Tải bản đầy đủ (.doc) (97 trang)

Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty ARTEX Thăng Long sang thị trường EU: Thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (499.81 KB, 97 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Cấn Anh Tuấn
MỤC LỤC
SV: Vũ Thị Lan Anh Lớp: QTKD Thương Mại 46 A
1
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Cấn Anh Tuấn
DANH MỤC TÊN BẢNG BIỂU
Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam giai đoạn
1999- 2007
Bảng 2: Kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN của Việt Nam sang EU
Bảng 3: Số liệu về việc nhập hàng từ các nguồn hàng quan trọng đối với từng
mặt hàng chính của công ty trong 3 năm gần đây
Bảng 4: Tình hình xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của công ty từ
2004-2007
Bảng 5: Km ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ theo thị trường của công
ty ARTEX Thăng Long năm 2005-2007
Bảng 6: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty gần B ảng 7:
Vốn của công ty trong 4 năm gần đây
Bảng 8: Thu nhập bình quân của mỗi người trong từng phòng ban của công ty
Bảng 9: Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU giai đoạn 2005- 2007 của
công ty ARTEX Thăng Long.
Bảng 10: Tỷ trọng hàng thêu ren xuất khẩu sang thị trường EU của công ty
ARTEX Thăng Long giai đoạn 2005- 2007
Bảng 11: Kim ngạch xuất khẩu hàng mây tre, cói, guột, gỗ, nhựa các loại sang
thị trường EU của công ty ARTEX Thăng Long giai đoạn 2005- 2007
Bảng 12: Kim ngạch xuất khẩu hàng g ốm s ứ sang thị trường EU của công ty
ARTEX Thăng Long giai đoạn 2005- 2007
Bảng 13: Kim ngạch xuất khẩu h àng TCMN kh ác sang thị trường EU của
công ty ARTEX Thăng Long giai đoạn 2005- 2007
Bảng 14: Kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN sang các nước EU của công ty
ARTEX Thăng Long giai đoạn 2005- 2007.
Bảng 15: Kim ngạch xuất khẩu trực tiếp hàng TCMN sang EU của công ty


ARTEX Thăng Long giai đoạn 2005- 2007
Bảng 16: Kim ngạch xuất khẩu nhận uỷ thác hàng TCMN của công ty
ARTEX Thăng Long sang thị trường EU trong giai đoạn 2005- 2007
SV: Vũ Thị Lan Anh Lớp: QTKD Thương Mại 46 A
2
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Cấn Anh Tuấn
LỜI NÓI ĐẦU
1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài
Đẩy mạnh xuất khẩu hàng TCMN sẽ mang lại một lợi ích to lớn không
chỉ về kinh tế mà còn về văn hóa xã hội. So với những nhóm hàng khác, hàng
TCMN được coi là nhóm hàng có tỉ lệ thực thu sau xuất khẩu rất cao do sử
dụng đến 95 % nguyên liệu sẵn có và rẻ tiền trong nước. Thúc đẩy hàng
TCMN còn tạo được công an việc làm cho rất nhiều người lao động, đặc biệt
là lao động nhàn rỗi, tại chỗ góp phần ổn định kinh tế nông thôn và giảm tệ
nạn xã hội, duy trì và bảo vệ nền văn hóa dân tộc. Đây là những lợi ích đem
lại cho toàn nền kinh tế quốc dân và hoạt động này cũng có vai trò rất quan
trọng đối với Công ty ARTEX Thăng Long.
Là một đơn vị với nghiệp vụ kinh doanh chính là xuất khẩu hàng TCMN,
thì đây được coi là vấn đề quan trọng nhất, luôn được đưa ra trong định hướng
chiến lược của Công ty. Xuất khẩu hàng TCMN đã mang lại lợi nhuận cao cho
công ty do Công ty có nhiều ưu thế về xuất khẩu hàng TCMN. Hầu hết các cán
bộ nhân viên đều nắm rất rõ về mặt hàng này, công ty còn có mối quan hệ chặt
chẽ và lâu đời với các cơ sở chân hàng, có mối quan hệ rộng với nhiều cơ sở
trong nước điều này giúp cho hàng TCMN của công ty khá phong phú, đa dạng
về mẫu mã, thu hút được sự chú ý của khách hàng. Eu là một thị trường truyền
thống và luôn đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu sang các khu vực thị trường của
công ty. Đặc biệt trong những năm gần đây thị trường này có nhu cầu rất lớn về
hàng TCMN, họ rất chú ý đến mặt hàng TCMN của Việt Nam, họ đánh giá cao
về độ tinh xảo trong từng họa tiết hoa văn trên mỗi sản phẩm mang đậm sắc văn
hóa dân tộc. Điều này cho thấy phát triển xuất khẩu hàng TCMN sang thị trường

EU là một cơ hội cho công ty.
Trong bối cảnh như vậy, việc tìm ra những biện pháp cụ thể để nâng
cao khả năng xuất khẩu các sản phẩm TCMN của công ty ARTEX Thăng
Long vào EU là rất cần thiết. Chính vì những lý do trên nên em đã chọn đề
tài: “Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty ARTEX Thăng Long
sang thị trường EU: Thực trạng và giải pháp.”
SV: Vũ Thị Lan Anh Lớp: QTKD Thương Mại 46 A
3
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Cấn Anh Tuấn
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Như ở trên đây đã nói, phát triển xuất khẩu hàng TCMN của công ty
ARTEX Thăng Long vào thị trường EU có vai trò rất lớn trong hoạt động
kinh doanh của công ty. Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này là tìm hiểu
về thực trạng xuất khẩu hàng TCMN của công ty ARTEX Thăng Long sang
thị trường EU trong những năm gần đây và từ đó đưa ra được những giải pháp
cụ thể để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài.
Xuất khẩu nói chung là một vấn đề rất rộng lớn nên không thể đề cập
hết được ở đây. Trong đề tài này ta chỉ nghiên cứu trong phạm vi xuất khẩu
hàng TCMN của công ty ARTEX Thăng Long chỉ trong thị trường EU. Đối
tượng nghiên cứu của đề tài chính là hàng TCMN của công ty ARTEX Thăng
Long.
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài: Trong đề tài em có dùng những
phương pháp như: phương pháp phân tích theo mô hình, phân tích ngoại suy,
phương pháp phân tích số liệu, đưa ra số liệu thống kê và phân tích…
5. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, đề tài có kết cấu 3 chương:
Chương 1: Thực trạng xuất khẩu hàng TCMN của Việt Nam và giới
thiệu khái quát quá trình hình thành phát triển của công ty ARTEX
Thăng Long.

