Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

(SKKN mới NHẤT) sử dụng phương pháp dân vận nhằm nâng cao hiểu biết về tác hại của quan hệ tình dục sớm đối với học sinh nữ khối 9 trường THCS nguyễn trung trực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.44 KB, 31 trang )

MỤC LỤC

I. ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................1
3. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu.............................................................2
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu............................................................................2
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ...................................................................................2
1. Phân tích thực trạng vấn đề cần giải quyết........................................................2
2. Các vấn đề cần giải quyết..................................................................................5
3. Vấn đề thiết thực gắn với nhiệm vụ được phân công........................................6
4. Nội dung giải pháp............................................................................................6
5. Điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến........................................................10
6. Thực hiện áp dụng/ áp dụng thử giải pháp......................................................10
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................19
1. Ý nghĩa của giải pháp trong công tác thực tiễn...............................................19
2. Khả năng ứng dụng, triển khai kết quả của giải pháp.....................................20
3. Những bài học kinh nghiệm............................................................................20
4. Kiến nghị, đề xuất...........................................................................................20


I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Vạn Khánh là một xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn thuộc huyện Vạn Ninh, tỉnh
Khánh Hòa. Với cương vị là một giáo viên giảng dạy gần 10 năm trên địa bàn xã Vạn
Khánh, bản thân tôi quan sát và ghi nhận được tình trạng quan hệ tình dục sớm và một
trường hợp dẫn đến tảo hôn diễn ra khá nhiều và có chiều hướng gia tăng trong những
năm gần đây.
Địa bàn xã Vạn Khánh là nơi đóng chân của hai trường cấp 2, đó là trường
THCS Nguyễn Trung Trực, trường THPT Tơ Văn Ơn. Theo tâm lí học lứa tuổi thì các
em học sinh trong độ tuổi này đang ở giai đoạn dậy thì, là lứa tuổi mà tâm sinh lí có


những thay đổi rất lớn. Thay đổi về sinh lí, về sự phát dục, các cơ quan, bộ phận trên
cơ thể bắt đầu thay đổi. Dẫn đến sự thay đổi về tâm lí, điển hình đó là việc các em
muốn khẳng định cái tơi cá nhân, muốn thể hiện mình là người lớn, khơng muốn ai coi
mình là trẻ con. Bên cạnh đó là sự tị mị về sự thay đổi của bản thân và sự tò mò về
bạn khác giới. Rất dễ bị kích động bởi những tác nhân bên trong và bên ngoài dẫn đến
hành vi quan hệ tình dục sớm, tảo hơn.
Về phía phụ huynh, đa số các hộ dân ở đây còn trong diện hộ nghèo, cận nghèo,
điều kiện sống, điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Cuộc sống gắn liền với làm
thuê hoặc làm nương rẫy, làm biển đi từ sáng sớm tới chiều muộn mới về. Dẫn đến đa
số phụ huynh học sinh thiếu kiến thức về việc chăm sóc sức khỏe sinh sản, về cách
ni dạy, quản lí, giáo dục con cái, về các quy định của luật pháp như Luật hơn nhân
gia đình năm 2014, Luật Hình sự, Luật bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em …. Vì vậy
việc ni dưỡng, chăm sóc và dạy bảo con em chưa đúng cách, nhất là việc nuôi dạy
con em trong giai đoạn tuổi dậy thì.
Bản thân các em học sinh được giảng dạy về tác hại của quan hệ tình dục sớm,
nạn tảo hơn trong các mơn học chính khóa trong nhà trường (như môn GDCD, Sinh
học… ) hoặc trong các buổi sinh hoạt câu lạc bộ, ngoại khóa. Nhưng song song với
việc dạy dỗ của thầy cô, các em còn chịu sự ảnh hưởng từ mạng xã hội, từ gia đình,
nếp nhà, nên đã chi phối một phần đến hiệu quả giáo dục của thầy cô ở trường. Nhất là
trong giai đoạn các em được nghỉ hè, thời gian để làm quen, chơi đùa và yêu đương
nông cạn dễ xảy ra, một số em đã dấu diếm cha mẹ, thầy cơ và dẫn đến tình trạng quan
hệ tình dục sớm, tảo hôn và một số em bỏ học khi bước vơ đầu năm học mới. Thậm
chí có em đã mang thai và phải kết hôn khi mới 15 tuổi.
Với những bối cảnh như trên đã dẫn đến thực trạng tảo hôn trên địa bàn xã Vạn
Khánh, gây ảnh hưởng đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn lao động của xã nhà,
trong đó có tác động tới một số học sinh nữ khối 9 trường THCS Nguyễn Trung Trực.
từ thực tế đó tơi mạnh dạn chọn đề tài: “Sử dụng phương pháp dân vận nhằm nâng
cao hiểu biết về tác hại của quan hệ tình dục sớm đối với học sinh nữ khối 9
trường THCS Nguyễn Trung Trực” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu


1


Sử dụng phương pháp dân vận nhằm nâng cao hiểu biết về tác hại của quan hệ
tình dục sớm đối với học sinh nữ khối 9 trường THCS Nguyễn Trung Trực.
Đồng thời trang bị cho các em những hiểu biết cơ bản về các quy định của luật
pháp như Luật hơn nhân gia đình năm 2014, Luật Hình sự, Luật bảo vệ và chăm sóc
giáo dục trẻ em.
Từ đó góp phần nâng cao chất lượng bộ môn giáo dục công dân trong nhà
trường.
3. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu
3.1 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Vận động phụ huynh, học sinh và một số người có liên quan cùng tham gia.
- Điều tra, khảo sát thực tế thông qua phiếu bài tạp trắc nghiệm
- Nghiên cứu, tổng hợp và khái quát hóa các cơ sở lý luận của đề tài
3.2 Phương pháp nghiên cứu
- Các phương : sử dụng phương pháp dân vận.
- Giảng dạy chính khóa và hoạt động ngoại khóa
- Các phương pháp nghiên cứu cụ thể: phương pháp thực nghiệm, khảo sát điều
tra, đo đạc xử lý kết quả bằng thống kê toán học và các phương pháp khác như phỏng
vấn sâu, tổng kết kinh nghiệm.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: từ 20/05/2019 đến ngày 08/12/2019.
- Không gian: Tại trường THCS Nguyễn Trung Trực
- Phạm vi : học sinh nữ khối 9 trường THCS Nguyễn Trung Trực.
5. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu
Với giải pháp này, việc nhà trường chung tay cùng chính quyền địa phương
trong công tác tuyên truyền, dân vận các chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà
nước được đẩy mạnh hơn và có kết quả thực tiễn hơn.

Trong cơng tác chuyên môn giảng dạy của bản thân, việc truyền tải sự nghiêm
minh và đúng đắn của hệ thống chính sách pháp luật của nhà nước được sát sao hơn,
thực tế hơn.
Góp phần vào cơng tác đẩy lùi nạn tảo hơn trên địa bàn xã Vạn Khánh.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Phân tích thực trạng vấn đề cần giải quyết
1.1. Hiện trạng vấn đề

2


Thực trạng quan hệ tình dục sớm, nạn tảo hơn diễn ra trên địa bàn xã Vạn
Khánh như trên, tập trung nhiều ở độ tuổi dậy thì. Theo tâm lí học lứa tuổi thì đây là
giai đoạn có những thay đổi rất lớn về sự phát triển của cơ thể về tâm sinh lí, dẫn đến
sự thay đổi về thái độ, hành vi của các em, các em học sinh nữ bắt đầu bước vào tuổi
dậy thì (khoảng khối 8, 9 hoặc khối 7 đối với những em đi học muộn so với tuổi, hoặc
các em lưu ban). Trong độ tuổi này, một số em có biểu hiện, có xu hướng thích thể
hiện mình, khẳng định cái tơi cá nhân bằng cách làm cho bản thân mình nổi bật lên so
với các bạn cùng lứa, nhất là nổi bật để thu hút sự chú ý của các bạn nam. Trong q
trình cơng tác, những biểu hiện của một số em này là sửa soạn trang điểm, tơ son,
móng tay, nước hoa, hoặc trang phục ơm sát, … (có thể trong và ngồi nhà trường).
Điều đó dẫn đến là một số em này có lực học sa sút, ít khi học bài cũ và không chuẩn
bị bài mới theo yêu cầu của GV, một phần do các em có tình trạng đi chơi đêm với
nhóm bạn hoặc với bạn trai, một vài trường hợp cịn có hiện tượng nghỉ học rải rác
hoặc kéo dài, nghiêm trọng hơn nữa là tình trạng tảo hôn, bỏ học nửa chừng.
Ngay bản thân các em cũng chưa được trang bị sâu sắc các kiến thức về tác hại
của quan hệ tình dục sớm và nạn tảo hôn, lại bị phân tâm bởi các yếu tố ngoại cảnh
(mạng internet, truyện tranh 18+,… )
Và đặc biệt là mức độ hiểu biết của phụ huynh học sinh về tác hại của quan hệ
tình dục sớm, nạn tảo hơn còn rất hạn chế (do điều kiện kinh tế còn khó khăn, tiếp cận

thơng tin truyền thơng cịn q ít, thiếu thốn). Bởi nếu khi có nhận thức đúng thì sẽ
thay đổi suy nghĩ và hành vi (mặc dù để nâng cao hiểu biết, thay đổi suy nghĩ thì cần
một q trình lâu dài, “mưa dầm thấm đất” chứ khơng phải chỉ “một sớm một chiều”.
Nhưng muốn thay đổi thì phải bắt nguồn từ nhận thức, từ hiểu biết của bản thân đối
tượng, lúc đó sự thay đổi mới mang tính chủ quan, tự giác chứ khơng cịn là khiên
cưỡng, gị ép.
Tóm lại, xuất phát từ mức độ hiểu biết, nhận thức về tác hại của quan hệ tình
dục sớm còn hạn chế nhất là học sinh nữ khối 9 trường THCS Nguyễn Trung Trực. Từ
đó dẫn đến suy nghĩ, thái độ, hành vi sai lệch trong việc quan hệ tình dục sớm và nạn
tảo hơn xảy ra.
1.2. Các bước thực hiện nhiệm vụ khi chưa áp dụng giải pháp
Bước 1. Giảng dạy chính khóa
Với nội dung là các tác hại của quan hệ tình dục sớm và nạn tảo hôn, bản thân
tôi là giáo viên bộ môn GDCD, mà nội dung giảng dạy của phân mơn GDCD có nội
dung giáo dục pháp luật được thể hiện trong các bài cụ thể sau đây:
Bài 10: Lí tưởng sống của thanh niên;
Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân;
Bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của cơng dân.
Với các bài học trên, tơi chủ động lồng ghép thực trạng quan hệ tình dục sớm,
tảo hôn trên địa bàn xã Vạn Khánh, vi phạm luật Hơn nhân gia đình 2014, luật Hình

