao đua bị Bảy Núi An Giang

Hằng năm cứ vào dịp tết Dota (29-8 âm lịch) thì đồng bào | Khmer An Giang lại
háo hức chờ đợi một lễ hội rất đặc biệt đó là
Lễ đua bò với hình thức thi đấu khá độc đáo và lạ mắt, hấp dẫn hàng chục nghìn
khách du lịch đến dự xem và cổ vũ.
Để chuẩn bị cho mùa thi đấu người ta đi tìm mua những đội bỏ đẹp, đó là loại
thuần chủng, thân cao ráo, nhanh nhẹn, gân to, bắp thịt chắc, móng nhỏ khít,
sùng nhọn và cân đối. Trước khi thi đấu các đôi bò được chăm sóc khá kỹ lưỡng,
bài bản vì nếu đôi bò chiến thắng sẽ là niềm tự hào của chủ bò, của phum sóc.
Bò được ăn theo một chế độ đặc biệt: mật ong, hột gà trộn vào thức ăn, xoa bóp
thuốc gia truyền để cơ bắp săn chắc. Bò cũng được huấn luyện tâm lý thi đấu khi
có nhiều tiếng kèn, tiếng trống, tiếng hò reo của nhiều người.
Vào mùa lễ hội, trường đấu được đặt luân phiên tại hai địa điểm: chùa Tà Miệt
xã Lương Phi huyện Tri Tơn hoặc chùa Thơm Mít xã Vĩnh Trung hụn Tịnh
Biên, An Giang.
Trường đua bò là một khu đất hẹp, có diện tích từ 3.000 đến 5.000m. Xung
quanh được bao đắp bởi bờ cao làm khán đài cho người xem. Đường đua có bề
rộng 8m đào sâu xuống 10cm được bơm nước để tạo một lớp sình mỏng cho các
đội bỏ chạy thỏa sức mà êm ái.
Có khoảng 50-60 đội bỏ thi đấu. Cuộc tranh tài càng vào vòng trong cùng hấp
dẫn với kỹ thuật và tốc độ rất cao qua những cuộc bứt phá ngoạn mục, những
cuộc rượt đuổi đầy ấn tượng. Phần thưởng cho các đội chiến thắng có ba hạng I,
II, III với những giá trị hiện vật tương đương 30 triệu, 20 triệu, 15 triệu nhưng
phần thưởng cao nhất là niềm tự hào của phum, sóc có đôi bò chiến thắng đó.
Lễ hội đua bò đã có từ rất lâu, thời gian đầu còn mang tính tự phát, dân gian ở
các chùa, chủ yếu là tranh tài vui chơi giữa các chùa, các phum, sóc khi kết thúc
vụ mùa. Đến năm 1991, nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Lễ hội đua bò
được nâng lên thành lễ hội truyền thống với quy mô ngày càng mở rộng, hình
thức thi đấu ngày càng hấp dẫn; Lễ hội đã thể hiện tinh thần thể thao đầy thượng
võ và nhân văn sâu sắc, thể hiện tinh thần đoàn kết gắn bó giữa hai cộng đồng
dân tộc Việt và Khmer trên đất An Giang. Hiện nay, Lễ hội đua bò bảy núi An

Giang đã trở thành lễ hội tranh cúp truyền hình An Giang hàng năm
17


2.2.2. Lễ hội truyền thống đức Quản cơ Trần Văn Thành
Hàng năm, vào ngày 21-2 âm lịch tại Châu Phú, An Giang thường diễn ra lễ hội
truyền thống tưởng nhớ công lao và sự hy sinh anh dũng của vị lãnh tụ khởi
nghĩa Bãi Thưa - Láng Linh vào năm 1873.
Ông Quản cơ Trần Văn Thành quê ở Bình Thạnh Đông, Phú Tân, An Giang.
Vào năm 1840, ông gia nhập quân ngũ, nhờ giỏi võ nghệ, có sức khỏe thông
thạo chữ nghĩa nên được giữ chức suất đội (50 quân) khi đồn trú tại Xiêm Riệp,
Campuchia. Sau khi lập nhiều thành tích và chiến cơng, ơng được thăng chức
chánh Quản Cơ. Năm 1846, ông về quê nhàn dưỡng. Năm 1867, ông tham gia
ủng hộ Nguyễn Trung Trực đánh Pháp, khi Nam Kỳ mất vào tay giặc Pháp, ông
kéo quân về Láng Linh lập phái Binh Gia Nghị và trở thành lãnh tụ của cuộc
khởi nghĩa này; khởi nghĩa kéo dài 6 năm (1867-1873) thì thất bại.
Lễ hội truyền thống Quản cơ Trần Văn Thành thường có các nội dung sau:
- Đại diện chính quyền ơn lại lịch sử c̣c khởi nghĩa và tôn vinh sự hy sinh cao
cả và tinh thần bất khuất của nghĩa quân Binh Gia Nghị, của Đức Quản cơ Trần
Văn Thành.
-Lễ hội cũng diễn ra chương trình nghệ thuật sân khấu hóa • thể hiện lại cuộc
khởi nghĩa Láng Linh và quê hương Láng Linh đang hồi sinh phát triển trên con
đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Lãnh đạo tỉnh An Giang và huyện Châu Phú đến dâng hương tại tượng đài và
đền thờ Đức Quản cơ Trần Văn Thành.
- Các hoạt động văn hóa thể thao như: diễu hành xe hoa, xe đạp thể thao, tìm
hiểu về lịch sử cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa - Láng Linh, trình diễn thể dục dưỡng
sinh, đua thuyền, v,v...
Lễ hội đã nâng cao lòng tự hào về truyền thống yêu nước, đấu tranh chống ngoại
xâm của cha ông ta, góp phần giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ hôm nay, làm

