BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
KHOA TRUNG QUỐC HỌC
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TÌM HIỂU VỀ TRỢ TỪ KẾT CẤU 的 VÀ KHẢO
SÁT CÁCH CHUYỂN DỊCH TRỢ TỪ KẾT CẤU 的
QUA TIẾNG VIỆT CỦA SINH VIÊN HỌC NGÀNH
NGÔN NGỮ TRUNG QUỐC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC
CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Ngành:
Ngơn ngữ Trung Quốc
Người hướng dẫn khoa học: ThS.Trần Phương Anh
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Võ Hàn Diệp Uyên, Vương Trường Khang
Lớp: 19DTQB1
TP. Hồ Chí Minh, 2022
1
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................................. 6
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................................... 7
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU........................................................................................ 7
2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................................... 7
2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................................... 8
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU............................................................. 8
3.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................. 8
3.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................... 8
4. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ....................................................................... 9
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................... 9
6. BỐ CỤC ....................................................................................................................... 9
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .......................................................................................... 11
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ................. 11
1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................................ 11
1.1.1. Khái niệm chung về ngôn ngữ ............................................................................... 11
1.1.1.1. Khái niệm về ngôn ngữ ....................................................................................... 11
1.1.1.2. Các chức năng cơ bản của ngôn ngữ ................................................................... 12
1.1.1.3. Khái niệm về ngôn ngữ Trung Quốc ................................................................... 13
1.1.2. Khái niệm về cách thức chuyển dịch trợ từ kết cấu “的” ....................................... 14
1.1.2.1. Khái niệm về cách thức chuyển dịch ................................................................... 14
1.1.2.2. Khái niệm về trợ từ kết cấu “的” ......................................................................... 15
1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................................... 16
1.2.1. Tổng quan về ngành ngôn ngữ Trung Quốc ở Việt Nam ........................................ 16
1.2.2. Tổng quan về ngành ngôn ngữ Trung Quốc tại trường Đại học Cơng nghệ Thành phố
Hồ Chí Minh ................................................................................................................... 17
CHƯƠNG 2: CÁCH THỨC CHUYỂN DỊCH TRỢ TỪ KẾT CẤU “的” QUA
TIẾNG VIỆT......................................................................................................................18
2.1. Ngữ chữ “的”................................................................................................................18
2.1.1. Danh từ.................................................................................................................. 19
2
2.1.2. Đại từ .................................................................................................................... 19
2.1.3. Tính từ ................................................................................................................... 20
2.1.4. Động từ ................................................................................................................. 20
2.1.5. Lượng từ, số từ ...................................................................................................... 21
2.1.6. Từ tượng thanh ...................................................................................................... 21
2.1.7. Ngữ liên hợp .......................................................................................................... 22
2.1.8. Ngữ chính phụ ....................................................................................................... 22
2.1.9. Ngữ động tân ......................................................................................................... 22
2.1.10. Ngữ bổ sung ........................................................................................................ 23
2.1.11. Ngữ chủ vị ........................................................................................................... 23
2.1.12. Ngữ giới tân ......................................................................................................... 23
2.1.13. Ngữ phương vị..................................................................................................... 23
2.1.14. Ngữ so sánh ......................................................................................................... 23
2.2. Cách sử dụng trợ từ kết cấu “的” .............................................................................. 24
2.3. “的” có chức năng liên kết giữa định ngữ (đại từ, danh từ) và danh từ làm ngữ trung
tâm. ................................................................................................................................. 25
2.4. Trường hợp cần dùng “的” ....................................................................................... 26
2.4.1. Tính từ hai âm tiết làm định ngữ ............................................................................ 26
2.4.2. Tính từ lập lại ........................................................................................................ 27
2.4.3. Khi định ngữ là cụm chủ vị .................................................................................... 27
2.5. Trường hợp không cần dùng “的” ............................................................................. 27
2.5.1. Tính từ một kí tự.................................................................................................... 28
2.5.2. Trạng từ đứng trước tính từ một kí tự ..................................................................... 28
2.6. Kết cấu cùng chữ 的 ................................................................................................. 28
CHƯƠNG 3: NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÁCH THỨC CHUYỂN DỊCH
