Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long – chi nhánh chợ lớn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (998.8 KB, 58 trang )


MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TĂT i
DANH MỤC SƠ ĐỒ - BẢNG BIỂU ii
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ CHI NHÁNH CHỢ LỚN
1.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG
CỬU LONG 1
1.1.1 Quá trình hình thành phát triển và những thành tựu đạt được : 1
1.1.2 Cơ cấu tổ chức – vai trò nhiệm vụ các phòng ban: 2
1.1.3 Đánh giá cơ hội và thách thức đối với MHB: 3
1.2 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG
CỬU LONG – CHI NHÁNH CHỢ LỚN 4
1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển : 4
1.2.2 Cơ cấu tổ chức – chức năng, nhiệm vụ các phòng ban MHB - CN Chợ Lớn 5
1.2.3 Tình hình hoạt động kinh doanh thời gian gần đây tại MHB – CN Chợ Lớn. 8
1.2.4 Thuận lợi và khó khăn của MHB – CN Chợ Lớn trong thời gian tới : 10
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG – CN
CHỢ LỚN
2.1 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG MHB – CN
CHỢ LỚN 13
2.1.1 Quy trinh cấp tín dụng tại ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL – CN Chợ Lớn 13
2.1.2 Tình hình huy động vốn tại chi nhánh : 19
2.1.3 Tình hình hoạt động cho vay : 20
LỜI MỞ ĐẦU iv

2.2 ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG
MHB – CHI NHÁNH CHỢ LỚN 26
2.2.1 Hiệu quả sử dụng vốn: 26


2.2.2 Tình hình nợ quá hạn : 27
2.2.3 Tình hình nợ xấu 28
2.2.4 Tình hình phân loại nợ: 29
2.2.5 Hệ số thu nợ và vòng quay vốn tín dụng 31
2.3 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC VÀ HẠN CHẾ 33
2.3.1 Kết quả đạt đƣợc 33
2.3.2 Hạn chế 34
2.3.3 Nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong hoạt động cho vay : 36
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG
CAO CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG PHÁT
TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - CHI NHÁNH CHỢ LỚN
3.1 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG
CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG MHB – CHI NHÁNH CHỢ LỚN 39
3.2 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG
CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG MHB – CHI NHÁNH CHỢ LỚN 40
3.2.1 Một số kiến nghị đề xuất đối với Chính phủ và các ban ngành liên quan : 40
3.2.2 Một số kiến nghị đề xuất đối với Ngân hàng Nhà nƣớc: 41
3.2.3 Một số kiến nghị đề xuất đối với Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng Sông
Cửu Long: 42
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 45
KẾT LUẬN CHUNG 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO
i

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


Từ viết tắt
Nguyên nghĩa
CN

PGD
NHNN

PGĐ
CBKD
CBHT
BPKD
PQLRR
PKTNV
CIC
UBTD
VCSH
LNST
KQKD
HĐTD
Chi nhánh
Phòng giao dịch
Ngân hàng nhà nƣớc

PGĐ
Cán bộ kinh doanh
Cán bộ hệ thống
Bộ phận kinh doanh
Phòng quản lý rủi ro
Phòng kế toán ngân quỹ
Trung tâm thông tín tín dụng
Ủy ban tín dụng
Vốn chủ sở hữu
Lợi nhuận sau thuế
Kết quả kinh doanh

Hoạt động tín dụng


ii

DANH MỤC SƠ ĐỒ - BẢNG BIỂU

Danh mục sơ đồ : Trang
Sơ đồ 1.1 Mô hình tổ chức bộ máy ngân hàng MHB 3
Sơ đồ 1.2 Cơ cấu tổ chức tại MHB = CN Chợ Lớn 5
Sơ đồ 2.1 Quy trình cấp tín dụng tại MHB – CN Chợ Lớn 13

Danh mục bảng só liệu :
Bảng 1.1 Bảng tóm tắt kết quả hoạt động kinh doanh của MHB – CN Chợ Lớn
giai đoạn 2010 – 2012 9
Bảng 2.1 Tổng vốn huy động tại MHB – CN Chợ Lớn 19
Bảng 2.2 Dƣ nợ cho vay tại MHB –CN Chợ Lớn 21
Bảng 2.3 Dƣ nợ cho vay theo thời hạn tại 22
Bảng 2.4 Dƣ nợ cho vay theo thành phần kinh tế 24
Bảng 2.5 Tỷ lệ dƣ nợ cho vay trên vốn huy động 26
Bảng 2.6 Nợ quá hạn tại MHB – CN Chợ Lớn qua các năm 27
Bảng 2.7 Nợ xấu tại MHB- CN Chợ Lớn qua các năm 28
Bảng 2.8 Phân loại nợ tại MHB – CN Chợ Lớn qua các năm 29
Bảng 2.9 Hệ số thu nợ và vòng quay vốn tín dụng 31
Danh mục biểu đồ :
Biểu đồ 2.1 Tình hinh huy động vốn tại MHB – CN Chợ Lớn qua các năm 19
Biểu đồ 2.2 Dƣ nợ cho vạy tại MHB – CN Chợ Lớn qua các năm 21
Biểu đồ 2.3 Dƣ nợ theo thời hạn tại MHB –CN Chợ Lớn 23
Biểu đồ 2.4 Dƣ nợ theo thời hạn tại MHB- CN Chợ Lớn 24
Biểu đồ 2.5 Sự thay đổi hiệu quả sử dụng vốn tại MHB – CN Chợ Lớn 26

iii

Biểu đồ 2.6 Sự thay đổi tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dƣ nợ 27
Biểu đồ 2.7 Sự thay đổi của tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ tại 28
Biểu đồ 2.8 Phân loại các nhóm nợ tại MHB – CN Chợ Lớn qua các năm 29
Biểu đồ 2.9 Sự thay đổi của hệ số thu nợ và vòng quay vốn tín dụng 31