3


sự. Hậu quả của việc quan hệ tình dục sớm và nạn tảo hôn đối với chất lượng cuộc
sống của người dân tộc thiểu số nơi đây.
Bước 2. Hoạt động ngoại khóa
Trong các chuyên đề Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên của trường tổ
chức, tôi cũng đã chủ động tham gia diễn thuyết, giảng giải.
Bên cạnh đó, tôi là báo cáo viên của Câu lạc bộ Tuổi chúng mình, thành viên

của tổ tư vấn tâm lí học đường trường THCS Nguyễn Trung Trực, vì vậy trong các
buổi sinh hoạt chuyên đề của CLB, tôi luôn thay đổi hình thức để trao đổi kiến thức,
thơng tin về tác hại của quan hệ tình dục sớm, tảo hơn để học sinh dễ tiếp thu và nâng
cao hiểu biết hơn.
Tuy nhiên, tất cả các hoạt động trên mới chỉ chủ yếu nhắm tới đối tượng tác
động là các em học sinh, các hoạt động từ chính khóa đến ngoại khóa đều diễn ra trong
khuôn khổ nhà trường.
1.3. Những thuận lợi, khó khăn của hiện trạng
1.3.1.Thuận lợi
Được sự giúp đỡ của BGH nhà trường, tổ chuyên môn và đồng nghiệp trong
việc dự giờ, góp ý các tiết dạy, trong các buổi chuyên đề, sinh hoạt câu lạc bộ Tuổi
chúng mình và đặc biệt là những góp ý trong mơn GDCD.
Đa số học sinh hợp tác nghiêm túc với các nội dung GV yêu cầu.
Bản thân có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực này từ nhiều năm trước
(Thành viên tổ tư vấn tâm lí học đường; báo cáo viên của CLB Tuổi chúng mình;
Giảng dạy chun mơn mơn GDCD; Được đi tập huấn về giáo dục kĩ năng sống do Sở
GD ĐT Khánh Hòa tổ chức những năm trước đây)
Tài liệu tham khảo trên Internet đa dạng, dễ tìm về tác hại của quan hệ tình dục
sớm và nạn tảo hơn. Đa dạng cả về nội dung và hình thức (tài liệu chuyên ngành về
tâm lí học, tài liệu y khoa, tài liệu truyền thơng, video…)
1.3.2 Khó khăn
Trước hết là trình độ hiểu biết, nhận thức của phụ huynh học sinh nhìn chung
cịn nhiều hạn chế, về kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, về Luật hôn
nhân và gia đình, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em… Chủ yếu là do hoàn
cảnh kinh tế quá khó khăn (đa số là hộ nghèo và cận nghèo). Việc tiếp cận thơng tin
cịn q ít, do đặc điểm công việc làm thuê, làm nương rẫy đi từ sáng sớm tới chiều
muộn mới về.
Thứ hai là tập tục về việc kết hôn sớm hiện hữu ngay trong gia đình (thế hệ bà,
mẹ, dì, chị…) nên việc các em học sinh bị chi phối, ảnh hưởng một phần.
Thứ ba và cũng là khó khăn lớn nhất đó chính là chưa đạt được sự đồng bộ

trong việc tác động nâng cao hiểu biết về tác hại của quan hệ tình dục sớm và nạn tảo
hôn cho cả học sinh và phụ huynh học sinh. Mặc dù phía nhà trường cũng có tổ chức

4


những buổi họp phụ huynh và có triển khai nội dung về phịng chống tảo hơn, tuy
nhiên những phụ huynh có con em là đối tượng cần được tuyên truyền thì lại ít khi,
hoặc khơng tham gia các cuộc họp phụ huynh do nhà trường tổ chức, bên cạnh đó, số
lần họp phụ huynh cũng cịn ít, trung bình là 3 lần/năm, vì thế đã ảnh hưởng đến việc
giáo dục, tác động đối với những em này còn hạn chế.
Thứ tư là công tác tuyên truyền, truyền thông tại địa phương cũng còn gặp nhiều hạn
chế như chưa liên tục, chun sâu, vì nhiều lí do khách quan cũng như chủ quan.
Thứ năm là nội dung tun truyền cịn khơ khan, chưa sinh động và ít tương tác
với người nghe, ảnh hưởng đến hiệu quả tiếp thu của người nghe.
2. Các vấn đề cần giải quyết
Khi thực hiện giải pháp “Sử dụng phương pháp dân vận nhằm nâng cao hiểu
biết về tác hại của quan hệ tình dục sớm đối với học sinh nữ khối 9 trường THCS
Nguyễn Trung Trực” thì sẽ tập trung giải quyết được những nhược điểm, khó khăn,
hạn chế của hiện trạng quan hệ tình dục sớm, nạn tảo hôn đối với học sinh nữ khối 9
trường THCS Nguyễn Trung Trực.
Trước hết, về trình độ nhận thức của phụ huynh học sinh cịn nhiều hạn chế.
Chính vì vậy, với phương pháp dân vận tơi sẽ chủ động tới từng thơn xóm, nơi sinh
sống của các phụ huynh học sinh khối 9 trường THCS Nguyễn Trung Trực cư trú để có
thể tiếp xúc và tuyên truyền, dân vận, đem tới những nội dung nhấn mạnh về tác hại
của quan hệ tình dục sớm và nạn tảo hơn, bên cạnh đó cịn cung cấp, hướng dẫn phụ
huynh một số cách thức để có thể nâng cao hiểu biết hơn trong việc tiếp xúc, trao đổi,
dạy dỗ, quản lí con em của mình để giúp các em có thể vượt qua giai đoạn khủng
hoảng của tuổi dậy thì.
Thứ hai, đối với thực tế trước mắt đó là việc tập tục kết hơn sớm cịn tồn tại

ngay trong gia đình, khu dân cư của học sinh. Tôi sẽ sử dụng những tư liệu hoặc minh
chứng cụ thể của chính đồng để tăng tính thuyết phục về tác hại của quan hệ tình dục
sớm và nạn tảo hơn. (Nhân chứng cụ thể, tư liệu cụ thể).
Thứ ba, việc đồng bộ trong việc tác động tới cả hai đối tượng là học sinh và phụ
huynh học sinh. Điều này thể hiện trong kế hoạch của mỗi buổi dân vận, khi tới thôn
nào tôi sẽ yêu cầu cả học sinh và phụ huynh học sinh cùng tham gia tại địa bàn thơn
đó. Tơi liệt kê danh sách học sinh của từng thôn và lên danh sách giấy mời chi tiết.
Nếu vì lí do nào đó mà học sinh khơng tham gia được trong buổi dân vận cùng với phụ
huynh của mình thì tơi cũng đã triển khai cho các em trong các hoạt động chính khóa
và ngoại khóa tại trường học (rất kĩ càng, chi tiết và sinh động).
Thứ tư, việc bản thân tôi chủ động phối hợp công tác dân vận truyền thơng với
địa phương cũng rất có tác dụng. Với sự hỗ trợ của cán bộ dân số xã Vạn Khánh và các
trưởng thơn nơi tơi có kế hoạch tới tun truyền, dân vận. Ví dụ, việc phát giấy mời từ
cán bộ dân số xã, sự thông báo của trưởng thôn sẽ phát huy tác dụng khi tập hợp được
phụ huynh học sinh và một số người dân, một số đối tượng cần tác động. Họ tham gia
một cách nghiêm túc và đơng đủ hơn. Khi có các cấp chính quyền quan tâm, hỗ trợ về
công tác tổ chức, thh́ các cuộc vận động tiếp xúc phụ huynh học sinh được nghiêm túc

5


hơn (có giấy mời do học sinh đưa về, giấy mời do cán bộ dân số xã đưa tới từng thôn
trưởng và tới tận tay phụ huynh học sinh)
Thứ năm, về nội dung và hình thức thuyết trình của tơi sẽ nhấn mạnh, chú trọng
về tác hại của quan hệ tình dục sớm, về nạn tảo hơn dưới hình thức những câu chuyện
có thật, sinh động, hoặc các video tư liệu có tính trực quan cao, tơi có sử dụng các thiết
bị hỗ trợ như: Máy chiếu, máy vi tính, loa… Để nhấn mạnh hơn nữa, tôi đưa tài liệu
tham khảo, các bài trắc nghiệm cho học sinh mang về và cùng thảo luận với phụ huynh
để hoàn thành, sau đó sẽ nộp lại cho tơi.
3. Vấn đề thiết thực gắn với nhiệm vụ được phân công

