Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

khảo sát ảnh hưởng của độ mặn trong nước lên sự phát nảy mầm và phát triển của cây lúa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 22 trang )

Bộ Công Thương
Trường Đại Học Công Nghiệp TP. Hồ Chí Minh
Viện Khoa Học Công Nghệ và Quản Lý Môi Trường
BÁO CÁO
THỰC HÀNH ĐỘC HỌC MÔI TRƯỜNG
Đề Tài:
Khảo Sát Ảnh Hưởng Của Độ Mặn Trong Nước
Lên Sự Phát Nảy Mầm Và Phát Triển Của Cây Lúa
Lớp ĐHMT 4b
Nhóm 2_K1
GVHD: Th.s Nguyễn Văn Phương
Danh sách nhóm
1. Lê Tấn Lâm 08109741
2. Huỳnh Bá Bằng 08110361
3. Huỳnh Văn Đẩu 08123361
4. Diệp BảoHoan 08109591
5. Nguyễn Thị Anh Thư 08117411
Tp. Hồ Chí Minh tháng 04 năm 2011
1
NỘI DUNG ĐỀ TÀI
I. Hiện trạng và ảnh hưởng của độ mặn lên cây Lúa tại
đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam.
II. Tính cấp thiết lựa chọn đề tài.
III. Cơ sở lý thuyết và tiến trình thí nghiệm ảnh hưởng
của độ mặn lên cây lúa.
IV. Biện pháp giảm thiểu và khắc phục ảnh hưởng của độ
mặn lên cây Lúa.
2
I. Hiện trạng và ảnh hưởng của nước nhiễm mặn tại đồng bằng sông
Cửu Long.
I.1. Hiện trạng nhiễm mặn


Ngay từ đầu mùa khô, mực nước trên sông Mekong và các dòng sông khác ở
các tỉnh, thành trong vùng ĐBSCL xuống thấp nên nước mặn từ các cửa biển có điều
kiện lấn sâu vào nội đồng. Vựa lúa, vựa thuỷ sản và trái cây miệt vườn ĐBSCL đang
đối diện với những khó khăn cả về sản xuất lẫn đời sống dân sinh.
Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu, trường Đại học Cần
Thơ nhận định: Nguồn nước từ thượng nguồn sông Mekong trong mùa mưa lũ chảy
vào ĐBSCL đang có xu hướng giảm dần. Năm 2010, mực nước lũ tại Châu Đốc thấp
nhất trong 85 năm qua. Chính vì dòng chảy giảm nên mặn xâm nhập sâu vào đất liền;
sản lượng cá đánh bắt tự nhiên trên sông Mekong cũng giảm hẳn.
Những ngày cuối tháng 3-2011, các tỉnh ven biển trong vùng ĐBSCL như Bến
Tre, Tiền Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang đã bị mặn tấn
công. Năm nay, mức độ mặn ngày càng khốc liệt hơn và phạm vi ngày càng rộng ra.
Dự báo của Viện Lúa ĐBSCL cũng cho thấy, các tiểu vùng trong khu vực như bán
đảo Cà Mau, Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, Tây sông Hậu đều bị ảnh hưởng
hạn, mặn. Khoảng 500.000 ha lúa ở ĐBSCL đứng trước nguy cơ thiếu nước tưới
trong vụ Đông Xuân 2010 – 2011 và hơn 100.000 ha lúa có nguy cơ bị nước mặn xâm
nhập nặng nề, chủ yếu ở các tỉnh Tiền Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên
Giang, Bến Tre và Hậu Giang. 3 huyện Trà Cú, Cầu Ngang và Châu Thành, tỉnh Trà
Vinh có khoảng 4.000 ha lúa đứng trước nguy cơ bị thiệt hại 30-70% do khô hạn và
mặn xâm nhập. Hiện tại, tỉnh Kiên Giang nước mặn đã xâm nhập vào trong đất liền
vài chục cây số theo các con sông nối ra biển. Đặc biệt là nông dân vùng bán đảo Cà
Mau (tỉnh Kiên Giang) đang đối mặt với tình trạng xâm nhập mặn ngay từ đầu vụ.
Các tỉnh ven biển như Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Cà Mau đã chỉ đạo đóng các
cống ngăn mặn từ những ngày đầu năm 2011. Còn nhớ, năm ngoái, tỉnh Hậu Giang
3
tuy cách xa cửa biển đến hơn 50 km nhưng mới đầu tháng 3-2010, nước mặn đã theo
dòng kênh xáng Xà No lấn sâu đến thành phố Vị Thanh làm nhà máy nước phải tạm
đóng cửa và phải khẩn trương xây dựng đường ống dẫn nước từ huyện Châu Thành A
(cách Vị Thanh 15 km) để dẫn nước ngọt về phục vụ cho hơn 200.000 dân thành phố
Vị Thanh. Năm nay, nước mặn lại tiếp tục tấn công Hậu Giang đang đe dọa gần

