Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

(SKKN mới NHẤT) một số biện pháp tổ chức thực hiện việc tăng cường tiếng việt cho trẻ dân tộc thiểu số làng yều

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.32 MB, 21 trang )

1

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN VIỆC TĂNG CƯỜNG
TIẾNG VIỆT CHO TRẺ DÂN TỘC THIỂU SỐ LÀNG YỀU
Mô tả bản chất của sáng kiến:
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Giáo dục mầm non thực hiện nhiệm vụ ni dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em
từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi. Mục tiêu của giáo dục mầm non là nuôi dưỡng, chăm
sóc, giáo dục trẻ, giúp trẻ phát triển tồn diện theo 5 lĩnh vực: phát triển thể chất,
phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ,phát triển thẩm mỹ, phát triển tình cảm
và kỹ năng xã hội, hình thành những yếu tố đầu tiên về nhân cách của trẻ.
1.

Tuổi mầm non trẻ mới bắt đầu trong q trình học nói, chính vì vậy mà
cung cấp vốn Tiếng việt cho trẻ, đặc biệt là trẻ là Người Dân tộc thiểu số là vơ
cùng quan trọng. Bởi vì trẻ dân tộc thiểu số thường hay dùng tiếng mẹ đẻ của
mình(tiếng Cơ tu), nên khó khăn trong việc tiếp nhận Tiếng Việt, dẫn đến trẻ
khó tiếp thu lời giảng của cơ bằng ngơn ngữ Tiếng Việt. Chính vì vậy việc cung
cấp vốn Tiếng Việt cho trẻ là Người Dân tộc thiểu số là vấn đề cần được quan
tâm, nhằm hình thành và phát triển những kỹ năng cần thiết cho việc học Tiếng
Việt ở các bậc học tiếptheo.
Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta sử dụng lời nói để trị chuyện, đàm
thoại, thảo luận, trình bày những hiểu biết, suy nghĩ, giải thích một vấn đề nào
đó trong cuộc sống như: Kể lại được sự việc, câu chuyện đã được nghe, được
chứng kiến, hay tự mình nghĩ ra, sáng tạo ra. Trẻ cần tập nghe, hiểu lời nói của
cơ của những người xung quanh. Sau đó tập trình bày suy nghĩ và sự hiểu biết
của mình theo ngơn ngữ Tiếng Việt. Muốn phát triển ở trẻ kỷ năng, hiểu và nói
được ngơn ngữ Tiếng Việt khi giao tiếp ở trường mầm non, theo tôi trước hết


phải cuốn hút trẻ tham gia vào hoạt động phát triển ngơn ngữ qua trị chuyện,
đàm thoại, kể chuyện, đọc cho trẻ nghe, cho trẻ làm quen với chữ cái và thông
qua các môn học khác, hoặc ở mọi lúc mọi nơi...
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: Một số biện pháp tổ chức
thực hiện việc tăng cường Tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số Làng Yều
1.1Các giải pháp thực hiện, các bước và cách thức thực hiện:Để đề tài
sáng kiến được thực hiện khả thi, phù hợp với đặc điểm vùng miền, phù hợp
thực tế địa phương và giúp trẻ em là Người dân tộc thiểu số Làng Yều tăng
cường ngôn ngữ Tiếng Việt thì bản thân tơi đã áp dụng một số biện pháp như
sau:
a. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường đưa nội dung
“Tăng cường ngôn ngữ tiếng Việt cho trẻ là Người Dân tộc thiểu số”.


2

Ngay từ đầu năm học, căn cứ kế hoạch nhiệm vụ năm học của Phòng
Giáo dục và Đào tạo Đại lộc, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của nhà trườngvới
nhiệm vụ được phân công phụ trách công tác chuyên môn nhà trường, tôi xây
dựng kế hoạch nhiệm vụ, kế hoạch giáo dục nhà trường chú trọng nội dung về
công tác tăng cường ngôn ngữ Tiếng Việt cho trẻ em là Người Dân tộc thiểu
số tại 3 lớp cụm Gò Dinh. Bám sát kế hoạch số 1418/KH-SGDĐT ngày
14/9/2017 về thực hiện Đề án “ Tăng cường Tiếng Việt cho trẻ mầm non, tiểu
học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025”
cho trẻ em thôn Yều xã Đại Hưng- Quyết định số 1008/QĐ-TTg của Thủ
Tướng ban hành ngày 02 tháng 6 năm 2016, cũng như mục đích của Chương
trình giáo dục mầm non mới khuyến khích giáo viên đưa bối cảnh văn hóa địa
phương vào trong mơi trường lớp học.
Tôi đã thực hiện xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường đưa nội dung
“Tăng cường ngôn ngữ tiếng Việt cho trẻ là Người Dân tộc thiểu số” để từng

