Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

DAY THEM 12 HKII môn ngữ văn 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264.36 KB, 39 trang )

Ngày soạn: 15/3/2021
Tuần: 29
Tiết: 1-2-3
CHỦ ĐỀ: ĐỌC HIỂU
(Tổng số: 03 tiết)
I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức: Ôn tập và củng cố các kiến thức về các biện pháp tu từ, các phương thức biểu đạt, các
thao tác lập luận, … để làm bài tập vận dụng.
2.Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng làm bài tập đọc- hiểu.
II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của GV và HS
Hoạt động 1: hướng dẫn học sinh hệ thống
kiến thức đã học.

Nội dung bài học
I.HỆ THỐNG KIẾN THỨC:
1.Các biện pháp tu từ:

H: Các em đã học những biện pháp tu từ nào? - Tu từ về ngữ âm: điệp âm, điệp vần, điệp
Tác dụng của chúng?
thanh.
- Tu từ về từ vựng: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ,
HS: Suy nghĩ trả lời
hốn dụ, nhân hóa, tương phản, chơi chữ, nói
giảm, nói tránh, thậm xưng…
- Tu từ về ngữ âm: điệp âm, điệp vần, điệp - Tu từ về cú pháp: Lặp cú pháp, liệt kê, chêm
thanh.
xen, câu hỏi tu từ, đảo ngữ, đối, im lặng…
- Tu từ về từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hốn * Hiệu quả nghệ thuật (Tác dụng nghệ
dụ, nhân hóa, tương phản, chơi chữ, nói giảm, thuật):
nói tránh, thậm xưng…


+ So sánh: Giúp sự vật, sự việc được miêu tả
- Tu từ về cú pháp: Lặp cú pháp, liệt kê, sinh động, cụ thể tác động đến trí tưởng tượng,
chêm xen, câu hỏi tu từ, đảo ngữ, đối, im gợi hình dung và cảm xúc.
lặng…
+ Ẩn dụ: Cách diễn đạt mang tính hàm súc, cô
đọng, giá trị biểu đạt cao, gợi những liên tưởng
ý nhị, sâu sắc.
+ Nhân hóa: Làm cho đối tượng hiện ra sinh
GV: nhận xét, chốt, yêu cầu học sinh lấy ví
động, gần gũi, có tâm trạng và có hồn hơn.
dụ cụ thể về các phép tu từ.
+ Hoán dụ:Diễn tả sinh động nội dung thông
báo và gợi những liên tưởng ý vị, sâu sắc.
HS: Lấy ví dụ minh họa.
+ Điệp từ/ngữ/cấu trúc: Nhấn mạnh, tô đậm
ấn tượng – tăng giá trị biểu cảm.
+ Nói giảm: Làm giảm nhẹ đi ý đau thương,
mất mát nhằm thể hiện sự trân trọng.


H: Kể tên những thao tác lập luận mà em đã
học?
HS: Suy nghĩ trả lời.
GV: nhận xét, chốt.

+ Thậm xưng (phóng đại): Tơ đậm ấn tượng
về sự vật, sự việc, hiện tượng được nói đến.
+ Câu hỏi tu từ: Bộc lộ cảm xúc.
+ Đảo ngữ: Nhấn mạnh, gây ấn tượng.
+ Đối: Tạo sự cân đối.

+ Im lặng (…):Tạo điểm nhấn, gợi sự lắng
đọng cảm xúc.
+ Liệt kê: Diễn tả cụ thể, tồn diện.
2.Các thao tác lập luận:
- Giải thích là vận dụng tri thức để hiểu vấn đề
nghị luận một cách rõ ràng và giúp người khác
hiểu đúng ý của mình.
Phân tích là chia tách đối tượng, sự vật hiện
tượng thành nhiều bộ phận, yếu tố nhỏ để đi
sâu xem xét kĩ lưỡng nội dung và mối liên hệ
bên trong của đối tượng.
- Chứng minh là đưa ra những cứ liệu - dẫn
chứng xác đáng để làm sáng tỏ một lí lẽ một ý
kiến để thuyết phục người đọc người nghe tin
tưởng vào vấn đề. (Đưa lí lẽ trước - Chọn dẫn
chứng và đưa dẫn chứng. Cần thiết phải phân
tích dẫn chứng để lập luận chứng minh thuyết
phục hơn. Đôi khi thuyết minh trước rồi trích
dẫn chứng sau.)
- Bác bỏ là chỉ ra ý kiến sai trái của vấn đề
trên cơ sở đó đưa ra nhận định đúng đắn và bảo
vệ ý kiến lập trường đúng đắn của mình.
- Bình luận là bàn bạc đánh giá vấn đề, sự
việc, hiện tượng… đúng hay sai, hay / dở; tốt /
xấu, lợi / hại…; để nhận thức đối tượng, cách
ứng xử phù hợp và có phương châm hành động
đúng.
- So sánh là một thao tác lập luận nhằm đối
chiếu hai hay nhiều sự vật, đối tượng hoặc là
các mặt của một sự vật để chỉ ra những nét

giống nhau hay khác nhau, từ đó thấy được giá
trị của từng sự vật hoặc một sự vật mà mình
quan tâm.
Hai sự vật cùng loại có nhiều điểm giống nhau
thì gọi là so sánh tương đồng, có nhiều điểm
đối chọi nhau thì gọi là so sánh tương phản.
3.Phương thức biểu đạt
Nhận diện qua mục đích giao tiếp
Tự sự: Trình bày,kể lại diễn biến sự việc.
Miêu tả: Tái hiện trạng thái, sự vật, con người.
Biểu cảm: Bày tỏ tình cảm, cảm xúc.
Nghị luận: Trình bày ý kiến đánh giá, bàn
luận…
Thuyết minh: Trình bày đặc điểm, tính chất,


phương pháp…
Hành chính – cơng vụ: Trình bày ý muốn,
quyết định nào đó, thể hiện quyền hạn, trách
nhiệm giữa người với người.
II. BÀI TẬP VẬN DỤNG:

Đề 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
Hướng dẫn trả lời:

Câu 1:
Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận/
Phương thức nghị luận
Câu 2:Theo tác giả, mỗi chúng ta đều có
quyền tự tin vì:

- Dù là ai thì chúng ta vẫn ln có sẵn những
giá trị nhất định.
- Mỗi chúng ta là một cá thể độc đáo, riêng
biệt.
Câu 3:Học sinh phải rút ra được những bài học
sau
- Biết trân trọng bản thân, tự tin thể hiện những
giá trị riêng của mình.
- Biết tơn trọng giá trị của người khác.


H: Kể tên các phương thức biểu đạt đã học và
cách nhận diện chúng?

Đề 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

HS: Suy nghĩ trả lời
Tự sự: Trình bày,kể lại diễn biến sự việc.
Miêu tả: Tái hiện trạng thái, sự vật, con
người.
Biểu cảm: Bày tỏ tình cảm, cảm xúc.
Nghị luận: Trình bày ý kiến đánh giá, bàn
luận…
Hướng dẫn trả lời:
Thuyết minh: Trình bày đặc điểm, tính chất,
phương pháp…
GV: nhận xét, chốt.

Hoạt động 2: HDHS làm bài tập vận dụng
GV: ghi đề bài tập 1 và hướng dẫn học sinh

cách làm
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ
Câu 1 đến Câu 3:
(…) Lòng tự tin thực sự khơng bắt đầu
bởi những gì người khác có thể nhận ra, như
gia thế, tài năng, dung mạo, bằng cấp, tiền
bạc, quần áo,…mà nó bắt đầu từ bên trong
bạn, từ sự BIẾT MÌNH. Biết mình có nghĩa là
biết điều này: Dù bạn là ai thì bạn cũng ln
có sẵn trong mình những giá trị nhất định.
Gốc rễ vấn đề là ở chỗ đó, bản thân bạn
khơng đủ để bạn tự tin sao?
Mặt khác, bản thân bạn chính là con
người độc đáo nhất trên thế gian này. Bạn
biết chăng, thế gian này có điều kỳ diệu, đó
là khơng ai có thể là bản sao 100% của ai cả.
Bởi thế, bạn là độc nhất, tôi cũng là độc
nhất. Chúng ta đều là những con người độc
nhất vô nhị, dù ta đẹp hay xấu, có tài hay bất
tài, cao hay thấp, mập hay ốm, có năng khiếu
ca nhạc hay chỉ biết hát lào khào như con vịt
đực (…). Vấn đề không phải là vịt hay thiên
nga. Vịt có giá trị của vịt, cũng như thiên nga
có giá trị của thiên nga. Vấn đề khơng phải

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: nghị luận.
Câu 2: Tác giả phê phán những kẻ có lối sống
ích kỉ, chỉ biết chăm lo cho bản thân và gia
đình của mình vì nếu sống như vậy thì con
người chỉ ngang hàng với côn trùng và xã hội

sẽ không thể tiến bộ, phát triển được.
Câu 3:Tác giả đã so sánh con người với lồi
vật, cơn trùng. Biện pháp so sánh này có tác
dụng nhấn mạnh ý nghĩa: Con người khác với
các lồi động vật khác vì có ý thức và có văn
hóa nên con người nhất định phải sống có ý
nghĩa hơn, sống vì quê hương, đất nước, vì
cộng đồng chứ không chỉ biết lo cho bản thân
Câu 4: Người Nhật Bản ln đề cao tinh thần
sống vì cộng đồng. Đó là nguồn gốc tạo nên sự
cường thịnh và phát triển của đất nước Nhật
Bản.
Đề 3: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu
hỏi:


là hơn hay kém, mà là sự riêng biệt. Và bạn
phải biết trân trọng chính bản thân mình.
Bản thân mỗi chúng ta là giá trị có
sẵn. Nếu bạn muốn có một cơ sở để xây dựng
lịng tự tin thì hãy bắt đầu từ đó, từ chính bản
thân mình.
(Nếu biết trăm năm là hữu hạn, Phạm Lữ
Ân, NXB Hội nhà văn, 2012)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính
của văn bản.
Câu 2. Theo tác giả, tại sao mỗi chúng ta đều
có thể tự tin vào bản thân mình?
Câu 3. Anh/ chị rút ra bài học gì từ văn bản
trên?