TRỢ TỪ KẾT CẤU “的” QUA TIẾNG VIỆT CỦ A SINH VIÊN NGÀNH NGÔN
3
NGỮ TRUNG QUỐC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH (HUTECH)......................................................................................................... 29
3.1. Câu hỏi trắc nghiệm (chuyể n dich
̣ câu văn từ tiế ng Viêṭ sang tiế ng Trung) ............... 30
3.2. Câu hỏi trắc nghiệm (chuyể n dich
̣ câu văn từ tiế ng Viêṭ sang tiế ng Trung) ............... 34
3.3. Câu hỏi tự luận (chuyể n dich
̣ câu văn từ tiếng Trung sang tiế ng Việt) ....................... 39
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÚP NÂNG CAO TÍNH HIỆU QUẢ
TRONG VIỆC CHUYỂN DỊCH TRỢ TỪ KẾT CẤU “的” QUA TIẾNG VIỆT CỦA
SINH VIÊN NGÀNH NGÔN NGỮ TRUNG QUỐC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG
NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (HUTECH) ..................................................... 42
4.1. Đối với nhà trường ................................................................................................... 42
4.2. Đối với sinh viên ...................................................................................................... 43
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 43
1.1. Kết luận .................................................................................................................... 43
1.2. Kiến nghị .................................................................................................................. 44
DANH SÁCH THAM KHẢO ....................................................................................... 45
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 47
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Tỷ lê ̣ sinh viên tham gia thực hiê ̣n bài khảo sát các năm ................................... 30
Bảng 2: Khảo sát câu hỏi 3 phần tự luận ........................................................................ 41
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Biể u đồ 1: Khảo sát câu hỏi 1 phần trắc nghiệm .............................................................. 30
Biể u đồ 2: Khảo sát câu hỏi 2 phần trắc nghiệm .............................................................. 31
Biể u đồ 3: Khảo sát câu hỏi 3 phần trắc nghiệm .............................................................. 32
Biể u đồ 4: Khảo sát câu hỏi 4 phần trắc nghiệm .............................................................. 33
Biể u đồ 5: Khảo sát câu hỏi 5 phần trắc nghiệm .............................................................. 34
Biể u đồ 6: Khảo sát câu hỏi 6 phần trắc nghiệm .............................................................. 35
Biể u đồ 7: Khảo sát câu hỏi 7 phần trắc nghiệm .............................................................. 36
Biể u đồ 8: Khảo sát câu hỏi 8 phần trắc nghiệm .............................................................. 37
Biể u đồ 9: Khảo sát câu hỏi 9 phần trắc nghiệm .............................................................. 38
4
Biể u đồ 10: Khảo sát câu hỏi 1 phần tự luận ................................................................... 39
Biể u đồ 11: Khảo sát câu hỏi 2 phần tự luận ................................................................... 40
5
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, đứng trước vận hội mới, Việt Nam đã và đang hội nhập vào đời
sống của nhân loại, mở cửa giao lưu với mọi quốc gia trên tồn thế giới, khơng
phân biệt tơn giáo, màu da và chủng tộc. Đây là một bước ngoặc to lớn đem lại
tiềm năng về mặt kinh tế cho đất nước Việt Nam. Chính sự hội nhập này, đã thúc
đẩy nhu cầu học ngoại ngữ ngày càng gia tăng; đồng thời điều này cũng giúp rút
ngắn khoảng cách giữa các quốc gia. Và hơn bao giờ hết, nhờ có tiếng nói chung
của tất cả thành viên trên tồn cầu để từ đó có thể xây dựng nên một thế giới hịa
bình tốt đẹp.
Việt Nam và Trung quốc là hai nước láng giềng có quan hệ lâu dài trong việc
hợp tác song phương. Chính vì lẽ đó, nhu cầu học ngơn ngữ Trung Quốc ngày
càng phổ biến. Trên thực tế, tiếng Việt và tiếng Trung có cùng chung loại hình
ngơn ngữ, hệ thống ngữ pháp có nhiều điểm tương đồng. Ước tính có đến 60% từ
vựng trong tiếng Việt được mượn từ tiếng Trung qua nhiều giai đoạn trong quá
trình hình thành lịch sử của Trung Quốc, nhờ đó mà sinh viên Việt Nam có thể
thuận lợi trong việc học tiếng Trung. Tuy nhiên, để thành thạo được bốn kĩ năng:
Nghe, nói, đọc, viết trong việc học chữ Hán, người học ngoài việc trau dồi từ
vựng mà còn phải nắm vững về mặt ngữ pháp.
Trong khoảng thời gian đầu học ngôn ngữ Trung Quốc, có lẽ ngữ pháp cơ
bản người học được tiếp xúc là trợ từ kết cấu “的” tương ứng với nhiều mức độ
khác nhau. Để người học có thể nắm vững kiến thức cũng như cách chuyển dịch
trợ từ kết cấu “的” sang tiếng Việt một cách chuẩn xác nhất, bài nghiên cứu
“Cách thức chuyển dịch trợ từ kết cấu“的”qua tiếng Việt của sinh viên
ngành Trung Quốc trường Đại học Cơng nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
(HUTECH)” muốn giới thiệu đến mọi người những phương thức chuyển dịch từ
những ý nghĩa đơn giản đến phức tạp, dựa trên việc phân tích các cơ sở tài liệu
liên quan đến chữ “的”. Đồng thời thực hiện bảng khảo sát về mức độ nhận biết
6
chữ “的” của sinh viên HUTECH, qua đó có thể nhận thấy được tầm quan trọng
của việc chuyển dịch chữ “的” trong việc học ngôn ngữ Trung Quốc.
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngày nay, với tiềm năng phát triển kinh tế ngày càng lớn mạnh, Trung Quốc
đã trở thành một trong những đối tác quan trọng đối với các nước trên tồn thế giới.
Vì vậy, việc học ngôn ngữ của đất nước này là một điều cần thiết để mở ra tiềm
năng cơ hội việc làm cho mỗi cá nhân, cũng như việc giao lưu và hội nhập với Thế
giới.
Sinh viên ngành ngơn ngữ Trung Quốc có lẽ khơng cịn xa lạ với trợ từ kết
cấu “的”, bởi đây là một trong những trợ từ phổ biến nhất mà người học được tiếp
xúc ngay từ những ngày đầu tiên học ngôn ngữ này.
Trợ từ kết cấu “的” mang tính ứng dụng cao, tương ứng với nhiều mức độ từ
đơn giản đến phức tạp, có thể dễ dàng bắt gặp trong cả văn nói và văn viết. Tùy vào
từng mức độ, người học sẽ có những cách thức chuyển dịch khác nhau. Nhưng phần
lớn mọi người gặp khó khăn trong việc chuyển dịch ở những câu phức tạp; với lối
dịch tùy ý, khơng có độ chính xác cao, dẫn đến câu văn bị ảnh hưởng về mặt ý
nghĩa.
Chính vì tính thiết yếu của vấn đề này, bài nghiên cứu muốn đề cập tới cách
thức chuyển dịch trợ từ kết cấu “的” từ tiếng Trung sang tiếng Việt, đồng thời đưa
ra cách thức chuyển dịch mang tính xác thực cao trong nhiều tình huống câu văn
khác nhau.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu cách thức chuyển dịch trợ từ kết cấu“的”qua tiếng việt của sinh
viên ngành Trung Quốc trường Đại học Cơng nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
(HUTECH).