bộ phận, từng cá nhân giáo viên phụ trách lớp có trẻ em là Người Dân tộc
thiểu số xác định nhiệm vụ trọng tâm và đưa vào kế hoạch giáo dục của lớp cụ
ở từng mục tiêu của chủ đề, từng hoạt động. Từ kế hoạch chung của nhà
trường, các tổ chun mơn, giáo viên căn cứ tình hình thực tế, đề ra các mục
tiêu cần giáo dục cho trẻ ở mỗi chủ đề làm sao cho trẻ đáp ứng được các lĩnh
vực phát triển một cách toàn diện.
Thực trạng của địa phương, nhà trường có 3 lớp tại cụm Gị Dinh có trẻ
em ở 3 độ tuổi là người Dân tộc CơTu được học phân chia theo độ tuổi. Tổng
số trẻ 3-5 tuổi là Dân tộc thiểu số năm học 2021-2022 học tại trường là 13 trẻ,
mỗi độ tuổi có từ 4-5 trẻ học hịa đồng với trẻ em người kinh.
Từ kế hoạch chung của nhà trường bộ phận chuyên môn, 3 tổ trưởng
chuyên môn xây dựng kế hoạch giáo dục của từng bộ phận chú trọng công tác
tăng cường ngôn ngữ Tiếng Việt cho trẻ em Dân tộc thiểu số tại 3 lớp học có
trẻ Dân tộc thiểu số của trường xuyên suốt cho cả năm học.Chỉ đạo giáo viên
chủ nhiệm các lớp có trẻ em là Người Dân tộc thiểu sốxây dựng kế hoạch giáo
dục năm học, kế hoạch giáo dục từng chủ đề, kế hoạch giáo dục tuần, kế
hoạch giáo dục ngày, từng hoạt động đưa nội dung giáo dục tăng cường ngôn
ngữ Tiếng Việt cho trẻ em là Người Dân tộc thiểu số và các hoạt động phù
hợp với độ tuổi, phù hợp thực tế của lớp, thực tế của trẻ Dân tộc về mức độ
tiếp thu, hiểu Tiếng Việt của trẻ.
Qua các lần sinh hoạt chuyên môn nhà trường hàng tháng, chỉ đạo giáo
viên dạy lớp có trẻ em là Người Dân tộc thiểu số xây dựng kế hoạch giáo dục
tăng cường ngôn ngữ Tiếng Việt cho trẻ Dân tộc qua nhiều hoạt động như:
Hoạt động làm quen văn học, làm quen chữ cái, khám phá khoa học, hoạt
động vui chơi, hoạt động lễ hội, hoạt động đón trả trẻ, chỉ đạo giáo viên tăng
cường giao tiếp với trẻ, tổ chức cho trẻ em Người Kinh thường xuyên chơi với
bạn, trò chuyện với bạn nhằm giúp các bạn là Người Dân tộc thiểu số mạnh


3


dạn, tự tin hơn trong giao tiếp.
Trong quá trình tổ chức các hoạt động cho trẻ, giáo viên quan tâm nhiều
hơn, giao tiếp nhiều hơn với các cháu trẻ em là Người Dân tộc, tạo cơ hội cho
trẻ được giao tiếp bằng ngôn ngữ Tiếng Việt.
b. Biện pháp 2: Công tác bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho giáo viên
và giáo viên dạy lớp có trẻ dân tộc thiểu số một cách phù hợp.
Công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ là việc làm thường xuyên và
trọng yếu của nhà trường trong mỗi năm học để đáp ứng nhu cầu của việc thực
hiện nhiệm vụ năm học cũng như đạt mục tiêu giáo dục đề ra. Trong bối cảnh
mới với tình hình dịch bệnh covid-19 diễn biến phức tạp thì việc linh hoạt trong
thực hiện nhiệm vụ chun mơn phải đòi hỏi người cán bộ quản lý, giáo viên
phải linh hoạt, thích ứng trong tình hình mới nhưng vẫn đáp ứng mục tiêu đề ra.
Đặc biệt là phải luôn nhạy bén trong việc xây dựng mục tiêu giáo dục phải luôn
chú trọng việc phát triển ngôn ngữ Tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số để giúp trẻ
hòa nhập cũng với bạn khi đến trường mầm non. Cho nên giáo viên là người
quan trọng nhất trong việc thực hiện trọng trách dạy trẻ dân tộc thiểu số học hòa
nhập. Xác định được tầm quan trọng đó ngày từ đầu năm học, thông qua các lần
sinh hoạt chuyên môn tôi đã hướng dẫn cho giáo viên trong việc xây dựng mục
tiêu giá dục cần xác định đâu là rào cản đối với trẻ nói chung và trẻ dân tộc thiểu
số nói riêng để tìm cách tháo gỡ rào cản khó khăn về ngôn ngữ để giúp trẻ
mạnh dạn hơn trong giao tiếp, mạnh dạn trao đổi với cô và bạn một cách tự tin
thì địi hỏi giáo viên phải có kiến thức, kỹ năng hướng dẫn trẻ thực hiện các
nhiệm vụ cô giáo phải là người bạn, người mẹ cùng đồng hành với trẻ trong mọi
hoạt động, tạo cơ hội cho trẻ được bày tỏ quan điểm, suy nghĩ để từ đó giúp trẻ
vượt qua rào cản khó khăn để hồn thành nhiệm vụ mà cơ giao phó. Muốn thực
hiện được nhiệm vụ dạy trẻ nói rỏ tiếng Việt thì cơ giáo dạy lớp có trẻ là người
dân tộc thiểu số phải am hiểu được một số từ mẹ đẻ của trẻ thông dụng hằng
ngày để kết hợp trong việc hướng dẫn cho trẻ sử dụng song ngữ. Giáo viên có
thể tìm hiểu thêm từ cha mẹ trẻ, thơng qua các lần sinh hoạt cộng đồng tại Làng