GV: Gọi hs lên bảng làm bài 2

Hướng dẫn trả lời:
Câu 1. (0.5 điểm) Văn bản trên thuộc phong
cách ngôn ngữ nghệ thuật.
Câu 2. (0.5 điểm) Nội dung chính của đoạn
thơ trên là tình cảm xót xa, nỗi âu lo của tác giả
cho vận mệnh của biển, đảo quê hương.
Câu 3. (1.0 điểm) – Biện pháp tu từ được sử
dụng trong đoạn thơ trên: biện pháp nhân hóa
(đất mẹ xót xa, biển yêu thương che chở, hồn
sóng biển); điệp từ “biển” (0.5 điểm)
– Hiệu quả biểu đạt: Bộc lộ, nhấn mạnh tình
cảm xót xa, nỗi âu lo của tác giả trước vận
mệnh của biển, đảo quê hương. (0.5 điểm)

Đề 4 : Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Đề 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: Hướng dẫn trả lời:
Tất nhiên, đối với con người, việc tự lập kiếm
kế sinh nhai rất quan trọng. Người xưa
thường dạy: “Hãy kiếm sống bằng chính mồ
hơi của mình”. Thế nhưng theo tơi, cho dù
chúng ta có làm đúng theo lời dạy này thì
cũng chưa phải là đã làm đúng trách nhiệm
và nghĩa vụ với tư cách là con người. Lời dạy
này mới dùng lại ở chỗ răn người ta làm
người thì đừng để thua kém mng thú và
cũng chỉ dạy có thế.
Các lồi chim chóc, mng thú, tơm cá,
cơn trùng,… tự chúng khơng kiếm được mồi

sao ? Ví như lồi kiến chẳng hạn. Lồi kiến
khơng những biết kiếm mồi mỗi ngày mà cịn
biết làm hang, làm tổ, tích trữ mồi trong suốt
mùa đông giá rét.
Vậy mà trên đời này, có khơng ít người,
hành vi của họ cũng chỉ ngang với đàn kiến
thôi mà cũng tự mãn.
[…] Giải quyết được cái ăn, cái mặc, chỗ
ở mà đã mãn nguyện, đã cảm thấy hài lịng
rồi thì hóa ra cuộc đời con người trên thế
gian này chỉ đơn thuần là được sinh ra rồi
chết đi khơng thơi hay sao ? Tình trạng lúc
anh ta chết đi có khác gì lúc được sinh ra.
Tức là quanh quẩn vẫn chỉ là chuyện sao cho
có nhà cửa, có cuộc sống ổn định và có của
ăn của để. Vẻn vẹn chỉ có vậy. Nếu đến thế hệ
con cháu, cũng lặp đi lặp lại y hệt cuộc sống
của anh ta thì dù có trải qua hàng trăm đời,
làng xóm thị trấn nơi anh ta đã sống xưa thế

1.Thể thơ của đoạn thơ : Thể thơ tự do
2.Biện pháp tu từ của đoạn thơ : Lặp cấu trúc,
nhằm nhấn mạnh sự tương đồng thống nhất,
cách đối xử với nhau của đất nước cỏ thể hiện
tinh thần đoàn kết.
3.Các cụm từ “ tôn cao nhau”, “ làm đầy
nhau”, “ đan vào nhau” : Sức mạnh đoàn kết
tương trợ , giúp đỡ lẫn nhau.
4.Anh (chị ) có suy nghĩ gì về câu “ Người hỏi
người sống với nhau như thế nào” , Viết đoạn

văn nói về suy nghĩ đó? Khoảng 200 từ.
+ Mặt tốt của con người : luôn yêu thương ,
giúp đỡ nhau, chia sẽ, những khó khăn trong
cuộc sống…..ví dụ chứng minh
+ Mặt xấu: cịn người cịn ích kỉ, nhỏ nhen, vơ
tâm, vơ cảm ………ví dụ chứng minh.
+ Liên hệ bản thân
Đề 5:
Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu từ
câu 1 đến câu 4:

Hướng dẫn trả lời:


nào nay chắc cũng vậy, không chút thay đổi.
Không một người nào nghĩ tới sự nghiệp
cơng ích, cơng cộng, chỉ quan tâm đến lợi ích
cá nhân và gia đình. Ngồi ra thì mặc kệ.
Khơng một người nào có suy nghĩ là phải
làm gì, để lại cái gì cho quê hương khi đang
cịn sống.
Người Châu Âu có câu: “Nếu mọi người
ai cũng chỉ mong thỏa mãn và an nhàn cho
riêng cá nhân mình thì thế gian này cũng
khơng có gì khác khi mới có lồi người”.
(Fukazawa Yukichi, Khuyến học hay những
bài học về tình thần độc lập tự cường của
người Nhật Bản, Nxb Thế giới, 2015)
Câu 1. Nhận diện phương thức biểu đạt chính
được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Chỉ ra thái độ của tác giả đối với
những người chỉ biết đến lợi ích cá nhân và
gia đình.
Câu 3. Phân tích tác dụng của biện pháp so
sánh được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 4. Phẩm chất nào của người Nhật Bản
mà anh/chị có thể học tập và phát huy, nhất là
trong cuộc sống hôm nay?
GV: HDHS làm bài 3
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
“Nếu đất mẹ xót xa khơng thấy biển?
Biển u thương che chở suốt ngàn đời
Hồn dân Việt lắng trong hồn sóng biển
Tiếng dân ca còn mặn muối trùng khơi.”
(Nếu đất Việt đau thương không thấy
biển? – Nguyễn Việt Chiến)
Câu 1 (0.5 điểm) Xác định phong cách ngôn
ngữ của văn bản trên.
Câu 2 (0.5 điểm) Nêu nội dung chính của
đoạn thơ.
Câu 3 (1.0 điểm) Xác định các biện pháp tu
từ được sử dụng trong đoạn thơ và nêu hiệu
quả biểu đạt của các biện pháp tu từ đó.
GV: HDHS làm đề 4:
Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:
“ Tôi hỏi đất, đất sống với đất như thế nào?
Chúng tôi tôn cao nhau
Tôi hỏi nước, nước sống với nước như thế
nào?
Chúng tôi làm đầy nhau.


Câu 1:Thao tác lập luận: Bình luận
Câu 2:- Chỉ ra một số câu có sử dụng biện
pháp so sánh
- Tác dụng của biện pháp so sánh:
+ Giúp câu văn giàu hình ảnh
+ Làm nổi bật ý nghĩa mà tác giả muốn diễn
đạt: những tác dụng to lớn mà việc đọc sách
mang lại
Câu 3:“Một thế giới mới mẻ biết bao kỳ thú”:
Đó vừa là thế giới khách quan, vừa là thế giới
tâm hồn con người với biết bao điều hấp dẫn
mà việc đọc sách mang lại.
Câu 4:HS có thể trình bày ý kiến theo nhiều
cách nhưng cần diễn đạt theo các mức sau:
- Đọc sách mang lại rất nhiều hữu ích;
- Cần xây dựng thói quen thường xun đọc
sách.


Tôi hỏi cỏ sống với cỏ như thế nào?
Chúng tôi đan vào nhau.
Tôi hỏi người, người sống với người như thế
nào?”
(Hỏi – Hữu Thỉnh)

GV: gọi hs lên bảng làm đề 5:
Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu từ
câu 1 đến câu 4:
Đọc, như một hành trình tương tác, tạo mơi

trường để thay đổi kích cỡ tư duy và biên độ
cảm xúc, nhận biết và phát triển trí năng tiềm
ẩn. Bước vào thế giới của người viết, trên
hành trình kiếm tìm tri âm, người đọc sẽ thấy
rõ mình hơn. Kết nối sự kiện và hình ảnh quá
khứ với hiện tại và viễn cảnh chưa từng có
trong kinh nghiệm - đọc là vậy; mà đúng hơn,
cịn đọc thì cịn cơ hội được thấy như vậy.
Vẫn con đường ấy, vẫn những hàng cây,
những gương mặt thân quen mưa nắng hằng
ngày ấy,... mà bỗng một phút giây ngẫu nhiên
hay hữu ý nào đó, nhờ đọc, lại cứ ngỡ mọi
điều từng thấy ở trên kia như đang lộng lẫy
tinh khôi từ những con chữ bước ra. Bởi vì
bằng việc đọc, như thực hiện một phép hóa
thân màu nhiệm mà khơng hề có sự biến ảo
thần kỳ của ơng tiên cổ tích, vẫn cảm nhận
được vẻ đẹp của cô thôn nữ ấy, qua câu ca
dao bao đời truyền miệng, được lưu lại theo
trí nhớ, với nét duyên dáng nói cười đi đứng,
và dường như giấu sau cái vẻ thẹn thùng e lệ
là một tâm hồn tinh tế mãnh liệt nhường
kia… Mỗi lần đọc như thể được một lần
khám phá một thế giới mới mẻ biết bao kỳ
thú.
(Trích “Một diễn ngơn về đọc”, TSNguyễn
Trọng Hồn, Tạp chí Cộng sản tháng 5/2017)
Câu 1. Xác định thao tác lập luận chính.
Câu 2.Chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ so
sánh được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về hình ảnh


“một thế giới mới mẻ biết bao kỳ thú” được
sử dụng trong câu cuối ?
Câu 4. Một bài học ý nghĩa nhất mà anh/chị
rút ra cho bản thân sau khi đọc đoạn trích trên
(trình bày suy nghĩ từ 5 đến 7 dòng).
HS: Làm bài
GV: Nhận xét, chốt.
Hoạt động 3: hướng dẫn học sinh tự học ở
nhà:
-Nắm vững các kiến thức và vận dụng làm
bài tập.
- Thực hành các bài tập chưa làm xong ở trên
lớp.
Ngày soạn: 17/3/2021
Tuần: 30
Tiết: 4-5
CHỦ ĐỀ: LÀM VĂN
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN
(Tổng số: 02 tiết)
I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức: Ôn tập và củng cố cách viết đoạn văn nghị luận xã hội. Biết vận dụng vào giải quyết
các BT.
2.Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội theo yêu cầu.
II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của GV và HS
Hoạt động 1: hướng dẫn học sinh hệ
thống kiến thức đã học- Lí thuyết về

đoạn văn
+ Khái niệm của đoạn văn nghị luận?
+ Yêu cầu của một đoạn văn?
+ Cấu trúc của một đoạn văn?

Nội dung bài học
I.
HỆ THỐNG KIẾN THỨC:
1. Lí thuyết về đoạn văn
– Về nội dung:
+ Đoạn văn là một phần của văn bản, nó diễn đạt ý
hồn chỉnh ở một mức độ nào đó logic ngữ nghĩa,
có thể nắm bắt được một cách tương đối dễ dàng.


+ Cách trình bày một đoạn văn?
– Mục tiêu của đề thi Ngữ văn hướng
tới việc thí sinh hiểu và diễn đạt sự hiểu
đó càng mạch lạc, trơi chảy và đúng nội
dung càng đạt điểm cao. Thí sinh chỉ
cần làm rõ sự hiểu biết về một khía
cạnh, một luận điểm mà đề gợi ra từ
phần Đọc hiểu để suy nghĩ trả lời.
– Đoạn văn trong bài thi khơng thể
phân tích dẫn chứng hay giải thích từ
ngữ, khái niệm hoặc bàn luận dài dòng
mà cần bộc lộ năng lực nhận thức và
trải nghiệm về vấn đề rất cụ thể của
cuộc sống đặt ra trong câu hỏi.
– Một đoạn văn khoảng 150 chữ tương

đương khoảng 15 dòng, nửa trang giấy
thi hoặc ngắn hơn vẫn được chấp nhận,
miễn là thí sinh hiểu và viết rõ ràng,
chặt chẽ đã đạt điểm trung bình.

