Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Vấn đề chính trị quốc tế trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (432.58 KB, 43 trang )

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA CHÍNH TRỊ HỌC
-------------------------

TIỂU LUẬN MƠN
CHÍNH TRỊ HỌC ĐẠI CƯƠNG

ĐỀ TÀI: NHỮNG VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ TRONG
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Hà Nội, 05/2022


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................................2
1. Lý do chọn đề tài...................................................................................................2
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.........................................................................2
2.1. Mục đích nghiên cứu.......................................................................................3
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................................3
3. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................3
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.............................................................3
4.1. Cơ sở lý luận...................................................................................................3
4.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................3
5. Kết cấu tiểu luận....................................................................................................3
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ....................5
I. Một số khái niệm cơ bản........................................................................................5
1. Khái niệm Chính trị..........................................................................................5
2. Khái niệm Chính trị quốc tế..............................................................................5
II. Những nhân tố tác động đến Chính trị quốc tế......................................................5
1. Nhân tố thời đại và tồn cầu hóa........................................................................5
2. Cách mạng khoa học – công nghệ và kinh tế tri thức.......................................11


3. Tác động của địa – chính trị đến chính trị quốc tế............................................16
III. Sự vận động mang tính quy luật của chính trị quốc tế.......................................17
1. Lợi ích quốc gia quyết định các quan hệ chính trị quốc tế...............................17
2. Sức mạnh quốc gia chi phối đời sống chính trị quốc tế....................................18
3. Chính trị quốc tế ngày càng đa dạng và phức tạp.............................................19
CHƯƠNG II: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG ĐỜI SỐNG CHÍNH TRỊ QUỐC
TẾ HIỆN NAY............................................................................................................21
I. Vấn đề tồn cầu hóa trong chính trị quốc tế..........................................................21
II. Vấn đề dân chủ, tiến bộ xã hội trong chính trị quốc tế và bảo vệ mơi trường......22


1. Vấn đề dân chủ, tiến bộ xã hội trong chính trị quốc tế.....................................22
2. Vấn đề bảo vệ mơi trường................................................................................25
III. Vấn đề khoảng cách giàu nghèo giữa các nước..................................................25
1. Nguyên nhân khoảng cách giàu nghèo giữa các nước......................................25
2. Hiện trạng và xu hướng phát triển khoảng cách giàu nghèo giữa các nước.....26
IV. Vấn đề độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia trong giai đoạn hiện nay...............27
1. Bảo vệ độc lập dân tộc trong điều kiện hiện nay..............................................27
2. Bảo vệ chủ quyền quốc gia trong điều kiện hiện nay.......................................28
V. Vấn đề chống khủng bố quốc tế...........................................................................28
VI. Xu thế phát triển trật tự thế giới trong đời sống chính trị thế giới......................29
CHƯƠNG III: QUAN ĐIỂM, ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
VỀ NHỮNG VẤN ĐỂ CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ..........................................................32
I. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế của
Việt Nam.................................................................................................................. 32
1. Quan điểm về tồn cầu hóa.............................................................................32
2. Quan điểm về chủ động hội nhập quốc tế.......................................................33
II. Quan điểm về trật tự thế giới và độc lập chủ quyền quốc gia..............................35
1. Quan điểm nâng cao vai trò của các nước đang phát triển..............................35
1. Quan điểm về độc lập, chủ quyền quốc gia......................................................36

III. Đường lối đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam...........................................37
1. Nội dung đường lối đối ngoại.........................................................................37
KẾT LUẬN.................................................................................................................40
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................41

-1-


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hằng ngày, chúng ta thường được tiếp xúc hay nghe trên đài, truyền hình nhiều
thơng tin về tình hình chính trị quốc tế về mọi lĩnh vực. Các thơng tin đó có thể là
những cuộc viếng thăm, hội đàm, hội nghị của các tổ chức quốc tế, các ủy ban song
phương và đa phương, các tổ chức văn hóa, kinh tế giáo dục về các lĩnh vực cũng như
xung đột chiến tranh, các chính sách đối ngoại giữa các quốc gia. Đặc điểm của những
sự kiện này có ít nhất hai nhà nước của quốc gia tham gia. Các quốc gia này hoạt động
vì mục đích và quyền lợi chính trị đối ngoại của nước họ với một số vấn đề hoặc nội
dung nhất định được đưa ra, bàn thảo.
Vấn đề chính trị quốc tế đang là vấn đề được cả thế giới quan tâm. Bối cảnh quốc
tế và khu vực trong giai đoạn hiện nay đặt ra cho chúng ta nhiều thời cơ, thách thức
đan xen. Cuộc cách mạng khoa học - cơng nghệ, kinh tế tri thức và q trình tồn cầu
hóa diễn ra mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến sự phát triển của từng quốc gia. Hịa bình,
độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển là xu thế lớn trên thế giới, xu hướng trật
tự thế giới "đa cực" ngày càng được khẳng định cả về kinh tế và chính trị; nhưng xung
đột cục bộ, xung đột sắc tộc, tôn giáo, hoạt động can thiệp, lật đổ, khủng bố, tranh
chấp biên giới, lãnh thổ và tài nguyên... đang là những vấn đề phức tạp.
Trong bối cảnh này, để hiểu biết rõ ràng về mối quan hệ giữa các nước lớn, quan
hệ giữa các nước phát triển với các nước đang phát triển, hay quan hệ giữa các tổ chức
quốc tế với các nước phát triển và với các nước đang phát triển ra sao; hiểu và có cái
nhìn tồn diện hơn về một số vấn đề nóng hiện nay như: vấn đề tồn cầu hóa, vấn đề

dân chủ, tiến bộ xã hội trong chính trị quốc tế và bảo vệ môi trường, phát triển bền
vững, vấn đề khoảng cách giàu nghèo giữa các nước, độc lập dân tộc, chủ quyền quốc
gia, trật tự thế giới mới trong đời sống chính trị thế giới cũng như thực tế ở khu vực
Đông Á...; em chọn đề tài: “Vấn đề chính trị quốc tế trong giai đoạn hiện nay” làm
đề tài tiểu luận để có những hiểu biết sâu sắc, với cái nhìn đa chiều về xu thế của thời
đại và những vấn đề chính trị quốc tế nổi bật hiện nay. Đặc biệt, trong bối cảnh đó,
quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về những vấn đề trên được thể
hiện ra sao, nên có những giải pháp thiết thực nào nhằm đổi mới và tăng cường chính
sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
-2-


2.1. Mục đích nghiên cứu
Hiểu biết rõ ràng về mối quan hệ giữa các nước lớn, quan hệ giữa các nước phát
triển với các nước đang phát triển, hay quan hệ giữa các tổ chức quốc tế với các nước
phát triển và với các nước đang phát triển ra sao; hiểu và có cái nhìn tồn diện hơn về
một số vấn đề nóng hiện nay như: vấn đề tồn cầu hóa, vấn đề dân chủ, tiến bộ xã hội
trong chính trị quốc tế và bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, vấn đề khoảng cách
giàu nghèo giữa các nước, độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, trật tự thế giới mới
trong đời sống chính trị thế giới cũng như thực tế ở khu vực Đơng Á... Từ đó có những
hiểu biết sâu sắc, với cái nhìn đa chiều về xu thế của thời đại và những vấn đề chính trị
quốc tế nổi bật hiện nay. Đồng thời nhìn ra quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản
Việt Nam về những vấn đề trên được thể hiện ra sao, nên có những giải pháp thiết thực
nào nhằm đổi mới và tăng cường chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu Lý luận chung về chính trị quốc tế
Nghiên cứu một số vấn đề cơ bản trong đời sống chính trị quốc tế hiện nay
Nghiên cứu quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về những vấn đề
chính trị quốc tế hiện nay

3. Đối tượng nghiên cứu
Những quan niệm về chính trị quốc tế
Đời sống chính trị quốc tế giữa các nước hiện nay
Đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về những vấn đề chính trị quốc tế hiện
nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Tiểu luận dựa trên cơ sở lý luận, quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà nước Cộng hịa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam về chính trị quốc tế.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể gồm: phương pháp logic lịch sử, phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp
nghiên cứu tài liệu, phương pháp tổng kết thực tiễn...
-3-


5. Kết cấu tiểu luận
Phần nội dung của tiểu luận gồm 3 chương:
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ
CHƯƠNG II: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG ĐỜI SỐNG CHÍNH TRỊ
QUỐC TẾ HIỆN NAY
CHƯƠNG III: QUAN ĐIỂM, ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT
NAM VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ HIỆN NAY

