THU HOẠCH-Một số suy nghĩ về đánh giá, nhận xét của Mác,
Ăng-ghen đối với Chủ nghĩa duy vật của Phoi-ơ-bắc được đề cập
trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức”
Sự ra đời của triết học Mác là một cuộc cách mạng trong lịch sử
triết học. Sự xuất hiện của triết học Mác là một tất yếu lịch sử, một
hiện tượng hợp quy luật. Nó là kết tinh tất cả những giá trị cao quý
của tư duy triết học, văn hoá, khoa học của lịch sử nhân loại. Đồng
thời, cũng dựa trên những tiền đề cần thiết về mặt kinh tế, xã hội đạt
được ở thời đại đó. Có thể nói, sự ra đời của triết học Mác vừa là bước
ngoặt cách mạng, là đỉnh cao trong sự phát triển lý luận triết học, vừa
là sự tiếp thu, kế thừa biện chứng những di sản triết học và khoa học
của nhân loại.
Cùng với các tác phẩm lý luận đã viết của mình, “Hệ tư tưởng
Đức” là một tác phẩm triết học rất quan trọng của Mác, Ăng-ghen.
Trong tác phẩm này, những tư tưởng cơ bản của thế giới quan mới đã
được trình bày tương đối hồn chỉnh, phù hợp với trình độ lúc bấy giờ.
2
Sự luận chứng các tư tưởng, các nguyên lý, các phạm trù của quan
niệm duy vật về lịch sử có một ý nghĩa hết sức to lớn cả về mặt lý
luận, cả về mặt thực tiễn.
Về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm:
Vào mùa hè năm 1844, Mác và Ăng-ghen đã gặp nhau ở Pa-ri,
qua trao đổi thường xuyên, hai ông đã có sự thống nhất cao những vấn
đề thuộc về lĩnh vực lý luận, như Ăng-ghen kể lại: “Khi tôi đến thăm
Mác vào mùa hè năm 1844 ở Pa-ri, thì thấy rằng chúng tơi hồn tồn
nhất trí với nhau trong mọi lĩnh vực lý luận, và từ đó trở đi đã bắt đầu
sự cộng tác giữa chúng tôi”. Đầu năm 1845, Mác dời Pa-ri đến Brúcxen. Tại Pa-ri, Ông đã chuyển hẳn sang lập trường của chủ nghĩa duy
vật, đến Brúc-xen, Mác đã đề xuất những cơ sở khoa học của một thế
giới quan mới trên lập trường của giai cấp vô sản. Đồng thời, ông đã
tiến hành các hoạt động thực tiễn nhằm thành lập một chính đảng vơ
sản. Tại đây, Mác đã trình bày quan niệm duy vật về lịch sử trong
“Luận cương về Phoi-ơ-bắc”. Thế giới quan mới - những luận điểm cơ
bản đã được Mác nêu cô đọng trong bản sơ thảo này. Đây là một tài
liệu quan trọng làm cơ sở để hai ông tiếp tục phát triển lên về lý luận
3
và trình bày rõ ràng, chi tiết hơn trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức”
sau này.
Trong thời gian chuẩn bị và viết tác tác phẩm “Hệ tư tưởng
Đức”, ở nhiều nước Tây Âu, quá trình phát triển của CNTB diễn ra
khá mạnh mẽ. Những mâu thuẫn vốn có của CNTB ngày càng gay gắt.
Mâu thuẫn cơ bản của phương thức sản xuất TBCN đã trở lên khơng
thể điều hồ được. Những mâu thuẫn giai cấp vốn có của xã hội tư bản
mà trước hết là mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản ngày
càng gay gắt, đặc điểm đó đã tạo những tiền đề khách quan chín muồi
cho việc khái qt lý luận về vai trị lịch sử của giai cấp vô sản và đề
xuất các quan điểm duy vật về lịch sử.