20.000ha lúa và hoa màu ở các huyện Long Mỹ và thành phố Vị Thanh. Nước mặn đã
vượt khỏi thành phố Vị Thanh.
(Nguồn: Khánh – Minh – Phú - daidoanket.vn 30/03/2011
/>I.2. Ảnh hưởng nước nhiễm mặn
Đa số ý kiến của lãnh đạo Sở Nông nghiệp các tỉnh đang bị nhiễm mặn nặng và
hạn hán cho rằng, năm nay mặn về sớm nên người dân gặp rất nhiều khăn về nước
trong sinh hoạt; đặc biệt, nước cung cấp cho sản xuất luá xuân hè.
Ông Vũ Quang Nhận, Trưởng phòng kế hoạch Sở Nông nghiệp Kiên Giang tỏ
ra lo ngại cho việc sản xuất hơn 10.000ha lúa xuân hè tại các địa phương như Gò
Quao, An Biên, Vĩnh Thuận và một số vùng sản xuất đặc thù tại Hòn Đất, Kiên
Lương, Hà Tiên đang bị đe dọa vì thiếu nước ngọt. Trong khi đó, ông Đinh Văn Đình,
Trưởng phòng kế hoạch Sở Nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng, cho biết, đến nay vẫn chưa
thống kê được diện tích lúa bị thiệt hại ở địa phương do hạn hán và mặn về sớm. Tuy
nhiên ông Đình khẳng định rằng, một số huyện duyên hải như Vĩnh Châu, Long Phú
bị ảnh hưởng rất nhiều.
Riêng tại khu vực Bắc Cà Mau, hơn 90.000 ha đất sản xuất lúa, rau màu ở các
huyện Trần Văn Thời, Thới Bình, U Minh và một phần thành phố Cà Mau đã bị hạn
cục bộ nhiều ngày qua.Còn tại vùng Nam Cà Mau, do hệ thống thủy lợi chưa hoàn
chỉnh nên đã gây thiếu nước cục bộ tại một số địa phương vùng sâu, vùng xa làm ảnh
hưởng đến việc thả tôm nuôi của bà con.
4
Sự nhiễm mặn đã ảnh hưởng không nhỏ tới sự sinh trưởng và phát triển của
cây lúa như: giảm sức nảy mầm của lúa, giảm chiều cao và khả năng đẻ nhánh, hệ rễ
phát triển kém, giảm sự cố định đạm sinh học và quá trình khoáng hoá đạm trong đất.
Tính trung bình năng suất lúa có thể giảm tới 20-25%, thậm chí tới 50%
I.3. Một số hình ảnh về ảnh hưởng của nhiễm mặn lên cây lúa
Ông Nguyễn Văn Tố, Phó chủ tịch Hội Nông dân xã Đại Phước (Nhơn Trạch)
chỉ cánh đồng Vàm Ô bị nhiễm mặn làm lúa chết khô, nông dân phải đốt bỏ.
( Nguồn: Hương Giang- Nhơn Trạch: Lúa mất trắng do nhiễm mặn (20:56
23/03/201). />tabid=587&idmid=2&ItemID=62170 )

5
Ruộng lúa bị nhiễm mặn ở Bến Tre
(Nguồn: 27/03/2011 05:05 Bài toán “ An ninh dòng chảy kiệt”_
/>Cuoi/44324,Bai-toan-An-ninh-dong-chay-kiet.ttm).
Nhiều diện tích lúa ở vùng bán đảo Cà Mau đang chết dần vì nhiễm mặn
6
(Nguồn: Kiên Giang: Lúa chết rũ trên ruộng tôm _
/>Giang:-Lua-chet-ru-tren-ruong-tom)
II. Tính cấp thiết lựa chọn đề tài
Vài năm gần đây, biến đổi khí hậu toàn cầu (BĐKHTC), nước biển dâng được
dự báo là đại nạn cho ĐBSCL, vựa lúa cả nước. Thông qua những hiện tượng thời tiết
nguy hiểm, đại nạn này không chỉ đe dọa đến năng suất, mà còn thu hẹp đất trồng lúa.
Biến đổi khí hậu tác động rất lớn đến sản xuất nông nghiệp của Đồng bằng
sông Cửu Long - vựa lúa lớn nhất cả nước, chiếm hơn 50% diện tích và sản lượng,
đóng góp đến 90% sản lượng gạo xuất khẩu hiện nay của nước ta. Biến đổi khí hậu
với hiệu ứng là nhiệt độ tăng cao và mực nước biển dâng đã và đang làm gia tăng sự
khác biệt về tổng lượng nước giữa hai mùa trong năm ở Đồng bằng sông Cửu Long,
ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp của vùng này. Sự cạn kiệt nguồn
tài nguyên nước ngọt trong các lưu vực sông vào mùa khô, kèm theo xâm nhập mặn
gia tăng, gây thiếu nước trầm trọng cho nông nghiệp
Đồng bằng sông Cửu Long gồm có 13 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long,
Bến Tre, Đồng Tháp, Trà Vinh, Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng An Giang,
Kiêng Giang và Cà Mau. Với diện tích 39.712 km2, chiếm 12,1% diện tích cả nước,
dân số 17,4 triệu vào năm 2006, chiếm 21% dân số cả nước. Đồng bằng sông Cửu
Long là vùng đất sản xuất 40% GDP về nông nghiệp của Việt Nam, so với cả nước,
sản lượng của lương thực, trái cây và thủy sản của khu vực chiếm lần lượt là 50%,
90% và 70%, trong đó xuất khẩu lúa gạo chiếm 90%, xuất khẩu thủy sản chiếm 70%.
Nhưng đây là vùng đất thấp nên ảnh hưởng nặng nề triều cường của biển đông và biển
tây. Ngoại trừ một phần vùng đất cao của tỉnh An Giang và Kiêng Giang, các phần
khác còn lại đều có cao trình dưới 2m.