iv

LỜI MỞ ĐẦU

Tình hình kinh tế của Việt nam nói riêng và các nƣớc trên thế giới nói chung
trong những năm gần đây đã phục hồi đƣợc đà tăng trƣởng sau cuộc khủng hoảng
kinh tế toàn cầu diễn ra vào 2008. Tuy nhiên sự tăng trƣởng vẫn chƣa thực sự bền
vững, xã hội còn nổi cộm nhiều vấn đề cần giải quyết. Riêng hệ thống ngân hàng,
vấn đề thanh khoản và nợ xấu luôn là đặt ra nhiều tranh cãi cho các nhà phân tích,
nghiên cứu. Hoạt động đem lại phần lớn lợi nhuận cho ngân hàng hiện nay là hoạt
động tín dụng, trong đó cho vay chiếm phần lớn, nhƣng đây cũng là hoạt động gây
ra nhiều rủi ro, tổn thất cho các ngân hàng.
Trong thời gian gần đây, hoạt động của các ngân hàng ngày càng mở rộng và
phát triển, sự cạnh tranh giữa các nhà băng là rất lớn, áp lực huy động vốn, tăng
trƣởng tín dụng và nâng cao chất lƣợng tín dụng luôn đè nặng lên những nhà quản
lý trong các ngân hàng. Chính vì vậy cần có một chính sách phát triển phù hợp,
một định hƣớng đúng trong tƣơng lai để hoạt động tín dụng nói chung và cho vay
nói riêng phục hồi lại đƣợc đà tăng trƣởng nhƣ những năm trƣớc đồng thời chất
lƣợng của các khoản tín dụng cũng tăng lên. Do đó việc phân tích tình hình và đƣa
những giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động tín dụng là điều cần thiết đối
với các ngân hàng.
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của vấn đề, qua thời gian thực tập tại ngân
hàng và những kiến thức tích lũy đƣợc em đã chọn đề tài “ Thực trạng và giải

pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại Ngân hàng Phát triển nhà
Đồng bằng Sông Cửu Long – Chi nhánh Chợ Lớn” làm đề tài báo cáo thực tập.
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
Trên cơ sở phân tích tình hình cho vay tại Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng
Sông Cửu Long - chi nhánh chợ Lớn, báo cáo đề xuất một số giải pháp khắc phục
những hạn chế nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động cho vay tại ngân hàng để có thể
phục vụ khách hàng tốt hơn và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng trong
tƣơng lai. Với những công việc thực tiễn vầ điều kiện thực tập tại ngân hàng đề tài
v

tập trung nghiên cứu hoạt động cho vay của Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng
Sông Cửu Long trong 3 năm trở lại đây 2010, 2011, 2012.
Mục đích nghiên cứu:
Hệ thống hoá lại những vấn đề cơ bản về nghiệp vụ trong quy trình trong cho vay
tại Ngân hàng. Phân tích tổng quan tình hình hoạt động kinh doanh và đặc biệt đi
sâu phân tích thực trạng hoạt động cho vay, từ đó đánh giá chất lƣợng hoạt động
cho vay tại Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long thông qua hệ
thống các chỉ số. Trên cơ sở đó tìm ra những mặt đã làm đƣợc, những hạn chế cần
khắc phục và nguyên nhân của nó. Qua đó đề xuất hệ thống giải pháp và kiến nghị
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tại Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng
Sông Cửu Long.
Phƣơng pháp nghiên cứu:
Kết hợp các phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ : bài báo cáo chủ yếu sử dụng két hợp
các phƣơng pháp nghiên cứu phân tích lý luận, thực tiễn, so sánh số liệu.
Kết cấu đề tài:
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, kết cấu của đề tài gồm 3 phần chính:
Chƣơng 1: Giới thiệu khái quát về Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng Sông
Cửu Long và chi nhánh Chợ Lớn
Chƣơng 2 : Thực trạng và chất lƣợng hoạt động cho vay Ngân hàng Phát triển
nhà Đồng bằng Sông Cửu Long – chi nhánh Chợ Lớn

Chƣơng 3: Một số giải pháp và kiến nghị đề xuất nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt
động cho vay tại Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long – chi nhánh
Chợ Lớn










CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG
BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ CHI NHÁNH
CHỢ LỚN
1

1.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG
1.1.1 Quá trình hình thành phát triển và những thành tựu đạt được :
Logo:
Website: www.mhb.com.vn
Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long, viết tắt là MHB, là
NHTM nhà nƣớc đƣợc thành lập vào ngày 18/09/1997 theo quyết định số 796/ QĐ-
TTg của Thủ tƣớng Chính phủ và chính thức đi vào hoạt động từ năm 1998, với số
vốn điều lệ là 3,055,552,043,025 VNĐ, trụ sở chính đạt tại số 9 Võ Văn Tần, Quận
3, TP. Hồ Chí Minh và với mục tiêu ban đầu là huy động vốn, cho vay hỗ trợ sắp
xếp, sửa chữa lại khu dân cƣ, quy hoạch và xây dựng các khu đô thị mới để cải

