Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Thực trạng ô nhiễm môi trường ở khu công nghiệp việt nam và giải pháp khắc phục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1009.02 KB, 30 trang )

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA KINH TẾ CHÍNH TRỊ
-------------------------

TIỂU LUẬN MÔN
KINH TẾ CÔNG CỘNG

ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở
KHU CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

Hà Nội, 05/2022


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................................2
I. Đặt vấn đề............................................................................................................... 2
II. Mục tiêu, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu...................................3
1. Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................3
2. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................3
3. Phạm vi nghiên cứu...........................................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................3
III. Kết cấu nội dung tiểu luận...................................................................................4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG
NGHIỆP Ở VIỆT NAM.................................................................................................5
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở
KHU CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM...............................................................................7
I. Thực trạng ô nhiễm môi trường ở khu công nghiệp Việt Nam...............................7
1. Báo động trước tình trạng ơ nhiễm nghiêm trọng..............................................7
2. Thực trạng ô nhiễm môi trường ở các khu công nghiệp.....................................7
3. Một vài ví dụ về các khu cơng nghiệp gây ô nhiễm nặng nề môi trường.........13
4. Tác hại của ô nhiễm môi trường khu công nghiệp...........................................15


II. Nguyên nhân ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp ở Việt Nam.............18
1. Chưa tuân thủ quy định của pháp luật..............................................................18
2. Những bất cập, tồn tại, hạn chế trong việc xây dựng, tổ chức thực hiện chính
sách pháp luật về bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp....................................20
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở KHU CÔNG
NGHIỆP VIỆT NAM...................................................................................................23
I. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức hệ thống quản lý môi trường ở các khu công nghiệp..23
1.Phân bố và phân công trách nhiệm rõ ràng cụ thể theo hướng tổ chức quản lý
tập trung............................................................................................................... 24
2. Tăng cường phối hợp giữa các đơn vị có liên quan..........................................24
3. Tăng cường phối hợp giữa các đơn có liên quan..............................................24
II. Rà sốt, bổ sung các văn bản chính sách luật, tăng cường các biện pháp thực thi
pháp luật và bảo về môi trường khu công nghiệp....................................................24
III. Đẩy mạnh việc triển khai công tác bảo vệ mơi trường của chính các khu cơng
nghiệp......................................................................................................................25
1. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp................25
2. Các doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm túc việc xử lý chất thải...................25


3. Thực hiện nghiêm túc chế độ tự quan trắc và báo cáo môi trường...................25
4. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật các mơ hình cơng nghiệp than thiện với mơi
trường..................................................................................................................26
IV. Quy hoạch khu công nghiệp gắn với các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã
hội và bảo vệ môi trường.........................................................................................26
V. Một số giải pháp khuyến khích............................................................................27
KẾT LUẬN.................................................................................................................28
DANH MỤC THAM KHẢO.......................................................................................29

1



LỜI MỞ ĐẦU
I. Đặt vấn đề
Trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, cùng với sự
phát triển của đất nước, sản xuất hàng hóa phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo
hướng công nghiệp, du lịch, dịch vụ phát triển nhanh, phù hợp với cơ chế thị trường.
Sản xuất kinh doanh phát triển đều về quy mô và chất lượng. Thực hiện Chỉ thị số 36CT/TW ngày 25/06/1998 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản
Việt Nam về “Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước”, theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 và Nghị quyết số
41/NQ-TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị đã đề cập về “Bảo vệ mơi trường trong
thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước” cơng tác bảo vệ mơi
trường trong tồn quốc đã có những chuyển biến tích cực, nhận thức về bảo vệ môi
trường trong các cấp, các ngành và nhân dân đã được nâng lên, hệ thống chính sách,
thể chế từng bước được hồn thiện, phục vụ ngày càng có hiệu quả cho cơng tác bảo
vệ mơi trường. Bảo vệ mơi trường chính là để giúp cho sự phát triển kinh tế cũng như
xã hội được bền vững. Bảo vệ môi trường là việc làm không chỉ có ý nghĩa hiện tại,
mà quan trọng hơn nó cịn có ý nghĩa tương lai. Nếu một sự phát triển mang lại lợi ích
kinh tế trước mắt mà khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, hủy hoại môi trường,
thì sự phát triển đó khơng có ích gì. Như vậy bảo vệ mơi trường có ý nghĩa hết sức lớn
lao đối với sự nghiệp phát triển của đất nước. Mục tiêu phát triển bền vững không thể
thực hiện được nếu chúng ta không làm tốt hơn nữa công tác bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên trên thực tế hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đang là chủ đề nóng
trên các mặt báo và nhận được rất nhiều sự quan tâm của người dân. Trong đó, đặc biệt
là vấn đề ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng
hơn. Thông qua các phương tiện truyền thơng, chúng ta có thể dễ dàng thấy được các
hình ảnh, cũng như các bài báo phản ánh về thực trạng môi trường hiện nay. Mặc dù
các ban ngành, đoàn thể ra sức kêu gọi bảo vệ mơi trường, bảo vệ nguồn nước,...
nhưng có vẻ là chưa đủ để cải thiện tình trạng ơ nhiễm ngày càng trở nên trầm trọng
hơn.
Tình trạng quy hoạch các khu đơ thị chưa gắn liền với vấn đề xử lý chất thải, xử

lý nước thải,... vẫn còn tồn đọng nên tại các thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu
đô thị,... ô nhiễm môi trường đang ở mức báo động. Nguyên nhân gây ra tác động rất
lớn đến mơi trường chính là sự thiếu trách nhiệm của các doanh nghiệp. Mục tiêu lợi
nhuận ln đặt lên hàng đầu mà khơng ít doanh nghiệp đã vi phạm quy trình hoạt
động, khai thác và gây tác động rất lớn đến ô nhiễm môi trường.
Mặt khác, hơn 60% các khu công nghiệp ở nước ta chưa có hệ thống xử lý rác
2


thải tập trung, một số khu cơng nghiệp khác có hệ thống xử lý nước thải nhưng vẫn
chưa đáp ứng được. Do đó nước thải cơng nghiệp bị ơ nhiễm được thải liên tục ra
sông, hồ gây nhiễm độc nguồn nước tự nhiên. Theo ước tính, trong tổng số 183 khu
cơng nghiệp trong cả nước thì có trên 60% khu cơng nghiệp chưa có hệ thống xử lý
nước thải tập trung. Tại các đơ thị, chỉ có khoảng 60% - 70% chất thải rắn được thu
gom, cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải, chất thải nên chưa thể đáp ứng được
các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Hầu hết lượng nước thải bị nhiễm dầu mỡ, hóa chất
tẩy rửa, hóa phẩm nhuộm,... chưa được xử lý đều đổ thẳng ra các sông, hồ tự nhiên.
Một ví dụ đã từng được dư luận quan tâm thì trường hợp sơng Thị Vải bị ơ nhiễm bởi
hóa chất thải ra từ nhà máy của công ty bột ngọt Vedan suốt 14 năm liền.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, em tiến hành nghiên cứu và lựa chọn đề tài:
“Thực trạng ô nhiễm môi trường ở khu công nghiệp Việt Nam và giải pháp khắc
phục”, nhằm có được những căn cứ khoa học xác đáng, thúc đẩy phát triển cơng
nghiệp hóa và hiện đại hóa ngành cơng nghiệp tại Việt Nam, mở rộng phạm vi và nâng
cao hiệu quả việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong các ngành công nghiệp.

II. Mục tiêu, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
1. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu lý luận: Xác định được các yếu tố tác động đến môi trường tại các khu
công nghiệp ở Việt Nam làm cơ sở đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường
khu công nghiệp ở Việt Nam.