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
VỀ CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ
I. Một số khái niệm cơ bản
1. Khái niệm Chính trị
Chính trị là hoạt động trong lĩnh vực quan hệ giữa các cấp, cũng như giữa các
dân tộc và các quốc gia với vấn đề giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước; là sự

tham gia của nhân dân vào công việc nhà nước và xã hội; là hoạt động chính trị thực
-4-


tiễn của các giai cấp, các đảng phái chính trị, các nhà nước nhằm tìm kiếm những khả
năng thực hiện đường lối và những mục tiêu đã đề ra nhằm thỏa mãn lợi ích.
2. Khái niệm Chính trị quốc tế
Chính trị quốc tế (Chính trị thế giới) là nền chính trị được triển khai trên quy mơ
tồn thế giới. Nó là sản phẩm của sự cộng tác qua lại giữa các chủ thể chính trị quốc tế
trong hoạt động vì các mục tiêu quốc gia, khu vực và quốc tế. Cũng chính trong q
trình hoạt động thực hiện các mục tiêu, lợi ích cục bộ và tồn cục của các chủ thể này
mà đời sống chính trị - xã hội quốc tế được thiết lập1.
II. Những nhân tố tác động đến Chính trị quốc tế
1. Nhân tố thời đại và tồn cầu hóa
a) Tác động của nhân tố thời đại đến chính trị quốc tế
Những thay đổi to lớn về chính trị xảy ra trên thế giới những năm qua không thể
phủ nhận được sự thật lịch sử mà V.I. Lênin vạch ra ngay sau thắng lợi của Cách mạng
Tháng Mười Nga năm 1917 là nhân loại đã bước vào một thời đại mới - thời đại quá
độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Lênin viết: “Chúng ta có quyền tự hào và
quả thật chúng ta tự hào là đã có cái hân hạnh được bắt đầu xây dựng Nhà nước Xơ
viết và do đó, mở đầu một thời đại mới trong lịch sử thế giới, thời đại thống trị của
một giai cấp mới, giai cấp bị áp bức trong tất cả các nước tư bản và ở khắp nơi đều
đang tiến tới một cuộc đổi mới, tới chỗ chiến thắng giai cấp tư sản, tới chỗ thành lập
chun chính vơ sản, tới chỗ giải phóng khỏi ách tư sản, khỏi những cuộc chiến tranh
đế quốc chủ nghĩa”.
Thời đại ngày nay đã vận động qua bốn giai đoạn từ cột mốc Cách mạng Tháng
Mười Nga năm 1917 đến nay. Giai đoạn thứ nhất (từ năm 1917 đến năm 1945) là giai
đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa thắng lợi ở một nước; chế độ xã hội chủ nghĩa được
xây dựng và củng cố phong trào giải phóng dân tộc phát triển thành cao trào và chiến
thắng của loài người tiến bộ đối với chủ nghĩa phát xít. Giai đoạn thứ hai (từ năm 1945

đến giữa thập niên 1970) là giai đoạn chủ nghĩa xã hội được mở rộng thành hệ thống
thế giới; phong trào giải phóng dân tộc, phong trào cơng nhân và phong trào hịa bình,
dân chủ, tiến bộ xã hội trên tồn thế giới phát triển mạnh mẽ, đồng thời cũng là giai
đoạn xuất hiện một số bất đồng lớn trong phong trào cộng sản, công nhân quốc tế. Giai
1 Dương Xuân Ngọc – Lưu Văn An, Giáo trình Quan hệ chính trị quốc tế, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2008, tr.7.

-5-


đoạn thứ ba (từ cuối thập niên 1970 đến đầu thập niên 1990) là giai đoạn trì trệ, khủng
hoảng của nhiều nước xã hội chủ nghĩa, đối lập với quá trình điều chỉnh, thích nghi
của chủ nghĩa tư bản hiện đại. Lợi dụng tình thế này, các thế lực thù địch và phản bội
đã phối hợp tấn công làm sụp đổ chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên
Xô. Giai đoạn thứ tư (từ đầu thập niên 1990 đến nay) là giai đoạn các nước xã hội chủ
nghĩa và phong trào cộng sản quốc tế khắc phục khủng hoảng, thoái trào để từng bước
hồi phục, tiếp tục cải cách, đổi mới và phát triển.
Lịch sử thế giới nửa sau thế kỷ XX chứng minh rằng nhận thức về thời đại được
Hội nghị quốc tế của các đảng cộng sản và công nhân họp tại Mátxcơva năm 1960 nêu
ra về cơ bản là đúng đắn. Chủ nghĩa xã hội được xây dựng ở nhiều quốc gia thuộc
châu Âu, châu Á và châu Mỹ, trở thành hệ thống thế giới, chiếm 26% diện tích, 30%
dân số và trên 30% tổng sản phẩm cơng nghiệp tồn cầu. Hàng loạt quốc gia mới được
giải phóng tự nguyện lựa chọn dịnh hướng xã hội chủ nghĩa trong xây dựng và phát
triển đất nước. Chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc liên tục bị tấn cơng từ nhiều phía,
phải chịu nhiều thất bại nặng nề và đã hơn một lần lâm vào khủng hoảng sâu sắc. Ngay
cả khi Liên Xô khơng cịn nữa, từ trong lịng các nước tư bản, hàng loạt học giả liên
tiếp đưa ra các luận cứ, sự kiện gián tiếp phủ định chủ nghĩa tư bản, bằng cách dự báo
sẽ có “sự chia tay đau đớn” với chủ nghĩa tư bản để tiến sang một xã hội mới của nàn
sóng thứ ba", hoặc “hậu tư bản”. Những rung chuyển và chuyển động mang tầm vóc
thời đại này vừa là những tiền đề, vừa là những bước vận động thực tế của lịch sử

hướng tới tương lai của chủ nghĩa xã hội.
Mặt khác, cũng chính lịch sử nửa sau thế kỷ XX đã và đang đòi hỏi chúng ta
nhận thức một cách đầy đủ hơn về nội dung, các đặc điểm và mâu thuẫn cơ bản, cũng
như các lực lượng chủ yếu chi phối xu hướng vận động của xã hội loài người trong
thời đại ngày nay. Sự quá độ của sự vật này sang sự vật khác, trên ý nghĩa triết học của
nó, khơng bao giờ là một bước nhảy, mà luôn luôn bao hàm một q trình mà ở đó sự
vật khơng cịn là cái cũ nhưng cũng chưa là cái mới; vừa là cái cũ lại vừa là cái mới.
Vận dụng tư duy biện chứng này vào việc nghiên cứu thời đại ngày nay, cần nhận thức
rằng quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là một quá trình lịch sử lâu dài,
gồm nhiều giai đoạn và dích dắc.
Giai đoạn hiện nay của thời đại, được tính từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX,
chứa đựng nhiều bước vận động quanh co, phức tạp của lịch sử. Nhìn từ nền tảng vật
chất của xã hội loài người, giai đoạn hiện nay được đặc trưng bằng sự hiện diện mạnh
-6-


mẽ của nền sản xuất hậu công nghiệp, của nền kinh tế tri thức, của công nghệ thông
tin,... Xét trên bình diện các xu hướng lớn của đời sống quốc tế, giai đoạn hiện nay là
giai đoạn của quá trình tồn cầu hố, quốc tế hố và khu vực hố. Từ góc độ chính trị
quốc tế, giai đoạn hiện nay của thời đại là giai đoạn đấu tranh giai cấp và đấu tranh
dân tộc gay gắt, phức tạp. Chủ nghĩa tư bản, nghĩa đế quốc ráo riết chống phá phong
trào cách mạng thế giới nhằm tái lập sự thống trị toàn cầu của tư bản độc quyền quốc
tế. Các quốc gia dân tộc trên thế giới đang triển khai cuộc đấu tranh chống đế quốc với
nội dung sinh động (chống tự do hoá tư bản chủ nghĩa, chống tư bản tài chính lũng
đoạn, chống độc quyền tư bản tồn cầu, chống tồn cầu hố tự bản chủ nghĩa,...) và
với hình thức phong phú. Phong trào cộng sản quốc tế đã có bước phục hồi, củng cố;
chủ nghĩa xã hội có thêm sinh lực mới thông qua cải cách, đổi mới; các đảng cộng sản
từng bước xác lập vai trò, vị trí chính trị ở các nước thuộc Liên Xơ cũ, Đông Âu, các
nước tư bản phát triển và các nước đang phát triển ở Á - Phi - Mỹ Latinh.
Những mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu trong giai đoạn hiện nay của thời đại: Thực

tiễn sự vận động của lịch sử mười năm cuối của thế kỷ XX và hơn một thập niên đầu
của thế kỷ XXI cho thấy, chủ nghĩa xã hội hiện thực vẫn tiếp tục được xây dựng ở một
số nước, đặc biệt là tư tưởng xã hội chủ nghĩa vẫn đang là sự lựa chọn của nhiều dân
tộc trên con đường phát triển. Những mâu thuẫn cơ bản của thời đại ngày nay vẫn tiếp
tục tồn tại, cho dù đã có những thay đổi trong từng mặt đối lập cấu thành mâu thuẫn
cũng như hình thức biểu hiện và mức độ gay gắt của nó. Các mâu thuẫn đó là: mâu
thuẫn giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản; mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với
giai cấp công nhân và nhân dân lao động; mâu thuẫn giữa các nước đang phát triển và
chậm phát triển với các nước tư bản phát triển trong cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân
tộc, ổn định, phát triển đang có nguy cơ ngày càng trở nên gay gắt hơn; mâu thuẫn
giữa các nước tư bản đế quốc, giữa các tập đoàn tư bản đế quốc với nhau. Mặt khác,
trong giai đoạn hiện nay của thời đại đang nổi lên một mâu thuẫn chủ yếu, đó là mâu
thuẫn giữa một bên là các thế lực cực đoan nhất, hiếu chiến nhất của chủ nghĩa đế
quốc bá quyền với một bên là các lực lượng đấu tranh chống lại các thế lực đó vì hịa
bình, độc lập dân tộc, ổn định và phát triển bền vững cho sự tiến bộ xã hội và phẩm giá
con người. Đây là xu thế tất yếu của sự tập hợp lực lượng rộng rãi, phát huy tinh thần
dấu tranh quyết liệt, liên tục, sáng tạo để ngăn chặn, làm thất bại tính chất hiếu chiến,
áp đặt, ngạo mạn của chủ nghĩa đế quốc cường quyền.
Nắm bắt được đặc điểm, xu thế phát triển của thời đại, Đảng Cộng sản Việt Nam
-7-


đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo nhân dân ta làm nên những kỳ tích vĩ
đại trong lịch sử dân tộc trong thế kỷ XX - thế kỷ tồn thắng của cách mạng giải
phóng dân tộc trên phạm vi toàn thế giới. Ngay từ khi mới chuẩn bị thành lập Đảng,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm khẳng định nội dung của thời đại, thấy trước xu hướng
vận động của nó và đã sớm bo sung, phát triển sáng tạo lý luận Mác - Lênin về vấn đề
dân tộc và thuộc địa. Người kiên trì bảo vệ những quan điểm dúng đắn về sự vận động
của thời đại, trong khi nhiều đảng cộng sản ở chính quốc và Quốc tế Cộng sản lại
phạm những sai lầm tả khuynh. Nhận thức đúng đắn về thời đại, Đảng Cộng sản Việt

Nam đã lãnh đạo các tầng lớp nhân dân lao động và lực lượng yêu nước, chớp thời cơ
làm nên Cách mạng Tháng Tám năm 1945, sau đó giành thắng lợi vĩ đại trong hai cuộc
trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Trong khi phong trào
cộng sản có sự chia rẽ và nhận thức khác nhau về thời đại, Đảng Cộng sản Việt Nam
vẫn kiên định cách tiếp cận mácxít về thời đại, không ngừng đổi mới tư duy lý luận,
tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện theo định hướng xã hội chủ nghĩa và thu được
những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử. Thực tiễn cách mạng Việt Nam hơn 80 năm
qua đã và đang khẳng định một cách sinh động bài học lớn về tính tất yếu của sự kết
hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã
hội trong thời đại ngày nay.
b) Tác động của toàn cầu hóa đến chính trị quốc tế
Tồn cầu hóa kinh tế là một xu thế khách quan đang vận động, biến đổi khơng
ngừng. Q trình vận động của tồn cầu hóa đã và đang tạo ra những tác động cả tích
cực lẫn tiêu cực đối với các quốc gia dân tộc trên thế giới, đặc biệt là các nước đang
phát triển. Những tác động đó, một mặt đưa lại những thời cơ thuận lợi, mặt khác lại
đặt ra nhiều nguy cơ, thách thức gay gắt đối với mỗi quốc gia cũng như đối với đời
sống quan hệ quốc tế. Các tác động chính của tồn cầu hóa vào dời sống chính trị quốc
tế bao gồm: tồn cầu hóa làm cho mọi mặt của đời sống xã hội được quốc tế hóa, các
quốc gia ngày càng ít khả năng đóng cửa, tự cung từ cấp hoặc ngăn cản các thành phần
trong xã hội của mình phát triển các mối liên hệ với bên ngồi. Lợi ích của các quốc
gia đan xen với nhau làm cho hoạt động đối ngoại và phương thức quan hệ 46 quốc tế
cũng thay đổi mạnh mẽ theo hướng vừa hợp tác, vừa đấu tranh. Xu hướng chung là các
nước cố gắng bảo vệ quyền lợi của mình nhưng tránh gây đổ vỡ hoặc xung đột, giảm
đối đầu, tăng hợp tác - đối thoại, và sử dụng các công cụ thuộc “sức mạnh mềm” bổ
-8-


sung cho “sức mạnh cứng”... Đây là những đặc điểm khác biệt so với những thời kỳ
trước đây và góp phần làm quá trình tập hợp lực lượng thêm da dạng và linh hoạt.
Trong bối cảnh tồn cầu hóa, có sự tham gia ngày càng đơng đảo và tích cực của các

chủ thể phi nhà nước, chủ yếu là các tập đoàn xuyên quốc gia và các tổ chức xã hội
dân sự, vào đời sống quốc tế, làm cho dời sống quốc tế ngày càng phong phú, dân chủ
hơn và do đó cũng phức tạp hơn. Các chủ thể này nằm giữ nguồn tài chính khổng lồ
các cơng nghệ mũi nhọn, nguồn nhân lực có chất lượng cao và trình độ tổ chức, quản
lý tiên tiến. Các tổ chức quốc tế ngày càng có vai trị hết sức quan trọng trong việc tạo
dựng mạng lưới sản xuất xuyên quốc gia và dịch chuyển các yếu tố sản xuất trên phạm
vi tồn cầu. Nhiều tập đồn có ngân sách hoạt động cịn lớn hơn cả ngân sách của
chính phủ một nước trung bình, có mối liên hệ chặt chẽ với các lực lượng chính trị
trong nước và quốc tế, nên có ảnh hưởng nhất định tới q trình hoạch định chính sách
quốc tế, kể cả đối với các vấn đề an ninh - chính trị. Vai trị của các lực lượng xã hội
dân sự cũng ngày càng lớn hơn trong đời sống chính trị tồn cầu. Họ tham gia vào các
hoạt động gìn giữ hịa bình, bảo vệ nhân quyền, hoặc thực thi các chuẩn mực xã hội và
môi trường, v.v.. Đây đã được coi là một xu hướng mới theo hướng đa dạng hóa cơng
việc quản trị tồn cầu từ thuần túy nhà nước sang một hình thức trong đó các chủ thể
phi nhà nước có vai trị lớn hơn, và do đó thể hiện rõ hơn xu hướng dân chủ hóa quan
hệ quốc tế.
Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế Đơng Á cuối những năm 90 của
thế kỷ XX và cuộc suy thối kinh tế tồn cầu từ năm 2008 đã làm rõ hơn nhận thức
rằng, tồn cầu hóa mang lại nhiều rủi ro và khả năng phát tán các rủi ro ấy cũng ngày
càng tăng lên. (Theo một số nguồn thống kê, thương mại thế giới năm 2009 có thể lần
đầu tiên sụt giảm kể từ năm 1982. Các dòng vốn tư nhân chảy tới các thị trường đang
nổi lên bị sụt giảm còn 165 tỉ USD trong năm 2009 so với mức đỉnh cao 929 tỉ USD
trong năm 2007). Chủ nghĩa dân tộc kinh tế đang có chiều hướng quay lại và do đó
khơng loại trừ khả năng tiến trình tồn cầu hóa có thể chậm lại. Vì thế, nhiều nhà lãnh
đạo dang kêu gọi thế giới khơng quay lưng lại với tồn cầu hóa và kinh tế thị trường.
Thủ tướng Anh Gordon Brown cho rằng hệ thống tài chính quốc tế hiện nay phải được
xây dựng lại, nhưng khơng có nghĩa quay lưng lại với tồn cầu hóa và các ngun tắc
thị trường cơ bản, mặc dù “không phải tất cả đều thả nổi cho thị trường”.
Tình hình nêu trên đưa đến nhận thức cho rằng, những chính sách của các nước
chống khủng hoảng đã làm tăng ý thức về chủ quyền quốc gia và vai trò của nhà nước.