Thứ nhất, đối với chun mơn giảng dạy là bộ mơn GDCD thì nhiệm vụ giảng
dạy sẽ bao hàm hai mảng lớn đó là Đạo đức và Pháp luật.
Như vậy, với thực trạng trên địa bàn xã Vạn Khánh đã và đang xảy ra nguy cơ
vi phạm Luật hơn nhân và gia đình (tảo hơn), Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ
em đối với trẻ em gái người dân tộc thiểu số, thì với trách nhiệm của GV được phân
cơng giảng dạy mơn GDCD 9, tơi thiết nghĩ mình có trách nhiệm liên quan trong vấn
đề này.
Thứ hai, là GV trong trường, việc một số HS sa sút học tập, có thể sa đà vào
chuyện quan hệ tình dục quá sớm, ảnh hưởng tới kết quả học tập cũng như sức khỏe và
tương lai của các em sau này, tôi thiết nghĩ mình khơng thể đứng ngồi cuộc.
Với những luận điểm trên, tôi quyết tâm thực hiện nghiên cứu đề tài này nhằm
góp một phần sức lực của mình vào cơng cuộc nâng cao dân trí, trình độ hiểu biết về
tác hại của quan hệ tình dục sớm cho học sinh và phụ huynh học sinh nữ khối 9 trường
THCS Nguyễn Trung Trực, góp phần làm giảm thiểu tình trạng quan hệ tình dục sớm
trên địa bàn xã Vạn Khánh.
4. Nội dung giải pháp
4.1. Mục tiêu của giải pháp
Giải pháp giải quyết vấn đề:
4.1.1 Hình thức sử dụng phương pháp dân vận
Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Dân vận khéo, thì việc gì cũng thành
cơng”, ln là kim chỉ nam để công tác dân vận của Đảng đạt được những thành tựu
đáng kể phục vụ sự nghiệp cách mạng, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì sự
phát triển dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Dân vận là một hoạt động bao gồm cả tuyên truyền, giảng giải, thuyết phục,
hướng dẫn, tổ chức; có tính chất là phong trào xã hội, vận động đồn kết, phát huy
sức mạnh của nhân dân.
Đây cũng là mục tiêu mà bản thân tôi muốn hướng tới khi áp dụng phương
pháp dân vận nhằm nâng cao hiểu biết về tác hại của quan hệ th́nh dục sớm cho đối
tượng là phụ huynh và học sinh nữ khối 9 trường THCS Nguyễn Trung Trực.


6


4.1.2 Nội dung các buổi dân vận
- Hiểu biết về tác hại của quan hệ tình dục sớm. Mức độ: Tác hại về cơ thể sinh
học và tâm lí.
- Hiểu biết về hậu quả của tảo hôn. Mức độ: Về chất lượng hôn nhân (sức khỏe,
kinh tế, tương lai của gia đình).
- Hiểu biết về cách phịng tránh quan hệ tình dục sớm và tảo hơn.
Mức độ: Đối với phụ huynh: Nắm bắt kịp thời những thay đổi của con về tâm
sinh lí, quan tâm, giúp đỡ con qua giai đoạn khủng hoảng tuổi dậy thì, thu xếp thời
gian để quản lí con mình tốt hơn. Hiểu biết về hậu quả của quan hệ tình dục sớm và
nạn tảo hơn để trao đổi, tâm sự, răn đe, ngăn chặn cho con em mình.
Đối với học sinh nữ: Nắm bắt được những thay đổi của cơ thể chính mình và
điều chỉnh, kiểm soát được hành vi đối với những thay đổi của cơ thể và cách giao tiếp
với các bạn khác giới.
- Góp phần thay đổi nhận thức và hành vi trong việc kiểm sốt bản thân, có thái
độ bài trừ nạn tảo hơn (đối với HS); quản lí hỗ trợ con vượt qua khủng hoảng tuổi dậy
thì (đối với cha mẹ).
- Phối hợp và nâng cao hơn hiệu quả của việc hợp tác với các ban ngành đồn
thể, chính quyền cơ sở trong việc hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật, cụ thể là Luật
hơn nhân gia đình 2014, Luật Hình sự, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Góp
phần nâng cao dân trí cho người dân, trong đó có học sinh nữ trên địa bàn xã Vạn
Khánh. Mức độ: cộng tác thường xuyên dưới nhiều hình thức (cộng tác để xây dựng
nội dung hoặc báo cáo trực tiếp).
4.2. Bản chất của giải pháp
4.2.1. Loại giải pháp
Giái pháp tác nghiệp – Giáo dục
4.2.2. Các bước thực hiện giải pháp
Bước 1. Tạo niềm tin - Nghiên cứu thực trạng.

Để có thể tiếp cận và tạo được niềm tin với phụ huynh học sinh, tôi chủ động
quan tâm, thăm hỏi, làm quen với phụ huynh thông qua việc ghé nhà nói chuyện cùng
họ, hỏi thăm về cơng việc làm ăn, về mùa vụ, về chuyện con cái của họ…. Bên cạnh
đó, tơi cũng chủ động bắt chuyện, chia sẻ những câu chuyện của chính mình (ví dụ:
việc làm mẹ, làm vợ, công việc ở trường, lớp, chuyện thời sự …) và đã nghe được
những chia sẻ của phụ huynh về những khó khăn trong cuộc sống, khó khăn trong mùa
vụ, khó khăn trong ni dạy con cái…
Khi đã có bước làm quen ban đầu, tơi thuyết phuch được phụ huynh trong việc
cùng thảo luận và hoàn thành phiếu điều tra về mức độ hiểu biết của học sinh và phụ
huynh về tác hại của quan hệ tình dục sớm và tảo hôn. (Phụ lục kèm theo).

7


Bên cạnh đó, tơi quan sát và lắng nghe các thơng tin, câu chuyện từ phía học
sinh, các em nắm khá rõ về tình hình ở thơn xóm nơi mình cư trú, những trường hợp vì
thiếu hiểu biết mà đã và đang có nguy cơ quan hệ tình dục sớm và nạn tảo hôn.
Khảo sát số liệu từ Trung tâm dân số kế hoạch hóa gia đình huyện Vạn Ninh về
số liệu các cặp tảo hôn trên địa bàn huyện, xã.
Bước 2. Thu thập, xây dựng tài liệu cho tuyên truyền, dân vận
Sau khi được tạo được niềm tin, đa số các phụ huynh đã mở lòng chia sẻ những
hiểu biết, suy nghĩ, quan điểm của mình với tơi, Từ những chia sẻ đó của phụ huynh,
kết hợp với kết quả của phiếu điều tra trước tác động,, tôi đã căn cứ vào khả năng hiểu
biết của học sinh và phụ huynh học sinh nữ khối 9 để xây dựng nội dung cho các buổi
tuyên truyền, dân vận.
Tài liệu, nội dung tuyên truyền, dân vận chú trọng vào thực tiễn, súc tích, sinh
động, ngắn gọn. Cụ thể như sau:
Phần 1. Giới thiệu về Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014; Điều 145 Bộ
Luật Hình sự (sửa đổi bổ sung 2017)
Phần 2. Nguyên nhân của quan hệ tình dục sớm; nạn tảo hôn.

Tác động của hormon sinh dục nữ (Estrogene)
Nhu cầu về sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương
Do hệ quả của sự bùng phát của mạng thông tin và phổ biến của điện thoại
smartphone.
Sự truyền thông chưa liên tục, chưa sâu rộng
Do sự thiếu nghiêm minh, triệt để của Pháp luật.
Phần 3. Tác hại của quan hệ tình dục sớm và nạn tảo hôn
Tác hại đối với cơ thể, với tinh thần, với cuộc đời, tương lai, chất lượng lao
động, và đối với sự nghiêm minh của Pháp luật.
Phần 4. Cách phịng tránh quan hệ tình dục sớm và nạn tảo hơn.
Đối với nhà trường
Đối với gia đình
Đối với xã hội
Đối với chính bản thân các em lứa tuổi vị thành niên.
Bước 3. Tổ chức tuyên truyền
a) Tuyên truyền cho HS nữ khối 9
Nội dung được lồng ghép trong các tiết chính khóa, ngoại khóa.
Thơng qua việc giải đáp thắc mắc của các em trong việc trao đổi Hộp thư tâm tình.
b) Đi dân vận tới từng thơn

8


Lập kế hoạch, lên giấy mời cho phụ huynh trước 1 ngày để họ thu xếp thời gian.
Liên lạc với trưởng thôn, cán bộ dân số xã để hỗ trợ, phối hợp phát giấy mời và
thu xếp địa điểm tổ chức.
Tổ chức buổi tuyên truyền, dân vận một cách thân thiện, gần gũi về nội dung đã
được chuẩn bị.
Bước 4. Thu thập kết quả sau tác động
Sau các buổi tuyên truyền, tôi phát phiếu điều tra về mức độ hiểu biết của cả