Yều, thông qua sách, mạng internet…
Bên cạnh đó chun mơn nhà trường cũng đã hướng dẫn cho giáo viên đứng
lớp có trẻ là người dân tộc thiểu số đến tận nhà để tìm hiểu thêm những từ thông
dụng giữa tiếng Cơ tu và tiếng Việt để trang bị thêm hiểu biết về ngôn ngữ văn
hóa của người dântrong việc tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ một cách dễ
dàng và thuận lợi hơn rất nhiều. Đây cũng là một trong những nội dung mà cần
học hỏi để trang bị thêm cho cá nhân giáo viên khi đứng lớp có trẻ là đân tộc
thiểu số tự tin cùng trẻ giải quyết những khó khăn về ngơn ngữ ở trường mầm
non.
c. Biện pháp 3: Chỉ đạo xây dựng môi trường chữ trong lớp học, trong
môi trường hoạt động của trẻ.


4

Đối với trẻ mầm non đang trong giai đoạn giữa của q trình phát triển
ngơn ngữ nói chung thì trẻ người dân tộc thiểu số ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ cũng
đang quá trình phát triển dang dở. Vì vậy điều cần nhất lúc này của một giáo
viên là làm thế nào để hỗ trợ trẻ phát triển ngôn ngữ không gì hơn là tạo ra mơi
trường học tập ngơn ngữ tương tự như cách cha mẹ trẻ hỗ trợ trẻ ở nhà. Môi
trường học tập giàu ngôn ngữ tương tự như bối cảnh tự nhiên trẻ tiếp thu ngôn
ngữ ở nhà. Chính vì lẻ đó giáo viên cần tạo ra môi trường học tập giàu ngôn ngữ
gần gũi, rỏ ràng, xác định được tầm quan trọng về môi trường ngôn ngữ cần tạo
ra cho trẻ, tôi đã chỉ đạo thực hiện vệcxây dựng mơi trường chữ trong và ngồi
lớp học có vai trị quan trọng trong thực hiện mục tiêu phát triển ngôn ngữ cho
trẻ mầm non, chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5 tuổi vào học lớp 1 ở trường phổ thơng,
và nó cịn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc tăng cường ngôn ngữ Tiếng
Việt cho trẻ em là Người Dân tộc thiểu số.Tiếp tục chỉ đạo duy trì và phát huy
tốt cơng tác xây dựng mơi trường chữ trong và ngồi lớp học giúp trẻ được làm
quen chữ cái, làm quen ngôn ngữ Tiếng Việt. Các chữ cái có trong Từ, trong

