Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Cần làm gì khi còn là sinh viên năm 2 và năm 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (48.89 KB, 2 trang )

Cần làm gì khi còn là sinh viên năm 2 và năm 3
Dưới đây là 7 điều bạn nên làm ngay từ bây giờ:
Tích lũy càng nhiều kinh nghiệm làm việc càng tốt
Nhà tuyển dụng mong muốn kinh nghiệm, chứ không chỉ kiến thức ở ứng viên, do đó, những người tốt
nghiệp với nhiều kinh nghiệm liệt kê trong CV sẽ có lợi thế đáng kể so với những người chỉ tham gia lớp
học và các hoạt động ngoại khóa.
Hãy làm những gì có thể để tối đa hóa kinh nghiệm làm việc của bạn trước khi tốt nghiệp. Đó có thể là
các khóa thực tập, công việc bán thời gian… Tất nhiên, không phải chỉ là một công việc/khóa thực tập
trong 4-5 năm học. Hãy làm càng nhiều càng tốt.
Tìm hiểu chuyên ngành của mình sẽ được áp dụng ra sao trong công việc thực tế
Nhiều người chọn “đại” một chuyên ngành mà không hiểu sau này mình có và không thể làm những việc
nào và khi tốt nghiệp sẽ cảm thấy thất vọng vì công việc thực tế không như suy nghĩ/mong muốn của
mình.
Dù bạn chưa tìm việc nhưng hãy bắt đầu đọc quảng cáo tuyển người cho những công việc bạn muốn
làm sau khi tốt nghiệp và tìm hiểu xem để trở thành một ứng viên sáng giá cần thỏa mãn những điều kiện
gì.
Tìm kiếm những lời khuyên tìm việc cập nhật
Thông thường, sinh viên tìm kiếm lời khuyên tìm việc từ bậc phụ huynh, thầy cô giáo, bạn bè. Những
nguồn thông tin này rất tốt nhưng đôi khi ba mẹ hay giáo viên không nhận ra quá trình tìm việc đã thay
đổi ra sao trong 5 năm qua và đưa ra những lời khuyên không còn hợp thời.
Còn bạn bè, tất nhiên họ cũng thường thiếu kinh nghiệm như bạn để có thể đưa ra những lời khuyên
thực sự hữu ích. Do đó, bạn cần tìm kiếm những lời khuyên giá trị và có chọn lọc từ nhiều nguồn khác.
Nói chuyện với những người nhiều tuổi hơn
Một trong những người cố vấn tốt nhất có thể là người chỉ lớn hơn bạn vài tuổi, bởi họ gần với thế hệ của
bạn đủ để nhớ những thách thức bạn đang phải đối mặt, đồng thời đã có những trải nghiệm, rút ra cách
làm nào có hiệu quả.
Hãy cố gắng kết bạn với những người như vậy và lắng nghe chia sẻ của họ về những gì họ đã trải qua
thời sinh viên để có thể có một công việc tốt như hiện nay, về những khó khăn họ phải đối mặt khi bắt
đầu công việc đầu tiên, và những lời khuyên làm thế nào để chuẩn bị tốt hơn cho kế hoạch sự nghiệp.
Bắt đầu đọc tin tức về lĩnh vực bạn muốn tham gia
Lĩnh vực nghề nghiệp của bạn rộng hơn rất nhiều so với những gì bạn được học ở trường. Bạn cần cập


nhật thông tin bên ngoài sách vở, từ blog của người thành công, đến báo giấy, báo điện tử về lĩnh vực
của mình.
Bạn sẽ “ghi điểm” nhiều hơn nếu có thể nói một cách sâu sắc về lĩnh vực của mình trong cuộc phỏng vấn
và có quan điểm toàn diện hơn với những gì lớp học có thể cho bạn.
Xây dựng trang xã hội chuyên nghiệp
Bạn có biết nhà tuyển dụng sẽ tìm thấy gì nếu họ “Google” tên bạn hay tìm thấy bạn trên mạng xã hội?
Nếu bạn đã không cẩn thận với những gì đăng tải lên mạng, hãy “dọn dẹp” chúng và hãy nhớ duy trì sự
chuyên nghiệp mỗi lần post gì đó lên mạng trong tương lai.
Tạo “bản đồ” mạng lưới quan hệ
Khi bắt đầu tìm việc, mạng lưới quan hệ sẽ là một trong những điều bạn cần tiếp cận đầu tiên. Nhưng
trước hết, bạn phải biết mình quen biết những ai. Hãy vẽ ra một bản đồ mạng lưới quan hệ của bạn, bao
gồm bạn bè, họ hàng, hàng xóm, đồng nghiệp khi làm thêm và những người bạn biết thông qua họ. B
ạn có thể lập một tài khoản LinkedIn để dễ dàng nhìn thấy mạng lưới quan hệ đầy đủ của mình.

×