Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh multico (việt nam)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (347.78 KB, 65 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh là vấn đề thường xuyên
được đặt ra đối với tất cả các đơn vị kinh tế trong nền kinh tế quốc dân. Đặc biệt đối
với các đơn vị kinh doanh thương mại, để có quá trình phân tích doanh thu và xác
định kết quả kinh doanh thì họ phải trải qua một khâu cực kỳ quan trọng đó là khâu
tiêu thụ hàng hoá. Bởi vì nó có tính chất quyết định tới sự thành công hay thất bại
của một chu kỳ kinh doanh và chỉ giải quyết tốt được khâu tiêu thụ thì doanh nghiệp
mới thực sự thực hiện được chức năng của mình là cầu nối giữa sản xuất và tiêu
dùng. Bên cạnh việc tổ chức kế hoạch bán hàng một cách hợp lý, để biết được
doanh nghiệp làm ăn có lãi không – là mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp – thì
phải nhờ đến kế toán xác định kết quả kinh doanh. Vì thế việc hạch toán doanh thu
và xác định kết quả kinh doanh có một vai trò rất quan trọng.
Kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh là một trong những
thành phần chủ yếu của kế toán doanh nghiệp, nó phản ánh những thông tin kinh tế
một cách nhanh nhất và có độ tin cậy cao, nhất là khi nền kinh tế đang trong giai
đoạn cạnh tranh quyết liệt mỗi doanh nghiệp đều tận dụng những năng lực sẵn có
nhằm tăng lợi nhuận củng cố mở rộng uy tín của mình trên thị trường.
Cũng như các doanh nghiệp khác, công ty TNHH Multico (Việt Nam) đã sử
dụng khâu kế toán để giúp cho việc điều hành và quản lý mọi hoạt động kinh doanh
của công ty. Trong đó kế toán theo dõi tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh
doanh có nhiệm vụ theo dõi quá trình bán hàng, số lượng hàng hoá bán ra, chi phí
bán hàng để cung cấp đầy đủ thông tin về doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh
từng kỳ sao cho nhanh nhất hiệu quả nhất.
Trong thời gian thực tập tại Công ty, nhận thức được tầm quan trọng của vấn
đề tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh, đồng thời được sự hướng dẫn
của cô giáo Trần Thị Thúy An và sự giúp đỡ của Anh Chị phòng kế toán Công ty
TNHH Multico (Việt Nam), em đã thực hiện báo cáo thực tập của mình với đề tài:
“Kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH
Multico (Việt Nam)”.


1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề này gồm các nội dung chính sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận kế toán tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả
kinh doanh.
Chương 2: Thực trạng kế toán tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả kinh
doanh tại Công ty TNHH Multico (Việt Nam).
Chương 3: Các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán tiêu thụ hàng hóa và
xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Multico (Việt
Nam).

2
CHƯƠNG I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN
KẾ TOÁN TIÊU THỤ HÀNG HÓA VÀ
XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
PHẦN 1: KẾ TOÁN TIÊU THỤ HÀNG HÓA
1. Khái niệm:
Bán hàng là giai đoạn cuối của quá trình lưu chuyển hàng hóa của doanh
nghiệp thương mại. Thời điểm xác định tiêu thụ là khi bên bán mất quyền sở hữu về
hàng hóa đồng thời được sở hữu về một khoản tiền thu bán hàng hoặc một khoản nợ
phải thu.
2. Chứng từ sử dụng:
- Phiếu xuất nhập kho hàng hóa;
- Phiếu chi tiền, bảng thanh toán tạm ứng;
- Bảng tính khấu hao tài sản cố định, bảng phân bổ công cụ dụng cụ;
- Bảng tính lương và trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp,
kinh phí công đoàn theo quy định;
- Hóa đơn thuế giá trị gia tăng;

- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ;
- Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý;
- Báo cáo tình hính bán hàng;
- Các chứng từ khác như: phiếu thu, giấy báo có…
3. Tài khoản sử dụng và nguyên tắc hạch toán:
- Tài khoản 151: Hàng mua đang đi trên đường.
- Tài khoản 1561 : Hàng hóa

3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Tài khoản 1562 : Chi phí thu mua hàng hóa
- Tài khoản 521 : Chiết khấu thương mại
- Tài khoản 531 : Hàng bán bị trả lại
- Tài khoản 532 : Giảm giá hàng bán
 Nguyên tắc hạch toán các tài khoản trên được thể hiện theo sơ đồ chữ T như
sau:
Tài khoản 151 “Hàng mua đang đi trên đường”
Tổng số phát sinh Nợ Tổng số phát sinh Có
SDCK: Trị giá hàng hoá, vật tư đã mua
còn đang đi đường (Chưa về nhập kho)
Tài khoản 1561 “Hàng hóa”