thiện điều kiện về nhà ở cho nhân dân.
Hoạt động chủ yếu của MHB là thực hiện các giao dịch ngân hàng bao gồm
huy động và nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức, cá nhân;
cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân trên cơ sở
tính chất và khả năng nguồn vốn của Ngân hàng; thực hiện các giao dịch ngoại tệ,
các dịch vụ tài chính thƣơng mại quốc tế, chiết khấu thƣơng phiếu, trái phiếu và các
giấy tờ có giá khác; cung cấp dịch vụ trung gian môi giới, và các dịch vụ ngân hàng
khác đƣợc NHNN cho phép.
Đến năm 2001, Thủ tƣớng Chính phủ đã ký quyết định số 160/2001/QĐ-
TTg phê duyệt đề án tái cơ cấu MHB nhằm xây dựng MHB thành một NHTM hoạt
động đa năng, đóng vai trò chủ đạo trong cho vay phát triển nhà ở, xây dựng kết cấu
hạ tầng, hoạt động an toàn, hiệu quả.
Ngày 31/3/2011, MHB chính thức chuyển đổi thành loại hình công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nƣớc làm chủ sở hữu.
Với tầm nhìn sứ mệnh là trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu cho
khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngân hàng MHB đã không ngừng
nỗ lực phấn đấu mở rộng mạng lƣới hoạt động và nâng cao chất lƣợng phục vụ. Với
96 cán bộ công nhân viên và Hội sở chính tại thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu đi vào
2

hoạt động từ năm 1998, sang năm 1999 MHB đã mở 3 chi nhánh đầu tiên ở An
Giang, Đồng tháp và Cần Thơ với 194 cán bộ công nhân viên.
Sau 5 năm hoạt động, đến năm 2003, vốn điều lệ của ngân hàng đã tăng lên
750 tỷ đồng, cũng trong năm này ngân hàng đã chính thức tiếp nhận Tổng công ty
vàng bạc đá quý Việt Nam, nâng tổng số chi nhánh lên 64 chi nhánh. Kỷ niệm 10
năm hoạt động, năm 2008, MHB đã vinh dự đón nhận Huân chƣơng Lao động hạng
2, tổng tài sản lúc này tăng hơn 100 lần, tổng số CN và PGD là 164. Sang năm
2009, MHB đã thành lập đƣợc trung tâm Công nghệ thông tin, trung tâm Chăm sóc
khách hàng. Đáng chú ý là năm 2010, MHB đã lọt vào top 7 ngân hàng có mạng
lƣới rộng nhất tại Việt Nam với gần 220 chi nhánh và phòng giao dịch trải rộng

khắp 30 tỉnh thành với vốn điều lệ lên đến hơn 3000 tỷ đồng đồng thời cũng trong
năm này MHB đã kết nối thành công với Liên minh thẻ Smartlink tạo điều kiện cho
chủ thẻ MHB giao dịch đƣợc tại hơn 5000 máy ATM thuộc hệ thống Liên minh thẻ
và tạo điều kiện cho ngân hàng nâng cao chất lƣợng hoạt động cũng nhƣ chất lƣợng
phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn.
Mặc dù, mới đƣợc thành lập và đi vào hoạt động 15 năm, đƣợc xem là ngân
hàng trẻ nhất trong số các ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc, nhƣng MHB lại có tốc
độ phát triển nhanh nhất. Tính đến năm 2011, tổng tài sản của MHB, đạt gần 50.000
tỷ đồng (tƣơng đƣơng 2,3 tỷ USD), tăng gấp 160 lần so với ngày đầu thành lập và
đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc xếp vào nhóm những tổ chức tín dụng hoạt động lành
mạnh, ổn định, an toàn và đƣợc cấp mức tăng trƣởng tín dụng cao nhất trong năm
2012.
Năm 2011, cũng là năm thứ 5 liên tiếp MHB vinh dự nhận giải thƣởng
Thƣơng hiệu mạnh tại Việt Nam và đƣợc NHNN xếp vào nhóm 1 là nhóm ngân
hàng hoạt động lành mạnh, ổn định và lâu dài.
1.1.2 Cơ cấu tổ chức – vai trò nhiệm vụ các phòng ban:
Bộ máy tổ chức theo hƣớng tinh gọn. Ban lãnh đạo ngân hàng có 5 ngƣời: 01
Tổng GĐ, 04 Phó Tổng GĐ, ngoài ban lãnh đạo cấp cao còn có GĐ, PGĐ, Trƣởng
Phó phòng tại các chi nhánh trực thuộc. Số cán bộ chủ chốt này đều có kinh nghiệm
chuyên môn trong ngành ngân hàng. Đại bộ phận cán bộ nhân viên đều qua đào tạo
chuyên môn nghiệp vụ. Cơ cấu tổ chức và công tác quản lý cán bộ từ Hội sở đến
3

Chi nhánh đã đƣợc kiện toàn. Đến nay, các mặt hoạt động từng bƣớc đi vào ổn định
và ngày càng phát huy tác dụng.
Sơ đồ 1.1 : Mô hình tổ chức bộ máy ngân hàng MHB:










Nguồn nội bộ ngân hàng MHB
1.1.3 Đánh giá cơ hội và thách thức đối với MHB:

Cơ hội : Chiếm lĩnh một mạng lƣới chi nhánh, phòng giao dịch rộng lớn
trên cả nƣớc cùng với đội ngũ cán bộ nhân viên chuyên nghiệp, giỏi chuyên môn,
giàu nhiệt huyết sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngân hàng MHB
trong tƣơng lai. Việc tạo dựng đƣợc uy tín, niềm tin đối với khách hàng, xây dựng
đƣợc các mối quan hệ lâu dài với các khách hàng thân quen là một trong những yếu
tố giúp MHB tăng trƣởng ổn định, thu hút thêm nhiều khách hàng mới.