7
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu 1: Khảo sát về cách thức chuyển dịch trợ từ kết cấu“的”của sinh
viên ngành ngôn ngữ Trung Quốc trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí
Minh (HUTECH).
- Mục tiêu 2: Khảo sát các mặt tồn tại và nguyên nhân dẫn đến các mặt tồn tại
trên.
- Mục tiêu 3: Nắm vững phương pháp sử dụng và cách chuyển dịch hiệu quả
trợ từ kết cấu “的” nhằm giảm dần tỷ lệ mắc lỗi sai trong việc chuyển dịch và cải
thiện trình độ tiếng Trung của sinh viên ngành ngôn ngữ Trung Quốc.
- Mục tiêu 4: Dựa trên việc phân tích và tổng hợp các tư liệu về nghiên cứu trợ
từ kết cấu “的”, từ đó đưa ra những giải pháp, đề xuất cho sinh viên và người học
ngôn ngữ Trung Quốc cách chuyển dịch trợ từ kết cấu “的” một cách hiệu quả nhất
có thể.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu cách thức chuyển dịch trợ từ kết cấu “的” của sinh viên ngành
ngôn ngữ Trung Quốc của trường Đại học Cơng nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
(HUTECH).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Sinh viên học ngôn ngữ Trung Quốc tại trường Đại học Cơng nghệ Thành
phố Hồ Chí Minh (HUTECH).
4. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
- Nghiên cứu cách thức chuyển dịch trợ từ kết cấu “的” của sinh viên ngành
ngơn ngữ Trung Quốc, qua đó, giúp sinh viên có cách chuyển dịch hiệu quả hơn
về trợ từ kết cấu “的”, cũng như sử dụng trợ từ này một cách dễ dàng.
8
- Giúp sinh viên tránh những lỗi sai có thể mắc phải khi sử dụng “的” trong quá
trình học tiếng Trung và trong giao tiếp hằng ngày.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: là một nghiên cứu tìm cách thu thập, lựa chọn,
biên dịch, tổ chức, giải thích và phân tích thơng tin về một đối tượng nghiên cứu
từ các nguồn tài liệu, chẳng hạn như sách, tài liệu lưu trữ, hồ sơ nghe nhìn. Nhóm
tác giả đã sử dụng tài liệu có nguồn gốc đáng tin cậy về trợ từ kết cấu “的”.
- Phương pháp điều tra (phiếu khảo sát online): là một phương pháp phỏng vấn
viết, được thực hiện cùng một lúc với nhiều người theo một bảng hỏi in sẵn.
Người được hỏi trả lời ý kiến của mình bằng cách đánh dấu vào các ơ tương ứng
theo một quy ước nào đó. Nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp điều tra bằng
phiếu hỏi để tìm hiểu những phương pháp mà sinh viên trường Đại học Hutech
sử dụng thường ngày trong khẩu ngữ tiếng Trung .
- Phương pháp phân tích tổng hợp: là phương pháp chia vấn đề thành các khía
cạnh để có những nhận định về nó, sau khi đã có những đánh giá chi tiết, sẽ tiến
hành tổng hợp lại các vấn đề và đánh giá tổng thể về vấn đề đó. Bài nghiên cứu
này qua những phân tích trên, đi đến tổng hợp, kết luận và đưa ra những giải
pháp hướng sinh viên về cách chuyển dịch hiệu quả trợ từ kết cấu “的” qua tiếng
Việt.
6. BỐ CỤC
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Đây là chương đưa ra những cơ sở lý luận, những cơ sở thực tiễn của đề tài,
các khái niệm, lý thuyết cơ bản về trợ từ kết cấu “的”.
CHƯƠNG 2: CÁCH THỨC CHUYỂN DỊCH TRỢ TỪ KẾT CẤU “的” QUA
TIẾNG VIỆT
9
Ở chương 2, chúng tôi sẽ nêu rõ tất cả vai trò của trợ từ kết cấu “的”trong từng
trường hợp câu khác nhau và một số ví dụ cụ thể tương ứng với vai trò của trợ từ
kết cấu “的”trong câu.
CHƯƠNG 3: NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÁCH THỨC CHUYỂN
DỊCH TRỢ TỪ KẾT CẤU “ 的 ” QUA TIẾNG VIỆT CỦ A SINH VIÊN
NGÀNH NGÔN NGỮ TRUNG QUỐC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHỆ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (HUTECH)
Ở chương 3, mỗi sinh viên sẽ có những cách thức chuyển dịch từng câu văn
theo suy nghĩ và những cách diễn đạt khác nhau của bản thân. Từ đó, phân tích rõ
vai trò và ý nghĩa của trợ tự kết cấu “的”trong các câu văn.
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÚP NÂNG CAO TÍNH HIỆU
QUẢ TRONG VIỆC CHUYỂN DỊCH TRỢ TỪ KẾT CẤU “的” QUA TIẾNG
VIỆT CỦA SINH VIÊN NGÀNH NGÔN NGỮ TRUNG QUỐC TRƯỜNG
ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (HUTECH)
Đây là chương sẽ giúp sinh viên trang bị cho mình khả năng nhận biết và
chuyển dịch trợ từ kết cấu “的”qua tiếng Việt một cách hiệu quả, đầy đủ ý nghĩa
nhất.
