Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Phân tích ý nghĩa tác phẩm Di chúc Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (42.13 KB, 6 trang )

Phân tích ý nghĩa tác phẩm: Di chúc

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tình thương u cùng những lời
căn dặn tâm huyết mà Người đã để lại cho nhân dân, cho Đảng và
bạn bè gần xa. Điều này thể hiện một tình yêu cháy bỏng và tinh
thần trách nhiệm cao của Người với đồng chí, đồng bào, với cách
mạng Việt Nam và với cách mạng trên toàn thế giới.
Nhận thấy sức khỏe của mình có phần giảm sút, từ năm 1965, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã cho rằng, ở tuổi 75, Người đã thuộc lớp người
“xưa nay hiếm”. Tuy cảm thấy “vẫn còn sáng suốt, khỏe mạnh”,
nhưng Người dự báo rằng “Ai đốn biết tơi sẽ sống và phục vụ Tổ
quốc, phục vụ cách mạng mấy năm mấy tháng nữa?”
Rõ ràng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dự cảm được thời khắc quan trọng
của thời gian còn lại của cuộc đời mình. Từ dự cảm đó, Người viết:
“Vì vậy, tơi để lại mấy lời này, chỉ nói tóm tắt vài việc thơi. Phịng khi
tơi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin và các vị cách mạng đàn anh
khác, thì đồng bào cả nước và đồng chí trong Đảng khỏi cảm thấy
đột ngột”
Trong Di chúc, cái làm nên ý nghĩa cải tạo thực tiễn sâu sắc nhất của
Chủ tịch Hồ Chí Minh là quan điểm vì con người và giải phóng con
người thấm đượm chủ nghĩa nhân đạo cao cả - triết lý nhân sinh mà
Người đã dày công thiết lập.
Xuyên suốt trong Di chúc của Người đó là tình u thương dành cho
tất cả mọi tầng lớp trong xã hội. Điều đầu tiên mà Người quan tâm
ngay sau khi nhân dân ta đã chống Mỹ, cứu nước dành thắng lợi
thành công là “công việc đối với con người”. Người nhấn mạnh rằng,
cơng việc mà tồn Đảng, toàn quân và dân ta phải ra sức làm là
mau chóng chữa lành vết thương nghiêm trọng do đế quốc Mỹ gây


ra trong cuộc chiến tranh xâm lược vốn đã khiến cho cho nhân dân


Việt Nam phải chịu quá nhiều đau thương: “Đảng cần phải có kế
hoạch thật tốt để phát triển kinh tế, nhằm không ngừng nâng cao
đời sống của nhân dân”. Theo Người, đó là cơng rất to lớn, nặng nề,
phức tạp nhưng cũng rất vinh quang, bởi nó mang dấu ấn của một
tư tưởng nhân văn cao cả là đấu tranh chống lại những gì cũ kĩ, hư
hỏng. Từ đó đem lại cho xã hội và mọi người những điều mới mẻ và
tốt đẹp.
Trong Di chúc, Người đã dặn dị phải có những chính sách, việc làm
cụ thể cho từng đối tượng, từ những anh hùng liệt sĩ, thương binh và
cha mẹ, vợ con của thương binh, liệt sĩ đến những chiến sĩ trẻ tuổi
trong các lực lượng vũ trang nhân dân và thanh niên xung phong và
các lực lượng thanh, thiếu niên, phụ nữ đã đóng góp xương máu và
công sức cho thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tư
tưởng nhân văn cao cả trong vĩ đại của Hồ Chí Minh khơng chỉ dừng
lại ở đó, bởi đối tượng quan tâm của Người cịn là những nạn nhân
của chế độ xã hội cũ, như trộm cắp, gái điếm, cờ bạc, buôn lậu,…
Với những đối tượng đó, Nhà nước phải vừa giáo dụ vừa phải dùng
pháp luật để cải tạo họ, giúp họ trở thành những người lao động
lương thiện.
Mục tiêu cao cả của chủ nghĩa nhân đạo và tư tưởng nhân văn ấy là
giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con người. Chủ
nghĩa nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện trong Di chúc là
chủ nghĩa nhân văn cách mạng sáng ngời lý tưởng cộng sản. Là tình
cảm dạt dào, to lớn mà Người đã cống hiến, phấn đấu hết cuộc đời
mình cho tình u thương đó. Đến lúc ra đi, Người xin gửi lại mn
vàn tình u cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các
cháu thiếu niên nhi đồng. Người khẳng định mong muốn cuối cùng
rằng: “Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một



