MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................ 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................... 2
1.1. SƠ LƢỢC GIẢI PHẨU VÀ SINH LÝ CƠ QUAN THỊ GIÁC. ............. 2
1.1.1. Bộ phận bảo về nhãn cầu ...................................................................... 2
1.1.2. Nhãn cầu ............................................................................................... 2
1.1.3. Đƣờng dẫn truyền thị giác .................................................................... 3
1.2. TỔNG QUAN CÁC BỆNH VỀ MẮT THƢỜNG GẶP ......................... 3
1.2.1. Các bệnh có đỏ mắt ............................................................................... 3
1.2.2. Xuất huyết dƣới kết mạc ....................................................................... 3
1.2.3. Bệnh lý về mi mắt, kết mạc................................................................... 3
1.3. CÁC BỆNH GÂY MỜ MẮT .................................................................. 8
1.3.1. Đục thể thủy tinh .................................................................................. 8
1.3.2. Tật khúc xạ ............................................................................................ 9
1.3.3. Glơcơm góc mở ..................................................................................... 10
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 11
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................. 11
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tƣợng ............................................................. 11
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ đối tƣợng ................................................................ 11
2.1.3. Địa bàn nghiên cứu ............................................................................... 11
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................ 11
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................... 11
2.2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu ................................................................ 11
2.2.3. Công cụ thu thập thông tin .................................................................... 12
2.2.4. Phƣơng pháp thu thập thông tin ............................................................ 12
2.2.5. Nội dung thu thập thông tin .................................................................. 12
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 16
3.1. PHẦN CHUNG ....................................................................................... 16
3.1.1. Phân bố sinh viên theo lớp ................................................................... 16
3.1.2. Phân bố theo giới ................................................................................. 16
3.1.3. Phân bố theo quê quán ......................................................................... 17
3.2. PHẦN ĐÁNH GIÁ VỀ SỰ HIỂU BIẾT ................................................ 17
3.2.1. Nhận thức về các bệnh mắt thông thƣờng ............................................ 17
3.2.2. Cấu tạo của mắt .................................................................................... 18
3.2.3. Bộ phận nào của mắt dễ bị tổn thƣơng ............................................... 19
3.2.4. Bạn từng bị bệnh mắt chƣa ? ............................................................... 20
3.2.5. Bạn đã đƣợc nghe nói về các bệnh mắt thơng thƣờng ......................... 20
3.2.6. Nếu có, bạn đƣợc biết qua phƣơng tiện gì ? ...................................... 21
3.3. NHỮNG BỆNH MẮT THƢỜNG GẶP ................................................ 22
3.3.1. Loại bệnh mắt thƣờng gặp .................................................................... 22
3.3.2. Bệnh mắt có lây lan khơng ................................................................... 23
3.3.3. Nếu có thì lây qua đƣờng nào ? ......................................................... 23
3.3.4. Loại bệnh nào có thể lây ....................................................................... 23
3.4. THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI PHÒNG VÀ CHỮA BỆNH........................... 24
3.4.1. Bệnh mắt có phịng đƣợc khơng ? ........................................................ 24
3.4.2. Bạn có biết cách phịng bệnh mắt ......................................................... 24
3.4.3. Xử lý khi bị vật bay vào mắt ................................................................ 24
3.4.4. Xử lý khi bị đỏ mắt ............................................................................... 25
Chƣơng 4. BÀN LUẬN ................................................................................. 26
4.1. TÌNH HÌNH CHUNG CỦA ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ................... 26
4.1.1. Phân bố sinh viên theo lớp ................................................................... 26
4.1.2. Phân bố theo giới.................................................................................. 26
4.1.3. Phân bố theo quê quán .......................................................................... 26
4.2. PHẦN ĐÁNH GIÁ VỀ SỰ HIỂU BIẾT ................................................ 27
4.2.1. Nhận thức về các bệnh mắt thông thƣờng ........................................... 27
4.2.2. Cấu tạo của mắt ................................................................................... 27
4.2.3. Bộ phận nào của mắt dễ bị tổn thƣơng ................................................ 28
4.2.4. Tình hình mắc bệnh mắt của bản thân .................................................. 28
4.2.5. Tình hình nhận biết các bệnh mắt thơng thƣờng : ............................... 29
4.2.6. Những bệnh mắt thƣờng gặp ................................................................. 29
4.2.7. Bệnh mắt có lây lan khơng ................................................................. 30
4.3. THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI PHÒNG VÀ CHỮA BỆNH........................... 31
4.3.1. Nhận thức về khả năng phòng bệnh mắt ............................................... 31
4.3.2. Xử lý khi bị vật bay vào mắt ................................................................. 32
4.3.3. Xử lý khi bị đỏ mắt ............................................................................... 33
KẾT LUẬN .................................................................................................... 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đôi mắt là một trong năm giác quan của con người, nó được ví như
“cửa sổ tâm hồn” bởi ngồi chức năng để nhìn mắt cịn tạo nên vẻ đẹp cho
khn mặt, cịn biểu lộ tình cảm, nỗi buồn, niềm vui. Nhưng cũng như một
cửa sổ, mắt luôn ln tiếp xúc với mơi trường bên ngồi và dễ dàng bị mắc
các bệnh có liên quan đến mơi trường. Theo kết quả điều tra của Viện Mắt
Trung ương năm 1996, tỷ lệ mắc các bệnh về mắt chiếm 21,9% dân số và
trong đó có nhiều loại bệnh có thể đưa đến nhiều hậu quả nặng nề, thậm chí
có thể dẫn đến mù lịa. Để có thể phịng ngừa các hậu quả đó, chúng ta cần có
một sự nhận thức, hiểu biết về bệnh mắt mà mọi người có thể nhận được qua
nhiều kênh thông tin như trường học, truyền hình, hay cụ thể ở các cán bộ y
tế. Tuy nhiên, khơng phải ai cũng có ý thức để thu nhận những kiến thức từ
các kênh thơng tin đó.