học sinh và phụ huynh học sinh. Một số phụ huynh học sinh không biết chữ nên tôi có
hướng dẫn, yêu cầu các em học sinh nữ phối hợp, bàn luận với phụ huynh để cùng
hoàn thành phiếu điều tra cho tôi. Nội dung xoay quanh về việc các kiến thức về tác
hại của quan hệ tình dục sớm và nạn tảo hơn.
4.2.3. Tính mới của giải pháp
Thứ nhất, việc thực hiện giáo dục, tuyên truyền trong các mơn học chính khóa
như GDCD, Sinh học,… thì việc truyền đạt nội dung tác hại của QHTD sớm và nạn
tảo hôn tới đối tượng học sinh là điều mà trường THCS Nguyễn Trung Trực đã và
đang thực hiện. Tuy nhiên, việc mở rộng đối tượng tác động ra khỏi nhà trường (phụ
huynh học sinh) về nội dung này thì đơn vị tôi chưa thực hiện.
Thứ hai, điểm mới trong nội dung tun truyền có tính minh họa, sinh động cao
(Hình ảnh, video, tờ rơi, số liệu mới).
Thứ ba, hình thức đi tới khu dân cư sinh sống, nói chuyện, làm quen rồi triển
khai tuyên truyền mang tính thân thiện và trực tiếp, tạo điều kiện thuận lợi cho những
người không thu xếp tới các buổi tổ chức tập thể của tôi được.
4.2.4. Ưu điểm, nhược điểm của giải pháp
Ưu điểm
Với kĩ năng sư phạm của bản thân đã được đào tạo và khả năng thuyết trình
cũng đã được đúc rút thêm trong q trình hơn 10 năm cơng tác tại trường THCS
Nguyễn Trung Trực, điều này đã tạo điều kiện cho tôi trong việc soạn thảo nội dung và
đứng thuyết trình dân vận được trơi chảy và sinh động, thu hút hơn.
Với hệ thống máy móc hỗ trợ như máy trợ giảng, máy chiếu, máy vi tính và
nguồn tư liệu phong phú, sinh động trên mạng Internet đã tăng tính hấp dẫn và tính
truyền thơng có tính tác động tốt hơn.
Sự hỗ trợ của các em học sinh, của cán bộ dân số tại các buổi tiếp xúc, dân vận
được sn sẻ, trơi chảy hơn.
Sự phối hợp của chính quyền xã trong việc tổ chức chuyên đề, công tác nhân
sự,…, góp phần vào hiệu quả của hoạt động.
Nhược điểm
Trong thời gian đầu khi mới tổ chức các hoạt động, việc mời tập hợp các phụ

huynh học sinh khá khó khăn, vì họ khơng tới đủ theo như giấy mời.

9


Một số phụ huynh và người dân ở khu vực tơi tới tiếp xúc dân vận, khi đi có
mang theo con nhỏ, hoặc một số nam thanh niên đứng ngoài gây ồn ào và có những lời
nói khó nghe, việc nói chuyện riêng, hút thuốc cũng gây ảnh hưởng một phần tới buổi
tuyên truyền.
4.2.5. Nội dung các buổi tiếp xúc dân vận
(Trong q trình thuyết trình, dân vận, tơi sẽ dùng ngôn ngữ diễn thuyết và
ngôn ngữ biểu cảm để tăng tính sinh động và lơi cuốn).
Phần 1. Giới thiệu về quy định về độ tuổi kết hôn, về nguyên tắc kết hơn trong
Luật hơn nhân và gia đình 2014.
Phần 2. Nhấn mạnh, nói rõ nguyên nhân dẫn đến quan hệ tình dục sớm.
Phần 3. Hậu quả của quan hệ tình dục sớm và nạn tảo hơn
Phần 4. Cách phịng tránh quan hệ tình dục sớm và nạn tảo hơn
5. Điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
5.1. Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị
Trong khuôn khổ sáng kiến này, tôi cần địa điểm để tổ chức các buổi tập trung
phụ huynh học sinh (có cả người dân trong cùng khu vực), thông thường, tôi sẽ mượn
nhà cộng đồng của các thôn thông qua thôn trưởng. Hoặc nhà của người dân nào có
thành ý cho mượn địa điểm và nguồn điện để phục vụ các thiết bị cần nguồn điện (máy
tính, máy chiếu, loa).
Nếu trường hợp cúp điện, tơi vẫn sẽ có phương án dự phịng đó là dùng máy trợ
giảng (dùng pin) để thuyết trình các nội dung đã được chuẩn bị.
5.2. Điều kiện nhân lực
Tôi có mời sự tham gia của cán bộ dân số xã trong việc phát giấy mời và liên
hệ với trưởng thôn để mượn nhà cộng đồng hoặc thu xếp mượn nhà của một hộ dân
gần đấy.

Một số học sinh sống tại địa bàn thôn sẽ hỗ trợ tôi trong việc tập hợp người dân,
phụ huynh và ổn định vịng ngồi trong q trình tơi tun truyền.
6. Thực hiện áp dụng/ áp dụng thử giải pháp
6.1 Thời gian, địa điểm áp dụng/ áp dụng thử giải pháp
Từ tuần 11 đến tuần 32 theo thời khóa biểu của nhà trường năm học 2018 -2019
Khối 9 trường THCS Nguyễn Trung Trực năm học 2019- 2020
Bốn thôn của xã Vạn Khánh: Suối Hàng, Tiên Ninh, Ninh Lâm, Hội Khánh Tây
6.2 Những biện pháp, các bước cụ thể đã tiến hành áp dụng/ áp dụng thử
giải pháp
Bước 1. Tạo niềm tin - Nghiên cứu thực trạng.

10


Trước tiên, tôi tiến hành nghiên cứu, điều tra thực trạng vấn đề bằng cách phát
bài kiểm tra nhằm đánh giá mức độ hiểu biết về tác hại của quan hệ tình dục sớm và
nạn tảo hơn đối với học sinh và phụ huynh học sinh nữ khối 9 trường THCS Nguyễn
Trung trực
Ngoài ra, tiến hành trao đổi, thảo luận với học sinh và một số người sở tại
nguyên nhân vì sao có xu hướng quan hệ tình dục sớm, tảo hơn.
Thực tế qua q trình cơng tác tại địa bàn xã Vạn Khánh gần 10 năm qua, tôi
nhận thấy, trình độ dân trí của người dân nơi đây cịn rất hạn chế, kể cả trong lĩnh vực
làm ăn kinh tế, canh tác, đến việc nuôi dạy con cái, kiến thức xã hội…., đặc biệt là tình
trạng thiếu hiểu biết về việc chăm sóc sức khỏe sinh sản, kiến thức về Pháp luật, đặc
biệt là luật Hôn nhân và gia đình, Luật bảo vệ và chăm sóc sức khỏe trẻ em…
Thứ hai, do điều kiện kinh tế khó khăn, dẫn đến việc tiếp cận và áp dụng các
kiến thức của bà con trên địa bàn xã còn nhiều bất cập. Ví dụ: Người dân ớ đây chủ
yếu là làm nương rẫy, làm biển đi làm từ sáng sớm tới chiều muộn mới về, việc tiếp
xúc báo chí, truyền thơng vơ cùng ít ỏi .
Thứ ba, theo quan sát và ghi nhận tại thực tế ở địa phương, tôi nhận thấy tập tục

kết hơn sớm diễn ra cịn khá nhiều.
Thứ tư, mặc dù việc tuyên truyền của các cấp chính quyền, cơ quan ban ngành
đoàn thể đã và đang thực hiện nhằm hạn chế tình trạng tảo hơn và hơn nhân cận huyết
thống, tuy nhiên hiệu quả chưa cao, vì những lí do như nội dung tuyên truyền chưa
phong phú, sinh động, đa dạng; Việc tập trung người dân lại một địa điểm để triển khai
cịn gặp nhiều khó khăn, người dân đi làm nương rẫy, làm thuê trên địa bàn các xã
khác, nên khó tập trung để tiến hành tuyên truyền. Theo số liệu của Trung tâm dân số
kế hoạch hóa gia đình thì tồn huyện Vạn Ninh năm 2018 có một số vụ tảo hơn diễn
ra. Ví dụ như cựu học sinh của trường là em Nguyễn Thị Mĩ Linh đã mang thai khi
mới 15 tuổi, em đã kết thúc việc học để ở nhà sinh con.
Bước 2. Thu thập, xây dựng tài liệu cho tuyên truyền, dân vận.
Tìm hiểu tài liệu về tâm sinh lí học lứa tuổi.
Xây dựng nội dung khảo sát trình độ hiểu biết của HS và PHHS về tác hại của
QHTD sớm, nạn tảo hôn.
Căn cứ vào kết quả khảo sát để xây dựng kế hoạch nội dung tuyên truyền, dân vận.
Bước 3. Tổ chức tuyên truyền
a) Tuyên truyền cho HS nữ khối 9
Trong các tiết dạy của mơn GDCD 9:
Bài 10: Lí tưởng sống của thanh niên;
Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân;
Bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của cơng dân.

11


Tôi lồng ghép nội dung và khoanh vùng những em có khả năng cần tác động
tích cực hơn để tiếp xúc, đặt câu hỏi, quan tâm trả lời những câu hỏi từ những em học
sinh này. Hỏi các em và nghe các em hỏi lại, giải đáp ngay trong tiết học hoặc trong
buổi ngoại khóa với nội dung xoay quanh vấn đề nâng cao hiểu biết về tác hại của
QHTD sớm và nạn tảo hôn đối với học sinh nữ khối 9. Ví dụ: Các câu hỏi về sự thay

