Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

kế toán quá trình mua bán hàng hoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (295.35 KB, 57 trang )

CHƯƠNG I.
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA KẾ TOÁN QUÁ TRÌNH MUA
BÁN HÀNG HOÁ
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN HÀNG HOÁ
I.1 Đặc diểm hoạt động kinh doanh thương mại
Khái niệm: Quá trình đưa sản phẩm từ lĩnh vực sản xuất đến lĩnh vực tiêu dùng
thông qua hình thức mua bán gọi là lưu chuyển hàng hoá. Hàng hoá lưu thông trong nước
gọi là nội thương, hàng hoá mua bán ra nước ngoài gọi là kinh doanh xuất nhập khẩu.
Phân loại hàng hoá: Hàng hoá trong kinh doanh thương mại thường được phân
theo các ngành như sau:
+ Hàng vật tư, thiết bị
+ Hàng công nghệ phẩm tiêu dùng
+ Hàng lương thực – thực phẩm
Đặc điểm hoạt động thương mại: Ngành thương mại thực hiện chức năng nối liền
giữa sản xuất và tiêu dùng. Đối tượng kinh doanh của ngành thương mại là hàng hoá – đó
là những sản phẩm lao động được các doanh nghiệp thương mại mua về để bán ra nhằm
đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu.
Quá trình bán hàng trong doanh nghiệp thường được thực hiện theo 2 phương thức:
bán buôn và bán lẻ. Đặc trưng của bán buôn là bán với số lượng lớn, khi chấm dứt quá
trình mua, bán thì hàng hoá chưa đến tay người tiêu dùng mà phần lớn hàng hoá vẫn còn
trong lĩnh vực lưu thông, hoặc vào lĩnh vực sản xuất để chế biến rồi trở lại lĩnh vực lưu
thông. Còn đặc trưng của bán lẻ hàng hoá là bán trực tiếp cho người tiêu dùng, kết thúc
quá trình bán lẻ là hàng hoá đó đã vào lĩnh vực tiêu dùng.Hoạt động bán buôn và bán lẻ,
tuy mỗi hoạt động có những đặc trưng khác nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau
trong việc hoàn thành phân phối lưu thông hàng hoá, thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng trong
xã hội phát triển cân đối
Trong các doanh nghiệp thương mại, vốn hàng hoá là vốn chủ yếu nhất và nghiệp vụ
kinh doanh hàng hóa là nghiệp vụ phát sinh thường xuyên và chiếm 1 khối lượng công việc rất
lớn… và quản lý hàng hoá là nội dung quản lý quan trọng hàng đầu trong doanh nghiệp
thương mại. Vì vậy, việc tổ chức tốt công tác kế toán lưu chuyển hàng hoá có ý nghĩa hết sức
quan trọng đối với toàn bộ công tác kế toán của doanh nghiệp.


I.2 Nhiệm vụ cơ bản của kế toán hàng hoá
- Ghi chép, phản ánh đầy đủ, kịp thời về tình hình lưu chuyển hàng hoá ở doanh
nghiệp về mặt giá trị và hiện vật. Tính toán phản ánh đúng đắn trị giá vốn hàng nhập kho,
xuất kho và trị giá vốn của hàng tiêu thụ.
- Kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch về quá trình
mua hàng, bán hàng. Xác định đúng kết quả kinh doanh hàng hoá. Đồng thời chấp hành
đúng các chế độ tài chính về chứng từ, sổ sách nhập, xuất kho, bán hàng hoá và tính thuế.
Cung cấp thông tin tổng hợp và thông tin chi tiết cần thiết về hàng hoá kịp thời phục vụ
cho quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Theo dõi chặt tình hình tồn kho hàng hoá, giảm giá hàng hoá… tổ chức kiểm kê
hàng hoá đúng quy định, báo cáo kịp thời hàng tồn kho.
I.3 Nguyên tắc hạch toán hàng hoá
- Hạch toán hàng hoá phải hạch toán chi tiết cả về giá trị và hiện vật. Kế toán phải
theo dõi từng thứ, từng chủng loại quy cách theo từng địa điểm quản lý và sử dụng. Luôn
đảm bảo sự khớp đúng về giá trị và hiện vật giữa thực tế với số liệu trên kế toán tổng hợp
và kế toán chi tiết
- Trong từng trường hợp cụ thể, nếu xét thấy hàng hoá có khả năng giảm giá so với
thực tế đã ghi sổ kế toán, thì doanh nghiệp được phép lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải được thực hiện theo đúng cơ chế quản lý tài
chính hiện hành.
- Một doan nghiệ chỉ được áp dụng một trong hai phương pháp hạch toán hàng hoá
theo phương pháp kê khai thường xuyên hoặc phương pháp kiểm kê đinh kỳ. Việc lựa
chọn phương pháp hạch toán nào phải căn vào đặc điểm, tính chất, số lượng chủng loại
hàng hoá và yêu cầu quản lý để có sự vận dụng thích hợp và phải được thực hiện nhất quán
trong niên độ kế toán.
- Tổ chức kế toán hàng hoá phải đảm bảo nguyên tắc kiểm tra, chống thất thoát,
gian lận, vì vậy kế toán hàng hoá và thủ kho thường được giao cho 2 nhân viên độc lập
I.4 Tính giá hàng hóa
Hàng hoá hiện có ở các doanh nghiệp bao giờ cũng được phải ánh trong sổ sách kế
toán và trong báo cáo kế toán theo trị giá vốn thực tế – tức là đúng với số tiền mà doanh

nghiệp phải bỏ ra về những hàng hoá đó. Sự hình thành trị giá vốn hàng hoá trong doanh
nghiệp thương mại có thể phân biệt ở các giai đoạn trong quá trình vận động của hàng hoá:
(1) trị giá vốn của hàng hoá tại thời điểm mua hàng chính là trị giá mua thực
tế phải thanh toán cho người bán theo hoá đơn (tính theo giá bán chưa có thuế
GTGT)
Trường hợp các doanh nghiệp thương mại mua hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt của
cơ sở sản xuất để bán thì được khấu trừ thuế GTGT là 4% tính trên giá hàng hoá mua vào
(trị giá mua hàng hoá theo hoá đơn được ghi sổ kế toán là 96%). Theo thông tư
106/1999/TT BTC)
(2) Trị giá vốn hàng mua nhập kho = Trị giá mua ghi trên hoá đơn + Chi phí
thu mua + Thuế nhập khẩu (nếu có)
Trường hợp doanh nghiệp phải bỏ thêm chi phí để sơ chế, phân loại, chọn lọc nhằm
làm tăng giá trị hoặc khả năng tiêu thụ của hàng hoá thì bộ phận giá trị này cũng được tính
vào trị giá vốn hàng mua nhập kho.
Nếu doanh nghiệp có tổ chức sản xuất để tao thêm nguồn hàng thì giá nhập kho là
giá thành thực tế sản xuất ra sản phẩm hàng hoá.
(3) Trị giá vốn của hàng hoá đã tiêu thụ trong kỳ = trị giá vốn hàng xuất kho
để bán + chi phí bán hàng + chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho lượng hàng
hoá đã tiêu thụ
Trị giá vốn hàng hoá xuất bán = trị giá mua thực tế của hàng hoá xuất kho để
bán (kể cả thuế nhập khẩu) + chi phí mua hàng phân bổ cho hàng đã bán.
Trị giá mua thực tế hàng hoá xuất kho có thể được xác định theo 1 trong 4
phương pháp:
+ Nhập trước xuất trước (FIFO)
+ Nhập sau xuất trước (LIFO)
+ Bình quân gia quyền
+ Thực tế đích doanh
Trong trường hợp doanh nghiệp ghi chép kế toán chi tiết hàng hoá theo giá hạch
toán, cuối tháng khi đã tính được trị giá mua thực tế của hàng hoá nhập kho kế toán sẽ tính
trị giá mua thực tế hàng hoá xuất kho theo công thức:

Trị giá mua thực tế hàng hoá xuất kho = trị giá hạch toán của hàng hoá xuất kho
trong tháng * hệ số giá hàng hoá
Trị giá mua hàng hoá + trị giá mua thực tế
tồn đầu tháng hàng nk trong tháng
Hệ số giá hàng hoá =
Trị giá hh tồn kho + trị giá hạch toán hh
đầu tháng nhập kho trong tháng
*Đối với những doanh nghiệp thương mại nộp thuế theo phương pháp trực tiếp thì
giá nhập kho còn bao gồm cả thuế GTGT nộp ở khâu mua hàng hoá
II. KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ MUA HÀNG
II.1 Các Phương Thức Mua Hàng, Chứng Từ, Và Thủ Tục Nhập Hàng
II.1.1 Các phương thức mua hàng
Hàng mua trong nước có hai phương thức nhận hàng cơ bản:
+ Phương thức 1: Bên mua nhận hàng tại kho hoặc 1 địa điểm bên mua đã quy định
trước (mua hàng trực tiếp)
+ Phương thức 2: Bên mua đến nhận hàng tại kho bên bán hoặc 1 địa điểm bên bán
quy định trước
Cả hai phương thức cần xác định trách nhiệm hàng hoá và chi phí bên bán chuyển
sang cho bên mua khi bên mua nhận hàng và ký vào chứng từ hợp pháp.
Hàng nhập khẩu gồm nhập khẩu trực tiếp và nhập khẩu gián tiếp
Thời điểm ghi chép hàng mua khi thõa mãn cùng lúc các điều kiện sau :
+ Bên mua nhận được quyền sở hữu hàng hoá và đã trả tiền hoặc chấp nhận thanh
toán tiền hàng.
+ Hàng mua về là để bán ra hoặc gia công chế biến rồi bán ra.
II.1.2 Chứng từ và thủ tục nhập hàng
Về nguyên tắc nhập hàng: trước khi nhập kho hàng hoá phải qua giai đoạn kiểm
nhận do nhân viên được giao trách nhiệm bảo quản hàng hoá trực tiếp tiến hành. Khi kiểm
nhận hàng hoá phải căn cứ vào chứng từ của bên bán, rồi đối chiếu với thực tế nhận hàng
về số lượng và chất lượng để lập “biên bảng kiểm nghiệm”. Biên bản kiểm nghiệm được
lập thành 2 bản: 1 bản giao cho phòng ban cung tiêu; 1 bản giao cho phòng kế toán. Trong

trường hợp hàng không đủ quy cách, phẩm chất, số lượng so với quá đơn thì lập thêm 1
liên kèm theo chứng từ có liên quan gửi cho đơn vị bán vật tư, hàng hoá để giải quyết.
Mua hàng có hoá đơn bên bán : căn cứ vào chứng từ hoá đơn của bên bán và biên
bản kiểm nghiệm để bộ phận mua hàng hoặc bộ phận sản xuất lập “ phiếu nhập kho” 2
hoặc 3 liên, người mang phiếu đến kho để nhập. Sau khi nhập thủ kho ghi ngày, tháng,
năm và cùng người nhập ký vào phiếu, thủ kho giữ liên 2 để ghi vào thẻ kho sau đó chuyển
cho phòng kế toán, liên 1 được lưu ở nơi lập phiếu, liên 3( nếu có) người nhập giữ.
Mua hàng trôi nổi, bên bán không có chứng từ hoá đơn: Trong trường hợp mua
hàng nông, lâm, hải sản… người bán không có chứng từ hoá đơn, người mua bắt buộc phải
lập “phiếu kê mua hàng” thay thế chứng từ hoá đơn bên bán, giám đốc doanh nghiệp duyệt
chi và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật. Sau khi nhận hàng xong người mua và người ký
vào phiếu, người mua phải chuyển phiếu cho người có thẩm quyền duyệt và làm thủ tục
nhập kho
Nhập hàng từ liên doanh, được cấp phải lập biên bản nhận vật tư hàng hoá…
Nhập hàng từ doanh nghiệp điều chuyển nội bộ, phải có chứng từ của doanh nghiệp
lập“phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ”.
Nhập hàng sau khi đưa đi gia công xong phải có chứng từ hoá đơn của bên gia
công.
Kiểm kê hàng hoá phát hiện thừa phải có biên bản kiểm kê hàng hoá.
Đánh giá tăng giá trị hàng hoá phải có biên bản đánh giá lại hàng hoá
Nhập hàng để giữ hộ, bán ký gửi, làm đại lý: lập biên bản nhận hàng giữ hộ, biên
bản hàng ký gửi.
II.2 Kế Toán Các Nghiệp Vụ Mua Hàng
II.2.1 Theo phương pháp kê khai thường xuyên
II.2.1.1 Tài khoản sử dụng
TK 156 “hàng hoá” tài khoản này có 2 tài khoản cấp 2
TK 1561 – giá mua hàng hoá phản ánh thực tế trị giá hàng hoá mua vào nhập kho
và xuất ra, trị giá hàng hoá tăng giảm khi đánh giá lại…
Kết cấu nội dung phải ánh vào TK 1561
Bên nợ:

- Trị giá hàng mua vào nhập kho theo giá hoá đơn.
- Thuế nhập khẩu hoặc thuế hàng hoá cho hàng hoá mua vào nhập kho.
- Trị giá hàng hoá nhập lại sau khi thuê ngoài gia công chế biến bao gồm giá mua
vào và chi phí gia công chế biến.
- Trị giá hàng hoá phát hiện thừa.
- Kết chuyển trị giá hàng hóa tồn kho cuối kỳ (nếu hạch toán theo pp kiểm kê định
kỳ)
Bên có:
- Trị giá thực tế của hàng hóa xuất kho trong kỳ (xuất bán đại lý, xuất sử dụng).
- Khoản giảm giá, bớt giá nhận được.
- Trị giá hàng hoá trả lại người bán.
- Trị giá hàng hóa thiếu hụt, mất, hư hỏng, kém phẩm chất.
- Kết chuyển trị giá hàng hoá tồn kho đầu kỳ(nếu hạch toán theo pp kiểm kê định)
Số dư bên nợ: Trị giá hàng hoá thực tế tồn kho cuối kỳ
TK 151 “Hàng mua đang đi đường” là những hàng hoá, vật tư mua ngoài đã thuộc
quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng chưa về nhập kho.
Kết cấu nội dung phản ánh:
Bên nợ: Giá trị vật tư hàng hoá đang đi đường
Bên có: Giá trị vật tư, hàng hoá đi đường đã về nhập kho hoặc chuyển giao thẳng
cho khách hàng.
Số dư bên nợ: Giá trị hàng hoá vật tư đã mua nhưng còn đang đi đường cuối kỳ
II.2.1.2 Phương pháp phản ánh một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh
(1)Trong kỳ, khi mua hàng hoá nhập kho, căn cứ vào hoá đơn mua hàng và phiếu
nhập kho ghi:
Nợ TK 156(1561): Trị giá hàng mua theo hoá đơn (chưa thuế)
Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào
Có TK 111,112,331,141,311: Tổng giá thanh toán
Trường hợp hàng hoá mua vào thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thì giá mua
hàng hoá trên hoá đơn là tổng giá thanh toán. Nếu được pháp khấu trừ thuế theo 1 tỷ lệ (%)
quy định thì hạch toán trị giá hàng hoá mua vào và nhập kho theo giá thanh toán trừ đi số