Tiếng đi cùng với các hình ảnh, các góc hoạt động ở trường, lớp mẫu giáo một
cách phù hợp, có ý nghĩa, hấp dẫn thu hút trẻ làm quen chữa cái, làm quen vốn
từ, phát triển ngôn ngữ một cách mạch lạc.
Công tác xây dựng môi trường chữ trong lớp học, trong các khu hoạt động
của trẻ được đưa vào biểu điểm thi đua của giáo viên ngay từ đầu năm học, chỉ
đạo tất cả giáo viên trong nhà trường xây dựng môi trường chữ ở tất cả các góc
hoạt động của lớp học, các đồ dùng, từng loại cây, loại hoa trong sân trường, tạo
cho trẻ sự hứng thú, tích cực làm quen, ôn luyện các chữ cái đã học, sắp học, đặc
biệt các lớp có trẻ em là Người Dân tộc thiểu số, chỉ đạo giáo viên thường xuyên
hơn, chú trọng hơn trong việc tạo cơ hội cho trẻ được phát âm các chữ cái, được
phát triển ngôn ngữ qua các tiếng, các từ, các câu phù hợp với hình ảnh cơ trang
trí, xây dựng ở mơi trường hoạt động của trẻ.
Thơng qua hình thức tổ chức “Hội thi xây dựng mơi trường giáo dục lấy
trẻ làm trung tâm” trong và ngoài lớp học ngay từ đầu năm học đưa nội dung
xây dựng môi trường chữ trong trong môi trường cho trẻ hoạt động tạo môi
trường chữ trong nhà trường phong phú, đa dạng, phù hợp với đặc điểm tâm
sinh lý lứa tuổi, phù hợp thực tế nhà trường. Tất cả đã hưởng ứng tịch cực và
mang lại hiệu quả cao trong việc tạo mơi trường cho trẻ học tập tích cực. Một
mơi trường học tập tích cực, an tồn và phong phú sẽ tạo cho trẻ cảm giác thoải
mái dễ đạt hiệu quả cao, trẻ dễ dàng cởi mở tiếp nhận những gì đang diễn ra
xung quanh và bắt đầu thích thú với việc khám phá, học tập. Bởi trẻ không chỉ
học từ người lớn mà còn học từ các bạn trong lớp, tạo cơ hội cho trẻ tương tác
và nói chuyện sẽ có lợi cho sự phát triển ngơn ngữ của trẻ, thậm chí trẻ có thể
tiếp thu ngơn ngữ bằng việc nghe người khác nói và tương tác. Để thực hiện
được điều này thì cơ giáo ln tìm cách tạo cho trẻ sự gần gũi, giúp trẻ cảm thấy
dễ chịu và thoải mái khi ở bên cô, tạo cơ hội cho trẻ có thể sử dụng ngơn ngữ ở
nhà có thể là tiếng mẹ đẻ, thể hiện bản thân bằng bất cứ cách nào nếu trẻ cảm


5


thấy tự tin khi nói tiếng Việt thơng qua cử chỉ, hình vẽ, điệu bộ…từ đó việc phát
triển và dạy trẻ nói ngơn ngữ một cách thuận lợi và dễ dàng đạt hiệu quả cao.
d. Biện pháp 4:Thường xuyên tổ chức các hoạt động để tăng cường ngôn
ngữ tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số ở mọi lúc mọi nơi.
Như chúng ta đã biết người làm công tác giáo dục ln kỳ vọng tất cả mọi trẻ
em đều có cơ hội phát triển một cách toàn diện và phát huy tối đa tiềm năng của
mình.Khi trẻ có mức độ thỏa mái và sự tham gia cao trong học tập, chúng ta
nhận ra rằng trẻ sẽ phát triển toàn diện.Tuy nhiên hiện nay hiện nay nhiều trẻ
mầm non gặp không ít những rào cản ảnh hưởng đến quá trình học tập của trẻ và
sự tham gia trong lớp học, trong đó có rào cản về ngơn ngữ. Trẻ có thể phải trải
nghiệm những rào cản này trong môi trường lớp học qua đồ dùng dạy học, cách
thức tổ chức hoạt động và các tương tác hằng ngày(đặc biệt là tương tác giữa
người lớn với trẻ).Những rào cản này khiến trẻ không được hưởng lợi đầy đủ và
phát huy tiềm năng của mình. Nhiều nhóm trẻ, đặc biệt là trẻ em thuộc cộng
đồng dân tộc thiểu số xa xôi hẻo lánh và khó khăn, những trẻ này thường lớn lên
trong nghèo đói, nói ngơn ngữ mẹ đẻ(Cơ tu) khác với ngơn ngữ ở trường học, và
trải nghiệm sự khác biệt giữa văn hóa gia đình và trường học như là những rào
cản đối với việc học của trẻ. Chính vì những lý do như vậy mà giáo viên mầm
non đóng vai trị quan trọng trong việc xóa bỏ rào cản ảnh hưởng đến việc hoạc
tập của trẻ, bao gồm cả trẻ em là người dân tộc thiểu số, giáo viên sẽ là người hỗ
trợ sự phát phát triển các kỹ năng, đa dạng ngôn ngữ trong lớp học để đảm bảo
tất cả mọi trẻ đều được phát triển tiềm năng của mình. Nhận định được tầm quan
trọng của người giáo viên ngay từ đầu năm học tôi đã hướng dẫn cho giáo viên
thực hiện việc áp dụng 8 điểm hành động giáo dục theo quan điểm lấy trẻ làm
trung tâm vào trong tất cả các hoạt động hằng ngày để tổ chức cho trẻ. Chú rọng
rèn ngôn ngữ Tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số qua hoạt động làm quen văn
học, hoạt động làm quen chữ cái giáo viên cần lựa chọn những bài thơ, câu
chuyện, những bài đồng dao giúp cho trẻ phát triển ngôn ngữ một cách dễ dàng.
Hơn thế nữa là hoạt động tổ chức vui chơi ở các góc, ngồi trời thì giáo viên cần