Chương 2: Thực trạng kinh doanh và xuất khẩu hàng TCMN của công ty
ARTEX Thăng Long vào thị trường EU năm 2005-2007.
Chương 3: Một số giải pháp thúc đẩy hàng TCMN sang thị trường EU
của công ty ARTEX Thăng Long.
Để hoàn thành được chuyên đề này, trong thời gian thực tập tại công ty
ARTEX Thăng Long. JSC, em đã được các cô chú tại phòng Thị trường và
phòng Kế toán của công ty giúp đỡ và tạo mọi điều kiện, cùng với sự hướng
SV: Vũ Thị Lan Anh Lớp: QTKD Thương Mại 46 A
4
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Cấn Anh Tuấn
dẫn chỉ bảo tận tình của thầy giáo THS Cấn Anh Tuấn. Nhưng do thời gian
còn hạn chế và kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên đề tài của em khó tránh
khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự đánh giá và góp ý chân thành
từ thầy giáo cũng như các cô chú trong công ty.
Em xin chân thành cảm ơn!
SV: Vũ Thị Lan Anh Lớp: QTKD Thương Mại 46 A
5
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Cấn Anh Tuấn
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ
NGHỆ CỦA VIỆT NAM VÀ GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
ARTEX THĂNG LONG.
1.1.Thực trạng xuất khẩu hàng TCMN của Việt Nam.
1.1.1.Đặc điểm hàng Thủ công Mỹ nghệ.
1.1.1.1.Các quan niệm về hàng thủ công mỹ nghệ.
Thủ công mỹ nghệ là mặt hàng có nhiều ưu điểm đặc biệt càng ngày
càng được ưa chuộng và được dùng phổ biến ở khắp mọi nơi trên thế giới. Có
rất nhiều quan niệm khác nhau về hàng TCMN:
* Theo quan niệm của các chuyên gia nghiên cứu về hàng TCMN cho
rằng hàng TCMN là sản phẩm của những làng nghề truyền thống, mang tính

đơn chiếc và có tính mỹ thuật cao. Mỗi sản phẩm có thể nói là một tác phẩm
nghệ thuật, quá trình sản xuất tuân theo công nghệ truyền thống và thường
nhậy bén với thị trường trong mẫu mã, chất lượng và có điều kiện linh hoạt
thay đổi hướng sản xuất.
* Các nghệ nhân làm trong nghề thì quan niệm rằng mặt hàng TCMN
thuộc nhóm ngành tiểu thủ công nghiệp truyền thống, hình thành lâu đời ở
một địa phương mà quy trình sản xuất thường do những nghệ nhân hoặc công
nhân lành nghề đảm nhận và có trách nhiệm. Sản phẩm thường có tính địa
phương và mang bản sắc văn hóa địa phương, dân tộc sâu sắc. Hình thức đào
tạo thường mang tính chất truyền thống theo dòng họ và làng tộc.
* Theo từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học thì cho rằng hàng thủ
công mỹ nghệ là mặt hàng bao gồm các đồ trang sức trang trí làm bằng tay, sử
dụng công cụ đơn giản để sản xuất ra sản phẩm.
Từ những quan niệm trên ta có thể rút ra một quan niệm chung như
sau: Hàng TCMN những hàng hóa được sản xuất bằng phương pháp thủ
SV: Vũ Thị Lan Anh Lớp: QTKD Thương Mại 46 A
6
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Cấn Anh Tuấn
công, gắn liền với phong tục tập quán và mang đậm các nét văn hóa của nơi
tạo ra hàng hóa đó. Ở nước ta từ trước đến nay vẫn tồn tại nhiều nghề với
nhiều làng nghề truyền thống và đã có tên tuổi trong lịch sử phát triển đất
nước, con người Việt Nam như: Tơ lụa Hà Đông, Gốm Phù Lãng, Gỗ Đông
Kỵ, Gốm Bát Tràng…Ở những nơi đó hội tụ các nghệ nhân lành nghề và
chính họ đã tạo ra những sản phẩm có thể nói là những tác phẩm nghệ thuật
Từ đó cho thấy hàng TCMN là những sản phẩm mang tính chất truyền
thống và độc đáo của từng vùng, có giá trị chất lượng cao, vừa là hàng hóa lại
là những sản phẩm văn hóa, nghệ thuật, mỹ thuật thậm chí có thể trở thành di
sản văn hóa của dân tộc, mang bản sắc văn hóa của từng vùng lãnh thổ hay
từng quốc gia nơi sản xuất ra những sản phẩm đó. Hàng thủ công mỹ nghệ
không những là những tác phẩm phục vụ cho đời sống tinh thần hay nhu cầu

thưởng thức của xã hội mà còn là những sản phẩm vật chất đáp ứng nhu cầu
trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, chính vì điều này mà ngày nay hàng
thủ công mỹ nghệ không những có nhu cầu cao ở trong nước mà các thị
trường nước ngoài cũng rất chú ý đến những sản phẩm này và liên tục phát
triển theo xu hướng hội nhập, giao lưu văn hóa giữa các dân tộc trên thế giới.
1.1.1.2. Phân loại hàng thủ công mỹ nghệ
Hàng TCMN là những mặt hàng thường có tính cơ bản là đơn chiếc,
không có sản phẩm nào là giống hệt sản phẩm khác. Có rất nhiều cách để
phân loại hàng thủ công mỹ nghệ để từ đó có thể hiểu rõ hơn về hàng thủ
công mỹ nghệ, tuy nhiên trong cuộc sống hàng ngày các làng nghề, các thợ
thủ công hay những nghệ nhân thường dựa vào các cách phân loại sau để
phân biệt hàng thủ công mỹ nghệ:
- Phân loại theo từng mặt hàng thủ công mỹ nghệ (theo nguyên liệu) gồm:
+ Gốm sứ mỹ nghệ
+ Mây tre đan
SV: Vũ Thị Lan Anh Lớp: QTKD Thương Mại 46 A
7
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Cấn Anh Tuấn
+ Sơn mài
+ Đồ gỗ mỹ nghệ
+ Thêu ren, thổ cẩm
+ Thảm các loại
+ Đồng, đá, bạc trạm, khắc
+ Kim loại( kim khí mỹ nghệ)
+ Giấy thủ công
+ Tác phẩm nghệ thuật…
- Phân loại theo các làng nghề: Theo tiêu chí này hàng thủ công mỹ
nghệ có thể được biết đến từ các làng nghề mà chuyên sản xuất mặt hàng đó,
ví dụ: Gốm Bát Tràng, Gốm Phù Lãng, hàng mây, tre, cói ở Hà Tây, hàng gỗ
thủ công mỹ nghệ ở Phù Khê, Hương Mạc, hàng dệt ở Vạn Phúc (Hà Tây)…