Thách thức : Nền kinh tế biến động với nhiều khó khăn, chính sách thắt
chặt tiền tệ cũng nhƣ các quy định gắt gao trong hoạt động ngân hàng của NHNN,
sự cạnh tranh gay gắt của các nhà băng lớn, cùng với quá trình tái cấu trúc hệ thống
ngân hàng và sự phát triển mạnh của hệ thống ngân hàng ngoại trong khi yêu cầu
của khách hàng ngày càng cao sẽ là những khó khăn, thách thức đối với ngân hàng
MHB trong hiện tại và tƣơng lai. Nợ xấu, các vấn đề về thanh khoản, quy mô tăng
trƣởng tín dụng hạn hẹp và cầu tín dụng giảm cũng nhƣ việc huy động vốn ngày
càng khó khăn hơn có nguy cơ kìm hãm sự phát triển của hệ thống ngân hàng nói
Hội đồng quản trị
Tổng GĐ và các PGĐ
Sở giao dịch
tại TP.HCM
Các phòng
nghiệp vụ
CN

cấp 1
Công ty
Kinh doanh
CN trực thuộc
Cửa hàng, PGD dịch
4

chung và MHB nói riêng. Đứng trƣớc những khó khăn đó, đòi hỏi MHB phải nâng
cao trình độ quản lý, có chiến lƣợc phát triển rõ ràng, chính sách kinh doanh hợp lý,
đa dạng hóa các sản phẩm ngân hàng , tạo ra sự khác biệt, đào tạo đội ngũ cán bộ
công nhân viên nhằm nỗ lực duy tri sự tăng trƣởng bền vững, nâng cao hoạt động
và cung cách phục vụ để tồn tại và phát triển.
1.2 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG – CHI NHÁNH CHỢ LỚN
1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển :
Ngày 06/10/2005, Ngân hàng MHB – CN Chợ Lớn đƣợc thành lập và đi vào
hoạt động theo quyết định số 59/QĐ
_
NHN
_
HĐQT của Chủ tịch ngân hàng MHB,
với 34 nhân viên, gồm một CN và ba PGD nhận bàn giao từ Sở giao dịch. Trải qua
5 năm hoạt động gắn liền với nhiều biến động của nền kinh tế, CN đã có những
bƣớc tiến đáng kể trên con đƣờng xây dựng thƣơng hiệu “MHB
_
Chợ Lớn” trên địa
bàn Tp.Hồ Chí Minh, với một mạng lƣới giao dịch tƣơng đối rộng, cung cách giao
dịch tận tình, chu đáo và nhanh chóng, chất lƣợng sản phẩm
_
dịch vụ ngày càng

đƣợc nâng cao, đáp ứng đƣợc các nhu cầu về dịch vụ tài chính của doanh nghiệp và
các tầng lớp dân cƣ trên điạ bàn.
Hiện tại MHB – CN Chợ Lớn đã hình thành mạng lƣới giao dịch gồm một
CN và tám PGD. Từ lúc khai trƣơng đến nay, hoạt động kinh doanh hàng năm đều
có lãi.






5

1.2.2 Cơ cấu tổ chức – chức năng, nhiệm vụ các phòng ban MHB - CN Chợ
Lớn
1.2.2.1 Cơ cấu tổ chức tại MHB - CN Chợ Lớn :
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại MHB - CN Chợ Lớn












Nguồn Nội bộ tại MHB

1.2.2.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban :

Ban GĐ: bao gồm GĐ và PGĐ
GĐ là ngƣời đƣợc hội đồng bổ nhiệm, có nhiệm vụ: Tổ chức, điều hành mọi
hoạt động của CN, trực tiếp ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng cầm cố, thế chấp,
bảo lãnh theo quy định, quy định nghiệp vụ tín dụng của MHB - CN Chợ Lớn và
chịu trách nhiệm trƣớc Tổng GĐ và pháp luật về các quyết định của mình. Đƣợc ủy
quyền cho PGĐ, GĐ chi nhánh cấp III ký kết hợp đồng tín dụng tối đa 70% mức ủy
quyền phán quyết của Tổng GĐ, ký kết các hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh
bằng tài sản đối với các dự án vay vốn trong phạm vi đƣợc ủy quyền.
B A N G I Á M Đ Ố C
P. QHR

HTKD
P.
Hành
chính
nhân
sự
PGD
Q.8
PGD
Thuận
Kiều
PGD
Chợ
lớn
PGD
Q.6
PGD

Tân
phú
P. Kinh
doanh
P. Kế
toán
ngân
quỹ
P.Kiểm
tra nội
bộ
PGD Hải
thƣợng
lãn ông
PGD
Q.11
PGD
CMT8
P.thanh
toán
quốc tế
P.
Nguồn
vốn
6

PGĐ: Là ngƣời giúp việc cho GĐ, quản lý điều hành một số hoạt động của
CN do GĐ phân công, chịu trách nhiệm GĐ về công việc đƣợc giao và chịu trách
nhiệm trƣớc pháp luật về các quyết định của mình.


Phòng hành chính - nhân sự
Phỏng vấn, tuyển dụng nhân viên và thực hiện hợp đồng lao động theo kế
hoạch đƣợc hội sở chính duyệt hàng năm.
Sắp xếp, bố trí cán bộ nhân viên vào công việc phù hợp, trực tiếp giải
quyết vấn đề có liên quan đến mức lƣơng, hƣu trí.
Lập chƣơng trình đào tạo các cán bộ nhân viên, theo dõi nhân viên trong
công tác làm việc và thực hiện công tác thi đua, khen thƣởng.

Phòng nghiệp vụ kinh doanh.
 Nghiên cứu tình hình kinh tế - xã hội trong địa bàn hoạt động.
 Giao dịch trực tiếp với khách hàng, thẩm định xét duyệt cho vay phục vụ
sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, xây dựng nhà ở,…
 Thẩm định các phƣơng án, dự án đầu tƣ ngắn hạn, trung và dài hạn theo
quy trình về thẩm định dự án đầu tƣ trong phạm vi phân cấp, ủy quyền cho tổng GĐ
và theo quy định khác của tổng GĐ ban hành.
 Tổ chức thực hiện kiểm tra, kiểm soát chế độ tín dụng. Đôn đốc thu hồi
các khoản nợ đến dài về đề xuất các biện pháp xử lý các khoản nợ dài hạn.
 Lập báo cáo thống kê, thực hiện phát triển mạng lƣới ra các khu vực lân
cận.
 Thực hiện công tác thông tin phòng ngừa rủi ro.
 Tổ chức theo dõi các tài sản thế chấp, bảo lãnh các bất động sản và tài sản
cầm cố đƣợc lƣu trữ tại kho.
 Phòng kế toán ngân quỹ
 Tổ chức kế hoạch các nghiệp vụ phát sinh của CN.
 Hƣớng dẫn khách hàng mỡ tài khoản tại Chi Nhánh, lập các thủ tục nhận
và chi trả tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi các tổ chức kinh tế, cá nhân,….
7

 Tổ chức thực hiện nghĩa vụ thanh toán, chuyển tiền, thực hiện công tác
điện toán và xử lý thông tin.