đổi của cơ thể các em khi bước vào tuổi dậy thì diễn ra như thế nào? Các em cảm thấy
như thế nào khi cơ thể thay đổi? Khi va chạm hoặc ngồi gần, tiếp xúc với một số bạn
nạm, các em có cảm giác như thế nào? Các em có biết cảm xúc bồi hồi, nhớ nhung, …
(những cảm xúc mới mà khi cịn nhỏ các em chưa có) là do đâu mà có khơng? Em ước
mơ về một gia đình hạnh phúc như thế nào? Nếu có chồng là người q trẻ, chưa có
cơng việc làm có thể ni sống bản thân, chưa có sự chín chắn trong suy nghĩ, thì em
có tin tưởng được vào người đàn ơng đó làm chồng, làm cha tốt được hay khơng? Em
có thể lấy ví dụ về 1 gia đình nào đó hạnh phúc, 1 gia đình nào đó bất ổn mà em biết,
sau đó giải thích lí do vì sao gia đình đó hạnh phúc, vì sao gia đình kia bất ổn. Có liên
quan đến quan hệ tình dục sớm hay khơng? V.v…
Ngồi ra, việc trả lời các câu hỏi, thắc mắc trong hộp thư tâm tình, hoặc trả lời
các tin nhắn, các cuộc điện thoại của các em cũng được tơi nhiệt tình áp dụng. Ví dụ:
Có những trường hợp các em gọi điện trong đêm khuya, rụt rè hỏi về cách tránh thai,
cũng có trường hợp hỏi tơi về ghen tng tuổi học trị giữa hai bạn nữ với một bạn
nam… Tôi luôn sẵn sàng trả lời với sự tôn trọng và lắng nghe các em, đồng thời đưa ra
lời trấn an, lời khuyên cho các em kịp thời.
b) Đi dân vận tới từng thôn
Tôi lập danh sách những em học sinh theo từng thơn để có kế hoạch lên giấy mời,
phối hợp với cán bộ dân số xã để bố trí thời gian, địa điểm của buổi tiếp xúc dân vận.
Yêu cầu các em học sinh ở địa bàn từng thôn hỗ trợ khi tôi đến.
Trước mỗi buổi dân vận, tôi giành thời gian cho việc tiếp xúc, nói chuyện, làm quen
và tạo thiện cảm đối với phụ huynh học sinh và cả những người dân sống ở khu vực đó.
Sau khi lắp đặt các thiết bị âm thanh, máy chiếu, tôi sẽ mở nhạc tương đối lớn
để tạo sự chú ý với những người dân xung quanh.
Bản thân tôi phải hiểu rõ phương pháp dân vận là gì? Được tiến hành như thế
nào và có ý nghĩa ra sao? Để áp dụng triệt để phương pháp này vào thực hiện giải pháp
của mình.
Trước hết, dân vận là một hoạt động bao gồm cả tuyên truyền, giảng giải,
thuyết phục, hướng dẫn, tổ chức; có tính chất là phong trào xã hội, vận động đoàn kết,
phát huy sức mạnh của nhân dân.

Thứ hai, mục đích của dân vận là làm cho người dân trưởng thành cả ý thức
dân chủ và năng lực làm chủ trong nội dung của người làm công tác dân vận đề ra. Cụ
thể ở đây là phụ huynh học sinh sẽ tăng được ý thức dân chủ và năng lực làm chủ
trong vấn đề quan hệ tình dục sớm và nạn tảo hơn. Nghĩa là tơi sẽ khơi gợi các phụ
huynh hiểu được họ chính là mấu chốt để góp phần giảm thiểu tình trạng tôi đưa ra.

12


Thứ ba, phương thức cơ bản của công tác dân vận là thực hành dân chủ, đây là
chìa khóa vạn năng để giải quyết mọi khó khăn “Dễ trăm lần khơng dân cũng chịu.
Khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Với quy trình bốn điểm về dân vận và cơng tác dân
vận được Hồ Chí Minh đề ra: giải thích cho dân hiểu, bàn với dân, tổ chức để dân thi
hành, cùng dân kiểm thảo lại công việc (tổng kết thành phương châm: “dân biết, dân
bàn, dân làm, dân kiểm tra). Tơi tiến hành giải thích cho phụ huynh “biết”, sau đó lập
hệ thống câu hỏi, tình huống, tư liệu để phụ huynh “bàn”, sau đó nhấn mạnh khả năng
thành cơng, tính hiệu quả khi phụ huynh “làm” theo các biện pháp phịng tránh quan
hệ tình dục sớm và nạn tảo hôn (do tôi nghiên cứu, sưu tầm, biên soạn theo các tài liệu
tin cậy từ giáo trình Tâm lí học lứa tuổi, từ các ý kiến của các chuyên gia Xã hội học,
các kiến thức trên Tạp chí Y học…), và cuối cùng, là các dẫn chứng về việc có thể
“kiểm tra” hiệu quả của những phương pháp phịng tránh đúng, hậu quả của sai lầm
trong quan hệ tình dục sớm và nạn tảo hôn.
Với việc sử dụng phương pháp dân vận, theo tôi sẽ càng làm sáng tỏ hơn nữa
lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Phải óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng
nói, tay làm” để tập hợp quần chúng nhân dân cùng góp phần xây dựng vì mục tiêu
giảm thiển tình trạng quan hệ tình dục sớm và nạn tảo hơn trên địa bàn xã Vạn Khánh,
trong đó có một số đối tượng là học sinh khối 9 trường THCS Nguyễn Trung Trực.
Với những hiểu biết về phương pháp dân vận như trên, tôi đã xây dựng nội
dung các buổi dân vận cụ thể như sau:
Phần 1. Giới thiệu về quy định về độ tuổi kết hôn, về nguyên tắc kết hôn trong

Luật hơn nhân và gia đình 2014.
Giải thích vì sao, căn cứ vào đâu mà nhà nước lại đề ra độ tuổi trong luật Hơn
nhân và gia đình như vậy?
Dựa trên những nghiên cứu của y học về cấu tạo cơ thể con người, nghiên cứu
về thực tế trong xã hội về khả nãng nhận thức, khả nãng tự chủ về kinh tế, nghề nghiệp
và các kiến thức cõ bản cho việc xây dựng một gia ðình hạnh phúc bền vững. Vì sự
phát triển chung của cả đất nước (so sánh thêm về độ tuổi kết hôn của các nước khác
trên thế giới cũng tương tự như của Việt Nam).
Giới thiệu về mức độ xử phạt nếu vi phạm. Trích dẫn Điều 145 Luật Hình sự.
Tơi cũng lấy dẫn chứng về một số vụ liên quan đến quan hệ tình dục sớm xảy ra
đã bị xử phạt nghiêm minh bởi luật pháp. Dù việc quan hệ tình dục ở dạng cưỡng ép
hay có sự đồng ý của đối tượng nữ tuổi vị thành niên cũng sẽ bị xử phạt theo từng
khung xử phạt của Luật.
Phần 2. Nhấn mạnh, nói rõ nguyên nhân thứ nhất vì sao cơ thể nữ (và nam)
khi bước vào tuổi dậy thì lại có thay đổi về cơ thể cả bên trong và bên ngoài, dẫn đến
việc ham muốn, tò mò việc đụng chạm cơ thể với các bạn khác giới, dễ gây nên việc
nhớ nhung cảm giác tiếp xúc cơ thể với bạn khác giới, là do chất hormon sinh dục gây
ra. Trong hoàn cảnh các em học sinh nữ không hiểu thấu đáo về sự thay đổi của cơ thể
chính mình, chưa biết cách chế ngự, điều chỉnh cảm giác của cơ thể mình thì các em sẽ

13


nhầm lẫn đó là tình u. Việc nhầm lẫn giữa tình dục và tình yêu là câu trả lời mà khá
nhiều học sinh lứa tuổi này mắc phải.
Nguyên nhân thứ 2 là nhu cầu về sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương của các
em trong giai đoạn này là rất quan trọng, các em đang có những thay đổi rất lớn cả về
sinh lí và tâm lí. Rất cần sự yêu thương, quan tâm, chia sẻ từ cha mẹ, người thân, thầy
cô…
Nguyên nhân thứ 3 là do sự bùng phát của mạng thông tin và sự phổ biến của

điện thoại smartphone. Với một chiếc smartphone các em có thể tải về những đoạn
phim chứa nội dung đồi trụy, thác loạn…, hoặc thơng qua các trang mạng xã hội, các
em có thể làm quen, trao đổi vượt không gian, thời gian, những lời lẽ, hình ảnh khó
kiểm sốt…
Ngun nhân thứ 4 là sự truyền thông chưa liên tục, chưa sâu rộng. Mặc dù
cơng tác truyền thơng của chính quyền xã, các thông tin truyền thông của phương tiện
thông tin đại chúng đã và đang tiến hành việc truyền bá thông tin, tuy nhiên, các bậc
cha mẹ vì điều kiện kinh tế, hồn cảnh sống cịn khó khăn, đi làm từ sáng sớm tới
chiều muộn mới về, ngay cả việc thu xếp để đến các buổi tuyên truyền của chính
quyền địa phương tổ chức cịn chưa đầy đủ. Bên cạnh đó, thời gian để tiếp xúc các
thông tin, tri thức truyền thông, kiến thức xã hội cũng còn rất hạn chế.
Nguyên nhân thứ 5 là do sự thiếu nghiêm minh, triệt để của Pháp luật.
Tơi cũng nói qua về việc tại sao việc quan hệ tình dục tình dục sớm và nạn tảo
hơn xảy ra nhưng tại sao chưa có sự xử phạt nghiêm minh của Chính quyền? Một phần
do nhận thức của người sở tại còn hạn chế nên họ chưa có sự phản kháng, tố cáo.
Tơi cố gắng thuyết trình cho họ về việc nếu bản thân mình mà cịn coi thường
mạng sống, tính mạng của chính mình thì khơng thể trông mong vào sự cảm thông,
yêu mến của những người xung quanh. Giả sử cái chết diễn ra, thì người đau khổ nhất
là cha mẹ, cịn hàng xóm, bạn bè, họ đến viếng, thắp nhang và rồi sau đó cuộc sống
vẫn tiếp diễn, những người đó họ sẽ nhắc đến cái chết đó với suy nghĩ như thế nào? Có
tiếc thương mãi được khơng? Cái chết do tự tử sẽ trở thành một câu chuyện cho người
ta kể với nhau mà thơi. Tơi có hỏi khi tiến hành dân vận, và nhận được những câu trả
lời rất thật từ những người đến dự. Ví dụ tơi đặt ra các câu hỏi:
- Những người lấy cái chết ra để hù dọa người khác, họ mong muốn điều gì? Có
phải là họ muốn nhìn thấy sự sợ hãi của những người xung quanh hay khơng? Có phải
là để họ thể hiện sự bản lĩnh, gan dạ, dũng cảm của bản thân hay khơng? Khi họ chết,
người ta có xót thương mãi cho người tự tử đó được hay khơng? Người thân có cảm
giác như thế nào về người lấy tự tử ra hù dọa?...
Mục đích của những câu hỏi đó là để người nghe hiểu ra việc lấy cái chết ra hù
dọa chẳng có ý nghĩa gì cả. Tơi mong nhận được những câu trả lời thể hiện sự nhận

thức ra bản chất của vấn đề.
Phần 3. Hậu quả của quan hệ tình dục sớm và nạn tảo hơn