Triều cường cao của biển đông (dâng cao đến 2,14m) tiến sâu vào đất liền ảnh
hưởng nặng nề đến đời sống của người dân. Trong tương lai vùng này sẽ chịu ảnh
hưởng càng nặng khi nước biển dân. Theo dự báo của Nhóm chuyên gia liên chính
phủ về biến đổi khí hậu (International Panel on Climate Change IPCC) năm 2007,
trong trường hợp nước biển dâng lên 1m sẽ nhấn chìm 15,000 đến 20,000 km2 của
vùng đồng bằng này sẽ chìm trong nước. Nếu tác động này không được quan tâm và
7
tìm hướng giải quyết sẽ ảnh hưởng lớn đến kinh tế của cả nước và đe dọa an ninh
lương thực
Theo dự báo của các nhà khoa học và tổ chức quốc tế đã xếp Việt Nam, đặc
biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ bị tổn thương cao do tác động của
hiện tượng biến đổi khí hậu và nước biển dâng (Peter and Greet, 2008; Dasgupta et al,
2009, IPCC, 2007; UNDP, 2007; WB, 2007; ADB, 1994). Tác động nóng ấm toàn
cầu thể hiện rõ nhất là ảnh hưởng của triếu cường ngày càng trầm trọng. Nó ảnh
hưởng lớn ở cả nông thôn và thành thị. Phần lớn các thành phố ven biển như Trà
Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, đều ngập khi triều cường.
- Nhiệt độ cao nhất trung bình của mùa khô sẽ tăng từ 33-35
o
C lên 35-37
o
C
- Lượng mưa đầu vụ Hè thu (15/4-15/5) sẽ giảm khoảng 10-20%
Theo Bộ Tài nguyên Môi trường
- Khi mực nước biển dâng thêm 65cm, diện tích đất bị ngập 5.133 km2
(12,8%)
- Khi mực nước biển dâng thêm 75cm, diện tích bị ngập 7.580 km2 (19%)
- Khi nước biển dâng 1 m ước tính diện tích bị ngập là 15.116 km2 (27,8%)
- Khi đó diện tích lúa 2 vụ giảm 1,8% cho đến giữa thập niên 2030
- Diện tích lúa 3 vụ giảm 2,7% khi đến thời gian trên (Nguyễn Văn Sánh
2010).

Đồng bằng Cửu Long có độ cao 0- 4 m trên mực nước biển, riêng vùng Cà
Mau chỉ cao hơn mực biển 0-0.5 m, trong lúc thuỷ triều cao 4m, nên khả năng chìm
dưới mặt biển khá lớn, nhất là vùng rừng ngập mặn hiện nay, và coi như một phần lớn
đồng bằng bị đe doạ bởi triều cường từ phía biển hay nước lủ phía thượng lưu sông
Cửu Long. Nếu nước biển dâng cao thêm 0.2 m, khoảng 706 km
2
đất bị chìm ngập, và
nếu dâng cao 0.6 m sẽ có khoảng 994 km
2
đất bị chìm ngập (Kỹ Quang Vinh 2008).
Theo Bộ Nông Nghiệp VN, nếu mực nước biển dâng cao 1m, ĐBCL sẽ mất từ 15,000
đến 20,000 km
2
đất. Tuy nhiên, nhờ số lượng phù sa do sông Cửu Long mang vào địa
phận Việt Nam hàng năm khoảng 240 triệu tấn, một phần lắng tụ trên đồng bằng làm
phì nhiêu đất đai, một phần bồi đắp lấn ra biển dọc duyên hải, nhờ rừng ngập mặn.
Trước đây, hàng năm đất lấn ra biển từ 6 m đến 80 m, nhất là ở Mủi Cà Mau, và lập
nhiều cồn, đảo phù sa nhỏ ở ngoài khơi từ Bến Tre cho tới Sóc Trăng. Hiện tại, nước
biển đang dâng cao. Nếu rừng ngập mặn không bị hủy diệt, và sự can thiệp của con
8
người, các giồng cát thiên nhiên sẽ được thành hình thêm, chạy dọc theo bờ biển, bảo
vệ vùng đất trủng bên trong. Nhờ các loạt giồng duyên hải cao hơn mực biển 3-4 m đã
tạo thành trong 6,000 năm qua, chạy song song với bờ biển, che chắn phần đất trủng
bên trong, nên diện tích mất đất vì nước biển dâng cao sẽ không nhiều ở ĐBCL như
đã dự đoán).
Vì mực nước biển dâng cao, ảnh hưởng của triều cường, và lưu lượng dòng
sông xuống thấp trong mùa khô hạn, nên nước biển xâm nhập sâu vào nội địa. Riêng
năm hạn hán 1993 và 1998, nước ngọt sông Cửu Long xuống rất thấp ở vùng Cà Mau,
nên khoảng 1/3 diện tích Cà Mau bị nhiểm mặn 0.4% muối, không canh tác được.
Năm 1999, riêng tại các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Tiển Giang và Cà Mau khoảng