thuế được khấu trừ
Trường hợp hàng mua về chuyển bán thẳng không qua nhập kho:
Nợ TK 632: Trị giá mua theo hoá đơn của hàng đã bán.
Nợ TK 157: Trị giá mua theo hoá đơn của hàng đã bán.
Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào.
Có TK 111,112,141,331: tổng giá thanh toán theo hoá đơn
Trường hợp đã nhận được hoá đơn mua hàng nhưng đến cuối kỳ hàng hoá vẫn chưa
được kiểm nhận nhập kho, căn cứ vào chứng từ ghi:
Nợ TK 151: Trị giá mua theo hoá đơn
Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào
Có TK 111,112,141,331: Tổng giá thanh toán
Tháng sau hàng về nhập kho, ghi:
Nợ 156(1561)
Có 151
(2)Trường hợp xuất kho hàng hoá để sơ chế, phân loại chọn lọc nhằm làm tăng giá
trị và khả năng tiêu thụ của hàng hoá:
(2.1) phản ánh giá trị mua thực tế hàng xuất kho
Nợ TK 154
Có TK 156(1561)
(2.2) phản ánh chi phí phát sinh trong quá trình sơ chế
Nợ TK 154
Có TK 111,112,331,141,334,338…
(2.3) phản ánh trị giá thực tế hàng hoá sau khi sơ chế nhập lại kho (=trị giá thực tế
xuất kho + chi phí sơ chế)
(3) Trường hợp được giảm giá về lô hàng đã nhập vì do hàng không đúng quy cách
trong hợp đồng quy định
Nợ TK 331,111,112
Có TK 156(1561)
(4)Mua hàng thiếu so với hoá đơn
Căn cứ vào hoá đơn và biên bản kiểm nghiệm, ghi:

Nợ TK 156(1561): Trị giá hàng thực nhập tính theo giá hoá đơn
Nợ 133: Thuế GTGT đầu vào
Nợ TK 138(1381): Trị giá hàng thiếu chờ xử lý
Có TK 331: tổng số tiền phải thanh toán.
Khi có kết quả xử lý:
Nếu lỗi do bên bán giao thiếu và được bên bán giao thêm số hàng thiếu, căn cứ vào
trị giá hàng để ghi:
Nợ TK 1561(1561)
Có TK 138(1381)
Nếu lỗi do người áp tải, áp tải thường, ghi:
Nợ TK 138(1388)
Có TK 138(1381)
Nếu thiếu doanh nghiệp chịu coi như khoản thiệt hại, ghi :
Nợ TK 632
Có TK 138(1381)
(5)Mua hàng thừa so với hoá đơn
*Trường hợp 1: chỉ nhập kho theo số lượng ghi trên hóa đơn, phần còn thừa giữ hộ
người bán.
Căn cứ vào hoá đơn, phiếu nhập kho ghi:
Nợ TK 156(1561): Trị giá hàng mua nhập kho (giá chưa thuế)
Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào
Có 331: Tổng giá thanh toán
Căn cứ vào biên bản kiểm nghiệm và hoá đơn, ghi giá trị hàng giữ hộ
Nợ TK 002
Khi xuất trả bên bán ghi: Có TK 002
*Trường hợp 2: Nhập kho toàn bộ
Căn cứ vào hoá đơn, phiếu nhập kho, biên bản kiểm nghiệm, ghi:
Nợ TK 156(1561): Trị giá hàng nhập kho (tính theo giá chưa thuế)
Nợ TK 133: thuế GTGT đầu vào
Có TK 331: Tổng giá trị phải thanh toán theo hoá đơn.

Có TK 3381: Trị giá hàng thừa chờ xử lý
Nếu bên bán đồng ý bán luôn số hàng thừa, ghi
Nợ TK 3381: Trị giá hàng thừa chờ xử lý theo giá bán chưa thuế
Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào
Có TK 331: tổng số tiền phải thanh toán thêm
Nếu bên bán không đồng ý bán mà nhận lại hàng thừa, doanh nghiệp phải xuất kho
trả lại hàng, căn cứ vào phiếu xuất kho, ghi:
Nợ TK 3381
Có TK 156(1561)
II.2.2 Theo phương pháp kiểm kê định kỳ
II.2.2.1 Tài khoản sử dụng: 151,156,157,611 (6112)
TK 611 “mua hàng” loại tài khoản quản lý, không có số dư cuối kỳ. TK này có 2
tài khoản cấp 2
TK 6111 –Mua nguyên vật liệu dùng ở công ty thương mại mua công cụ
TK 6612 – Mua hàng hoá dùng ở công ty thương mại mua hàng hoá
Kết cấu và nội dung TK 611(6112)
Bên nợ:
- Trị giá thực tế hàng tồn kho đầu kỳ
- Trị giá thực tế gửi bán nhưng chưa xác định tiêu thụ đầu kỳ.
- Trị giá thực tế hàng mua đang đi đường đầu kỳ.
- Trị giá thực tế hàng mua vào trong kỳ, hoặc hàng bán bị trả lại.
Bên có:
- Kết chuyển trị giá thực tế hàng hoá tồn kho cuối kỳ.
- Kết chuyển trị giá thực tế hàng gửi bán chưa xác định tiêu thụ cuối kỳ.
- Kết chuyển trị giá hàng đang đi đường cuối kỳ.
- Trị giá hàng hoá xuất kho trong kỳ.
- Số tiền được giảm giá về số hàng đã mua không đúng quy cách, phẩm chất như
trong hợp đồng ký kết
Tài khoản 6112 không có số dư
Tài khoản này có thể chia thành 2 cấp: 61121 “giá mua hàng hoá”; 61122 “chi phí