giúp trẻ là người dân tộc thiểu số thực hiện tương tác cùng bạn để hồn thành
nhiệm vụ chơi thì u cầu trẻ phải biết giao lưu cùng bạn chính vì vậy ở những
hoạt động chơi ở góc, ngồi trời sẽ giúp trẻ hịa đồng cùng bạn nhanh và trao dồi
ngơn ngữ Tiếng Việt qua quá trình chơi, thao tác vai, phản biện, phối hợp…Ví
dụ: qua trị chơi đóng vai mẹ con thì trẻ sẽ được trao đổi thảo luận cơng việc của
mẹ hằng ngày làm gì? Nhiệm vụ của con sẽ làm gì…từ những việc đơn giản gần
gũi có thể giúp trẻ học hỏi dần ngôn ngữ Tiếng Việt thông qua bạn bè và cô giáo
sẽ là người theo dõi kịp thời để giúp trẻ tháo gỡ những khó khăn khi gặp phải
cần sự hỗ trợ của cô. Từ việc chơi cùng bạn thể hiện sự hợp tác đoàn kết và sự
quan tâm của cô giáo kịp thời sẽ là động lực to lớn giúp trẻ mạnh dạn tự tin và
luôn cảm thấy được an toàn và thoải mái khi đến trường. Đối với trẻ là người
dân tộc thiểu số thì việc sử dụng Tiếng Việt đối với trẻ là luôn mang tính mới
nên cơ giáo cũng là người thường xun lưu tâm trong quá trình tổ chức hoạt
động thực hiện tăng cường Tiếng Việt cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi từ buổi đầu đón


6

trẻ đến khi trả trẻ, cơ phải trị chuyện, hướng dẫn trẻ mạnh dạn trao đổi trong
giao tiếp…
e. Biện pháp 5:Công tác tác tuyên truyền, phối kết hợp với cha mẹ trẻ để
tăng cường Tiếng Việt cho trẻ.
Công tác tuyên truyền truyền phối kết hợp với cha mẹ trẻ là nhiệm vụ
thường xuyên và xuyên suốt trong việc chăm sóc giáo dục trẻ lúc ở trường và
khi ở nhà. Để thực hiện được điều đó thì địi hỏi người giáo viên phải thực hiện
xây dựng kế hoạch tuyền truyền với cha mẹ trẻ để phối hợp chăm sóc giáo dục
trẻ nói chung và tre dân tộc thiểu số Làng Yều nói riêng. Hầu hết cha mẹ trẻ của
Làng Yều đều là người dân nói tiếng Cơ tu là ngơn ngữ thông dụng hằng ngày
cho nên công tác tuyên truyền để cho cha mẹ cùng giáo viên phối hợp chăm sóc
giáo dục trẻ cũng là một nhiệm vụ quan trọng. Vì vậy chuyên môn nhà trường

cũng hướng dẫn cho giáo viên dạy trẻ là người dân tộc thiểu số xây dựng kế
hoạch truyền thông phải chú trọng công tác phối kết hợp với các bậc cha mẹ trẻ
Làng Yều tăng cường trị chuyện với trẻ bằng ngơn ngữ Tiếng Việt, góp phần
giúp trẻ hịa nhập cộng đồng. Thơng qua các lần họp cha mẹ trẻ đầu năm, qua
các buổi sinh hoạt tư vấn,hỏi đáp giáo viên cần hỗ trợ, trao đổi đối với các bậc
cha mẹ trẻ Làng Yều về những khó khăn, thuận lợi mà trẻ đang gặp phải khi đến
trường để cùng nhau bàn bạc thống nhất để giúp trẻ tiếp cận ngôn ngữ Tiếng
Việt một cách thuận lợi để làm cơ sở nền tảng cho trẻ bước vào bậc tiểu học sau
này. Qua các lần tuyên truyền giáo viên cần cho cha mẹ trẻ là người dân tộc
thiểu số thấy được sự cần thiết và nhận thức được việc tăng cường Tiếng Việt
cho trẻ giúp trẻ tiếp thu tốt kiến thức ở các nhà trường nói riêng và trong cộng
đồng nói chung, góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện cho trẻ.
Bên cạnh việc tuyên truyền với Ban dân chính, ban đại diện cha mẹ trẻ
tại Làng Yều, nhà trường còn tổ chức chỉ đạo thực hiện kịp thời, đầy đủ các
chế độ chính sách cho trẻ, đặc biệt là trẻ em là Người Dân tộc thiểu số nhằm
giúp cha mẹ trẻ giảm bớt những khó khăn, tạo điều kiện cho trẻ đến trường
được thuận lợi.
ê. Biện pháp 6: Làm tốt công tác tham mưu với các cấp lãnh đạo, các tổ
chức xã hội để xây dựng CSVC, đầu tư trang thiết bị cho trẻ học tập, vui
chơi.
Để có một mơi trường học tập vui chơi lành mạnh thì việc đầu tư cơ sở
vật chất trang thiết bị để phục vụ là điều kiện quan trọng để thực hiện tốt nhiệm
vụ chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc
thiểu số Làng Yều nói riêng. Nhận thức được tầm quan trọng đó bản thân đã
cùng ban giám hiệu nhà trường đã bàn bạc thống nhất đầu tư xây dựng môi
trường cho trẻ ở điểm lớp Gò Dinh để đáp ứng nhu cầu học tập vui chơi cho trẻ,
tích cực tham mưu với các ban ngành địa phương, thực hiện công tác xã hội hóa
giáo dục trong những năm học qua nhà trường cũng đã nhận được nhiều sự quan
tâm đóng góp tích cực của các ban ngành, các cấp đặc biệt là sự quan tâm của