nước Việt Nam hịa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh,
và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một kiệt tác chứa đựng tinh thần
cao cả, sâu sắc nhưng cũng rất đỗi đời thường của một nhà cách
mạng, tư tưởng, chính trị, nhà giáo dục và nhà văn hóa lỗi lạc. Di
chúc vừa mang tính triết lý truyền thống mà đồng thời cũng chỉ ra
những con đường cho tương lai. Đây vừa là cảm nghĩ của một vĩ
nhân nhưng cũng là sự đúc kết từ các quy luật của tự nhiên, xã hội,
con người theo cách đơn giản, nhẹ nhàng, kinh nghiệm, cô đọng và
triết luận.
Những ý tưởng của Người được diễn tả chân thực vì nói đúng sự thật
khách quan và chính xác về chủ quan, ngắn gọn, dễ hiểu bởi mọi
tâm ý đều đã được khái quát, chắt lọc tối giản, nhân văn và thiết
thực. Vì tư tưởng, phong cách, đạo đức cao quý và trong sáng như
vậy, tác phẩm này chỉ có thể thuộc về một con người vĩ đại, với cái
nhìn về thời đại chứa đựng những suy nghĩ của cả nhân loại.
Nội dung Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện khí phách,
tinh thần lạc quan cách mạng của bậc đại nhân, đại trí, đại dũng.
Jean Lacourture đã có nhận xét rằng: “Văn phong kỳ lạ rõ ràng là
thế! Người ta khơng thấy có giọng văn này ở cả Stalin, Churchill hay
De Gaulle, còn văn Cụ Hồ thì vươn tới tiếng nói của lịch sử”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh ln nêu cao tư tưởng nhất qn, kiên định,
không thể lay chuyển về tư cách của Đảng, trong đó nền tảng chính
là đạo đức của người đảng viên. Người đã nói rõ cách mạng muốn
thành cơng trước hết phải có “Đảng Cách mệnh”, tuy nhiên: “Đảng
khơng phải là một tổ chức để làm quan phát tài. Nó phải làm trịn
nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào
sung sướng”. Để đảm nhận được trách nhiệm cao cả này, người
đảng viên phải có đạo đức cách mạng, nghĩa là: “Đặt lợi ích của



Đảng và của nhân dân lao động lên trên, lên trước lợi ích riêng của
cá nhân mình. Hết lịng hết sức phục vụ nhân dân. Vì Đảng, vì dân
mà đấu tranh quên mình”. Người cũng thường xuyên nhắc nhở: “Để
làm cho tất cả cán bộ, đảng viên xứng đáng là những chiến sĩ cách
mạng, Đảng ta phải ra sức tăng cường giáo dục toàn Đảng về lý
tưởng cộng sản chủ nghĩa, về đường lối chính sách của Đảng, về
nhiệm vụ và đạo đức của người đảng viên”.
Trong Di chúc của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh những vấn
đề cơ bản có ý nghĩa quyết định đối với sự tồn vong của Đảng cầm
quyền: Đồn kết, tự phê bình và phê bình, đạo đức cần kiệm liêm
chính, chí cơng vơ tư. Như đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn đã khẳng
định rằng: “Mỗi bước đi của nhân dân ta và của Đảng ta đều gắn liền
với cuộc đấu tranh cách mạng vô cùng sôi nổi và đẹp đẽ của Hồ Chủ
tịch. Toàn bộ hoạt động của Người cùng với sự nghiệp của nhân dân
ta và của Đảng ta là một thiên anh hùng ca bất diệt của cách mạng
Việt Nam”.
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện tầm nhìn xa, sự quan tâm
sâu sắc, chăm sóc và giúp đỡ đối với các thế hệ cách mạng sau này.
Người hết sức coi trọng vấn đề đào tạo, giáo dục các thế hệ cách
mạng kế tiếp, nhất là lứa tuổi đồn viên, thanh niên, vì: “Thanh niên
là chủ tương lai của nước nhà. Sự thịnh suy, yếu hay mạnh của đất
nước một phần lớn là do các thanh niên”. Hơn cả, đội quân chủ lực nguồn sức mạnh tiên phong trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc cũng chính là nhờ các thế hệ thanh niên. Nếu như lực lượng
thanh niên được giáo dục, rèn luyện thử thách trong thực tiễn cách
mạng thì chắc chắn sẽ trở thành lực lượng hậu bị vững chắc của
quốc gia. Chiến lược đối với thế hệ trẻ của Chủ tịch Hồ Chí Minh
khơng chỉ là cẩm nang cần thiết cho một giai đoạn cách mạng cụ
thể mà còn là yêu cầu quan trọng phục vụ mãi mãi cho sự nghiệp và
lý tưởng cách mạng. Thế hệ trẻ Việt Nam cần phải trau dồi những