Các bước xây dựng đoạn văn
- Các bước xây dựng đoạn văn?
- Tìm ý cho đoạn văn?
- Học sinh suy nghĩ trả li
Yêu cầu
a. Bc 1 c k
Theo nh thi mẫu của Bộ Giáo dục
và Đào tạo – phần nghị luận xã hội sẽ
lấy một ý nhỏ trong bài đọc hiểu để làm
đề thi viết đoạn văn 150 từ. Đề nghị
luận xã hội nằm trong nội dung đọc
hiểu nên trước hết các em phải đọc kĩ
bài đọc hiểu, nắm được cốt lõi nội
dung, từ đó xem câu viết đoạn văn nghị
luận 150 từ yêu cầu viết về vấn đề gì?
Nhất là phải xác định được vấn đề đó
thuộc về tư tưởng đạo lí hay hiện tượng
đời sống.
b. Bước 2 - Tìm ý cho đoạn văn:
Để tìm được ý cho đoạn văn, cần xem
xét vấn đề ở nhiều góc độ. Cách đơn
giản nhất là thử đặt ra và trả lời các câu

+ Tuy nhiên, đoạn văn Nghị luận xã hội 150 chữ
cần bám sát yêu cầu của đề và dựa trên nội dung/

thơng điệp ở phần đọc hiểu.
– Về hình thức: Đoạn văn ln ln hồn chỉnh.
Sự hồn chỉnh đó thể hiện ở những điểm sau: Một
đoạn văn được bắt đầu từ chữ cái viết hoa lùi đầu
dòng đến chỗ chấm xuống dòng.
– Cấu trúc một đoạn văn:
+ Đoạn văn thường có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề:
++ Từ ngữ chủ đề : là các từ ngữ được lặp lại nhiều
lần nhằm duy trì đối tượng được biểu đạt.
++ Câu chủ đề: là câu nêu lên ý chính của toàn
đoạn, mang nội dung khái quát, ý nghĩa ngắn gọn.
Thường đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn.
+ Các câu trong đoạn:
++ Có nhiệm vụ triển khai và làm rõ chủ đề của
đoạn
++ Trình bày theo các phép diễn dịch, quy nạp,
song hành…
+ Đoạn văn có thể trình bày theo nhiều cách lập
luận: diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, song hành
hay móc xích; đoạn văn so sánh, giải thích, tương
phản, tự sự, thuyết minh hay nghị luận… Các câu
đều hướng về làm rõ chủ đề của đoạn.
2. Các bước xây dựng đoạn văn
a. Xác định yêu cầu của đề
- Đề nghị luận xã hội nằm trong nội dung đọc hiểu
nên trước hết các em phải đọc kĩ bài đọc hiểu, nắm
được cốt lõi nội dung, từ đó xem câu viết đoạn văn
nghị luận 200 từ yêu cầu viết về vấn đề gì?
b. Tìm ý cho đoạn văn:
– Xác định sẽ viết những nội dung cụ thể gì (ý

chính)?
– Ghi ra giấy nháp những ý chính của đoạn văn
(theo hệ thống các thao tác lập luận).
– Việc tìm ý cho đoạn văn sẽ giúp ta hình dung
được những ý chính cần viết, tránh tình trạng viết
lan man dài dịng, khơng trọng tâm.
c. Các bước viết đoạn văn hoàn chỉnh :
– Sau khi tìm được những ý chính cho đoạn văn,
chúng ta tiến hành viết câu mở đầu.
+ Câu mở đầu có nhiệm vụ dẫn dắt vấn đề.
+ Đối với đoạn văn trong đề đọc hiểu, nên dẫn dắt
từ nội dung/ câu nói của văn bản được trích dẫn.
– Đoạn văn có thể trình bày theo nhiều cách khác


hỏi:
+ Nó (vấn đề) là gì? Nó (câu nói) như
thế nào?
+ Tại sao lại như thế?
+ Điều đó đúng hay sai, hay vừa đúng
vừa sai?
+ Nó được thể hiện như thế nào (trong
văn học, trong cuộc sống)?
+ Điều đó có ý nghĩa gì đối với cuộc
sống, với con người, bản thân…?
+ Cần phải làm gì để thực thi/hạn chế
vấn đề/câu nói?
c. Bước 3 - Xây dựng đoạn văn
– Câu mở đoạn có thể dùng 1-2 câu
(giống như phần mở bài. Xác định câu

chủ đề (câu mở đoạn) của đoạn văn từ
gợi ý của câu hỏi hoặc lấy ngay câu của
đề làm câu chủ đề (nếu có).
Các câu tiếp sau sẽ cụ thể, chi tiết và
làm rõ các khía cạnh, biểu hiện của
luận điểm.
– Nên viết theo hướng: Nêu nội dung
khái qt rồi dẫn câu nói vào (hoặc
khơng dẫn ngun câu thì trích vào cụ
thể. Giải thích các cụm từ khó, giải
thích cả câu (cần ngắn gọn, đơn giản).
Bàn luận.
-Viết kết đoạn: Viết kết đoạn thường kết
lại bằng một danh ngôn hay câu nói nổi
tiếng (Như vậy, bài làm sẽ được giám
khảo chú ý hơn khi chấm điểm).
HS tự đánh giá sản phẩm của mình

Hai loại đoạn văn thường gặp
Hướng dẫn học sinh ôn tập 2 dạng viết
đoạn văn trong đề thi
Hs phát biểu những kiến thức về 2 dạng
đoạn văn 150
Dạng 1: Bàn luận về một tư tưởng,
đạo lí
Là một dạng đề của nghị luận xã hội.
Đề tài được đưa ra trong đề là những
vấn đề về tư tưởng, đạo lí vơ cùng

nhau, nhưng cách đơn giản nhất là trình bày theo

kiểu diễn dịch:
+ Tức là câu chủ đề nằm ở đầu đoạn (thường là lời
bày tỏ ý kiến đánh giá, nhận xét câu nói/ vấn đề).
+ Các câu sau triển khai ý, làm rõ ý của câu mở đầu
(ý kiến đánh giá, nhận xét câu nói/ vấn đề).
– Viết các câu nối tiếp câu mở đầu :
+ Dựa vào các ý chính vừa ghi trên giấy nháp,
chúng ta tiến hành viết đoạn văn.
+ Các câu nối tiếp lần lượt sử dụng các thao tác lập
luận: Giải thích – Phân tích – Chứng minh – Bình
luận – Bác bỏ – Bình luận mở rộng.
+ Lưu ý cách diễn đạt và lỗi chính tả.
– Viết câu kết của đoạn văn :
+ Câu kết của đoạn có nhiệm vụ kết thúc vấn đề.
+ Dù đoạn văn dài hay ngắn thì câu kết cũng giữ vai
trò quan trọng, để lại ấn tượng cho người đọc.
+ Câu kết có thể nêu cảm xúc cá nhân, mở rộng vấn
đề (nêu bài học chung), hoặc tóm lược vấn đề vừa
trình bày
.– Lưu ý:
+ Cần trình bày quan điểm cá nhân nhưng phải phù
hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
+ Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết
câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu
cảm,…)

3. Hai loại đoạn văn thường gặp
Dạng 1: Bàn luận về một tư tưởng, đạo lí
– Đề bài thường trích một câu trong đọc hiểu để yêu
cầu thí sinh bày tỏ ý kiến, bàn luận. Cũng có những

đề bài khơng trích dẫn văn bản mà trực tiếp nên vấn
đề cần nghị luận.
Các vấn đề từ câu nói thường yêu cầu bàn luận
như:
+ Nhận thức: lí tưởng, khát vọng, niềm đam mê,
mục đích sống…
+ Phẩm chất: lịng u nước, tính trung thực, lịng
dũng cảm, sự khiêm tốn, sự tự học, lòng ham hiểu
biết, sự cầu thị…
+ Quan hệ gia đình: tình mẫu tử, tình anh em…


phong phú.
*Đoạn văn nghị luận về tư tưởng đạo lí
cần có các ý: Giải thích (Là gì? Như thế
nào? Biểu hiện cụ thể?); Phân tích,
chứng minh (tại sao nói như thế?); Bình
luận, mở rộng vấn để, bác bỏ (phê
phán) những biểu hiện sai lệch; Nêu ý
nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành
động.
Dạng 2: Nghị luận về một hiện tượng
đời sống
Là một dạng đề của nghị luận xã hội.
Đề tài đưa ra trong đề là những vấn đề
về một hiện tượng thường xảy ra,
thường gặp trong đời sống và lấy hiện
tượng đó để bàn bạc.
Các đề tài để bàn bạc gần gũi với đời
sống và sát hợp trình độ nhận biết xã

hội của học sinh như:
-Tai nạn giao thông
- Hiện tượng ô nhiễm môi trường.
-Những tiêu cực trong thi cử
- Cuộc vận động giúp đỡ đồng bào
hoạn nạn…
* Đoạn văn nghị luận về hiện tượng đời
sống cần có các ý: Nêu hiện tượng (Đó
là hiện tượng gì? Biểu hiện? Mức độ?);
Phần tích tác dụng, tác hại của hiện
tượng đó; Bàn luận về nguyên nhân,
giải pháp. Nêu bài học sâu sắc với bản
thân. Học sinh cần có cách viết linh
hoạt theo yêu cầu của đề bài, tránh làm
bài máy móc hoặc chung chung.
– Cách dễ làm nhất là đặt và trả lời câu
hỏi, suy nghĩ tìm từ ngữ và liên kết câu
để diễn đạt ý hiểu thành câu chặt chẽ.
Cần đặt ra cầu hỏi: Vấn đề này là gì?
Hiểu như thế nào? Biểu hiện của vấn
đề? Tại sao lại hiểu như vậy?, rồi bình
tĩnh viết ra điều mình hiểu, nội dung và
từ ngữ sẽ trở nên rõ ràng hơn.
– Đoạn văn cần viết theo các trình tự:
diễn biến sự việc, theo thời gian, khơng
gian hay từ dễ đến khó, từ gần đến xa;
từ trong ra ngoài; từ nội dung đến hình
thức… nhằm tạo nên sự chặt chẽ,
thuyết phục.


+ Quan hệ xã hội: tình bạn, tình thầy trị, tình đồng
bào…
+ Cách ứng xử của mọi người trong cuộc sống: lòng
nhân ái, thái độ hòa nhã, sự vị tha…
+ Các tư tưởng lệch lạc, tiêu cực: ích kỉ, thực dụng,
dối trá, hèn nhát…
a. Cấu trúc chung của đoạn văn:
* Mở đoạn: (khoảng 2 dịng)
- Dẫn dắt vào vấn đề
- Trích dẫn câu nói.
* Thân đoạn:
Bước 1: Giải thích ý nghĩa câu nói/ vấn đề
u cầu:
+ Chỉ giải thích những từ ngữ, hình ảnh còn ẩn ý
hoặc chưa rõ nghĩa.
+ Phải đi từ yếu tố nhỏ đến yếu tố lớn: giải thích từ
ngữ, hình ảnh ẩn ý trước rồi mới khái quát ý nghĩa
của cả câu nói.
+ Nên dựa vào nơi dung phần Đọc hiểu để giải
thích ý nghĩa, tránh suy diễn tùy tiện. Bởi vì có
những câu nói khi đứng độc lập thì nó có ý nghĩa
khác so với nghĩa trong văn cảnh
Nếu đề bài khơng trích dẫn câu nói thì chỉ cần giải
thích ngắn gọn khái niệm/ vấn đề cần bàn luận.
Bước 2: Bình luận, nêu quan điểm của cá nhân
(thấy đúng, sai hay cả đúng cả sai). Lý giải quan
điểm đó (Vì sao đúng? Vì sao sai?)
u cầu:
+ Phân tách các vế của câu nói để xem xét cặn kẽ,
thấu đáo.