7

ngành học đã đầu tư cho cụm lẻ Gò Dinh bộ đồ hơi liên hồn trị giá
150.000.000đ, cơng An trại Giam An Điềm hỗ trợ khu vui chơi trị giá
40.000.000đ. Năm học 2021-2022 Trại Giam An Điềm hỗ trợ bễ lọc nước sạch
tại cụm Gò Dinh trị giá hơn 15.000.000đ. Ngồi ra tài chính huyện cịn hỗ trợ
xây dựng cơng trình vệ sinh, lót gạch hiên nền, mái che trị giá hàng trăm triệu
đồng.Tháng 10 năm 2021 trong chuyến công tác tại huyện Đại Lộc Đồng chí
Nguyễn Cơng Thanh Phó Chủ tịch HĐND Tỉnh Quảng Nam và Lãnh đạo phòng
Giáo dục Đào tạo huyện Đại Lộc ghé thăm và tặng quà cho học sinh ở 3 cấp học
mầm non, tiểu học, trung học cở sở tại Làng Yều với mỗi xuất quà trị giá trên
500.000đ đây cũng là động lực to lớn về vật chất và tinh thần nhằm giúp cho trẻ
em Làng Yều có ý chí vượt khó và cố gắng nổ lực nhiều hơn trong việc học tập
của mình.
Bên cạnh những đóng góp từ các cấp nhà trường cũngtiết kiệm chi tiêu từ
nguồn ngân sách nhà nước, tổ chức mua sắm bổ sung các trang thiết bị phục vụ
công tác bán trú, mua sắm một số đồ dùng, đồ chơi phục vụ hoạt động ở các góc
chơi, đạc biệt chú trọng các đồ chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đáp ứng yêu
cầu nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, góp phần phát triển tồn diện 5 lĩnh vực cho trẻ.
Bên cạnh việc mua sắm bổ sung các thiết bị, thường xuyên tổ chức cho giáo
viên làm đồ dùng, đồ chơi từ các phế liệu, trồng cây xanh, làm vườn rau của bé,
vườn cây của bé… tạo môi trường phong phú, đa dạng cho trẻ được trãi nghiệm,
được khám phá, được hoạt động, đặc biệt thu hút trẻ em Người Dân tộc thiểu số
đi học chuyên cần, thích tham gia vào các hoạt động, được giao tiếp với cô, với
bạn bằng ngơn ngữ Tiếng Việt.
1.2. Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết (nếu là giải pháp cải tiến
giải pháp đã biết trước đó tại cơ sở):
Thực tiễn trong những năm qua, cơng tác ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ
em là Người Dân tộc thiểu số (Dân tộc Cơ Tu) trong nhà trường được duy trì thường

xuyên ở lớp Mẫu giáo tại Làng Yều. Trong nhiệm vụ tăng cường vốn Tiếng Việt cho
trẻ là Người Dân tộc thiểu số của nhà trường có những ưu khuyết điểm sau:
* Ưu điểm:
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được lãnh đạo Đảng ủy, UBND xã
Đại Hưng và các nhà tài trợ đầu tư, xây dựng khang trang, đầy đủ các trang thiết
bị cho trẻ học tập, vui chơi.
- Trẻ em là Người Dân tộc thiểu số đi học được nhà trường quan tâm và
thực hiện chế độ chính sách đúng theo quy định.
- Hàng năm trẻ 3- 5 tuổi Làng Yều ra lớp đạt tỷ lệ 100%.