- Mục tiêu thực tiễn:
+ Đánh giá thực trạng môi trường tại các khu công nghiệp Việt Nam
+ Đề xuất một số giải pháp có tính khả thi nhằm giảm thiểu ơ nhiễm môi trường
ở khu công nghiệp Việt Nam.
2. Đối tượng nghiên cứu
- Các yếu tố tác động đến môi trường tại các khu công nghiệp ở Việt Nam
- Một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại khu công nghiệp Việt Nam
3. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi đánh giá tác động môi trường:
- Địa điểm nghiên cứu: Các khu công nghiệp tại Việt Nam
- Các yếu tố tác động đến: khơng khí, nước thải, chất thải rắn (rác thải), ảnh
hưởng của dân cư trong vùng.
* Phạm vi đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường:
- Giải pháp về giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức cộng đồng.
- Giải pháp về quản lí bằng cơng cụ pháp luật và chính sách.
- Giải pháp về quản lí bằng cơng cụ hành chính.
- Giải pháp về kỹ thuật cơng nghệ và máy móc thiết bị.
3


4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp lý thuyết: Sử dụng các lý thuyết về đánh giá tác động môi trường
trong khu công nghiệp đã được nhà nước công nhận.
- Phương pháp phân tích: khảo sát và phân tích thực trạng và nguyên nhân gây ô
nhiễm môi trường ở khu công nghiệp Việt Nam

III. Kết cấu nội dung tiểu luận
Phần Nội dung tiểu luận gồm 3 chương:
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN HIỆN TRẠNG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở
VIỆT NAM

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
Ở KHU CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở KHU
CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

4


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC
KHU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, trong 9 tháng năm 2021, đã có 41 dự án đầu tư
xây dựng hạ tầng khu công nghiệp mới/mở rộng/điều chỉnh đã được Thủ tướng Chính
phủ chấp thuận chủ trương đầu tư với tổng diện tích khoảng 7.670 ha.
Theo đó, tính đến cuối tháng 9/2021, trên phạm vi cả nước có 563 khu cơng
nghiệp nằm trong Quy hoạch phát triển các khu cơng nghiệp ở Việt Nam (tính cả khu
công nghiệp trong khu kinh tế ven biển, khu kinh tế cửa khẩu) với tổng diện tích đất tự
nhiên khoảng 210,9 nghìn ha, chiếm khoảng 0,6% tổng diện tích đất tự nhiên của cả
nước và 4,1% tổng diện tích đất phi nông nghiệp trong quy hoạch sử dụng đất quốc gia
giai đoạn 2016 - 2020.
Trong 563 khu công nghiệp đã được quy hoạch phát triển, đã có 397 khu cơng
nghiệp đã được thành lập (bao gồm 352 khu công nghiệp nằm ngồi các khu kinh tế,
37 khu cơng nghiệp nằm trong các khu kinh tế ven biển, 08 khu công nghiệp nằm
trong các khu kinh tế cửa khẩu) với tổng diện tích đất tự nhiên đạt khoảng 122,9 nghìn
ha; trong đó, diện tích đất cơng nghiệp đạt khoảng 82,6 nghìn ha, chiếm khoảng 67,2%
diện tích đất tự nhiên.
Trong 397 khu cơng nghiệp đã được thành lập, có 291 khu cơng nghiệp đã đi vào
hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên đạt khoảng 87,1 nghìn ha, diện tích đất cơng
nghiệp đạt khoảng 58,7 nghìn ha và 106 khu cơng nghiệp đang trong q trình xây
dựng với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 35,7 nghìn ha, diện tích đất cơng nghiệp
đạt khoảng 23,8 nghìn ha.

Tổng diện tích đất cơng nghiệp đã cho thuê của các khu công nghiệp đạt khoảng
43,3 nghìn ha. Như vậy, trong 9 tháng năm 2021 các khu công nghiệp thuê trên cả
nước đã cho thuê thêm khoảng 520 ha so với cuối năm 2020.
Tính đến cuối tháng 9/2021, tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp đã thành lập trên
cả nước đạt khoảng 52,5%. Nếu tính riêng các khu cơng nghiệp đã đi vào hoạt động thì
tỷ lệ lấp đầy đạt khoảng 70,9%, xấp xỉ so với cuối năm 2020.
Phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất nhằm đẩy mạnh cơng nghiệp hố,
hiện đại hoá, tạo ra tiền đề vững chắc cho sự phát triển của lực lượng sản xuất nước
nhà trong xu thế hội nhập và tồn cầu hố là một chủ trương của Đảng và Nhà nước ta.
Qua 18 năm xây dựng và phát triển, các khu công nghiệp ở nước ta đã thể hiện được
vai trị khơng thể thay thế của mình trong sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố: là
địa chỉ hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngồi nước; góp phần thúc đẩy hoạt động sản
xuất cơng nghiệp, tạo việc làm, tiếp thu những công nghệ sản xuất và kỹ năng quản lý
tiên tiến, hình thành một hệ thống đơ thị mới ở nơng thơn và góp phần cơng nghiệp
hố nơng thơn nước ta. Thành tựu đem lại từ phát triển các khu công nghiệp trong suốt
5


thời gian từ năm 1991 đến nay là thực sự to lớn và không thể phủ nhận. Tuy nhiên, bên
cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, vấn đề phát triển khu công nghiệp của chúng
ta thời gian qua vẫn cịn nhiều bất cập, trong đó nổi lên vấn đề tồn tại lớn nhất đó là
thiếu sự kiểm tra giám sát chặt chẽ về vấn đề bảo vệ môi trường của từng khu công
nghiệp.

6


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN Ô NHIỄM
MÔI TRƯỜNG Ở KHU CƠNG NGHIỆP VIỆT NAM
I.


Thực trạng ơ nhiễm mơi trường ở khu công nghiệp Việt Nam

1. Báo động trước tình trạng ơ nhiễm nghiêm trọng
Theo số liệu thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tỷ lệ các khu cơng
nghiệp có trạm xử lý nước thải tập trung chỉ chiếm 66%, nhiều khu công nghiệp đã đi
vào hoạt động mà hoàn toàn chưa triển khai xây dựng hệ thống xử lý nước thải hoặc
có nhưng khơng vận hành, hay vận hành không hiệu quả hoặc xuống cấp. Trong khi
đó, theo ước tính có khoảng 70% trong số hơn một triệu mét khối nước thải hằng ngày,
đêm phát sinh từ các khu công nghiệp được xả thẳng ra nguồn tiếp nhận mà khơng qua
xử lý.
Ơ nhiễm mơi trường tại các khu cơng nghiệp điển hình là khu vực kinh tế trọng
điểm phía Nam, gồm Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Dương
được xem là khu vực tập trung nhiều khu công nghiệp và dự án FDI lớn nhất cả nước,
mặc dù tỷ lệ xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung ở khu vực này khá cao,
nhưng tình trạng vi phạm các quy định về môi trường vẫn thường xuyên xảy ra. Bởi
vậy khơng có gì lạ khi nhiều kênh rạch ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, như Tham
Lương, Ba Bị, Thầy Cai, An Hạ… đang được coi là những dòng kênh bị ơ nhiễm
nghiêm trọng vì dịng chảy chở theo lượng nước thải khổng lồ và rác thải đủ loại từ
các hoạt động sản xuất công nghiệp cũng như sinh hoạt.
Ơ nhiễm mơi trường, khơng khí, thường chủ yếu tập trung tại các khu công
nghiệp cũ, do các khu công nghiệp này đang xử dụng công nghệ cũ, lạc hậu hay chưa
xây dựng hệ thống xử lý khí thải ra môi trường. Trong khi các khu công nghiệp mới do
được đầu tư công nghệ hiện đại, nên hệ thống xử lý nước thải ra mơi trường được bảo
đảm hơn. Ơ nhiễm khơng khí tại các khu cơng nghiệp chủ yếu là bụi, một số khu cơng
nghiệp có biểu hiện ơ nhiễm CO2, SO2 và tiếng ồn.
2. Thực trạng ô nhiễm mơi trường ở các khu cơng nghiệp
2.1. Ơ nhiễm mơi trường khơng khí khu cơng nghiệp
Hoạt động sản xuất cơng nghiệp đang là một trong các môi trường gây ô nhiễm
mơi trường khơng khí ở Việt Nam. Các tác nhân gây ơ nhiễm chủ yếu phát sinh từ q

trình khai thác và cung ứng nhiên vật liệu đầu vào, khí thải từ các công đoạn sản xuất
như đốt nhiên liệu đầu vào, từ các công đoạn sản xuất như đốt nhiên liệu hóa thạch,
khí lị hơi, hóa chất bay hơi…Ngịai ra ơ nhiễm mơi trường khơng khí, thường chủ yếu
tập trung tại các khu công nghiệp cũ, do các khu công nghiệp này đang sử dụng công
nghệ sản xuất lạc hậu hoặc chưa được đầu tư hệ thống xử lý khí thải trước khi thải ra
7


mơi trường. Ơ nhiễm khơng khí tại các khu cơng nghiệp chủ yếu là bụi, một số khu
cơng nghiệp có biểu hiện ô nhiễm CO2, SO2 và tiếng ồn.
Bảng 1: Nhóm ngành sản xuất và khí thải phát sinh điển hình
Nhóm ngành sản xuất
Các ngành có lị hơi, lị sấy, máy phát
điện đốt nhiên liệu nhằm cung cấp hơi,
điện, nhiệt
Nhóm ngành điện lực
Nhóm ngành sản xuất xi măng
Nhóm ngành sản xuất gang thép
Nhóm ngành may mặc: từ cơng đoạn cắt
may, giặt, tẩy, sấy
Nhóm ngành sản xuất cơ khí, luyện kim
Nhóm ngành sản xuất các sản phẩm từ
kim loại
Nhóm ngành sản xuất hóa chất

