Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Báo cáo chuyên đề cụm " Tăng cường Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số qua môn tiếng việt" cấp tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.76 KB, 6 trang )

PHÒNG GD&ĐT ĐẦM HÀ
CHUYÊN ĐỀ CỤM 3
Số: /BC - CĐ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Quảng An , ngày 05 tháng 11 năm 2013
BÁO CÁO CHỈ ĐẠO CHUYÊN ĐỀ
VỀ VIỆC" TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH DÂN TỘC
THIỂU SỐ" CẤP TIỂU HỌC, NĂM HỌC 2013-2014
Năm học 2013 – 2014 tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh; Đẩy mạnh cuộc vận động: "Mỗi thầy giáo, cô giáo
là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo" và phong trào thi đua: " Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực ". Cụm 3 gồm các trường TH Quảng An
2, TH Quảng Lợi, TH Quảng Lâm tiến hành tổ chức thực hiện chuyên đề về "Tăng
cường Tiếng Việt cho học sinh Dân tộc thiểu số" . Qua đó nhằm nâng cao chất
lượng đại trà, chất lượng mũi nhọn cũng như chất lượng các mặt giáo dục khác và
hoàn thành tốt các chỉ tiêu đã đề ra. Đồng thời từng bước nâng cao chất lượng dạy
học môn Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số ở tại ba trường vùng cao.
A. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
1. Thuận lợi:
Trường TH Quảng An 2, TH Quảng Lợi và TH Quảng Lâm là một trong
những trường vùng sâu, vùng xa- vùng 135, được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao,
nhiệt tình của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, của Phòng Giáo dục và Đào
tạo Đầm Hà.
Đội ngũ giáo viên ổn định đảm bảo về phẩm chất chính trị, về số lượng; có
nhận thức đúng đắn về chủ trương, đường lối của Đảng chính sách pháp luật của
nhà nước về công tác Giáo dục; có 100% giáo viên được đào tạo đạt chuẩn và trên
chuẩn. Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, năng động, bám lớp, bám trường, có tinh thần
trách nhiệm cao.
Số học sinh trên lớp ở các trường với quy mô nhỏ, vì thế việc giáo viên
quan tâm tới từng học sinh có rất nhiều thuận lợi.


2. Khó khăn:
Là ba trường vùng núi, cách xa trung tâm huyện, đường xá đi lại khó khăn,
đời sống của nhân dân nghèo nàn, lạc hậu.
Cơ sở vật chất nhà trường hầu như mới chỉ đáp ứng đủ yêu cầu với các điểm
trường chính, các phân hiệu còn lại chưa thật sự đảm bảo cho công tác dạy và học
của thầy và trò.
Đội ngũ thầy cô có tuổi chiếm tỉ lệ cao, trình độ đào tạo không đồng đều. Do
đó việc nắm bắt nội dung chương trình SGK còn chậm, việc tiếp cận và đổi mới
phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy còn nhiều
hạn chế.
1
Học sinh phần lớn là con em dân tộc thiểu số, các em nhút nhát, rụt rè, ngại
giao tiếp. Bên cạnh đó vốn Tiếng việt của các em rất ít, hàng ngày các em giao
tiếp với bố mẹ, cộng đồng bằng tiếng mẹ đẻ, môi trường giao tiếp hạn hẹp. Các
em chỉ nói tiếng việt khi ở trường còn khi về với gia đình các em lại sống trong
gia đình thuần tiếng dân tộc. Môi trường giao tiếp bằng tiếng Việt hạn chế và
không thuần nhất, đó chính là nguyên nhân dẫn đến việc hình thành và phát triển
kĩ năng sử dụng Tiếng Việt của các em gặp nhiều khó khăn.
Xuất phát từ thực tế trên, cụm trường chúng tôi đã lựa chọn chuyên đề:
"Tăng cường Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số thông qua môn Tiếng Việt"
với mục đích từng bước nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt cũng như
dạy học đạt chuẩn kiến thức kĩ năng của môn học cho HS tại 3 trường vùng núi.
Đồng thời từng bước rút ngắn khoảng cách về trình độ đào tạo giữa các trường,
các vùng miền trong huyện.
B. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO
I/Thực hiện xây dựng kế hoạch, triển khai, tổ chức thực hiện việc dạy
tăng cường Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số:
1. Đối với nhà trường:
Tiến hành triển khai đầy đủ các văn bản chỉ đạo chuyên môn của phòng, sở
và của Bộ GD&ĐT về tăng cường Tiếng Việt cho học sinh dân tộc.