Theo cách phân loại này sẽ giúp cho khách hàng biết rõ hơn về nguồn gốc của
hàng thủ công mỹ nghệ và có thể làm tăng được mức độ nổi tiếng của từng
sản phẩm thủ công mỹ nghệ khi so sánh các sản phẩm này ở từng làng nghề
khác nhau.
- Ngoài ra chúng ta có thể phân loại hàng TCMN theo công dụng của
từng sản phẩm. Tức là có thể phân hàng thủ công mỹ nghệ thành hàng để sử
dụng (giỏ hoa, lọ, cốc, chén, giường, tủ, bàn, ghế…) và hàng để “chơi” (đồ
lưu niệm, tranh treo tường, đồ trang trí…). Qua cách phân loại có thể thấy
được hàng thủ công mỹ nghệ là loại hàng hóa có thể thỏa mãn cùng lúc hai
mục đích “dùng” và “chơi”, tuy nhiên mỗi sản phẩm vẫn giữ được nét văn
hóa và nghệ riêng của từng làng nghề sản xuất ra chúng.
Trên đây là một số cách phân loại hàng thủ công mỹ nghệ, tuy nhiên
trong đề tài này chỉ đề cập đến cách phân loại thứ nhất là phân loại theo mặt
hàng và dùng cách phân loại này để phân tích xuyên suốt đề tài.
SV: Vũ Thị Lan Anh Lớp: QTKD Thương Mại 46 A
8
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Cấn Anh Tuấn
1.1.1.3. Đặc điểm của hàng Thủ công mỹ nghệ.
a) Đặc điểm chung của hàng thủ công mỹ nghệ
- Tính đa dạng: Hàng thủ công mỹ nghệ được sản xuất ra từ những
nguyên liệu rẻ tiền và sẵn có ở thiên nhiên bao gồm các loại nguyên liệu có
nguồn gốc từ thực vật: vỏ cây, thân gỗ, thân sợi, các loại lá, củ…hay các loại
nguyên liệu xuất phát từ các loại động vật như da động vật, ngà sừng…cùng
với một số loại nguyên liệu được lấy từ đất, đá hay các kim loại, các phế liệu
của ngành sản xuất khác…Đây là ưu thế lớn nhất của ngành sản xuất hàng thủ
công mỹ nghệ của Việt Nam, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất
kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ có cơ hội phát triển từ việc tận dụng
nguyên vật liệu sẵn có trong nước để tạo ra các sản phẩm này. Sự phong phú
của nguyên liệu cũng thể hiện được tính đa dạng của sản phẩm thủ công mỹ
nghệ và tạo nên những sản phẩm độc đáo. Tính đa dạng của sản phẩm thủ

công mỹ nghệ còn thể hiện rõ ở khía cạnh văn hóa. Mỗi sản phẩm mang
những nét riêng về phong tục tập quán của mỗi địa phương nơi làm ra những
sản phẩm đó, điều này làm tăng giá trị cho sản phẩm và gây cho khách hàng
một sự thích thú, như một sự khám phá khi thấy sản phẩm. Tất cả những sản
phẩm đó đều mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam, chứa đựng trong đó
những ảnh hưởng văn hóa tinh thần, quan niệm nhân văn, tín ngưỡng tôn giáo
của dân tộc.
- Tính đơn chiếc: Hàng thủ công mỹ nghệ được sản xuất phân tán ở
khắp nhiều nơi trong những làng nghề, hay những địa phương, có quy mô nhỏ
và số lượng sản xuất là ít. Hàng thủ công mỹ nghệ là loại hàng hóa chủ yếu
được tạo ra từ bàn tay khéo léo và tài hoa của những nghệ nhân. Họ chính là
những lao động trẻ ở nông thôn, những thợ thủ công… Cùng với sự phát triển
không ngừng của xã hội, thì cho dù khoa học công nghệ phát triển cho ra đời
rất nhiều các sản phẩm máy móc hỗ trợ cho việc sản xuất hàng thủ công mỹ
SV: Vũ Thị Lan Anh Lớp: QTKD Thương Mại 46 A
9
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Cấn Anh Tuấn
nghệ nhưng cũng không thể thay thế được con người trong việc tạo ra các sản
phẩm mang “tâm hồn” của nền văn hóa đặc sắc. Đó là vốn quý để sản làm ra
có giá trị cao và mang tính đơn chiếc. Tính đơn chiếc khiến cho sản phẩm thủ
công mỹ nghệ khác biệt và có sắc thái riêng của mỗi làng nghề. Cùng là gốm
sứ nhưng người ta có thể dễ dàng phân biệt được các loại gốm sứ giữa các
làng nghề với nhau như: gốm sứ Bát Tràng, gốm sứ Thổ Hà, gốm sứ Phù
Lãng…hay các sản phẩm Thủ công mỹ nghệ giữa các quốc gia khác nhau
cũng khác nhau, mỗi sản phẩm ở các quốc gia khác nhau mang đậm tính văn
hóa khác nhau. Đây chính là lợi thế cạnh tranh của hàng Thủ công mỹ nghệ
của Việt Nam. Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ đều có sự đa dạng về mẫu
mã, kiểu dáng tùy theo sự sáng tạo, tay nghề của các nghệ nhân và phong tục
tập quán của từng làng nghề, mang lại sự thỏa mãn và sức hấp dẫn cho người
tiêu dùng đồng thời ảnh hưởng đến sự đồng đều của chất lượng sản phẩm.

- Tính văn hóa: Thủ công mỹ nghệ là sản phẩm có từ lâu đời, tồn tại và
phát triển trong các làng nghề truyền thống, được làm ra từ các thợ thủ công
hay các nghệ nhân. Mỗi sản phẩm thủ công mỹ nghệ đều được tạo ra trong
một làng nghề nhất định, mang sắc thái của một khu vực địa lý và của một
cộng đồng dân cư đó với những điều kiện tự nhiên, phong tục tập quán xã hội
khác nhau nên đã hình thành nhiều ý tưởng, kiểu dáng loại sản phẩm khác
nhau.
Thông qua tiêu dùng sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ khách hàng có
thể cùng lúc thỏa mãn hai mục đích: “dùng” và “chơi”. Khách hàng khi tiêu
dùng hàng thủ công mỹ nghệ có xu hướng tạo ra sự kết hợp hài hòa giữa nhu
cầu tiêu dùng và và cảm nhận được giá trị nghệ thuật của sản phẩm từ sáng
tạo trong tạo dáng, sự khác biệt của từng loại sản phẩm, sự tinh xảo và điêu
luyện của người thợ và hơn cả là sự kết tinh những nét văn hóa của dân tộc
được truyền vào từng sản phẩm. Do đó việc nắm bắt xu hướng tiêu dùng của
SV: Vũ Thị Lan Anh Lớp: QTKD Thương Mại 46 A
10
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Cấn Anh Tuấn
khách hàng sẽ giúp làng nghề có cơ hội để định hướng tập trung sản phẩm của
mình cho phù hợp với đòi hỏi của các nhóm khách hàng tiêu dùng khác nhau.
Theo nghiên cứu của Ủy ban Thương mại Quốc tế thì khách hàng khi sở hữu
một thứ hàng thủ công mỹ nghệ nào đó, họ thường nghĩ chính mình đang nắm
giữ một biểu tượng minh chứng đặc trưng cho nền văn hóa truyền thống của
một dân tộc hay một địa phương, nơi sản xuất ra hàng thủ công mỹ nghệ đó.
Chính vì vậy hàng TCMN mang tính văn hóa cao.
- Tính mỹ thuật: Một đặc trưng rất dễ dàng nhận biết từ hàng thủ công mỹ
nghệ là tính mỹ thuật. Mỗi sản phẩm là một tác phẩm nghệ thuật vừa có giá trị sử
dụng, vừa có giá trị thẩm mỹ cao, đậm đà bản sắc dân tộc và mỗi sản phẩm có thể
nói là đều mang linh hồn đất Việt. Khác với những sản phẩm công nghiệp khác
được sản xuất bằng nhiều loại máy móc hiện đại thì hàng thủ công mỹ nghệ có giá
trị cao là vì sản phầm mang tính thủ công và chủ yếu là dựa vào đôi bàn tay khéo