Khí thải
Bụi, SO2 , CO, CO2 ,VOCs, muội khói
Bụi, CO ,CO2 ,H2 S ,SO2 ,NOx
Bụi, NO2 , CO2 ,F
Bụi, gỉ sắt chứa các oxit km loại (FeS,

MnO,Al2O3 ,SiO2 ,CaO, MgO); khí thải
chứa CO2 ,SO2
Bụi, SO2 ,Cl, Pingment, fomandehit, HC,
NaOH, NaClO
Bụi, hơi kim loại nặng, CN- ,HCl, SiO2
CO2 , SO2
Bụi kim lọi đặc thù, hơi dung môi hữu
cơ,
SO2 , NO2
Bụi H2S, NH3, hơi dung mơi hữu cơ, hóa
chất đặc thù CO2 ,SO2 ,NOx
Nguồn: Ngân hàng Thế giới, 2010

Nồng độ bụi TSP ở phần lớn các khu công nghiệp đều vượt ngưỡng cho phép
theo QCVN 05: 2013/BTNMT. Ô nhiễm bụi ở các khu cơng nghiệp ở các tỉnh thành
phía Bắc thường lớn hơn so với các khu công nghiệp ở phía Nam, trong khi chênh lệch
ơ nhiễm bụi ở các khu công nghiệp ở miền Trung và miền Nam là khơng nhiều. Xét về
các ngành cơng nghiệp thì các ngành sản xuất điện than, công nghiệp sản xuấ và chế
biến vật liệu xây dựng, hoạt động khai thác khoáng sản là các ngành phát sinh nhiều
bụi nhất và gây ra ô nhiễm bụi nặng ở các vùng xung quanh. Ô nhiễm khí SO 2 xung
quanh các khu cơng nghiệp ở miền Bắc đều lớn hơn so với các khu công nghiệp ở phía
Nam. Ngược lại, nồng độ khí NO2 ở xung quanh các khu công nghiệp ở miền Nam là
lớn hơn so với các KHU CƠNG NGHIỆP ở phía Bắc. Tuy vậy, nồng độ khí SO 2,
NO2 ở gần hầu hết các khu công nghiệp ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam đều
nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 05: 2013/BTNMT. Nồng độ khí CO chủ yếu
do hoạt động giao thơng vận tải gây ra nên nó thường đạt trị số lớn nhất vào các giờ 79 giờ và 17-19 giờ trong ngày. Nồng độ khí O 3 thường biến thiên theo bức xạ mặt trời
trong ngày, nên nó thường có xu hướng tăng dần từ 7 giờ sáng, cực đại vào các giờ ban
đêm.
Bảng 2: Diễn biến nồng độ O3 trung bình giờ/ngày ở Việt Trì (Phú Thọ) và Hà Nội
8



60

50

microgam/m3

40

30

20

10

0

3

6

9

12

15

556 NVC - Hà Nội


18

21

24

Việt Trì - Phú Thọ

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu quan trắc của Tổng cục Môi trường

2.2. Ơ nhiễm tiếng ồn khu cơng nghiệp
Ơ nhiễm tiếng ồn là một dạng khá phổ biến ở khu công nghiệp đang có xu hướng
tăng lên trong những năm gần đây. Tại hầu hết các khu vực quan trắc các khu công
nghiệp, mức ồn đo được đều xấp xỉ hoặc vượt quy định theo QCVN 26:2010/BTNMT.
Tuy nhiên hiện nay đa số các điểm quan trắc tiếng ồn xung quanh các khu công nghiệp
đều nằm gần các trục đường giao thông có mật độ đo được bị cộng hưởng từ hoạt động
của phương tiện xe qua lại trên đường.
Đơn vị đo tiếng ồn: dB
Ngưỡng cảm thụ của tai người: 0-180 db
Ngưỡng chói tai: 140 dB (85-115 dB)
Ví dụ:
Máy ủi
93dB
Máy khoan
87dB
Máy đập bêtơng
85dB
2.3. Ơ nhiễm nguồn nước do các khu cơng nghiệp
Đặc trưng nước thải khu công nghiệp:
Trong sản xuất công nghiệp nguồn nước thải phát sinh từ một lượng lớn nước

thải từ các khu vực công nghiệp không được xử lý nên chúng trở thành nguồn ô nhiễm
đặc biệt quan trọng. Đặc biệt, vấn đề ô nhiễm môi trường do nước thải còn đáng ngại
hơn. Hiện nay hầu hết các khu cơng nghiệp khơng có trạm xử lý chất thải tập trung.
Riêng khu vực Ðông Nam bộ, lượng nước thải từ các khu công nghiệp chiếm đến 49%
lượng nước thải của các khu cơng nghiệp trong tồn quốc, trong khi tỷ lệ các khu cơng
nghiệp có trạm xử lý nước thải tập trung chỉ chiếm 66%, nhiều khu công nghiệp đã đi
9


vào hoạt động mà hoàn toàn chưa triển khai xây dựng hệ thống xử lý nước thải cục bộ
hoặc có nhưng không vận hành, hay vận hành không hiệu quả hoặc xuống cấp. Ước
tính có khoảng 70% lượng nước thải từ các khu công nghiệp xả thẳng ra môi trường
không qua xử lý.
Nước thải của khu công nghiệp gồm hai loại chính: nước thải sinh hoạt từ các
khu văn phịng và nước thải sản xuất từ các nhà máy sản xuất trong khu cơng nghiệp.
Đặc tính nước thải sinh hoạt thường là ổn định so với nước thải sản xuất. Nước thải
sinh hoạt ô nhiễm chủ yếu bởi các thông số BOD 5, COD, SS, Tổng N, Tổng P, dầu mỡ
– chất béo. Vì vậy, yêu cầu chung đối với các nhà máy, xí nghiệp trong các khu cơng
nghiệp cần phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải sơ bộ trước khí xả nước thải vào hệ
thống thốt nước chung của khu cơng nghiệp. Thành phần và tính chất, nồng độ của
các chất bẩn trong hỗn hợp nước thải được thể hiện cụ thể ở bảng sau:
Bảng 3: Đặc trưng thành phần nước thải của một số ngành công nghiệp
Ngành công nghiệp

Chất ô nhiễm

Chất ô nhiễm phụ

Chế biến đồ hộp, thủy
sản, đồ hộp, đông lạnh


BOD, COD, ph, SS

Màu, tổng P, tổng N

Chế biến nước uống có
cồn, bia, rượi

BOD, ph, SS, độ đục

TDS, màu, độ đục

Chế biến thịt

BOD, SS, pH, độ đục

Sản xuất bột ngọt

BOD, SS, pH, NH4+

NH4+ , P, màu
Độ đục, NO3- , PO43-

Cơ khí

COD, Cr, Ni, SS, CN-

SS, Zn, Pb, Cb

Thuộc da


BOD5, COD, SS, Cr, NH4+ ,dầu
mỡ, phenol, sunfua

N.P, tổng Coliform

Dệt nhuộm

SS,BOD, KLN, dầu mỡ

Màu, độ đục

Phân hóa học

PH, độ axit, P, KLN

Màu, SS, dầu mỡ, N, P

Sản xuất phân hóa học

NH4+ , NO3- ,ure

pH, hợp chất hữu cơ

Sản xuất hóa chất hữu
cơ, vơ cơ

TSS, SS, Cl- , pH, SO42-

COD, phenol, F, silicat, KNL


Sản xuất giấy

SS, BOD, COD, phenol, ligin,
tanin

pH, độ đục, độ màu

Ô nhiễm nguồn nước do nước thải khu công nghiệp:
Nước thải từ các khu công nghiệp đã góp phần làm tăng ơ nhiễm tại các sông, hồ,
kênh, rạch trở nên trầm trọng hơn. Những nơi tiếp cận nhận nước thải các khu công
nghiệp đã bị ô nhiễm nặng nề, nhiều nơi nguồn nước không thể sử dụng được cho bất
kỳ mục đích nào, tình trạng ô nhiễm không chỉ dừng lại ở hạ lưu các con sông mà lân
10