Chỉ đạo tốt việc dạy học theo Chuẩn kiến thức và kỹ năng, điều chỉnh nội
dung dạy học, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục thể chất và giáo dục môi trường
thông qua từng môn học.
Xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán chuẩn về tay nghề, chuyên môn nghiệp
vụ làm công tác hỗ trợ về chuyên môn đội ngũ giáo viên mới biên chế cũng như
giáo viên có tuổi.
Tổ chức dạy học 2 buổi/ngày với các lớp ở khu trường chính và 7 buổi/tuần
với các lớp khu phân hiệu để học sinh có nhiều cơ hội cũng như thời gian giao tiếp
bằng tiếng phổ thông với cô giáo và bạn bè.
Tăng cường tích hợp dạy Tiếng Việt trong các môn học, các hoạt động giáo
dục. Vận dụng các phương pháp dạy học Tiếng Việt với tư cách dạy học ngôn ngữ
thứ hai; tăng thời gian luyện nói cho học sinh.
Tăng cường sự phối hợp với chính quyền địa phương, phụ huynh học sinh
trong việc huy động học sinh ra lớp và xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường.
2. Đối với tổ khối:
Chỉ đạo cho các tổ khối thảo luận đưa ra các biện pháp giải quyết đồng bộ
các vấn đề, các tình huống cụ thể của từng khối lớp trong công tác giảng dạy.
Phân công Tổ trưởng, tổ phó chuyên môn chịu trách nhiệm việc tăng cường
Tiếng Việt cho học sinh tại khối lớp mình.
Tăng cường công tác dự giờ, rút kinh nghiệm các tiết dạy, đổi mới công tác
đánh giá tiết dạy. Việc kiểm tra công tác dạy - học chú trọng vào việc xem xét khả
năng tiếp thu bài của từng đối tượng học sinh để có những điều chỉnh về phương
pháp và hình thức dạy học phù hợp.
2
Chỉ đạo các tổ khối cho anh chị em đăng ký các tiết dạy có ứng dụng công
nghệ thông tin để tạo hứng thú cho học sinh trong các tiết học.
Đổi mới hình thức sinh hoạt chuyên môn, duy trì thường xuyên việc bồi
dưỡng và tự bồi dưỡng của giáo viên. Động viên, tạo điều kiện cho cán bộ giáo
viên trong việc tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ,
trình độ vi tính,

3. Đối với các tổ chức đoàn thể
Làm tốt công tác xây dựng kế hoạch, tham mưu với Ban giám hiệu trong
việc chỉ đạo tổ chức xây dựng kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp phù hợp với
tình hình thực tế của nhà trường. Tăng cường công tác sinh hoạt Đội - Sao để học
sinh được tham gia các hoạt động tập thể từ đó giúp các em tự tin, mạnh dạn hơn
trong giao tiếp.
4. Đối với giáo viên:
Mỗi cá nhân giáo viên đứng lớp phải có kế hoạch cụ thể về chương trình
soạn giảng, giờ dạy học đảm bảo nội dung tăng cường Tiếng Việt cho học sinh.
Chỉ đạo giáo viên dạy học theo hướng phân hoá các đối tượng học sinh, bám
sát đối tượng, phù hợp và phát huy được tính tích cực của nhiều đối tượng học
sinh trong cùng một lớp học.
Giáo viên dạy học bám sát theo Chuẩn kiến thức và kỹ năng, lựa chọn nội
dung, phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh, phù hợp với địa
phương, dạy học tới từng học sinh; tăng cường việc chấm, chữa bài tay đôi giữa
giáo viên và học sinh, chỉ ra những lỗi sai của học sinh để giúp các em tự sửa
những lỗi của mình; kịp thời động viên, khích lệ những cố gắng của học sinh.
Khuyến khích giáo viên tăng cường làm đồ dùng dạy học và sử dụng đồ
dùng tự làm, các loại đồ dùng có sẵn ở địa phương, đồ dùng dạy học được cấp
phát một cách hợp lý, phù hợp với học sinh để tạo hứng thú trong học tập của học
sinh, làm cho học sinh nhận thấy học tiếng Việt là có ích và thực sự cần thiết, tạo
niềm đam mê trong học tập của các em, tạo môi trường thân thiện để các em tham
gia, tạo động cơ “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” đối với học sinh để từng
bước nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học.
Tăng cường công tác dự giờ đồng nghiệp trong trường và các trường bạn.
Thường xuyên theo dõi đánh giá kết quả học tập của học sinh để có những
biện pháp điều chỉnh kịp thời.
Tăng cường công tác tự học tiếng dân tộc để phục vụ công tác dân vận,
công tác giảng dạy trên địa bàn mình phụ trách.
II. Chỉ đạo đội ngũ giáo viên nhà trường thực hiện một số biện pháp