Sinh viên năm thứ nhất là những học sinh phổ thông vừa bước vào
cổng trường Đại học Y Dược, nghề nghiệp các em chọn lựa là trở thành
những bác sĩ để chăm lo cho sức khỏe nhân dân. Để tìm hiểu về nhận thức,
hiểu biết của các em về bệnh mắt thông thường chúng tơi tiến hành đề tài
“Tìm hiểu nhận thức về bệnh mắt thường gặp và cách phòng chống của
sinh viên năm thứ nhất hệ chính quy trường Đại học Y Dược Huế”.
Nhằm mục tiêu :
- Tìm hiểu nhận thức về những bệnh mắt thường gặp và cách phòng
tránh các bệnh đó.
2
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. SƠ LƢỢC GIẢI PHẨU VÀ SINH LÝ CƠ QUAN THỊ GIÁC.
Cơ quan thị giác gồm có: Bộ phận bảo vệ nhãn cầu, nhãn cầu và đường
dẫn truyền thị giác.
Sụn mi
Kết mạci
Thuỷ dịch
Lông mi
Giác mạc
Đồng tử
Mống mắt
(trịng đen)
Thuỷ tinh thể)
Dây chằng zinn)
Dịch kính
Hình a. Cấu tạo giải phẫu của mắt
Hình b. Thiết đồ cắt dọc bán phần trước nhãn cầu
1.1.1. Bộ phận bảo vệ nhãn cầu
Bộ phận bảo vệ nhãn cầu gồm hốc mắt được tạo bởi 4 thành xương để
chứa đựng nhãn cầu ở bên trong, hai mí mắt với động tác nhắm, mở mắt để
bảo vệ nhãn cầu khỏi tác động của môi trường; dàn đều nước mắt trên bề mặt
giác mạc. Ngoài ra cịn có lệ bộ để tiết nước mắt, dẫn lưu nước mắt như một
hệ thống làm sạch bề mặt mắt. [1], [15].
1.1.2. Nhãn cầu
Võ nhãn cầu gồm có ba lớp: Giác-củng mạc, màng bồ đào và võng mạc.
Chức năng giữ hình thể nhãn cầu, đảm bảo cho chức năng quang học. Muốn
ln giữ được một nhãn cầu có hình cầu các môi trường trong suốt trong nhãn
cầu gồm : dịch kính, thể thủy tinh, thủy dịch phải được tồn vẹn. [1], [15].
3
1.1.3. Đƣờng dẫn truyền thị giác
Dây thần kinh thị giác được tạo nên bởi sự tập hợp các sợi trục của tế
bào hạch, các sợi trục này chỉ có myelin từ phần ra khỏi nhãn cầu. Dây thần
kinh thị giác được mô tả gồm 3 phần, phần trong hố mắt, phần trong ống thị
giác và phần nội sọ. Dây thần kinh thị giác được nuôi dưỡng bởi các nhánh
của động mạch trung tâm võng mạc, động mạch vách và động mạch não trước
[1], [15], [17].
1.2. TỔNG QUAN CÁC BỆNH VỀ MẮT THƢỜNG GẶP
Có nhiều cách phân loại các bệnh về mắt, nhưng để dễ dàng phân biệt theo
nhóm triệu chứng cơ năng hay gặp, người ta phân chia các bệnh về mắt
thường gặp ra hai nhóm chính: Các bệnh có đỏ mắt và các bệnh có mờ mắt.
1.2.1. Các bệnh có đỏ mắt
Bệnh mắt biểu hiện đỏ mắt với nhiều hình thái như đỏ mắt kiểu cương tụ
ngoại vi hay đỏ mắt kiểu cương tụ rìa, và mức độ ảnh hưởng đến chức năng
thị giác cũng có nhiều mức độ. Sau đây là một số bệnh mắt có đỏ mắt thường
gặp với thứ tự ảnh hưởng đến thị lực tăng dần.
1.2.2. Xuất huyết dƣới kết mạc
Là một tình trạng thường gặp, có thể xuất huyết nhiều đội gồ kết mạc
lên trong khi giác mạc trong, tiền phòng yên, đồng tử bình thường. Thường
gặp do chấn thương hoặc do một số bệnh toàn thân như: cao huyết áp, đái
tháo đường , ho gà…khi gặp bệnh cảnh này cần đo thị lực và kiểm tra mắt
một cách hệ thống để tìm thêm các tổn thương khác ở mắt cũng như tham
khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa nội.
1.2.3. Bệnh lý về mi mắt, kết mạc
- Bệnh mắt hột
Mắt hột là một bệnh khá phổ biến gặp ở mọi giới và mọi lứa tuổi, bệnh
thường khởi phát ở trẻ em, gặp nhiều ở các nước đang phát triển, có tính cách
4
lây lan. Bệnh thường gặp ở các nước châu Phi, vùng phía nam sa mạc Sahara,
vùng Địa Trung Hải và các nước Châu Á. Ở một vài quốc gia, mắt hột là
nguyên nhân dẫn đến mù lòa [1], [3], [9].