Lúc này, phong trào cơng nhân ở Tây Âu nói chung, ở Đức nói
riêng đã phát triển mạnh, nhưng nó chỉ được tiếp tục phát triển được
khi mà nó thốt khỏi sự phụ thuộc vào hệ tư tưởng của các giai cấp
khác, tự mình xây dựng được hệ tư tưởng độc lập trên cơ sở tiếp thu
một thế giới quan mới, một học thuyết cách mạng mới. Trong khi đó,
trên lĩnh vực tư tưởng lý luận, những người ủng hộ hai ông chỉ là thiểu
số trong phong trào cơng nhân, cịn những người theo phái CNXH tiểu
4
tư sản lại chiếm ưu thế. Phoi-ơ-bắc thực chất là một đại biểu của phái
“CNXH chân chính” đã viết một bài báo cơng khai nhận mình là
người cộng sản (mùa hè năm 1845), đồng thời một số người trong
phái Hê-ghen trẻ lại viết những bài báo chống lại chủ nghĩa cộng sản,
địi hỏi Mác, Ăng-ghen phải có sự “bút chiến” để vừa tuyên truyền,
giác ngộ làm cho những người theo phái của hai ông được phát triển,
mặt khác để phê phán các quan điểm sai trái và trình bày có hệ thống
những quan điểm về thế giới quan mới, duy vật về lịch sử. Đó là bối
cảnh và lý do ra đời của tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức”.
Mùa thu năm 1845, đề cương tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức”
được C.Mác và Ph. Ăng-ghen soạn thảo. Từ tháng 11/1845 các ông
bất tay vào viết nội dung chi tiết, đến tháng 4/1846 tác phẩm cơ bản
hồn thành và được hai ơng tiếp tục bổ sung, hồn chỉnh một năm sau
đó. Tuy nhiên, do hoàn cảnh lịch sử, phần lớn các chương của tác
phẩm không được xuất bản lúc sinh thời của Mác và Ăng-ghen. Tác
phẩm được in toàn bộ lần đầu tiên ở Liên Xô năm 1932.
Tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức” mang tính phê phán rất phong
phú và rộng lớn. Nhưng ý nghĩa chung của tác phẩm này lại là ở chỗ
5
Mác và Ăng-ghen trình bày một cách chính diện một thế giới quan
mới, vơ sản, hình thành những cơ sở triết học của chủ nghĩa duy vật
biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và lý luận chủ nghĩa cộng sản
liên quan chặt chẽ với cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản.
Kết cấu nội dung của tác phẩm gồm 2 tập:
Tập I có lời tựa và 3 chương. Hai ông tập trung trình bày quan
điểm duy vật về lịch sử cũng như học thuyết về chủ nghĩa cộng sản
của mình; phê phán những quan điểm của Phoi-ơ-bắc, Hê-ghen và
những người theo phái “Hê-ghen trẻ”.
Tập II có 3 chương (nguyên bản có 5 chương). Hai ơng tập
trung phê phán những quan điểm sai lầm của cái gọi là “CNXH chân
chính” mà nét điển hình của nó là sự kết hợp giữa triết học Đức (chủ
yếu là triết học Hê-ghen và triết học Phoi-ơ-bắc) với những học thuyết
xã hội chủ nghĩa không tưởng (chủ yếu là chủ nghĩa xã hội không
tưởng Pháp).
Về chủ đề và nội dung thu hoạch:
Do điều kiện, khả năng nhận thức của bản thân có hạn, qua
nghiên cứu tác phẩm, đặc biệt là Chương I: Phoi-ơ-bắc, sự đối lập
6
giữa quan điểm duy vật và quan điểm duy tâm, tơi chọn nội dung
thu hoạch cho mình với chủ đề: Một số suy nghĩ về đánh giá, nhận
xét của Mác, Ăng-ghen đối với Chủ nghĩa duy vật của Phoi-ơ-bắc
được đề cập trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức”.