cận phần thượng nguồn thao sự phát triển của các khu công nghiệp.
Tại Đông Bằng sông Hồng: Năm 2020, tổng cục môi trường đã tiến hành thanh
tra đối với 33 cơ sở sản xuất và 23 khu công nghiệp trên địa bàn các tỉnh nằm trên lưu
vực sông Nhuệ - Đáy, kết quả có tới 20 cơ sở xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuận
quốc gia về nước thải khu công nghiệp từ 2 đến 10 lần trở lên. Sơng Nhuệ hiện nay đã
thành dịng sơng “chết”, nước sơng đoạn chảy qua Hà Nội nhiều nơi đã chuyển sang
mầu đen, bốc mùi khó chịu và là nơi ẩn tàng nhiều loại bệnh tật. Nước thải sinh hoạt
và nước thải cơng nghiệp chưa qua xử lý của hàng nghìn cơ sở sản xuất, kinh doanh
trên địa bàn Hà Nội là những ngun nhân hàng đầu của tình trạng ơ nhiễm. Theo
khảo sát của Cảnh sát Môi trường, bước đầu xác định có 322 doanh nghiệp, cơ sở sản
xuất, kinh doanh và gần 300 doanh nghiệp trong các làng nghề, cụm công nghiệp trên
địa bàn Hà Nội phát sinh nước thải, không qua xử lý đổ vào sông Nhuệ
Tại vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ: năm 2019 ủy ban Bảo vệ môi trường lưu
vực sông Cầu phối hợp các địa phương xác định trên lưu vực sơng Cầu có 49 nguồn

thải cơng nghiệp trọng điểm, trong đó, lớn nhất khu vực Trung du miền núi phía Bắc
là Thái Nguyên với 9 điểm. Đặc biệt là vùng Tây Nguyên: nhà máy cao su 75-Bình
Thuận 15: nước thải do nhà máy cao su 75 thải ra mơi trường có mùi nồng đọ BOD 5
vượt gần 20 lần, COD vượt hơn 7 lần và TSS vượt 2 lần so với QCVN 08:2008. Nhà
máy chế biến mủ cao su chư Pah – công ty TNHH MTV cao su Chư pah; nước thải có
chỉ tiêu không đạt, chỉ tiêu BOD5 vượt 4,5 lần,Cod vượt 1,3 lần và TSS vượt 1,1 lần.

2.4. Chất thải rắn tại các khu công nghiệp
Chất thải rắn phát sinh từ các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao
bao gồm chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp. Lượng chất thải rắn phát
sinh từ các khu cơng nghiệp phụ thuộc vào diện tích cho th, diện tích sử dụng; tính
chất và loại hình cơng nghiệp của khu cơng nghiệp. Tính chất và mức độ phát thải trên
đơn vị diện tích khu cơng nghiệp hiện tại chưa ổn định do tỷ lệ lấp đầy còn thấp, quy
mơ và tính chất của các loại hình doanh nghiệp vẫn đang có biến động lớn.
11


Theo Vụ Quản lý các Khu kinh tế, mỗi ngày các khu công nghiệp Việt Nam hiện
nay thải ra khoảng 8.000 tấn chất thải rắn, tương đương khoảng gần 3 triệu tấn chất
thải rắn mỗi năm. Tuy nhiên, lượng chất thải rắn đang tăng lên cùng với việc gia tăng
tỷ lệ lấp đầy các khu cơng nghiệp.
Theo kết quả tính dự báo, tổng phát thải chất thải rắn từ các khu công nghiệp
năm 2025 sẽ vào khoảng 16-17,5 triệu tấn/năm, và đạt 19,0-23,5 triệu tấn năm vào
năm 2030. Theo đánh giá của các chuyên gia, thành phần chất thải rắn khu cơng
nghiệp có thể thay đổi theo hướng gia tăng chất thải nguy hại. Kết quả của quá trình
gia tăng mức độ cơng nghiệp hóa và sử dụng hóa chất ngày càng cao.
Bảng 4: Ước tính chất thải rắn phát sinh tại các khu công nghiệp vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam
Tổng diện
tích quy

hoach (ha)

Tổng diện
tích sử dụng
(ha)

Tổng diện
tích cho thuê
(ha)

Tổng lượng
chất thải rắn
(Tấn/ ngày)

Lượng chất
thải rắn tính
trên 1ha đất
cho thuê 1
năm
39
78
572
79
10,220

Đồng Nai
8816
5832
3554
384

Bình Dương
7010
1819
918
197
Tp. HCM
2913
1939
1153
1801
Long An
4049
1851
598
128
Bình Phước
309
73
2
56
Bà Rịa-Vũng
7900
5397
1871
360
70
Tàu
Tiền Giang
875
245

84
32
139
11 tỉnh
464
ĐBSCL
Tổng
3437
163
Ghi chú: số liệu trung bình phát thỉa CTR trên ha được tính bằng tổng lượng CTR
(tấn/ngày) nhân với 365 ngày, chia cho diện tích cho th
Nguồn : trung tâm cơng nghiệp mơi trường (ENTEC), 2019

3. Một vài ví dụ về các khu công nghiệp gây ô nhiễm nặng nề môi trường
3.1. Khu công nghiệp Phong Điền (huyện Phong Điền, Thừa Thiên-Huế)
Khu công nghiệp Phong Điền (huyện Phong Điền, Thừa Thiên-Huế) đã 12 năm đi vào
hoạt động, với nhiều nhà máy sản xuất trên các lĩnh vực khác nhau, nhưng đến nay vẫn
chưa xây dựng hoàn thành hệ thống xử lý nước thải tập trung. Vì thế, một số nhà máy
trong khu công nghiệp này sau khi tự xử lý nước thải đã xả thẳng ra môi trường; ra các
ao hồ, kênh rạch, sông suối trên địa bàn, thẩm thấu vào đất, gây nên tình trạng ơ nhiễm
mơi trường nghiêm trọng.

12


Tình trạng cá chết ở ao hồ do nhà máy chế biến tôm đông lạnh của Công ty C.P xả thải.

Điển hình mới đây, vào các ngày 17 và 18/8/2021, người dân ở thị trấn Phong
Điền phát hiện gần 1 tấn cá tự nhiên ở ao hồ, khe suối gần khu công nghiệp Phong
Điền chết nổi trắng bụng. Ngay sau đó, Ban Quản lý khu kinh tế - cơng nghiệp tỉnh

Thừa Thiên-Huế đã phối hợp với Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và môi trường tỉnh
lấy mẫu tại khu vực cá chết bất thường; quan trắc nước thải đột xuất tại nhà máy chế
biến tôm đông lạnh của Công ty CP Chăn nuôi C.P Việt Nam, chi nhánh Huế, cách khu
vực cá chết khoảng 300m và mương nước dẫn từ nhà máy ra khu vực cá chết.
Kết quả quan trắc nước thải sau xử lý của nhà máy thuộc Công ty C.P vào hai
thời điểm khác nhau cho thấy có 5/10 chỉ tiêu đo đạc, phân tích vượt giá trị nồng độ tối
đa cho phép. Trong đó, 2 chỉ tiêu là amoni tổng số (NH4+-N) vượt giới hạn cho phép
15 lần và tổng nitơ vượt 5,94 lần. Ông Nguyễn Quang Dũng, Phó phịng Quy hoạch,
Xây dựng, Tài ngun mơi trường thuộc Ban quản lý khu kinh tế - công nghiệp tỉnh
Thừa Thiên-Huế cho biết, sau khi có kết quả quan trắc, Ban đã có văn bản u cầu
Cơng ty C.P tạm ngừng hoạt động xả thải của nhà máy chế biến tôm đông lạnh vào
môi trường để kiểm tra, rà sốt quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải. Đồng thời
u cầu cơng ty này kích hoạt hồ sự cố của nhà máy để phòng ngừa và ứng phó sự cố
nước thải trong trường hợp chất lượng nước thải sau khi xử lý không đạt quy chuẩn kỹ
thuật về mơi trường.
Ngồi ra, u cầu Cơng ty C.P liên hệ với 2 đơn vị tiến hành lấy mẫu, quan trắc
độc lập nước thải sau xử lý của nhà máy khi hệ thống xử lý nước thải vận hành ổn định
và đơn vị sẽ chủ trì, phối hợp với các cơ quan kiểm tra quá trình lấy mẫu. Đặc biệt,
phải khẩn trương lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục của nhà máy và
13


phải hồn thành trước ngày 31/12/2021...
3.2. Khu cơng nghiệp Khánh Phú (huyện Yên Khánh, Ninh Bình)
Từ nhiều năm nay, hàng trăm hộ dân tại xã Khánh Phú, huyện Yên Khánh, Ninh
Bình ln phải sống trong cảnh ơ nhiễm mơi trường từ khói bụi, nước thải do các nhà
máy tại Khu công nghiệp Khánh Phú thải ra. Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức
khỏe, đời sống sinh hoạt hàng ngày của các hộ dân. Khu công nghiệp Khánh Phú được
thành lập vào năm 2004, với tổng diện tích 351ha do Cơng ty phát triển hạ tầng khu
công nghiệp (thuộc Ban quản lý các Khu cơng nghiệp tỉnh Ninh Bình) làm chủ đầu tư.