léo trong tạo dáng, sự tinh sảo và điêu luyện của người thợ kết tinh trong từng sản
phẩm đó. Chính và đặc tính thủ công này đã tạo nên sự khác biệt và cho dù là
không sánh kịp tính ứng dụng của những sản phẩm công nghiệp nhưng sản phẩm
thủ công mỹ nghệ luôn gây được sự yêu thích của người tiêu dùng. Những sản
phẩm như trống đồng Ngọc Lũ, phật nghìn mắt nghìn tay, sản phẩm thêu ren hay
những bộ gốm sứ cao cấp…là những minh chứng cho đời sống linh hoạt, cảnh
quan thiên nhiên và phong tục tập quán của dân tộc ta trong từng thời kỳ lịch sử.
- Tính chất thủ công: Công nghệ sản xuất ra những sản phẩm này chính là
sự kết giao giữa các phương pháp thủ công tinh xảo và sự sáng tạo nghệ thuật, tạo
nên sự khác biệt giữa sản phẩm thủ công mỹ nghệ và các sản phẩm công nghiệp
hiện đại được tạo ra hàng loạt nhờ những máy móc hiện đại ngày nay. Tuy nhiên
đây cũng là đặc điểm làm cho hàng thủ công mỹ nghệ ngày nay càng được sự yêu
thích hơn của người tiêu dùng.
SV: Vũ Thị Lan Anh Lớp: QTKD Thương Mại 46 A
11
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Cấn Anh Tuấn
b) Đặc điểm cơ bản của từng loại hàng thủ công mỹ nghệ chính ở Việt
Nam.
* Hàng gốm sứ: Gốm là loại hàng hoá rất phổ biến trong cuộc sống của
mọi tầng lớp dân cư Việt Nam. Nghề gốm sứ Việt Nam đã có từ lâu đời, và
được sản xuất ở khắp nhiều miền trong cả nước. Điển hình như ở Miền Bắc
có gốm sứ Bát Tràng ở Hà Nội, gốm Đông Triều ở Quảng Ninh,làng Cậy (Hải
Dương), Hương Canh, Hiến Lễ (Vĩnh Phú), gốm Phù Lãng- Bắc Ninh, hay
gốm Thổ Hà ở Bắc Giang…vào đến Miền Nam thì có gốm Sài Gòn, gốm
Bình Dương…là những làng nghề rất nổi tiếng từ trước đến nay. Cho đến
ngày nay, nghề gốm Việt Nam ngày càng được phát triển phong phú và đa
dạng hơn về kích cỡ, chủng loại khác nhau, những sản phẩm nổi tiếng như:
những sản phẩm có thể dùng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày (bát, đĩa,
ấm chén, nồi…), những sản phẩm dùng trong xây dựng như (chân sứ, vật
cách điện…), hay dùng làm đồ thờ (bát hương, tượng, lọ hoa…), tranh tượng

và đồ lưu niệm…Những sản phẩm đó được trang trí bởi rất nhiều màu men
nhưng phổ biến là các màu men được ưa chuộng như: men ngọc, men vàng
nhẹ, men chảy và được kết hợp với các hoạ tiết gắn liền với những nét quen
thuộc trong cuộc sống hàng ngày như: mái chùa, cây đa, cổng làng, hoa sen,
thiếu nữ gẩy đàn…
* Hàng mây tre đan, hàng cói.
Đây là những sản phẩm rất độc đáo được làm từ các nguyên liệu từ
cây tre, cây mây, cây song là những loại cây đặc sản của miền nhiệt đới. Từ
lâu rồi các nghệ nhân đã tạo ra rất nhiều sản phẩm từ những nguyên liệu này
như: giường, bàn, ghế, lãng hoa, đồ lưu niệm…Hàng mây tre đan được phát
triển trong cả nước với những làng nghề nổi tiếng như: làng Phú Vinh – Hà
Tây, Ngọc Động- Hà Nam, Thượng Hiền- Thái Bình, Vĩnh Ba- Phú Yên, Yên
Sở- Hà Tây, Nho Quan- Ninh Bình…
SV: Vũ Thị Lan Anh Lớp: QTKD Thương Mại 46 A
12
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Cấn Anh Tuấn
Ngoài ra, hàng cói cũng rất nổi tiếng với các địa danh như: làng Tân
Lễ- Thái Bình, Kim Sơn – Ninh Bình, Nga Sơn – Thanh Hoá…
* Hàng gỗ thủ công mỹ nghệ
Loại hàng này đã xuất hiện từ lâu đời và đã đạt đến trình độ chất lượng
khá cao, là đồ dùng thông dụng khắp mọi nơi. Người Việt Nam nước ta dùng
sản phẩm đồ gỗ để làm giường tủ, bàn, ghế hay tranh gỗ, ngai, tượng, bàn thờ,
ống hương…
Chạm khắc gỗ nổi tiếng ở nước ta có làng Phù Khê, Hương Mạc, Đồng
Kị, Đồng Quan (Bắc Ninh), Bích Chu (Vĩnh Phú), Vân Hà (Hà Nội), Lý
Nhâm (Hà Nam), La Xuyên (Nam Định), Mỹ Xuyên (Huế)…
* Hàng dệt: Kỹ thuật dệt vải bông gai tơ tằm có từ thời Hùng Vương,
cho đến bây giờ ở Việt Nam đã có rất nhiều những làng nghề nổi tiếng như:
Tương Giang- Bắc Ninh, Vạn phúc- Hà Tây, Ninh Giang- Ninh Bình…Hàng
dệt rất phong phú và thường được làm ra từ những đôi bàn tay khéo léo của

phái đẹp nước ta nên nó thường được dùng để chăm sóc cho sắc đẹp và mang
đậm bản sắc dân tộc (bản sắc của phụ nữ Phương Đông) và cho đến nay tuy bị
chèn ép bởi sức cạnh tranh của rất nhiều những mặt hàng được làm ra từ máy
móc và công nghệ hiện đại nhưng hàng dệt Việt Nam truyền thống vẫn được
ưa chuộng một khi kết hợp với các nghề thêu ren với chất liệu bản địa (tơ
lụa).
Mặt hàng thêu ren cũng là mặt hàng rất được để ý hiện nay ở nước ta.
Là mặt hàng cũng có từ rất lâu và rất đa dạng về mẫu mã và kiểu dáng như:
rồng, phượng, hoa sen, phong cảnh chân dung…với những chất liệu, màu sắc,
và ý nghĩa khác nhau
* Hàng sơn mài: Ở Việt Nam nổi tiếng với cây sơn trồng ở đất Phú Thọ
và rất có giá trị. Nhựa cây sơn Phú Thọ tốt hơn hẳn nhựa sơn trồng ở nơi
khác, là nguồn nguyên liệu đặc biệt quý giá. Chính vì vậy hàng sơn mài Việt
SV: Vũ Thị Lan Anh Lớp: QTKD Thương Mại 46 A
13
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Cấn Anh Tuấn
Nam nổi tiếng bền và đẹp. Ban đầu sơn mài chỉ có bốn màu: đen, đỏ, vàng,
nâu, dần cho đến nay bảng màu của sơn mài ngày càng phong phú, lộng lẫy
và sâu thẳm với những sản phẩm như: tranh treo tường, lọ đựng hoa, bình
phong…
* Hàng đồng, đá, chạm, khắc: Đây là hàng hóa được làm ra từ một quy
trình rất phức tạp, tỉ mỉ và qua rất nhiều công đoạn. Một số sản phẩm được
làm ra như: hộp, khay, bàn cờ, mặt bàn, tranh treo tường…hay những sản
phẩm được làm từ khối đá cẩm thạch, qua trạm khắc đã trở thành những vòng
đeo tay, gạt tàn thuốc lá, tượng phật…Ở Việt Nam có những làng nghề như
làng Quan Khải, Hóa Khê dưới chân núi Ngũ Hành Sơn là rất nổi tiếng với
nghề chạm khắc đá truyền thống.
* Kim khí mỹ nghệ: Từ lâu rồi con người đã biết dùng kim loại để làm
đồ trang sức và cho đến ngày nay thì ở Việt Nam cũng như ở tất cả các nước
trên thế giới đều sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm trang sức từ kim loại