100,000 ha đất canh tác bị nhiểm mặn. Ngay cả đầu năm 2001, khi bắt đầu mùa mưa
vào tháng 5, một số tỉnh đồng bằng Cửu Long vẫn bị nước mặn xâm nhập trầm trọng.
Độ nhiểm mặn có khuynh hương gia tăng hàng năm. Chẳng hạn, độ nhiểm mặn đo
cùng một địa diểm ở vùng Long An gia tăng từ 300 mg muối/lít vào tháng 3/2002 lên
1800 mg/l vào tháng 3/2004. Tại cống Cái Xe (rạnh Mỷ Xuyên và thị xả Sóc Trăng)
ngày 20/2/2005 độ mặn trong nước là 5,900 mg/lít.
Tại ĐBCL, vào năm bình thường, khoảng 320 ngàn ha đất nhiểm mặn, nhưng
vào năm hạn hán khoảng 744 ngàn ha đất nhiểm mặn (18.9% diện tích ĐBCL) (9).
Sự tác động mạnh mẽ của nước nhiễm mặn lên cây lúa là một tổn thất rất lớn
cho nền kinh tế nước ta, chính vì thế cần phải khảo sát và nghiên cứu nồng độ gây ảnh
hưởng đến sự nảy mầ và phát triển của cây lúa để từ đó xây dựng và tìm ra những
biện pháp khắc phục hiệu quả.
III. Cơ sở lý thuyết và tiến trình thí nghiệm ảnh hưởng của độ mặn lên cây
Lúa.
III.1. Cơ sở lý thuyết về ảnh hưởng của độ mặn lên cây Lúa và cơ chế gây
độc
Hiện nay, đã phát hiện có tất cả 60 nguyên tố hòa tan trong nước biển và phần
lớn tồn tại dưới dạng ion, những ion này có biến đổi theo sự khác nhau của những
điều kiện lý, hóa, sinh học và địa chất của vùng biển. Trong nước biển, ngoài thành
phần hóa học phức tạp ra còn có sinh vật, những thể hữu cơ này rất cần nhiều thành
phần hóa học để sống và khi sinh vật chết đi sẽ trả lại thành phần hóa học trong cơ thể
9
của chúng vào trong nước biển. Vì vậy nước biển không chỉ là thành phần hóa học
phức tạp mà còn là thể tổng hợp của thể hữu cơ.
Thành phần hóa học của nước biển có những đặc tính sau đây:
Tất cả nước biển đều có thành phần muối hòa tan phong phú, trừ những vùng
biển đặc biệt, nói chung là có nồng độ muối tương đối ổn định, khoảng 35‰. Thành
phần hóa học của tất cả nước biển đều giống nhau và thành phần tương đối ổn định,
trong đó ion Cl
-

chiếm 55,25%, ion Na
+
chiếm 30,63%, ion SO
4

2-
chiếm 7,74%, muối
cacbonate chiếm 0,3% tổng số các ion hòa tan, các muối của N, P, Si và vật chất hữu
cơ chiếm khoảng 0,3 %.
Thành phần ion của tất cả nước biển hầu như không biến đổi theo thời gian và
không gian. Trong nước biển có các nguyên tố: Cl, Na, Mg, S, Ca, K, Br, C, Sr, B, F,
Si, N, Al, Rb, Li, P, Ba,I As, Fe, Mn, Cu, Zn, Pb, Se, Cs, V, Mo, Th, Ce, Ag, La, Y,
Ni, Sc, Hg, Au, Ro, Cd, Co, Sn, O, H, Ar, He, Ne, 11 nguyên tố đầu là những
nguyên tố chủ yếu trong thành phần nước biển. Hàm lượng PO
4
3-
ít hơn muối nitrate
khoảng 10 lần, ở tầng nước mặt hàm lượng PO
4
3-
không vượt quá 0.02 ppm. Ở dưới
sâu hàm lượng các muối hòa tan của nitơ, phosphor nhiều hơn trên tầng mặt tới hàng
chục hay hàng trăm lần. Hàm lượng các muối hòa tan của sắt trong nước biển thường
rất thấp, thấp hơn hàng trăm lần so với hàm lượng sắt trong các thủy vực nước ngọt.
Cơ chế gây độc:
Do nồng độ muối cao nên áp suất thẩm thấu của dung dịch đất ở đây rất cao, có
thể đạt 200-300atm hay còn có thể cao hơn. Do đất mặn có áp suất thẩm thấu cao cho
nên cây không thể hút được nước nếu không có cơ chế thích nghi, do đó gây nên hiện
tượng hạn sinh lý. Cây bình thường không thể sống trong môi trường có áp suất thẩm
thấu trên 40 atm.

Một tác hại khác của đất mặn là trong dung dịch đất chứa nhiều ion độc. Một
số ion ở nồng độ thấp không độc nhưng ở nồng độ cao lại gây độc. Các ion này lại
cạnh tranh với chất dinh dưỡng trong quá trình hút của rễ làm cho rễ khó hút chất dinh
dưỡng.
Đặc biệt khi cây hút các ion độc vào trong tế bào sẽ gây rối loạn trao đổi chất
của tế bào. Các ion độc sẽ ức chế hoạt động các enzim, các chất kích thích sinh trưởng
cho nên làm rối loạn hoạt động trao đổi chất- năng lượng, các hoạt động sinh lý bình
thường của tế bào.
10
Các chất độc còn ảnh hưởng theo chiều hướng bất lợi đến nguyên sinh chất
như làmgiảm mạnh độ nhớt, tính thấm của nguyên sinh chất tăng mạnh nhất là
tăng mạnh ngoại thẩm làm cho tế bào mất chất dinh dưỡng. Các hoạt động sinh lý của
tế bào cũng bị ảnh hưởng: quá trình quang hợp giảm mạnh do lá kém phát triển, sắc tố
ít do các chất độc ức chế quá trình tổng hợp sắc tố, các quá trình xảy ra trong quang
hợp bị giảm sút do ảnh hưởng của chất độc và thiếu nước. Quá trình hô hấp tăng
mạnh, các cơ chất bị phân huỷ mạnh, nhưng hiệu quả năng lượng thấp, phần lớn năng
lượng của các quá trình phân huỷ đều thải ra dưới dạng nhiệt làm cho tế bào thiếu
ATP để hoạt động. Phân huỷ mạnh, tổng hợp lại yếu nên không bù đủ lượng vật chất
do hô hấp phân huỷ, chất dự trữ dần dần bị hao hụt, cây không sinh trưởng được, do
vậy cây còi cọc, năng suất thấp. Nếu cây bị mặn nặng hay mặn kéo dài sẽ bị chết.
Mức độ thừa hay gây độc: nồng độ các nguyên tố cần thiết hay bất cứ một
nguyên tố nào khác cao, đủ để làm giảm sự sinh trưởng và năng suất của cây trồng.
Nồng độ dinh dưỡng thừa có thể gây ra sự mất cân bằng giữa các chất dinh dưỡng cần
thiết khác và sự mất cân bằng này cũng có thể làm giảm năng suất.
Năng suất bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi bị thiếu chất dinh dưỡng và khi điều
chỉnh được sự thiếu hụt chất dinh dưỡng này, sự sinh trưởng của cây trồng tăng nhanh
hơn nhiều so với sự gia tăng nồng độ chất dinh dưỡng trong cây. Trong trường hợp bị
thiếu nghiêm trọng, nếu được bón phân thì năng suất có thể tăng nhanh, nhưng nồng
độ chất dinh dưỡng đó trong cây có thể bị giảm.
Khi nồng độ đạt đến mức độ tới hạn, năng suất cây trồng thường đạt tối đa.