14


Trước tiên, hậu quả đối với cơ thể: Cơ quan sinh dục nữ ở lứa tuổi vị thành niên
còn chưa phát triển thuần thục, thành âm đạo còn mỏng, độ đàn hồi cịn yếu, nếu quan
hệ tình dục sớm ở lứa tuổi này, nguy cơ viêm nhiễm, tổn thương là cao, ảnh hưởng tới
sức khỏe sinh sản sau này của người phụ nữ. Bên cạnh đó là nguy cơ mang thai ngoài
ý muốn. Nguy cơ lây nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Thứ hai, là hậu quả đối với tinh thần: Nếu em nữ vị thành niên có quan hệ tình
dục sớm sẽ ở trong trạng thái thấp thỏm, lo âu, dấu diếm, ảnh hưởng tới tâm lí hồn
nhiên, thoải mái nhẹ nhàng của lứa tuổi học sinh, lứa tuổi trẻ trung, nhiều năng lượng
khám phá, học hỏi, trau dồi các kiến thức, kĩ năng cho tương lai phía trước. Các em
loay xoay với các cảm xúc trong mối quan hệ với bạn trai.
Thứ ba, hậu quả lâu dài đối với cuộc đời, tương lai, chất lượng lao động của
chính các em. Nếu các em phí phạm tuổi trẻ, tuổi đang tràn đầy năng lượng học hỏi,
khám phá để chuẩn bị hành trang cho mình để bước vào tuổi trưởng thành thì sẽ thua
thiệt rất nhiều so với các bạn cùng trang lứa. Đến khi trưởng thành, các em sẽ ở trong
tình huống thiếu hụt rất nhiều, cả về nền tảng của một người lao động có chất lượng,
có đào tạo, nền tảng của một người vợ, người mẹ có tri thức trong gia đình. Nhìn rộng
ra, sẽ là một trong những nhân tố làm cản trở sự phát triển của địa phương, của đất
nước. Những đứa trẻ được sinh ra trong những gia đình tảo hơn sẽ chịu thiệt thòi hơn
rất nhiều so với các bạn cùng trang lứa nhưng được sinh ra trong những gia đình có
tình u đích thực, có sự chuẩn bị chu đáo về nhiều mặt của bậc làm cha, làm mẹ.
Tôi khắc sâu hình ảnh nghèo khó, thiệt thịi của các cặp tảo hôn cho người
nghe ấn tượng sâu sắc. Tôi cũng sẽ vẽ ra hình tượng khi hai bạn trẻ tuổi vị thành niên
nhầm lẫn giữa tình dục và tình yêu, dẫn đến tảo hơn. Ví dụ: Khi cịn trẻ trung, cịn mới
mẻ, hẹn hò ngọt ngào, lãng mạn, nhưng khi về thực tế một nhà thì sẽ phải đương đầu

với những thực trạng như thế nào? Thực trạng về việc làm, thu nhập, sự quan tâm,
trách nhiệm, tôn trọng lẫn nhau giữa vợ và chồng. Khi có con, phải lường trước những
vấn đề như vật chất, tiền bạc để chăm sóc, nuôi dưỡng một đứa trẻ, những lúc con ốm,
đi bệnh viện, thức khuya, bị ràng buộc về thời gian,…, thì các cặp vợ chồng tảo hơn ấy
có đủ điều kiện, bản lĩnh để vượt qua hay không? Tôi lấy những câu chuyện về việc
người chồng không chịu nổi áp lực, đã bỏ mặc người vợ và đứa con nhỏ, còn bản thân
chìm trong rượu, thuốc lá và chơi bời, thậm chí là cịn mâu thuẫn dẫn đến xơ xát, lúc
đó, những ngọt ngào lãng mạn có cịn hay khơng?
Tơi mong muốn người nghe sẽ nhận ra câu trả lời có trong hiện thực.
Thứ 4, hậu quả đối với sự nghiêm minh của Pháp luật.
Tơi nhấn mạnh vai trị của Luật pháp. Luật pháp là để bảo vệ quyền lợi của
người dân. Đồng thời là công cụ để giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế vì một xã hội
cơng bằng, dân chủ, văn minh. Vì vậy, để được sống trong sự bảo vệ của luật pháp thì
trước tiên mình phải chấp hành luật một cách tự giác, nghiêm túc. Trong Luật Hôn
nhân và gia đình cũng vậy, có rất nhiều điều khoản quy định về quyền và nghĩa vụ của
công dân trong hôn nhân. Nếu muốn được hưởng quyền được pháp luật bảo vệ thì

15


trước hết chúng ta phải tuân thủ luật pháp. Nếu vi phạm, sẽ bị xử phạt, đồng thời tự
mình đã phá đi quyền được bảo vệ trước pháp luật.
Tôi giới thiệu một đoạn video phóng sự về nạn tảo hơn trên địa bàn xã Vạn
Khánh để người nghe có cái nhìn khách quan về vấn đề này. Nghĩa là được nghe thông
tin do nhà đài phản ánh, song song với nội dung tôi tuyên truyền. (Đã được chiếu trên
đài truyền hình VTV).
Phần 4. Cách phịng tránh quan hệ tình dục sớm và nạn tảo hôn
Thứ nhất, đối với nhà trường, nhiệm vụ giáo dục tồn diện cho các em vì các
mục tiêu giáo dục cần được đẩy mạnh hơn nữa.
Thứ hai, đối với gia đình cần giành nhiều thời gian quan tâm, chăm sóc, chia sẻ

những khó khăn của con em mình trong giai đoạn khủng hoảng tuổi dậy thì. Nắm bắt
kịp thời những thay đổi của con em mình để khuyên răn, dạy dỗ đúng cách. Tích cực
nâng cao hiểu biết của các bậc phụ huynh về kiến thức nuôi dạy con cái.
Thứ ba, đối với xã hội cần có sự chung tay giúp đỡ các em có những hiểu biết
đúng đắn, được tiếp xúc, tham gia những hoạt động lành mạnh tại địa phương như thể
dục thể thao, văn hóa văn nghệ, hoạt động nhân đạo,…
Các cơ quan, ban nghành đoàn thể quan tâm hơn nữa đến đối tượng các em
trong độ tuổi dậy thì. Xây dựng các chương trình hoạt động phù hợp cho các em.
Thứ tư, đối với chính bản thân các em lứa tuổi dậy thì cần phải tích cực học hỏi,
trang bị kiến thức cho mình để có thể kiểm sốt thái độ, hành vi của mình. Ví dụ: đối
phó với cảm xúc vấn vương, nhung nhớ về va chạm cơ thể với bạn khác giới, hiểu
được rằng đó là do tác dụng của chất hormon sinh dục nữ gây ra, không phải là dấu
hiệu duy nhất của tình yêu; đồng thời hiểu được hậu quả sẽ như thế nào nếu quan hệ
tình dục sớm, tảo hôn, để tự điều chỉnh suy nghĩ, thái độ, hành vi của mình khi “cơn
bão” tuổi dậy thì ập đến.
Đồng thời, tôi cũng cung cấp kiến thức về một số phương pháp phòng tránh thai
một cách chi tiết và sinh động để các em có thể tự bảo vệ mình.
Cuối buổi dân vận, tơi sẽ phát tờ rơi cho những người tham dự. (Phụ lục 1)
Bước 4. Thu thập kết quả sau tác động
Nghiên cứu được tiến hành trên nhóm đối tượng: học sinh nữ lớp 9 và phụ huynh
học sinh của các em tại khối 9 trường THCS Nguyễn Trung Trực: lớp 9/1 và 9/2.
Kết quả bài kiểm tra trắc nghiệm kiến thức trước và sau tác động về nhận thức
hậu quả của quan hệ tình dục sớm và nạn tảo hôn.
KẾT QUẢ KHẢO SÁT

STT

HỌ VÀ TÊN

SỐ CÂU ĐÚNG

SỐ CÂU ĐÚNG
(1đ/câu)
LỚP
(1đ/câu)
(Trước tác
(Sau tác động)
động)

16


1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19

20
21
22
23
24
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35

NGUYỄN HÀ DUYÊN
PHAN THỊ THANH DUYÊN
TRƯƠNG THỊ MỸ HẠNH
HỒ THỊ BÍCH HẰNG
TRẦN THỊ THÚY HUỆ
NGUYỄN THỊ TRÚC MAI
NGUYỄN THỊ KIỀU MY
TRẦN THỊ ÁNH NGÂN
VÕ THỊ KIM NGÂN
HÀ THỊ HOA NHUNG
NGUYỄN THỊ HÀ NỞ
TRỊNH THỊ KIỀU OANH
NGUYỄN NGỌC THANH QUY
NGUYỄN THỊ THÙY TRANG