mua hàng”
II.2.2.2 Phương pháp phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hạch toán giống như pp kê khai thường xuyên như
đã trình bài trên, chỉ ghi thay Nợ TK 151,156 bằng nợ TK 6112. Đối với hàng xuất kho chỉ
ghi TK 6112 vào cuối tháng sau khi tính được trị giá hàng xuất. Tuy nhiên đầu tháng nhớ
ghi định khoản
Nợ TK 611(6112)
Có TK 151,153,156
Cuối tháng kiểm kê thực tế, số liệu hàng tồn kho được ghi vào các tài khoản tương
ứng:
Nợ TK 151,153,156
Có TK 611(6112)
III. KẾ TOÁN CÁC NGHIỆP BÁN HÀNG
III.1 Những vấn đề chung về bán hàng
III.1.1 Khái niệm doanh thu: Doanh thu chỉ bao gồm tổng giá trị của các lợi ích
kinh tế doanh nghiệp đã thu hoặc sẽ thu được.
III.1.2 Điều kiện ghi nhận doanh thu: Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi
thoã mãn đồng thời 5 điều kiện sau:
+ Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu
sản phẩm hoặc hàng háo cho người mua.
+ Doanh nghiệp không còn nắm quyền quản lý hàng hoá như người sở hữu hàng
hoá hoặc kiểm soát hàng hoá
+ Doanh thu được xác định tương đối chắc chắc.
+ Doanh nghiệp đã thu hoặc sẽ thu được các lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng.
+ Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch.
III.2 Các phương thức bán hàng, thủ tục chứng từ kế toán
III.2.1 Các phương thức bán hàng:
a) Bán buôn: Bán hàng trong nước có 2 phương thức bán hàng cơ bản
+ Bán hàng qua kho: Hàng hoá được mua vào và dự trữ trong kho sau đó xuất ra
bán. Có hai cách giao hàng:

- Bên bán giao hàng tại kho bên bán: khi giao hàng xong kế toán ghi nhận doanh
thu bán hàng và hàng đi trên đường, trách nhiệm hàng hoá, chi phí thuộc về bên mua.
- Bên bán giao hàng tại địa điểm do bên mua quy định đã thoã thuận ghi trên hợp
đồng. Hàng đang đi trên đường trách nhiệm hàng hoá và chi phí thuộc về bên bán, kế toán
ghi doanh số bán hàng tại thời điểm công ty giao hàng cho bên mua, bên mua chấp nhận và
ký trên hoá đơn bán hàng
+ Giao hàng vận chuyển thẳng: Xét theo tính chất vận chuyển hàng hoá hàng được
mua đi bán lại ngay mà không phải nhập kho. Xét theo tính chất đối tượng tham gia thì có
ít nhất 3 đối tượng cùng tham gia mua bán, nên gọi là bán hàng giao tay ba.
b) Bán lẻ: Việc bán lẻ được tiến hành theo các phương thức:
+ Phương thức bán hàng thu tiền tập trung: Phương thức này tách rời nghiệp vụ bán
hàng và nghiệp vụ thu tiền. Nhân viên thu ngân có nhiệm vụ viết hoá đơn thu thu tiền giao
cho khách hàng để khách hàng nhận tiền ở quầy hàng do nhân viên bán hàng giao. Cuối
ngày (cuối ca) nhân viên thu tiền tổng hợp tiền xác định doanh số, nhân viên giao hàng căn
cứ vào số hàng đã giao theo hoá đơn lập báo cáo bán hàng đối chiếu với số hàng hiện còn
để xác định số hàng thừa, thiếu
+ Bán hàng thu tiền trực tiếp: Nhân viên bán hàng trực tiếp thu tiền và giao hàng
cho khách hàng. Cuối ngày(cuối ca) nhân viên bán hàng kiểm tiền làm giấy nộp tiền, kiểm
kê hàng hoá hiện còn ở quầy và xác định lượng hàng háo bán ra trong ngày(ca), sau đó lập
báo cáo bán hàng để xác định doanh số, đối chiếu với số tiền đã nộp theo giấy nộp tiền
Ngoài hai phương thức trên, trong bán lẻ còn có các hình thức khác như bán lẻ tự
phục vụ, bán hàng tự động, bán hàng qua điện thoại…
III.2.2 Chứng từ và thủ tục kế toán
a) Bán buôn: Kế toán phải lập hoá đơn bán hàng và phiếu xuất kho hàng hoá theo
mẫu quy định
Hoá đơn là căn cứ để người bán ghi nhận doanh thu và các sổ chi tiết có liên quan,
là chứng từ cho người mua vận chuyển hàng trên đường, lập phiếu nhập kho, thanh toán
tiền mua hàng. Hoá đơn do người bán lập thành 3 liên (đặt giấy than viết 1 lần) liên 1 lưu,
liên 2 giao cho người mua, liên 3 dùng cho người bán làm chứng từ rhu tiền hoặc cuối
ngày mang cùng tiền mặt, séc nộp cho kế toán làm thủ tục nhập quỹ và ghi sổ kế toán có

liên quan, những hoá đơn đã thu bằng tiền mặt người bán phải đóng dấu “đã thanh toán”
Kế toán có thể lập hoá đơn kiêm phiếu xuất kho.Người bán lập 3 hoặc 4, 5 liên tuỳ
theo yêu cầu của đơn vị, sau đó chuyển cho kế toán trưởng hoặc thủ trưởng duyệt. Trường
hợp thanh toán ngay thì hoá đơn kiêm phiếu kho được chuyển đến thủ quỹ làm thủ tục thu
tiền, thủ quỹ đóng dấu “đã thanh toán”. Liên 1 lưu liên 2, 3 (4, 5 nếu có) người mua mang
đến kho nhận hàng, sau khi giao hàng người mua và thủ kho ký vào các liên, liên 2 giap
cho người mua làm chứng từ đi đường, liên 3 thủ kho giữ lại để ghi vào thẻ kho và chuyển
đến phòng kế toán để ghi sổ và làm thủ tục thanh (toán nếu chưa trả tiền). Liên 4, 5 chỉ lưu
hành nội bộ theo yêu cầu của đơn vị không có giá trị thanh toán và đi đường
b) Bán lẻ: Kế toán phải lập hoá đơn bán hàng theo mẫu quy định. Hoá đơn được lập
2 liên, liên 1 lưu, liên 2 giao cho khách hàng. Cuối ngày lập báo cáo bán hàng hằng ngày
cùng với tiền mặt bán trong ngày về phòng kế toán hoặc có thể định kỳ 2, 3, 4, 5, ngày.
Đến cuối kỳ hoặc cuối tháng, kế toán phải tính giá vốn hàng xuất bán trong kỳ và ghi sổ kế
toán một lần. Để lập được báo cáo bán hàng, người bán giữ và ghi hằng ngày vào thẻ quầy
hàng, trước khi sử dụng phải đăng ký với kế toán. khi xuất kho hàng để giao cho cửa hàng
bán lẻ phải lập “phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ” nhưng chưa ghi giảm hàng tồn
kho mà ghi giảm hàng ở kho và tăng hàng ở các cửa hàng , quầy hàng trên sổ, thẻ kế toán
chi tiết.
III.3 Kế toán các nghiệp vụ bán hàng
III.3.1 Tài khoản sử dụng
TK 156 “Hàng hoá”
TK 157 “Hàng gửi đi bán”
TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”
TK 512 “Doanh thu nội bộ”
TK 521 “Chiết khấu thương mại”
TK 531 “Hàng bán bị trả lại”
TK 532 “Giảm giá hàng bán”
TK 632 “Giá vốn hàng bán “
TK 6112 “Mua hàng hoá” (nếu doanh nghiệp hạch toán theo pp kiểm kê định kỳ)
Và một số tài khoản khác có liên quan