như: Vàng, bạc. Các sản phẩm được tạo ra rất đa dạng như: Nhẫn, vòng tay,
dây truyền, hoa tai…Riêng ở Việt Nam, các hàng hóa làm từ vàng được bắt
nguồn từ làng Định Công (Hà Nội), nghề bạc bắt nguồn từ làng Đồng Xâm
( Thái Bình). Hiện nay, đây là ngành hàng rất phát triển và có tiềm năng rất
lớn có thể đánh giá được tiềm lực của nước xuất khẩu mặt hàng này.
Ngoài ra có một số sản phẩm trên thì ở Việt Nam còn phát triển ngành
giấy thủ công, các mặt hàng thổ cẩm …cũng là những ngành nghề có từ lâu
đời và phát triển cho đến bây giờ.
1.1.2.Tình hình xuất khẩu hàng TCMN của Việt Nam.
1.1.2.1. Các làng nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam
a) Những làng nghề có xu hướng phát triển mạnh.
Những làng nghề có xu hướng phát triển mạnh thường phải là những làng
nghề có nhiều ưu thế trong việc bảo đảm và cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào
SV: Vũ Thị Lan Anh Lớp: QTKD Thương Mại 46 A
14
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Cấn Anh Tuấn
và có nhu cầu thị trường ổn định. Ở Việt Nam thì những làng nghề như làng nghề
chế biến lương thực, thực phẩm (đặc biệt là chế biến nông sản), chế biến gỗ, mây
tre đan, chạm khảm…là những làng nghề khá phát triển từ trước tới nay.
Những làng nghề này có đặc điểm chung là có đội ngũ lao động trong
nghề co tay nghề khá cao, có khả năng sản xuất sản phẩm có độ tinh xảo, độc
đáo và có độ nhanh nhậy về thị trường và mẫu mã hàng hóa, có nhiều bí quyết
nghề nghiệp, bí quyết kỹ thuật và nghệ thuật cho phép họ có khả năng cạnh
tranh hơn.
b) Những làng nghề phát triển không ổn định.
Ngược với các làng nghề thuộc nhóm những làng nghề có xu hướng
phát triển mạnh ở trên, thì các làng nghề này thường sản xuất những sản phẩm
mà nhu cầu có sự biến đổi khá nhanh và biến động lớn, tuy nhiên khả năng
cải tiến lại, đổi mới, đa dạng hoá sản phẩm, thay đổi công nghệ lại rất chậm
và tương đối khó khăn. Sản phẩm của những làng nghề này chủ yếu phục vụ

đối tượng tiêu dùng hạn chế, thường là hàng đặc dụng - thường nằm trong
nhóm nghề dệt, may, sản xuất giấy, đèn đúc đồng…
Những làng nghề thuộc loại này thường có đặc điểm chính là sản phẩm
được làm ra từ những người thợ tay nghề cao và có thể làm ra một số sản
phẩm cao cấp nhất định đạt tới mức hoàn mỹ và rất bài bản. Tuy nhiên, số
lượng hàng tiêu thụ còn ít và chậm do giá thành sản xuất cao và có sản phẩm
thay thế lớn.
c) Những làng nghề bị suy vong và có khả năng mất đi.
Những làng nghề thuộc loại này là những làng nghề đã từng có thời
gian hoàng kim trong sản xuất và kinh doanh mặt hàng thủ công mỹ nghệ
này, song đã bị suy thoái từ lâu do nhiều nguyên nhân mà cho đến nay chưa
hé mở nhu cầu tiêu thụ trên thị trường đối với các loại sản phẩm này. Biểu
hiện tiêu biểu cho loại làng nghề này là những làng nghề như: Những làng
SV: Vũ Thị Lan Anh Lớp: QTKD Thương Mại 46 A
15
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Cấn Anh Tuấn
nghề làm giấy sắc, dệt quai thao ở Hà Nội, làng tranh dân gian ở Bắc Ninh,
Hà Nội, Hà Tây…nghề khâu áo dài tứ thân ở Hà Tây, Hà Tây…
Nguyên nhân gây lên sự suy sụp của các làng nghề trên là rất nhiều, tuy
nhiên một số nguyên nhân chính như:
- Nhu cầu thị trường biến động: Điều này tác động trực tiếp đến các
làng nghề truyền thống. Nó đòi hỏi sự thích ứng của nền sản xuất
kinh doanh từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường và chấp nhận
cạnh tranh trên thị trường đó. Vấn đề nhu cầu về sản phẩm do
những làng nghề này sản xuất và khả năng thích ứng với thị trường
biến đổi bằng việc đa dạng hoá và đổi mới sản phẩm theo yêu cầu
của khách hàng…có vai trò rất quan trọng, quyết định sự tồn tại của
những làng nghề và những làng nghề nào thích ứng được điều này
thì sẽ phát triển một cách nhanh chóng.
- Việc ban hành chính sách của nhà nước và việc thực thi chính sách

này chưa đồng bộ. Nhà nước tạo ra môi trường kinh doanh cho các
doanh nghiệp, các làng nghề bằng cách ban hành những chính sách
hay các văn bản pháp luật…và từ đó các làng nghề có những điều
kiện thuận lợi để hoạt động và phát triển. Các làng nghề thủ công
truyền thống Việt Nam không chỉ có lợi thế mà còn có vận hội mới
để phát triển. Tuy vậy, vẫn còn có những tồn tại như:
+ Chính sách của nhà nước ban hành rất nhiều nhưng chưa đầy đủ đối
với các làng nghề truyền thống. Hơn nữa, các chính sách này chưa đi sâu vào
cuộc sống nhất là các làng nghề . Việc tuyên truyền, phổ biến chính sách
trong nhân dân các vùng nông thôn luôn còn nhiều hạn chế, do đó chưa tạo
được hành lang pháp lý cần thiết cho người sản xuất và kinh doanh các loại
sản phẩm mang tính nghệ thuật cao này.
SV: Vũ Thị Lan Anh Lớp: QTKD Thương Mại 46 A
16
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Cấn Anh Tuấn
+ Một số quy định và chính sách chưa hợp lý: đánh đồng mặt hàng thủ
công mỹ nghệ với các mặt hàng công nghiệp khác về mức thuế suất, chưa có
chế độ trợ giá, bảo hộ mậu dịch, vay vốn cho các làng nghề, hay cho các thợ
thủ công. Còn rất ít những chính sách đãi ngộ cần thiết cho các nghệ nhân,
nghệ sĩ nổi tiếng, có cống hiến lớn lao…
+ Khó khăn trong chính sách mở cửa, giaolưu hàng hoá làm hàng nước
ngoài tràn ngập vào thị trường Việt Nam, bằng nhiều cách khác nhau làm cho
mặt hàng thủ công trong nước chịu sức ép nặng của cạnh tranh.
- Cơ sở hạ tầng còn yếu kém và trình độ kỹ thuật công nghệ còn rất thô
sơ và ít được cải tiến là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nhiều làng nghề
chậm được mở rộng, ít có doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn.
Hệ thống đường giao thông và mặt bằng để xây dựng lò, xưởng sản
xuất có vị trí quan trọng đã được nhiều làng nghề chú ý đến song nhiều nơi
còn chưa làm được do chi phí cao. Chính vì thế, các làng nghề gặp không ít
những khó khăn và trở ngại cho việc đi lại và việc sản xuất.