NGUYỄN THỊ KIM TRUYỀN
NGUYỄN THỊ HỒNG UYÊN
NGÔ THỊ TƯỜNG VI
NGUYỄN THỊ MỸ VIÊN
LÊ THỊ MỸ DUNG
NGUYỄN TUYẾT HẰNG
NGUYỄN THỊ THANH HÂN
PHẠM THỊ THÙY LÂM
ĐINH TRẦN LÂM LINH
NGUYỄN THỊ MỸ NGA
CAO THỊ MỸ NHUNG
TRẦN THỊ KIM THƠNG
NGUYỄN THỊ THƠ
ĐỒN THỊ THU
TRẦN LÊ XUÂN THÙY
TRẦN LÊ THỦY TIÊN
VÕ THỊ THÙY TRÂM
NGUYỄN TRƯƠNG BẢO TRÂN
NGUYỄN THỊ YẾN VI
VÕ THỊ KIM YẾN

9/1
9/1
9/1
9/1
9/1
9/1
9/1
9/1
9/1

9/1
9/1
9/1
9/1
9/1
9/1
9/1
9/1
9/1
9/2
9/2
9/2
9/2
9/2
9/2
9/2
9/2
9/2
9/2
9/2
9/2
9/2
9/2
9/2
9/2

7
6
6
6

4
6
5
6
6
6
6
7
6
5
6
6
5
4
6
6
6
6
6
5
6
5
6
6
6
5
6
6
5
6


8
8
7
6
5
7
6
7
8
6
7
8
7
7
6
8
8
5
7
7
8
8
7
5
7
6
7
8
6

7
8
6
8
7

Trong đó, có sự thay đổi về số lượng câu đúng trước và sau tác động, cụ
thể như sau:
Số điểm
4
5
6
7
8
9

Số bài trước tác động
2
4
14
4
0
0

Số bài sau tác động
0
3
4
9
8

1

Tăng/giảm
-2
-1
- 10
+5
+8
+1

Qua bảng phân tích số liệu, tơi nhận thấy số bài có câu trả lời đúng đã tăng lên,
cụ thể là các bài có số điểm 7, 8, 9.

17


Như vậy, tác động đã có ảnh hưởng một phần đến nhận thức về tác hại của quan
hệ tình dục sớm và tảo hôn của học sinh và phụ huynh (mặc dù chưa nhiều). Khi các
phụ huynh và học sinh đã nâng cao được một phần hiểu biết của mình sẽ dẫn đến việc
thay đổi suy nghĩ, thái độ, hành vi đối với việc quan hệ tình dục sớm và nạn tảo hơn.
Điều đó cũng có thể chứng minh rằng việc sử dụng phương pháp dân vận trong
việc nâng cao nhận thức về tác hại của quan hệ tình dục sớm và tảo hôn đối với phụ
huynh và học sinh nữ khối 9 trường THCS Nguyễn Trung Trực là có tính khả thi.
6.3 Những người tham gia
Nơi cơng tác
(hoặc nơi
thường trú)

Chức
danh


Nguyễn
Thị Tâm

UBND xã Vạn
Khánh

Cán bộ
dân số

Phụ
huynh,
Học sinh
và một số
/
người
dân theo
từng khu
vực thơn

Thơn Suối Hàng,
Tiên Ninh, Hội
Khánh, Diêm
Điền.

/

Số
TT


Họ
và tên

1

2

Ngày
tháng
năm sinh

Trình độ
chun môn

/

Nội dung
công việc
hỗ trợ
- Tập trung
phụ huynh học
sinh, và một số
người dân
trong khu vực
mỗi thơn
- Ổn định vịng
ngồitrong q
trình dân vận
- Dọn dẹp vệ
sinh, ghế ngồi

cho buổi dân
vận (Học sinh)
- Tham gia,
lắng nghe, hợp
tác với người
thuyết trình.
(Học sinh, phụ
huynh, người
dân xung
quanh)

6.4 Hiệu quả xã hội
Sau khi áp dụng giải pháp này, bản thân tôi nhận thấy nhận thức của các em về
tác hại của quan hệ tình dục sớm và nạn tảo hôn đã tăng lên. Cụ thể: các em đã có thể
đưa ra nhận định của mình và trả lời được các câu hỏi, yêu cầu của giáo viên tốt hơn.
Về phía phụ huynh học sinh, họ đã mở lịng và có niềm tin với tơi, đồng thời
sau mỗi buổi tuyên truyền, họ đã có thể trả lời, tranh luận về những tác hại của quan hệ
tình dục sớm và nạn tảo hôn tốt hơn, chủ động hơn với tơi. Họ cũng đã tự tin hơn để có

18


thể trao đổi, dạy bảo, khuyên răn con em mình bằng những kiến thức đã được tuyên
truyền.
Bên cạnh đó, nếu giải pháp này được duy trì và nhân rộng, sẽ mở ra một hướng
mới cho công tác tuyên truyền, dân vận. Kết nối, hợp tác giữa nhà trường và các cơ
quan ban nghành ở địa phương. Giáo viên có thể trở thành cộng tác viên đắc lực cho
hoạt động dân số, kế hoạch hóa gia đình, ban tư pháp, hội phụ nữ trong một số hoạt
động truyên truyền.
6.5 Đánh giá hiệu quả xã hội

So sánh đối chiếu bảng điểm trước và sau tác động, tôi nhận thấy sự thay đổi
điểm số có tăng lên, điều đó cho thấy nhận thức về tác hại của quan hệ tình dục sớm
và nạn tảo hôn đối với học sinh nữ khối 9 trường THCS Nguyễn Trung Trực được tăng
lên. Đồng nghĩa với việc giải pháp của tơi có tính khả thi.
Ngồi ra, khi trao đổi, nói chuyện bên ngồi những buổi tiếp xúc, tuyên truyền,
bản thân tôi nhận thấy học sinh và phụ huynh học sinh đã có những suy nghĩ, thái độ,
hành vi theo hướng tích cực hơn và hiểu biết hơn về tác hại của QHTD sớm và nạn tảo
hôn.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Ý nghĩa của giải pháp trong công tác thực tiễn
Với giải pháp này, việc nhà trường chung tay cùng chính quyền địa phương
trong cơng tác tun truyền, dân vận các chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà
nước được đẩy mạnh hơn và có kết quả thực tiễn hơn.
Trong công tác chuyên môn giảng dạy của bản thân, việc truyền tải sự nghiêm
minh và đúng đắn của hệ thống chính sách pháp luật của nhà nước được sát sao hơn,
thực tế hơn.
Góp phần vào cơng tác đẩy lùi nạn tảo hôn trên địa bàn xã Vạn Khánh.
2. Khả năng ứng dụng, triển khai kết quả của giải pháp
Áp dụng trong lĩnh vực giáo giục. Cụ thể phạm vi trường THCS Nguyễn Trung
Trực và mở rộng ra địa bàn xã Vạn Khánh.Với cơ sở vật chất của nhà trường, điều
kiện nhân lực của nhà trường, việc triển khai giải pháp này là hồn tồn có thể. Đặc
biệt là thực hiện theo các kế hoạch phối hợp, kế hoạch liên tịch sẽ rất thuận tiện và có
khả năng tiến hành cao.
Điều kiện về tư liệu tham khảo cũng rất đa dạng và sinh động, thuận lợi cho
việc xây dựng nội dung tuyên truyền, dân vận.
3. Những bài học kinh nghiệm
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện giải pháp này, bản thân tôi rút ra được
một số bài học kinh nghiệm như sau:

19



Việc sắp xếp thời gian để đi dân vận: bản thân có thể đi sớm, tới khu dân cư và
làm quen, nói chuyện cùng người dân nơi đây để tăng thêm phần thân thiện, hịa đồng,
sau đó, bắt tay vào việc tuyên truyền tiếp xúc với phụ huynh, với người dân.
Ngơn từ để truyền tải cần rõ ràng và có tính biểu cảm. Tý liệu cần sinh ðộng và
mang tính gần gũi.
Cần thiết lập mối quan hệ với cán bộ dân số xã và các trưởng thôn để việc phối
hợp được thuận tiện hơn khi tới địa bàn dân cư từng thơn.
Với tiền đề là tăng trình độ hiểu biết cho học sinh và phụ huynh học sinh nữ
khối 9 về tác hại của quan hệ tình dục sớm và nạn tảo hơn, tơi thiết nghĩ cần phải kiên
trì hơn nữa, thường xuyên hơn nữa trong việc áp dụng giải pháp này, bởi từ việc thay
đổi nhận thức đến thay đổi thái độ, hành vi không thể “một sớm một chiều”, mà cần
theo đuổi lâu dài “mưa dầm thấm đất”.
4. Kiến nghị, đề xuất
Kiến nghị
Nhà trường có thể cắt cử GV tham gia tuyên truyền với cấp chính quyền địa
phương (dưới hình thức cộng tác viên) trong những đợt tuyên truyền của Ban dân số,
kế hoạch hóa gia đình.
GV bộ mơn GDCD có thể chủ động thực hiện rải rác trong năm học theo từng
khu vực có học sinh lớp mình sinh sống.
Có thể mở rộng đối tượng tác động là học sinh và phụ huynh của tất cả các khối
lớp của cấp hai.
Đề xuất
Khi có các hoạt động cần sự phối hợp của GV thì nhà trường tạo điều kiện cho
GV tham gia.
Phía UBND xã có thể chủ động mời sự hợp tác từ phía nhà trường trong các
mảng hoạt động có liên quan.
Do trình độ lý luận và năng lực nghiên cứu khoa học của bản thân còn nhiều
hạn chế, đồng thời thời gian nghiên cứu và thực hiện cịn hạn hẹp nên sáng kiến

khơng tránh khỏi cịn có thiếu sót. Kính mong nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các
thầy cô và của các bạn đồng nghiệp.
Vạn Khánh, ngày 8 tháng 12 năm 2019
DUYỆT CỦA LÃNH ĐẠO

Người viết

20


Lê Thị Minh

21


PHỤ LỤC 1
(TỜ RƠI PHÁT CHO HỌC SINH VÀ PHỤ HUYNH
SAU MỖI LẦN DÂN VẬN)
CHÚNG TA CÙNG TÌM HIỂU !
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM:
– Vị thành niên (VTN): “giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con sang người lớn”
– Độ tuổi vị thành niên: từ 10 đến 19 tuổi, chiếm 20% dân số
– Sức khỏe sinh sản vị thành niên (SKSS VTN): “Là tình trạng khỏe mạnh về thể
chất, tinh thần và xã hội của tất cả những gì liên quan đến cấu tạo và hoạt động của bộ
máy sinh sản ở tuổi VTN, chứ khơng chỉ là khơng có bệnh hay khuyết tật của bộ máy
đó”.
II. NHỮNG THAY ĐỔI Ở ĐỘ TUỔI VTN:
A. Thay đổi về thể chất:
NỮ
– Phát triển chiều cao.