Nồng độ chất dinh dưỡng đủ thoả mãn nhu cầu của cây thường nằm một khoảng biên
độ rộng, nếu nồng độ dinh dưỡng nằm trong khoảng này sẽ không ảnh hưởng đến
năng suất. Nhưng khi nồng độ tăng cao hơn mức độ tới hạn, cây trồng sẽ cho thấy có
sự hấp thu xa xỉ các chất dinh dưỡng (trên mức cần thiết để đạt mức tối đa). Sự tiêu
thụ xa xỉ này rất phổ biến trong hầu hết các loại cây trồng. Các nguyên tố được hấp
thụ với một lượng thừa có thể làm giảm năng suất trực tiếp do sự gây độc, hay gián
tiếp do làm giảm nồng độ đến dưới mức độ tới hạn của các chất dinh dưỡng khác.
11
Triệu chứng sinh lý và hóa sinh:
Các thông số biểu hiện như đẻ nhánh kém, hạt lép cao, số hạt/bông ít, khối
lượng 1000 hạt thấp, cháy lá đều biểu hiện ở cả hai dạng bất thuận saline và
sodicnhưng nó không biểu hiện cùng mứcNhững triệu chứng chính là:
Trắng đầu lá sau đó cháy (salinity), Lá vàng và chết (sodicity), Sinh trưởng còi
cọc, Đẻ nhánh kém, Lép, Chỉ số thu hoạch thấp, Số hạt trên bông ít, Khối lượng 1000
hạt thấp, Năng suất thấp, Thay đổi thời gian trỗ, Cuốn lá, Vết trắng lá, Rễ sinh trưởng
kém, Ruộng sinh trưởng loang lổ.
Phản ứng với chịu mặn, một số lớn nhưng thay đổi sinh lý và hoa sinh đem vào
thử nghiệm trong môi trường bất thuận, nhưng chỉ một số ít nhưng thay đổi sinh lý
sinhhóa này có ý nghĩa và có đóng gó plớn vào cơ chế chịu mặn của giống. Nhưng
thayđôi điều khiển cân bằng dung dịch, nước và phân bố chúng trong toàn bộ cây và
cácmô trong cây. Trên cơ sở nghiên cứu ở hầu hết các cây trồng và các giống cho
thấybiểu hienẹ sinh lý và hóa sinh dứoi điều kiện mặn cao hơn như sau:
Vận chuyển Na+ cao đến đỉnh sinh trưởng, Ưu thế tích lũy Na ở các lá già hơn,
Hút Cl- cao, Hút K+ thấp, Khối lượng tưoi và khối lượng khô của đỉnh và rễ thấp, Hút P
12
và Zn thấp, Thay đổi trong thành phấn esterase isozyme, Tăng dung dịch hữu cơ không
độc tương ứng.
Một tác hại khác là ảnh hưởng của đất mặn vì trong dung dịch đất chứa nhiều
ion độc. Một số ion ở nồng độ thấp không độc nhưng ở nồng độ cao lại gây độc. Các
ion này lại cạnh tranh với chất dinh dưỡng trong quá trình hút của rễ làm cho rễ khó

hút chất dinh dưỡng. Thành phần các muối trong đất mặn phổ biến là NaCl, Na
2
SO
2
,
Na
2
SO
4
, Na
2
CO
3
, MgCl
2
, MgSO
4
các muối đó ở nồng độ cao đều gây độc cho cây.
III.2. Tiến trình thí nghiệm
III.2.1.Mục đích thí nghiệm:
- Khảo sát ảnh hưởng của độ mặn_muối NaCl lên sự nảy mầm và phát
triển của cây Lúa.
- Tìm ra ngưỡng chịu đựng, giới hạn cho phép giúp cây phát triển tốt.
III.2.2.Nguyên tắc tiến hành thí nghiệm
Dựa trên nguyên tắc đối chứng và quan sát nhờ vào khả năng hấp thụ
chất dinh dưỡng cũng như độc chất vào cơ thể của cây. Tùy theo nồng độ khác
nhau sẽ gây ra những tác động và ảnh hưởng kahcs nhau lên sự nảy mầm và
phát triển của cây Lúa.
III.2.3.Dụng cụ và hóa chất
III.2.3.1. Dụng cụ