động lực tinh thần cho mọi người trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2.2.3. Lễ hội văn hóa thể thao của đồng bào Chăm - An Giang
Vào ngày Quốc khánh 2-9 hàng năm thường diễn ra lễ hội văn hóa thể thao và
du lịch của đồng bào Chăm An Giang. Lễ hội diễn ra trong vòng bốn ngày với
sự có mặt của các xóm Chăm đến từ bốn huyện, thị: An Phú, Tân Châu, Châu
Phú, Châu Thành,
Trong lễ hội có các hoạt động văn hóa thể thao và trò chơi dân gian được tổ
chức phong phú đa dạng đầy màu sắc, góp phần làm nổi bật cuộc sống văn hóa
tinh thần của đồng bào Chăm như:
18


- Liên hoan nghệ thuật quần chúng gồm các chương trình ca múa nhạc dân tộc
Chăm, chương trình phục diễn các lễ hội truyền thống như lễ cưới, lễ Ramadan,
Roya, vv..
- Trình diễn trang phục truyền thống như trang phục cưới, lễ hội, trang phục sinh
hoạt hàng ngày, lao động sản xuất.
- Chương trình liên hoan văn hóa ẩm thực giới thiệu các món ăn nổi tiếng của

người Chăm.
- Triển lãm ảnh và trưng bày các hiện vật thể hiện những thành tựu kinh tế, văn
hóa, xã hội của đồng bào Chăm An Giang.
- Chương trình các trò chơi dân gian mà người Chăm yêu thích như thi đấu bóng
đá bảy người, bóng chuyền, đua thuyền, chạy việt dã, kéo co, đẩy gậy, nhảy bao
bố, đập nồi, bắt lươn trong chum, v.v..
Lễ hội văn hóa thể thao du lịch của đồng bào Chăm đã thể hiện sự chăm lo quan
tâm của Đảng, Nhà nước ta đối với đồng bào dân tộc Chăm. Đây cũng là hoạt
động nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa đặc sắc của đồng bào Chăm, góp phần tạo
khơng khí vui tươi phấn khởi và xây dựng khối đoàn kết các dân tộc cùng chung
sống trên địa bàn An Giang.

2.2.4. Lễ hội văn hóa tâm linh Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam
Hằng năm, cứ đến hạ tuần tháng 4 âm lịch, vùng Bảy Núi tỉnh An Giang trở nên
đông đúc hơn bao giờ hết. Du khách đến đây không chỉ tham quan những danh
lam, thắng cảnh nổi tiếng mà còn hành hương để tham dự Lễ hội Vía Bà Chúa
Xứ núi Sam, mợt lễ hợi đã được nâng lên thành lễ hội cấp quốc gia, v...
Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam, thị xã Châu Đớc, An Giang là mợt hoạt đợng
tín ngưỡng dân gian có từ lâu đời, diễn ra hằng năm tại miếu Bà Chúa Xứ thuộc
xã Vĩnh Tế (nay là phường núi Sam). Lễ hợi là biểu hiện tín ngưỡng dân gian
của người dân Nam Bộ rất ấn tượng. Nó giúp mọi người có tính cợng đờng,
cùng chia sẻ khó khăn nơi vùng đất mới.
Trong tín ngưỡng của người Việt, Bà Chúa Xứ rất được tơn kính, người dân
trong vùng tin rằng Bà là người trời được sai xuống cứu dân độ thế, canh giữ bờ
cõi.
Lễ hội Via Bà Chúa Xứ núi Sam thường diễn ra từ ngày 22-4 đến 27-4 (âm lịch).
Với nghi thức truyền thống gồm hai phần là phần lễ và phần hợi. Phần lễ gờm
các hoạt đợng chính như Lễ phục hiện trước tượng Bà; Lễ tắm Bà; Lễ thỉnh sắc
Thần Thoại Ngọc Hầu, tức rước sắc và bài vị Thoại Ngọc Hầu cùng hai phu
nhân từ lăng Thoại Ngọc Hầu (Sơn lãng) về miếu Bà, sau đó là lễ Túc yết (tức
19