– Phát triển cân nặng.
– Tuyến vú phát triển → Ngực to ra.
– Khung chậu phát triển → mông to ra (to hơn nam giới).
– Phát triển lông mu.
– Đùi thon.
– Bộ phận sinh dục phát triển: âm hộ, âm đạo to ra, tử cung và buồng trứng phát
triển.
– Có kinh nguyệt.
– Ngưng phát triển bộ xương sau khi hình thể đã hồn thiện.
NAM
– Phát triển chiều cao.
– Phát triển cân nặng.
– Phát triển lông mu.
– Thay đổi giọng nói (bể giọng, giọng nói ồ ồ), sau 18 tuổi giọng trầm trở lại.
– Tuyến bã, tuyến mồ hôi phát triển.
– Ngực và hai vai phát triển.
– Các cơ của cơ thể rắn chắc.
– Lông trên cơ thể và mặt phát triển, xuất hiện lông ở bộ phận sinh dục.
– Dương vật và tinh hoàn phát triển.
– Bắt đầu xuất tinh.
– Trái cổ do sụn giáp phát triển.
– Ngưng phát triển bộ xương sau khi hình thể đã hồn thiện.
Chú ý: Thời kỳ dậy thì chính thức ở nam và nữ chứng tỏ rằng: bộ máy sinh dục đã
trưởng thành, các em có khả năng thực hiện quan hệ tình dục, nam có thể làm cho
nữ giới mang thai và nữ có thể có thai và sinh con.
B. Thay đổi về tâm sinh lý:
1. Nhân cách:

22



– Cố gắng làm được những điều mình mong muốn.
– Thường đặt ra những câu hỏi: Tôi là ai? Tôi có thể làm gì?
2. Tâm lý: Cảm thấy mình khơng còn là trẻ con nữa.
– Muốn được đối xử như người lớn.
– Muốn thoát ra khỏi những ràng buộc của gia đình, thường xảy ra những xung đột
giữa trẻ VTN và cha mẹ.
3. Tình cảm:
Quan tâm và có cảm giác lạ với người khác phái, yêu đương nông cạn, quan hệ tình
dục khơng an tồn.
III. CÁC NGUY CƠ HAY GẶP Ở TUỔI VTN:
Do những thay đổi trên mà VTN dễ bị: dụ dỗ, mua chuộc, lường gạt, xâm hại và dễ bắt
chước.
1. Quan hệ tình dục bừa bãi, khơng an toàn, hậu quả:
1.1. Mang thai sớm ngoài ý muốn:
– Dễ bị sẩy thai, đẻ non, nhiễm độc thai, làm tăng nguy cơ tử vong mẹ.
– Do khung chậu phát triển chưa đầy đủ nên khi sanh dễ phải can thiệp bằng thủ thuật
hoặc phẫu thuật.
– Làm mẹ quá trẻ, cơ thể phát triển chưa đầy đủ dễ dẫn đến thiếu máu, thai kém phát
triển, dễ bị chết lưu.
– Tỉ lệ trẻ sinh ra thiếu cân, trẻ suy dinh dưỡng, trẻ mắc bệnh và tử vong cao hơn
nhiều so với các bà mẹ sinh con ở tuổi trưởng thành.
– Bỏ học giữa chừng, ảnh hưởng tới tương lai.
– Làm mẹ sớm dễ bị căng thẳng, khủng hoảng tâm lý, tổn thương tình cảm, dễ chán
nản, cảm thấy cách biệt với gia đình và bạn bè.
– Bị người kia bỏ rơi hoặc phải cưới gấp với người mà bạn khơng muốn có cam kết
cuộc sống với người đó.
– Bản thân và gia đình phải gánh chịu những định kiến của xã hội.
– Gánh nặng về kinh tế khi ni con.
– Góp phần làm tăng chi phí xã hội, tăng dân số.

– Phá thai có thể đưa đến các tai biến: chống, chảy máu, nhiễm trùng, thủng tử cung,
vô sinh …
1.2. Mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (BLQĐTD) và HIV/AIDS.
2. Dễ bị lơi cuốn bởi các chất kích thích, chất gây nghiện như: rượu, thuốc lá,
ma túy.
IV. VTN CẦN LÀM GÌ ĐỂ PHỊNG TRÁNH NHỮNG TÁC HẠI?
1. Rèn luyện về kỹ năng sống:
– Chủ động tìm hiểu kiến thức về giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên từ cha
mẹ, thầy cô, anh chị, người thân và bạn bè.
– Cần tâm sự về những lo lắng, băn khoăn, thắc mắc với người thân trong gia đình,
thầy cơ, bạn bè, người có uy tín, kiến thức và có trách niệm.
– Có thời gian biểu học tập, nghỉ ngơi, giải trí và tập luyện thể dục thể thao cho phù
hợp và điều độ.
– Phân biệt rõ ràng giữa tình yêu và tình bạn khác giới trong sáng, giúp đỡ nhau cùng

23


tiến bộ.
2. Chăm sóc sức khỏe sinh sản, vệ sinh cá nhân, vệ sinh bộ phận sinh dục:
– Nữ:
* Phải biết cách thực hiện vệ sinh kinh nguyệt (thay băng vệ sinh thường xuyên trong
thời gian hành kinh).
* Đến 15-16 tuổi mà khơng có kinh nguyệt thì phải đi khám.
* Uống viên sắt: kể từ khi bắt đầu có kinh nguyệt, mỗi tuần uống 01 viên, liên tục 16
tuần trong 01 năm (16 viên/năm) để phòng tránh thiếu máu do thiếu sắt.
– Nam:
* Phải biết phát hiện những bất thường về cơ quan sinh dục của mình để đi khám
bệnh kịp thời như: hẹp bao quy đầu, tinh hoàn ẩn, vị trí bất thường của lỗ tiểu.
* Khơng mặc quần lót q bó sát, chật hẹp

3. Tránh xa những hình ảnh, sách báo, phim ảnh, trang web khiêu dâm, đồi trụy;
tránh xa rượu, thuốc lá, ma túy.
4. Không nên quan hệ tình dục (QHTD) trước tuổi trưởng thành
5. Nếu QHTD, phải thực hiện tình dục an tồn:
– Sống chung thủy với 01 bạn tình.
– Sử dụng bao cao su đúng cách mỗi khi QHTD để vừa tránh mang thai ngoài ý
muốn, vừa tránh các BLQĐTD và HIV/AIDS.
4 bước sử dụng bao cao su (BCS):
• Bước 1: Đẩy BCS về một phía, xé bao ngồi ở phía kia, lấy BCS ra.
• Bước 2: Dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ, bóp nhẹ núm bao để đẩy hết khơng khí
ra ngồi, trùm bao vào đầu dương vật đã cương cứng, vuốt nhẹ bao để phủ hết chiều
dài dương vật.
• Bước 3: Sau khi xuất tinh, giữ nhẹ vành bao rồi từ từ rút dương vật vẫn còn cương
cứng ra khỏi bao, tuyệt đối tránh tinh dịch tràn ra ngồi.
• Bước 4: Cột chặt miệng bao và đem bỏ vào thùng rác.
Lưu ý khi sử dụng BCS:
• Một BCS chỉ được sử dụng cho 01 lần quan hệ tình dục.
• Khơng được kéo dãn BCS trước khi trùm vào dương vật.
Đối với nữ: Cơ quan sinh dục của các bạn nữ ở tuổi dậy thì chưa hồn thiện.
Âm hộ và âm đạo rất yếu, tổ chức bề mặt âm đạo mỏng yếu, quan hệ tình dục sớm,
khơng có kiến thức có thể khiến màng trinh rách nghiêm trọng và tổn thương âm đạo,
ra nhiều máu, chức năng tự phòng ngừa của âm đạo bị giảm, do vậy rất dễ viêm nhiễm
niệu đạo, âm hộ và âm đạo. Nếu khơng thể có kiến thức hoặc chủ quan, bệnh có thể
lây lan diện rộng và gây biến chứng. Các bạn nữ khi quan hệ tình dục khơng dùng biện
pháp tránh thai dễ dẫn đến mang thai ngoài ý muốn, việc nạo thai là điều khó tránh
khỏi. Việc này khơng chỉ bất lợi cho sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến tinh thần, dẫn tới
hàng loạt hệ lụy khác như: viêm nhiễm, xuất huyết, thủng tử cung, dễ sẩy thai quen dạ
sau này, thậm chí nguy cơ vô sinh khi trưởng thành là rất cao.
Quan hệ tình dục quá sớm khiến các bạn gái lo lắng, căng thẳng. Nỗi sợ mang
thai, sợ bị phát hiện có thể dẫn đến khủng khoảng tinh thần… ảnh hưởng đến kết quả


24


×