+ Khi bàn luận, cần có căn cứ khách quan.
Bước 3: Minh chứng bằng các dẫn chứng, ví dụ
cụ thể (Biểu hiện như thế nào?)
Yêu cầu:
+ Dẫn chứng phải tiêu biểu, hợp lí, phục vụ cho
việc bàn luận.
+ Nên kết hợp dẫn chứng lịch sử – hiện tại, trong
nước – ngồi nước, người nổi tiếng – người bình
thường… sao cho phong phú và có sức thuyết phục.
Bước 4: Luận bàn mở rộng vấn đề: Phê phán
điểm hạn chế, phân tích mặt tích cực.
Bước 5: Áp dụng tư tưởng đạo lí vào trong thực
tế: Nêu bài học nhận thức và hành động (Cần phải
làm gì?)
Yêu cầu:
+ Bài học phải được rút ra từ chính tư tưởng, đạo lí
mà đề bài yêu cầu bàn luận.
+ Bài học cần chân thành, giản dị, hướng tới tuổi
trẻ, khơng sáo rỗng, hình thức.


Đặc biệt lưu ý : Trên đây chỉ là dàn ý
chung cho đoạn văn bàn về hiện tượng
đời sống. Tùy vào từng đề thi cụ thể,
các em cần linh hoạt khi làm bài. Có
những đề thi khơng nhất thiết phải triển
khai đầy đủ các bước, có thể nhấn
mạnh vấn đề đang bàn luận.
Ví dụ : Đề bài yêu cầu anh/ chị hãy
bình luận về nguyên nhân và giải

pháp để khắc phục hiện tượng trên. Thì
chúng ta cần làm rõ nguyên nhân và đề
xuất được những giải pháp đúng đắn,
thuyết phục người đọc. Những luận
điểm phụ chỉ là tiền đề để triển khai
luận điểm chính. Tránh viết chung
chung, dàn trải.
Hoạt động 2: hướng dẫn học sinh
thực hành.
ĐỀ 1: Hãy viết một đoạn văn khoảng
150 chữ trình bày suy nghĩ của anh/chị
về câu nói được nêu trong văn bản ở
phần Đọc – hiểu: “Thời gian nhàn rỗi
chính là thời gian của văn hóa và
phát triển.”
* Cách thức tiến hành:
-GV hướng dẫn HS lập dàn ý; thực
hành viết đoạn văn.

+ Nên rút ra hai bài học, một bài học về nhận thức,
một bài học về hành động.
* Kết đoạn:
Đưa ra một thông điệp hay một lời khuyên cho mọi
người.
Dạng 2: Bàn luận về một hiện tượng đời sống
a. Phân loại :
– Các hiện tượng tích cực trong đời sống: tương
thân tương ái, tự học thành tài…
– Các hiện tượng tiêu cực trong đời sống: ô nhiễm
môi trường, thực phẩm bẩn, tai nạn giao thông, gian

lân trong thi cử…
– Các hiện tượng hai mặt: đam mê thần tượng, du
học rồi ở lại nước ngoài, mạng xã hội…
b. Dàn ý chung:
– Mở đoạn:
+ Dẫn dắt vào hiện tượng.
+ Nêu thái độ đánh giá về hiện tượng.
– Thân đoạn:
+ Bước 1: Nêu rõ thực trạng, các biểu hiện cụ thể
của hiện tượng trong đời sống (Nó như thế nào?)
+ Bước 2: Nêu nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên
(Nguyên nhân khách quan và chủ quan; Nguyên
nhân sâu xa và trực tiếp).
+ Bước 3: Nêu thái độ đánh giá, nhận định về mặt
đúng – sai, lợi – hại, kết quả – hậu quả, biểu dương
– phê phán.
+ Bước 4: Biện pháp khắc phục hậu quả hoặc phát
huy kết quả. (Cần phải làm gì?)
+ Bước 5: Liên hệ bản thân, rút ra bài học nhận
thức và hành động cho mình.
– Kết đoạn:
Đưa ra thơng điệp hay lời khun cho tất cả mọi
người.
II. Thực hành:
ĐỀ 1
– Mở đoạn:
Trong cuộc sống bộn bề của công việc, ai ai cũng
cần phải có nhu cầu nghỉ ngơi thư giãn.
– Phát triển đoạn:
+ Giải thích:

. Thời gian rảnh rỗi là khoảng thời gian khơng dành
cho học tập và cơng việc.
. Người xưa có câu “Nhàn cư vi bất thiện”, nghĩa là
nhàn rỗi rất vơ bổ, có thể dẫn đến những việc làm
có hại.
. Nhưng xét về mặt tích cực, nhàn rỗi với những
hình thức thư giãn lại thể hiện chính nền văn hóa và
sự phát triển của đất nước đó.


. Câu nói khuyên chúng ta nên đưa ra những lựa
- Yêu cầu HS hoàn thành bài tập trong chọn văn hóa để thời gian nhàn rỗi khơng trở nên
giấy và giáo viên sửa để cả lớp rút kinh vô nghĩa.
nghiệm.
+ Lí giải, chứng minh, phê phán hiện tượng trái
với ý nghĩa câu nói:
. Lí giải:
.. Thời gian cuối tuần và những khi rảnh rỗi họ có
thật nhiều sự lựa chọn khác nhau: có thể ngồi nhâm
nhi chút cà phê và đọc sách, đánh cờ, đi bộ thư giãn
ở công viên, thăm vườn bách thú đến bảo tàng nhà
hát hay các câu lạc bộ. Xã hội nào càng phát triển
thì những hình thức thư giãn kể trên ngày càng
nhiều.
.. Những thú vui của chúng ta khi rảnh rỗi thể hiện
chính văn hóa của bản thân. Có những người tiêu
tốn thời gian của mình vào những việc vơ bổ như
nghiện game online,, nghiện Facebook.
. Chứng minh:
Trong một khảo sát của trang web Global WebIndex

vào tháng 10/2014, Việt Nam đứng thứ 10 trong top
10 nước nghiện Facebook nhất thế giới.
. Bác bỏ:
Những thứ đó khơng những khơng giúp ta phát triển
mà nó còn đưa ta vào con đường của những sai lầm
của mù qng khơng thể bứt ra được, và nó cịn làm
nền văn hóa của đất nước tụt hậu với sự kìm hãm
của các tệ nạn xã hội.
. Mở rộng:
Ngược lại nếu con người ta có thói quen đọc sách,
vui chơi khám phá, hịa mình vào chăm sóc thiên
nhiên, thì tâm hồn con người ta trở nên nhẹ nhàng
thanh thốt; có thời gian bên gia đình, chăm sóc gia
đình sẽ gắn kết tình cảm các thành viên hình thành
nên một tổ ấm, một tế bào tốt của xã hội.
– Kết đoạn:
HS tự đánh giá sản phẩm của mình
Tất cả những thói quen nhàn rỗi đó sẽ góp phần xây
- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của dựng, khẳng định một xã hội văn minh, văn hóa.
HS.
ĐỀ 2
ĐỀ 2
Nhiều chuyên gia cho rằng sự phát Gợi ý:
triển của công nghệ thông tin và – Mở đoạn:
mạng xã hội đang làm lo ngại về sự Sử dụng mạng xã hội là một nhu cầu không thể
bùng phát của “đại dịch ái kỉ” (bệnh thiếu trong thời đại công nghệ nhưng sự bùng phát
tự yêu mình) mà việc tự chụp ảnh và của “đại dịch ích kỉ” do nó mang lại cũng là vấn đề
đếm “like” cho những thông tin của được dư luận đặt ra.
mình trên những trang mạng xã hội – Thân đoạn:
chỉ là một biểu hiện.

+ Giải thích, thực trạng:
Viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình ++Khái niệm “ái kỉ” : là chỉ căn bệnh tự yêu bản
bày suy nghĩ về hiện tượng được nêu thân mình. Đó được xem là một dạng rối loạn nhân


trong ý kiến trên.

cách khi một người có biểu hiện tự cao, ảo tưởng,
thiếu đồng cảm với người khác.
++ Cùng với sự phát triển của internet là hàng loạt
Cách thức tiến hành:
các trang mạng xã hội ra đời như twitter, zalo,
- Yêu cầu HS hoàn thành bài viết trên vaber, facebook… kéo theo trào lưu sống ảo, đăng
giấy và giáo viên sửa để cả lớp rút kinh các thông tin, dòng trạng thái hay ảnh cá nhân để
nghiệm.
“khoe” với cộng đồng mạng.
+ Nguyên nhân:
++Chứng bệnh này là nguyên nhân của lối sống xa
hoa, chú trọng hình ảnh, danh tiếng. Nó là một
trong những biểu hiện của lối sống “tôi là trung
tâm”.
++ Nó cũng xuất phát từ việc người sử dụng mạng
xã hội chưa có những nhận thức đúng đắn, dẫn đến
tình trạng lạm dụng.
++ Ngồi ra, do cha mẹ ít có thời gian quan tâm, để
ý đến con cái nên khơng quản lí được thời gian sử
dụng mạng xã hội của con cái.
+ Hậu quả:
++ Hiện tượng này để lại nhiều hậu quả nghiêm
trọng như làm hình thành một thế hệ trẻ tự u

mình, ít hịa nhập với xã hội.
++ Người nghiện điện thoại hoặc các trang mạng xã
hội thường có lối sống, thái độ thiếu đồng cảm với
mọi người: thay vì giao tiếp cá nhân, họ chỉ chú ý
vào màn hình điện thoại để sống với thế giới ảo của
mình.
++ Hơn nữa, hiện tượng này dẫn đến tình trạng con
người thiếu khả năng kiểm soát những ham muốn
của bản thân nên có những hành động bất thường
chỉ để thỏa mãn nhu cầu cá nhân mình: ăn mặc như
nhân vật mình tưởng tượng, mua sắm vật dụng cá
nhân đắt tiền để chạy theo phong trào, dễ sa ngã…
++ Thậm chí, đây cũng là một tâm lí dẫn đến tỉ lệ tử
vong cao.
Hoạt động 3: Học sinh làm bài + Giải pháp và bài học:
tập ở nhà.
++ Mỗi cá nhân cần ý thức được ranh giới giữa thế
Bài tập . Được lắng nghe là nhu cầu
giới ảo và thực để biết cân bằng cuộc sống.
không thể thiếu của con người. Anh/chị ++ Gia đình, nhà trường và xã hội cần có những
hãy viết một đoạn văn
biện pháp hỗ trợ giúp đỡ, định hướng cho các thành
( khoảng 150 chữ) bày tỏ quan điểm
viên trong cộng đồng, nhất là giới trẻ để mỗi cá
của mình về ý kiến trên.
nhân có cuộc sống thật lành mạnh, hài hòa với xã
hội.
– Kết đoạn:
Đây là hiện tượng tiêu cực do mạng xã hội gây ra
nên cần ngay lập thức chấn chỉnh, thay đổi để mỗi

cá nhân có cuộc sống cân bằng, lành mạnh.