d) Những làng nghề gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn có cơ hội phát triển.
Những làng nghề này cũng từng có thời gian phồn thịnh, làm ra nhiều
hàng hoá đưa vào thị trường tiêu thụ và đã từng tiêu thụ được một số lượng
hàng hoá rất lớn. Tuy nhiên, nhu cầu thị trường về mặt hàng này bỗng nhiên
thay đổi một cách đột ngột làm cho hình thành nhiều bất lợi cho người sản
xuất, nguyên liệu đầu vào khan hiếm và hàng làm ra tiêu thụ được rất ít. Các
làng nghề thuộc nhóm này như: sản xuất giấy gió ở Hà Tây, Hà Bắc; gò đúc
và cẩn đồng ở Hà Bắc, Hà Nội, Huế,… dệt thổ cẩm Chăm ở Quảng Nam- Đà
Nẵng…
1.1.2.2. Tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam
trong những năm gần đây.
SV: Vũ Thị Lan Anh Lớp: QTKD Thương Mại 46 A
17
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Cấn Anh Tuấn
Theo thống kê của hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ
công mỹ nghệ của Việt Nam trong những năm gần đây đã có nhiều chuyển
biến rõ rệt là phục hồi và tăng khá nhanh. Nếu như năm 1998, do khủng
hoảng tài chính kinh tế khu vực, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
chỉ đạt 111 triệu USD thì từ năm 1999 kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công
mỹ nghệ của Việt Nam đã tăng lên rất nhiều. Cụ thể là từ năm 1999 đến năm
2004 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này ở nước ta đã tăng từ 168,28 triệu
USD lên 398,13 triệu USD, như vậy đã tăng 229.85 triệu USD nghĩa là tăng
hơn gấp hai lần trong vòng 5 năm. Điều này là do trong những năm gần đây
thị hiếu của người tiêu dùng đang có xu hướng hướng tới những sản phẩm
mang đậm nét dân tộc. Chính vì vậy, càng ngày kim ngạch xuất khẩu hàng
thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang các thị trường nước ngoài trên thế giới
càng tăng. Năm 2006 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này là 607,5 triệu USD,
đến năm 2007 thì kim ngạch này đã được tăng lên 19% và đạt 750 triệu USD.
Dưới đây là bảng thể hiện kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của
Việt Nam giai đoạn 1999- 2007:

Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt
Nam giai đoạn 1999- 2007
Năm Giá trị XK hàng
TCMN (tr. USD)
Tổng giá trị XK cả
nước (tr. USD)
Tỷ trọng kim ngạch XK hàng
TCMN/TKNXK(%)
1999 168.28 14520.2 1.46
2000 227.44 14448.7 1.57
2001 229.94 15027.3 1.53
2002 334.69 16705.9 2.00
2003 361.24 20176.1 1.79
2004 398.13 26003.00 1.53
2005 560 30850.00 1.81
2006 630.4 39600.00 1.59
2007 750 47540.00 1.58
Nguồn: Vụ XNK- Bộ Thương Mại
Qua bảng 1 trên ta thấy kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
của Việt Nam trong thời gian qua tăng lên một cách đều đặn. Tỷ trọng kim
SV: Vũ Thị Lan Anh Lớp: QTKD Thương Mại 46 A
18
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Cấn Anh Tuấn
ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trên tổng kim ngạch xuất khẩu hàng
hóa của cả nước nói chung có xu hướng tăng lên cho đến năm 2002 tuy nhiên
lại bị giảm xuống trong những năm về sau. Điều này là do Việt Nam đã mở
rộng được thêm nhiều thị trường mới trong khu vực thị trường Châu Á- Thái
Bình Dương. Tuy nhiên, tỷ trọng một số năm gần đây bị giảm xuống là do tỷ
trọng xuất khẩu của các ngành công nghiệp dịch vụ khác tăng lên một cách
mạnh mẽ.

Tốc độ tăng trưởng hàng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ qua các
năm cũng có chiều hướng tăng nhưng vẫn còn chậm. Tốc độ tăng trưởng
chậm là do hàng thủ công mỹ nghệ của nước ta vẫn chưa khắc phục được đó
là hàng thủ công mỹ nghệ là sản phẩm trang trí nên ngoài những đòi hỏi về
tính tiện dụng còn có yêu cầu rất cao về tính độc đáo trong kiều dáng và mẫu
mã.Sản phẩm thủ công mỹ nghệ của nước ta đã có tiến bộ rất nhiều về mẫu
mã, hình dáng và chất lượng sản phẩm, tuy nhiên chưa thỏa mãn được đúng
yêu cầu của khách hàng và đôi khi sản phẩm còn quá đơn điệu và chất lượng
không đồng đều. Nguyên liệu khai thác chưa được tốt và nhiều khi còn bị
động bởi sự thay đổi của thiên nhiên làm ảnh hưởng đến sản xuất hàng thủ
công mỹ nghệ cho xuất khẩu. Hơn nữa, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ của
nước ta còn phân tán làm cho khâu hoàn thiện sản phẩm trở nên không đều,
dễ bị lẫn lộn tốt xấu, hoạt động sản xuất mang tính tự phát, thiếu sự tổ chức
hướng dẫn của các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp lớn là nguyên
nhân làm cho tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ giảm
xuống.
Tuy vậy, hàng thủ công mỹ nghệ của nước ta ngày càng được cải thiện
hơn. Các làng nghề liên tục cho ra đời những sản phẩm độc đáo, đa dạng về
mẫu mã, chủng loại, phong phú về màu sắc …điều đó đã làm cho khả năng
cạnh tranh với đối thủ khác được dễ dàng hơn. Chính vì vậy, hàng thủ công
SV: Vũ Thị Lan Anh Lớp: QTKD Thương Mại 46 A
19
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Cấn Anh Tuấn
mỹ nghệ của Việt Nam đã có mặt ở khắp nhiều nơi trên thế giới. Các thị
trường truyền thống và thị trường mục tiêu nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
của Việt Nam ngày càng được củng cố và mở rộng hơn. Thời kỳ hoàng kim
của hàng thủ công mỹ nghệ là giai đoạn 1975 đến 1986. Tỷ trọng kim ngạch
xuất khẩu đạt bình quân 40%, cao điểm đạt 53,4% (năm 1979). Giai đoạn
trước 1990, thị trường chủ yếu là khối các nước Đông Âu, Liên Xô theo
những thỏa thuận song phương. Sau 1990, thị trường này suy giảm bởi những