Như chúng ta đã biết, Phoi-ơ-bắc (1804-1872) là nhà duy vật
nổi tiếng đầu tiên trong hàng ngũ các nhà triết học vào những năm 40
của thế kỷ XIX, bậc tiền bối của triết học Mác. Phoi-ơ-bắc đã làm
sống lại chủ nghĩa duy vật của thế kỷ XVII, XVIII và làm phong phú
một cách sáng tạo thế giới quan duy vật. Ông là một trong những
người mà Mác, Ăng ghen kế thừa những tiền đề lý luận một cách trực
tiếp để xây dựng nên học thuyết của mình.
Tuy tiếp thu triết học duy vật của Phoi-ơ-bắc nhưng Mác, Ăng
ghen tiếp thu một cách có phê phán, chọn lọc và kế thừa. Khi đánh
giá, nhận xét về chủ nghĩa duy vật của Phoi-ơ-bắc, Mác, Ăng ghen đã
đưa ra một nhận xét chính xác rằng: “Khi Phoi-ơ-bắc là nhà duy vật
thì ơng khơng bao giờ đề cập đến lịch sử; cịn khi ơng xem xét đến
lịch sử thì ơng khơng phải là nhà duy vật. ở Phoi-ơ-bắc, lịch sử và
chủ nghĩa duy vật hoàn toàn tách rời nhau”(1).
7
Thật vậy, hệ thống triết học của Phoi-ơ-bắc chỉ duy vật trong
lĩnh vực tự nhiên. Phoi-ơ-bắc là nhà triết học duy vật vì khi giải quyết
vấn đề cơ bản của triết học, quan hệ giữa tồn tại và tư duy, vật chất và
ý thức, Phoi-ơ-bắc đã chứng minh và khẳng định thế giới là vật chất,
giới tự nhiên không phải do thần linh, thượng đế hay một đấng siêu
nhân nào sáng tạo ra, nó tồn tại độc lập với ý thức và không phụ thuộc
vào bất cứ “ý niệm” nào. Cơ sở tồn tại của giới tự nhiên nằm ngay
trong giới tự nhiên, chứ không phải tự nhiên là “sự tồn tại khác” của
tinh thần. Ông cho ý thức, tư duy là tính thứ hai, cịn vật chất là tính
thứ nhất. ý thức chỉ là của con người, là sản phẩm của bộ óc người
trong sự phản ảnh thế giới vật chất. Như vậy trong lĩnh vực quan niệm
về tự nhiên, Phoi-ơ-bắc là nhà duy vật triệt để, ông cũng đấu tranh bác
bỏ học thuyết của Can-tơ, mà nội dung của học thuyết này cho rằng:
tự nhiên là do ý thức con người cấu tạo nên; và cũng bác bỏ học
thuyết của Hê ghen, học thuyết cho rằng: tự nhiên là một “sự tồn tại
khác” của tinh thần thế giới. Phoi-ơ-bắc khẳng định tự nhiên tự nó tồn
tại mà con người có thể giải thích tự nhiên từ bản thân nó.
8
Trong lĩnh vực tự nhiên, Phoi-ơ-bắc cịn có quan niệm đúng đắn về
mối quan hệ giữa vật chất và vận động, thời gian và không gian, khắc
phục một số điểm hạn chế của hình thức duy vật máy móc, coi vật
chất như một cái gì thuần nhất. Theo Phoi-ơ-bắc, tự nhiên có rất nhiều
chất lượng khác nhau mà những cảm giác
(1) C.Mác và Ph. Ăng ghen, Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội,1995, tr. 65.
của con người có thể nhận biết được, ơng cho rằng “Quan hệ thực sự
của tư duy đối với tồn tại là: tồn tại, chủ thể, tư duy, thuộc tính”, nói
một cách khác: chủ thể (con người) với tính cách là một bộ phận của
tự nhiên, cịn tư duy là thuộc tính của nó. Phoi-ơ-bắc thừa nhận tính
khách quan của các quy luật tự nhiên, tính khách quan của quan hệ
nhân quả, thừa nhận sự vận động, phát triển của giới tự nhiên diễn ra
một cách khách quan trong những điều kiện nhất định dẫn tới sự
xuất hiện đời sống hữu cơ và con người, hay nói một cách khác là ơng
đã chứng minh nguồn gốc phát triển của giới hữu cơ từ giới vô cơ,
nguồn gốc của con người từ giới tự nhiên, nguồn gốc của ý thức bắt
đầu từ vật chất.