 Chấp hành chế độ quyết toán hằng năm với hội sở.
 Kiểm tra chuyên đề kiểm toán, ngân quỹ trong phạm vi chi nhánh.
 Chấp hành đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ tài chính đối với ngân sách nhà nƣớc
và quyết định về nghĩa vụ của tài chính hệ thống.
 Tổ chức bảo quản hồ sơ thế chấp, cầm cố, bảo lãnh do phòng nghiệp vụ
kinh doanh chuyển sang theo quy định.
 Tổng hợp, lƣu trữ hồ sơ, tài liệu kế toán, giữ bí mật các tài lệu, số liệu
theo quy định của ngân hàng nhà nƣớc.
 Phòng kiểm tra nội bộ
 Giám sát nghiệp vụ hoạt động của chi nhánh trên mọi lĩnh vực, mọi thời
điểm nhằm đảm bảo an toàn tài sản của chi nhánh.
 Thực hiện báo cáo kết quả hoạt động của công tác kiểm tra nội bộ theo
quy định của hội đồng quản trị và Tổng GĐ MHB.

Phòng nguồn vốn.
 Nghiên cứu tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn hoạt động để lập kế
hoạch khai thác nguồn vốn, kế hoạch phát triển mạng lƣới của chi nhánh, tổ chức
thực hiện kế hoạch đƣợc giao.
 Tổ chức các biện pháp thực hiện nghiệp vụ huy động theo quy định của
MHB – CN Chợ Lớn nhằm tăng cƣờng thị phần của MHB chi nhánh chợ lớn tại địa
bàn kinh doanh.
 Tham mƣu cho GĐ chi nhánh về lãi xuất huy động vốn phù hợp với huy
động của MHB – CN Chợ Lớn và tình hình kinh doanh của chi nhánh.
 Lập báo cáo thống kê về nghiệp vụ nguồn vốn theo chế độ thông tin báo
cáo cho tổng GĐ ban hành.

Phòng thanh toán quốc tế
 Thực hiện nhiệm vụ thanh toán quốc tế, bảo lãnh, tái bảo lãnh.
8


 Lập báo cáo, lƣu trữ, bảo quản hồ sơ liên quan đến hoạt động thanh toán
quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh, tái bảo lãnh.

Phòng quản lý rủi ro kiêm hỗ trợ kinh doanh : Gồm hai tổ:
 Tổ quản lý rủi ro: Đánh giá lại các điều kiện tín dụng; Kiểm soát tín dụng
nội bộ, danh mục đầu tƣ phê duyệt; Hỗ trợ xử lý rủi ro; Tái thẩm định hồ sơ vƣợt
mức phán quyết của các PGD trực thuộc chi nhánh; Thực hiện nhiệm vụ khác.
 Tổ hỗ trợ kinh doanh: Hỗ trợ khách hàng; Cơ sở dữ liệu; Lập thống kê,
báo cáo; Một số việc khác.

Các phòng giao dịch:
Là đơn vị trực thuộc CN Chợ Lớn hoạt động đều do sự ủy quyền của GĐ CN
Chợ Lớn.
1.2.3 Tình hình hoạt động kinh doanh thời gian gần đây tại MHB – CN Chợ
Lớn.
MHB - CN Chợ Lớn luôn nỗ lực để xây dựng thƣơng hiệu của mình vững
mạnh trên thị trƣờng. Từ những ngày đầu thành lập, hoạt động kinh doanh của CN
luôn có lãi và tăng trƣởng qua các năm. Kết quả hoạt động kinh doanh của CN trong
ba năm trở lại đây của CN đƣợc tổng kết trong bảng 1.1 bên dƣới :










9


Bảng 1.1. : Kết quả hoạt động kinh doanh của MHB – CN Chợ Lớn
( ĐVT : Triệu đồng )
Chỉ tiêu
2010
2011
2012
Lợi nhuận sau thuế
2,063.5
2,157.8
2,267
Tốc độ tăng trƣởng LNST
42.11%
4.57%
5.06%
ROA
0.17%
0.16%
0.155%
Tốc độ tăng của tổng tài sản bình quân
20.61%
13.56%
8.32%
Tỷ lệ nợ xấu
0.73%
0.69%
0.65%
Hệ số an toàn vốn
15.06%
14.72%