Năm 1987 Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã nêu lên định nghĩa: Mắt hột
là một bệnh viêm kết giác mạc, tiến triển một cách mãn tính, có tính chất lây
lan do Chlamydia Trachomatis gây ra. Lâm sàng biểu hiện bằng thẩm lậu lan
tỏa, cấu tạo hột ở kết mạc, màng máu ở giác mạc, kết thúc bằng hiện tượng
làm sẹo ở hai nơi. Mắt hột là một bệnh dịch địa phương ở nhiều nước. [24].
Theo điều tra của Viện Mắt Trung ương năm 1996, tỷ lệ mắt hột ở nước ta là
12%, trong đó tỷ lệ mắt hột hoạt tính chiếm 8,4%. Hiện nay, dự phịng bệnh
mắt hột gồm vệ sinh cá nhân, vệ sinh nguồn nước và cải thiện đời sống xã
hội. Điều này địi hỏi phải có sự tham gia của tồn xã hội, khơng chỉ ngành y
tế. Hiện nay bệnh mắt hột được đưa vào chương trình quốc gia (mắt hột học
đường) và là loại bệnh được đưa và giảng dạy trong bậc học phổ thông.
Việc điều trị mắt hột khơng khó, chủ yếu là điều trị nội khoa bằng cách
dùng thuốc mỡ Tetracylin 1%, điểm mắt theo phác đồ liên tục mỗi ngày một
lần trong 6 – 8 tuần, có thể dùng kháng sinh tồn thân nếu có bội nhiễm.Tuy
nhiên cần phải phân biệt được bệnh mắt hột với bệnh lý viêm kết mạc do
virus hoặc dị ứng, khi đó việc điều trị mới hiệu quả. [1], [24].
- Viêm kết mạc
Viêm kết mạc (thường được gọi là đỏ mắt) là một bệnh phổ biến trong
nhãn khoa, có khoảng trên 50% người bệnh đến khám tại phòng khám mắt là
do viêm kết mạc, đây là bệnh thường gặp vào mùa hè có tính chất lây lan và
có khả năng phát triển thành dịch, mơi trường dễ lây lan là các nhà trẻ, trường
học [1], [24].
Bệnh thường bắt đầu ở một mắt, sau đó lan qua mắt bên kia, nhưng cũng
có thể mắc ở cả hai mắt cùng một lúc.
5
Các biểu hiện chính của viêm kết mạc bao gồm đỏ mắt (kiểu cương tụ
ngoại vi) và tiết tố (ghèn, dử). Nguyên nhân viêm kết mạc do vi khuẩn chiếm
trên 30% (các vi khuẩn thường gặp là tụ cầu, liên cầu và lậu cầu), còn lại là do
các nguyên nhân khác. Một nguyên nhân ngày càng gặp nhiều là viêm kết mạc
do virus. Virus gây viêm kết mạc hay gặp là Adeno virus, biểu hiện lâm sàng
với hai hình thái sốt viêm họng – viêm kết mạc và viêm kết giác mạc dịch.
Viêm kết mạc dị ứng là bệnh cũng thường gặp, nhất là trong điều kiện hiện nay
có nhiều loại hố chất cũng như kỹ thuật chăm sóc sắc đẹp phát triển rầm rộ.
Điều trị viêm kết mạc cũng như các bệnh có tính chất lây lan khác, dự phòng là
cần thiết: ý thức vệ sinh phòng bệnh, phòng tránh lây lan. Điều trị thực thụ:
Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà điều trị. Thông thường chỉ cần sử dụng các
thuốc sát khuẩn như Sulphaculum 20% hoặc kháng sinh nhẹ, phổ rộng như
Chloramphenicol 0,4% nhỏ mắt nhiều lần có thể khống chế được bệnh.
- Chắp lẹo
Chắp là một khối u lành tính của mi mắt do tổn thương u hạt vô trùng
phát triển từ tuyến Meibomius. Biểu hiện bằng một nốt phồng dưới da mi trên
hoặc mi dưới, ít đau hoặc khơng đau, có thể nắn thấy trong bề dày của mi, lộn
mi lên thấy kết mạc sụn đỏ. Chắp thường phối hợp với viêm mí hoặc viêm mí
kết mạc. Chắp có thể khởi phát cấp tính hoặc âm ỉ. Hầu hết chắp đều vơ trùng,
do đó dùng kháng sinh khơng có giá trị nhiều trừ khi có bội nhiễm. [1].
Chườm nóng có thể làm giảm triệu chứng đau đối với các tổn thương sớm.
Chắp thường tự tiêu tan sau nhiều tuần. Những chắp to hoặc chắp dai dẳng có
thể sử dụng corticoid nhưng phải được bác sĩ khám và theo dõi. Cũng có thể
chích chắp, hoặc kết hợp cả hai phương pháp. Ngồi ra, lạnh đơng hay laser
được sử dụng thử nghiệm với một số trường hợp và cho kết quả tốt. [2], [3].
