Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2019. ISBN: 978-604-82-2981-8
MỘT SỐ SUY NGHĨ VỀ NỘI DUNG
CỦA HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ
TRONG CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
Nguyễn Như Quảng
Trường Đại học Thủy lợi
1. GIỚI THIỆU CHUNG
Cách mạng cơng nghiệp được hiểu đó là
bước phát triển nhảy vọt về chất về trình độ
của tư liệu lao động trên cơ sở những phát
minh đột phá về máy móc, kỹ thuật và cơng
nghệ trong q trình phát triển của nhân loại
kéo theo sự thay đổi căn bản về trình độ phân
công lao động xã hội cũng như tạo bước phát
triển năng suất lao động cao hơn hẳn nhờ áp
dụng một cách phổ biến những tính năng mới
trong kỹ thuật - công nghệ vào đời sống xã
hội. Xét về mặt lịch sử, cho đến nay, loài
người đã trải qua ba cuộc cách mạng công
nghiệp, đã và đang bước vào cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ tư (cách mạng công
nghiệp 4.0). Trong cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0, chủ nghĩa Mác - Lênin với hòn đá
tảng là “học thuyết giá trị thặng dư” - đóng
góp vĩ đại nhất của C.Mác liệu có bị phủ định
hay còn nguyên giá trị và sức sống mãnh liệt?
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Bài báo sử dụng phương pháp duy vật biện
chứng và phương pháp duy vật lịch sử;
phương pháp hệ thống; phương pháp lơgíc và
lịch sử; phương pháp tổng hợp, phân tích,
khảo cứu tài liệu.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Máy móc tạo ra giá trị thặng dư
trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0?
“Giá trị thặng dư là một bộ phận của giá
trị mới dơi ra ngồi giá trị sức lao động do
công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản
chiếm khơng” [1, tr.232].
Bóc lột giá trị thặng dư chính là nguồn gốc
tạo nên sự giàu có cho chủ nghĩa tư bản, phản
ánh mục đích, bản chất của quan hệ sản xuất
tư bản chủ nghĩa. Lịch sử các cuộc cách mạng
công nghiệp đều khởi nguồn từ các nước tư
bản chủ nghĩa. Cách mạng công nghiệp 4.0 lần
đầu tiên được nói đến tại Hội chợ triển lãm
cơng nghệ tại Hannover (Đức) vào năm 2011.
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là cuộc
cách mạng làm thay đổi công nghệ sản xuất và
cách thức sử dụng công nghệ, thay đổi cách tổ
chức và quản lý sản xuất thông qua các ứng
dụng vật lý trong không gian ảo, internet kết
nối vạn vật và internet trong quá trình cung
cấp sản phẩm và dịch vụ mang đến những đột
phá về công nghệ trên nhiều lĩnh vực với tính
năng xử lý thơng tin và khả năng tiếp cận dữ
liệu lớn, nó khác hẳn về chất so với các cuộc
cách mạng cơng nghiệp trước đó. Nhìn vào
lịch sử nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, chúng ta
thấy, sản xuất hàng hóa ngày càng phát triển,
cạnh tranh ngày càng diễn ra gay gắt, từ đó con
đường lâu dài và vững chắc nhất để đảm bảo
cho chủ nghĩa tư bản chiếm đoạt được nhiều
giá trị thặng dư hơn nữa là phải cải tiến kỹ
thuật, tìm ra cơng nghệ, kỹ thuật mới và kiểu tổ
chức, sản xuất mới có năng suất và hiệu quả
cao hơn. Vì vậy, chủ nghĩa tư bản rất chú trọng
và đi đầu trong việc phát triển khoa học, công
nghệ để tạo nên những bước phát triển nhảy
vọt về chất về trình độ của tư liệu lao động.
Trong cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0,
máy móc, rôbốt, khoa học, công nghệ hiện
đại dần dần thay thế lao động của con người,
dẫn tới hiện nay có ý kiến cho rằng máy móc,
290
Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2019. ISBN: 978-604-82-2981-8
rôbốt tạo ra giá trị thặng dư, nhằm phủ định
học thuyết giá trị thặng dư của chủ nghĩa
Mác - Lênin. Vậy máy móc, rơbốt có tạo ra
giá trị và giá trị thặng dư hay khơng? Dưới
góc độ kinh tế chính trị Mác - Lênin, máy
móc, rơbốt, là một trong những bộ phận cấu
thành tư bản bất biến, máy móc, rơbốt khơng
tạo ra giá trị mặc dù đó là nhân tố khơng thể
thiếu của q trình sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Mấu chốt để nhận thức đúng đắn vấn đề này
là tính hai mặt của lao động sản xuất hàng
hóa: lao động cụ thể và lao động trừu tượng.