Đây được xem là khu công nghiệp đầu tiên và có quy mơ lớn nhất tỉnh Ninh Bình.
Tuy nhiên kể từ khi đi vào hoạt động, tại đây thường xuyên xảy ra những sự cố
về môi trường, trên thực tế đã rất nhiều lần xuất hiện tình trạng cá trong ao của các hộ
dân chết trắng do nước từ kênh điều hịa của khu cơng nghiệp chảy vào. Thậm chí, trâu
bị của người dân chăn thả trong khu cơng nghiệp khi uống nước tại kênh điều hòa
cũng lăn đùng ra chết...
Không chỉ ô nhiễm về nước thải mà người dân ở đây hàng ngày phải đối diện với
ô nhiễm khói bụi, nhất là bụi than từ các bãi tập kết của các nhà máy và khói thải từ
Nhà máy kính Tràng An, Nhà máy đạm Ninh Bình...

Khói thải từ nhà máy kính Tràng An trong Khu cơng nghiệp Khánh Phú.

Để đảm công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn, mới đây UBND huyện Yên
Khánh đã có văn bản số 677/UBND-TNMT gửi Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh
Ninh Bình đề nghị tăng cường cơng tác vệ sinh môi trường tại Khu công nghiệp
Khánh Phú. Văn bản nêu rõ, từ đầu tháng 4/2021 đến nay, vào những ngày trời xấu,
mưa phùn hay khi chuẩn bị có mưa, xảy ra tình trạng khói, mùi khí đạm từ nhà máy
Đạm, nhà máy kính trong Khu cơng nghiệp Khánh Phú liên tục xả dày đặc bay tạt vào
khu dân cư gây cay mắt, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người dân.
Để đảm công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn, UBND huyện Yên Khánh đề
nghị Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối
14


với các công ty, doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất trong khu công nghiệp, đặc biệt
là những cơ sở tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, kịp thời phát
hiện và xử lý nghiêm đối với các công ty, doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường. Yêu
cầu các công ty, doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm các quy định về bảo vệ môi
trường.
4. Tác hại của ô nhiễm môi trường khu công nghiệp

4.1. Tổn thất đến hệ sinh thái, ảnh hưởng tới năng suất nông nghiệp và nuôi
trồng thủy sản
Nước thải chứa chất hữu cơ vượt quá giới hạn cho phép sẽ gây ra hiện tượng phú
dưỡng, làm giảm lượng ơxy trong nước, các lồi thủy sinh bị thiếu ơxy dẫn đến một số
lồi bị chết hàng loạt. Sự xuất hiện các độc chất như dầu mỡ, kim loại nặng, các loại
hóa chất trong nước sẽ tác động đến động thực vật thủy sinh và đi vào chuỗi thức ăn
trong hệ thống sinh tồn của các loài sinh vật, cuối cùng sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe con
người. Ơ nhiễm nước sơng Thị Vải là một trong những điển hình về ơ nhiễm mơi
trường cơng nghiệp gây tác động trực tiếp tới hệ sinh thái trong nước sông, gây những
tổn hại đáng kể đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp và thủy sản. Việc xả thải chất
ơ nhiễm có nồng độ cao và lưu lượng lớn vào môi trường nước sông, tại các khu vực
trung lưu và hạ lưu sông (nơi tập trung 10 khu công nghiệp thuộc tỉnh Đồng Nai và Bà
Rịa - Vũng Tàu) khơng thể kiểm sốt được, đã gây ơ nhiễm nặng mơi trường. Theo
ước tính, tổng diện tích nơng nghiệp bị thiệt hại là 1.438,5 ha, phần lớn là ao nuôi thủy
sản, 29,5 ha là đất sản xuất nông nghiệp. do ảnh hưởng bởi nước và khí thải từ nhà
máy, hoa màu của các hộ dân khu vực xung quanh cho năng suất, chất lượng rất kém
(lúa bị lép hạt, hoa cảnh, cây trái bị cháy xém)… Theo phản ánh của nhiều hộ nông
dân, trước khi Vedan chưa thành lập thì nơng dân ni trồng thủy sản đạt hiệu quả cao,
các hộ nuôi quảng canh mỗi một ha thu hoạch khoảng 50 triệu đồng, nay chỉ thu hoạch
chừng 20 triệu đồng. Mặc dù chưa có nghiên cứu và thống kê chính thức, nhưng với tỷ
lệ các khu cơng nghiệp chưa lắp đặt hệ thống xử lý nước thải tập trung cịn cao như
hiện nay, thiệt hại đối với nơng nghiệp và thuỷ sản chịu ảnh hưởng của nước thải từ
các khu cơng nghiệp là một con số cịn lớn hơn nhiều lần.
Ơ nhiễm mơi trường do hoạt động sản xuất cơng nghiệp nói chung và khu cơng
nghiệp nói riêng đã gây tác động xấu tới các hệ sinh thái tự nhiên, đặc biệt nước thải
sản xuất không qua xử lý, xả thải trực tiếp và môi trường gây ra thiệt hại đáng kể tới
sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản tại các khu vực lân cận
* Tác động tiềm tàng của các chất khí phát sinh từ bãi rác:
- Gây cháy nổ do sự tích tụ của các chất khí trong khu vực kín.
- Gây thiệt hại mùa màng và ảnh hưởng đến hệ thực vật do tác động đến lượng

oxy rong đất. Một số loại khí (như NH 3, CO, và các axit hữu cơ bay hơi) tuy phát sinh
15


ít nhưng rất độc hại đối với thực vật và có khả năng hạn chế sự phát triển của thực vật.
- Gây khó chịu do mùi hơi thối từ các bãi ác sản sinh ra các khí NH 3, H2S, CH3.
- Gây tiếng ồn do vận hành các máy ép của hệ thống thu khí, các xe vận chuyển
và nhà máy xử lý rác.
- Gây hiệu ứng nhà kính do sự phát sinh của CH 4 và CO2.
3.2. Gia tăng gánh nặng bênh tật
Một số bệnh tật do ô nhiễm mơi trường khu cơng nghiệp:
- Ơ nhiễm nguồn nước, đất và những tác hại đến sức khỏe: Nước thải từ các khu
công nghiệp không được xử lý gây ô nhiễm nước mặt và nước ngầm, từ đó ảnh hưởng
đến chất lượng nguồn nước cấp và có thể thơng qua chuỗi thức ăn gây ảnh hướng xấu
tới sức khỏe con người. Các bệnh chủ yếu liên quan đến chất lượng nuớc là bệnh
đường ruột, các bệnh do ký sinh trùng, vi khuẩn, virus, nấm mốc.., các bệnh do côn
trùng trung gian và các bệnh do vi yếu tố và các chất khác trong nước (bệnh bướu cổ
địa phương, bệnh về răng do thiếu hoặc thừa fluor, bệnh do nitrat cao trong nước,...
Một nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của các hoạt động sản xuất tại khu chế biến kim
loại màu Thái Nguyên đến sức khỏe dân cư sống xung quanh đã cho thấy hàm lượng
chì trong nước thải tại ao thải vượt tiêu chuẩn nhiều lần; hàm lượng chì và arsen trong
đất ở vùng nghiên cứu cao hơn 1,2 - 2,5 lần, trong nước sinh hoạt cao hơn 1,5 - 6 lần
và thực phẩm từ 6 - 12 lần so với vùng đối chứng. Các xét nghiệm máu của phụ nữ
trong độ tuổi sinh đẻ sống liên tục ở khu vực nghiên cứu từ 5 năm trở lên đã cho thấy
hàm lượng chì và arsen trong máu cũng cao hơn vùng đối chứng 3 - 80 lần.
- Ơ nhiễm khơng khí và những tác hại đến sức khỏe: Người lao động là đối tượng
bị ảnh hưởng trực tiếp khi môi trường trong các khu công nghiệp bị ô nhiễm, đặc biệt
là ơ nhiễm khơng khí, tiếng ồn. Ngồi ra, người lao động còn phải chịu tác động của
các yếu tố khác của điều kiện lao động như nhiệt độ cao (hoặc thấp), ánh sáng kém,
bức xạ, rung động và các loại gánh nặng lao động thể lực và thần kinh khác.Con số