Mụt lẹo là tình trạng nhiễm trùng các tuyến bã nhờn ở chân lông mi
(tuyến Zeiss), thường do tụ cầu vàng. Mụt lẹo kèm theo một nhọt bao quanh
6
một hành lơng (bulbesilux), lúc đầu có cảm giác nóng rát ở bờ mi kéo theo đau
khi sờ nắn ngoài da, mụt lẹo có trung tâm là một lơng mi, đau nhức, rất nhạy
cảm khi nắn tay vào. Đôi khi lẹo bị che lấp bởi phù mi, những trường hợp mụt
lẹo tái phát cần làm các xét nghiệm, để phát hiện đái tháo đường [2], [3].
Điều trị: Cho kháng sinh tại chỗ dưới dạng thuốc mỡ tra mắt kết hợp chích
lẹo nếu sưng to, trong trường hợp nhiễm trùng lan rộng cả mí nên sử dụng
kháng sinh tồn thân.
- Quặm mí
Là sự lộn vào của bờ mí, bệnh nặng bởi những biến chứng giác mạc thứ
phát do cọ xát của lơng mi (kích thích giác mạc, lt giác mạc và sẹo đục
giác mạc). Quặm là một trong những biến chứng của nhiều bệnh như do tuổi
già, sẹo kết mạc sụn, do co thắt, do bẩm sinh.
Theo Hoàng Ngọc Chương, tại thành phố Huế (1998) quặm chiếm tỷ lệ
1,07% [6]. Theo Hà Huy Tài, năm 1996 tỷ lệ quặm ở nước ta là 1,17% [18].
Điều trị: Có chỉ định phẩu thuật trong hầu hết các trường hợp.
- Viêm loét giác mạc
Là một bệnh xã hội đứng hàng thứ tư sau các bệnh gây mù như đục thể
thủy tinh, bệnh mắt hột, bệnh glôcôm. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, nam giới gặp
nhiều hơn nữ giới.
Các tác nhân gây viêm loét giác mạc là: Do sang chấn trong sinh hoạt,
trong nông nghiệp, trong công nghiệp. Đặc biệt nước ta sống chủ yếu bằng
nơng nghiệp, tình trạng máy móc trang thiết bị lạc hậu, những sang chấn nông
nghiệp nhất là vào mùa gặt lúa gặp nhiều, người dân thường tham công tiếc
việc, điều trị không đúng dẫn đến viêm loét giác mạc nặng nề hơn. Biến
chứng của viêm loét giác mạc: Phòi màng Descemet thủng giác mạc mà hậu
quả là gây sẹo trên giác mạc gây giảm thị lực, có khi dẫn đến mù lòa.
7
Điều trị: Loại bỏ các nguyên nhân gây tổn thương chống nhiễm trùng
bằng kháng sinh, điều trị biến chứng nếu có bằng tiểu thủ thuật và phẫu thuật.
- Bệnh khơ mắt (Xerophthalmia)gây ra do thiếu vitamin A
Là nguyên nhân gây mù hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi tại các nước
đang phát triển. [10], [18], bệnh thường xuất hiện sau một đợt ốm kéo dài, đặc
biệt là sốt phát ban sởi, viêm phổi, sơ nhiễm lao, rối loạn tiêu hóa …Đó là
nguyên nhân trực tiếp gây sự rối loạn chuyển hóa trên cơ địa đã thiếu sẵn
VitaminA.
- Trẻ bị bệnh thường thuộc thành phần nghèo, gia đình đơng con, cha
mẹ không hiểu biết nhiều, không được bú sữa mẹ, có những tập qn kiêng cữ
khơng hợp lý trong ăn uống trong quá trình trẻ bị bệnh. [1], [23].
- Viêm màng bồ đào
Hình thái hay gặp nhất là viêm màng bồ đào trước cấp diễn, bệnh nhân
đau nhức ở hai mắt, đau nhiều về đêm, ấn vùng thể mi đau nhiều hơn, chảy
nước mắt, chói sáng thị lực giảm do tiền phịng vẫn đục và tích tụ xuất tiết
trước đồng tử. Mắt đỏ, cương tụ nhiều nhưng khơng có ghèn hoặc mủ.
Điều trị: Dùng thuốc giãn đồng tử sớm để tránh dính mống mắt phối
hợp với liệu pháp costicoid, điều trị ngoại khoa nhằm giải quyết các biến
chứng của viêm màng bồ đào như glôcôm thứ phát, đục thể thủy tinh.
- Bệnh Glơcơm góc đóng
Glơcơm là một tình trạng áp lực của mắt tăng quá mức bình thường.
Bình thường áp lực này từ 17 – 22 mmHg. [2], [15]. Đây là một trong những
nguyên nhân gây mù lòa tuy xếp sau nguyên nhân đục thể thủy tinh nhưng
nghiêm trọng hơn mù do đục thể thủy tinh.
Tỷ lệ mắc vào khoảng 0,4% nếu ở người trên 40 tuổi, tỷ lệ này khoảng
2%, nữ gặp nhiều hơn nam với tỷ lệ 2/3. Thường gặp ở cả hai mắt, có tiền sử
gia đình và những người có tật viễn thị [18]. Glơcơm góc đóng và viêm màng
8
bồ đào trước là hai bệnh cấp cứu trong nhãn khoa, có ảnh hưởng nhiều đến
chức năng thị giác, tuy nhiên cần phải phân biệt với viêm kết mạc vì các biểu
hiện lâm sàng dễ gây nhầm lẫn trong khi xử trí laị hồn tồn khác nhau cũng
như hậu quả của hai bệnh này là rất nặng nề.