dâng lễ vật và tiến hành cúng Bà) và lễ Xây chầu mở đầu cho việc hát bội tại Võ
ca của miếu; lễ Chánh tế và lễ Hồi sắc.
Ngoài các hoạt động theo truyền thống của lễ hội còn có các hoạt động thể thao
dân gian như đua thuyền, đẩy cây, đập nồi, kéo co, hội thao leo núi.
Chương trình Lễ hợi Vía Bà Chúa Xứ núi Sam thường được tổ chức đầu tư công
phu nhằm tôn vinh và quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Thông qua các hoạt động lễ hội, tạo sức hút không chỉ đối với đối tượng du
khách, khách hành hương mà còn là cơ hội lớn cho thị xã Châu Đớc tiếp tục giới
thiệu, quảng bá các di tích, thắng cảnh, thế mạnh tiềm năng về dịch vụ, du lịch

và thương mại để thu hút đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị.
Đến với Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam, du khách sẽ được tham quan một nơi
đang lưu giữ 2 kỷ lục Việt Nam đó là ngôi miếu lớn nhất Việt Nam và tượng Bà
bằng đá sa thạch xưa và lớn nhất Việt Nam. Lễ hợi Vía Bà Chúa Xứ núi Sam đã
và đang là một hoạt động du lịch lớn nhất tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long
và thu hút rất nhiều du khách gần xa.
2.3. Vấn đề xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản
sắc dân tộc ở An Giang hiện nay

Các cấp, các ngành tiếp tục quán triệt nhiệm vụ xây dựng con người mới với 5
đức tính tớt đẹp. Tích cực thực hiện tốt việc học tập làm theo tấm gương đạo đức
Hờ Chí Minh; đưa việc học tập, làm theo Bác trở thành công việc thường xuyên.
Mỗi đơn vị và soát và xây dựng, điều chỉnh chuẩn mực đạo đức cho phù hợp với
tình hình địa phương, đơn vị. Mỗi cán bợ lãnh đạo Đảng, chính quyền, đoàn thể
và đợi ngũ công chức, viên chức từ tỉnh đến cơ sở phải gương mẫu về mọi mặt,
thường xuyên tu dưỡng rèn luyện về đạo đức, lối sống, thật sự là tấm gương về
đạo đức để quần chúng noi theo.
Tiếp tục đẩy mạnh việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước; đưa các phong trào thi đua
yêu nước, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với
phong trào xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu, thực chất và có hiệu quả,
chú trọng chất lượng trong việc bình xét gia đình văn hóa, khóm – ấp văn hóa và
cơ quan, đơn vị văn hóa hàng năm; qua đó góp phần xây dựng môi trường văn
hóa lành mạnh trong từng địa phương, cơ quan, đơn vị. Tiếp tục vận động, từng
bước cụ thể hóa theo nếp sống mới việc cưới, việc tang, lễ hội trên địa bàn.
Thực hiện tốt hơn chức năng quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh, dịch vụ
văn hóa cũng như phòng, chống sự xâm nhập của văn hóa phẩm độc hại.
Rà soát, thống kê, xây dựng đề án bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa
trên địa bàn, chú ý đặc biệt đến các di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ mai
một như: sân khấu Dù kê của người Khmer nghệ thuật hát bội của người Kinh;
các loại nhạc cụ cổ truyền, âm nhạc truyền thống của các dân tộc trên địa bàn.