- 2 cuộn giấy sạch để tạo mẫu đất
- 9 khay dùng để giao trồng, khảo sát sự phát triển của Lúa
- Cân điện tử ( cân lượng muối hòa tan)
- Bình định mức 100 ml, đũa thủy tinh, 4 becher 100ml.
- Thước đo (đơn vị mm)
III.2.3.2. Hóa chất
Dung dịc NaCl
NaCl tinh thể
Dung dịch NO
3
III.2.4.Tiến hành thí nghiệm
- Giống Lúa được ngâm trong nước ấm và loại bỏ hạt lép, ủ giống để có
những hạt giống xưng mầm chuẩn bị cho giai đoạn gieo.
- Chuẩn bị những khay đất sạch và đánh số theo thứ tự. mẫu đầu tiên là mẫu
sạch, các mẫu còn lại sẽ pha trộn với nồng độ muối theo tỉ lệ tang dần.
13
- Sau đó cho hạt giống đã chuẩn bị trước vào các từng khay, phủ lên một lớp
đất mỏng tạo độ ẩm cho hạt giống.
- Quan sát thường xuyên và châm thêm nước ( trường hợp bị khô và châm
đúng với dung dịch có nồng độ ban đầu khảo sát)
- Thu kết quả sau 1 tuần thí nghiệm và ghi chép số liệu như sau:
+ Mật độ mọc của mỗi khay (hạt sống/ tổng số hạt, dày, thưa, số cây yếu.
v.v.)
+ Ứng mỗi khay , nhỏ khoảng 5 cây đo chiều dài thân, rễ.
+ Ghi lại những dấu hiệu, hiện tượng trên than, rễ, lá của cây.
- Để kết quả đạt tính chính xác cao chúng tôi đã thực hiện thí nghiêm 3 lần
như sau:
Lần 1: (khảo sát 9 khay)
STT 0 1 2 3 4 5 6 7 8
m

NaCl
(g/l) 0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8
H
2
O pha (ml) 100
ml dung dịch
gieo trồng
30
Hạt Giống 20
Kết quả sau 1 tuần
Số cây sống 20 20 19 19 17 15
14
(3)
16
(6)
9
(2)
Chiều dài thân
TB (cm)
10.8 10.3 9.3 6 5.8 5 4.5 3.2 2.5
Chiều dài rễ
TB(cm)
10.5 10 6.5 6.2 5.7 5.5 4.5 3.5 2.2
Hiện tượng:
Từ mẫu 0 đến mẫu 6: cây lúa phát triển bình thường chỉ khác nhau về chiều
dài thân rễ, tuy nhiên quan sat bên ngoài về màu lá, rễ, thân thì tương tư
nhau. Không có sự chênh lệch đáng kể.
Từ mẫu 7 đến mẫu 8: cây lúa phát triển rất yếu, lá đen và có nhiều cây thân
vàng, lá ngã.
Lần 2: khảo sát 10 khay (gieo ngày 24/03/11 thu kết quả 31/03/11)

STT 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9
m
NaCl
(g/l) 0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 0.9
H
2
O pha(ml) 100
ml dung dịch 30
14
gieo trồng
Hạt Giống 20
Kết quả sau 1 tuần
Số cây sống 20 20 20 20 20 20 20 18 18 18
Chiều dài
Thân - Rễ
(cm)
11 -
10
11.7 -
9.4
10 -
9.2
10.8-
7.7
8.9 –
9
9 –
8.5
12 –
5.5

3.3 –
3.5
2 –
3.2
2.2-
0.8
13.5 –
11
11 –
9.5
9.4 –
6.5
10 –
6.7
9.7
-9.4
9 -
8
7.7 –
5.3
3 –
2.1
2.5 –
2.7
1.1 –
0.5
11 -
8
10 -
10

10.5 –
7.4
10.2
– 6.7
9 -
8
10 –
9.2
7.5 –
5
2 -
3
2.5 –
3
1 -
2
12.4 –
12
10.5 –
8
9.4 –
5.5
10.4
– 6.5
7.6 –
5.5
8.2 –
4.5
9.1 –
5.5

3 -
2.5
3 –
1.7
1.3 –
0.6
11.5 -
10
9 -
5
4.5 –
4.7
10.4
- 11
9 –
8.5
8 –
6.5
9.8 -
6
3.7 –
2.1
3.5 –
2.3
1 -
1
Trung bình
Thân – Rễ
11.88
– 10.2

10.44
- 7.78
8.76 –
6.66
10.36
– 8.2
8.84-
8.08
8.84
-7.34
9.22
– 5.5
3 -
2.64
2.7 –
2.58
1.32-
0.98
Lần 3 (khảo sát 10 khay_ gieo 24/3/11 thu kết quả 31/3/11)
STT 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9
m
NaCl
(g/l) 0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 0.9
H
2
O pha(ml) 100
ml dung dịch
gieo trồng
50
Hạt Giống 35

Kết quả sau 1 tuần
Số cây sống 35 35 35 35 33 34 34 32 32 30
Chiều dài
Thân - Rễ
(cm)
10 –
8.8
10.2-
12.2
8.9 –
5
7.2 –
5.3
8.0 –
6.6
7.5 –
6.0
6.5 –
5.0
4.5 –
2.7
3.6 –
2
2 –
1.8
10–
9.8
9.5 –
8.2
8.8 –