Ngày soạn: 20/3/2021
Tuần: 30
Tiết: 6
CHỦ ĐỀ: CÁC ĐỀ LÀM VĂN CỤ THỂ
Bài dạy: VỢ CHỒNG A PHỦ
(Tơ Hồi)
(Tổng số: 01 tiết)
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Hiểu được cuộc sống cơ cực, tối tăm của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao
dưới ách áp bức, kìm kẹp của thực dân và chúa đất thống trị; quá trình người dân các dân tộc thiểu
số thức tỉnh cách mạng và vùng lên tự giải phóng đời mình, đi theo tiếng gọi của Đảng.
Nắm được những đóng góp riêng của nhà văn trong nghệ thuật khắc hoạ tính cách các nhân vật; sự
tinh tế trong diễn tả cuộc sống nội tâm; sở trường của nhà văn trong quan sát những nét lạ về
phong tục, tập qn và cá tính người Mơng; nghệ thuật trần thuật linh hoạt, lời văn tinh tế, mang
màu sắc dân tộc và giàu chất thơ.
2. Kĩ năng: Vận dụng kiến thức lí luận về truyện để đọc – hiểu, cảm nhận một tác phẩm văn xuôi
hiện đại thuộc thể loại truyện ngắn.
II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
-? Trình bày những nét chính
về cuộc đời, văn nghiệp và
phong cách sáng tác của Tô
Hoài?
Tô Hoài gắn bó thắm thiết
với Tây Bắc: “Đất nước và
con người miền Tây để


I. Giới thiệu:
1. Tác giả:
Sở trường về truyện phong tục và hồi kí, thể hiện
sự quan sát tinh tế, trí tưởng tượng phong phú, lối
trần thuật hóm hỉnh, nghệ thuật miêu tả đặc sắc.
2. Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”(1953)
- Xuất xứ:


thương để nhớ cho tôi nhiều
quá. Hình ảnh TB đau thương
và anh dũng đã thành nét,
thành người, thành việc
trong tâm trí tôi. Đó là một
ám ảnh mạnh mẽ thúc đẩy
tôi sáng tác.” Chính vốn
sống và tình yêu thiết tha đã
thôi thúc TH viết nên tác
phẩm này.
- Mị là cơ gái Mèo trẻ, đẹp, yêu
đời, chăm lao động và hiếu thảo
- Mị cũng là cơ gái tài hoa có tài
“ thổi lá hay như thổi sáo”trai làng
nhiều người mê ngày đêm thổi sáo
đi theo Mị.
-Mi cũng là người có ý thức về tự
do, khơng chịu làm dâu con nhà
giàu .Cơ nói với bố: “con nay đã
biết cuốc nương làm ngô, con phải

làm nương ngô trả nợ thay cho bố.
Bố dừng bán con cho nhà giàu”.
muốn thoát khỏi cuộc sống
thực tại đầy đau khổ.
Điều đáng nói ở đây (và
cũng là giá trị nhân văn
của tác phẩm) là trong đau
khổ tột cùng, Mị muốn tìm
một sự giải thoát dù tiêu
cực nhất (tự tử) nhưng cũng
không được.
+ Sau đó?(dẫn chứng)
Trước kia, Mị rất thiết tha
sống, muốn tự tử khi cuộc
sống không còn ý nghóa
nhưng khi niềm khao khát hp
đã đóng băng lại thì cũng
chẳng còn gì thôi thúc Mị
nghó về cái chết nữa. Có
nghóa là Mị cũng không còn
ý thức về sự sống.
Thực chất Mị là nô lệ , là
nạn nhân của sự đầu độc ,
sự áp chế về tinh thần, bị
tước đoật quyền sống đến
mức phải chấp nhận tồn tại
với một trạng thái gần như
đã chết trong lúc đang sống

+ Là kết quả của một chuyến đi thực tế cùng bộ

đội tham gia chiến dịch giải phóng Tây Bắc (1952).
+ In trong tập truện Tây Bắc, giải Nhất về truyện
ký - Giải thưởng Hội văn nghệ VN 1954 -1955.

II. Phân tích văn bản:
1.Nhân vật Mị
a .Trước khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra:
- Mị là cô gái Mèo trẻ, đẹp, yêu đời, chăm lao động
và hiếu thảo
- Mị cũng là cô gái tài hoa có tài “ thổi lá hay như
thổi sáo”trai làng nhiều người mê ngày đêm thổi sáo đi theo
Mị.
-Mi cũng là người có ý thức về tự do, khơng chịu làm
dâu con nhà giàu .Cơ nói với bố: “con nay đã biết cuốc
nương làm ngô, con phải làm nương ngô trả nợ thay cho bố.
Bố dừng bán con cho nhà giàu”.
b. Khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra: Chỉ vì bố Mị
thiếu tiền cưới mẹ Mị nên đã đến vay nhà thống lí Pá Tra
mà cơ bị bắt về làm dâu gạt nợ cho gia đình này.Ở nhà
thống lí, nhìn bề ngồi Mị là một người cam chịu cuộc đời
bị đày đọa, giam hãm. Hình ảnh Mị ở nhà thống lí Pá Tra là
“một cơ gái ngồi quay sợi cạnh tàu ngựa.Lúc nào cũng cúi
mặt, mặt buồn rười rượị” .Mang tiếng là con dâu nhà thống
lí nhưng cuộc sống của Mị khơng khác gì một nơ lệ . Con
ngựa con trâu làm cịn có lúc, đêm nó cịn được đứng nghỉ
chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái trong nhà thống lí Pá Tra
thì vùi vào việc cả đêm ngày.Căn buồng Mị nằm kín mít chỉ
có một ô cửa sổ lổ vuông bằng bàn tay, tựa như một nhà tù.
Cha con nhà thống lí đã bóc lột sức lao động, bóc lột nhan
sắc và tuổi thanh xuân của Mị. Thế nhưng ,bên trong con

người Mị tiềm ẩn một sức sống mãnh liệt , sức sống ây chỉ
chờ có cơ hội là vùng lên tự giải phóng.Quá trình phát triển
tính cách của Mị được Tơ Hồi dụng cơng miêu tả qua ba
bước hợp lí.
-Lúc mới bị bắt về làm dâu, đêm nào Mị cũng khóc rồi
định ăn lá ngón tự tử, nhưng vì thương bố, Mị đành sống
cam chịu.
- Mùa đơng năm ấy, gió và rét dữ dội nhưng mùa xuân
vẫn cứ đến,và con người dù khổ nghèo cơ cực đến mấy vẫn
rủ nhau đi chơi Tết trong niềm vui sống có phần tự do và
hoang dã .Trai gái thổi sáo gọi bạn. Tiếng sáo mùa xuân
năm ấy đã đánh thức tâm hồn Mị. Mị lén lấy hũ rượu, cứ
uống ực từng bát. Rồi say, Mị thấy cõi lòng phơi phới trở lại
. Mị sống lại với những kí ức tuổi thanh xn tươi đẹp của
mình. Những mùa xuân trước,Mị uống rượu bên bếp và thổi
sáo.Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm thổi sáo đi theo


Những yếu tố nào đã tác Mị…Mị cứ nghĩ nếu có nắm lá ngón lúc này, Mị sẽ ăn cho
động đến sự hồi sinh của chết ngay. Tâm hồn Mị đã sống lại, nó khơng chấp nhận
Mị?
kiếp sống ngựa trâu nô lệ. Mị mặc váy mới, Mị muốn đi
chơi. A Sử thấy vậy trói đứng Mị vào cột nhà nhưng tâm
hồn cô vẫn dõi theo tiếng sáo và cô vùng bước đi. Kí ức
tươi đẹp thời thanh xuân đã khiến Mị qn mình đang bị
Bức tranh mùa xuân : cỏ trói.
tranh với những cái váy hoa
sặc sỡ, tiếng sáo gọi
-Sức sống của Mị trỗi dậy mãnh liệt lần thứ ba khi cơ cắt
bạn..làm Mị bồi hồi,Mị dây trói cứu A Phủ. Lúc đầu khi thấy A Phủ bị trói đứng

uống rượu , hơi rượu đã làm mấy ngày đêm liền sắp chết, Mị vẫn thản nhiên . Những
Mị quyên hiện tại mà nhớ đêm mùa đơng trên núi dài và buồn, Mị thường dậy sớm
về quá khứ>Tiếng sáo gọi thổi lửa hơ tay, bất chấp việc A Sử đạp ngã xuống đất.
bạn đã đánh thức tâm hồn Nhưng đêm ấy nhìn thấy dịng nước mắt bị xuống hai hõm
Mị , đánh thức khát vọng tự má đã xám đen của A Phủ,Mị nhớ lại trước kia mình cũng bị
do trong cô.Tiếng sáo hiện trói nước mắt chảy xuống khơng lau được như thế. Thương
tại đánh thức tiếng sáo quá người cùng cảnh ngộ, Mị cắt dây trói cứu A Phủ, rồi thương
khứ đưa Mị về với những mình, sợ bị bắt trói thay A Phủ, Mị chạy theo A Phủ. Hai
mùa xuân cũ ngọt ngào
người chạy trốn khỏi Hồng Ngài.
->Khi sức sống tiềm tàng trong tâm hồn nhân vật
Vì sao A Phủ trở thành nô lệ được hồi sinh, nó sẽ là ngọn lửa không thể dập
cho nhà thống lí?
tắt. Nó tất yếu chuyển hoá thành hành động
Gọi HS đọc đoạn văn tả phản kháng táo bạo ở những nạn nhân của giai
cảnh xử kiện . Em có nhận cấp thống trị, chính họ sẽ đứng lên chống lại
xét gì về cảnh xử kiện của cường quyền áp bức, chống lại mọi sự chà đạp,
thống lí?
lăng nhục, vật hoá con người để cứu lấy cuộc đời
-> Sự bất công:cảnh xử kiện mình-> tư tưởng nhân đạo của nhà văn
diễn ra trong khói thuốc
phiện, những trận đòn roi và 2. Nhân vật Aphủ:
tiếng chửi, bị cáo là A phủ a. Số phận:
không được nói một lời
- Chú bé A Phủ từ tuổi thơ đã mồ côi cả cha lẫn mẹ, không
- Số phận của Mị và A Phủ cịn người thân thích trên đời vì cả làng A Phủ khơng mấy ai
có gì giống nhau?
qua được trận dịch. A Phủ sống sót khơng phải nhờ sự ngẫu
- Cả 2 nhân vật đều có sức nhiên mà vì chú là một mầm sống khoẻ, đã vượt qua được
phản kháng mãnh liệt. Hãy sự sàng lọc nghiệt ngã của tự nhiên. -> bắt A Phù đem

so sánh và nêu những biẻu xuống bán đổi lấy thóc của người Thái.
hiện của sức phản kháng ôû - Tuy mới mười tuổi, nhưng A Phủ gan bướng, khơng thích
A Phủ?
ở dưới cánh đồng thấp, trốn thốt lên núi, lưu lạc tới Hồng
Ngài.
- Lớn lên giữa núi rừng, A Phủ trở thành chàng trai Mơng
+ Mị bề ngoài lặng lẽ, âm khoẻ mạnh chạy nhanh như ngựa, biết đúc lưỡi cày, biết đúc
thầm, nhẫn nhục nhưng bên cuốc, lại cày giỏi và đi săn bị tót rất bạo.
trong sôi nổi một niềm ham
+ Con gái trong làng nhiều người mê, nhiều người nói:
sống, khao khát sống tự do “Đứa nào được A Phủ cũng bằng được con trâu tốt trong
và hạnh phúc.
nhà, chẳng mấy lúc mà giàu”. Người ta ao ước đùa thế thơi,
+ A Phủ táo bạo, gan góc mà chứ A Phủ vẫn rất nghèo.
chất phác, tự tin. Cả hai tuy
+ A Phủ khơng có cha, khơng có mẹ, khơng có ruộng,
cùng là nạn nhân của bọn khơng có bạc, suốt đời làm th, làm mướn, phép làng và
chúa đất, quan lại thống trị tục lệ cười xin ngặt đến nỗi A Phủ không thể nào lấy nổi vợ.