10
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm chung về ngôn ngữ
1.1.1.1. Khái niệm về ngôn ngữ
Theo Wikipedia tiếng Việt: “Ngôn ngữ là một hệ thống giao tiếp có cấu trúc
được sử dụng bởi con người. Ngơn ngữ là một hệ thống giao tiếp có cấu trúc được
sử dụng bởi con người. Cấu trúc của ngơn ngữ được gọi là ngữ pháp, cịn các thành
phần tự do của nó được gọi là từ vựng,… Ngơn ngữ có thể được hiểu là khả năng
nhận thức để tiếp thu và sử dụng các hệ thống giao tiếp phức tạp. [1]
Theo trang web lytuong.net: “Ngôn ngữ là quá trình mỗi cá nhân sử dụng
một thứ ngữ ngơn giao lưu tư tưởng, tình cảm, trao đổi kinh nghiệm. Nói cách khác,
ngơn ngữ là sự giao tiếp bằng tiếng nói (ngữ ngơn). Ngơn ngữ là một q trình tâm
lý, nó là đối tượng của tâm lý học.” [2]
Từ hai khái niệm trên, chúng ta có thể hiểu: “Ngơn ngữ là một phương tiện
giao tiếp hằng ngày và luôn được sử dụng trong quá trình làm việc, giao tiếp, học
tập, trao đổi ý kiến,… Có thể thấy ngơn ngữ đóng vai trị quan trọng và khơng thể
thiếu trong đời sống.”
Ngơn ngữ bao gồm những yếu tố sau:
Ngữ âm
Ngữ âm bao gồm tất cả âm thanh ngôn ngữ kết hợp với giọng điệu, âm thanh
trong từ và trong câu của ngôn ngữ. Nó ln tồn tại song song trong việc giao tiếp
hằng ngày giữa tất cả con người với nhau.
Ngữ âm trong tiếng Trung bao gồm 3 phần chính:
Thanh mẫu (hay còn gọi là phụ âm). Bao gồm 21 phụ âm lần lượt: b,
p, m, f, d, t, n, l, g, k, h, j, q, x, z, c, s, zh, ch, sh, r, y, w. Trong đó có
11
18 phụ âm đơn và 3 phụ âm kép. Còn lại 2 phụ âm khơng chính thức
là: y và w chính là ngun âm i và u khi nó đứng ở đầu câu.
Vận mẫu (hay còn gọi là nguyên âm). Hệ thống ngữ âm của chữ
Trung Quốc có 36 nguyên âm gồm: 6 nguyên âm đơn, 13 nguyên âm
kép, 16 nguyên âm mũi, 1 nguyên âm cuốn lưỡi.
Thanh điệu. Gồm 5 thanh điệu:
Thanh 1 (kí hiệu: −): Đọc khơng dấu, kéo dài, đều đều.
Thanh 2 (kí hiệu: /): Đọc như dấu sắc, đọc từ thấp lên cao.
Thanh 3 (kí hiệu: V): Đọc như dấu hỏi, đọc từ cao độ trung bình –
xuống thấp – rồi lên cao vừa.
Thanh 4 (kí hiệu: \): Đọc khơng dấu, đẩy xuống, dứt khoát, đọc từ cao
nhất xuống thấp nhất. (Mẹo: Đọc thanh 4 bằng cách dùng tay chém từ
trên xuống và giật giọng.)
Thanh nhẹ: Đọc không dấu, nhẹ, ngắn.
Từ vựng
Từ vựng được trau dồi và đúc kết trong từng khoảng thời gian khác nhau, số
lượng từ vựng càng nhiều, khả năng hiểu biết của bản thân càng cao.
Ngữ pháp
Ngữ pháp là toàn bộ các quy luật, quy tắc hoạt động của từ ngữ và chữ viết
theo một cấu trúc nhất định, phù hợp với ý nghĩa của câu văn.
Chữ viết
Chữ viết được cấu tạo trong quá trình hình thành lịch sử dựa trên những hình
thù, hình tượng, âm sắc... được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Trải qua khoảng thời
gian dài, chữ viết trở nên hoàn thiện hơn và được xem là một điều quan trọng,
khơng thể thiếu của mọi quốc gia nói riêng và thế giới nói chung.
1.1.1.2. Các chức năng cơ bản của ngôn ngữ
Chức năng giao tiếp [3]
12
Chức năng giao tiếp là một hình thức truyền thơng giữa các cá nhân, cho phép
một người thể hiện suy nghĩ và truyền thơng tin đó cho người khác để họ hiểu và
phản ứng.
Chức năng nhận thức [3]
Ngôn ngữ là một thành phần của ý thức, phản ánh kết quả hoạt động nhận thức
của con người trong quá trình giao tiếp.
Hàm định danh [3]
Chức năng này liên quan đến khả năng của một dấu hiệu ngôn ngữ để chỉ mọi
thứ. Chính khả năng này đã giúp một người tạo ra một thế giới tượng trưng.
Tích lũy chức năng [3]
Chức năng tích lũy được kết hợp với việc thu thập và lưu trữ thơng tin. Có thể
nói ngơn ngữ tồn tại lâu hơn con người. Một ví dụ cho thấy rằng khi con người mất,
việc một nền văn minh bao gồm những nét văn hoá được khắc ghi trên những phiến
đá hoặc những di tích khảo cổ được tìm thấy qua một khoảng thời gian dài lịch sử.
1.1.1.3. Khái niệm về ngôn ngữ Trung Quốc
Ngành ngôn ngữ Trung Quốc là ngành học nghiên cứu và sử dụng tiếng Trung
trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, kinh doanh, thương mại, du lịch, ngoại giao, chính
trị, phong tục tập quán... Tiếng Trung trở thành một trong những ngôn ngữ phổ biến
nhất ở thời điểm hiện tại. Có thể nói, ngơn ngữ Trung Quốc đã và đang trở thành
một ngành học đầy tiềm năng, thu hút nhiều người ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là các
bạn trẻ có niềm đam mê với văn hố, cũng như tiếng Trung Quốc.