-9-


Dường như đồng thuận quốc tế mới đã đạt được là nếu thiếu sự kiểm soát chặt chẽ của
nhà nư…, thị trường tư bản chủ nghĩa sẽ có những phát triển hỗn loạn, và nếu thiếu sự
trợ giúp của nhà nước, cả doanh nghiệp và người dân đều gặp khó khăn và bế tắc. Tóm
lại, trong bối cảnh tồn cầu hóa, lập trường, quan điểm coi trọng vai trị quản lý và
“giải cứu” của nhà nước đã mạnh lên. Thậm chí cịn có ý kiến cho rằng, với các
chương trình cứu trợ, kích cầu lớn, hình mẫu “nhà nước lớn” đã quay lại, và như vậy
đã chứng tỏ mơ hình chủ nghĩa tư bản tự do dựa trên Đồng thuận Washington đang bị
phá sản.
Thực tiễn vận động của thế giới cũng đang chứng tỏ. dưới tác động của q trình
tồn cầu hóa, vai trị của nhà nước trong quan hệ quốc tế khơng hề giảm đi, thậm chí
cịn tăng lên. Tồn cầu hóa đồng thời cũng làm cho khủng hoảng lan nhanh và rộng
cùng với sự tăng lên của yếu tố địa - chính trị. Quan hệ giữa các nước, nhất là giữa các
nước lớn vẫn bị chi phối bởi các yếu tố địa - chính trị; cạnh tranh giữa các nước lớn có
thể tăng lên khi cuộc khủng hoảng kinh tế đang tạo ra cho các cường quốc mới nổi
nhiều cơ hội cạnh tranh ảnh hưởng tới các nước cường quốc "cũ" do sức mạnh kinh tế
đã dịch chuyển dần sang các nước mới nổi, vốn là các nước có chế độ chính trị tập
trung hơn và do đó có thể dồn lực lượng vào những dự án, kế hoạch phục vụ cho ý đồ
tranh giành ảnh hưởng một cách tập trung hơn. Trung Quốc và Nga là hai ví dụ điển
hình thường được nhắc đến nhiều nhất.
Cũng tương tự như vậy, các cường quốc mới nổi ngày càng địi hỏi phải cấu trúc
lại hệ thống thể chế tồn cầu theo hướng thừa nhận vai trò lớn hơn của họ. Cuộc khủng
hoảng tài chính tồn cầu từ năm 2008 mở ra cơ cách thể chế kinh tế quốc tế và các
nước mới nổi sẽ thúc đẩy việc tái cấu trúc lại các thể chế kinh tế và luật chơi tồn cầu.
Trong tương lai, nhóm G20 được coi là có khả hội cải năng thay thế nhóm G8 trong
các vấn đề kinh tế tồn cầu, đặc biệt là tài chính. Các định chế tài chính được hình
thành sau Chiến tranh thế giới thứ hai (IMF, WB) sẽ được cải cách với vai trò ngày
càng lớn hơn của các nền kinh tế mới nổi. Và như vậy, việc để cao quá mức các yếu tố

phi nhà nước như tổ chức phi chính phủ quốc tế, phong trào xã hội, cơng ty da xuyên
quốc gia cũng cần phải được đánh giá một cách khách quan hơn.
Mặt khác, sự phát triển của toàn cầu hóa đã cho thấy mơ hình kinh tế quốc gia
khơng cịn đủ khả năng điều hành và giám sát khi nền kinh tế quốc gia đã được tồn
cầu hóa. Cơ chế Bretton Woods khơng cịn thích hợp cho q trình hội nhập kinh tế
quốc tế. Nền kinh tế tồn cầu đang bị mất cân bằng. Chính phủ các nước vẫn điều
-10-


hành nền kinh tế xuất phát từ các mục tiêu quốc gia, mà chưa tính tới trách nhiệm
trước những hậu quả tồn cầu. Tồn cầu hóa tài chính đang đánh đổ những nguyên tắc
vận hành nền kinh tế cũ. Cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế hiện nay đánh dấu
một mốc mới của quá trình tái cơ cấu nền kinh tế toàn cầu và cũng đánh dấu một giai
đoạn mới của q trình tồn cầu hóa. Xu hướng phát triển lâu dài của tồn cầu hóa là
khơng thể đảo ngược, nhưng với tình hình khủng hoảng kinh tế mấy năm qua, thì động
lực của tồn cầu hóa bị kiềm chế bởi nhiều yếu tố khác nhau, ví dụ như từ ý chí chính
trị của mỗi quốc gia cho tới những yếu kém, hạn chế 50 của hệ thống cơ sở hạ tầng sẵn
có tại mỗi nước. Về ngắn hạn, tốc độ tồn cầu hóa chậm lại cùng với xu hướng bảo hộ
mậu dịch của chính phủ các quốc gia và sự gia tăng của chủ nghĩa khu vực. Những
hành động này sẽ phương hại nhất định đến nền tảng của tự do hóa kinh tế.
Tồn cầu hóa thúc đẩy nhanh sự chuyển dịch lao động từ Tây sang Đông. Mỹ và
Tây Âu đã trở thành điểm đến của hàng triệu người di cư hằng năm và là quê hương
của hàng triệu người sinh ra tại nước ngồi, trong đó phần đông là từ các nước Hồi
giáo Bắc Phi, Trung Đơng và Nam Á. Di cư và hội nhập chính trị, cùng với việc phải
đối mặt với những người Hồi giáo vẫn bảo thủ về giáo dục, quyền phụ nữ và các mối
quan hệ giữa nhà nước và tôn giáo rất có thể làm gia tăng sức mạnh của các tổ chức
chính trị cực hữu và làm tan vỡ các liên minh chính trị cánh tả đã từng là cơng cụ trong
việc xây dựng và duy trì các nhà nước phúc lợi ở châu Âu. Biến động địa - chính trị
thế giới trong bối cảnh tồn cầu hóa diễn ra nhanh chóng, phức tạp, yếu cầu dân chủ
hóa sinh hoạt quốc tế luôn trở nên cấp bách và đứng trước nhiều thách thức lớn.

2. Cách mạng khoa học – công nghệ và kinh tế tri thức
a) Tác động của cách mạng khoa học – cơng nghệ đến chính trị quốc tế
Cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại là sự thay đổi căn bản trong bản thân
các lĩnh vực khoa học – công nghệ cũng như mối quan hệ và chức năng xã hội của
chúng, khiến cho cơ cấu và động thái phát triển của các lực lượng sản xuất cũng bị
thay đổi hồn tồn. Trong đó, quan trọng nhất là việc nổi lên vai trò hàng đầu của yếu
tố con người trong hệ thống lực lượng sản xuất dựa trên việc vận dụng đồng bộ các
ngành công nghệ mới có hàm lượng khoa học – cơng nghệ cao như công nghệ thông
tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học, v.v…
Đặc điểm nổi bật nhất của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại là
những biến đổi mang tính cách mạng trong cơng nghệ, trong kỹ thuật; khoa học, công
-11-


nghệ và sản xuất khơng cịn là ba lĩnh vực tách rời nhau. Trái lại, phát minh khoa học
chuyển hóa thành công nghệ và đưa vào sản xuất đại trà ngày càng thống nhất trong
một quá trình, khoảng cách giữa các khâu nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu triển khai và
ứng dụng vào sản xuất ngày càng rút ngắn. Con người với tri thức của mình đóng vai
trị trung tâm của sự phát triển. Các ngành dịch vụ, các ngành có hàm lượng khoa học
và cơng nghệ cao ngày càng chiếm tỷ lệ lớn trong tổng sản phẩm quốc dân.
Ảnh hưởng của cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại đối với sự phát triển
của thế giới:
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ diễn ra mạnh mẽ, đạt được nhiều kỳ tích
tác động đến tất cả các lĩnh vực của đời sống mỗi quốc gia và quan hệ quốc tế đương
đại.
Trên lĩnh vực kinh tế, những thành quả của cách mạng khoa học - công nghệ hiện
đại làm cho năng suất lao động tăng lên rất nhanh, chi phí cho sản xuất thấp, hạ giá
thành sản phẩm, thúc đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế, đổi mới công nghệ, thay đổi
chủng loại mặt hàng và thay thế các ngành kinh tế.
Trên lĩnh vực chính trị - xã hội, cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại không

chỉ đưa năng suất lao động tăng lên gấp bội, tăng cường tính chất xã hội hố và trình
độ phân cơng lao động của lực lượng sản xuất, mà còn đưa đến việc trí thức hố người
lao động, gián tiếp hố loại hình lao động trực tiếp, trung lưu hố về mức sống ở một
bộ phận lớn đội ngũ công nhân lao động. Trước mắt, tư bản độc quyền có thể lợi dụng
cách mạng khoa học và công nghệ để củng cố, tăng cường địa vị thống trị. Song, trong
sâu xa, về lâu dài, cách mạng khoa học - công nghệ là nhân tố thách thức đối với chủ
nghĩa tư bản. Giữa thế kỷ XIX, C.Mác từng nói: "Hơi nước, điện và máy dệt tự động
là những người cách mạng nguy hiểm hơn rất nhiều ngay cả khi so với những công
nhân Barbès, Raspail và Balanqui". Sự phát triển của công nghệ trong thế kỷ XX và
XXI ngày càng gây nguy hiểm đối với trật tự tư bản chủ nghĩa vì chúng nhanh chóng
làm cho lực lượng sản xuất phát triển khơng phù hợp được với trật tự ấy.
Trên lĩnh vực văn hoá, giáo dục - đào tạo, cách mạng khoa học - cơng nghệ hiện
đại, sự hình thành xã hội thơng tin và kinh tế tri thức đòi hỏi giáo dục và đào tạo phải
đổi mới và hiện đại hoá một cách căn bản.
Đối với quan hệ quốc tế, khoa học - cơng nghệ hiện đại cùng với tồn cầu hóa tạo
ra cơ hội cho toàn nhân loại tăng cường giao lưu, học tập và tiếp thu các tinh hoa, khoa
học hiện đại để phát triển đất nước, mở rộng quan hệ quốc tế. Giao thông và thông tin
liên lạc quốc tế phát triển nhanh chóng. Một trong những thành tựu quan trọng của tiến
-12-