8

- Trẻ được học 2 buổi/ ngày, được các cô giáo tổ chức các hoạt động giáo
dục theo Chương trình GDMN theo Thông tư 51/2020 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo.
- Năm học 2021-2022 là năm học thứ 3 các cháu được đi học bán trú,
được học phân chia theo độ tuổi, được học cùng lớp với các bạn người kinh.
*Nhược điểm:
- Tuy các cháu là Người dân tộc thiểu số được học chung lớp với trẻ
Người kinh nhưng vẫn còn vài cháu còn nhút nhát, đặt biệt là các cháu lớp bé
mới ra lớp cịn nói chuyện với nhau ở lớp là nói bằng tiếng mẹ đẻ, giáo viên
chưa hiểu trẻ muốn nói gì và khi cơ trao đổi, trị chuyện, dạy trẻ trẻ chậm hiểu,
khơng trả lời được một số câu hỏi của cô giáo, trẻ ngồi trong lớp lớ ngớ, khơng
tích cực tham gia vào các hoạt động. Trẻ chưa tự tin giao tiếp với các cô giáo
trong Ban giám hiệu khi về thăm lớp.
1.3. Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm
hiện tại (nếu là giải pháp cải tiến giải pháp đã biết trước đó tại cơ sở):
Năm học 2021-2022là năm học thứ ba trẻ em là Người Dân tộc thiểu số
của trường được về học phân chia theo độ tuổi cùng trẻ em là Người Kinh tại

trường, được tổ chức chăm sóc bán trú. Để giúp trẻ em Người Dân tộc thiểu số
tiếp tục tăng cường ngôn ngữ Tiếng Việt, tạo điều kiện cho trẻ mạnh dạn giao
tiếp trong xã hội, cộng đồng, bản thân tôi là một cán bộ quản lý trong nhà
trường, có một vài biện pháp như sau:
Xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường đưa nội dung “Tăng cường ngôn
ngữ tiếng Việt cho trẻ là Người Dân tộc thiểu số”.
Công tác bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho giáo viên và giáo viên dạy lớp có
trẻ dân tộc thiểu số một cách phù hợp.
Chỉ đạo xây dựng môi trường chữ trong lớp học, trong môi trường hoạt
động của trẻ.
Thường xuyên tổ chức các hoạt động để tăng cường ngôn ngữ tiếng Việt
cho trẻ dân tộc thiểu số ở mọi lúc mọi nơi.
Công tác tác tuyên truyền, phối kết hợp với cha mẹ trẻ để tăng cường
Tiếng Việt cho trẻ.
Làm tốt công tác tham mưu với các cấp lãnh đạo, các tổ chức xã hội để
xây dựng CSVC, đầu tư trang thiết bị cho trẻ học tập, vui chơi.
1.4. Khả năng áp dụng của sáng kiến:


9

Sáng kiến kinh nghiệm về “Một số biện pháp tổ chức thực hiện việc tăng
cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số Làng Yều” được áp dụng trong trường
mẫu giáo Đại Hưng và có khả năng áp dụng cho các trường có cùng điều kiện,
cùng hồn cảnh.
1.5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Để công tác tăng cường ngôn ngữ Tiếng Việt cho trẻ em là Người Dân tộc
thiểu số có hiệu quả cao và đi vào chiều sâu thì cần các điều kiện, phương tiện như:
Về điều kiện:
- Cán bộ, giáo viên trong nhà trường nhận thức đúng đắn về tăng cường

ngôn ngữ Tiếng Việt cho trẻ em là Người Dân tộc thiểu số, xem đây là nhiệm vụ
của mỗi cán bộ giáo viên trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ.
- Nhận thức đúng đắn của cha mẹ trẻ của Người Dân tộc thiểu số về tăng
cường ngôn ngữ Tiếng Việt cho trẻ.
Về phương tiện:
- Cơ sở vật chất nhà trường khang trang, môi trường giáo dục an toàn,
sạch sẽ, thân thiện.
- Đảm bảo các trang thiết bị cho trẻ học tập, vui chơi (Ti vi, máy vi tính,
nối mạng internet, đồ dùng, đồ chơi với các chữ cái câu chuyện, bài thơ…), môi
trường giáo dục được thiết kế, xây dựng đa dạng, phong phú, phù hợp với trẻ
mầm non,
1.6. Hiệu quả sáng kiến mang lại:
Từ những kinh nghiệm của bản thân, tôi và một số cán bộ giáo viên trong
nhà trường đã áp dụng sáng kiến kinh nghiệm“Một số biện pháp tổ chức thực
hiệc việc tăng cường Tiếng Việt cho trẻ em Dân tộc thiểu số Làng Yều” đã
đem lại hiệu quả:
Nội dung “tăng cường ngôn ngữ Tiếng Việt cho trẻ em là Người Dân tộc
thiểu số” được đưa vào kế hoạch xuyên suốt từ nhà trường, đến các bộ phận
chuyên môn, tổ chuyên môn, đến giáo viên trong kế hoạch năm, kế hoạch chủ
đề, kế hoạch tuần, ngày.
Mơi trường chữ trong và ngồi lớp học được phong phú, sinh động, phù
hợp với từng nội dung của góc, từng hình ảnh trang trí.
Trẻ ham thích đến trường, đặc biệt là trẻ em Dân tộc thiểu số, mạnh dạn,
tự tin trong giao tiếp với cô, với bạn, đặc biệt là trẻ khơng cịn nói tiếng mẹ đẻ ở
trường, ở lớp.
100% trẻ em dân tộc thiểu số từ 3-5 tuổi đến trường học tập vui chơi cùng
bạn trong lớp.