- Chấn thương mắt
Chấn thương mắt chiếm tỷ lệ 0,37% các bệnh mắt, chiếm 16% các chấn
thương và khoảng 20% các tai nạn dân sự.[9].
Trong chấn thương mắt thì chấn thương xuyên thủng nhãn cầu chiếm
48%, chấn thương đụng dập chiếm 39,5%, chấn thương mi mắt chiếm 9,4%,
bỏng mắt chiếm 2,6%. Tuổi từ 2 – 7 tuổi trong đó tuổi lao động chiếm 40%,
nam chiếm 80%, nữ 20% [9].
Đây là một cấp cứu nhãn khoa thường gặp do tai nạn giao thông, tai
nạn sinh hoạt, lao động. Hiện nay cùng với sự phát triển của xã hội, của
phương tiện giao thông, tai nạn ngày càng tăng lên hậu quả nặng nề do những
người bị chấn thương thường trẻ tuổi, là những lao động chính trong gia đình.
Điều trị: các trường hợp chấn thương mắt được coi là một cấp cứu. Tủy
theo các hình thái lâm sàng mà có hướng điều trị tích cực để giảm tổi thiểu
các biến chứng dẫn đến giảm thị lực hoặc mù lòa. [25].
1.3. CÁC BỆNH GÂY MỜ MẮT
Mờ mắt hay giảm thị lực là một trong những lý do chính để người bệnh
đến khám mắt, và cũng đa số các bệnh ở mắt có ảnh hưởng đến thị lực với
nhiều mức độ cũng như tính chất. Một số các bệnh gây mờ mắt thường gặp
sau đây.
1.3.1. Đục thể thủy tinh
Theo WHO (1996) trên thế giới có trên 15 triệu người mù do đục thể
thủy tinh cần phẫu thuật, mỗi năm lại có 2 triệu người mù mới do đục thể thủy
9
tinh. Ở Việt Nam, tỷ lệ mù do đục thể thủy tinh cần mổ vào khoảng 0,5%
[18]. Hiện nay tỷ lệ mù do đục thể thủy tinh đứng hàng đầu trên thế giới.
Đục thể thủy tinh hay gặp ở người lớn tuổi, đối với người ít tuổi thường
do bệnh lý hoặc bẩm sinh. Nguyên nhân chính gây đục thể thủy tinh là do rối
loạn q trình dị hóa glucose trong thể thủy tinh làm rối loạn quá trình tổng
hợp protein của thể thủy tinh.
Biến chứng của đục thể thủy tinh nếu không được phát hiện và điều trị
đúng là glôcôm thứ phát và viêm màng bồ đào.
Điều trị: Dùng thuốc tùy theo giai đoạn và phẫu thuật khi thị lực giảm ảnh
hưởng đến sinh hoạt. Hiện nay phẫu thuật đục thể thủy tinh triển khai đến tận
các trung tâm y tế huyện, một số nơi có phẫu thuật tại xã. Đây là một trong
những công tác trọng điểm của giải pháp phòng chống mù lòa ở cộng đồng.
1.3.2. Tật khúc xạ
Có hai loại tật khúc xạ: Tật khúc xạ hình cầu gồm cận thị và viễn thị.
Tật khúc xạ không hình cầu hay cịn gọi là loạn thị. Biểu hiện chính của tật
khúc xạ là mỏi mắt, nhìn mờ hoặc kèm theo nhức đầu. Điều chỉnh tật khúc xạ
chủ yếu vẫn là đeo kính. Để có được số kính chính xác mà bệnh nhân cần đeo
phải thử thị lực, đo khúc xạ bằng Javal kế, khúc xạ kế tự động, hoặc soi bóng
đồng tử, sau đó thử lại với kính. Những trường hợp viễn thị, nhất là với trẻ em
cần liệt điều tiết để đo chính xác hơn. Có nhiều loại kính đeo như kính gọng
ngồi, kính sát trịng. Hiện nay điều chỉnh tật khúc xạ, nhất là cận thị cịn có
phương pháp phẫu thuật khúc xạ, phẫu thuật Laser Excimer, ghép giác mạc
lớp, lạng giác mạc, ghép bồi giác mạc. [4], [9].
Chứng cận thị đang gia tăng đến mức báo động trong thanh thiếu niên
nước ta. Ngoài yếu tố di truyền, cận thị cịn chịu tác động của mơi trường học
tập và lao động. [12], [13]. Một kết qủa điều tra của Đặng Anh Ngọc và cộng
sự ở các trường tiểu học và trung học cơ sở tại Hải Phòng, Thái Nguyên, Hồ
10
Chí Minh và Lai Châu cho thấy tỷ lệ học sinh học thêm ngoài tăng dần theo
cấp học (34,6% ở cấp tiểu học; 45,85% ở THCS). Ở đồng bằng cao hơn ở
miền núi (34.16% ở đồng bằng so với 7,24% ở miền núi). Và tỷ lệ cận thị cao
ở những học sinh học thêm nhiều (14,75% so với 3,46%). [14].