thống kê số người mắc bệnh nghề nghiệp không ngừng tăng lên trong những năm qua:
Số người mắc bệnh nghề nghiệp từ năm 1976 đến 2010 Theo số liệu năm 2010, trong
số 5 nhóm bệnh nghề nghiệp được giám định, nhóm bệnh bụi phổi và phế quản có tỷ lệ
cao nhất (75,5%), sau đó là nhóm bệnh do các yếu tố vật lý (15,6%), bệnh nhiễm độc
nghề nghiệp (5,08%) bệnh ngoài da nghề nghiệp (2,35%) và bệnh nhiễm khuẩn nghề
nghiệp (1,47%). Ơ nhiễm khơng khí từ các khu cơng nghiệp khơng chỉ ảnh hưởng đến
người lao động mà cịn ảnh hưởng tới cộng đồng dân cư sống ở các khu vực xung
quanh. Một số nghiên cứu y tế đối chứng đã cho thấy các bệnh hơ hấp cả cấp tính và
mãn tính ở các vùng gần khu cơng nghiệp cao hơn rõ rệt so với các vùng nơng thơn.
Ngồi ra các bệnh về mắt, bệnh tim mạch, hội chứng dạ dày, thiếu máu, rối loạn thần
kinh ở vùng ô nhiễm cũng cao hơn.
- Tác hại của ô nhiễm tiếng ồn: Giảm hiệu quả trong giao tiếp, truyền thông tin;
16


Phân tán tư tưởng và giảm hiệu quả lao động, đặc biệt là lao đọng trí óc. Quấy rối sự
n tĩnh và giấc ngủ con người.tác đọng xấu đến sức khỏe người dân, lâu ngày gây ra
các bênh mất ngủ, suy nhược thần kinh, làm trầm trọng them các bênh tim mạch huyết
áp. Làm giảm thích lực: tiếng ồn từ 120dB trở lên có thể gây chói tai, đau tai, có thể
làm thủng màng nhĩ.việc sống và làm việc trong mơi trường ơ nhiễm tiếng ồn có thể
giảm thích lực, mắc bệnh ngễnh ngãng, điếc.
*Tổn thất kinh tế do gia tăng gánh nặng bệnh tật
Theo báo cáo của trung tâm bảo vệ sức khoẻ lao động và môi trường thành phố
Hồ Chí Minh, hiện chỉ có 41% trong tổng số doanh nghiệp có yếu tố nguy cơ bệnh
nghề nghiệp khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Luật lao động quy định, các
doanh nghiệp phải tổ chức khám bệnh cho người lao động ở những nơi có nguy cơ về
bệnh nghề nghiệp sáu tháng một lần. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong khu công
nghiệp hầu như không quan tâm trong khi khơng có cơ quan nào giám sát, kiểm tra.
Chỉ 4/13 khu cơng nghiệp có phịng khám. Có doanh nghiệp tổ chức cho cơng nhân
khám ở cơ sở ngồi nhưng cũng chỉ là qua loa, đối phó. Kể cả khi đã người lao động

phát hiện bệnh nghề nghiệp thì các doanh nghiệp hoặc “làm ngơ”, hoặc chậm trả tiền
trợ cấp khiến phần lớn người lao động thường phải tự bỏ tiền túi ra để chữa bệnh.
Theo con số thống kê, tổng số tiền chi cho trợ cấp bệnh nghề nghiệp từ 2010 -2014 là
hơn 50 tỷ đồng. Thiết nghĩ con số này vẫn là rất nhỏ bé so với tổng thiệt hại kinh tế do
gia tăng bệnh tật ở người lao động. Ơ nhiễm mơi trường khu cơng nghiệp cịn gây ảnh
hưởng rõ rệt đến sức khỏe cho người dân sống ở khu vực lân cận, từ đó gây ra tổn thất
kinh tế cho khám chữa bệnh và các thiệt hại thu nhập do bị bệnh.

II.

Nguyên nhân ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp ở Việt
Nam

1. Chưa tuân thủ quy định của pháp luật
Trong những năm qua, việc bảo vệ môi trường khu công nghiệp vẫn là một vấn
đề nóng được xã hội quan tâm. Với tốc độ phát triển kinh tế nhanh hiện nay, số lượng
các khu công nghiệp được thành lập để thực hiện thu hút các dự án đầu tư công nghiệp
đang ngày càng gia tăng. Điều này đã tạo thêm nhiều áp lực cho môi trường. Các quy
định về bảo vệ môi trường được ban hành đã góp phần cải thiện đáng kể cơng tác bảo
vệ môi trường tại các khu công nghiệp.
Tuy nhiên, hiện một số khu công nghiệp thực hiện chưa tốt công tác bảo vệ môi
trường, gây ô nhiễm môi trường trong quá trình hoạt động, làm ảnh hưởng xấu đến
cộng đồng dân cư sống tại khu vực lân cận. Nguyên nhân gây nên tình trạng ơ nhiễm
mơi trường tại các khu cơng nghiệp có thể đó là:
Việc quy hoạch phát triển các khu công nghiệp tại một số địa phương còn thực
hiện tràn lan trong khi khả năng thu hút nguồn vốn đầu tư thấp, năng lực tài chính cịn
17


hạn chế dẫn đến việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cịn hạn chế. Các khu cơng

nghiệp chưa có sự ưu tiên xây dựng hệ thống xử lý chất thải, một số khu cơng nghiệp
thậm chí cịn khơng có hệ thống xử lý rác thải mà đổ trực tiếp ra môi trường.
Các chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp chưa nhận thức
đầy đủ trách nhiệm bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật. Nhận thức về bảo
vệ môi trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong khu công nghiệp còn hạn chế,
nhiều chủ cơ sở hiểu chưa rõ, chưa chính xác và thậm chí khơng cập nhật các quy định
của pháp luật hiện hành trong công tác bảo vệ môi trường.
Nhiều doanh nghiệp đã xây dựng hệ thống xử lý chất thải, cam kết bảo vệ môi
trường nhưng lại khơng thực hiện nghiêm túc dẫn đến tình trạng ô nhiễm trầm trọng
hơn. Ban quản lý môi trường tại các địa phương chưa có sự quan tâm đầy đủ đến vấn
đề này. Hầu hết Ban quản lý, khu công nghiệp mới chỉ tập trung vào những vấn đề thu
hút đầu tư, chưa quan tâm đến công tác quản lý môi trường khu công nghiệp. Các công
tác thanh tra giám sát còn chưa hiệu quả, các cơ quan còn chậm trễ trong việc kiểm
sốt và đơn đúc các chủ doanh nghiệp trong bảo vệ mơi trường.
Theo ơng Hồng Văn Thức, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Mơi trường: Ngun
nhân dẫn đến công tác bảo vệ môi trường tại các khu cơng nghiệp cịn rất nhiều bất
cập là do các tỉnh, thành phố xây dựng các khu công nghiệp không theo quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Một số dự án của các tỉnh, thành có
trình độ công nghệ lạc hậu nhưng vẫn tiếp tục đưa vào sản xuất gây ô nhiễm môi
trường kéo dài rất khó giải quyết.
Cơng tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường đối
với các khu công nghiệp chưa làm tốt theo quy định. Vì vậy, ơ nhiễm mơi trường tại
đây diễn ra khá phổ biến, một số nơi nghiêm trọng kéo dài. Một số chủ đầu tư dự án
chưa tuân thủ đầy đủ các nội dung quyết định phê chuẩn của cơ quan chức năng về bảo
vệ môi trường, báo cáo đánh giá tác động mơi trường cịn mang tính chất thủ tục, chưa
thật sự là căn cứ kỹ thuật, pháp lý và trách nhiệm để tổ chức thực hiện.
Đơn cử, theo Kết luận thanh tra số 1661 tháng 4/2019 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc chấp hành các quy định pháp luật về tài nguyên và môi trường tại
Thành phố Hồ Chí Minh, đã phát hiện các vi phạm tồn tại đối với 31 tổ chức trên địa
bàn.