Ngơn ngữ Trung Quốc bao gồm các đặc điểm:
Về chữ viết:
Trung Quốc là quốc gia có nền lịch sử lâu đời và dân số phân bố trên nhiều
lãnh thổ khác nhau, vì vậy có thể chia thành nhiều thể loại chữ nhưng chúng ta chỉ
học thể chữ được dùng trong giáo dục. Chữ viết Trung Quốc hoàn toàn khác biệt
13
với bảng chữ cái Alphabet, chữ viết tiếng Trung dựa trên các hình tượng, có hơn
80.000 ký tự và mỗi từ có rất nhiều nét khác nhau. Ngày nay có khoảng 214 bộ thủ
thường được sử dụng và phải áp dụng quy tắc từ trái qua phải, từ trên xuống dưới,
từ trong ra ngoài được áp dụng cho cả giản thể và phồn thể. Tiếp theo đó là quy tắc
ghép nét, quy tắc thuận bút…Việc sử dụng tiếng Trung cũng có phần thú vị của
riêng nó bởi khi nhìn vào các ký tự ta có thể hình dung ra ý nghĩa ẩn dụ của chúng.
Về phát âm:
Khi bắt đầu học ngơn ngữ Trung Quốc, phát âm đóng vai trị rất quan trọng,
bởi vì tiếng Trung khơng có quy tắc phát âm nào mà thay vào đó là phiên âm Pinyin,
bằng cách sử dụng chữ La-tin giúp cho mọi người phát âm và sử dụng dễ dàng hơn
khi đánh chữ trên máy tính hoặc trên điện thoại. Việc phát âm chuẩn giúp chúng ta
giao tiếp với đối phương rõ âm và truyền đạt đúng ý. Hơn thế nữa, tiếng Trung có
khơng ít từ có cách phát âm gần giống nhau, vì vậy chỉ cần phát âm không chuẩn dù
chỉ là một sai sót nhỏ thì sẽ chuyển câu chuyện bản thân muốn truyền tải thành một
câu chuyện mang ý nghĩa hoàn tồn khác. Ngơn ngữ Trung Quốc cũng có phụ âm
đầu và vần, giống như Việt Nam, tiếng Trung cũng có thanh điệu. Cho nên, chuẩn
mực trong cách phát âm là cơ sở và tiền đề trong quá trình học tập của sinh viên
ngành ngôn ngữ Trung Quốc.
1.1.2. Khái niệm về cách thức chuyển dịch trợ từ kết cấu “的” :
1.1.2.1. Khái niệm về cách thức chuyển dịch
Theo Wikipedia tiếng Việt: “Dịch thuật, phiên dịch hay chuyển ngữ là một
hoạt động bao gồm việc luận giải ý nghĩa của một đoạn văn trong một ngơn ngữ nào
đó - văn nguồn - và chuyển sang một ngôn ngữ khác thành một đoạn văn mới và
tương đương - bản dịch. Trong khi phiên dịch - dịch miệng - đã tạo thuận lợi cho
giao tiếp bằng miệng hoặc ngôn ngữ ký hiệu giữa người sử dụng các ngôn ngữ khác
nhau, ra đời trước khi có chữ viết, biên dịch chỉ bắt đầu sau khi nền văn học được
ghi lại bằng chữ viết đã phát triển.” [4]
14
Phiên dịch:
Phiên dịch là công việc truyền tải nội dung thông tin, ý nghĩa từ ngôn ngữ này
sang ngôn ngữ khác dưới dạng nói. Người phiên dịch thường di chuyển nhiều nơi,
gặp gỡ nhiều người và được tham gia vào nhiều hoạt động chính trị, kinh tế, văn
hố, xã hội.
Biên dịch:
Biên dịch là công việc chuyển từ một văn bản viết từ ngôn ngữ này sang ngôn
ngữ khác. Người biên dịch phải có khả năng khai thác tài liệu chuyển dịch một cách
phong phú, đa dạng nhằm hoàn thành văn kiện một cách chuẩn xác và đúng ý nhất.
1.1.2.2. Khái niệm về trợ từ kết cấu “的”
“的” là trợ từ kết cấu nối Định ngữ và Trung tâm ngữ để tạo thành cụm Danh
từ. [5]
Có cơng thức như sau : Danh từ / Tính từ / Đại từ + 的 + Trung tâm ngữ (Là
danh từ…).
Trong đó:
Định ngữ: là thành phần bổ sung ý nghĩa cho danh từ, biểu thị trạng thái, tính
chất,, sở hữu của người hoặc vật. Định ngữ có thể là danh từ, tính từ, đại từ
hoặc cụm chủ – vị.
Trung tâm ngữ: Danh từ chính trong câu (từ được định ngữ bổ sung ý nghĩa).
Là đối tượng chính được nhắc đến trong cụm danh từ, thường đứng phía sau.
Danh từ là những từ chỉ dùng để chỉ người, sự vật, chỉ thời gian, địa điểm,
nơi chốn… hoặc tên khái niệm thống nhất.
Tính từ là từ để biểu thị tính chất, trạng thái của người hoặc sự vật hay trạng
thái của động tác hành vi.
15
Biểu thị trạng thái của người hoặc sự vật: 大,小,高,红,齐,美
丽,长…
Biểu thị tính chất của người hoặc sự vật: 好,坏,冷,热,对,伟
大,严重…
Biểu thị trạng thái của động tác, hành vi: 慢,紧张,认真,熟练…
Đại từ: là loại từ dùng để gọi tên sự vật hiện tượng thường thay thế cho các
loại thực từ, ngữ và câu.