9
Về nhận thức luận, Phoi-ơ-bắc tiếp tục chống lại thuyết khơng
thể biết và lối tư biện trìu tượng. ơng phê phán hệ thống triết học duy
tâm khách quan của Hê ghen vì Hê ghen coi đối tượng của tư duy
khơng có gì khác với bản chất của tư duy. Ơng khẳng định đối tượng
của nhận thức nói chung và của triết học nói riêng là giới tự nhiên và
con người. Ông kêu gọi: hãy quan sát giới tự nhiên đi, hãy quan sát
con người đi, bạn sẽ thấy ở đấy, trước mắt bạn những bí mật của triết
học. Cũng trong khi chống lại thuyết không thể biết, ông đã khẳng
định con người có khả năng nhận thức được giới tự nhiên, một người
thì khơng thể nhận thức được hồn tồn giới tự nhiên nhưng tồn bộ
lồi người thì có thể nhận thức được.
Hệ thống triết học của Phoi-ơ-bắc khi đi vào bàn vấn đề tự
nhiên thì duy vật triệt để như đã trình bày ở trên, song khi bàn về lĩnh
vực xã hội ông lại là một nhà duy tâm. Phoi-ơ-bắc phê phán mạnh mẽ
thần học và tôn giáo, vạch rõ nguồn gốc của nó, ơng cho rằng chính
con người đã bày đặt ra thần thánh bằng cách trìu tượng hố đặc tính
con người của mình, tuyệt đối hố, thần thánh hố đặc tính của con
người. Nhưng sau khi bác bỏ tôn giáo cũ, Phoi-ơ-bắc đã lại tuyên bố
10
một thứ tơn giáo mới “khơng có chúa” - Tơn giáo tình yêu. Như vậy
Phoi-ơ-bắc đã hạ thần học xuống trình độ nhân bản học và nâng nhân
bản học lên trình độ thần học.
Quan niệm về thời kỳ lịch sử của loài người: Phoi-ơ-bắc khẳng
định sở dĩ những thời kỳ lịch sử loài người khác nhau chỉ là do thay đổi
các hình thức tơn giáo, muốn làm cho xã hội phát triển, tiến lên phải
thay thế tôn giáo cũ bằng tơn giáo mới, loại tơn giáo tơn thờ “tình u
thương nhân loại”. Ông cho mối quan hệ nền tảng con người cơ bản là
quan hệ đạo đức, ông kêu gọi “Nhân loại cứ hơn nhau đi” thì sẽ giải
quyết được các mối quan hệ và các vấn đề trong xã hội. Như vậy Phoiơ-bắc đã rơi vào thuyết duy tâm và không tưởng trong các quan niệm về
xã hội.