bộ kỹ thuật - cơng nghệó tác động đáng kể đến nền chính trị thế giới là sự cải tiến, đa
dạng hố các hình thức, phương tiện giao thơng, thơng tin liên lạc quốc tế. Điều này
tác động tới các mối quan hệ ca ở cấp nguyên thủ, chính khách lẫn quan hệ giữa các
tầng lớp dân cư bình thường ở các quốc gia, các khu vực khác nhau. Những tiến bộ
trong lĩnh vực thơng tin liên lạc cũng có tác động đến cách nhìn nhận thế giới của
người dân ở mỗi quốc gia, khu vực. Chẳng hạn, các nhà nghiên cứu xác nhận rằng,
chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến đầu tiên được đưa tin bằng hình ảnh trên tivi.
Những hình ảnh được truyền đi vào mỗi buổi tối về sự giết chóc, thương vong đã làm
cho dư luận xã hội Mỹ quay ra phản đối cuộc chiến này. Đồng thời, những hình ảnh về

cuộc chiến tranh được phát trên truyền hình đã góp phần khơi dậy phong trào đấu
tranh của lực lượng tiến bộ khắp nơi trên thế giới đài Mỹ phải rút khỏi miền Nam Việt
Nam.
Có thể khẳng định rằng, những tiến bộ trong lĩnh vực giao thông, thông tin liên
lạc đã làm cho các quốc gia trên thế giới xích lại gần nhau hơn, làm thu hẹp khoảng
cách không gian địa lý giữa các quốc gia, các châu lục trên thế giới. Tất cả những hình
ảnh đầy ấn tượng của các sự kiện, quá trình diễn ra ở bất kỳ nơi nào trên thế giới đã
nhanh chóng được chuyển tải đến từng gia đình, làm thay đổi thái độ của mỗi cá nhân
con người dối với những thành viên khác trong cộng đồng nhân loại, cũng như đối với
các sự kiện, q trình đó.
Như vậy, cách mạng khoa học và công nghệ trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn đến
những biến đổi khó lường về kinh tế - xã hội, văn hoá, tư tưởng, lối sống và cả kiến
trúc thượng tầng chính trị của xã hội. Nó buộc các quốc gia thuộc hệ thống xã hội khác
nhau và cả cộng đồng thế giới phải thay đổi cơ chế quản lý, phải cải cách hành chính,
từ bỏ cơ chế, mơ hình quản lý khơng thích hợp.
Những thách thức đặt ra trong bối cảnh cách mạng khoa học - cơng nghệ hiện
đại, trước hết đó là sự phân hố, phân cực khá sâu sắc trong trình độ phát triển giữa
các quốc gia, dân tộc. Khoa học - công nghệ và tri thức là sản phẩm, thành tựu của cả
loài người chứ không của riêng giai cấp, dân tộc nào, nhưng sự thụ hưởng nó lại khơng
đồng đều do nhiều nguyên nhân khác nhau. Các nước chậm phát triển và đang phát
triển luôn chịu nhiều thua thiệt hơn so với các nước phát triển trong lĩnh vực này khiến
cho chênh lệch khoảng cách phát triển Bắc Nam chẳng những không được khắc phục,
mà cịn có xu hướng gia tăng.
b) Tác động của kinh tế tri thức đến chính trị quốc tế
-13-


Kinh tế tri thức là một loại hình kinh tế (tương ứng với kinh tế nông nghiệp, kinh
tế công nghiệp, …), là thời kỳ phát triển mới của lực lượng sản xuất. Nền kinh tế tri
thức không phải là một hình thái kinh tế xã hội.

Kinh tế tri thức tác động quan trọng đến quan hệ chính trị quốc tế:
Trước hết, kinh tế tri thức đẩy nhanh q trình tồn cầu hố, làm cho nó trở thành
xu thế bao trùm của chính trị quốc tế đương đại. Về lý luận, do kinh tế tri thức chủ yếu
dựa trên việc tạo ra và sử dụng các sản phẩm tri thức mang tính năng động, có khả
năng lan toả khơng hạn chế, mà trước hết là về khoa học - công nghệ, đặc biệt là công
nghệ thông tin, nên lực lượng sản xuất và các hoạt động kinh tế của con người ngày
càng được quốc tế hoá và đa phương hoa trên phạm vi thế giới. Nhận thức rõ kinh tế
tri thức đang góp phần đẩy nhanh q trình tồn cầu hố, nên nhiều nước, nhất là các
nước phát triển đặc biệt khuyến khích phát triển và sử dụng thành tựu khoa học - công
nghệ cao trong sản xuất. Các công ty cũng ra sức nắm bắt và ứng dụng những tiến bộ
mới về khoa học . công nghệ để tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị trường trong và
ngoài nước. Các nước đều tìm cách tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế để tận dụng
tối đa các cơ hội và hạn chế các bất lợi của q trình tồn cầu hoá.
Với kinh tế tri thức trong một thế giới tồn cầu hố, vai trị của các chủ thể quan
hệ chính trị quốc tế có những biến động to lớn. Vai trò của chủ thể truyền thống là các
quốc gia suy giảm nhất định. Bên cạnh đó, vai trị của các chủ thể mới như các tổ chức
quốc tế, các định chế liên kết toàn cầu và khu vực, các công ty xuyên quốc gia ngày
càng nổi bật hơn.
Nắm chắc nhân tài, tri thức và có chiến lược phát triển quốc gia tương ứng trở
thành tiêu điểm cạnh tranh của sức mạnh tổng hợp quốc gia trong thế kỷ XXI. Sau
chiến tranh lạnh, tiêu điểm của cạnh tranh quốc tế càng chuyển sang cạnh tranh sức
mạnh tổng hợp lấy kinh tế và khoa học - kỹ thuật làm trung tâm. Trong những năm tới,
nhân tố mang tính quyết định của một chế độ chính trị quốc gia có thể tồn tại và tiếp
tục phát triển hay không, phụ thuộc vào việc quốc gia đó có thể sáng tạo, tiếp thu và
quản lý bao nhiều nhân tài và vốn tri thức. Trong kinh tế tri thức, tri thức trở thành
động lực chủ yếu tăng trưởng kinh tế, sáng tạo tri thức trở thành hoạt động quan trọng
nhất của các quốc gia. Do vậy, ý thức được tầm quan trọng của kinh tế tri thức, mỗi
quốc gia, dân tộc đều cố gắng tiếp cận để tìm ra chiến lược phát triển kinh tế tri thức
hợp lý, thơng qua đó khẳng định địa vị của mình trong thời đại khoa học - cơng nghệ
phát triển như vũ bão hiện nay.

Nhân tài là "vật dẫn" của tri thức, khơng có nhân tài thì sẽ khơng có tri thức và
-14-


kỹ thuật. Hiện nay, các nước đang phát triển đang thiếu hụt nghiêm trọng nhân tài chất
lượng cao, hơn thế nữa, lại bị các nước phát triển săn lùng, cạnh tranh dẫn đến hiện
tượng "chảy máu chất xám". Trong cuộc cạnh tranh kinh tế của thế giới tương lai, nhân
tài sẽ trở thành tài nguyên chiến lược mang tính then chốt, là động lực chủ yếu thúc
đẩy kinh tế tăng trưởng.
Hồ bình thế giới có được sự bảo đảm hơn, đấu tranh quốc tế đang có xu hướng
ngầm và phức tạp. Có ý kiến cho rằng, kinh tế tri thức là sản phẩm của tồn cầu hố,
và nó tác động trở lại q trình tồn cầu hố. Nó đẩy nhanh hợp tác quốc tế, tăng thêm
mức độ cùng nhau tồn tại giữa các nước, kiềm chế được nhân tố gây chiến tranh. Về
bản chất, kinh tế tri thức mang tính nhân bản, phản đối coi trọng vật chất, lấy phát
triển con người làm mục tiêu trực tiếp. Điều đó thúc đẩy sự kết hợp hài hoà giữa con
người với thiên nhiên, con người với xã hội và chính trị, là sự khẳng định đối với tiến
trình dân chủ hố quan hệ chính trị quốc tế, góp phần bảo đảm hồ bình thế giới.
Những đặc điểm của kinh tế tri thức như liên tục tăng trưởng, thù lao tăng dần, sử
dụng trùng lặp sẽ góp phần làm dịu những mẫu thuẫn xã hội. kéo dài chu kỳ tăng
trưởng kinh tế giúp tăng mạnh hệ số bảo đảm an ninh kinh tế của các nước trên thế
giới.
Nền kinh tế tri thức có thể tạo ra sự phân hoá giàu nghèo hơn nữa trong cộng
đồng dân cư, khiến những người khơng có tay nghề rơi vào cảnh thất nghiệp, đồng
thời tạo sự phát triển không công bằng giữa nước giàu và nước nghèo, gây ảnh hưởng
sâu sắc đến đời sống chính trị quốc tế cũng như đời sống chính trị của từng quốc gia.
Theo nhận định của nhiều nhà phân tích, kinh tế tri thức có thể hạ thấp nhân tố gây
chiến tranh, nhưng khơng thể xố bỏ chiến tranh; mâu thuẫn giữa các quốc gia có thể
trở nên gay gắt, cuộc đấu tranh quốc tế trong thời đại ngày nay biểu hiện nhiều hơn
trong lĩnh vực kinh tế, giảm bớt đấu tranh bằng quân sự.
Bản quyền tri thức là đặc trưng quan trọng trong kinh tế tri thức và sẽ trở thành

nội dung đấu tranh trong quan hệ chính trị quốc tế. Xã hội kinh tế tri thức rất coi trọng
luật pháp và chấp hành bản quyền tri thức. Công ước quốc tế và hiệp định song
phương ngày càng để cao việc bảo hộ quốc tế về bản quyền tri thức. Mỹ coi việc mở
rộng xuất khẩu hàng hoá tri thức và đẩy mạnh mở rộng dịch vụ và thị trường tri thức
đối với nước khác là bộ phận cấu thành quan trọng của chính sách đối ngoại. Hiện nay,
bản quyền tri thức trở thành vấn đề nóng bỏng trong cuộc đấu tranh chính trị giữa các
nước phát triển và các nước đang phát triển.
-15-