biến động chính trị (năm 2000 chỉ đạt 40 triệu USD). Từ sau năm 2000, thị
trường xuất khẩu chính là Mỹ, EU, Nhật Bản, Nga và nhiều nước ASEAN, do
những nỗ lực tìm kiếm thị trường. Trong đó, EU chiếm 50% giá trị xuất khẩu,
Nhật Bản được xem là thị trường chính ở Châu Á, với 5% tỷ trọng. Mỹ là thị
trường đầy triển vọng. Số các nước nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, từ 50
năm 1996, tăng lên 133 nước vào năm 2005; và hiện nay, sản phẩm thủ công
mỹ nghệ của Việt Nam đã có mặt hầu khắp các quốc gia trên thế giới.
Theo một con số thống kê gần đây, giá trị xuất khẩu các mặt hàng thủ
công mỹ nghệ chính yếu qua các năm từ 2000 đến 2006 như sau: 2000 đạt
235 (triệu USD), 2001 đạt 235, 2002 đạt 331, 2003 đạt 367, năm 2004 đạt
450, năm 2005 đạt 560 và 630,4 vào năm 2006. Tốc độ tăng trưởng bình quân
trong giai đoạn này là 17,87%.Với thị trường EU ta xuất khẩu mặt hàng chính
là gỗ, trong đó, Đức, Pháp, Hà Lan đã chiếm 10% tổng hàng hóa nhập khẩu.
Tỷ lệ tăng trưởng trong tổng kim ngạch xuất khẩu là 21,28%, nhưng giá trị
kim ngạch xuất khẩu đạt 2,8%. Thị trường Nhật Bản: kim ngạch xuất khẩu
sang thị trường này là 3,79 triệu USD năm 2004 (tăng 16,6% so với 2003).
Khách hàng Nhật rất ưa thích mặt hàng gỗ và số lượng khách du lịch cũng gia
tăng. Hiện có nhiều công ty Việt Nam sản xuất và xuất khẩu sang thị trường
Nhật Bản. Ngoài ra, thị trường Nam Phi cũng tăng trưởng với nhiều triển
SV: Vũ Thị Lan Anh Lớp: QTKD Thương Mại 46 A
20
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Cấn Anh Tuấn
vọng khi nhiều Cty Việt Nam đang tiến hành nhiều hoạt động xúc tiến thương
mại tại thị trường Nam Phi.
Theo TS. Nguyễn Văn Sánh, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu phát
triển ĐBSCL thì: "Người Việt vốn có tập quán sử dụng hàng thủ công mỹ
nghệ từ lâu đời. Do đó, khi có thu nhập cao, hành vi tiêu dùng sẽ theo xu
hướng sử dụng những hàng hóa có nguồn gốc nguyên liệu từ thiên nhiên và từ
các nghề truyền thống". Tuy nhiên, mặc dù đã và đang có những đóng góp
tích cực vào kim ngạch xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn,

cũng như nhiều lợi ích kinh tế xã hội khác, ngành hàng thủ công mỹ nghệ và
làng nghề truyền thống vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn trong phát triển và mở
rộng thị trường.
Thị trường nội địa có sức mua yếu, trong khi kinh nghiệm thị trường
quốc tế của doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế. Mặt khác, ngành hàng thủ
công mỹ nghệ và làng nghề truyền thống Việt Nam hiện tại còn thiếu tính liên
kết giữa khoa học và mỹ thuật học với việc chế tạo, sản xuất sản phẩm.
1.1.1.3. Tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam
sang thị trường EU trong thời gian qua.
Việt Nam có quan hệ thương mại với các nước thành viên EU từ rất
sớm, nhưng mãi đến ngày 22/10/1990, Việt Nam và Cộng đồng kinh tế châu
Âu (EEC) mới chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Việt Nam xuất khẩu
sang EU chủ yếu là các mặt hàng: Giầy dép, quần áo, thực phẩm (nông sản,
thủy sản), hàng thủ công mỹ nghệ…Từ năm 2000 đến nay, mỗi năm Việt
Nam xuất khẩu được 100 triệu USD hàng thủ công mỹ nghệ (gồm sứ, mây
tre, gỗ mỹ nghệ) sang EU. Hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam được ưa chuộng
ở thị trường Đông và Tây Âu. Trong những sau đấy, nhóm hàng này được đẩy
mạnh sang thị trường EU và tiếp tục được nâng cao chất lượng sản phẩm, cải
tiến mẫu mã bao bì phù hợp với thị hiếu của thị trường này.
SV: Vũ Thị Lan Anh Lớp: QTKD Thương Mại 46 A
21
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Cấn Anh Tuấn
Bảng 2: Kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN của Việt Nam sang EU
Đơn vị: Triệu USD
Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007
Kim ngạch xuất khẩu
hàng TCMN
361.24 398.13 565 630.4 750
Kim ngạch xuất khẩu
hàng TCMN sang EU

179.7 200 275 378 458.5
Nguồn: Bộ Thương Mại
EU là khu vực thị trường có nhiều triển vọng cho xuất khẩu hàng thủ
công mỹ nghệ của Việt Nam, và từ năm 2000 trở lại đây thị trường EU chiếm
khoảng 50% giá trị xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam. Nước ta
xuất khẩu sang thị trường EU các mặt hàng chính là gỗ, trong đó, Đức, Pháp,
Hà Lan đã chiếm 10% tổng hàng hóa nhập khẩu. Qua bảng trên ta thấy được
sự tăng lên rõ rệt của xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở nước ta sang thị
trường EU. Cụ thể là từ năm 2003, kim ngạch mới chỉ đạt 179.7 triệu USD,
đến năm 2004 thì kim ngạch đó tăng lên là 200 triệu USD, năm 2005 đạt 275
triệu USD- chiếm 5,4% kim ngạch nhập khẩu của khu vực này. Năm 2006, v
ới kim ng ạch l à 378 tri ệu USD Việt Nam xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
vào Pháp đạt 81,8 triệu USD; Đức đạt 62,5 triệu USD; Bỉ đạt 36 triệu USD;
Anh 21,4 triệu USD; Hà Lan 18,9 triệu USD; Italia 16,2 triệu USD; Tây Ban
Nha 18,8 triệu USD... Theo nhận định của Bộ Thương mại, trong tương lai,
đây là khu vực thị trường có khả năng tiêu thụ mạnh nhiều mặt hàng thủ công
mỹ nghệ của Việt Nam. Vì vậy, mục tiêu phấn đấu đến năm 2010 sẽ nâng tỷ
lệ này lên trên 6,4% (đạt kim ngạch trên 0,6 tỷ USD). Riêng năm 2007 kim
ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU đạt
458.5 triệu USD tăng 21.3% so với năm 2006
SV: Vũ Thị Lan Anh Lớp: QTKD Thương Mại 46 A
22
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Cấn Anh Tuấn
Các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam trong khối Liên Minh
Châu Âu (EU) là: thị trường xuất khẩu hàng TCMN lớn nhất của Việt Nam
trong khối EU là thị trường Đức (26.4%), tiếp đến là Pháp(14,7%), Hà Lan
(11.6%), Anh(11%), Bỉ(10.7%), Ý(7,4%), Tây Ban Nha(6.3%), Thụy Điển
(5%), còn lại là một số thị trường như: Đan Mạch, Phần Lan, Hy Lạp…Các
sản phẩm thủ công mỹ nghệ chủ yếu xủa Việt Nam xuất khẩu sang thị trường
EU như: hàng gốm sứ, hàng mây tre đan, hàng sơn mài, đồ gỗ mỹ nghệ, hàng