10.5
7.7 –
7.5
7.8 –
7.3
8.2 –
7.7
6. –
4.5
5 –
5.1
4.0 –
3. 1
3.2 –
2.1
10 -
11.5
8.3 –
7.4
9.2 –
8.8
7.2 –
6.0
8.2 –
7. 9
6.5 –
7.2
5.5 –
5.0
3.3 –

6
4.3 –
1.8
2. –
2.3
9.5–
11.5
9.6 –
11.4
8.0 –
6.6
6.3 –
5.8
8.0 –
6.0
7.0 –
7.2
5 –
6.6
4.2 –
4.4
3.9 –
1.7
4. –
2.1
9.8- 7 -6.6 8.2 - 7.7 – 8.3 – 7.7 – 5.4 – 6.2 – 4.7 – 3.0 –
15
11.7 8 5.7 6.5 6.5 6 7.0 2.2 2
Trung bình
Thân – Rễ

(cm)
9.86
-10.66
8.92 –
9.16
8.62 –
7.78
7.22–
5.06
8.06 –
6.86
7.78
-6.92
5.68-
5.42
4.64-
5.04
4.1-
2.4
2.84-
2.06
Hiện tựơng: lần 2 và lần 3 cùng khảo sát 1 thời gian và cho kết quả gần giống
nhau. Từ nông độ ở khay sô 7 – 9 là cây phất triển rất yếu và nhiều lá vàng, ngã, có lá
đen một số hạt màm không thể mọc được và bị cùn đầu.
Một số hình ảnh về
sự phát triển của cây
Lúa khi tiến hành
thí nghiệm.
16
17

III.2.5.Hạn chế thí nghiệm
- Khả năng chịu mặn của mỗi giống lúa khác nhau.
- Sự nảy mầm và phát triển của Lúa phụ thuộc vào ánh sáng, nhiệt độ và độ
ẩm.
- Điều kiện dinh dưỡng, độ cứng, Ph trong nước.
- Tác động của côn trùng.
- Thời gian khảo sát chỉ giới hạn trong vòng 1 tuần, nên chưa khảo sát hết sự
ảnh hưởng trong giai đoạn phát triển sau đó.
III.3. Kết luận:
Lần 1 ta thấy cùng nồng độ muối trên nhưng Lúa phát triển yếu và số
cây chết cao hơn. Lần 2 và lần 3 chúng tôi đã thay đổi giống Lúa ML48 và
thấy số cây sông xót cao hơn.
Vì vậy: mỗi giống Lúa có ngưỡng chịu mặn khác nhau.
Nồng độ từ 0 – 5 g/lít Lúa phát triển bình thường.
Tuy nhiên với nồng độ NaCl

5g/lít gây ảnh hưởng đến sự phát triển
của cây lúa.
Đặc biệt ta thấy dấu hiệu rõ ràng hơn ở nồng độ 7g/lít cây rất yếu và có
dấu hiệu chết, vàng lá và thân.
Nồng độ

7g/lít Lúa không phát triển, nhiều cây chết.
Cây Lúa đã phát triển được cấy trong nồng độ

7g/lít đã cung cấp chất
dinh dưỡng NO
3
sau 1 tuần có biểu hiện lá vàng, úa đen, ngã, rễ thối, nhiều cây
chết.

IV. Biện pháp giảm thiểu và khắc phục ảnh hưởng của độ mặn lên cây Lúa.
Như vậy, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay (qua gia tăng nhiệt
độ, và nước biển dâng cao) lên vùng ĐBCL cũng chưa ảnh hưởng trầm trọng, vì có
thể sửa đổi qua các kỹ thuật canh tác (thay đổi giống thích hợp, thay đổi chiến lược
sản xuất nông nghiệp thích nghi), hay thủy lợi (đắp đê, cống điều tiết nước), v.v. Sự
sống còn và thịnh vượng của ĐBCL Việt Nam tùy thuộc chính vào sông Mekong.
Việc con người xây dựng nhiều đập thủy điện và nhiều hồ chứa nước ở thượng nguồn,
thành lập nhiều thành phố kỹ nghệ dọc dòng sông từ thượng nguồn đến biển (mà
không chú trọng bảo vệ môi sinh), việc phá rừng rất trầm trọng trong lưu vực, v.v. sẽ
18
làm biến đổi lưu lượng sông Mekong, gia tăng lụt lớn trong mùa mưa, nhưng thiếu
nước canh tác và sinh hoạt trong mùa hạn kéo dài, chưa kể dòng sông bị ô nhiểm. Đó
là những điều mới đáng quan ngại cho tương lai của ĐBCL.
Đề xuất biện pháp xử lý bị nhiễm mặn:
Phát triển giống chịu mặn
Nguồn biến dị di truyền của nguồn gen hiện có Nguồn biến dị di truyền hiện
có chịu mặn trong các loài là rất quan trọngcho chương trình cải tiến cây trồng chịu
mặn.
Lựa chọn nguồn gen cho chương trình tạo giống là yéu tố quyết địnhthành
công
Thu thập nguồn gen để cung cấp nguồn di truyền đa dạng cho nghiên cứutính
trạng chịu mặn
Môi trường mục tiêu và đặc điểm
Trước khi thiết kế bất kỳ một kiểu cây lý tưởng nào cũng phải xác định rõ loại
đất vàđiều kienẹ khí hậu nông nghiệp của khu vực mục tiêu để phát triển giốngKiểu
gen phù hợp với khu vực ven biển có thể hoặc không phù hợp với đất mặn và đất
kiềm (sodic) và ngược lại. Vì thế nhận biết môi trường mục tiêu là rất quan trọngđể
đạt được mục tiêu tạo giống
Tính trạng và nguyên lý chọn lọc
Nguồn gen nên có các tính trạng khác nhau về các tính trạng để cải tiến hoặc