miền núi tàn bạo, độc ác
nhưng trong họ tiềm ẩn sức
mạnh phản kháng mãnh liệt,
dữ dội.
Nét khác nhau trong nghệ
thuật khắc hoạ nhân vật ở
Mị và A Phủ đó là: Nếu
nhân vật Mi được khắc hoạ
từ một cái nhìn từ bên trong,
nhằm giúp ta khám phá và

phát hiện về đẹp của nhân
vật ở tiềm lực sống của nội
tâm thì với nhân vật A Phủ
lại được nhìn từ bên ngoài,
tạo điểm nhấn về tính cách
ở những hành động, giúp ta
thấy rõ về đẹp của A Phủ
qua sự gan góc, táo bạo,
mạnh mẽ.

b. A Phú với cá tính đặc biệt:
- Cá tính gan góc của A Phủ vốn đã bộc lộ từ năm lên mười,
cá tính ấy lại được chính cuộc sống hoang dã của núi rừng
cùng hoàn cảnh ở đợ làm thuê nhiều cực nhọc, vất vả hun
đúc để A Phủ trở thành một chàng trai có tính cách mạnh
mẽ. Ở vùng núi cao, bọn chúa đất nhưthống lí Pá Tra là một
thứ trời con, con trai thống lí là con trời, không ai dám đụng
tới. Nhưng A Phủ không sợ. Với A Phủ, A Sử chỉ là đứa phá
đám cuộc chơi, cần phải đánh
-Trận đòn mà Phủ đành cho A Sử được miêu tả thật sống
động: với hàng loạt các động từ cùng lối miêu tả các động
tác nhanh, gấp: chạy vụtra, ném, lăng, xộc tới, nắm cái
uổng cổ, kéo dập đầu xuống, xé lai áo, đánh tới tấp... cho
thấy sức mạnh và tính cách con người A Phủ qua hành động.
- A Phủ đã phải trả một cái giá rất đắt cho hành động táo tợn
ấy. Nhưng là người đơn giản, A Phủ không quan tâm :.
+ Khi đã phải sống thân phận của kẻ làm công trừ nợ, A
Phủ vẫn là một chàng trai của tự do, dù phải quanh năm một
thân một mình “đốt rừng, cày nương, cuốc nương, săn bị
tót, bẫy hổ, chăn bị, chăn ngựa...” nhưng cũng là quanh

năm A Phủ “bôn ba rong ruổi ngồi gị ngồi rừng” làm
phăng phăng mọi thứ, khơng khác với những năm tháng
trước kia.
+ Vì mải bẫy nhím, để hổ bắt mất bò, A Phủ điềm nhiên
vác nửa con bị hổ ăn đó về. A Phủ nói chuyện đi “lấy con
hổ về” một cách thản nhiên và coi đó là một chuyện rất dễ
dàng.
+ A Phủ cãi lại thống lí cũng rất điềm nhiên: A Phủ khơng
biết sợ các uy của bất cứ ai. Con hổ hay thống lí Pá Tra
cũng thế thôi.
+ Kể cả khi lẳng lặng đi lấy cọc và dây mây, rồi đóng cọc
để người ta trói đứng mình chết thế mạng cho con vật bị
mất, A Phủ cũng làm các việc ấy một cạch thản nhiên,
khơng nói
.-> Là người mạnh mẽ và gan góc, A Phủ không sợ cả cái
chết...
là hai yếu tố đã giúp nhà văn, chỉ với mấy nét đơn sơ mà tạo
dựng được một hình tượng đặc sắc.
* NT: nhân vật A Phủ đã được khắc hoạ thành công. Sở
trường quan sát nhạy bén và khả năng thiên phú trong việc
nắm bắt cá tính con người là hai yếu tố đã giúp nhà văn, chỉ
với mấy nét đơn sơ mà tạo dựng được một hình tượng đặc
sắc.
III. Luyện tập:
Hãy chỉ ra những nét giống và khác nhau trong nghệ
thuật xây dựng nhân vật A Phủ và Mị.
+Về cốt truyện, tác phẩm đưa người đọc vào một
không gian tương đối mới là miền núi Tây Bắc nhưng vẫn
rất quen thuộc nhờ cách miêu tả đời sống theo xu hướng



+ Đề 1 : Phân tích sức sống tiềm
tàng của nhân vật Mị trong
truyện ngắn “ Vợ chồng A Phủ “
của Tơ Hồi
+ Đề 2 : Qua nhân vật Mị
và A Phủ , hãy nêu giá trị hiện
thực và nhân đạo của tác phẩm
“ Vợ chồng A Phủ”
+ Đề 3: Phân tích tác
phẩm “ Vợ chồng A Phủ “ của
Tơ Hồi
+ Đề 4: Phân tích sức
sống tiềm tàng của nhân vật Mị
trong truyện ngắn “ Vợ chồng A
Phủ” của Tô Hồi thể hiện
trong cảnh ngộ từ khi cơ bị bắt
làm con dâu gạt nợ cho nhà
thống lí Pá Tra đến khi trốn
khỏi Hồng Ngài.

hiện thực.Nhà văn đã quan tâm sâu sắc đến số phận của
người dân miền núi, diển tả chân thực nỗi cực nhục khổ đau
cũng như sức sống mãnh liệt của họ.
+ Nhà văn có biệt tài trong việc khắc họa tính cách
nhân vật, sự tinh tế trong diễn tả đời sống nội tâm.Mị và A
Phủ là hai nhân vật giống nhau về số phận nhưng khác nhau
về tính cách.Mị được khắc họa từ một cái nhìn bên trong
giúp ta phát hiện vẻ đẹp của sức sống nội tâm còn A Phủ
được khắc họa từ những hành động bên ngồi, giúp ta thấy

được vẻ đẹp của tính cách gan góc ,táo bạo , mạnh mẽ.
+Nhà văn có sở trường quan sát phát hiện những nét lạ về
phong tục, tập quán và lối sống của người Mông .Tục cướp
vợ, trình ma,đánh nhau, xử kiện…được miêu tả đầy ấn
tượng.Cảnh xuân về trên núi cao, lời ca và giai điệu tiếng
sáo trong đêm tình mùa xuân, cảnh uống rượu ngày tết …
cũng được miêu tả sống động và đầy chất thơ.

Ngày soạn: 25/3/2021
Tuần: 31
Tiết: 7
CHỦ ĐỀ: LÀM VĂN
Bài dạy:
VỢ NHẶT(Kim Lân)
(Tổng số: 01 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Hiểu được tình cảnh thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945
do thực dân Pháp và Phát xít Nhật gây ra;
- Cảm nhận được niềm khát khao hạnh phúc gia đình, niềm tin bất diệt vào cuộc sống và tình
thương yêu đùm bọc lẫn nhau giữa những con người lao động nghèo khổ ngay trên bờ vực thẳm
của cái chết;
- Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật của thiên truyện: sáng tạo tình huống, gợi khơng khí,
miêu tả tâm lí, xây dựng đối thoại…
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu một tác phẩm văn xuôi thuộc thể loại truyện ngắn.
3. Thái độ: Biết quý trọng giá trị cuộc sống hiện tại; Lịng thương người, tình hữu ái giai cấp, trân
trọng khát vọng hạnh phúc của con người.
II. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP



HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
Trình bày những nét chính về
cuộc đời, sự nghiệp của nhà
văn KL? Nét đáng lưu ý nhất ở
PCNT của nhà văn là gì?
-> Kim Lân chỉ học hết tiểu học
nhưng ông đã nỗ lực hết mình
để trở thành một nhà văn.
Năm 2001 ông được tặng Giải
thưởng Hồ Chí Minh về văn học
nghệ thuật.
Vợ nhặt là truyện ngắn xuất
sắc nhất của Kim Lân có tiền
thân là tiểu thuyết Xóm ngụ cư
viết ngay sau Cách mạng tháng
Tám, bị mất bản thảo, tác giả
nhớ lại và viết thành truyện
ngắn này.
+Gợi thân phận rẻ rúng, tủi
nhục của con người (như cái rơm,
cái rác, có thể "nhặt" ở bất kì
đâu, bất kì lúc nào).
+Tạo ấn tượng, kích thích người
đọc
Như vậy, nhan đề Vợ nhặt thể
hiện tình cảm nhân đạo của tác
giả trước thân phận rẻ rúng
của con người trong nạn đối
khủng khiếp…
Tình cảnh anh Tràng nhặt được

vợ đã phơi bày hoàn cảnh thê
thảm và thân phận tủi nhục
của người nông dân nghèo trong
nạn đói khủng khiếp năm l945.
Tuy nhiên, dù ở trong tình huống
bi thảm đến đâu, dù kề bên cái
chết con người vẫn khao khát
hạnh phúc, vẫn hướng về ánh
sáng, vẫn tin vào sự sống và
vẫn hi vọng vào tương lai, vẫn
muốn sống, sống cho ra người.