thêu ren, thổ cẩm và thảm các loại.
Trong các sản phẩm đó thì sản phẩm gỗ mỹ nghệ và sơn mài là những
sản phẩm thâm nhập rất tốt vào thị trường EU và có kim ngạch xuất khẩu
chiếm khoảng 20% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
sang thị trường EU. Hàng gốm, sứ mỹ nghệ cũng là nhóm hàng đang tiêu thụ
mạnh sang thị trường EU, các mặt hàng khác cũng dần dần được xuất khẩu
sang thị trường EU với số lượng lớn.
Tuy nhiên, hàng thủ công mỹ nghệ nước ta khi xuất khẩu sang thị
trường EU cũng có nhiều những đối thủ cạnh tranh mạnh như hàng của Trung
Quốc và của các nước ASEAN khác. Hơn nữa EU là thị trường rất khó tính
đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm và đặt ra nhiều tiêu chuẩn khá khắt khe
cũng là một thử thách trong xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam.
Trong xu thế hội nhập quốc tế, nước ta đang chủ trương đẩy mạnh xuất khẩu
những mặt hàng có thế mạnh nội lực cạnh tranh và sản phẩm thủ công mỹ
nghệ chắc chắn là sản phẩm có nội lực cạnh tranh của Việt Nam trong tương
lai.
SV: Vũ Thị Lan Anh Lớp: QTKD Thương Mại 46 A
23
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Cấn Anh Tuấn
1.1.3.Sự cần thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu hàng TCMN ở Việt Nam.
1.1.3.1.Nhu cầu đối với hàng thủ công mỹ nghệ trên thế giới.
Thị trường của các loại sản phẩm này ngày càng được mở rộng cả thị
trường trong nước và thị trường nước ngoài. Khách hàng các nước khác
thường tìm kiếm nguồn gốc Á Đông với những sản phẩm từ chính bàn tay lao
động thủ công của những người thợ tạo nên từ những nguyên liệu thiên nhiên
sẵn có trong nước là chủ yếu. Trong thời gian gần đây thị trường nước ngoài
của một số mặt hàng truyền thống ngày càng mở rộng do xu hướng tiêu dùng
mở rộng và có tiềm năng rất lớn như gốm sứ, gỗ,mây tre đan, thêu ren, thổ
cẩm…Các khách nước ngoài vào du lịch Việt Nam càng tăng, họ tham quan
và mua hàng là một cơ hội cho các làng nghề Việt Nam có cơ hội để thúc đẩy

xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ theo hình thức xuất khẩu tại chỗ.Đó là một
thế mạnh của Việt Nam cần được phát huy và cần được hỗ trợ để phát triển cho
việc xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống ở Việt Nam.
Hàng TCMN của Việt Nam mặc dù chiếm được nhiều ưu thế trong
xuất khẩu, nhưng vấn đề đặt ra bây giờ là làm thế nào để chiếm giữ thị trường
xuất khẩu. Theo nghiên cứu thị trường, nhu cầu của một số thị trường lớn về
hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam như sau: Nhu cầu của thị trường Hoa
Kỳ nghiên cứu cho đến năm 2010 là khoảng 400 triệu USD hàng TCMN của
Việt Nam, với thị trường EU thì nhu cầu hàng TCMN này cao hơn với con số
600 triệu USD năm 2010. Đặc biệt hơn với thị trường Nhật Bản là thị trường
được xếp thứ hạng cao trong số những thị trường xuất khẩu của Việt Nam, là
thị trường có nhiều tiềm năng tăng trưởng hứa hẹn trong tương lai. Kim ngạch
xuất khẩu hàng TCMN của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản mỗi năm
khoảng 54 triệu USD/ năm, chiếm 3% kim ngạch nhập khẩu hàng TCMN của
Nhật Bản. Đó là một số thị trường có tiềm năng lớn để Việt Nam có thể xuất
SV: Vũ Thị Lan Anh Lớp: QTKD Thương Mại 46 A
24
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Cấn Anh Tuấn
khẩu hàng TCMN sang, và dựa vào những con số này, Việt Nam sẽ phải cố
gắng nhiều hơn để phát triển xuất khẩu hàng TCMN.
1.1.3.2.Tiềm năng của Việt Nam trong việc sản xuất và xuất khẩu hàng thủ
công mỹ nghệ.
* Tiềm năng về lao động.
Việt Nam là nước có nguồn lao động trẻ, rất dồi dào và có tri thức, có khả
năng tiếp thu nhanh thêm với cần cù, sáng tạo và có tính cộng đồng cao. Đó là ưu
điểm lớn nhất của lao động ở Việt Nam. Mặt khác trong các làng nghề sản xuất
những mặt hàng thủ công mỹ nghệ ở nước ta lại có những nghệ nhân hay những
người thợ rất giỏi, có khả năng tiếp nối truyền thống và rất tâm huyết với nghề, có
ý thức và tinh thần trách nhiệm đào tạo rất cao trong việc truyền lại nghề và những
kiến thức cần có cho thế hệ trẻ. Như vậy, có thể nói tiềm năng về lao động là tiềm

năng lớn của Việt Nam trong việc sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.
* Tiềm năng về nguồn nguyên liệu để sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ
Nguyên liệu để sản xuất ra hàng thủ công mỹ nghệ thường là những
nguyên liệu có được từ thiên nhiên như: đá, cói ,mây, tre, đất, cói…Và ở Việt
Nam thì những nguyên liệu này là rất sẵn có và do đó nguyên vật liệu để cung
cấp cho sản xuất là vô cùng phong phú và đa dạng. Hơn nữa, nhu cầu nguyên
liệu phụ liệu, phụ liệu nhập khẩu để cung cấp cho sản xuất hàng thủ công mỹ
nghệ chiếm một tỷ lệ rất ít và thường chỉ từ 3- 5%. Đây là một thuận lợi rất
lớn để từ đó hạ giá thành sản phẩm và nâng cao sức cạnh tranh của hàng thủ
công mỹ nghệ của Việt Nam trên thị trường thế giới.
* Tiềm năng sản xuất và tính bền vững
Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ khi đạt tới trình độ hoàn mỹ thì có thể
phát triển rất tốt và có khả năng mở rộng quy mô và đứng vững trên thị
trường. Điều đó được khẳng định trong thực tế đặc biệt là từ khi Việt Nam
thực hiện nền kinh tế mở, điều kiện sản xuất kinh doanh được cải thiện và các
SV: Vũ Thị Lan Anh Lớp: QTKD Thương Mại 46 A
25

×