1.3.3. Glơcơm góc mở
Đây là một loại glơcơm mãn tính trong đó góc tiền phịng mở rộng và
ngun nhân tăng nhãn áp do trở ngại tại vùng bè. - Bệnh gặp nhiều ở các
nước Âu, Mỹ. Người da trắng và da đen tỷ lệ mắc bệnh glơcơm góc mở so với
glơcơm góc đóng khoảng 9/10. Tuy nước ta nằm trong khu vực tỷ lệ mắc
bệnh glơcơm góc mở ít nhưng do trình độ nhận thức về bệnh tật chưa cao,
kinh tế khó khăn và mạng lưới y tế cơ sở chưa rộng khắp và hiệu quả nên
thường khi bệnh nhân đến viện đã ở vào giai đoạn trầm trọng, khó phục hồi
thị lực [18], [22].
- Glơcơm góc mở tiến triển một cách âm thầm, cuối cùng dẫn đến mù
lịa nếu khơng được điều trị. Giai đoạn sớm chủ yếu là tổn hại thị trường, thị
lực giảm chậm nhưng có thể dẫn đến mù nếu không điều trị kịp thời.
- Điều trị bằng thuốc hạ nhãn áp, nếu khơng đáp ứng có thể phẫu thuật.
11
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Gồm 280 sinh viên năm thứ nhất hệ chính quy ngành bác sĩ đa khoa
được khảo sát vào tháng 2 năm 2008 tại Trường Đại học Y Dược Huế.
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tƣợng
- Chúng tôi tiến hành điều tra 4 lớp của trường Đại học Y Dược năm I hệ
chính quy, chuyên ngành Bác sĩ đa khoa.
- Tổng cộng gồm có 280 sinh viên được khảo sát.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ đối tƣợng
- Các sinh viên không tham gia buổi hướng dẫn để trả lời bộ câu hỏi.
- Các sinh viên nghỉ học không tiếp cận được.
- Các sinh viên mắc bệnh không đi học được.
- Các sinh viên đi tham gia chương trình Rung Chng Vàng...
2.1.3. Địa bàn nghiên cứu
- Trường Đại học Y Dược Huế.
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
- Nghiên cứu ngang mà đối tượng nghiên cứu là sinh viên năm I hệ
chính quy trường Đại học Y Dược Huế.
- Điều tra phỏng vấn
2.2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu
Thiết kế mẫu phiếu điều tra
Phiếu điều tra nhận thức về các bệnh mắt thơng thường gồm có hai phần.
12
2.2.3. Công cụ thu thập thông tin
- Các tài liệu liên quan đến chủ đề nghiên cứu.
+ Được thiết kế theo mẫu chung cho tất cả sinh viên năm I, trường Đại
học Y Dược Huế, hệ chính quy, chuyên ngành bác sĩ Đa khoa.
+ Câu hỏi đơn giản, cụ thể, dể hiểu.
+ Dễ điền các ý kiến cho từng sinh viên.
+ Câu hỏi được bố trí hợp lý để thuận tiện phân tích và xử lý số liệu.
2.2.4. Phƣơng pháp thu thập thông tin
- Phương pháp trực tiếp:
+ Tập trung sinh viên theo từng lớp.
+ Sau khi phát phiếu, hướng dẫn cách ghi từng phiếu điều tra và thu
lại vào cuối buổi.
2.2.5. Nội dung thu thập thông tin
2.2.5.1. Phần hành chính
Họ và tên:
Tuổi:
Giới: Nam Nữ
Lớp:
Q qn:
Nơng thơn:
Thành thị, thị xã:
Ngày điều tra:
2.2.5.2. Phần điều tra (Trả lời các câu hỏi)
I. Nhận thức về các bệnh mắt thơng thường:
1. Bạn có biết mắt dùng để làm gì:
Nhìn
Thẩm mỹ
13
Cả hai công dụng trên
2. Cấu tạo của mắt gồm:
Bộ phận bảo vệ (Mi mắt, hốc mắt)
Nhãn cầu (Tròng mắt)
Đường thị giác (Thần kinh thị giác).
Cả 3 thành phần trên
3. Bộ phận nào của mắt dễ bị tổn thương:
Mi mắt
Kết mạc (Tròng trắng của mắt).
Giác mạc (Tròng đen của mắt).
4. Bạn từng bị bệnh mắt bao giờ chưa:
Rồi Chưa
5. Bạn đã được nghe nói về các bệnh mắt thơng thường:
Có Khơng
6. Nếu có, bạn được biết qua:
Thơng tin đại chúng
Cán bộ y tế
Trường học (bài học ở trường)
Những người xung quanh.
7. Theo bạn, những bệnh mắt thường gặp gồm:
Đỏ
Mờ
Tật khúc xạ (Cận thị, viễn thị, loạn thị)
Chấn thương
Bệnh mi mắt (Chắp, lẹo, viêm bờ mí)
8. Bệnh mắt có lây lan không:
14
Có Khơng
9. Nếu có thì lây qua đường nào:
Dùng chung khăn chậu.
Tay – Mắt.
Khơng khí.
10. Loại bệnh mắt nào có thể lây:
Đỏ (Viêm kết mạc).
Mắt hột.
Chắp, mụt lẹo.
Khác.
II. Thái độ và hành vi phòng và chữa bệnh:
11. Bệnh mắt có phịng bệnh được khơng:
Có Khơng
12. Phịng bệnh cần phải làm gì:
Nước sạch.
Vệ sinh cá nhân.
Đeo kính bảo hộ.