Tổng số phát sinh Nợ Tổng số phát sinh Có
SDCK: Trị giá hàng hóa còn tồn cuối kỳ.
Tài khoản 1562 “Chi phí thu mua hàng hóa”

4
SDĐK: Trị giá hàng hóa mua đang đi
đường tồn đầu kỳ

- Giá trị hàng hóa đi trên đường.
- Giá trị hàng hóa về nhập kho hoặc giao
thẳng cho khách hàng.
SDĐK: Trị giá hàng hóa tồn đầu kỳ
- Trị giá hàng hóa nhập kho theo hóa
đơn.
- Trị giá hàng hóa gia công, chế biến.
- Trò giaù haøng thừa khi kiểm kê.
- Trị giá hàng hóa xuất kho theo hóa đơn.
- Các khoản giảm giá được hưởng.
- Trị giá hàng thiếu khi kiểm kê.
SDĐK: Chi phí thu mua của hàng tồn
đầu kỳ.
- Chi phí thu mua hàng hóa phát sinh
trong kỳ.
- Chi phí thu mua phân bổ cho hàng hoá
đã bán trong kỳ.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Tổng số phát sinh Nợ Tổng số phát sinh Có
SDCK: Chi phí thu mua hàng hóa tồn
cuối kỳ.
Tài khoản 521 “Chiết khấu thương mại”
- Chiết khấu thương mại phát sinh - Kết chuyển vào 511 để tính doanh
thu thuần
Tổng số phát sinh Nợ Tổng số phát sinh Có
Tài khoản 531 “Hàng bán bị trả lại”
- Hàng bán bị trả lại, đã trả lại tiền cho - Kết chuyển vào 511 để tính doanh
khách hàng hoặc giảm khoản phải thu thuần.
thu ở khách hàng.

Tổng số phát sinh Nợ Tổng số phát sinh Có
Tài khoản 532 “Giảm giá hàng bán”
- Khoản chấp nhận giảm giá cho khách - Kết chuyển vào 511 để tính doanh
hàng. thu thuần.
Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có
4. Phương pháp một số nghiệp vụ chủ yếu:

5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
a) Xuất hàng gửi bán đại lý hoặc cho khách hàng. Kế toán ghi nhận:
Nợ TK157 : Hàng gửi đi bán
Có TK156 (1561) : Hàng hóa
b) Khi hàng gửi bán đã bán. Kế toán ghi nhận giá vốn đồng thời ghi nhận doanh
thu:
+ Nợ TK 632 : Giá vốn hàng bán
Có TK157 : Hàng gửi đi bán
+ Nợ TK111, 112, 131 : Tổng giá trị thanh toán
Có TK511 : Doanh thu bán hàng theo giá chưa thuế.
Có 3331 : Thuế giá trị gia tăng phải nộp
c) Bán qua kho theo hình thức trực tiếp. Kế toán ghi nhận giá vốn:
Nợ TK 632 : Giá vốn hàng bán
Có TK156 (1561) : Hàng gửi đi bán
- Đồng thời ghi nhận doanh thu:
Nợ TK111, 112, 131 : Tổng giá trị thanh toán
Có TK511 : Doanh thu bán hàng theo giá chưa thuế.
Có 3331 : Thuế giá trị gia tăng phải nộp
d) Bán thẳng giao nhận trực tiếp tay ba với nhà cung cấp và khách hàng mua. Kế toán
ghi:
+ Nợ TK632 : Giá vốn hàng bán
Nợ 133 : Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ

Có TK111, 112, 331 : Số tiền trả cho người cung cấp
+ Nợ TK111, 112, 131 : Tổng giá trị thanh toán
Có TK511 : Doanh thu bán hàng theo giá chưa thuế.
Có 3331 : Thuế giá trị gia tăng phải nộp

6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
e) Hàng hóa xuất tiêu dùng nội bộ không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng. Kế
toán ghi:
Nợ TK627 : Chi phí sản xuất chung
Nợ TK 641 : Chi phí bán hàng
Nợ TK642 : Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK512 : Doanh thu nội bộ
Có 3331 : Thuế GTGT phải nộp
PHẦN 2: KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
1. KẾ TOÁN DOANH THU BÁN HÀNG
a. Khái niệm:
Doanh thu bán hàng là tổng các lợi ích kinh tế của doanh nghiệp trong kỳ kinh
doanh từ hoạt động sản xuất kinh doanh sau khi trừ đi các khoản làm giảm doanh
thu. Có doanh thu chứng tỏ hàng hóa, sản phẩm của doanh nghiệp đã được thị
trường chấp nhận, bù đắp chi phí và tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp.
b. Chứng từ sử dụng:
- Phiếu xuất kho ghi trị giá vốn hàng hóa;
- Hóa đơn bán hàng;
- Phiếu thu, giấy báo có của ngân hàng;
- Các giấy tờ khác có liên quan.
c. Tài khoản sử dụng:
- Tài khoản 511 : Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
- Tài khoản 512 : Doanh thu bán hàng nội bộ
- Tài khoản 3387 : Doanh thu chưa thực hiện

Tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”

7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, - Doanh thu bán hàng phát sinh trong kỳ
thuế giá trị gia tăng theo phương pháp
trực tiếp.
- Khoản chiết khấu thương mại, giảm
giá hàng bán, hàng bán bị trả lại kết
chuyển cuối kỳ.
- Kết chuyển doanh thu thuần vào tài
khoản 911 để xác định kết quả kinh
doanh.
Tổng số phát sinh Nợ Tổng số phát sinh Có
Tài khoản 512 “Doanh thu bán hàng nội bộ”
- Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, - Doanh thu bán hàng nội bộ phát
thuế giá trị gia tăng theo phương pháp. sinh trong kỳ.
trực tiếp.
- Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng
bán, hàng bán bị trả lại lại kết chuyển
cuối kỳ.
- Kết chuyển doanh thu nội bộ vào tài
khoản 911 để xác định kết quả kinh
doanh.
Tổng số phát sinh Nợ Tổng số phát sinh Có
Tài khoản 3387 “Doanh thu chưa thực hiện”

8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
SDĐK: Doanh thu chưa thực hiện ở

cuối thời điểm kết toán.
- Kết chuyển doanh thu chưa thực hiện - Số tiền nhận trước về thuê tài sản.
vào tài khoản 511, 515. - Chênh lệch giữa bán hàng trả chậm
- Phân bổ số lãi về giao dịch và bán và bán hàng trả ngay.
tài sản. - Khoản lãi nhận trước khi cho vay.
Tổng số phát sinh Nợ Tổng số phát sinh Có
SDCK: Doanh thu chưa thực hiện
còn tồn cuối kỳ.
d. Phương pháp một số nghiệp vụ chủ yếu:
d1) Bán hàng để trao đổi lấy vật tư, hàng hóa khác:
+ Nợ TK131 : Phải thu khách hàng
Có TK511 : Doanh thu bán hàng chưa thuế giá trị gia tăng
Có 3331 : Thuế giá trị gia tăng phải nộp
+ Nợ TK152, 153 : Nguyên vật liệu, công cụ, tài sản cố định nhận về
Nợ TK133 : Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ
Có 131 : Tổng giá trị thanh toán
d2) Khi bán hàng trả chậm, phản ánh số tiền thu lần đầu và số tiền còn lại phải thu:
Nợ TK111, 112, 131 : Tổng số tiền thu vào
Có TK511 : Doanh thu bán hàng chưa thuế giá trị gia tăng
Có TK3331 : Thuế giá trị gia tăng phải nộp
Có TK3387 : Doanh thu chưa thực hiện
d3) Khi trả lương cho nhân viên bằng hàng hóa, sản phẩm:
Nợ TK334 : Tổng giá trị hàng hóa
Có TK512 : Phải thu nội bộ

9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Có TK3331 : Thuế giá trị gia tăng phải nộp
d4) Khi gửi hàng cho đại lý bán, xác định số hàng đã bán được:
Nợ TK111, 112, 131 : Tổng giá trị thanh toán

Có TK511 : Doanh thu bán hàng chưa thuế giá trị gia tăng.
Có TK3331 : Thuế giá trị gia tăng phải nộp
- Đồng thời trích hoa hồng gửi bán:
Nợ TK641 : Chi phí bán hàng
Có 111,112,131 : Tiền hoa hồng
d5) Khi chấp nhận khoản chiết khấu thanh toán trừ vào số tiền phải thu khách hàng:
Nợ TK111, 112 : Số tiền khách hàng thanh toán đã trừ tiền chiết khấu
Nợ TK635 : Chi phí tài chính
Có TK131 : Tổng số tiền thanh toán.
d6) Khi phát sinh khoản giảm giá hàng bán:
Nợ TK532 : Giảm giá hàng bán phát sinh
Nợ TK3331 : Thuế giá trị gia tăng phải nộp
Có TK131, 111 : Số tiền giảm giá.
d7) Hàng bán bị trả lại:
Nợ TK531 : Hàng bán bị trả lại
Nợ TK3331 : Thuế giá trị gia tăng phải nộp
Có TK111, 131 : Số tiền trả lại
d8) Cuối kỳ kết chuyển các khoản giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại:
Nợ TK511 : Doanh thu bán hàng
Có TK532 : Giảm giá hàng bán
Có TK 531 : Hàng bán bị trả lại
d9) Xác định thuế giá trị gia tăng được khấu trừ:

10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Nợ TK3331 : Thuế giá trị gia tăng phải nộp
Có TK133 : Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ
d10) Đối với doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương thức trực tiếp:
Nợ TK511 : Doanh thu bán hàng
Có TK3331 : Thuế giá trị gia tăng phải nộp

d11) Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu:
Nợ TK511 : Doanh thu bán hàng
Có TK3332, 3333 : Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu
d12) Đối với doanh thu trợ giá:
Nợ TK111, 112 : Tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng nhận được.
Nợ TK3339 : Các khoản phải nộp khác
Có TK511 : Doanh thu bán hàng
d13) Kết chuyển doanh thu thuần để xác định kết quả kinh doanh:
Nợ TK511
Có TK911
2. KẾ TOÁN GIÁ VỐN HÀNG BÁN
a. Khái niệm:
Giá vốn hàng bán là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh tổng số tiền được trừ ra
khỏi doanh thu thuần để tính kết quả kinh doanh trong kỳ kế toán.
b. Nguyên tắc hạch toán:
Hạch toán giá thực tế của hàng hóa, sản phẩm đã bán trong kỳ kế toán. Ngoài ra
còn có các khoản khác như:
+ Chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ.
+ Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trên mức bình thường.
+ Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
+ Các khoản hao hụt, mất mát hàng đã bán.
Trường hợp giảm giá hàng tồn kho lập cuối niên độ kế toán năm nay nhỏ hơn
năm trước thì chênh lệch đó phải được hoàn nhập và ghi giảm giá vốn hàng bán.
c. Tài khoản sử dụng:
+ Tài khoản: 632 “Giá vốn hàng bán”: Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá
vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, bất động sản đầu tư; giá thành sản xuất của
sản phẩm xây lắp (Đối với doanh nghiệp xây lắp) bán trong kỳ.

Tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán”
- Giá vốn hàng hóa, thành phẩm đã tiêu - Giá vốn háng bán bị trả lại
- Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân - Chênh lệch giữa số dự phòng giảm
công vượt mức bình thường và chi phí giá hàng tồn kho năm nay nhỏ hơn
sản xuất chung cố định không được năm trước.
tính vào giá thành sản phẩm.
- Các khoản hao hụt, mất mát hàng tồn - Kết chuyển toàn bộ giá vốn sản phẩm
kho sau khi trừ đi phần bồi thường vật hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ vào 911
chất. để xác định kết quả kinh doanh.
- Chênh lệch dự phòng giảm giá hàng
tồn kho năm nay lớn hơn năm trước.
Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có
d. Phương pháp một số nghiệp vụ chủ yếu:
d1) Xuất kho sản phẩm bán cho khách hàng theo phương thức nhận hàng:
Nợ TK632 : Giá vốn hàng bán
Có TK155, 156 : Hàng hóa, thành phẩm xuất kho
d2) Gửi sản phẩm, hàng hóa đi bán đã bán được:

12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Nợ TK632 : Giá vốn hàng hóa
Có TK157 : Hàng gởi bán đã bán được
d3) Nhập lại kho hàng hóa, sản phẩm đã bán trước đây:
Nợ TK155, 156 : Giá trị hàng hóa, thành phẩm nhập lại kho
Có TK632 : Giá vốn hàng bán
d4) Chi phí sản xuất chung cố định chưa được phân bổ:
Nợ TK632 : Giá vốn hàng bán
Có TK627 : Chi phí sản xuất chung chưa được phân bổ
d5) Khoản chi phí xây dựng tự chế vượt mức bình thường không tính vào nguyên
giá tài sản cố định:

Nợ TK632 : Giá vốn hàng bán
Có TK241 : Xây dựng cơ bản
Có TK154 : Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
d6) Xử lý tài sản thiếu hụt vào giá vốn hàng bán:
Nợ TK632 : Giá vốn hàng bán
Có TK1381 : Tài sản thiếu tính vào giá vốn
d7) Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
Nợ TK632 : Giá trị lập dự phòng
Có TK159 : Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
d8) Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
Nợ TK159 : Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Có TK632 : Giá trị hoàn nhập
d9) Kết chuyển giá vốn hàng bán cuối kỳ để xác định kết quả kinh doanh:
Nợ TK911 : Xác định kết quả kinh doanh
Có TK632 : Giá vốn hàng bán