Về vấn đề xã hội, khi đề cập đến con người, Mác, Ăng ghen
cũng chỉ ra hạn chế cơ bản của Phoi-ơ-bắc là ông không hiểu đúng về
con người, coi con người như là một thực thể tự nhiên thuần tuý mang
bản chất tộc loại. Phoi-ơ-bắc không nhận thức được bản chất xã hội
của con người, khơng thấy vai trị của mối quan hệ giữa con người với
con người quy định bản chất của họ, do đó quan niệm của ơng về bản
11
chất của con người vẫn mang tính trìu tượng, phi hiện thực. Mác, Ăng
ghen đã phân tích và chỉ rất rõ hạn chế này của Phoi-ơ-bắc: “Đành
rằng so với các nhà duy vật thuần t thì Phoi-ơ-bắc có ưu điểm lớn là
ông thấy rằng con người cũng là một “đối tượng của cảm giác”; nhưng
hãy cứ gạt bỏ việc ông coi con người chỉ là “đối tượng của cảm giác”
chứ khơng phải là “hoạt động cảm giác được”, vì cả ở đây nữa ơng
vẫn cịn bám vào lý luận và không xem xét con người trong mối quan
hệ nhất định của họ, trong những điều kiện sinh hoạt hiện có của họ,
những điều kiện làm cho họ trở thành những con người đúng như họ
đang tồn tại trong thực tế thì Phoi-ơ-bắc cũng khơng bao giờ đi tới
được những con người hành động đang tồn tại thực sự, mà ông vẫn cứ
dừng lại ở một sự trìu tượng: “Con người” và chỉ đóng khung ở chỗ
thừa nhận con người “hiện thực, cá thể, bằng xương, bằng thịt” trong
tình cảm thơi, nghĩa là ông không biết đến những “quan hệ con
người”, “giữa người với người” nào khác, ngồi tình u và tình bạn,
hơn nữa lại là tình yêu và tình bạn được lý tưởng hố. ơng khơng phê
phán những điều kiện sinh hoạt hiện tại”(1). Đồng thời Mác, Ăng
ghen đã
12
(1) C.Mác và Ph. Ăng ghen, Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội,1995, tr. 64.
chỉ ra mối quan hệ giữa con người với đời sống, với quá trình sản xuất
vật chất một cách đúng đắn ngay ở phần đầu tác phẩm là: “Chính con
người, khi phát triển sự sản xuất vật chất và sự giao tiếp vật chất của
mình, đã làm biến đổi, cùng với hiện thực đó của mình, cả tư duy lẫn
sản phẩm tư duy của mình. Khơng phải ý thức quyết định đời sống mà
chính đời sống quyết định ý thức”(1).
Tóm lại, với hệ thống triết học của mình, Phoi-ơ-bắc đã có
đóng góp to lớn cho lịch sử phát triển của triết học nói chung và đóng
góp cho sự hình thành triết học cổ điển Đức, hệ tư tưởng Đức. Chủ
nghĩa duy vật của Phoi-ơ-bắc thực sự là đỉnh cao nhất, có kế thừa và
phát triển những tư tưởng duy vật trước đó trước khi chủ nghĩa Mác,
triết học Mác ra đời. Tuy nhiên, chủ nghĩa duy vật của ơng cũng cịn
hạn chế, cịn nằm trong khn khổ siêu hình và mới chỉ duy vật trên
lĩnh vực tự nhiên, còn trong lĩnh vực xã hội thì triết học của ơng lại
thể hiện sự duy tâm. Như vậy, sự nhận xét, đánh giá của Mác, Ăng
13
ghen về chủ nghĩa duy vật của Phoi-ơ-bắc đề cập trong tác phẩm Hệ
tư tưởng Đức: “Khi Phoi-ơ-bắc là nhà duy vật thì ơng khơng bao giờ
đề cập đến lịch sử; cịn khi ơng xem xét đến lịch sử thì ông không phải
là nhà duy vật. ở Phoi-ơ-bắc, lịch sử và chủ nghĩa duy vật hoàn toàn
tách rời nhau” là hồn tồn chính xác. Bằng sự phân tích, đánh giá
một cách sâu sắc, tài tình, Mác và Ăng ghen đã chỉ rõ những tiến bộ
đóng góp cũng như những hạn chế chủ yếu trong triết học của Phoi-ơbắc.