III.3.2 Phương pháp phản ánh một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh
III.3.2.1 Bán buôn
a) PP hạch toán kê khai thường xuyên
* Bán hàng qua kho
+ Phương thức chuyển hàng
(1) Phản ánh trị giá hàng hóa xuất gửi bán
Nợ TK 157
Có TK 156(1561)
(2) Khi khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán
Nợ TK 111, 112, 131: Tổng giá thanh toán
Có TK 511: Doanh thu bán hàng
Có TK 33311: Thuế GTGT đầu ra
(3) Kết chuyển trị giá vốn hàng mua gửi bán đã xác định tiêu thụ
Nợ TK 632
Có TK 157
(4) Trị giá bao bì xuất gửi kèm và tính giá riêng lẻ
Nợ TK 1388
Có TK 1532
Có TK 133 – thuế GTGT của bao bì xuất kho (phải có chứng từ chứng minh)
(5) Các khoản chi hộ cho bên mua
Nợ TK 1388
Có TK 111,112
(6)Khoản thu được tiền bao bì, tiền chi hộ
Nợ TK 111,112
Có TK 1388
+ Phương thức nhận hàng trực tiếp
(1) Phản ánh doanh thu bán hàng
Nợ TK 111,112,131: Tổng giá thanh toán
Có TK 511: Doanh thu tính theo giá bán chưa thuế
Có TK 33311: Thuế GTGT đầu ra

(2) Phản ánh trị giá hàng hóa xuất ra để bán tiêu thụ
Nợ TK 632
Có TK 156(1561)
*Bán buôn vận chuyển thẳng:
(1a) Trị giá hàng mua được vận chuyển bán thẳng
Nợ TK 157: Trị giá mua chưa có thuế
Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu ra
Có TK 111,112,331: Tổng giá thanh toán
(1b) Trường hợp mua hàng bán thẳng giao nhận trực tiếp tay ba với nhà cung cấp
và khách hàng
Nợ TK 632: Trị giá hàng mua chưa thuế
Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào
Có TK 111, 112, 331: Tổng giá thanh toán
(2) Phản ánh trị giá vốn hàng vận chuyển bán thẳng đã được tiêu thụ.
Nợ TK 632
Có TK 157
(3) Phản ánh doanh thu bán hàng
Nợ TK 111, 112, 131: Tổng giá thanh toán
Có TK 511: Doanh thu bán hàng
Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra
Nếu doanh nghiệp bán hàng không tham gia thanh toán, kế toán chỉ theo dõi số hoa
hồng được hưỡng từ nghiệp vụ môi giới hàng cho nhà cung cấp, hoặc khách hàng
Nợ TK 111,112,131
Có TK 511
Nếu có phát sinh chi phí môi giới
Nợ 641
Có 111,112,141…
(4) Bán hàng phát sinh thừa
+ Gửi bán
Nợ TK 157

Có TK 156(1561)
+ Khách hàng nhận hàng, ghi doanh thu
Nợ TK 131
Có TK 511
Có TK 3331
+ Ghi nhận giá vốn
Nợ TK 632
Có TK 157
+ Theo dõi hàng thừa
Nợ TK 157
Có TK 3381
Giả sử hàng thừa do bên bán xuất nhằm, bên bán điều chỉnh lại sổ sách, đồng ý bán
luôn, khách hàng đồng ý, chưa thu tiền
+ Giải quyết giá gốc hàng thừa
Nợ TK 3381
Có TK 1561
+ Bán luôn chưa thu tiền
Nợ TK 131
Có TK 511
Có TK 3331
+Kết chuyển giá vốn hàng thừa
Nợ TK 632
Có TK 157
(5) Bán hàng phát sinh thiếu
+Ghi nhận doanh thu thực tế
Nợ TK 131
Có TK 511
Có TK 3331
+ Giao theo số thực tế
Nợ TK 632

Có TK 157
+ Theo dõi hàng thiếu
Nợ TK 1381
Có TK 157
Giải quyết hàng bán thiếu giống trường hợp mua hàng bị thiếu
(6) Bán hàng thông qua đại lý: Ghi nhận doanh thu, giá vốn, sau đó ghi nhận khoản
hoa hồng
Nợ TK 641
Nợ TK 133
Có TK 131,111
(7) Bán hàng đổi vật thư hàng hoá phục vụ sản xuất kinh doanh ghi nhận doanh thu
giá vốn và ghi:
Nợ TK 152,153,156
Có TK 131
(8) Bán hàng cho các đơn vị trực thuộc
Nợ TK 136
Có Tk 512
Có TK 3331
Nợ TK 632
Có TK 1561
(9) Bán hàng có chiết khấu thương mại
Nợ TK 521
Nợ TK 3331
Có TK 111,112,131
(10) Giảm giá hàng bán
Nợ TK 532
Nợ TK 3331
Có TK 111,112,131
(11) Hàng bị trả lại
Nợ TK 531

Nợ TK 3331
Có TK 131
Nợ TK 156,157
Có TK 632
b) PP kế toán kiểm kê định kỳ: Tương tự như pp kê khai thường xuyên, nhưng
không có bút toán giao hàng bán khi xuất hàng gửi bán, cuối kỳ tính giá vốn hàng bán mới
ghi:
Nợ TK 632
Nợ TK 157: Hàng gửi còn
Nợ TK 138 (1388): Hàng mất có người bồi thường
Có TK 611(6112)
Trong trường hợp hàng thiếu, thừa không xác định nguyên nhân thì được tính vào
giá vốn hàng bán
** Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT trực tiếp, khi bán hàng lập hoá đơn không
ghi thuế GTGT, vì vậy giá thực thu trên hoá đơn hạch toán hết vào doanh thu
Nợ TK 111,112,131
Có TK 511,512
Cuối tháng tính thuế GTGT trực tiếp ghi:
Nợ TK 511,512
Có TK 3331
Các bút toán khác giống như pp kê khai thường xuyên.
III.3.2.2 Bán lẻ
Chứng từ sử dụng ghi chép doanh thu gồm: Báo cáo bán hàng và giấy
nộp tiền bán hàng
Phương pháp phản ánh
(1) Khi xuất kho giao hàng bán lẻ cho cửa hàng, cho quầy. Kế toán ghi chi tiết tài
khoản kho theo địa chỉ luân chuyển nội bộ
Nợ TK 156 - Chi tiết kho, quầy, cửa hàng nhận bán
Có 156 - Kho hàng chính
(2) Cuối ngày khi nhận được báo cáo bán hàng, và giấy nộp tiền kế toán ghi nhận