13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
3. KẾ TOÁN CHI PHÍ BÁN HÀNG
a. Khái niệm:
Chi phí bán hàng là các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng
hóa như tiền lương nhân viên bán hàng, các khoản trích theo lương, chi phí tiếp thị,
đóng gói, vận chuyển, bảo quản, chi phí khấu hao tài sản cố định dùng cho bộ phận
bán hàng, chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí dịch vụ mua ngoài như
quảng cáo, hoa hồng bán hàng, bảo hành sản phẩm và một số chi phí bằng tiền
khác.
b. Nguyên tắc hạch toán:
Chi phí bán hàng theo dõi theo từng yếu tố, tùy thuộc vào đặc điểm kinh
doanh và yêu cầu quản lý của từng ngành. Chi phí bán hàng phát sinh được tính vào
toàn bộ sản phẩm, hàng hóa đã tiêu thụ trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp chu kỳ sản xuất kinh doanh kéo dài hay
sản phẩm tiêu thụ liên quan đến nhiều kỳ thì cuối kỳ kế toán chỉ phân bổ một phần
chi phí bán hàng vào xác định kết quả kinh doanh, phần còn lại để kết chuyển kỳ
sau.
c. Tài khoản sử dụng:
+ Tài khoản 641 “Chi phí bán hàng”:
* Tài khoản 641 - Chi phí bán hàng, có 7 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 6411 - Chi phí nhân viên:
- Tài khoản 6412 - Chi phí vật liệu, bao bì
- Tài khoản 6413 - Chí phí dụng cụ, đồ dùng
- Tài khoản 6414 - Chi phí khấu hao tài sản cố định
- Tài khoản 6415 - Chi phí bảo hành
- Tài khoản 6417 - Chi phí dịch vụ mua ngoài
- Tài khoản 6418 - Chi phí bằng tiền khác.

14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
TK641 “Chi phí bán hàng”
- Chi phí bán hàng thực tế phát sinh - Các khoản làm giảm chi phí bán
trong kỳ. hàng.
- Kết chuyển toàn bộ chi phí bán
hàng vào TK911 để xác định kết
quả kinh doanh hoặc phân bổ chi
phí bán hàng để chờ kết chuyển kỳ
sau.
Tổng số phát sinh Nợ Tổng số phát sinh Có
* Tài khoản 641 không có số dư cuối kỳ.
d. Phương pháp một số nghiệp vụ chủ yếu:
d1) Lương phải trả cho bộ phận bán hàng:
Nợ TK641 : Tiền lương nhân viên bán hàng

Có TK334 : Tiền lương tính vào chi phí bán hàng
d2) Các khoản trích theo lương:
Nợ TK641 : Các khoản trích theo lương tính vào chi phí
Nợ TK334 : Các khoản trích theo lương trừ vào lương nhân viên
Có TK338 : Các khoản trích theo lương
d3) Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ dùng cho bộ phận bán hàng:
Nợ TK641 : Công cụ dụng cụ, nguyên vật liệu dùng cho bộ phận
bán hàng.
Có TK152, 153 : Công cụ dụng cụ, nguyên vật liệu
d4) Xuất kho công cụ dụng cụ dùng ở bộ phận bán hàng phân bổ nhiều lần:
Nợ TK142 : Chi phí trả trước

15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Có TK153 : Công cụ dụng cụ xuất kho
d5) Phân bổ chi phí trả trước vào chi phí bán hàng:
Nợ TK641 : Chi phí trả trước
Có TK142 : Chi phí trích trước
d6) Trích trước chi phí sửa chửa lớn dùng cho bộ phận bán hàng:
Nợ TK641 : Chi phí sửa chữa trích trước tính vào chi phí
Có TK335 : Chi phí sửa chữa trích trước
d7) Khấu hao tài sản cố định ở bộ phận bán hàng:
Nợ TK641 : Khấu hao tài sản cố định ở bộ phận bán hàng
Có TK214 : Khấu hao tài sản cố định
d8) Chi phí, dịch vụ mua ngoài chưa thanh toán:
Nợ TK641 : Chi phí mua ngoài
Nợ TK133 : Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ
Có TK331 : Phải trả người bán
d9) Chi phí, dịch vụ mua ngoài trả bằng tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng:
Nợ TK641 : Chi phí mua ngoài