Xuất phát từ đánh giá trên, Mác, Ăng ghen đã tiếp thu những
thành tựu của chủ nghĩa duy vật về lĩnh vực tự nhiên của Phoi-ơ-bắc,
khắc phục hạn chế, sai lầm trong nhìn nhận lĩnh vực xã hội để xây
dựng lên hệ thống triết học của mình. Trong giải quyết các vấn đề về
xã hội, Mác và Ăng ghen đã gắn, đưa toàn
bộ chủ nghĩa duy vật vào nhìn nhận, đánh giá lĩnh vực xã hội bằng sử
dụng phép biện chứng để tránh sự xem xét duy tâm, siêu hình, máy
móc, cơ giới trong nhận thức xã hội. Theo Mác, Ăng ghen thì xã hội
cũng chỉ là một bộ phận của giới tự nhiên, một bộ phận đặc biệt, phát
triển cao nhất của giới tự nhiên mà thôi. Lần
14
(1) C.Mác và Ph. Ăng ghen, Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội,1995, tr. 38.
đầu tiên trong lịch sử triết học, Mác, Ăng ghen đã thống nhất được
chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng, tạo thành chủ nghĩa duy vật
biện chứng, khắc phục được hạn chế mà chủ nghĩa duy vật của Phoiơ-bắc đã mắc phải. Là người có thế giới quan của chủ nghĩa duy vật
biện chứng, Mác và Ăng ghen đã sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch
sử để nhìn nhận xã hội, thực chất đó là sự vận dụng chủ nghĩa duy vật
biện chứng vào nhận thức xã hội; khắc phục hạn chế của Phoi-ơ-bắc
trong quan niệm về con người (tuyệt đối hố quan hệ tình u, tình
bạn trong các quan hệ xã hội); các ông cũng chỉ rõ các quan hệ đó là
sản phẩm của các kiểu quan hệ khác (quan hệ vật chất, kinh tế); con
người là sản phẩm của điều kiện xã hội, lịch sử, là con người hoạt
động cải tạo thực tiễn, cải tạo xã hội. Vấn đề này đã được Mác, Ăngghen chỉ rõ trong “Hệ tư tưởng Đức” khi phê phán Phoi-ơ-bắc: “Như
vậy là Phoi-ơ-bắc không bao giờ hiểu được rằng thế giới cảm giác
được là tổng số những hoạt động sống và cảm giác được của những cá
15
nhân họp thành thế giới ấy, vì vậy khi ơng nhìn thấy chẳng hạn một
đám người đói, cịi cọc, kiệt quệ vì lao động và ho lao, chứ khơng phải
những người khoẻ mạnh thì ơng buộc phải lẩn trốn vào trong “quan
niệm cao hơn” và trong “sự bù trừ trong lồi”, một sự “bù trừ” lý
tưởng, nghĩa là ơng lại rơi vào chủ nghĩa duy tâm đúng ở chỗ mà
người duy vật cộng sản chủ nghĩa nhìn thấy cả sự tất yếu lẫn điều kiện
của một sự cải tạo cả nền cơng nghiệp lẫn cơ cấu xã hội”(1).
Cịn trong vấn đề những thời kỳ lịch sử khác nhau của con
người cũng không phải là sự thay thế của những tôn giáo khác nhau
như Phoi-ơ-bắc đề cập, mà đó là sự thay thế của các phương thức sản
xuất, của các hình thái kinh tế xã hội, đó là một q trình lịch sử tự
nhiên, trong xã hội có giai cấp biểu hiện ra bằng đấu tranh giai cấp mà
đỉnh cao là cách mạng xã hội.
ý nghĩa rút ra qua nghiên cứu:
Trong bối cảnh lúc đó, luận điểm trên của Mác, Ăng-ghen về
nhận xét, phê phán chủ nghĩa duy vật của Phoi-ơ-bắc có một ý nghĩa
rất to lớn trong cuộc đấu
16
(1) C.Mác và Ph.Ăng ghen, Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội,1995, tr. 64,65.