14.57%
Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo KQKD của MHB – CN Chợ Lớn (2010 – 2012)
Qua bảng số liệu trên có thể thấy trong những năm gần đây hoạt động kinh
doanh của MHB – CN Chợ Lớn đã có những chuyển biến rõ rệt. Các chỉ tiêu về
LNST, tổng tài sản và VCSH tăng trƣởng qua các năm, nợ xấu đƣợc khắc phục.
Năm 2010. LNST của CN đạt gần hơn 2 tỷ đồng, tăng 42.11% so với năm
2009, năm 2010 đƣợc xem là một năm chuyển mình của nền kinh tế sau cuộc khủng
hoảng kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên đà tăng trƣởng kinh tế trong năm 2010 đƣợc đánh
giá là chƣa ổn định và không bền vững. Việc thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt,
lạm phát tăng cao, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm đầu ra cho
hàng hóa, việc tiếp cận vốn cũng bị bó hẹp hơn do các quy định của NHNN nhằm
đảm bảo chất lƣợng tín dụng và sự cạnh tranh gay găt giữa các ngân hàng trong năm
2011 đã làm giảm tốc độ tăng trƣởng của LNST và chỉ tăng 4.57%. Với sự cố gắng
không ngừng nghỉ của đội ngũ cán nhân viên tại CN, năm 2012 mặc dù nền kinh tế
tăng trƣởng thấp nhƣng MHB - CN Chợ Lớn vẫn duy trì đƣợc tốc độ tăng trƣởng
của mình, LNST đã tăng thêm 109.2 tỷ đồng tƣơng ứng với mức tăng 5.06%, tăng
gần 0.5% so với 2011.
Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) có xu hƣớng giảm trong những năm gần
đây. Năm 2010, ROA của CN là 0.17%, tuy nhiên sang năm 2011, ROA giảm
0.01% còn 0.16% .Đến năm 2012 đà giảm của tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
10

vẫn chƣa dừng lại, ROA tiếp tục giảm thêm 0.005% và đạt mức 0.155. Việc giảm
sút của tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sỡ hữu và trên tài sản trong năm 2011 và 2012
có thể nhận thấy là do tốc độ gia tăng của vốn chủ sỡ hữu và gia tăng tài sản cao
hơn tốc độ gia tăng của LNST. Tốc độ gia tăng của tài sản có xu hƣớng chậm hơn
so với tốc độ tăng của LNST, tuy nhiên với những khó khăn của nền kinh tế năm
2011 và 2012 đã làm cho LNST của những năm này tăng trƣởng khá thấp vì thế tốc
độ tăng của LNST không theo kịp tốc độ tăng của tổng tài sản dẫn đến ROA giảm.
Tỷ lệ nợ xấu của CN cũng có những biến động theo chiều hƣớng tốt và đƣợc

kiềm chế ở mức dƣới 3% theo quy định của NHNN. Nợ xấu của CN có xu hƣớng
giảm trong 3 năm trở lại đây. Nhìn chung, công tác quản trị nợ xấu đƣợc CN thực
hiện khá tốt, tỷ lệ nợ xấu của CN thấp hơn nhiều so với hệ thống MHB và các ngân
hàng khác.
Hệ số an toàn vốn (CAR) của CN khá cao so với mức quy đinh của NHNN là
9%, trong 3 năm gần đây hệ số an toàn vốn của CN luôn đạt trên 14.5%. So với quy
định và các ngân hàng khác hệ số này là khad cao, định hƣớng trong tƣơng lai MHB
sẽ đƣa hệ số an toàn vốn về mức 9% nhƣ quy định.
1.2.4 Thuận lợi và khó khăn của MHB – CN Chợ Lớn trong thời gian tới :

Thuận lợi :
Thái độ phục vụ tận tình, chu đáo và chuyên nghiệp tạo đƣợc sự hài lòng đối
với khách hàng đã giúp CN giữ chân đƣợc các khách hàng thân thiết của mình.
Thƣơng hiệu MHB Chợ Lớn ngày càng có chỗ đứng trên thị trƣờng, cùng với việc
mở rộng thêm các PGD trên địa bàn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh
doanh của CN, quảng bá hình ảnh của mình và thu hút thêm nhiều khách hàng mới.
Đội ngũ cán bộ công nhân viên năng động, nhiệt tình và cơ cấu tổ chức theo
hƣớng tinh gọn giúp cho việc điều hành quản lý của CN dễ dàng và hiệu quả hơn.
Hoạt động kinh doanh luôn tăng trƣởng ổn định trong những năm trƣớc sẽ tạo nền
cho sự phát triển của CN và giúp CN đứng vững hơn trong thời kỳ kinh tế khó
khăn.


11


Khó khăn :
Tình hình bất ổn của kinh tế trong thời gian gần đây, lạm phát tăng cao kèm
theo những quy định mới đƣợc ban hành liên tục nhằm mục tiêu thực hiện chính
sách tiền tệ của NHNN làm cho CN cũng không tránh khỏi khó khăn trong hoạt

động kinh doanh. Huy động vốn ngày càng khó khăn hơn, kèm theo đó là những
cản trở trong việc tìm đầu ra cho nguồn vốn. Áp lực về thanh khoản, nợ xấu cũng đè
nặng lên ngân hàng trong khi cơ sở vật chất còn thiếu thốn, năng lực quản lý chƣa
cao là những khó khăn mà ngân hàng cần phairvuowtj qua trong thời gian tới.
12