* Đề: Phân tích nhân vật Tràng
trong tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim

NỘI DUNG
I- TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả:
Những trang viết của Kim Lân thường hấp dẫn bạn đọc
ở văn phong mộc mạc, giản dị, cách xây dựng tình
huống truyện độc đáo, nghệ thuật diễn tả tâm lí nhân vật
bậc thầy. Các nhân vật trong truyện ngắn của ông
thường nghèo khổ nhưng thật thà, chất phác, nhân hậu
và yêu đời.
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh ra đời:
“Vợ nhặt”là một trong những truyện ngắn xuất sắc của
Kim Lân có tiền thân từ tiểu thuyết “Xóm ngụ cư” ra
đời ngày sau cách mạng tháng Tám thành cơng nhưng
cịn dang dở và bị mất bản thảo. Năm 1954, Kim Lân

dựa vào một phần cốt truyện cũ sáng tác thành “Vợ
nhặt”. Năm 1962, tác phẩm được in trong tập “Con chó
xấu xí”.
b. Tóm tắt tác phẩm:
c. Chủ đề:
Thơng qua bức tranh nạn đói khủng khiếp 1945, tác
phẩm ca ngợi những người nơng dân nghèo khổ, dù rơi
vào hồn cảnh khốn cùng, vẫn khát khao hạnh phúc và
hướng về ngày mai với niềm tin mãnh liệt.
d. Nhan đề:
- Qua nhan đề, Kim Lân đã phản ảnh được tình cảnh thê
thảm và thân phận tủi nhục của người dân nghèo trong
nạn đói khủng khiếp năm 1945. Hạnh phúc có thể được
nhặt lên như cái rơm, cái rác bên đường.
- Nhan đề truyện góp phần tố cáo tội ác của bọn thực
dân Pháp và phát xít Nhật đồng thời ngợi ca tấm lịng
nhân ái, khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc mạnh
hơn cái đói, cái chết của người nơng dân nghèo khổ.
e. Tình huống truyện.
- Tình huống nhặt vợ được bộc lộ ngay ở nhan đề “Vợ
nhặt”.
- Đây là tình huống éo le, bất ngờ và cảm động. Anh
Tràng-một người dân ngụ cư xấu xí, thơ kệch, nghèo
khổ chỉ qua mấy câu nói đùa và bốn bát bánh đúc đã
nhặt được một cô vợ đem về nhà, ra mắt mẹ - bà cụ Tứ.
- Trong bối cảnh đói khát, chết chóc, việc Tràng có vợ
là một tình huống éo le, vui buồn lẫn lộn: Người dân
xóm ngụ cư, bà cụ Tứ và chính Tràng vừa ngạc nhiên,
vừa mừng, vừa lo lắng cho hạnh phúc của Tràng.
-Tình huống truyện có tác dụng nổi bật tính cách nhân

vật và bộc lộ chủ đề tác phẩm.
II. LÀM VĂN
1.Phân tích hình tượng nhân vật Tràng
a. Lai lịch nguồn gốc


Lân?
Nhân vật Tràng là trung tâm
của câu chuyện - Anh Tràng
được giới thiệu ntn?
Nhân vật Tràng xuất hiện trong bóng
chiều chạng vạng. Xóm ngụ cư lúc ấy
đang trong cơn hấp hối vì nạn đói.
Tràng đưa người vợ nhặt về nhà ra
mắt bà cụ Tứ. Kim Lân đã sử dụng lối
kết cấu đi từ giữa truyện đi ra và đặt
nhân vật trong tình huống nhặt vợ độc
đáo nhằm tạo ra sự hấp dẫn cho tác
phẩm.

-? Nhặt vợ một cách dễ dàng
nhưng không vì thế mà Tràng tỏ
ra coi thường người vợ của mình.
Kim Lân đã rất tinh tế khi mô
tả diễn biến tâm trạng nhân vật
vô cùng phức tạp. Phân tích để
làm sáng tỏ?
-> Gợi: lúc quyết định để người
đàn bà theo về, trên đường về
xóm ngụ cư, buổi sáng đầu tiên

có vợ.
- GV: Tràng như quên hết cả đói
khát để tận hưởng và cảm
nhận được hết niềm vui sướng
rất mới mẻ, rất lạ lẫm với
Tràng.
Hạnh phúc đến bất ngờ khiến
Tràng vẫn chưa chuẩn bị tâm
thế để đón nhận.
* Chú ý: chi tiết Tràng thắp
đèn dầu lửa trong đêm tân hôn:
sáng sủa hơn ngôi nhà của
mình; tự mình thắp sáng ngọn
lửa, niềm tin của cuộc đời mình,
hi vọng ngày mai tươi sáng… (Mị
- VCAP)
Con người dù sống trong hoàn

Tràng mồ cơi cha, sống với người mẹ già yếu trong một
túp lều rúm ró, xiêu vẹo ở xóm ngụ cư. Cuộc sống của
hai mẹ con bấp bênh, nghèo khổ giữa nạn đói. Hằng
ngày, Tràng đi kéo xe thóc cho Liên đồn Tỉnh. Tràng
có vẻ ngồi xấu xí- một sự đẽo gọt sơ sài của Hóa cơng.
Hai con mắt lúc nào cũng như buồn ngủ: “nhỏ tí, gà gà
đắm vào bóng chiều”. Khn mặt vuông, thô: “Hai bên
quai hàm bạch ra, rung rung”. Tấm lưng gù gù: “Rộng
như lưng gấu”. Tràng có tật vừa đi vừa nói lảm nhảm,
thỉnh thoảng lại ngửa cổ lên trời “Cười hềnh hệch”.
b. Tính cách, phẩm chất.
- Tràng là người nơng dân nghèo khổ nhưng lại có

lịng nhân hậu cao quý.
Tràng hiểu người phụ nữ đang lâm vào hồn cảnh bi
đát, đáng thương, bị cái đói dồn đẩy, xuất phát từ tình
thương yêu đồng loại. Tràng đã hào phóng mời thị:
“Đấy muốn ăn gì thì ăn”. Thái độ và hành động của
Tràng là thước đo cao nhất của tình người trong lúc
hoạn nạn thể hiện đạo lý cao quý của dân tộc: “Một
miếng khi đói bằng một gói khi no”, “Lá lành đùm lá
rách”, “Thương người như thể thương thân”.
- Giữa cái đói khát bao trùm lên xóm ngụ cư, Tràng
vẫn có khát vọng hạnh phúc mãnh liệt.
+Khát vọng hạnh phúc được thể hiện qua câu nói nửa
đùa, nửa thật của Tràng: “Này nói đùa chứ, có về với tớ
thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về”. Đằng sau câu nói
nửa đùa, nửa thật ấy ẩn giấu niềm khao khát hạnh phúc
âm thầm mà mãnh liệt. Ban đầu, khi thấy người phụ nữ
đồng ýđi theo mình về nhà, Tràng thống có cảm giác lo
lắng: “thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có
ni nổi khơng, lại còn đèobòng”.Nhưng niềm khát
khao hạnh phúc đã biến ý định bông đùa ban đầu trở
thành nghiêm túc. Tràng tuyên chiến với cái đói “Chậc,
kệ”.
+Tình cảm và niềm vui của Tràng được bộc lộ một cách
mộc mạc chân thật. Sự kiện Tràng có vợ thay đổi cả
cuộc đời và số phận của Tràng. Niềm vui trước hạnh
phúc đột ngột, bất ngờ hiện lên qua ánh mắt, nụ cười
của Tràng.
- Không chỉ có khát vọng hạnh phúc, Tràng là người
có ý thức vun đắp hạnh phúc gia đình.
+Buổi sáng đầu tiên khi có vợ, Tràng thấy người “ êm ái

lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra …. từ một
người vơ tâm tuềnh tồng, Tràng trở thành người đàn
ơng chín chắn, có suy nghĩ nghiêm túc về bổn phận và
trách nhiệm đối với gia đình… Bỗng nhiên hắn thấy
thương yêu gắn bó với cái nhà cuả hắn một cách lạ
lùng (..) cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một
nguồn vui sướng phấn chấn đột ngột tràn ngập trong


cảnh nào, dù là đứng bên bờ
vực thẳm của cái chết vẫn luôn
khao khát tình yêu hạnh phúc,
mái ấm gia đình. Đây là nét sâu
kín trong tâm hồn người lao động
mà Kim Lân đã phát hiện và
diễn tả một cách tinh tế.

* Đề: Phân tích nhân vật người vợ
nhặt trong tác phẩm “Vợ nhặt” của
Kim Lân?
Người đàn bà làm đổi thay
cuộc đời Tràng được miêu tả
ntn?
-? Thị chấp nhận theo không
Tràng vì lẽ gì?
-> Tất cả chỉ để được ăn! “Hai
con mắt trũng hoáy của thị lập
tức sáng lên…”
- Cảnh ngộ: không tên, không
rõ lai lịch, không gia đình, không

nhà cửa..
- Ngoại hình:
- Hoàn cảnh đói khát đã làm
cho “thị” phải cong cớn, chao
chát, chỏng lỏn, trơ trẽn, táo
bạo, liều lónh, chấp nhận theo
không Tràng bất chấp cả danh
dự và lòng tự trọng.
- Nhưng trên đường theo Tràng
về, cái vẻ "cong cớn" biến mất,
chỉ còn người phụ nữ xấu hổ,
ngượng ngùng và cũng đầy nữ
tính (đi sau Tràng ba bốn bước,
cái nón rách che nghiêng, ngồi
mớm ở mép
giường,…). Tâm trạng lo âu, băn
khoăn, hồi hộp khi bước chân
về "làm dâu ngà người".
+ Buổi sớm mai, thị dậy sớm,
quét tước, dọn dẹp, biết lo toan,
thu vén cho cuộc sống gia đình
-> hình ảnh của một người "vợ
hiền dâu thảo".

lịng “Tràng thấy hắn dã nên người”.Tràng phải có trách
nhiệm chăm chút cho vợ con, tu sửa nhà cửa. Đó là
hạnh phúc, là thiên chức của một người đàn ông trưởng
thành thấy được vai trị trụ cột của mình. Chính mái ấm
gia đình là liều thuốc công hiệu đã thay đổi cuộc đời cơ
đơn đưa tràng tới cuộc sống mới có ý nghĩa hơn.

- Tràng là người khao khát được đổi đời hướng tới
tương lai với niềm tin mãnh liệt.
Người vợ nhặt thông báo trênThái Ngun,Bắc
Giang mọi người khơng chịu đóng thuế. Họ cịn đi phá
kho thóc Nhật chia cho người đói. Trong suy nghĩ
củaTràng, bỗng nhiên hiện lên hình ảnh lá cờ đỏ sao
vàng và đoàn người kéo nhau đi trên đê sộp.
2. Phân tích hình tượng nhân vật người vợ nhặt:
a. Lai lịch, nguồn gốc, hồn cảnh.
Chị khơng được nhà văn đặc cho một cái tên, không rõ
lai lịch, nguồn gốc. Kim Lân đã mờ hóa tên tuổi của chị
để tơ đậm một số phận. Từ đầu đến cuối tác phẩm, nhân
vật chỉ được gọi cái tên thị, cô ả, người đàn bà. Chị là
người khơng có tài sản, khơng có nghề nghiệp. Thị theo
đoàn người tha phương cầu thực đến xóm ngụ cư, ngồi
trước cửa kho thóc của Nhật để nhặt hạt rơi, hạt vãi và
chờ việc làm.
b. Phẩm chất, tính cách.
b.1.Người vợ nhặt có số phận đáng thương.
- Người vợ nhặt thành nạn nhân của cái đói. Cũng như
bao người dân khốn khổ khác. Cái đói đã biến đổi cả
hình hài và tính cách của người vợ nhặt.
Cái đói đã biến đổi hình hài, khiến chị trở nên tiều tụy,
xấu xí: "Hơm nay thị rách q, áo quần tả tơi như tổ đĩa.
Thị gầy sọp hẳn đi, cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ
còn thấy hai con mắt". Ngồi ra, cái đói cịn biến đổi cả
nhân cách của chị. Chị trở nên đanh đá, chua ngoa, nói
năng chỏng lỏn: "Điêu, người thế mà điêu","hôm ấy leo
lẻo cái mồm hẹn xuống, thế mà mất mặt. Khi được
Tràng mời: "Đấy muốn ăn gì thì ăn", hai con mắt trũng

hốy của chị tức thì sáng lên.
Đáng thương hơn chị đồng ý về làm vợ Tràng chỉ qua
một câu nói đùa:"Này nói đùa chứ về với tớ thì ra
khn hàng lên xe rồi cùng về". Chị chấp nhận theo một
người đàn ông xa lại, một đám cưới tội nghiệp không
nghi lễ cưới hỏi.
b.2.Nếu như trước khi trở thành vợ Tràng, chỉ là
nạn nhân của cái đói thì từ lúc đi theo Tràng về nhà,
người vợ nhặt lại toát lên vẻ đẹp nữ tính và lịng tự
trọng Trên đường về nhà, vẻ đẹp nữ tính và lịng tự
trọng dần dần bộc lộ. Chị tỏ ra khép nép và thẹn thùng"
chân nọ bước díu vào chân kia". Đó là biểu hiện của
một người có lòng tự trọng. Chị cảm thấy xấu hổ, tủi


Người phụ nữ xuất hiện không
tên, không tuổi, không quê như
"rơi" vào giữa thiên truyện để
Tràng "nhặt" làm vợ. Từ chỗ
nhân cách bị bóp méo vì cái
đói, thiên chức, bổn phận làm
vợ, làm dâu được đánh thức khi
người phụ nữ này quyết định
gắn sinh mạng mình với Tràng.
Chính chị cũng đã làm cho niềm
hi vọng của mọi người trỗi dậy
khi kể chuyện ở Bắc Giang, Thái
Nguyên người ta đi phá kho thóc
Nhật.