doanh thu bán hàng.
Nợ TK 111 Tổng số tiền thu được nhập quỹ
Có TK 511: Doanh thu bán hàng
Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra
Trường hợp có phát sinh tình hình thừa, thiếu tiền hàng thì phải tìm ra nguyên nhân
thì lập biên bản chờ xử lý
+ Nếu nộp thừa so với doanh thu bán hàng
Nợ TK 111: Số tiền thực nộp
Có TK 511: Doanh thu bán hàng
Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra
Có TK 3381: Số tiền thừa chưa rõ nguyên nhân
+ Nếu nộp tiền bán hàng thiếu so với doanh thu bán hàng
Nợ TK 111: Số tiền thực nộp
Nợ TK 1381: Số tiền thiếu chưa rõ nguyên nhân
Có TK 511: doanh thu bán hàng
Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra
(3) Phản ánh trị giá vốn hàng mua xuất kho đã bán
Nợ TK 632
Có TK 156(1561)
IV. KẾ TOÁN CHI PHÍ MUA HÀNG
+ Chi phí mua hàng hóa gồm có:
 Chi phí vận chuyển, chi phí bốc dỡ, bảo quản hàng hoá từ nơi mua về đến kho
doanh nghiệp.
 Chi phí bảo hiểm hàng hóa
 Tiền thuê kho bãi
 Các khoản hao hụt tự nhiên trong định mức ở quá trình thu mua.
 Các chi phí khác phát sinh trong quá trình thu mua hàng hóa: Công tác của nhân
viên thu mua, phí uỷ thác nhập khẩu…
+ Tài khoản sử dụng: 156(1562)
TK1562 - Chi phí mua hàng hoá: bao gồm chi phí liên quan trực tiếp đến quá trình

mua hàng như: chi phí bảo hiểm , tiền thuê kho, thuê bãi bến, chi phí vận chuyển, bóc xếp,
bảo quản đưa hàng hoá từ nơi mua về đến kho, các khoản hao hụt tự nhiên trong định mức
phát sinh trong quá trình thu mua hàng hoá
Kết cấu và nội dung phản ánh:
Bên nợ:
Chi phí mua hàng hoá thực tế phát sinh liên quan tới khối lượng hàng hoá mua vào,
đã nhập kho trong kỳ.
Bên có:
Chi phí mua hàng hóa đã tính cho khối kượng hàng hoá đã tiêu thụ trong kỳ
Số dư bên nợ: Chi phí mua hàng hoá còn lại cuối kỳ
+ Phương pháp hạch toán
(1)Phản ánh chi phí thu mua phát sinh trong kỳ
Nợ TK 1562: Chi phí mua phát sinh trong kỳ
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 141, 331: Chi phí vận chuyển bốc dỡ
Có TK 111, 112, 331: chi phí bảo hiểm, bảo quản, tiền thuê kho bãi
Có TK 153, 1421: chi phí bao bì luân chuyển
Có TK 111, 112, 141: Chi phí giao dịch khác
(2) Cuối kỳ tính toán phân bổ chi phí thu mua để tính trị giá vốn hàng xuất bán
trong kỳ
Nợ TK 632
Có TK 1562
V. KẾ TOÁN HÀNG HÓA DỰ TRỮ
V.1 Phạm vi dự trữ hàng hóa
Lực lượng hàng hóa dự trữ bao gồm toàn bộ hàng hóa thuộc quyền sở hữu của đơn
vị nằm ở địa điểm và trạng thái khác nhau như :
- Hàng hóa dự trữ tại kho.
- Hàng mua đang đi đường.
- Hàng chờ kiểm nghiệm.
- Hàng nhờ đơn vị khác bán hộ.

- Hàng gửi đi bên mua chưa nhận.
- Hàng bán bị trả lại nhờ giữ hộ.
- Hàng hóa chờ bán ở các quầy, cửa hàng.
- Hàng hóa đang gia công, chế biến.
V.2 Nhiệm vụ của kế toán dự trữ hàng hóa
+ Chấp hành đầy đủ các nguyên tắc, thủ tục, chứng từ về nhập, xuất hàng hóa, phản
ánh kịp thời sự vận động của hàng hóa, giám đốc chặt chẽ việc tôn trọng định mức dự trữ.
+ Giám đốc chặt chẽ việc bảo quản hàng hoá, đảm bảo an toàn về số lượng và chất
lượng, kịp thời ngăn chặn, phát hiện những hành vi tham ô, lãng phí làm thiệt hại hư hỏng
hàng hóa.
+ Đảm bảo quan hệ đối chiếu giữa trị giá và hiện vật, giữa kế toán tổng hợp và kế
toán chi tiết. Nghiêm chỉnh thực hiện chế độ kiểm kê định kỳ đảm bảo sự phù hợp giữa số
liệu thực tế và số liệu sổ sách.
+ Tổ chức thực tế kế toán kho hàng theo hướng tiết kiệm chi phí trên cơ sở ứng
dụng công nghệ thông tin.
V.3 Hạch toán hàng hóa ở nơi bảo quản
V.3.1 Tại kho
Tại kho thủ kho tiến hành ghi chép trên các thẻ kho theo từng lô hàng hoặc theo
từng mặt hàng
Thẻ kho do phòng kế toán lập và sau khi ghi đầy đủ các chỉ tiêu: tên ,nhãn hiệu,
quy cách, đơn vị tính, mã số hàng hóa sẽ giao cho thủ kho đẻ ghi chép hàng ngày
Hàng ngày thủ kho căn cứ vào phiếu nhập kho, phiếu xuất kho ghi các cột tương
ứng trong thẻ kho. Định kỳ thủ kho sẽ lập báo cáo kho
Thẻ kho
Ngày lập thẻ…………
Số tờ……
Tên nhãn hiệu hàng hoá
Quy cách:
Đơn vị tính:
Mã số:

Số
thứ tự
Chứng từ Diễn giải
Ngày nhập
xuất
Số lượng
Ký xác
nhận của kế
toán
Số Ngày tháng Nhập Xuất Tồn
V.3.2 Tại quầy cửa hàng
Để quản lý được hàng hóa ở quầy hàng và xác định được lượng hàng bán ra trong
ca (ngày) nhân viên bán hàng phải mở thẻ quầy hàng cho từng mặt hàng để ghi chép hạch
toán nghiệp vị hàng ngày. Thẻ quầy hàng là cơ sở để lập báo cáo hàng bán sau 1 ca (ngày)
Thẻ quầy hàng
Tên hàng: Quy cách:
Đơn vị tính: Đơn giá:
Ngày
tháng
Tên
người
bán hàng
Tồn đầu
ca( ngày
)
Nhập trong
ngày
Xuất bán Xuất khác
Tồn ca
cuối

ngày
Từ
kho
Nhập
khác
Số
lượng
Thành
tiền
Số
lượng
Thành
tiền
Cộng
Ngoài việc ghi chép về mặt số lượng và giá trị như trên, nhân viên bán hàng có thể
ghi chép theo chỉ tiêu giá trị
Nhân viên bán hàng nhận hàng để bán và tính thành tiền theo giá bán lẻ và chịu
trách nhiệm về số hàng đã nhận, bán đến đâu nộp tiền đến đó. Định kỳ kiểm kê số hàng ở
quầy đối chiếu với số tiền chưa thanh toán, xác định thừa thiếu tiền bán hàng. Nhân viên
bán hàng phải mở sổ nhận hàng và thanh toán
Sổ Nhận Hàng Và Thanh Toán
Chứng từ Diễn giải
Trị giá
hàng đã
nhận
Số tiền
đã nộp
Số tiền
còn lại
Ghi chú