dạy học tăng cường Tiếng Việt cho học sinh dân tộc trong quá trình giảng
dạy.
Để giúp học sinh dân tộc tiếp thu kiến thức Tiếng Việt một cách thuận lợi,
ngoài việc vận dụng các phương pháp dạy Tiếng Việt như chương trình đã quy
định. Giáo viên cần sử dụng một cách linh hoạt, sáng tạo một số biện pháp, giải
pháp sau:
3
1. Đa dạng hóa các hình thức dạy học đặc thù theo từng vùng miền, từng
dân tộc:
a)Tổ chức các hình thức truyền đạt:
- Tổ chức dạy theo nhóm đặc thù, lập nhóm cho các em nói chuyện, trao đổi;
sinh hoạt nhóm.
- Tổ chức trò chơi; tổ chức xem phim, tiểu phẩm với các tình huống phù hợp
với thực tế; tổ chức phương pháp đóng vai trong phân môn kể chuyện.
- Luyện nói thông qua phần trả lời các câu hỏi của bài Tiếng Việt hoặc kể
chuyện; sử dụng đồ dùng trực quan, sinh động, gần gũi với đời sống các em.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, trong giảng giải kết hợp
tiếng DTTS và tiếng Việt để học sinh hiểu tiếng Việt hơn.
b)Tăng cường thực hành giao tiếp bằng Tiếng Việt:
- Thực hành mọi lúc, mọi nơi; lập nhóm câu lạc bộ phiên dịch: tiếng mẹ đẻ -
tiếng Việt và ngược lại.
- Cho học sinh xem phim, tranh ảnh và giáo viên nên hỏi nhiều câu hỏi để
học sinh trả lời, vừa học tiếng Việt vừa có phần giải thích bằng tiếng dân tộc.Tuy
nhiên không nên lạm dụng tiếng dân tộc của học sinh để điều khiển lớp làm ảnh
hưởng đến tâm thế học Tiếng Việt của học sinh.
c)Tiến hành các hoạt động thường xuyên:
- Tăng thời gian quản lý ở trường để giám sát hoạt động học tập của học
sinh.
- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa với mục đích tạo môi trường thân thiện
để khích lệ các em giao lưu và thực hành tiếng Việt, chú trọng giáo dục song ngữ

cho học sinh.
2. Tăng cường rèn các kỹ năng tiếng Việt cho học sinh
a) Rèn kỹ năng phát âm:
Để việc rèn kỹ năng phát âm cho HSDTTS đạt hiệu quả, trước hết giáo viên
phải chuẩn về phát âm Tiếng Việt, nếu cô giáo phát âm không chuẩn thì sẽ làm
các em phát âm sai theo cô giáo.
Việc sửa lỗi phát âm cho các em phải được chú trọng và thực hiện trong mọi
lúc, mọi nơi, trong tất cả các giờ học, môn học. Giáo viên đứng lớp phải biết tạo
không khí thân thiện trong lớp học, tạo môi trường giao tiếp thuận lợi để khuyến
khích các em phát huy khả năng sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp. Tổ chức các
hình thức dạy học phong phú cho các em có nhiều cơ hội được nói. Trong giờ học
cần đặt những câu hỏi gợi mở, ngắn gọn, đưa ra các tình huống giao tiếp thuận lợi
giúp các em chủ động phát triển vốn ngôn ngữ tiếng Việt. Đặc biệt giáo viên phải
biết động viên, khuyến khích các em nói, khéo léo chỉnh sửa khi nghe các em phát
âm sai hoặc dùng từ, đặt câu chưa đúng.
b) Kết hợp dạy nói và dạy nghe
Quá trình luyện nói cho học sinh cần lưu ý kết hợp luyện nghe nhất là kỹ
năng nghe hiểu: Nghe hiểu câu mệnh lệnh để làm theo, nghe hiểu để trả lời câu
hỏi, nghe hiểu hướng dẫn để tham gia trò chơi, tham gia tình huống giao tiếp…
4
C. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Qua thời gian chỉ đạo và thực hiện dạy học tăng cường Tiếng Việt cho
HSDTTS ở tại 3 trường cho thấy: Tỷ lệ học sinh khá giỏi tăng dần, số lượng học
sinh yếu giảm. Chất lượng học tập môn Tiếng Việt của học sinh được nâng lên rõ
rệt. Thể hiện rõ qua các tiết dự giờ, các Hội Thi do Sở, Phòng GD và trường tổ
chức(như thi VCĐ, thi giao lưu HS giỏi, thi giao lưư Tiếng Việt của chúng em ).
Đặc biệt là khả năng giao tiếp của các em trở lên mạnh dạn, tự tin hơn.
Mặt khác, giờ dạy Tiếng Việt của giáo viên cũng gần gũi, sinh động và hấp
dẫn hơn với học sinh, một số giáo viên chủ nhiệm là người địa phương vừa đóng
vai trò là một giáo viên chủ nhiệm lớp lại vừa là một trợ giảng đắc lực giúp các em