Xâm lược, bá quyền về văn hoá, tri thức tin học là mối đe doạ lớn đối với trật tự
thế giới ngày nay. Các nước tư bản phát triển lợi dụng ưu thế của tin học gây trở ngại,
hạn chế hoặc áp chế việc vận dụng tự do của các nước khác, triển khai việc thâm nhập
văn hoá tư tưởng, phát động chiến tranh tâm lý và chớp lấy tin tức chiến lược của nước
khác. Tính da dạng của văn hố, việc lưu thơng có trật tự và việc ứng dụng rộng rãi
của tri thức tin học là cơ sở tinh thần cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
Chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là Mỹ đang thực hiện âm mưu nhất thể hoá văn hoá đối
với nhiều quốc gia trên thế giới. Đây là một nguy cơ lớn, đòi hỏi mỗi quốc gia phải
tỉnh táo và khéo léo để không bị chủ nghĩa đế quốc dùng các chiêu bài tri thức tin học
tiến hành xâm lấn, đồng hoa và xoá bỏ bản sắc văn hoá dân tộc.
Trong thế giới ngày nay, kinh tế tri thức đã làm cho các cá nhân, pháp nhân và tổ
chức phi chính phủ tăng nhanh sức mạnh của mình, hình thành một sức mạnh ngồi sự
khống chế quốc gia, giúp ảnh hưởng của cá nhân và hệ thống kinh tế đối với quyết
sách của chính phủ, khiến chính phủ trước khi đưa ra các quyết sách phải lắng nghe ý
kiến của các chủ thể kinh tế. Điều này có lợi cho việc dân chủ hóa quyết sách, bảo đảm
xu hướng dân chủ hoá đời sống xã hội.
3. Tác động của địa – chính trị đến chính trị quốc tế
Trước sự thay đổi nhanh chóng của đời sống chính trị quốc tế, các nước đều
khẳng định vai trò quan trọng của nhân tố địa chính trị trong hoạch định chiến lược
phát triển quốc gia, trước hết là xây dựng chính sách đối ngoại phù hợp, đặc biệt là với

các nước có chung đường biên giới, các nước trong khu vực. Xử lý tốt quan hệ láng
giềng trở thành nội dung cốt lõi của chiến lược an ninh quốc gia. Coi trọng nhân tố địa
- chính trị để tìm ra các biện pháp quan hệ thích hợp, xuất phát từ các yếu tố địa lý.
Vấn đề địa - chính trị là mối quan tâm hàng đầu, chi phối chính sách đối ngoại
của các cường quốc, nhất là những đế quốc có ý đồ thống trị thế giới. Các nước đế
quốc muốn kiểm sốt thế giới, vì vậy họ thiết lập một hệ thống đồng minh, đặt căn cứ
quân sự ở mọi khu vực, khắp nơi trên thế giới, đặc biệt ưu tiên những quốc gia có vị trí
chiến lược nằm sát đối thủ cạnh tranh (ví dụ, Mỹ thắt chặt quan hệ với Nhật Bản và
Hàn Quốc để khống chế Nga và Trung Quốc, xâm chiếm Ápganixtan để kiềm chế
Nga, Trung Quốc và Ấn Độ).
Việc xác định vị trí, vai trị của các châu lục, khu vực trong từng thời kỳ lịch sử
cụ thể có ảnh hưởng lớn đến quan hệ chính trị quốc tế. Từ lý thuyết về địa - chính trị,
có thể xác định trung tâm địa - chính trị và các vị trí chiến lược then chốt mà các
-16-


cường quốc thường cạnh tranh, kiềm chế lẫn nhau để giành được vị thế tối ưu trong
việc chi phối khu vực hoặc cả thế giới.
Vấn đề không gian địa lý là yếu tố quan trọng trong liên kết khu vực, thúc đẩy sự
ra đời của các tổ chức khu vực. Trong những năm gần đây, do nhu cầu giữ vững mơi
trường chính trị ổn định để phát triển kinh tế, trên thế giới đã xuất hiện hàng loạt tổ
chức khu vực. Sự ra đời của các tổ chức khu vực và sự điều chỉnh mối quan hệ giữa
các nước là con đường quan trọng dẫn đến thay đổi địa - chính trị. Q trình nhất thể
hố châu Âu địi hỏi sự liên kết các quốc gia khu vực. Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật ra
đời để bảo vệ và phát triển thế lực địa - chính trị của họ sang Đơng Á. Việc mở rộng
NATO sang phía đơng là âm mưu bành trướng sức mạnh địa - chính trị của các nước
phương Tây. Xây dựng các mối quan hệ bạn bè chiến lược, đối tác chiến lược giữa các
nước là biện pháp để thay đổi vị thế địa - chính trị của họ. Chính sách ngoại giao cơ
động, linh hoạt, đa phương hoá, đa dạng hoá là những phương cách hữu hiệu tạo điều
kiện giành thắng lợi trong việc tạo dựng địa vị ở khu vực và trên trưởng quốc tế.

III. Sự vận động mang tính quy luật của chính trị quốc tế
1. Lợi ích quốc gia quyết định các quan hệ chính trị quốc tế
Lợi ích nhân loại là lợi ích của cả cộng đồng thế giới. Lợi ích này tồn tại xuất
phát từ yêu cầu phát triển của cả lồi người khơng phân biệt giai cấp, dân tộc, tơn
giáo,... Trong thời kỳ tồn cầu hố hiện nay, mỗi quốc gia là một bộ phận của nền
chính trị thế giới và có mối liên hệ ngày càng chặt chẽ với nhau. Cùng với sự phát
triển của xã hội, sự phụ thuộc lẫn nhau về lợi ích giữa các quốc gia ngày càng cao và
xuất hiện lợi ích chung cho toàn nhân loại. Sự gia tăng các vấn đề tồn cầu như: chiến
tranh hạt nhân, ơ nhiễm mơi trường, bệnh tật hiểm nghèo, gia tăng dân số, tội phạm
xuyên quốc gia, khủng bố quốc tế,.... cùng những thách thức an ninh phi truyền thống
làm cho sự tùy thuộc lẫn nhau về lợi ích giữa các quốc hóa ngày càng lớn hơn và buộc
họ phải chú ý đến lợi ích chung của toàn nhân loại. V.I.Lênin từng nhấn mạnh: Lợi ích
phát triển xã hội cao hơn lợi ích của giai cấp vơ sản... Lợi ích của tất cả mọi người cao
hơn lợi ích của chỉ một dân tộc mình. Lợi ích nhân loại không tách rời khỏi lợi ích giai
cấp, dân tộc và bị chi phối bởi lợi ích giai cấp. Lợi ích của giai cấp tiến bộ phù hợp với
lợi ích nhân loại.
Theo các nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế, trong bối cảnh tồn cầu hố diễn ra hết
sức mạnh mẽ hiện nay, thế giới xuất hiện hàng loạt vấn đề mới. Cùng với sự ra đời và
-17-


phát triển của nhiều tổ chức quốc tế, bên cạnh lợi ích quốc gia cịn có lợi ích của nhóm
nước, tổ chức khu vực mà quốc gia là thành viên. Rõ rằng, lợi ích quốc gia chỉ được
coi là thực tế, phù hợp khi có tính đến lợi ích của các chủ thể khác trong hệ thống quốc
tế. Khi xác định lợi ích quốc gia phải tính đến lợi ích của các quốc gia khác, kể cả lợi
ích chung của cộng đồng quốc tế.
2. Sức mạnh quốc gia chi phối đời sống chính trị quốc tế
Trong số hơn 200 quốc gia, một số cường quốc có sức chi phối lớn đối với chính
trị, kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế đương đại. Căn cứ vào sức mạnh tổng hợp, ảnh
hưởng thực tế, những quốc gia sau đây được cộng đồng thế giới xem là nước lớn: Hoa