20


Có giải pháp cụ thể, hiệu quả nhằm giữ gìn và phát huy các giá trị của di chỉ
khảo cổ nền văn hóa Óc Eo, phát huy hiệu quả hoạt động và những hiện vật của
Bảo tàng An Giang. Quy hoạch lại các lễ hội truyền thống, lễ hội cách mạng, lễ
hợi di tích trên địa bàn gắn với phát triển du lịch.
Phát triển mạnh mẽ văn học nghệ thuật, chú trọng bồi dưỡng, đào tạo lực lượng
kế thừa, hình thành hội đồng lý luận phê bình văn học - nghệ thuật tỉnh. Tăng
cường các tác phẩm viết về chủ để hưởng ứng các cuộc vận động lớn mà Đảng,
Nhà nước và nhân dân ta đang nỗ lực tiến hành, tăng cường các tác phẩm dành
cho thiếu nhi và thanh thiếu niên.
Từng bước phát triển quy mô, tập trung sức tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất
lượng giáo dục và đào tạo. Tăng cường các nguồn lực đầu tư phát triển theo
quan điểm chuẩn hóa, hiện đại hóa và xã hội hóa giáo dục. Tiếp tục đẩy mạnh
phát triển khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh.
Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho hệ thống đài phát thanh truyền
hình tỉnh, đài truyền thanh cấp huyện và cơ sở, đáp ứng yêu cầu công tác thơng
tin nhanh nhạy, kịp thời, chính xác trong giai đoạn mới. Nâng cao năng lực quản
lý nhà nước trên lĩnh vực thông tin truyền thông.
Đẩy mạnh hơn nữa hoạt động giao lưu văn hóa - nghệ thuật giữa An Giang và
các nước, nhất là các tỉnh thuộc nước bạn Campuchia. Phát triển mạnh hoạt
động phối hợp, liên kết du lịch với các công ty du lịch trong và ngoài nước.
Quan tâm đẩy mạnh các hoạt động văn hóa ở cơ sở, chú trọng tới việc xây dựng
các thiết chế văn hóa trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là các cơng trình văn hóa mang
tính biểu tượng và cấp thiết như: nhà hát, rạp chiếu phim, trung tâm triển lãm,
quảng trường... tại trung tâm các thành phố, thị xã, thị tứ, hệ thống cơ sở vật
chất của trung tâm văn hóa tinh và các huyện, thị, thành; trung tâm văn hóa thể
thao và học tập cộng đồng cấp xã.
CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Làm rõ đặc điểm chủ yếu của tín ngưỡng, tôn giáo An Giang. Làm gì để xây
dựng khối đoàn kết tôn giáo ở An Giang hiện nay?
2. Ý nghĩa của lễ hội văn hóa truyền thống tiêu biểu ở An Giang. Phải làm gì để
xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc hiện nay ở tỉnh nhà?
Bước 4: Củng cố bài: chốt lại những kiến thức trọng tâm (3p)
Khái quát lại nội dung chính của bài, gồm 2 phần chính:
I DÂN TỘC, TÔN GIÁO Ở AN GIANG
1.1 Dân tộc, tôn giáo trong cộng đồng người Kinh
21


1.2.Dân tộc, tôn giáo trong cộng đồng người Khmer
1.3 Dân tợc, tơn giáo trong cợng đờng người Chăm.
II DI TÍCH,LỄ HỘI TIÊU BIỂU
2.1. Các di tích văn hóa, lịch sử tâm linh tiêu biểu ở An giang;
- Văn hóa Óc Eo.
- Miễu Bà chúa xứ.
- Lăng Thoại Ngọc Hầu.
-Đền thờ Quản cơ Trần Thành.
- Đồi Tức Dụp.
2.2 Các lễ hội văn hóa dân tộc tiêu biểu ở an giang:
- Lễ hội thể thao đua bò Bảy núi ở An giang.
- Lễ hội truyền thống đức quản cơ Trần văn Thành.
- Lễ hội văn hóa thể thao đồng bào Chăm An giang.
- Lễ hợi văn hóa Tâm linh vía bà Chúa xứ
Bước 5: Câu hỏi ôn tập, thảo luận, tài liệu phục vụ học tập (2p)
. Câu hỏi ôn tập:
Câu 1: Làm rõ đặc điểm chủ yếu của tín ngưỡng, tơn giáo an Giang. Làm
gì để xây dựng khối đoàn kết tôn giáo ở An giang hiện nay?
Câu 2; Ý nghĩa của lễ hội văn hóa truyền thống tiêu biểu An giang?

Tài liệu phục vụ học tập
1. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy An Giang: Địa chỉ An Giang, 2003, t.1.
2. Dương Văn Khá: Giới thiệu khái quát về đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, Website
Ban Tơn giáo Chính phủ.
3. Phan Văn Kiến - Võ Thành Phương: Lịch sử địa phương An Giang, Nxb Đại
học Sư phạm Thành phớ Hờ Chí Minh, 2013.
4. Minh Nga: Giới thiệu sơ lược về Phật giáo Nam tơng Khmer, Website Ban
Tơn giáo Chính phủ.
5. Minh Thu: Đơi nét về Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Website Ban Tôn giáo Chính phủ.

22


6. Nguyễn Hoàng Sa: Đạo Phật giáo Hòa Hảo và ảnh hưởng của đạo Phật giáo
Hòa Hảo ở đồng bằng sông Cửu Long, Luận án Tiến sĩ, 2000.
Bài soạn được thông qua Khoa ngày……tháng……năm 2020
PHÊ DUYỆT CỦA TRƯỞNG KHOA

PHÊ DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU

23

NGƯỜI SOẠN



×