Về phương diện, lao động cụ thể, máy
móc, rơbốt, cơng nghệ mới là phương tiện để
nâng cao sức sản xuất của lao động. Khi sức
sản xuất của lao động được nâng cao thì một
mặt, giá trị cá biệt của sản phẩm được tạo ra
sẽ thấp hơn giá trị xã hội của sản phẩm đó,
khi máy móc chưa được áp dụng phổ biến,
nhà tư bản thu được lợi nhuận siêu ngạch,
mặt khác số lượng sản xuất ra sẽ nhiều hơn,
do đó tổng khối lượng lợi nhuận mà nhà tư
bản thu được cũng sẽ lớn hơn trước. Nhưng
máy móc, cơng nghệ dù hiện đại thế nào
cũng chỉ là “lao động chết”. Vấn đề đặt ra ở
đây là trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa,
hiệu quả của việc sử dụng máy móc khơng
phải là để tiết kiệm lao động xã hội mà là tiết
kiệm lao động được trả công. Nhà tư bản chỉ
sử dụng máy móc, cơng nghệ, khi lượng tư
bản bất biến dùng để mua máy móc nhỏ hơn
lượng tư bản khả biến tiết kiệm được nhờ sử
dụng máy móc đó. Nói cách khác, máy móc,
cơng nghệ chỉ được sử dụng khi giá trị của nó
nhỏ hơn giá trị sức lao động mà nó thay thế.
Máy móc, cơng nghệ hiện đại tạo ra khả năng
to lớn rút ngắn thời gian lao động và giảm
nhẹ lao động, tăng thêm của cải cho người
sản xuất,v.v.. Nhưng đối với giai cấp tư sản,
máy móc, cơng nghệ hiện đại là phương tiện
để tăng cường bóc lột giá trị thặng dư, biến
người sản xuất thành vật phụ thuộc vào máy
móc. Sức lao động của người cơng nhân vẫn
là yếu tố quyết định của quá trình sản xuất và
tạo ra giá trị thặng dư trong nền sản xuất tư
bản chủ nghĩa. Sản xuất giá trị thặng dư vẫn
là quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư
bản, là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của
chủ nghĩa tư bản. Nội dung của nó là sản xuất
giá trị thặng dư tối đa bằng cách tăng cường
bóc lột công nhân làm thuê. Tuy nhiên đặt
trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp
4.0 sản xuất giá trị thặng dư có những biểu
hiện mới: giá trị thặng dư được tạo ra chủ yếu
bằng cách tăng năng suất lao động. Việc tăng
năng suất lao động dựa trên rất nhiều yếu tố
nhưng có ba yếu tố quan trọng quyết định tới
tăng năng suất lao động đó là: việc áp dụng kỹ
thuật, cơng nghệ hiện đại vào sản xuất; khơng
ngừng nâng cao trình độ của người lao động;
nâng cao trình độ tổ chức, quản lý sản xuất.
Chính vì vậy, trong cuộc cách mạng cơng
nghiệp 4.0 lực lượng lao động có trí tuệ, lao
động có trình độ kỹ thuật cao có vai trị quan
trọng và là lực lượng chủ đạo trong việc sản
xuất giá trị thặng dư. Từ đó, khối lượng và tỷ
suất giá trị thặng dư tăng lên rất nhiều, trình độ
và quy mơ bóc lột của chủ nghĩa tư bản đối với
giai cấp công nhân, người lao động ngày càng
cao với quy mô lớn hơn trước.
3.2. Cách mạng công nghiệp 4.0 làm cho
cấu tạo hữu cơ của tư bản tăng lên, yêu
cầu về trình độ giai cấp cơng nhân và
người lao động đòi hỏi ngày càng cao
c
v
Cấu tạo hữu cơ của tư bản ( ) không
ngừng biến đổi theo hướng ngày càng tăng
lên dưới sự tác động của cuộc cách mạng
công nghiệp 4.0. Sự tăng lên đó biểu hiện ở
chỗ: bộ phận tư bản bất biến (c) tăng nhanh
hơn bộ phận tư bản khả biến (v), tư bản bất
biến tăng tuyệt đối và tăng tương đối, cịn tư
bản khả biến thì có thể tăng tuyệt đối, nhưng
lại giảm xuống một cách tương đối. Khi cấu
tạo hữu cơ của tư bản tăng lên làm cho khối
lượng tư liệu sản xuất tăng lên, trong đó chủ
yếu tăng lên của máy móc, thiết bị, làm cho
nhu cầu sử dụng sức lao động của doanh
nghiệp giảm xuống. Điều này gây ra tình trạng
cơng nhân thất nghiệp.Trong cuộc cách mạng
công nghiệp 4.0 với sự tiến bộ vượt bậc về
khoa học, công nghệ với nhiều nhà máy sản
xuất thơng minh, hệ thống máy móc, dây
chuyền sản xuất tự động hóa hiện đại, rơbốt
thơng minh do con người sáng tạo ra được
291
Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2019. ISBN: 978-604-82-2981-8
ứng dụng trong sản xuất, dần dần thay thế
cho những lao động giản đơn, cơ bắp, có tính
chất thường xuyên, lặp lại và dự báo được
trước. Từ đó, dẫn tới tình trạng thất nghiệp
trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Theo
Kinh tế trưởng của ngân hàng Anh cho rằng:
“Năm 2016 khoảng 80 triệu việc làm tại Mỹ
và 15 triệu việc làm tại Anh được thay thế
bằng rôbốt”. [2,tr.126] Cấu tạo hữu cơ của tư
bản tăng lên nhanh chóng trong cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0, đặt ra yêu cầu: việc sử
dụng kỹ thuật mới, máy móc, cơng nghệ mới
phải là lao động thành thạo, được đào tạo với
trình độ và giá trị sức lao động cao. Vì vậy,
giai cấp công nhân không “tiêu vong” trong
cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 như một số
luận điệu xuyên tạc mà vẫn là lực lượng chủ
đạo, tạo ra của cải vật chất. Mặt khác, xuất
phát từ đặc điểm của cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0, dẫn tới yêu cầu về trình độ của
giai cấp công nhân và người lao động là rất
cao. Trong cuộc cách mạng 4.0, giai cấp công
nhân và người lao động cần phải có: trình độ
kỹ thuật cao, có khả năng và làm chủ cơng
nghệ; có sự am hiểu và sự dụng thành thạo
công nghệ thông tin, hệ thống ảo; và luôn
phải sáng tạo, đổi mới trong môi trường sản
xuất, kinh doanh có nhiều biến động. Vì vậy
giai cấp cơng nhân tri thức có xu hướng tăng
lên về số lượng, đây là lực lượng chủ yếu sản
xuất ra giá trị thặng dư.