Hầu hết các doanh nghiệp này đều khơng thực hiện chương trình giám sát môi
trường định kỳ theo Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;
không báo cáo định kỳ kết quả giám sát môi trường cho các cơ quan chức năng; chưa
lập, phê duyệt và niêm yết công khai kế hoạch quản lý môi trường; không ký hợp đồng
với đơn vị có chức năng để thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn thông thường
và chất thải rắn nguy hại theo quy định…
Việc kiểm sốt ơ nhiễm bằng cơng cụ chính sách, pháp luật chưa được thực hiện
18


nghiêm túc, hiệu quả, cịn tồn tại nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập trong các hoạt
động báo cáo đánh giá tác động mơi trường. Kiểm sốt ơ nhiễm bằng cơng cụ kỹ thuật
cịn chưa hiệu quả do cơng nghệ sản xuất lạc hậu, phát sinh nhiều khí thải. Tại các khu
cơng nghiệp có tới 78,4% các cơ sở sản xuất được điều tra chưa có hệ thống xử lý khí
thải, gây ơ nhiễm mơi trường khơng khí nghiêm trọng.
Nhiều cơ sở xử lý chất thải vẫn sử dụng hình thức chơn lấp, q trình kiểm sốt ơ
nhiễm chưa thực sự đem lại hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường và vẫn đang là
vấn đề gây bức xúc trong xã hội. Một số địa phương sử dụng nguồn vốn ODA để nhập
khẩu cơng nghệ từ nước ngồi nhưng chưa đạt được kết quả như mong muốn. Dây
chuyền chưa phù hợp với điều kiện Việt Nam, tỷ lệ chất thải được đem chôn lấp hoặc
đốt sau xử lý rất lớn từ 35 - 80%, chi phí vận hành và bảo dưỡng cao…
Hiện còn thiếu nhiều hệ thống thống nhất quản lý về môi trường, do vậy mỗi khu
công nghiệp tổ chức quản lý môi trường theo một cách khác nhau. Việc phân cấp quản
lý chưa rõ ràng, cán bộ của cơ quan quản lý môi trường địa phương không có đủ
phương tiện và trang thiết bị để thực hiện việc giám sát ở tất cả các nhà máy trong khu
công nghiệp, thiếu cán bộ quản lý môi trường, chỉ có thể đáp ứng phần nào việc quản
lý các vấn đề mơi trường bên ngồi hàng rào khu cơng nghiệp. Việc xử phạt các trường
hợp vi phạm luật bảo vệ mơi trường cịn lỏng lẻo, mức phạt cịn q thấp chưa đủ sức
để buộc các đối tượng vi phạm nỗ lực thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường hoặc
thay đổi hành vi gây ô nhiễm.

Hệ thống pháp luật về bảo vệ mơi trường nói chung (như Luật Bảo vệ môi trường
và các văn bản pháp quy về quản lý môi trường khu công nghiệp) đã bộc lộ nhiều hạn
chế khi áp dụng. Sự mâu thuẫn lợi ích, chi phí khi xây dựng hệ thống xử lý chất thải
cùng với việc chưa có cơ chế hỗ trợ thỏa đáng từ phía Nhà nước, đã khiến cho các nhà
đầu tư chậm triển khai việc xây dựng hệ thống xử lý chất thải tập trung. Hệ thống pháp
luật về bảo vệ mơi trường trong khu cơng nghiệp cũng chưa hồn chỉnh.
2. Những bất cập, tồn tại, hạn chế trong việc xây dựng, tổ chức thực hiện chính
sách pháp luật về bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp
Công tác quản lý môi trường đối với các khu công nghiệp cũng bộc lộ một số bất
cập, tồn tại như sau:
Một là, qua thực tiễn triển khai cho thấy, quy định pháp luật về bảo vệ môi
trường cơ bản phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tạo được
sự chuyển biến và bước đầu đạt được một số kết quả có tác động tích cực, đáp ứng yêu
cầu phát triển bền vững. Tuy nhiên, công tác bảo vệ môi trường trong khu công nghiệp
chịu sự chi phối của nhiều luật liên quan, một số văn bản hướng dẫn thực hiện chưa
đáp ứng được các yêu cầu phát sinh trong thực tế gây khó khăn cho cơng tác quản lý
nhà nước cũng như triển khai các hoạt động bảo vệ môi trường trong khu công nghiệp.
19


Các loại thuế, phí về mơi trường theo ngun tắc “người gây ơ nhiễm phải trả chi phí
xử lý, khắc phục, cải tạo và phục hồi môi trường”, “người hưởng lợi từ giá trị môi
trường phải trả tiền” chưa phát huy được vai trị cơng cụ kinh tế; chưa tạo hành lang
pháp lý và môi trường thuận lợi để khuyến khích phát triển dịch vụ mơi trường, sản
phẩm thân thiện với môi trường; việc phân loại, tái chế, tái sử dụng chất thải, giảm
phát thải, tiến tới mơ hình khu công nghiệp không phát thải, khu công nghiệp sinh thái
đã có các mơ hình thực tế nhưng chưa được chính thức cơng nhận theo quy định;
khuyến khích xã hội hóa trong một số hoạt động bảo vệ môi trường khu cơng nghiệp
cịn chậm triển khai trong thực tế.
Hai là, cơng tác lập, thực hiện quy hoạch khu cơng nghiệp có nơi chưa phù hợp,

gây áp lực cho công tác bảo vệ môi trường. Đặc biệt là công tác định hướng các ngành
nghề thu hút đầu tư trong khu công nghiệp còn thiếu các căn cứ pháp lý để quy định,
mang cơ chế xin cho và phụ thuộc vào nhận thức của một số địa phương, doanh
nghiệp, chưa đáp ứng được địi hỏi của thực tiễn. Có những khu vực tập trung rất
nhiều khu công nghiệp được quy hoạch ngành nghề thuộc danh mục 17 loại hình có
nguy cơ gây ơ nhiễm mơi trường, ví dụ như xi mạ, dệt nhuộm... Chưa hình thành được
các mơ hình khu cơng nghiệp hỗ trợ, dịch vụ cung ứng. Mặc dù Nghị định số
82/2018/NĐ-CP không quy định nhưng trong thực tế đã phát sinh trường hợp sáp nhập
khu công nghiệp, do các thông tin không đầy đủ khi sáp nhập nên đã dẫn đến khó khăn
trong việc xác định phạm vi cơng tác bảo vệ môi trường.
Ba là, trong 27/290 khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung,
có 7/290 khu công nghiệp (chiếm tỷ lệ 2,5%) đang triển khai xây dựng và sẽ hồn
thành trong thời gian tới. Cịn 13/290 khu công nghiệp (chiếm tỷ lệ 5%) đang hoạt
động chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung phân bố tại 10 tỉnh khó khăn về thu
hút đầu tư. Có 7/290 khu cơng nghiệp (chiếm tỷ lệ 2,5%) do đã thành lập lâu hoặc
chuyển đổi từ mơ hình cụm cơng nghiệp, có tỷ lệ cho th đất cao từ 80% -100% nên
việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung không hiệu quả, không khả thi trong
thực tế.
Bốn là, việc tận thu, tái chế, tái sử dụng chất thải rắn trong khu cơng nghiệp cịn
nhiều rào cản do các quy định về quản lý chất thải, đặc biệt là chất thải nguy hại. Các
điều kiện thu gom, chuyển giao, xử lý chất thải yêu cầu phải có trong quy hoạch, đăng
kí và điều kiện xử lý chất thải. Các quy định liên quan về quản lý chất thải đối với các
cơ sở đầu tư thứ cấp trong khu công nghiệp để tái sử dụng chất thải tiến tới mơ hình
khu cơng nghiệp khơng phát thải cịn thiếu.
Năm là, đầu mối quản lý về môi trường khu cơng nghiệp ở một số địa phương
cịn phân tán. Căn cứ Nghị định số 40/2019/NĐ-CP, Thông tư số 12/2020/TT-BKHĐT,
nhiều địa phương chưa thực hiện đúng việc giao thẩm quyền cho Ban Quản lý khu
công nghiệp và Sở Tài nguyên và Môi trường. Nhiều địa phương chưa xây dựng, ban
20