Bao gồm các đại từ sau:
Đại từ nhân xưng: 我,你,他,我们,你们,他们…
Đại từ nghi vấ n: 谁,什么,怎样,哪,哪里,多少…
Đại từ chỉ thị: 这,那,这里,这儿,那儿,这样,那样, 那么,
每,个,其他,别的…
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tổng quan về ngành ngôn ngữ Trung Quốc ở Việt Nam
Năm 2021, số lượng sinh viên tuyển sinh vào ngành ngôn ngữ Trung Quốc
tăng mạnh, trở thành ngành hot thứ hai chỉ sau ngành Y Dược. Đơn giản là vì Việt
Nam là một nước láng giềng với Trung Quốc, do đó cơ hội giao lưu tiếp xúc với
tiếng Trung của người Việt Nam rất nhiều, đặc biệt nhất là thông qua các kênh phim
ảnh. Ngồi ra cịn có thêm một số yếu tố văn hóa giữa hai nước có nhiều nét tương
đồng. Cách phát âm của tiếng Trung có đơi nét khá giống tiếng Việt, đều là những
ngơn ngữ có thanh điệu và trong tiếng Việt cũng có một lượng lớn các âm Hán Việt
(chiếm gần 80%). Cho nên đây cũng là một trong nhiều thuận lợi lớn cho chúng ta
khi chọn học tiếng Trung. Hiện nay, Việt Nam có hơn 30 cơ sở giáo dục đại học
đào tạo chuyên ngành Ngơn ngữ Trung Quốc, có 27 chương trình liên kết đào tạo
16
giữa các cơ sở giáo dục Trung Quốc và Việt Nam được Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp
phép.
1.2.2. Tổng quan về ngành ngôn ngữ Trung Quốc tại trường Đại học Cơng nghệ
Thành phố Hồ Chí Minh (HUTECH)
Với xu hướng hội nhập tồn cầu đang được chú trọng, nhiều cơng ty, doanh
nghiệp nước ngoài cũng như các tập đoàn Trung Quốc đầu tư vào nước ta với mong
muốn kinh doanh giáo dục hoặc tìm kiếm nhân tài. Nắm rõ tình hình này, Việt Nam
đã đưa ngoại ngữ Trung Quốc vào ngành học đào tạo chính, trong đó trường Đại
học Cơng nghệ TP.HCM (HUTECH).
Hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ giảng viên có bề dày kinh nghiệm
nghiên cứu, giảng dạy các lĩnh vực ngoại ngữ và khoa học xã hội như Ngôn ngữ
Nhật, Ngôn ngữ Hàn Quốc, Đông phương học (gồm các chuyên ngành Hàn Quốc
học, Nhật Bản học, Trung Quốc học) cùng định hướng hợp tác và gắn kết chặt chẽ
với nhiều trường đại học hàng đầu ở khu vực Đông Á, HUTECH được xem là một
nơi đào tạo đáng tin cậy cho những thí sinh yêu thích và mong muốn, học tập,
nghiên cứu về tiếng Trung và văn hóa Trung Quốc.
Bao gồm thời lượng bốn năm, với khối lượng kiến thức tồn khóa 145 tín chỉ,
ngành Ngôn ngữ Trung Quốc tại HUTECH trang bị cho sinh viên kiến thức tổng
quan về đất nước, lịch sử - xã hội, văn hóa - văn học và con người Trung Quốc; kỹ
năng tiếng Trung (nghe - nói - đọc - viết) thành thạo, kỹ năng biên - phiên dịch và
có thể nắm rõ và nhanh chóng tiếp thu những ngữ pháp tiếng Trung từ đơn giản đến
phức tạp trong văn nói lẫn văn viết, điều này giúp cho sinh viên linh hoạt hơn với
ngôn ngữ Trung Quốc trong nhiều mơi trường khác nhau để có thể làm việc trong
các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng tiếng Trung trong và ngồi nước một
cách hiệu quả nhất.
Ngơn ngữ Trung Quốc còn được đánh giá là một ngành học giàu tiềm năng,
phù hợp với xu thế hiện đại và thu hút rất nhiều sự quan tâm của khơng ít bạn trẻ,
đáp ứng được nhu cầu, cũng như mục tiêu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
17
của đất nước trong xu thế tồn cầu hóa hiện nay. Tin chắc rằng đây chắc chắn là
một ngành học mang đến nhiều hi vọng tốt đẹp cho tương lai Việt Nam nói chung
và các bạn sinh viên nói riêng.
Ngồi ra với kinh nghiệm giảng dạy và tầm nhìn xa từ phía Nhà trường, sinh
viên khơng những được học các kiến thức chun mơn mà cịn được giảng dạy về
các kỹ năng mềm khác như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng
sử dụng các phần mềm học tập, các kỹ năng xử lý tình huống, quản lý… thơng qua
các hoạt động ngoại khóa, nghệ thuật, các hội thao thường xuyên được tổ chức. Xây
dựng nền tảng ngoại ngữ với tiêu chí học tập thực tiễn, vận dụng mọi nơi: những
hoạt động ngoại khóa sơi nổi, hội thảo chuyên đề với sự tham gia của nhiều diễn giả
nổi tiếng hay những câu lạc bộ đa dạng của HUTECH, qua đó các bạn có thể tiếp
thu được nhiều kiến thức thú vị, bổ ích mà khơng cảm thấy q tải, thậm chí là
hứng thú và chủ động tìm hiểu hơn.
CHƯƠNG 2: CÁCH THỨC CHUYỂN DỊCH TRỢ TỪ KẾT CẤU “的” QUA
TIẾNG VIỆT
2.1. Ngữ chữ “的”
Khi viết hoặc nói, nếu danh từ trung tâm đã xuất hiện ở trước, ở sau hoặc
khơng cần thiết nêu ra thì có thể bỏ đi.
Trong trường hợp danh từ trung tâm được lược bỏ đi, ta sẽ có ngữ chữ “的”.
Ngữ này chính là do định ngữ vốn có và trợ từ kết cấu “的”tạo thành .
Ví dụ:
我要买上衣,让我看那件黄色的。
/Wǒ yāomǎi shàngyī, ràng wǒ kàn nà jiàn huángsè de./
Tôi muốn mua áo, cho tôi xem cái (áo) màu vàng kia.
他有两个孩子,大的十岁,小的五岁。
/Tā yǒu liǎng gè háizi, dà de shí s, xiǎo de wǔ s./
18
Ông ấy có hai đứa con, đứa lớn 10 tuổi, đứa nhỏ 5 tuổi.