GV chuyển ý: Kim Lân đã đặc
biệt thành công khi miêu tả tâm
lí nhân vật bà cụ Tứ
- ? Phân tích quá trình diễn
biến tâm lí của bà cụ?
-? Tâm trạng bà cụ Tứ như thế
nào khi thấy Tràng đưa người
vợ nhặt về?
-? Vì sao bà lão lại tỏ vẻ ngạc
nhiên?
+ Tâm trạng bà cụ Tứ: mừng,
vui, xót, tủi, "vừa ai oán vừa
xót thương cho số kiếp đứa con
mình". Đối với người đàn bà thì
"lòng bà đầy xót thương". Nén
vào lòng tất cả, bà dang tay
đón người đàn bà xa lạ làm con
dâu mình: "ừ, thôi thì các con
phải duyên, phải số với nhau, u

thân khi phải theo khơng một người đàn ông xa lạ. Chị
cư xử với Tràng mộc mạc, chân thành, mắng yêu Tràng
khi thấy Tràng khoe chai dầu thắp sáng.Chị cư xử với
mẹ chồng đúng mực. Chị chào hỏi lễ phép : “U đã về
đấy ạ”. Khi đón nhận bát cháo cám từ tay mẹ chồng,
“hai con mặt thị tối lại. Thị điềm nhiên vào miệng.” Chi
tiết này tự nó đã gợi ra nhiều ý nghĩa: chị hẫng hụt, thất
vọng trước cảnh nhà quá nghèo của Tràng nhưng mẹ
con Tràng đã cưu mạng chị, chị nên thể hiện lòng biết
ơn đối với họ. Mặt khác, sự sống mạng mẽ hơn cái chết,

không thể đầu hàng số phận. Chị chấp nhận hoàn cảnh
và tuyên chiến với cái đói.
b.3. Ý thức vun đắp cuộc sống và niềm tin vào sự đổi
đời
Buổi sáng hơm sau, người vợ nhặt có những thay đổi
đáng kể về tính cách. Chị dậy sớm, dọn dẹp nhà cửa.
Ngôi nhà dưới bàn tay của chị dường như có phép
nhiệm màu, bỗng trở nên sạch sẽ ấm áp lạ thường.
Trước mặt anh là người phụ nữ đảm đang hiền thục,
khơng cịn vẻ chao chát, chỏng lỏn như mấy lần ở tỉnh.
Từ thân phận trôi dạt trong nạn đói, người vợ nhặt đã
tìm thấy tổ ấm thực sự của mình. Thì ra những chao
chát, chỏng lịn ban đầu chỉ là thức vũ khí để người vợ
nhặt tự vệ, chống lại cái đói. Khi được sống trong mái
nhà ắp đầy tình yêu thương của mẹ con Tràng, thiên
chức cao quý của người làm dâu, làm vợ lại trở về như
bản chất vốn có của chị. Trong bóng tối của nghèo đói,
chị vẫn hướng về sự sống, khát khao được thay đổi cuộc
đời số phận. Dù chưa trực tiếp đứng trong hàng ngũ
những người đi theo cách mạng, tự thay đổi số phận
nhưng ánh hồng của ngày mới đã ló rạng. Một ngày
khơng xa, trong đồn người kia thế nào cũng có Tràng
và người vợ nhặt.
3.Phân tích hình tượng nhân vật bà cụ Tứ:
- Bà cụ Tứ cũng là nhân vật quan trọng thể hiện tính
nhân bản của thiên truyện.Đặt nhân vật vào hoàn cảnh
hoàn toàn bất ngờ trước tình huống đứa con trai nhặt
được vợ về nhà giữa những ngày đói khủng khiếp, nhà
văn đã theo dõi, phân tích diễn biến tâm lí của nhân vật,
qua đó làm nổi bật chủ đề tác phẩm.

+ Lúc đầu,bà lão ngạc nhiên khi thấy có người đàn bà
đứng ngay đầu giường thằng con mình. Khi thấy người
đàn bà xa lạ chào mình bằng u bà lại càng khơng
hiểu.Đến khi Tràng giải thích bà mới hiểu.Khi hiểu ra
lịng người mẹ ngổn ngang tâm sự vừa lo lắng, tủi cực,
xót xa cho số kiếp đứa con mình xen lẫn với mừng vui.
Bà lo là vì giữa lúc đói khát thế nay hai mẹ con khơng
biết có ni nỗi nhau thốt chết hay khơng mà cịn thêm
một miệng ăn nữa; bà tủi là vì mình là mẹ mà khơng lo


cũng mừng lòng".
+ Bữa cơm đầu tiên đón
nàng dâu mới, bà cụ Tứ đã
nhen nhóm cho các con niềm tin,
niềm hi vọng: "tao tính khi nào có
tiền mua lấy con gà về nuôi,
chả mấy mà có đàn gà cho
xem".
- GV: Tâm trạng rất thật của
một người mẹ cảmộy đời lam
lũ,tâm trạng ấy buồn nhiều hơn
vui. Buồn vì gia cảnh nghèo hèn,
buồn vì chưa làm tròn bổn phận
của người mẹ. Nhưng trong nỗi
buồn ấy vẫn khắc khoải tia hi
vọng. Bà cụ Tứ đến giữa câu
chuyện mới xuất hiện nhưng nếu
thiếu đi nhân vật này thì truyện
sẽ không có chiều sâu nhân

bản. . Chính ở người mẹ nghèo
khổ ấy, ngọn lửa của tình người,
tình yêu thương nhân loại bùng
cháy mạnh mẽ nhất.
* Sự cưu mang, đùm bọc lẫn nhau
của những con người nghèo khổ
ngay trên bờ vực thẳm của cái
chết
* Niềm khát khao mãnh liệt về
hạnh phúc gia đình và niềm tin
bất diệt vào sự sống và tương lai
=> Giá trị nhân đạo sâu sắc

.

được cho con, để nó phải dắt một người đàn bà đói về
làm vợ. + Nhưng bà cũng mừng vì “Người ta có gặp
bước khó khăn này,người ta mới lấy đến con mình, mà
con mình mới có vợ được…May mà qua được cái tao
đoạn này ,thì thằng con bà cũng vợ, nó n bề nó…”.
Ngơn ngữ độc thoại của nhân vật đã diễn tả chân thật và
cảm động những suy nghĩ âm thầm của người mẹ.
- Người mẹ nhân hậu đã giấu tất cả cái buồn tủi lo lắng
trong lịng, chỉ thể hiện sự mừng vui.Khn mặt bủng
beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên.Bà xăm xắn thu dọn
quét tước nhà cửa cùng với nàng dâu mới. Bà nói tồn
chuyện vui, chuyện sung sướng về sau này “ai giàu ba
họ,ai khó ba đời, có ra rồi thì con cái chúng mày về
sau”.Chính niềm vui, niềm tin vào cuộc sống ấy đã
hướng con người vào những hành động thiết thực để tạo

dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn.
+ Một người mẹ có ý thức vun đắp cuộc sống và niềm
tin vào sự đổi đời.Người mẹ nghèo khổ nhưng thấu hiểu
lẽ đời này đã dạy các con phải biết xây đắp mái nhà
hạnh phúc từ tình yêu thương và sự hòa thuận. Bà cụ Tứ
thắp sáng niềm tin và hi vọng cho các con.Bà dùng triết
lí dân gian để động viên các con: ‘ai giàu ba họ, ai khó
ba đời? Có ra thì con cái chúng mày về sau’. Điều quan
trọng để có hạnh phúc là sự hịa thuận: “Cốt làm sao
chúng mày hòa thuận là u mừng rồi”.
- Chi tiết nồi cháo cám ở cuối tác phẩm để lại cho người
đọc niềm xúc động sâu xa.Niêu cháo lõng bõng đã hết.
Bà mẹ thương con đã chuẩn bị một nồi cháo cám để các
con ấm bụng. Bà lễ mễ bưng nồi cháo cám nghi ngút
khói, nét mặt tươi tắn, nụ cười rạng rỡ trên mơi: “cám
đấy mày ạ, hì. Ngon đáo để cứ thử mà xem”. Bà tự tay
mút bát cháo cám đưa cho nàng dâu. Nồi cháo cám
đắng chát, nghẹn bứ như tình mẹ thật ngọt ngào thơm
thảo. Bà cố gắng xua đi cái khơng khí ảm đạm, chết
chóc đang bủa vây sự sống thoi thóp của con người
bằng những lời đọng viên an ủi: ‘xóm ta khối nhà chả
có cám mà ăn đấy’. Tiếng trống thúc thuế vang lên, lòng
mẹ quặn thắt những âu lo, căm hận kẻ thù: “đằng thì nó
bắt giồng đay, đằng thì nó bắt đóng thuế”. Bà lão quay
đi giấu những giọt nước mắt. Bà không nỡ phá vỡ giây
phút hạnh phúc của các conKim Lân dường như thấu
hiểu và trân trọng những giọt châu ấy, vì khám phá tấm
lịng vị tha rất mực đáng quý của người mẹ quê mùa
nghèo khổ.



Ngày soạn: 28/3/2021
Tuần: 31
Tiết: 8-9
CHỦ ĐỀ: CÁC ĐỀ LÀM VĂN CỤ THỂ
Bài dạy:
CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA
(Tổng số: 02 tiết)(Nguyễn Minh Châu)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- HS cảm nhận được suy nghĩ của người nghệ sĩ nhiếp ảnh khi phát hiện ra mâu thuẫn éo le trong
nghề nghiệp của mình; từ đó thấu hiểu mỗi người trong cõi đời, nhất là người nghệ sĩ, không thể
đơn giản và sơ lược khi nhìn nhận cuộc sống và con người;
- Thấy được nghệ thuật kết cấu độc đáo, cách triển khai cốt truyện rất sáng tạo, khắc hoạ nhân vật
khá sắc sảo của một cây bút viết truyện ngắn có bản lĩnh và tài hoa.
2. Kĩ năng: Đọc – hiểu một tác phẩm văn xi, phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.
II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC


×