3.3. Cách mạng công nghiệp 4.0 làm
thời gian chu chuyển của tư bản rút ngắn
lại, tăng hiệu quả đầu tư tư bản
Thời gian chu chuyển của tư bản là thời
gian mà tư bản trải qua các giai đoạn lưu
thông và sản xuất trong q trình tuần hồn,
nó bao gồm: thời gian lưu thông cộng với
thời gian sản xuất. Thời gian sản xuất bao
gồm thời gian lao động, thời gian gián đoạn
lao động, thời gian dự trữ sản xuất. Trong đó,
thời gian lao động là thời gian duy nhất tạo ra
giá trị và giá trị thặng dư cho nhà tư bản.
Thời gian lưu thông tư bản là thời gian tư bản
nằm trong lĩnh vực lưu thông. Thời gian lưu
thông bao gồm thời gian mua và thời gian
bán, kể cả thời gian vận chuyển. Rút ngắn
thời gian gián đoạn lao động và dự trữ sản
xuất, đặc biệt là rút ngắn thời gian lưu thơng
có ý nghĩa rất lớn, làm tăng được lượng tư
bản đầu tư cho sản xuất, rút ngắn thời gian
chu chuyển tư bản, làm cho quá trình sản
xuất được lặp đi lặp lại nhanh hơn, tạo được
nhiều giá trị thặng dư và tăng hiệu quả đầu tư
tư bản vì vậy làm cho chủ nghĩa tư bản ngày
càng thu được nhiều giá trị thặng dư nhiều
hơn nữa. Có thể thấy rằng, trong cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0, đặc biệt với những
thành tựu của Dữ liệu lớn (Big Data) nó làm
rút ngắn thời gian sản xuất và thời gian lưu
thơng hàng hóa, tăng lợi nhuận cho người sản
xuất. Điển hình là cơng ty UPS, công ty này
bắt đầu ghi lại dữ liệu về chuyển và giao nhận
các bưu kiện từ những năm 1980. Các dữ liệu
này bao gồm tốc độ, hướng, việc hãm phanh,
chờ đỗ và lái xe... nó khơng chỉ giúp cho công
ty này theo dõi kết quả công việc hàng ngày,
mà còn được sử dụng vẽ lại các cung đường
cho lái xe. Năm 2011, dự án này cắt giảm
trung bình 85 triệu dặm mỗi ngày, tiết kiệm
8,4 triệu gallon nhiên liệu, mỗi lái xe tiết kiệm
được một dặm thì hãng UPS tiết kiệm 30 triệu
đơla Mỹ. [3, tr.88]
4. KẾT LUẬN
Tóm lại, trong cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0, học thuyết giá trị thặng dư, hòn
đá tảng trong chủ nghĩa Mác - Lênin vẫn còn
nguyên giá trị. Bản chất của nền sản xuất tư
bản vẫn không thay đổi - chiếm đoạt giá trị
thặng dư, bóc lột sức lao động khơng được
trả cơng của người công nhân. Học thuyết giá
trị thặng dư vẫn là cơ sở khoa học luận chứng
cho vai trò lịch sử của phương thức sản xuất
tư bản chủ nghĩa.
5. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Giáo dục & Đào tạo (2017), Giáo trình
những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa MácLê nin, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[2] [3] PGS.TS. Trần Thị Vân Hoa (Chủ biên),
(2018), Cách mạng công nghiệp 4.0 vấn đề
đặt ra cho phát triển kinh tế - xã hội và hội
nhập quốc tế của Việt Nam, Nxb Chính trị
Quốc gia sự thật.
292