Trong hai ví dụ trên, “那件黄色的” , “大的” , “小的” là các ngữ chữ “的”.
Ngữ chữ “的” dùng để thay thế cho một danh từ, ý nghĩa và cách dùng của
nó tương đương với ngữ danh từ, có thể làm định ngữ, tân ngữ và chủ ngữ. Ngữ
tương đương trong tiếng Việt khơng thể làm chủ ngữ.
Ví dụ: 她说的不是上海话。
/Tā shuō de bùshì shànghǎi h./
Tiếng cơ ấy nói không phải là tiếng Thượng Hải.
2.1.1. Danh từ
Danh từ làm định ngữ có thể dùng hoặc khơng dùng trợ từ kết cấu “的” . Nếu
danh từ làm định ngữ biểu thị sở hữu hoặc cần nhấn mạnh ý nghĩa sở hữu thì phải
có “的” .
Ví dụ:
学校环境 /Xxiào hnjìng/ mơi trường trường học
老师的话 /Lǎoshī dehuà/ những lời của thầy giáo
Nếu danh từ làm định ngữ biểu thị thuộc tính như xuất sắc, chất liệu v.v... thì
khơng dùng “的”.
Ví dụ : 木桌子 /Mù zhuōzi/ bàn gỗ
中国朋友 /Zhōngguó péngyǒu/ bạn Trung Quốc
美国歌 /Měiguó gē/ bài hát Mỹ
2.1.2. Đại từ
Đại từ làm định ngữ giống như các loại thực từ mà nó thay thế.
Ví dụ: 他的话 /Tā dehuà/ lời của anh ấy
怎么样的生活 /Zěnme yàng de shēnghuó/ cuộc sống như thế nào
19
2.1.3. Tính từ
Tính từ đơn âm tiết làm định ngữ khơng cần “的”.
Ví dụ: 好人 /Hǎorén/; 新书 /Xīnshū/
Tính từ song âm tiết nói chung dùng “的”.
Ví dụ: 漂亮的姑娘 /Piàoliang de gūniáng/ cơ gái xinh đẹp
英雄的人民 /Yīngxióng de rénmín/ nhân dân anh hùng
Ngữ tính từ và tính từ lặp lại làm định ngữ phải dùng “的”.
Ví dụ: 很聪明的孩子 /Hěn cōngmíng de háizi/ đứa trẻ rất thơng minh
干干净净的桌椅 /Gàn gānjìng jìng de zhuō yǐ/ bàn ghế sạch sẽ
2.1.4. Động từ
Động từ, ngữ động từ làm định ngữ nhất thiết phải dùng “的” ( trừ một số
trường hợp không thể lẫn thành ngữ động tân có thế khơng dùng “的”).
Ví dụ: 参观的人 /Cānguān de rén/ người tham gia
休息时间 /Xiūxí shíjiān/ thời gian nghỉ
学习计划 /Xxí jìh/ kế hoạch học tập
刚才讨论的问题 /Gāngcái tǎolùn de wèntí/ vấn đề vừa thảo luận
2.1.5. Lượng từ, số từ
Ngữ số lượng, lượng từ lặp lại làm định ngữ nói chung khơng cần dùng “的”.
Ví dụ: 一辆汽车 /Yī liàng qìchē/
một chiếc ô tô
一件上衣 /Yī jiàn shàngyī/ một cái áo
间间屋子 /Jiān jiān wūzi/
mỗi gian phòng
20
个个句子 /Gè gè jùzi/
mỗi một câu
Số lượng từ lập lại làm định ngữ thì cần dùng “的”.
Ví dụ: 一辆一辆的汽车 /Yī liàng yī liàng de qìchē/ từng chiếc ơ tơ
一本一本的新书 /Yī běn yī běn de xīnshū/ từng quyền sách mới
Chú ý: Lượng từ trong tiếng Trung không thể độc lập đảm nhiệm thành phần
Định ngữ, ngược lại trong tiếng Việt thì điều này hồn tồn có thể.
Ví dụ: Con trâu đang ăn cỏ trong sân
Khi phiên dịch sang tiếng Trung ta chỉ có thể nói :
牛正在院子里吃草 /Niú zhèngzài yuànzi lǐ chī cǎo/
khơng thể nói: 头牛正在院子里吃草 /Tóu niú zhèngzài ynzi lǐ chī
cǎo/
2.1.6. Từ tượng thanh
Từ tượng thanh làm định ngữ nói chung phải dùng “的”.
Ví dụ: 叮当 , 叮当的声音 /Dīngdāng, dīngdāng de shēngyīn/ tiếng choang
choang
哗啦 , 哗啦的水声 /Huālā, huālā de shuǐ shēng/ tiếng nước ồn ào
2.1.7. Ngữ liên hợp
Ngữ liên hợp làm định ngữ nói chung phải dùng “的”.
Ví dụ: 我和你的意见 /Wǒ hé nǐ de jiàn/ ý kiến của tơi và bạn
勇敢而勤劳的民族 /Yǒnggǎn ér qínláo de mínzú/ dân tộc dũng cảm và
cần cù
2.1.8. Ngữ chính phụ
Ngữ chính phụ làm định ngữ nói chung phải dùng “的”.
21
Ví dụ: 一个非常努力的学生 /Yīgè fēicháng nǔlì de xshēng/ một học sinh
rất cố gắng
我国人民的生活 /Wǒg rénmín de shēngh/ cuộc sống của nhân
dân ta
一个积极工作的工人 /Yīgè jījí gōngz de gōngrén/ một cơng nhân
tích cực công tác
2.1.9. Ngữ động tân
Ngữ động tân làm định ngữ nói chung phải dùng “的”.
Ví dụ : 上汉语课的教室 /Shàng hànyǔ kè de jiàoshì/ phịng học mơn tiếng
Hán
2.1.10. Ngữ bổ sung
Ngữ bổ sung làm định ngữ nói chung phải dùng “的”.