phẩm chất trung thành, nhiệt tình, hăng hái, tinh thơng nghiệp vụ,
quan hệ mật thiết với nhân dân và quyết tâm cao, dám làm, dám
chịu trách nhiệm vì cơng cuộc đổi mới của Đảng và dân tộc, đó chính
là “những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa hồng vừa
chuyên”.
Sau 53 năm được công bố, Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn cịn
sáng rõ tầm nhìn thời đại và giữ vẹn nguyên được giá trị. Di chúc của
Người là kim chỉ nam quý giá, là động lực tinh thần to lớn giúp nước
ta vượt qua những khó khăn, tận dụng thời cơ, chấp nhận thách thức
để vươn lên con đường phát triển bền vững, lâu dài.
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là văn kiện có giá trị vơ cùng to lớn
trong q trình cách mạng và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc
ta trên nhiều phương diện, nói lên phương hướng cho cách mạng
Việt Nam ta cả hiện tại và mãi sau này, đặc biệt là quan hệ với các
Đảng Cộng sản anh em, các nước xã hội chủ nghĩa. Hiện nay, khi hệ
thống chủ nghĩa xã hội có nhiều biến đổi, chúng ta càng thấy Di
chúc của Người có ý nghĩa thời sự sâu sắc.
Di chúc vừa là văn kiện của một nhà chính trị lớn, lãnh tụ cao nhất
của Đảng và dân tộc, người đã sáng tạo ra thời đại mới, “thời đại Hồ
Chí Minh”, thời đại của độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội của nhân
dân Việt Nam, vừa là tác phẩm nghệ thuật tầm cỡ của một nhà văn
hố lớn. Đó là sự phản ánh thống nhất, cơ đọng nhất về tồn bộ
cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Điều này
thể hiện phẩm chất đạo đức sáng ngời suốt đời phục vụ cho cách
mạng, cho Tổ quốc và nhân dân của người chiến sĩ cộng sản, thể
hiện mong muốn cuối cùng của Người.
Di chúc đã cô đọng, thể hiện sâu sắc những tư tưởng đổi mới của
Chủ tịch Hồ Chí Minh trong công cuộc xây dựng đất nước xuất phát

từ các yếu tố thực tiễn. Người đã căn dặn toàn Đảng, toàn dân ta


những việc lớn, việc quan trọng cần phải làm sau khi đất nước được
thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ.
53 năm qua, Di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn ln
là nguồn động viên, cổ vũ tồn Đảng bộ, nhân dân và quân đội ta
phát huy tinh thần u nước, đại đồn kết vượt qua khó khăn, thách
thức, giành những thắng lợi vẻ vang, đưa cả nước bước vào kỷ
nguyên mới - thời kỳ đẩy mạnh của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa và hội nhập quốc tế. Với tất cả tình cảm kính u vơ hạn
cùng niềm tin tuyệt đối vào những lời căn dặn của Người, toàn Đảng,
toàn dân và quân ta đoàn kết quyết tâm thực hiện. Di chúc thiêng
liêng và con đường cách mạng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Đảng
ta lựa chọn đã xây dựng một đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa,
hịa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. Kỷ niệm 53
năm thực hiện Di chúc của Người cũng là một dịp để chúng ta có thể
ôn lại những lời căn dặn tâm huyết cuối cùng của vị Lãnh tụ kính
yêu, người Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới trước lúc
đi xa.



×