Kỳ, Canađa, Braxin, Nga, Anh, Pháp, Đức, Italia, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ.
Các nước lớn và quan hệ giữa các nước lớn có vai trị đặc biệt quan trọng đối với
sự phát triển thế giới. 11 nước lớn nêu trên chiếm 1/3 lãnh thổ và quá nửa dân số thế
giới, hơn 70% GDP của cả thế giới. Đa nước lớn là những cường quốc hàng đầu về
kinh tế, khoa học, công nghệ, sức mạnh quân sự. Có 5 nước lớn là uỷ viên thường trực
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc). Nhóm G7 là
những nước tư bản phát triển nhất.
Các nước lớn không phải một khối thống nhất mà là một tập hợp đầy mâu thuẫn.
Quan hệ giữa các nước lớn gồm nhiều loại: đồng minh, liên kết, không liên kết, đối
tác, đối thủ, dối thủ trực tiếp, đối thủ tiềm tàng... hết sức phức tạp. Tập hợp nước lớn
có thể chia thành hai loại: các nước lớn tư bản phát triển (G7), đứng đầu là siêu cường
Mỹ, và các nước lớn còn lại (Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Braxin).
3. Chính trị quốc tế ngày càng đa dạng và phức tạp
a) Sự đa dạng về chủ thể chính trị quốc tế
Có thể thấy rằng, trong thời đại ngày nay, quốc gia vẫn tiếp tục là chủ thể cơ bản
trong quan hệ quốc tế. Bên cạnh đó, vai trị thực tế của các chủ thể phi quốc gia cũng
ngày càng có sự thừa nhận chung. Như vậy, theo cách phân chia này, có thể phân loại
chủ thể quan hệ quốc tế thành hai loại:
Chủ thể quốc gia là chủ thể cơ bản và có vai trị lớn nhất. Quốc gia là chủ thể của
luật pháp quốc tế. Đối với loại chủ thể này, vẫn có nhiều ý kiến khác nhau về các vấn
đề như: có coi phong trào giải phóng dân tộc và tổ chức quốc tế liên chính phủ thuộc
chủ thể quốc gia hay khơng? Phong trào giải phóng dân tộc có tiềm năng quốc gia, cịn
tổ chức quốc tế liên chính phủ là chủ thể hạn chế của luật pháp quốc tế.
-18-


Chủ thể phi quốc gia là những chủ thể quan hệ quốc tế không phải là quốc gia.
Đây là loại chủ thể có sự độc lập tương đối với quốc gia và có quy mơ hoạt động vượt
khỏi biên giới quốc gia. Quan niệm phổ biến chung coi chủ thể phi quốc gia gồm tổ
chức quốc tế phi chính phủ, cơng ty đa quốc gia, một số nhóm chính trị - xã hội....

Ngồi ra, cũng có học giả bổ sung thêm loại thứ ba là chủ thể dưới quốc gia
(substate actor). Đây là loại chủ thể có hoạt động phụ thuộc khá nhiều vào quốc gia
nhưng cũng có sự độc lập tương đối và đóng vai trị nhất định trong quan hệ quốc tế.
Loại này có thể bao gồm chính quyền địa phương, cá nhân,... Có tác giả xếp loại này
cùng vào chủ thể phi quốc gia. Tuy nhiên, còn quá sớm để coi loại hình này cũng là
chủ thể quan hệ quốc tế bởi vì vai trị của chúng trong quan hệ quốc tế khá mờ nhạt.
So với các chủ thể phi quốc gia nêu trên, chúng kém độc lập hơn và có quy mơ hoạt
động hạn hẹp hơn nhiều. Thực tế hoạt động của chúng phụ thuộc khá nhiều vào quốc
gia. Hơn nữa, chúng là chủ thể của luật pháp quốc gia hơn là của luật pháp quốc tế.
b) Các quan hệ lợi ích đan xen dẫn đến các chủ thể vừa hợp tác, vừa đấu tranh
Với sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học và cơng nghệ, với xu
thế tất yếu của tồn cầu hóa, quan hệ giữa các chủ thể quốc tế trong thơi đại ngày nay
có những biểu hiện mới.
Tồn cầu hóa đang tác động đến tất cả chủ thể quan hệ quốc tế, trong bối cảnh
cùng tồn tại giữa các quốc gia có chế độ xã hội khác nhau, cùng nhau hợp sức giải
quyết nhiều vấn đề tồn cầu, thì hợp tác trở thành một xu thế tất yếu vì những lợi ích
chung của mỗi quốc gia và vì lợi ích chung của toàn nhân loại trong quan hệ quốc tế
hiện nay. Trong giai đoạn hiện nay của thời đại, mỗi quốc gia là một chủ thể trong
quan hệ quốc tế. Quan hệ giữa các quốc gia, dù là các quốc gia xã hội chủ nghĩa, các
nước tư bản (phát triển hay đang phát triển, chậm phát triển) với nhau là quan hệ giữa
các nhà nước độc lập, chủ quyền. Để hợp tác, cùng tồn tại các nước có chế độ chính
trị, xã hội khác nhau cần tìm được tiếng nói chung, những nguyên tắc được Liên hợp
quốc thừa nhận: độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, bình đẳng, không can thiệp vào
công việc nội bộ của nhau. Trong quan hệ các nước phải lấy nguyên tắc giải quyết các
bất đồng bằng thương lượng, tránh áp đặt, tôn trọng đối tác, nhấn mạnh sự đồng thuận,
khắc phục bất đồng, lấy nguyên tắc hợp tác làm trọng trong quan hệ quốc tế.
Trong quan hệ quốc tế hiện nay, hợp tác và đấu tranh luôn là hai mặt cùng tồn tại.
Đây là một tất yếu khách quan. Nó địi hỏi phải được nhận thức đúng và có sự kết hợp
hài hịa khi xem xét đến các quyền lợi của mỗi quốc gia và cả cộng đồng. Tuyệt đối
-19-



hóa mặt này hay mặt kia đều có thể dẫn đến đổ vỡ trong quan hệ giữa các quốc gia
cũng như giữa quốc gia với cộng đồng quốc tế. Trong quá trình xem xét phải xuất phát
từ nguyên tắc hợp tác để đấu tranh và đấu tranh để hợp tác chặt chẽ hơn, bền vững
hơn, Xuất phát từ quyền lợi cụ thể của mỗi chủ thể quan hệ quốc tế trong quan hệ đối
ngoại phải thấy luôn tồn tại đối tác và đối tượng. Vấn đề đặt ra cho các đảng cộng sản
là phải nhấn mạnh, phải chú ý tìm thấy đối tác để khắc phục đối tượng, tìm thấy điểm
đồng để hạn chế, khắc phục bất đồng gắn với bối cảnh lịch sử cụ thể trong từng thời
điểm của quan hệ quốc tế.

CHƯƠNG II: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG ĐỜI SỐNG
CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ HIỆN NAY
I. Vấn đề tồn cầu hóa trong chính trị quốc tế
Tồn cầu hóa ngày nay đã trở thành một xu thế khách quan, một hiện thực sống
động của thế giới đang tác động nhiều mặt đến sự phát triển của tất cả các quốc gia,
các dân tộc trên thế giới; nó đặt mỗi quốc gia trước thời cơ và cả những thách thức to
lớn, nhất là các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.
Tồn cầu hóa tạo thành một q trình phát triển tất yếu và mạnh mẽ như hiện nay
là do sự tăng trưởng của thị trường tài chính toàn cầu, sự mở rộng liên kết kinh tế trên
thế giới. Trong bối cảnh nền chính trị thế giới có nhiều cực, các công ty đa quốc gia
ngày càng phát triển và không ngừng lớn mạnh, khoa học - công nghệ hiện đại phát
triển mạnh mẽ ngày càng xóa đi khoảng cách trong mọi lĩnh vực hoạt động trên phạm
vi tồn cầu. Để hiểu đúng bản chất của q trình tồn cầu hố kinh tế, cần qn triệt,
vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa lực
lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, giữa kinh tế và chính trị khi xem xét vấn đề toàn
-20-


cầu hoá kinh tế. Trên cơ sở phương pháp luận ấy, có thể cho rằng trong bản chất, tồn