Nợ TK133 : Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ
Có TK111 : Tiền mặt, tiền gởi ngân hàng thanh toán.
d10) Các khoản ghi giảm chi phí bán hàng phát sinh:
Nợ TK111, 138 : Số tiền giảm
Có TK641 : Khoản giảm chi phí bán hàng phát sinh
d11) Hoàn nhập chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định ở bộ phận bán hàng:
Nợ TK335 : Hoàn nhập chi phí sửa chữa lớn
Có TK641 : Hoàn nhập chi phí sửa chữa lớn
d12) Chuyển một phần hay toàn bộ chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ sang kỳ sau:

16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Nợ TK1422
Có TK641
d13) Kết chuyển chi phí bán hàng vào tài khoản 911 để xác định kết quả kinh
doanh:
Nợ TK911 : Xác định kết quả kinh doanh
Có TK641 : Kết chuyển chi phí bán hàng
4. KẾ TOÁN CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP
a. Khái niệm:
Chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí quản lý hành chính, quản lý kinh
doanh và các chi phí chung liên quan đến hoạt động kinh doanh của toàn doanh
nghiệp như tiền lương và các khoản trích theo lương của ban giám đốc và nhân viên
quản lý các phòng ban, chi phí vật liệu đồ dùng sử dụng cho bộ phận quản lý, các
khoản thuế phí, lệ phí, bảo hiểm, phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác bằng
tiền…
b. Nguyên tắc hạch toán:
Chi phí quản lý doanh nghiệp được theo dõi chi tiết cho từng đối tượng chịu
chi phí. Chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ được kết chuyển toàn bộ
vào tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh.

Tuy nhiên trong một số trường hợp chu kỳ sản xuất kinh doanh kéo dài hay
sản phẩm tiêu thụ liên quan đến nhiều kỳ thì cuối kỳ kế toán chỉ phân bổ một phần
chi phí quản lý vào xác định kết quả kinh doanh, phần còn lại để kết chuyển kỳ sau.
c. Tài khoản sử dụng:
+ Tài khoản 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”:
TK642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”
- Chi phí quản lý doanh ngiệp thực tế - Các khoản làm giảm chi phí quản lý
phát sinh trong kỳ. doanh nghiệp.
- Kết chuyển toàn bộ chi phí quản lý

17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
doanh nghiệp vào TK911 để xác định
kết quả kinh doanh hoặc phân bổ chi
phí quản lý để chờ kết chuyển kỳ sau.
Tổng số phát sinh Nợ Tổng số phát sinh Có
* Tài khoản 642 không có số dư cuối kỳ.
* Tài khoản 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp, có 8 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 6421 - Chi phí nhân viên quản lý
- Tài khoản 6422 - Chi phí vật liệu quản lý
- Tài khoản 6423 - Chi phí đồ dùng văn phòng
- Tài khoản 6424 - Chí phí khấu hao tài sản cố định
- Tài khoản 6425 - Thuế, phí và lệ phí
- Tài khoản 6426 - Chi phí dự phòng
- Tài khoản 6427 - Chi phí dịch vụ mua ngoài
- Tài khoản 6428 - Chi phí bằng tiền khác.
d. Phương pháp một số nghiệp vụ chủ yếu:
d1) Lương phải trả cho bộ phận quản lý doanh nghiệp:
Nợ TK642 : Tiền lương nhân viên quản lý doanh nghiệp
Có TK334 : Tiền lương tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp

d2) Các khoản trích theo lương:
Nợ TK642 : Các khoản trích theo lương tính vào chi phí
Nợ TK334 : Các khoản trích theo lương trừ vào lương nhân viên
Có TK338 : Các khoản trích theo lương
d3) Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ dùng cho bộ phận quản lý doanh nghiệp:

18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Nợ TK642 : Công cụ, nguyên vật liệu dùng cho bộ phận quản lý
Có TK152, 153 : Công cụ dụng cụ, nguyên vật liệu xuất kho
d4) Xuất kho công cụ dụng cụ dùng ở bộ phận quản lý doanh nghiệp phân bổ nhiều lần:
Nợ TK142 : Chi phí trả trước
Có TK153 : Công cụ dụng cụ xuất kho
d5) Phân bổ chi phí trả trước vào chi phí quản lý doanh nghiệp:
Nợ TK642 : Chi phí trả trước
Có TK142 : Chi phí trích trước
d6) Trích trước chi phí sửa chữa lớn dùng cho bộ phận quản lý doanh nghiệp:
Nợ TK642 : Chi phí sửa chữa trích trước tính vào chi phí
Có TK335 : Chi phí sửa chữa trích trước
d7) Khấu hao tài sản cố định ở bộ phận quản lý doanh nghiệp:
Nợ TK642 : Khấu hao tài sản cố định ở bộ phận quản lý doanh
nghiệp
Có TK214 : Khấu hao tài sản cố định
d8) Chi phí, dịch vụ mua ngoài chưa thanh toán:
Nợ TK642 : Chi phí mua ngoài
Nợ TK133 : Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ
Có TK331 : Phải trả người bán
d9) Chi phí, dịch vụ mua ngoài trả bằng tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng:
Nợ TK642 : Chi phí mua ngoài
Nợ TK133 : Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ

Có TK111, 112 : Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng thanh toán.
d10) Các khoản ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh:
Nợ TK111, 138 : Số tiền giảm

19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Có TK642 : Khoản giảm chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh
d11) Hoàn nhập chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định ở bộ phận quản lý doanh
nghiệp:
Nợ TK335 : Hoàn nhập chi phí sửa chữa lớn
Có TK642 : Hoàn nhập chi phí sửa chữa lớn
d12) Chuyển một phần hay toàn bộ chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ
sang kỳ sau:
Nợ TK1422
Có TK642
d13) Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp vào tài khoản 911 để xác định kết
quả kinh doanh:
Nợ TK911 : Xác định kết quả kinh doanh
Có TK642 : Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp
5. KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
a. Khái niệm:
Sau một kỳ kế toán cần xác định kết quả của hoạt động kinh doanh trong kỳ với
yêu cầu chính xác và kịp thời. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao
gồm: Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính và kết
quả hoạt động khác.
a. Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh là số chênh lệch giữa doanh thu thuần
và trị giá vốn hàng bán (Gồm cả sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư và dịch
vụ, giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp, chi phí liên quan đến hoạt động kinh
doanh bất động sản đầu tư, như: chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, nâng cấp, chi
phí cho thuê hoạt động, chi phí thanh lý, nhượng bán bất động sản đầu tư), chi phí

bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
b. Kết quả hoạt động tài chính là số chênh lệch giữa thu nhập của hoạt động tài
chính và chi phí hoạt động tài chính.

20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
c. Kết quả hoạt động khác là số chênh lệch giữa các khoản thu nhập khác và các
khoản chi phí khác và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.
b. Nguyên tắc hạch toán:
Phản ánh đầy đủ, chính xác các khoản kết hoạt động kinh doanh của kỳ hạch
toán theo đúng quy định của chế độ quản lý tài chính.
c. Tài khoản sử dụng:
+ Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”:
TK911
- Giá vốn hàng hóa, sản phẩm dịch vụ - Doanh thu thuần của hàng hóa
tiêu thụ phát sinh trong kỳ; dịch vụ đã tiêu thụ;
- Chi phí bán hàng;
- Chi phí quản lý doanh nghiệp;
- Chi phí tài chính; - Doanh thu hoạt động tài chính;
- Chi phí khác; - Doanh thu khác;
- Lãi trước thuế của hoạt động kinh - Số lỗ của hoạt động kinh doanh trong
kỳ . doanh trong kỳ.
Tổng số phát sinh Nợ Tổng số phát sinh Có
* Tài khoản 911 không có số dư cuối kỳ.
d. Phương pháp một số nghiệp vụ chủ yếu:
d1) Cuối kỳ kế toán, thực hiện việc kết chuyển số doanh thu bán hàng thuần vào tài
khoản xác định kết quả kinh doanh, ghi:
Nợ TK 511 : Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Nợ TK 512 : Doanh thu bán hàng nội bộ
Có TK 911 : Xác định kết quả kinh doanh.


21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
d2) Kết chuyển trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ, chi
phí liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư, như chi phí khấu hao,
chi phí sửa chữa, nâng cấp, chi phí cho thuê hoạt động, chi phí thanh lý nhượng bán
bất động sản đầu tư, ghi:
Nợ TK 911 : Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 632 : Giá vốn hàng bán.
d3) Cuối kỳ kế toán, kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính và các khoản thu
nhập khác, ghi:
Nợ TK 515 : Doanh thu hoạt động tài chính
Nợ TK 711 : Thu nhập khác
Có TK 911 : Xác định kết quả kinh doanh.
d4) Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí hoạt động tài chính và các khoản chi phí
khác, ghi:
Nợ TK 911 : Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 635 : Chi phí tài chính
Có TK 811 : Chi phí khác.
d5) Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, ghi:
Nợ TK 911 : Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 8211 : Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.
d6) Cuối kỳ kế toán, kết chuyển số chênh lệch giữa số phát sinh bên Nợ và số phát
sinh bên Có TK 8212 “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại”:
+ Nếu TK 8212 có số phát sinh bên Nợ lớn hơn số phát sinh bên Có thì số chênh
lệch, ghi:
Nợ TK 911 : Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 8212 : Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại.