13. Khi bị một vật gì bay vào mắt, bạn nên làm gì:
Mua thuốc điểm.
Dụi, day, thổi cho ra.
Đến phịng khám mắt.
14. Khi bị đỏ mắt, bạn nên làm gì:
Tự mua thuốc nhỏ mắt.
Đến phịng khám mắt.
Khơng cần dùng thuốc.
15
Phiếu điều tra được phát cho các sinh viên Y khoa năm thứ nhất hệ
chính qui theo từng lớp, hướng dẫn cách điền và đánh dấu trả lời câu hỏi điều
tra, ngày hôm sau thu lại phiếu điều tra.
Phiếu hợp lệ là các phiếu có điền đầy đủ thơng tin và trả lời đủ tất cả
các câu hỏi.
Tất cả các phiếu thu lại được sắp xếp theo lớp và xử lý trên phần mềm.
16
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Qua điều tra nhận thức hiểu biết về bệnh mắt thông thường ở 280 sinh
viên năm thứ nhất - hệ chính quy - chuyên ngành Bác sĩ đa khoa của Trường
Đại học Y Dược Huế, kết quả thu được như sau :
3.1. PHẦN CHUNG
3.1.1. Phân bố sinh viên theo lớp
Bảng 3.1: Phân bố theo lớp
Lớp
Tổng số
Số khảo sát
Tỷ lệ (%)
Y1A
93
77
82,8
Y1B
92
68
73,9
Y1C
94
78
83,0
Y1D
79
57
72,2
Tổng cộng
358
280
78,2
Qua bảng 1 chúng tôi thấy SV lớp Y1C hợp tác điều tra là 83,0%, Y1A
là 82,8% sau đó đến Y1B chiếm 73,9% và Y1D là 72,2%.
3.1.2. Phân bố theo giới
Bảng 3.2: Phân bố theo giới
Giới
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Nam
172
61,4
Nữ
108
38,6
Tổng cộng
280
100
17
38.6
61.4
Nam
Nữ
Biểu đồ 3.1. Phân bố theo giới
Nhận xét: số sinh viên nam chiếm tỷ lệ cao hơn (61,4%) sinh viên nữ
(38,6%).
3.1.3. Phân bố theo quê quán
Bảng 3.3: Phân bố theo quê quán
Quê quán
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Nông thôn
223
79,6
Thành thị
57
20,4
Tổng cộng
280
100
Qua bảng 3.3 chúng tôi thấy tỷ lệ sinh viên xuất thân ở vùng nông thôn
chiếm tỷ lệ 79,6% cao hơn so với sinh viên sống ở thành thị.
3.2. PHẦN ĐÁNH GIÁ VỀ SỰ HIỂU BIẾT
3.2.1. Nhận thức về các bệnh mắt thơng thƣờng
Bảng 3.4: Cơng dụng của mắt
Bạn có biết mắt dùng để làm gì
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Nhìn
278
99,3
Thẩm mỹ
47
10,8
Cả hai
156
55,7
18
Tỷ lệ
100
%
99.3
80
55.7
60
40
10.8
20
0
Thẩm mỹ
Nhìn
Cả hai
Cơng cụ
mắt
Biểu đồ 3.2. Cơng dụng của mắt
Qua bảng 3.4 chúng tôi thấy tỷ lệ SV trả lời câu hỏi : “Mắt dùng để nhìn”
chiếm 99,3%. Có một số ít hơn trả lời cho thẩm mỹ (10,8%). Số sinh viên trả
lời cả hai công dụng chiếm 55,7%.
3.2.2. Cấu tạo của mắt
Bảng 3.5: Hiểu biết về cấu tạo của mắt
Cấu tạo của mắt gồm
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Bộ phận bảo vệ (mi mắt, hốc mắt)
182
65
Nhãn cầu (tròng trắng)
233
83,2
Đường thị giác (thần kinh thị giác)
143
51,1
Cả 3 thành phần trên
69
24,6
Nhận xét: tỷ lệ sinh viên trả lời cấu tạo của mắt gồm nhãn cầu (tròng
trắng) là cao nhất 83,2%, tiếp đến là cấu tạo gồm mi mắt, hốc mắt chiếm 65%,
đường thần kinh thị giác chiếm 51,1% và cấu tạo gồm cả ba thành phần trên
chiếm 24,6%.
19
3.2.3. Bộ phận nào của mắt dễ bị tổn thƣơng
Bảng 3.6: Bộ phận của mắt dễ bị tổn thương
Bộ phận nào của mắt dễ bị tổn thương
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Mi mắt
25
8,9
Kết mạc (tròng trắng của mắt).
100
35,7
Giác mạc (tròng đen của mắt)
192
68,6
Giác mạc
Bộ phận
của mắt
68.6
Tỷ lệ70
%
60
50
35.7
40
30
20
8.9
10
0
Mi mắt
Kết mạc
Biểu đồ 3.3. Bộ phận của mắt dễ bị tổn thƣơng
Nhận xét: Số sinh viên cho rằng bộ phận dễ bị tổn thương của mắt là giác
mạc (tròng đen của mắt) chiếm tỷ lệ cao nhất 68,6%, sau đó là kết mạc hay
trịng trắng của mắt chiếm 35,7%, chỉ có 8,8% cho rằng mi mắt là bộ phận dễ
bị tổn thương.