10


Thông qua các hoạt động học, hoạt động chơi ở trường, trẻ có thể kể lại
mạch lạc các câu chuyện khi được nghe cô kể, khi được xem, chơi trong các
phần mềm Kismat.
Cha mẹ trẻ có sự phối hết hợp tích cực với cơ giáo, nhà trường trong việc
tham gia xây dựng mơi trường giáo dục, tham gia chăm sóc sức khỏe cho trẻ,
tham gia các hoạt động lễ hội cùng các con, cùng các cô giáo, cùng nhà trường.
2. Những thơng tin cần được bảo mật - nếu có: không
3. Danh sách những thành viên đã tham gia áp dụng thử hoặc áp
dụng sáng kiến lần đầu - nếu có:
T
T
1

Họ và tên
Nguyễn Thị Lựu

2

Đỗ Thị Thúy Kiều

3

Nguyễn Thị Thể

4

Lê Thị Hạ Lành

5


Lương Thị Mỹ Lệ

6
7

Nguyễn Thị Kim
Thùy
Ngô Thị Châu

8

Võ Thị Thủy

9

Phan Thị Luyến

10

Trương Thị Thu

Nơi công tác

Nơi áp dụng sáng kiến

Trường MG
Đại Hưng
Trường MG
Đại Hưng

Trường MG
Đại Hưng
Trường MG
Đại Hưng
Trường MG
Đại Hưng
Trường MG
Đại Hưng
Trường MG
Đại Hưng
Trường MG
Đại Hưng
Trường MG
Đại Hưng
Trường MG
Đại Hưng

Bộ phận bán trú trường MG
Đại Hưng
TTCM trường MG Đại Hưng

Ghi
chú

TTCM trường MG Đại Hưng
TT CM + GV lớp bé 3 trường
MG Đại Hưng
TPCM + GV lớp lớn 3 trường
MG Đại Hưng
GV lớp Lớn 3 trường MG

Đại Hưng
GV lớp Nhỡ 3 trường MG
Đại Hưng
GV lớp Nhỡ 3 trường MG
Đại Hưng
GV lớp Bé 3 trường MG Đại
Hưng
GV lớp Bé 3 trường MG Đại
Hưng

4. Hồ sơ kèm theo:
Một số hình ảnh minh họa cho việc tổ chức thực hiện việc tăng cường Tiếng
Việt cho trẻ dân tộc thiểu số Làng Yều năm học 2021-2022.
Xác nhận và đề nghị của
cơ quan, đơn vị tác giả công tác

Đại Hưng, ngày 12 tháng 3 năm 2022
Người viết báo cáo


11

Huỳnh Thị Ngọc Anh

*Một số hình ảnh minh họa


12

Hình ảnh sinh hoạt chun mơn nhà trường theo hướng đổi mới



13

Hình ảnh góc làm quen chữ cái

Hình ảnh góc kế chuyện


14

Hoạt động cho trẻ làm quen chữ cái

Hình ảnh vui chơi ở góc


15

Hình ảnh trẻ vui chơi ở góc


16

Hình ảnh vui chơi ngồi trời

Hình ảnh hội thi sách


17


Hình ảnh giáo viên đến nhà cha mẹ trẻ để tìm hiểu thêm về tiếng Cơ tu

Hình ảnh về cơng tác phối kết hợp với cha mẹ trẻ


18

Hình ảnh lễ bàn giao cơng trình bể lọc nước sạch cụm Gị Dinh năm 2022

Hình ảnh Lãnh đạo địa phương, lãnh đạo nhà trường, CMT nhận bàn giao
cơng trình bể lọc nước cụm Gị Dinh của cơng An Trại Giam An Điềm tài trợ


19

Lãnh đạo Tỉnh, Huyện tặng quà cho trẻ Làng Yều ở 3 cấp học tháng 10 năm
2021


20

Bộ đồ chơi liên hoàn của ngành học trao tặng cho trẻ cụm Gị Dinh

Hình ảnh trẻ được trao q nhân dịp tết Nguyên Đán Nhâm Dần 2022


21




×