hành quy chế phối hợp giữa Ban Quản lý khu cơng nghiệp và các ngành chức năng có
liên quan trong công tác quản lý nhà nước về môi trường hoặc đã ban hành nhưng
chưa đảm bảo sự phối hợp, quản lý tốt giữa doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng khu công
nghiệp với các doanh nghiệp đầu tư thứ cấp trong công tác bảo vệ môi trường.
Sáu là, nhân lực làm công tác quản lý về bảo vệ môi trường ở các Ban Quản lý
khu cơng nghiệp nhìn chung cịn thiếu, chưa bố trí đủ biên chế theo quy định từ 5 cán
bộ có chun mơn chun trách về bảo vệ môi trường theo quy định. Một số Công ty
kinh doanh hạ tầng khu cơng nghiệp chưa bố trí đủ cán bộ có chun mơn về mơi
trường để đáp ứng việc quản lý, giám sát và vận hành các cơng trình bảo vệ mơi
trường tại khu cơng nghiệp. Việc bố trí nhân sự làm công tác bảo vệ môi trường tại
một số doanh nghiệp đầu tư thứ cấp trong khu công nghiệp cịn rất hạn chế, khơng đủ
về số lượng, chỉ bố trí kiêm nhiệm hoặc bố trí cán bộ khơng đúng chuyên môn về bảo
vệ môi trường.
Bảy là, công tác báo cáo, cập nhật thông tin từ các chủ đầu tư khu công nghiệp,
Ban Quản lý khu công nghiệp, các địa phương chưa được thực hiện đúng theo quy
định tại các Thông tư số 35/2015/TT-BTNMT, Thông tư số 19/2016/TT-BTNMT,
Thông tư số 29/2019/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và môi trường dẫn đến việc đánh
giá diễn biến chất lượng môi trường tại các khu cơng nghiệp chưa được đầy đủ và
chính xác, khách quan. Việc báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư chưa đáp ứng yêu cầu
tại Thông tư số 29/2019/TT-BTNMT, theo đó một số năm cịn thiếu thơng tin, số liệu
khu cơng nghiệp và khu cơng nghiệp có hệ thống xử lý nước thải hàng năm để Bộ Tài
nguyên và Mơi trường rà sốt, thống nhất báo cáo Chính phủ, Quốc hội.
Tám là, nguồn lực tài chính đầu tư cho cơng tác bảo vệ mơi trường nói chung và
đầu tư cho bảo vệ môi trường các khu công nghiệp nói riêng cịn hạn chế. Chưa có quy
định về việc sử dụng nguồn vốn dự phòng từ ngân sách trung ương ưu tiên bố trí cho
các chương trình, dự án bảo vệ mơi trường các khu cơng nghiệp.
Chín là, cơng tác phổ biến chính sách pháp luật, hướng dẫn các doanh nghiệp, tổ
chức, cá nhân thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ mơi trường cịn hạn chế.


CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC Ô NHIỄM MÔI
TRƯỜNG Ở KHU CƠNG NGHIỆP VIỆT NAM
Có 4 nhóm giải pháp chủ yếu để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường ở các khu
cơng nghiệp
- Hồn thiện cơ cấu tổ chức hệ thống quản lý môi trường các khu công nghiệp, từ
21


việc phân cấp và phân công trach nhiệm đến việc tăng cường năng lực cán bộ và hoàn
thiện cơ chế phơn phối giữa các đơn vị liên quan
- Rà sốt, bổ sung các văn bản chính sách luật, tăng cường các biện pháp thực thi
pháp luật và bảo về môi trường khu công nghiệp
- Đẩy mạnh việc triển khai công tác bảo vệ mơi trường của chính các khu cơng
nghiệp, chú trọng xây dựng và hoàn thiện nghiêm túc chế độ tự quan trắc và báo cáo
môi trường
- Thực hiện quy hoạch khu công nghiệp gắn với quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế-xã hội và bảo vệ môi trường và một số giải pháp khuyến khích bảo vệ mơi
trường tại các khu cơng nghiệp

I.
Hồn thiện cơ cấu tổ chức hệ thống quản lý mơi trường ở các khu
cơng nghiệp
Hồn thiện chính sách, pháp luật, trong đó tập trung hồn thiện các văn bản
hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có liên quan đến bảo vệ mơi trường khu
công nghiệp, bao gồm: quy hoạch bảo vệ môi trường trong đó tính đến yếu tố bảo vệ
mơi trường khu cơng nghiệp; khuyến khích doanh nghiệp thực hiện sản xuất sạch hơn,
tiết kiệm năng lượng, tuần hoàn tái sử dụng nước thải, khơng thải chất thải ra mơi
trường; rà sốt, điều chỉnh hoặc ban hành mới các quy chuẩn kỹ thuật về mơi trường
phù hợp với thực tiễn, có lộ trình phù hợp với cam kết quốc tế, tăng cường hướng dẫn,
chỉ đạo xây dựng quy chuẩn kỹ thuật môi trường địa phương; xây dựng hệ thống tiêu

chí về mơi trường phục vụ lựa chọn loại hình, cơng nghệ sản xuất, bảo đảm giảm thiểu
nguy cơ gây ô nhiễm môi trường trong việc quyết định chủ trương đầu tư, thẩm định,
phê duyệt dự án đầu tư; tính tốn, dự báo khả năng phát sinh chất thải phù hợp để xác
định công tác chuẩn bị hạ tầng tương ứng; thúc đẩy, hỗ trợ chuyển đổi khu công
nghiệp hiện hữu sang khu công nghiệp sinh thái và phát triển các khu công nghiệp sinh
thái mới; kiểm toán chất thải, xây dựng cơ sở dữ liệu để tích hợp hệ thống cơ sở dữ
liệu, thông tin quốc gia, tiến tới xây dựng nền kinh tế tuần hồn; rà sốt, đánh giá, điều
chỉnh cơng cụ kinh tế, thuế, phí về mơi trường đang áp dụng cho phù hợp với nguyên
tắc thị trường; xây dựng cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy xã hội hóa công tác bảo vệ
môi trường, huy động các nguồn lực đầu tư không chỉ cho cơ sở hạ tầng bảo vệ mơi
trường mà cịn các hoạt động hiện đại hóa công nghệ sản xuất, cộng sinh công nghiệp,
sử dụng chung hệ thống xử lý nước thải của khu công nghiệp và doanh nghiệp đầu tư
thứ cấp trong khu công nghiệp, giữa khu công nghiệp và doanh nghiệp, giữa các doanh
nghiệp với nhau để sử dụng tiết kiệm, hiệu quả; hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ từ
Ngân sách Trung ương, Quỹ bảo vệ môi trường đối với việc đầu tư, xây dựng cơng
trình bảo vệ mơi trường tại địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
22


Cụ thể hơn như sau:
1.Phân bố và phân công trách nhiệm rõ ràng cụ thể theo hướng tổ chức quản lý
tập trung
Ban quản lý khu công nghiệp cần được các câp ngành ủy quyền để trở thành một
chủ thể đầy đủ, được giao đủ thẩm quyền và trách nhiệm lien quan đến bảo vệ môi
trương bên trong khu công nghiệp. Đây là đơn vị chủ trì thực hiện những việc như:
- Thẩm định và phê duyệt báo cáo đàu tư mới, xác nhận cam kết bảo vệ môi
trường
- Kiểm tra, xác nhận kết quả các cơng trình xử lý chất thải ở các khu công nghiệp
- Tuyên truyền, phân bố các bản phạm pháp luật về bảo vệ môi trường cho các
chủ đầu tư và doanh nghiệp

- Tiếp nhận và giải quyết các tranh chấp, kiến nghị giữa các sản xuất kinh doanh
trong khu công nghiệp Sở Tài nguyên và môi trường, cần thực hiện các chức năng
quản lý nhà nước về môi trường tại địa phương, chịu trách nhiệm:
- Xây dựng trình ban hành các văn bản phạm pháp luật về quản lý môi trường
khu công nghiệptrong phạm vi quyền hạn.
- Thẩm định tổ chức thu phí bảo vệ môi trường các khu công nghiệp- Phối hợp
và hỗ trợ Ban quản lý các khu công nghiệp thực hiện các nhiêm vụ do ban quản lý các
khu công nghiệp chủ trì thực hiện
2. Tăng cường phối hợp giữa các đơn vị có liên quan
Cần tập trung nâng cao năng lực trình độ và tăng cường năng lực đọi ngũ cán bộ.
Nâng cao chất lượng công tác thẩm định thành lập khu công nghiệp đặc biệt là thẩm
tra giám định các yếu tố môi trường cũng như công tác thanh tra kiểm tra giám sát đảm
bảo thi hành các quy định về bảo vệ môi trường các khu công nghiệp.
3. Tăng cường phối hợp giữa các đơn có liên quan
Tăng cường sự phối hợp giữa trung ương và các đại phương trong việc triển khai
câc hoạt động bảo vệ môi trường khu công nghiệp.
Tăng cường phối hợp giữa cơ quan quản lý cớ liên quan gồm sở Tài nguyên và
môi trường, cảnh sát môi trường, ủy ban nhân dân các quận huyện với các ban quản lý
các khu công nghiệp trong việc giám sát môi trường, ủy ban nhân dân các huyện với
ban quản lý các khu công nghiệp trong việc giám sát, kiểm tra ngăn chặn các hành vi
vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp trong khu cơng nghiệp.

IV. Rà sốt, bổ sung các văn bản chính sách luật, tăng cường các biện pháp
thực thi pháp luật và bảo về môi trường khu công nghiệp
Thực hiện rà soát, đề nghị sửa đổi các văn bản có liên quan để phát huy hiệu lực,
23


×