22

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
+ Nếu số phát sinh Nợ TK 8212 nhỏ hơn số phát sinh Có TK 8212, kế toán kết
chuyển số chênh lệch, ghi:
Nợ TK 8212 : Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
Có TK 911 : Xác định kết quả kinh doanh.
d7) Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ, ghi:
Nợ TK 911 : Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 641 : Chi phí bán hàng.
d8) Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ,
ghi:
Nợ TK 911 : Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 642 : Chi phí quản lý doanh nghiệp.
d9) Tính và kết chuyển số lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của hoạt động
kinh doanh trong kỳ, ghi:
Nợ TK 911 : Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 421 : Lợi nhuận chưa phân phối.
d10) Kết chuyển số lỗ hoạt động kinh doanh trong kỳ, ghi:
Nợ TK 421 : Lợi nhuận chưa phân phối
Có TK 911 : Xác định kết quả kinh doanh.
Đối với các đơn vị kế toán có lập báo cáo tài chính giữa niên độ (cuối quý) thì các
bút toán (từ 1 đến 10) được ghi chép cho kỳ kế toán quý.

23
CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG CỦA KẾ TOÁN TIÊU
THỤ HÀNG HÓA VÀ XÁC ĐỊNH
KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG
TY TNHH MULTICO (VIỆT NAM)
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
PHẦN I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH MULTICO

(VIỆT NAM)
1. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH MULTICO
(VIỆT NAM)
a. Giới thiệu chung:
- Tên tiếng Việt: Công ty TNHH Multico (Việt Nam)
- Tên giao dịch quốc tế: Multico (Vietnam) Company Limited
- Trụ sở giao dịch: 284/5 Lý Thường Kiệt, Phường 14, Quận 10, TPHCM.
- Điện thoại: (84-8) 6264 6293 /94 /95
- Fax: (84-8) 6264 6296
- Mã số thuế: 0301596058
- Email:
- Tài khoản giao dịch:
o Tài khoản VNĐ: 0304 00 00 00890
o Tài khoản USD: 0309 0037 01782 tại Ngân hàng VID Public, 88 Nguyễn
Du, Quận 1, TPHCM.
- Giấy phép đầu tư số 411043000318 do Ủy ban Nhân dân TPHCM cấp ngày
27/09/2007.
- Vốn điều lệ: 2.000.000.000 đồng (tương đương 100.000 Đô la Mỹ)
- Nhà đầu tư: Công ty MULTICO ASIA INTERNATIONAL PTE LTD.
(SINGAPORE) đại diện bởi ông HENRICUS JOSEF HENDRA; sinh ngày
16/09/1939; quốc tịch Indonesia; hộ chiếu số A326076 cấp ngày 22/06/2005 tại
Kedutaan Besar Republic Indonesia, Singapore.

24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp: Ông GOH KHOON TEEN
PAUL; sinh ngày 22 /11/1954; quốc tịch Singapore; hộ chiếu số S0167829I cấp
ngày 11/8/2006 tại Singapore, chức vụ: Tổng Giám đốc.
b. Ngành nghề đăng ký kinh doanh:
- Cung cấp các dịch vụ thiết kế, giám sát, lắp đặt bảo trì hệ thống cấp điện, hệ

thống điều hòa không khí, hệ thống báo động, hệ thống thông tin liên lạc.
- Nghiên cứu thiết kế sản xuất các loại máy móc thiết bị sản xuất nông nghiệp,
chế biến và bảo quản nông sản thực phẩm.
- Mua bán các loại máy kéo, máy nông nghiệp, máy phát điện, xe nâng, xe cẩu.
- Thi công các loại móng công trình, công việc xây lắp, kết cấu công trình, kết cấu
kim loại.
- Sản xuất thi công hệ thống ống gió, thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy, chữa
cháy, hệ thống chống sét, hệ thống camera quan sát.
c. Các lĩnh vực hoạt động chủ yếu:
Multico (Việt Nam) có nhiều năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực sau:
 Các chức năng hoạt động của Multico (Việt Nam):
 Khảo sát, tư vấn dự án.
 Xuất nhập khẩu, phân phối bán lẻ thiết bị vật tư
 Lắp đặt chuyển giao công nghệ
 Bảo dưỡng, bảo trì.
 Các lĩnh vực hoạt động chính của Multico (Việt Nam):
• Cơ khí, công nghệ.
• Xây dựng, điện, điện lạnh.
• Mua bán máy công nghiệp, nông nghiệp
• Thi công, lắp đặt, bảo trì máy phát điện, máy nén khí.

25

×