tranh chống lại các quan điểm sai trái trong triết học của Phoi-ơ-bắc
mà nó đang là chỗ dựa tinh thần cho giai cấp tư sản Đức, đồng thời nó
là cơ sở lý luận để chống lại các quan điểm của các phe phái đủ màu
sắc của CNXH tiểu tư sản đang chiếm ưu thế lúc bấy giờ. Vì như
chúng ta đã thấy, trong thời kỳ này những người ủng hộ Mác, Ăngghen vẫn chỉ là thiểu số mà nhiệm vụ của các ông là phải chứng minh
một cách khoa học cơ sở của hệ tư tưởng của giai cấp vơ sản,
trong đó có những vấn đề về mặt xã hội. Luận điểm trên của Mác,
Ăng-ghen góp phần phê phán triệt để những quan điểm duy tâm của
nền triết học Đức nói chung và triết học của Phoi-ơ-bắc nói riêng; nó
góp phần thể hiện một thế giới quan cách mạng mới để tiến tới xây
dựng các tư tưởng, nguyên lý, các phạm trù của quan niệm duy vật về
lịch sử, nó góp phần phát hiện, hình thành rõ quan niệm duy vật về
lịch sử, chỉ rõ sự duy tâm về xã hội của Phoi-ơ-bắc để từ đó có quan
niệm đúng đắn duy vật về lịch sử.
17
Với bút pháp luận chiến tuyệt vời của mình, Mác, Ăng-ghen lần
đầu tiên đã áp dụng một cách triệt để quan điểm giai cấp trong việc
phê phán các trào lưu tư tưởng phi vô sản, để lại một tác phẩm mẫu
mực về sự kết hợp nhuần nhuyễn tính đảng vơ sản và tính khoa học
trong cơng tác lý luận. Những kết quả nghiên cứu lý luận về triết học
nói chung cũng như việc đánh giá, nhận xét về chủ nghĩa duy vật của
Phoi-ơ-bắc nói riêng trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức” là cơ sở cho
hoạt động khoa học và thực tiễn tiếp theo của Mác, Ăng-ghen. Với
thành tựu này, các ông đã làm sáng tỏ mọi vấn đề cho chính bản thân
mình, đã thanh tốn xong “món nợ tinh thần” với hệ tư tưởng Đức.
Chỉ bằng việc các thế lực phản động và mọi kẻ thù của chủ nghĩa Mác
tìm mọi cách để ngăn cản việc xuất bản tác phẩm này cũng thể hiện rõ
sự ảnh hưởng to lớn của tác phẩm đối với đời sống xã hội thời kỳ đó.
Trong thời đại ngày nay, luận điểm trên của Mác, Ăng-ghen vẫn
có ý nghĩa quan trọng đối với chúng ta trong nhìn nhận, đánh giá các
vấn đề về xã hội, về con người, về tôn giáo,….đặc biệt là trong cuộc
đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận. Chúng ta cần phải đứng
vững trên lập trường quan điểm duy vật biện chứng để lý giải, nhận
18
thức các vấn đề xã hội và tiếp tục thông qua thực tiễn để bổ sung, phát
triển chủ nghĩa duy vật lịch sử lên tầm cao mới.
Là những đảng viên cộng sản, chúng ta nguyện cùng toàn đảng
kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung,
lý luận triết học Mác-Lênin nói riêng. Tích cực nghiêncứu, phát triển
và vận dụng sáng tạo những lý luận, quan điểm triết học duy vật biện
chứng của Mác, Ăng-ghen, Lê-nin vào tất các các lĩnh vực: Chính trị,
kinh tế, văn hố, xã hội, an ninh-quốc phịng,…góp phần đưa sự
nghiệp đổi mới theo định hướng XHCN trên đất nước ta ngày càng
phát triển, đạt những thành tựu mới vững chắc hơn. Đồng thời ln
tỉnh táo phân tích và kiên quyết đấu tranh phê phán, chống lại các
quan điểm, tư tưởng sai trái, thù địch, xuyên tạc hoặc phủ nhận lý luận
triết học duy vật biện chứng về lịch sử của các nhà lý luận triết học tư
sản và những phần tử cơ hội, thoái hoá, biến chất đã từng một thời
đứng trong hàng ngũ của Đảng cộng sản Việt Nam.
********************
19