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Tuy đi vào hoạt động chƣa lâu, nhƣng MHB nói chung và CN Chợ Lớn nói
riêng đã gặt hái đƣợc những thành công bƣớc đầu đáng khích lệ. Trong những năm
gần đây, hoạt động kinh doanh của ngân hàng đã có những bƣớc tăng trƣởng tƣơng
đối ổn định cả về chất và lƣợng. Vốn huy động tăng tạo điều kiện cho MHB đảm
bảo đƣợc thanh khoản cho hệ thống, cũng nhƣ có nguồn tiền phục vụ cho hoạt động
kinh doanh của mình. Tuy nhiên, MHB cũng cần chú trọng đến việc sử dụng hợp lý
nguồn vốn này, cũng nhƣ đảm bảo tỷ trọng nguồn vốn huy động ở mức hợp lý với
nhu cầu thị trƣờng tránh ứ đọng vốn làm tăng chi phí cho ngân hàng. Hoạt động tín
dụng tăng trƣởng ổn định góp phần làm gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng, tuy nhiên
cũng cần chú trọng đến chất lƣợng tín dụng để hạn chế tổn thất cho chính mình và
xem xét sự hợp lý giữa nguồn vốn huy động và vốn tín dụng để đảm bảo tốt tính
thanh khoản cho ngân hàng. Công tác quản trị rủi ro và quản trụ vốn cần đƣợc chú
trọng hơn nữa để nâng cao chất lƣợng hoạt động cũng nhƣ đảm bảo sự an toàn và
phát triển lâu dài, bền vững của ngân hàng trong tƣơng lai.
Cùng với những thách thức của nền kinh tế đầy biến động trong thời gian tới,
MHB cũng nhƣ CN Chợ Lớn cần phải nỗ lực hơn nữa, tận dụng các cơ hội mà thị
trƣờng mang tới cũng nhƣ thế mạnh của mình , có định hƣớng đúng đắn cho tƣơng
lai để đƣa hình ảnh của ngân hàng mình tới gần hơn với khách hàng và đƣa hoạt
động kinh doanh tăng trƣởng tốt hơn nữa, hoạt động an toàn hiệu quả. Hoàn thiện
cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật, nâng cấp phần mềm công nghệ thông tin nhằm
phục vụ khách hàng nhanh chóng, thuận tiện hơn cũng nhƣ cải cách hệ thống tổ
chức, nâng cao trình độ của cán bộ quản lý và nhân viên là những việc làm thiết

thực trong định hƣớng phát triển của MHB trong thời gian tới.











CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ CHẤT
LƢỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG
BẰNG SÔNG CỬU LONG – CN CHỢ LỚN
13

Tiếp
nhận và
xử lý đề
nghị cấp
tín dụng
của KH
Thẩm
định tín
dụng
Ra
quyết
định

cấp tín
dụng
Thủ tục
hồ sơ và
giải
ngân
Quản lý
danh
mục,
giám sát
khoản
tín dụng
đã cấp
Thu nợ,
cơ cấu
nợ, cho
vay bổ
sung và
kết thúc
giao
dịch cấp
tín dụng

2.1 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG MHB –
CN CHỢ LỚN
2.1.1 Quy trinh cấp tín dụng tại MHB – CN Chợ Lớn
Sơ đồ 2.1 : Quy trình cấp tín dụng tại MHB – CN Chợ Lớn
Nguồn : Tổng hợp từ quy trình tín dụng của MHB
 Bƣớc 1: Tiếp nhận và xử lý đề nghị cấp tín dụng của khách hàng
 Tiếp nhận đề nghị cấp tín dụng của khách hàng

CBKD tiếp xúc với khách hàng, phỏng vấn, trao đổi nắm bắt thông tin ban đầu,
đánh giá sơ bộ để chọn ra các khách hàng có
uy tín, quan hệ tín dụng tốt.

 Đồng thời CBKD cũng phải tư vấn cho khách hàng về:
 Điều kiện cho vay;
 Nguyên tắc, quy trình tín dụng và giám sát tín dụng;
 Viết Giấy đề nghị cấp tín dụng (nếu chƣa có) cùng các hồ sơ có liên quan
theo qui định hiện hành của MHB;
 MHB luôn coi trọng việc trả nợ đầy đủ và đúng hẹn;
 Cung cấp đầy đủ thông tin tài chính và thông tin khác khi MHB yêu cầu.
 Cho vay phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng nhằm tránh tình trạng
khách hàng không có khả năng chi trả;
 Kiểm tra hồ sơ
14

 Theo dõi tiếp nhận, thu thập thông tin khách hàng và xử lý hồ sơ vay:
 Kiểm tra sự đầy đủ thông tin trong các hồ sơ, tài liệu của khách hàng cung
cấp, đồng thời làm rõ các thông tin đó để yêu cầu, hƣớng dẫn khách hàng bổ sung cho
phù hợp;
 Kiểm tra thông tin qua cơ sở dữ liệu của hệ thống MHB, qua đối tác, tổ chức,
cá nhân có liên quan với khách hàng nhƣ: nhà cung cấp,nơi tiêu thụ, cơ quan thuế,
nhân viên và của khách hàng đó
 Kiểm tra qua trung tâm thông tin tín dụng (CIC)
 Lập phiếu hỏi thông tin CIC gửi về các Phòng Kinh doanh Hội sở (nếu tổ
chức mối quan hệ tín dụng lần đầu tại MHB)
 Truy vấn thông tin khách hàng trên hệ thống Intellect
 Đi thăm thực tế tại nơi kinh doanh
 Chuẩn bị hồ sơ và các vấn đề có liên quan để lập tờ trình thẩm định khách
hàng đó.


Cung cấp thông tin sơ bộ của khách hàng cho Cán bộ nghiệp vụ nhập
CIC vào hệ
thống Intellect - Core theo qui định hiện hành MHB.
 Bƣớc 2: Thẩm định tín dụng
 Lập báo cáo thẩm định khách hàng :
Căn cứ vào các tài liệu khách hàng đã cung cấp và thông tin thu thập đƣợc, đối
tƣợng khách hàng vay là cá nhân, doanh nghiệp hay định chế tài chính, số tiền đề nghị
vay, bảo lãnh, phƣơng thức cho vay, loại sản phẩm khách hàng đề nghị cung cấp,
CBKD sẽ tiến hành lập báo cáo thẩm định theo hƣớng dẫn cụ thể cho từng loại đối
tƣợng, loại sản phẩm với các nội dung cơ bản sau:
 Uy tín và năng lực quản trị của khách hàng:
Mục tiêu thẩm định về tính cách và uy tín khách hàng để hạn chế đến mức thấp
nhất các rủi ro do chủ quan của khách hàng gây nên nhƣ: rủi ro về thiếu năng lực,
trình độ, kinh nghiệm, khả năng thích ứng với thị trƣờng. Phát hiện những hiện tƣợng
lừa đảo ngay từ ban đầu của khách hàng thiếu trung thực.
 Khả năng tài chính hay thu nhập khách hàng:
o Đánh giá tình hình tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng
15