Ví dụ: 洗干净了的衣服 /Xǐ gānjìngle de yīfú/ quần áo đã giặt sạch
爬上去的人 /Pá shàngqù de rén/ người leo lên
2.1.11. Ngữ chủ vị
Ngữ chủ vị làm định ngữ phải dùng “的”.
Ví dụ :飞机起飞的时间 /Fēijī qǐfēi de shíjiān/ thời gian máy bay cất cánh
2.1.12. Ngữ giới tân
Ngữ giới tân làm định ngữ phải dùng “的”.
Ví dụ :对朋友的态度 /D péngyǒu de tàidù/ thái độ đối với bạn
关于他的故事 /Guānyú tā de gùshì/ câu chuyện về anh ta
2.1.13. Ngữ phương vị
22
Ngữ phương vị làm định ngữ phải dùng “的”.
Ví dụ : 我们之间的感情 /Wǒmen zhī jiān de gǎnqíng/ tình cảm giữa chúng
tơi
学校后面的商店 /Xxiào hịumiàn de shāngdiàn/ cửa hàng phía sau
trường
2.1.14. Ngữ so sánh
Ngữ so sánh làm định ngữ phải dùng “的”.
Ví dụ : 像姐妹一样的感情 /Xiàng jiěmèi yīng de gǎnqíng/ tình cảm như
chị em
*Chú ý :
Trong tiếng Hoa, những ngữ và từ làm định ngữ đều đứng trước danh từ
trung tâm, còn trong tiếng Việt, ngoại trừ số lượng từ ra, các thành phần tương
đương khác đều đứng sau danh từ trung tâm.
2.2 Cách sử dụng trợ từ kết cấu “的”
Các danh từ, đại từ, động từ, tính từ hoặc cụm từ thêm “的” phía sau, sẽ hình
thành tổ từ chữ “的”. Khi đó trung tâm ngữ có thể được lược bỏ. Dùng để tỉnh lược
danh từ đã được nhắc tới phía trước, giúp câu nói ngắn ngọn hơn. Mẫu câu này
cũng hay sử dụng trong khẩu ngữ.
Ví dụ:
一个(箱子):Yīgè (xiāngzi): Một cái Vali
这个(箱子):Zhège (xiāngzi): Cái Vali này
那个(箱子):Nàgè (xiāngzi): Cái Vali kia
哪个(箱子):Nǎge (xiāngzi): Cái Vali nào?
23
几个(箱子):Jǐ gè (xiāngzi): Mấy cái vali
*Muốn thêm tính từ bổ nghĩa cho danh từ thì có cơng thức:
Số từ + lượng từ + tính từ + “的” + (danh từ). Có thể lược bỏ danh từ
这个新的箱子:
/Zhège xīn de xiāngzi/: Cái Vali mới này
Khi nói có thể bỏ danh từ chỉ cần nói: 这个新的
Ví dụ: 这个新的箱子是我的。 那个旧的是我妈妈的.
/Zhège xīn de xiāngzi shì wǒ de. Nàgè jiù de shì wǒ māmā de/: Cái vali mới
này là của tôi, cái cũ kia là của mẹ tơi.
这两车:
这辆黑的车是谁的? /Zhè liàng hēi de chē shì shéi de?/: Cái xe màu đen này
là của ai?
那辆红的是我的。 /Nà liàng hóng de shì wǒ de/: Cái xe màu đỏ kia là của
tơi.
这本杂志是中文的。 /Zhè běn zázhì shì zhōngwén de/ : Cuốn tạp chí này là
tạp chí tiếng Trung (中文的杂志) (phía sau đã được lược bỏ danh từ 杂志)
她的书包是红的。/ Tā de shūbāo shì hóng de/ : Cặp sách của cơ ấy là cái
màu hồng (红的书包)
Tuy nhiên, khi sử dụng tổ từ này, chúng ta cần chú ý:
Trung tâm ngữ phải được nhắc đến hoặc xuất hiện trước đó, hoặc khơng nói đến
nhưng mọi người đều có thể ngầm hiểu được trung tâm ngữ đó là gì.
Ví dụ:
这书包是你的吗?/zhè shūbāo shì nǐ de ma/: Cái cặp này là (cặp sách) của
bạn à? – Trung tâm ngữ “书包” đã được nhắc đến trước đó).
2.3. “的” có chức năng liên kết giữa định ngữ (đại từ, danh từ) và danh từ làm
ngữ trung tâm.
24
Định ngữ + (的)+ Trung tâm ngữ
Định ngữ: thành phần đứng trước tu sức cho danh từ
Định ngữ có thể là đại từ, danh từ, tính từ, cụm tính từ, cụm động từ, cụm
chủ vị,…
Trung tâm ngữ : thành phần chính được nói đến(ở đây là danh từ)
Ví dụ:
我的电脑 /Wǒ de diàn nǎo/ Máy tính của tơi
她的裙子 /Tā de qún zi/ Váy của cơ ấy
Ngồi ra “的” cịn có một số cách sử dụng đặc biệt cần lưu ý khác như:
2.4. Trường hợp cần dùng “的”
(1) Chỉ sở hữu: của
Ví dụ: 他的钱 /Tā de qián/、我的书 /Wǒ de shū/、谁的妈妈? /Shéi de māmā?/
(2) Tính từ đa âm hoặc cụm tính từ làm định ngữ
Ví dụ: 漂亮的姑娘 /Piàoliang de gūniáng/、很好的人 /Hěn hǎo de rén/、不好的
人。/Bù hǎo de rén/.
(3) Cụm chủ vị làm định ngữ:mà
Ví dụ:
妈妈做的菜很好吃。/Mā mā z de cài hěn hào chī./: Món ăn mà mẹ nấu
rất ngon.
25