Số ngày
V.3.3 Tại phòng kế toán
Kế toán tổng hợp sử dụng tài khoản 156 để theo dõi về số hiện có và sự biến động
của hàng hóa trong kỳ (pp kê khai thường xuyên)
Kế toán chi tiết theo dõi từng loại hàng hóa lưu chuyển qua kho cả về chỉ tiêu hiện
vật và chỉ tiêu giá trị
Kế toán chi tiết hàng tồn kho được tiến hành trên các sổ, thẻ chi tiết và bảng kê
Trong thực tế các doanh nghiệp thương mại thường áp dụng phương pháp ghi thẻ
hoặc phương pháp sổ số dư để ghi chép.
CHƯƠNG II.
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ LIÊN HIỆP HTX
THƯƠNG MẠI TP.HCM SÀI GÒN CO.OP
I. SƠ LƯỢC VỀ QUÁ TRÌNH VÀ PHÁOTRIỂN CỦA LIÊN HIỆP HTX
THƯƠNG MẠI TP.HCM SÀI GÒN CO.OP
I.1. Giới thiệu về Liên Hiệp HTX Thương Mại TP.HCM
I.1.1.Vài nét sơ lược về Liên Hiệp HTX Thương Mại TP.HCM
Liên Hiệp HTX Thương Mại TP.HCM là một đơn vị kinh doanh các loại dịch vụ
mang tính chất tổng hợp trên các lĩnh vực: kinh tế, văn hoá, đời sống, xã hội nhằm phục vụ
cho sản xuất và tiêu dùng của người dân
Liên Hiệp HTX Thương Mại TP.HCM có tên giao dịch ngoại hối là: SAI GON
UNION OF TRADING CO.OPERATIVES (viết tắt là SAI GON CO.OP)
- Trụ sở đặt tại : 199-205 Nguyễn Thái Học Quận 1 TP.HCM
- Điện thoại : 84.8.8370560 – 8370594 – 8360143
- Fax : 84.8.8370560
- Mã số thuế : 0301175691-1
- Cơ quan chủ quản : Uỷ Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh
Khi thành lập liên hiệp có tổng số vốn đăng ký là 23.134.329.000 đồng trong đó
- Vốn đều lệ : 1.050.000.000 đồng
- Vốn công nợ của nhà nước : 198.000.000 đồng
- Vốn tích luỹ không chia : 21.885.392.000 đồng

I.1.2. Lĩnh vực kinh doanh của Liên Hiệp HTX Thương Mại TP.HCM
Làm đại lý phân phối: Liên hiệp làm tổng đại lý cho các công ty tiêu dùng hàng đầu
thế giới, với công việc chính là phân phối và tiêu thụ các sản phẩm nhập khẩu và nội địa
trên phạm vi cả nước.
Hoạt động mua bán kinh doanh nội địa: Đây là hoạt động chủ yếu và chiếm phần
lớn trong tổng doanh thu của Liên Hiệp
Hoạt động xuất nhập khẩu
Quan hệ hợp tác quốc tế: Quan hệ hợp tác lâu dài, bền vững với các liên minh HTX
quốc tế (ICA), các tổ chức HTX Thụy Điển, Nhật, Singapore nhằm trao đổi thông tin, tư
vấn, chuyển giao công nghệ nhằm huấn luyện, đào tạo,…
I.2. Quá trình hình thành và phát triển của Liên Hiệp HTX Thương Mại
TP.HCM
I.2.1. Lịch sử hình thành
Tiền thân của SAI GON CO.OP là HTX Mua Bán Thành Phố được chính thức thành
lập vào tháng 10/1975 với đơn vị thí điểm là HTX phường Cây Sung Quận 7(nay là HTX mua
bán phường 14 Quận 8).Nhờ có điều kiện kinh tế phù hợp cùng với sự vận động của Đảng và
các cấp chính quyền, loại hình HTX đã phát triển và lan rộng khắp các phường, xã, quận,
huyện của thành phố, lúc cao điểm có đến 300 HTX và 18 công ty HTX quận huyện với tổng
số xã viên lên đến 1000.000 người. Với sự phát triển mạnh mẽ như thế, tháng 06/1976 Ban
Vận Động HTX tiêu thụ và thương mại ra đời theo quyết định số 379/QĐ-UB ngày
26/06/1976 của Uỷ Ban Nhân Dân Thành Phố. Tháng 04/1978 Ban vận động HTX tiêu thụ và
HTX thương mại đổi tên thành Ban Quản Lý HTX tiêu thụ và HTX mua bán theo quyết định
số 54/QĐ-UB ngày 13/04/1978 của UBND Thành Phố với chức năng chỉ đạo phong trào quản
lý kinh doanh
Tuy nhiên, năm 1989 cả nước thực hiện biến đổi sang cơ chế thị trường và đa dạng
các thành phần kinh tế thì HTX cũng bị cạnh tranh gay gắt dẫn đến tình trạng thua lỗ,
thanh lý, chỉ còn lại 7 đơn vị : Q1, Q3, Q5, Q6, Q11, Q.Tân Bình, Q.Bình Thạnh nhưng chỉ
hoạt động cầm chừng.Tháng 02/1989 theo quyết định số 258/QĐ-UB ngày 12/05/1989
Liên Hiệp mua bán Thành Phố ra đời trên cơ sở tổ chức lại và tiếp nhận lao động, cơ sở vật
chất kỹ thuật, vốn quỹ hiện có của Ban Quản Lý HTX Tiêu Thụ và HTX Mua Bán có sát

nhập các đơn vị khắp Thành Phố dưới dạng các đơn vị trực thuộc với chức năng kinh
doanh và được phép xuất nhập khẩu. Sau một thời gian hoạt động do cơ chế thị trường thay
đổi, dựa vào luật HTX được Quốc Hội thông qua ngày 20/06/1994, căn cứ vào Luật tổ
chức HĐND và UBND ngày 21/02/1997 của Chính Phủ về đăng ký HTX và tổ chức hoạt
động của Liên Hiệp HTX Thương Mại Thành Phố. Tháng 03/1999 đổi tên thành Hiệp
HTX Thương Mại TP.HCM
Hiện nay Hiệp HTX Thương Mại TP.HCM gồm 19 thành viên:
1. HTX Thương Mại Dịch Vụ Bến Nghế Quận. 1
2. HTX Thương Mại Quận. 3
3. HTX Thương Mại Bàn Cờ Quận. 3
4. HTX Thương Mại Đô Thành
5. HTX Thương Mại Dịch Vụ Phường 6 Quận. 4
6. HTX Thương Mại Vân Đồn
7. HTX Thương Mại Tiêu Dùng Phường 14 Quận. 8
8. HTX Thương Mại Dịch Vụ Quận. 11
9. HTX Thương Mại Dịch Vụ Tân Thới Hiệp
10. HTX Thương Mại Tân Bình
11. HTX Thương Mại Dịch Vụ Phú Nhuận
12. HTX Thương Mại Dịch Vụ Phường 5 Quận.Phú Nhuận
13. HTX Thương Mại Dịch Vụ Gia Định
14. HTX Thương Mại Cầu Bông
15. HTX Thương Mại Cầu Kinh
16. HTX Thương Mại Dịch Vụ Bình Chánh
17. HTX Thương Mại Dịch Vụ Củ Chi
18. HTX Thương Mại Dịch Vụ Đống Đa
19. HTX Tiêu Dùng Phường 14 Q.8
I.2.2. Quá trình phát triển
Trước năm 1993, người dân Việt Nam hầu như rất xa lạ với hình thức mua bán siêu
thị, nhưng vốn đã rất phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Hoạt động thương mại thời bấy
giờ chỉ chủ yếu diễn ra ở chợ, các cửa hàng, các nơi bán lẻ,… vì vậy nảy sinh những vấn