o CBKD phải có dự đoán, đánh giá về tình hình tài chính khách hàng trong
thời gian vay (dự đoán tƣơng lai). Xác định cụ thể phƣơng án trả nợ là khả thi.
o Ghi rõ giá trị tài sản và quyền sở hữu của các tài sản đó (nếu có) để làm cơ
sở cho việc định giá.
o Tính pháp lý, tính khả mại, . . .
o Các tài sản thế chấp của bên thứ ba phải đƣợc xem xét kỹ tính pháp lý.
o Khách hàng đƣợc chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ có kết quả xếp hạng
 Các điều kiện khác:
Ngoài những nội dung trên CBKD sẽ phải thẩm định những vấn đề khác có
liên quan mà ở trên chƣa đề cập nhƣ:

o Quan hệ cung - cầu thị trƣờng ảnh hƣởng đến giá cả; chất lƣợng, chủng loại,
thị phần, nguồn cung cấp, khả năng tiêu thụ sản phẩm;
o Quy mô tổ chức kinh doanh, chất lƣợng quản lý, trình độ tay nghề công
nhân.
o Tác động của những chính sách Nhà nƣớc, các qui định của pháp luật.
o Xu hƣớng phát triển của ngành mở rộng hay thu hẹp, ảnh hƣởng các biến
động trong nƣớc, khu vực và thế giới;
 Kết luận và đưa ra ý kiến đề xuất/kiến nghị:

Kết luận: Yếu tố pháp lý; Quan hệ tín dụng; Tình hình tài chính; Hiệu
quả của
phƣơng án/dự án; Tài sản bảo đảm; Vấn đề khác.
 Ý kiến đề xuất: nội dung đề xuất (số tiền, thời hạn, lãi suất, tài sản bảo đảm,
các vấn đề khác có liên quan, . . .).
 Lập báo cáo đánh giá rủi ro (báo cáo tái thẩm định):
Sau khi lập xong báo cáo thẩm định và chuyển hồ sơ cho lãnh đạo PKD có ý
kiến cụ thể về việc cấp tín dụng; Tùy theo quy mô khoản vay và mức phán quyết mà
CBRR từng cấp thuộc PQLRR sẽ lập báo cáo đánh giá rủi ro theo quy định MHB.
 Bƣớc 3: Ra quyết định cấp tín dụng cho khách hàng
 Trường hợp 1: Từ 200 triệu đồng trở xuống tại Chi nhánh/Phòng giao dịch
tùy điều kiện thực tế, thực hiện theo 1 trong 2 cách sau:
CBKD lập tờ trình thẩm định, trình Lãnh đạo PKD/Bộ phận Kinh doanh
16

(nếu có) và họp UBTD phê duyệt; hoặc
CBKD lập tờ trình thẩm định trình Lãnh đạo PKD/Bộ phận Kinh doanh (nếu
có) ghi ý kiến cụ thể, trình Lãnh đạo Chi nhánh/PGD (Chủ tịch UBTD cấp này) phê
duyệt cấp tín dụng cho khách hàng và thực hiện bƣớc tiếp theo.
 Trường hợp 2: Từ trên 200 triệu đến 2 tỷ đồng (hoặc đến mức được ủy
quyền phê duyệt cho vay của GĐ PGD, PGĐ CN), Trong mức phê duyệt của Lãnh

đạo PGD thì thực hiện theo 1 trong 2 cách sau:
CBKD lập Tờ trình thẩm định cùng CBRR đánh giá rủi ro trình UBTD họp
xem xét phê duyệt tín dụng; hoặc
CBKD lập Tờ trình thẩm định chuyển cho Trƣởng BPKD (nếu có) ghi ý
kiến cụ thể, chuyển cho CBRR lập Báo cáo đánh giá rủi ro trình Lãnh đạo Trƣởng
BPRR (nếu có), trình tiếp Lãnh đạo PGD phê duyệt cấp tín dụng cho khách hàng
và thực hiện bƣớc tiếp theo.
 Trường hợp 3: Từ trên 2 tỷ đến 10 tỷ đồng (hoặc đến mức được ủy quyền
phê duyệt cho vay của PGĐ CN)
 Trường hợp 4: Từ trên 10 tỷ đến 30 tỷ đồng (hoặc trên mức phê duyệt của
PGĐ CN đến mức được ủy quyền phê duyệt của GĐ CN).
 Trƣờng hợp trong mức phê duyệt tín dụng của GĐ chi nhánh: CBKD Lập tờ
trình thẩm định, trình toàn bộ hồ sơ cấp tín dụng cho Lãnh đạo PKD ghi ý kiến, sau
đó chuyển cho CBRR lập Báo cáo đánh giá rủi ro trình Lãnh đạo PQLRR ghi ý kiến
đánh giá, trình GĐ chi nhánh (Chủ tịch UBTD cấp này) phê duyệt cấp tín dụng cho
khách hàng và thực hiện bƣớc tiếp theo, hoặc trình UBTD họp xem xét phê duyệt.
 Trƣờng hợp vƣợt mức phê duyệt tín dụng của GĐ CNvà trong mức phê
duyệt của GĐ CN khu vực: Sau khi hoàn thành các thủ tục tƣơng tự nhƣ trong mức
phê duyệt, GĐ chi nhánh có Tờ trình vƣợt mức phán quyết cùng toàn bộ hồ sơ cấp
tín dụng gửi về PQLRR của CN khu vực để trình UBTD CN khu vực này xem xét.
 Bƣớc 4: Thủ tục hồ sơ và giải ngân
 Thương lượng, ký kết Hợp đồng tín dụng và bổ sung các hồ sơ có liên quan
 Giải ngân:
o Chứng từ để trình giải ngân

×