cầu hố kinh tế có tính hai mặt. Tồn cầu hóa kinh tế tạo ra cơ hội phát triển nhưng
cũng chứa đựng nhiều nhân tố bất bình đẳng, gây khó khăn, thách thức lớn cho các
quốc gia dân tộc, nhất là các nước dang phát triển.
Một mặt, tồn cầu hố là xu thế khách quan gắn liền với xu thế phát triển của nền
sản xuất xã hội, là kết quả tất yếu của sự phát triển lực lượng sản xuất và phân công
lao động quốc tế ngày càng sâu rộng. Bản chất khách quan của tồn cầu hố được quy
định bởi tính tất yếu khách quan từ q trình quốc tế hố sức sản xuất xã hội.
Mặt khác, tồn cầu hố trong giai đoạn hiện nay gắn liền với chủ nghĩa tư bản và
hiện đang bị chủ nghĩa tư bản, nhất là các nước tư bản phát triển và các tập đoàn xuyên
quốc gia tư bản chi phối, lợi dụng để phục vụ cho mục đích của họ. Đây là vấn đề lớn
đặt ra tác động mạnh mẽ đến đời sống chính trị quốc tế trong thế giới đương đại.
Trên thực tế, tồn cầu hố khơng chỉ diễn ra trên lĩnh vực kinh tế, mà còn diễn ra
trên nhiều mặt khác của đời sống xã hội (an ninh, đối ngoại, văn hoá, tư tưởng,...).
Song, tồn cầu hố kinh tế là cơ bản và thực chất của xu hướng tồn cầu hố. Xu
hướng tự do hoá kinh tế song song với xu hướng bảo hộ mậu dịch, tồn cầu hố kinh
tế đi đơi với khu vực hố, tồn cầu hố đi liền với phản tồn cầu hố, phát triển gắn
liền với những nhân tố phản phát triển.
Tồn cầu hóa thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển và xã hội hóa lực lượng sản xuất,
đưa lại tăng trưởng kinh tế cao; góp phần quan trọng chuyển hóa cơ cấu kinh tế thế
giới; cạnh tranh kinh tế ngày càng trở nên gay gắt; làm sâu sắc hơn sự chun mơn hóa
và phân cơng lao động trên quy mơ tồn cầu; tạo nên khả năng phát triển rút ngắn cho
các nước đang phát triển; thúc đẩy sự xích lại gần nhau giữa các dân tộc; góp phần
giao lưu văn hóa, nâng cao dân trí và sự khẳng định của các dân tộc. Tồn cầu hố
kinh tế diễn ra ngày càng sâu rộng, mạnh mẽ với nhiều tầng nấc khác nhau trong sự
đan xen của những nhân tố thuận và nghịch, là q trình khơng phải đơn giản, trơn tru,
bằng phẳng.
Tồn cầu hóa làm cho đời sống con người trở nên kém an toàn hơn, an ninh chính
trị thế giới trở nên khó kiểm sốt hơn, từ an ninh kinh tế, văn hóa, xã hội đến an ninh
chính trị, từ an ninh từng con người, gia đình đến an ninh quốc gia và an ninh toàn
nhân loại. Tồn cầu hóa tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc, đánh mất

độc lập chủ quyền quốc gia; tạo khả năng quốc tế hóa các hiện tượng tiêu cực xã hội.
Tồn cầu hóa đặc biệt đặt ra đối với các nước đang phát triển những thách thức to lớn,
khó có thể lường trước.
-21-


Vấn đề giữ vững độc lập, tự chủ, đặc biệt là bảo đảm nền kinh tế độc lập, tự chủ
trong điều kiện tồn cầu hóa là vấn đề trở nên phức tạp, chi phối mạnh mẽ các mối
quan hệ trong đời sống chính trị quốc tế. Các quan hệ chính trị quốc tế được dựa trên
cơ sở của các mối liên kết kinh tế song phương, đa phương và các thiết chế kinh tế, tài
chính quốc tế, khu vực, trở nên phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn. Các quan hệ chính trị
lại làm cho các mối liên kết và quan hệ kinh tế của các nước có điều kiện được mở
rộng và vững chắc hơn. Tồn cầu hóa là cả một quá trình phát triển, ẩn chứa những sức
mạnh ghê gớm, cùng những thách thức và nguy cơ rất lớn, đòi hỏi mỗi quốc gia dân
tộc phải chủ động giữ vững bản sắc văn hóa, độc lập, tự chủ, kiểm sốt và chế ngự tính
chất khơng giới hạn, mặt tiêu cực của q trình tồn cầu hóa, nhất là đối với các nước
dạng phát triển.
II. Vấn đề dân chủ, tiến bộ xã hội trong chính trị quốc tế và bảo vệ môi trường
1. Vấn đề dân chủ, tiến bộ xã hội trong chính trị quốc tế
a) Vấn đề dân chủ trong đời sống chính trị quốc tế
Trong đời sống chính trị quốc tế, nhất là trong giai đoạn hiện nay, vấn đề dân chủ
có tầm quan trọng đặc biệt.
Dân chủ trong đời sống chính trị quốc tế là sự bình đẳng và độc lập chủ quyền
của các nước trong các mối quan hệ quốc tế; các chủ thể trong đời sống chính trị quốc
tế đều được bình đẳng. Dân chủ trong đời sống chính trị quốc tế là q trình dân chủ
hóa quan hệ quốc tế, diễn ra giữa trạng thái dân chủ tuyệt đối và chính trị cường quyền
với những biểu hiện phong phú của nó. Dân chủ và dân chủ hóa quan hệ quốc tế ngày
càng trở thành xu thế lớn trong các quan hệ quốc tế.
Dân chủ bao giờ cũng mang tính giai cấp, khơng có dân chủ chung chung phi
giai cấp, dù là vấn đề dân chủ trong đời sống chính trị quốc tế. Mất dân chủ trong đời

sống chính trị quốc tế là sự đóng cửa và đi đơi với nó là sự loại trừ một số chủ thể
(thường là các quốc gia) trong những cơ cấu, thể chế quốc tế và tiến trình đưa ra quyết
định liên quan đến những vấn đề hệ trọng mà tất cả các quốc gia dân tộc phải đối mặt,
Vì vậy, dân chủ trong đời sống chính trị quốc tế đòi hỏi phải sắp xếp lại vai trò và mối
tương quan giữa các nước nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao trong quan hệ quốc
tế liên quan đến sự tham gia rộng rãi của các nước vào tiến trình đưa ra những quyết
định vì lợi ích của nước mình, cũng như lợi ích của những nhóm nước và của toàn
nhân loại.
-22-


Ngày nay, sự tham gia ngày càng thường xuyên và chủ động của các tổ chức
quốc tế, các tổ chức khu vực, đặc biệt là các tổ chức liên chính phủ vào đời sống chính
trị quốc tế đã và đang tạo ra những thể lệ và luật chơi mới. Điều đó làm cho nội dung,
tính chất của dân chủ trong đời sống chính trị quốc tế có những thay đổi và phát triển
mới. Dân chủ trong quan hệ quốc tế khơng chỉ có vai trị quan trọng đối với các chủ
thể trong đời sống chính trị quốc tế, mà cịn có vai trị quan trọng, tác động khơng nhỏ
đến q trình thực thi dân chủ ở từng quốc gia dân tộc.
Xu thế dân chủ hóa đời sống chính trị quốc tế hiện nay gắn với xu thế nêu cao ý
thức độc lập, bảo vệ lợi ích dân tộc của các quốc gia dân tộc. Hiện nay, nhiều vấn đề
toàn cầu nổi lên, trong đó có những vấn đề an ninh phi truyền thống mới nảy sinh, các
nước lớn không thể tự mình đứng ra giải quyết, mà phải nhờ vào sự hợp tác của các
nước vừa và nhỏ cũng các tổ chức phi chính phủ, sự cố gắng chung của cộng đồng
nhân loại. Trong vấn đề này, các tổ chức phi chính phủ ngày càng phát triển mạnh mẽ
và tham gia tích cực vào việc giải quyết các vấn đề của đời sống quốc tế và đó đang là
xu thế lớn của thế giới đương đại.
Dân chủ hóa đời sống chính trị quốc tế nằm ở giữa hai thái cực của quan hệ quốc
tế: dân chủ tuyệt đối và chính trị cường quyền 2. Moravesik cho rằng, về thực chất, dân
chủ hóa quan hệ quốc tế là tiến trình diễn ra giữa trạng thái dân chủ tuyệt đối và chính
trị cường quyền với nhiều biểu hiện phong phú của nó 3. Dân chủ tuyệt đối chỉ mang

tính lý thuyết, thể hiện nguyện vọng, ước mơ nhiều hơn là sự phản ánh thực tế. Quyền
tự quyết của các quốc gia dân tộc là căn cứ pháp lý cao nhất cho các quốc gia hoạt
động trong mơi trường chính trị quốc tế. Khơng có quyền tự quyết của các quốc gia
dân tộc thì khơng thể có dân chủ trong quan hệ quốc tế. Chính trị cường quyền đối lập
với dân chủ, đó là việc một số nước, thậm chí một nước tìm cách áp đặt ý chí của họ,
bất chấp nguyện vọng và lợi ích của tuyệt đại đa số các quốc gia khác. Điều này vi
phạm nguyên tắc quyền tự quyết của các dân tộc và ngày càng trở nên không thích hợp
trong đời sống chính trị quốc tế đương đại.
Ngày nay, vấn đề dân chủ là một trong những vấn đề phức tạp và nhạy cảm trong
đời sống chính trị quốc tế. Các thế lực đế quốc, phản động thường lợi dụng vấn đề dân
chủ để can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia dân tộc và tổ chức quốc tế, chi
phối đời sống chính trị quốc tế. Đấu tranh cho dân chủ, vì dân chủ đã thực sự là một
nội dung quan trọng trong đời sống chính trị quốc tế hiện đại, là một mục tiêu đấu
2, 3 Học viện Ngoại giao, Cục diện thế giới đến 2020, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010, tr. 78, 79, 80.
3

-23-


×