đề như nói thách, mua lầm hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng quá hạng sử dụng, chất
lượng vệ sinh kém … luôn là nỗi lo lắng của người tiêu dùng
Trước thực tiễn đó, Liên Hiệp HTX Thương Mại TP.HCM nhận thấy đây là thời
điểm thuận lợi để phát triển rộng và đa dạng hoá hoạt động của hệ thống bán lẻ Thành Phố.
Đời sống của người dân Thành Phố ngày càng cao, nhu cầu ngày càng phát triển thì việc đi
mua sắm ở các siêu thị ngày càng được ưa chuộng
Từ tình hình thực tế được nhận định, ngày 01/06/1996 siêu thị đầu tiên được thành lập
mở đầu cho hoạt động các siêu thị với tên gọi Co.op Mart Cống Quỳnh với diện tích 732m
2
,
tổng số vốn đầu tư 6350 triệu đồng. Co.op Mart Cống Quỳnh chính là sự khởi đầu cho hàng loạt
hệ thống siêu thị SAI GON CO.OP sau này. Sau một năm hoạt động hoạt động kinh doanh đem
lại hiệu quả cao, cuối năm 1997 tổng doanh số đạt 58 tỷ đồng, chứng tỏ khả năng nhạy bén của
thị trường, hướng đi đúng của lãnh đạo Liên Hiệp
Từ sự khởi đầu thành công với Co.op Mart Cống Quỳnh đến nay Liên Hiệp đã có
một hệ thống siêu thị rộng khắp thành phố, trãi dài ra ở các tỉnh gồm:
1. Co.op Mart Trần Hưng Đạo(727 Trần Hưng Đạo Q.5)
2. Co.op Mart Hậu Giang (88 Hậu Giang Q.6)
3. Co.op Mart Đầm Sen (3 Hoà Bình Q.11)
4. Co.op Mart Nguyễn Đình Chiểu (168 Nguyễn Đình Chiểu Q.3)
5. Co.op Mart Thắng Lợi (Trường Chinh Q. Tân Bình)
6. Co.op Mart Đinh Tiên Hoàng (127 Đinh Tiên Hoàng Q.Bt)
7. Co.op Mart Phú Lâm (Bà Hom Q.6)
8. Co.op Mart Phú Mỹ Hưng (Q.7)
9. Co.op Mart Ga Hoà Hưng
10. Co.op Mart Cần Thơ (Tp.Cần Thơ)
11. Co.op Mart Nguyễn Kiệm (Q.Gò Vấp)
12. Co.op Mart Xa Lộ Hà Nội
13. Co.op Mart Cống Quỳnh (189 Cống Quỳnh Q.1)
14. Co.op Mart Quy Nhơn (Tp.Quy Nhơn)

15. Co.op Mart Cao Thắng (q.3) là sự kết hợp giữa Liên Hiệp HTX Thương Mại
TP.HCM và HTX Đô Thành chuyên kinh doanh may mặc, thời trang, giày dép, quà lưu
niệm
16. Co.op Mart Cầu Kinh (684 Xô Viết Nghệ Tĩnh Q.Bình Thạnh) là sự kết hợp
giữa Liên Hiệp HTX Thương Mại TP.HCM và HTX Cầu Kinh, chuyên kinh doanh các
mặc hàng thiết yếu phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày như thực phẩm, hoá mỹ phẩm, đồ
dùng gia đình
17. Co.op Mart Mỹ Tho (Thành Phố Mỹ Tho, Tiền Giang).
Bên cạnh đó Liên Hiệp HTX Thương Mại TP.HCM còn đầu tư vào các lĩnh vực
khác như:
- Trung Tâm Dịch Vụ Quảng Cáo
- Tổng Đại Lý Phân Phối Gillete
- Cửa Hàng Thương Hiệp HTX Bến Thành
Xí Nghiệp Nước Chấm Nam Dương: là đơn vị trực thuộc Liên Hiệp HTX Thương
Mại TP.HCM chuyên sản xuất các loại nước tương và tương ớt có nhãn hiệu Nam Dương,
trụ sở tại 467 Bến Chương Dương Quận 8 TP.HCM.Xí nghiệp có hệ thống đại lý phân
phối khắp cả nước
Trung Tâm Vi Tính Đồng Khởi: Chuyên kinh doanh các loại máy tính, sữa chữa,
cài đặt phầm mềm, trụ sở 81 Đồng Khởi
II. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA LIÊN HIỆP HTX THƯƠNG MẠI
TP.HCM SÀI GÒN CO.OP
Liên Hiệp HTX Thương Mại TP.HCM là một tổ chức kinh doanh của tập thể xã
viên cùng toàn thể cán bộ công nhân viên trên địa bàn thành phố. Là hình thái liên kết về
mặt kinh tế – xã hội của những tổ chức thương nghiệp HTX và các thành phần kinh tế khác
tự nguyện gia nhập Liên Hiệp
II.1 Chức Năng
Liên Hiệp HTX Thương Mại TP.HCM được xác nhận là đơn vị kinh tế của tập thể
nhân viên lao động phục vụ cho nhu cầu đời sống và sản xuất cho mọi tầng lớp trong xã
hội với các chức năng chính:
- Trợ thủ cho doanh nghiệp quốc doanh phân phối hàng theo giá chỉ đạo đến tay

người tiêu dùng và làm đại lý uỷ thác thu mua cho các đơn vị nhà nước.
- Mua bán hàng thư doanh theo giá thõa thuận để tăng quỹ hàng phục vụ cho người
tiêu dùng
- Liên Hiệp HTX Thương Mại TP.HCM là đại diện pháp nhân cho toàn bộ hệ thống
siêu thị Co.op Mart trong việc vay vốn, tìm nhà cung cấp, đại diện nộp thuế…
II.2 Nhiệm Vụ
Liên Hiệp HTX Thương Mại TP.HCM có những nhiệm vụ chính như sau:
- Trực tiếp kinh doanh xuất nhập khẩu.
- Làm đầu mối trực tiếp giao dịch mua hàng, sau đó phân phối lại cho các siêu thị
để bán lẻ đến người tiêu dùng và các đối tượng khác.
- Tiếp nhận đầu thư và học hỏi kinh nghiệm từ hệ thống HTX tiêu dùng quốc tế và
các đơn vị kinh tế nước ngoài để phát triển king doanh và sản xuất nội địa.

×