20
3.2.4. Bạn từng bị bệnh mắt chƣa ?
Bảng 3.7: Tình hình mắc bệnh về mắt trước đó
Bạn từng bị bệnh mắt bao giờ chưa
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Rồi
215
76,8
Chưa
65
23,2
Nhận xét: Tỷ lệ sinh viên đã từng bị bệnh về mắt qua khảo sát chiếm tỷ lệ
cao hơn so với số sinh viên chưa từng mắc bệnh mắt. Sự khác biệt này có ý
nghĩa thống kê với p<0,05.
3.2.5. Bạn đã đƣợc nghe nói về các bệnh mắt thông thƣờng
Bảng 3.8: Nhận biết về bệnh mắt thơng thường
Bạn đã được nghe nói về các bệnh mắt thơng thường
Số lượng Tỷ lệ (%)
Có
275
98,2
Khơng
05
1,8
1.8
Có
Khơng
98.2
Biểu đồ 3.4. Nhận biết về bệnh mắt thông thƣờng
Qua bảng 8 từ kết quả cho thấy số SV đã được nghe nói về các bệnh mắt
thông thường là 98,2%, khác biệt rất có ý nghĩa thống kê với tỷ lệ sinh viên
chưa từng nghe nói về bệnh mắt thơng thường (p<0,01).
21
3.2.6. Nếu có, bạn đƣợc biết qua phƣơng tiện gì ?
Bảng 3.9: Phương tiện giúp nhận thức được bệnh mắt thơng thường
Nếu có bạn biết qua phương tiện
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Thông tin đại chúng
202
72,1
Trường học (các bài học ở trường)
164
58,6
Cán bộ Y tế
83
29,6
Những người xung quanh
127
45,4
Tỷ lệ 80
% 70
72.1
58.6
60
45.4
50
29.6
40
30
20
10
0
Thông tin đại
chúng
Trường học
Cán bộ y tế
Những người Phương
xung quanh
tiện
Biểu đồ 3.5. Phƣơng tiện giúp nhận thức đƣợc bệnh mắt thông thƣờng
Nhận xét: chúng tôi thấy phần lớn số SV biết được các bệnh về mắt qua
phương tiện thông tin đại chúng chiếm 72,1%, qua các bài học ở trường
chiếm 58,6%. Có tỷ lệ khá lớn (45,4%) được biết qua những người xung
quanh, và chỉ có 29,6% biết qua cán bộ y tế.
22
3.3. NHỮNG BỆNH MẮT THƢỜNG GẶP
3.3.1. Loại bệnh mắt thƣờng gặp
Bảng 3.10: Loại bệnh mắt thường gặp
Loại bệnh mắt thường gặp
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Đỏ
163
58,2
Mờ
53
18,9
Tật khúc xạ (Cận thị, viễn thị, loạn thị)
212
75,7
Chấn thương
27
9,6
Bệnh mi mắt (Chắp, mụt lẹo)
71
25,4
Tỷ lệ 80
% 70
60
50
40
30
20
10
0
75.7
58.2
25.4
18.9
9.6
Đỏ
Mờ
Tật khúc xạ
Chấn
thương
Bệnh mi
mắt
Loại
bệnh
Biểu đồ 3.6. Loại bệnh mắt thƣờng gặp
Nhận xét: bảng 10 cho thấy tỷ lệ sinh viên biết tật khúc xạ là bệnh mắt
hay gặp nhất chiếm 75,7%. Tiếp đó là đỏ mắt chiếm 58,2%, bệnh ở mi mắt
chiếm 25,4%, mờ mắt chiếm 18,9%, và chỉ có 9,6% trả lời chấn thương là
bệnh mắt thường gặp. Còn số sinh viên cho rằng chấn thương là bệnh ít gặp
nhất có tỷ lệ 90,4%.
23
3.3.2. Bệnh mắt có lây lan khơng
Bảng 3.11: Nhận thức về tính chất lây lan của bệnh mắt
Bệnh mắt có lây lan khơng
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Có
270
97,8
Khơng
06
2,2
Bảng 3.11 cho thấy số sinh viên trả lời bệnh mắt có lây lan chiếm tỷ lệ
cao 97,8%.
3.3.3. Nếu có thì lây qua đƣờng nào ?
Bảng 3.12: Đường lây của bệnh mắt
Nếu có thì lây qua đường nào
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Dùng chung khăn mặt
256
91,4
Tay-mắt
67
23,9
Khơng khí
48
17,1
Nhận xét: Số sinh viên cho rằng bệnh mắt lây chủ yếu qua đường dùng
chung khăn mặt là 91,4%, qua tiếp xúc tay - mắt chiếm 23,9% và có 17,1%
cho rằng đường lây bệnh mắt là qua khơng khí.
3.3.4 Loại bệnh nào có thể lây ?
Bảng 3.13: Loại bệnh mắt có thể lây lan
Loại bệnh mắt nào có thể lây
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Đỏ (Viêm kết mạc)
156
55,7
Mắt hột
197
70,4
Chắp, mụt lẹo
58
20,7
Khác
13
4,6
Nhận xét: Số sinh viên trả lời trong các bệnh mắt có thể lây thì bệnh
mắt hột chiếm tỷ lệ cao nhất 70,4%, tiếp đó là loại bệnh đỏ mắt chiếm 55,7%,
và loại bệnh chắp, mụt lẹo có thể lây chiếm 20,7%.