tiếp nhận kiến thức mới nhẹ nhàng hơn.
D. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Để thực hiện thành công công tác dạy tăng cường Tiếng Việt cho học sinh
dân tộc trong qúa trình giảng dạy Giáo viên cần chú trọng tới 5 nguyên tắc sau:
1. Giúp học sinh tiếp cận với kiến thức và kỹ năng các môn học thông qua
kinh nghiệm mà các em tích lũy được từ trước đó bằng tiếng mẹ đẻ theo mức độ từ
dễ đến khó.
2. Coi trọng hoạt động hợp tác giữa học sinh và học sinh, giữa giáo viên và
học sinh.
3. Giáo viên chủ nhiệm cần quan tâm và chú ý đến từng đối tượng học sinh
trong lớp như cuộc sống, môi trường học tập của các em, tạo điều kiện để học tập
và phát huy năng lực sở trường của mỗi em.
4. Vận dụng các phương pháp dạy học phù hợp, các hình thức dạy học phong
phú nhằm lôi cuốn học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động học tập, sử dụng
tối đa, có hiệu quả đồ dùng , thiết bị dạy học.
5. Tập trung vào sự phát triển của học sinh và việc học sinh biểu hiện kết quả
học tập như là một phần của quá trình học tập coi đánh giá kết quả là một nguồn
thông tin hữu ích để phản hồi lại cho việc dạy của giáo viên và việc học của học
sinh, công nhận sự chuyển biến trong học tập của học sinh hơn là sự tiến bộ chưa rõ
nét của học sinh.
E. KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT:
Để thực hiện thành công công tác dạy tăng cường Tiếng Việt cho học sinh
dân tộc thiểu số. Đây là việc làm không phải một sớm, một chiều mà là cả một quá
trình rèn luyện gian nan, vất vả của đội ngũ các thầy giáo, cô giáo và các em học
sinh; Vì vậy, để tăng thêm động lực trong công tác bồi dưỡng học sinh vùng khó
nhà trường rất mong nhận được sự quan tâm đặc biệt của các cấp Uỷ Đảng, chính
quyền địa phương và của phòng GD trong việc chỉ đạo, quan tâm xây dựng cơ sở
vật chất, hỗ trợ sách, vở, đồ dùng học tập, cho học sinh, nhất là học sinh lớp 1.
Đề nghị PGD tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên cốt cán được tham gia học
tập, bồi dưỡng tại các trường trong và ngoài huyện. Đồng thời quan tâm chỉ đạo

bằng nhiều biện pháp thiết thực, cụ thể phù hợp với từng vùng miền, để tạo điều
kiện cho giáo viên và CBQL được học tập, trao đổi kinh nghiệm về giảng dạy, tổ
5
chức lớp học, khai thác sử dụng sáng tạo hiệu quả, phương tiện, đồ dùng dạy học
(nhất là viêc ƯDCNTT).
Đề nghị PGD Xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán huyện làm công tác hỗ trợ
về chuyên môn cho các trường vùng cao.
Trên đây là toàn bộ báo cáo về tăng cường Tiếng Việt cho học sinh dân tộc
thiểu số của ba trường tiểu học vùng cao. Thay mặt cho ba trường, tôi rất mong
được sự góp ý chân thành và chia sẻ kinh nghiệm của các cấp quản lý cũng như
của các bạn đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI VIẾT BÁO CÁO
Ngô Thị Mai
6

×