chuyểngenCác tính trạng khác giữ quá nhiều trong một nền nông học trở nên rất khó
khăn
Kỹ thuật sàng lọc lặp lại
Các kỹ thuật đánh giá sang lọc tin cậy và lặp lại là cơ sở thành công của bất
kỳchương trình tạo giống nào, đặc biệt chọn giống chịu bất thuận mặn. Có nhiều
kỹthuật đánh giá sang lọc với các loài cây trồng, giai đoạn sinh trưởng, và kiểu
bấtthuanạ, nhưng nên chọn kỹ thật đảm bảo nhanh , dễ thực hiện, có thể thực hiện và
có thể lặp lại.
19
Ở vùng bị ngập mặn, lúa có thể bị ảnh hưởng về sinh trưởng. Những nơi có
nồng độ muối cao, bị ngập lâu, lúa có thể chết, vì vậy cần có biện pháp xử lý ngăn
mặn.
Trước hết, phải ngăn chặn triệt để không cho nước lợ, mặn tiếp tục xâm nhập
vào đồng ruộng. Ở những diện tích bị ngập mặn cần phân loại để có biện pháp xử lý
thích hợp. Tập trung chăm sóc những diện tích mà cây lúa mới bị ảnh hưởng, điều tiết
đủ lượng nước ngọt để rửa mặn nhiều lần; giữ mực nước bằng 2/3 chiều cao cây lúa
và nên ngâm tối thiểu 1 ngày, kết hợp làm cỏ xới nhằm xử lý triệt để lượng muối
trong nước. Nếu nồng độ muối dưới mức gây hại và cây lúa có biểu hiện phục hồi, ra
lá non trở lại thì ngưng tháo nước. Lúc này có thể bón vôi với lượng 30 -
40kg/1.000m2, kết hợp bón thúc nhẹ 4 - 6kg urê hoặc phun các loại phân bón lá để
lúa hồi phục nhanh, sinh trưởng thuận lợi. Tuyệt đối không bón nhiều phân, chỉ khi
lúa hoàn toàn hồi phục mới áp dụng các biện pháp chăm bón bình thường.
Đối với những diện tích lúa bị chết, nhất thiết phải rửa mặn bằng cách cho nước vào
cày bừa và tháo nước ra, kiểm tra thấy an toàn mới gieo trồng lại. Nếu không rửa mặn
mà tiếp tục gieo cấy trên diện tích này, cây sẽ chết hoặc sinh trưởng kém vì các độc
chất không được xử lý cộng thêm tàn dư cây trồng bị chết thối do nhiễm mặn gây ảnh
hưởng lớn tới cây trồng ngay sau đó. Việc nông dân trồng lúa trên nền đất nuôi tôm
vừa giúp có thêm thu nhập vừa có lợi cho môi trường nuôi tôm. Tuy nhiên, cần tuân
thủ một số biện pháp kỹ thuật để đảm bảo năng suất lúa như: bố trí thời vụ nuôi tôm
sao cho thu hoạch xong tôm thì kịp rửa mặn và đảm bảo cho cây lúa trổ bông khi còn

nước ngọt. Sau vụ tôm, khi chưa tháo được nước mặn ra thì tuyệt đối không để ruộng
bị khô, nứt nẻ vì sẽ làm cho mặn thấm sâu vào tầng đất bên dưới. Muốn việc trồng lúa
trên đất mặn thành công, đạt năng suất cao thì khâu quan trọng nhất là phải rửa mặn
thật tốt, chọn thời điểm gieo cấy phù hợp. Ngoài ra, cần bón thêm vôi và chọn giống
lúa chịu mặn để gieo cấy.
V. Kết Luận
Đất mặn làm cản trở sự hấp thụ nước và dinh dưỡng của cây trồng; muối
sodium là nguyên nhân gây ra sự phá hủy cấu trúc của đất, làm mất cân đối dưỡng
20
chất, cản trở sự hấp thụ dinh dưỡng của cây Chúng ta cần có biện pháp xử lý ruộng
mặn để đảm bảo cho sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa.
Trước những tác động của biến đổi khí hậu đối với sản xuất và đời sống, nhất
là đang ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh lương thực và cuộc sống của hàng triệu nông
dân vốn gắn bó với "nền văn minh lúa nước", việc nghiên cứu tìm ra các giống lúa
chống chịu tốt với khí hậu, thời tiết xấu cần được khẩn trương thực hiện. Trong đó tập
trung lai tạo và phát triển các giống cây trồng phù hợp các điều kiện thời tiết khắc
nghiệt, vừa bảo tồn và giữ gìn các giống cây trồng "đặc sản" của mỗi địa phương; chủ
động lập ngân hàng gien, giống mới; xây dựng và phổ biến các biện pháp kỹ thuật
canh tác tiên tiến phù hợp với biến đổi khí hậu. Cần có thêm những giống lúa có thể
chống chịu được với độ nhiễm mặn trong ruộng đồng ở mức cao, tình trạng ngập úng
lâu ngày, cũng như có thể chịu được khô hạn để đáp ứng nhu cầu của các địa phương.
Khẩn trương tổng kết đánh giá chương trình khảo nghiệm tưới ruộng tiết kiệm nước,
cũng như hiệu quả của mô hình kết hợp nuôi trồng tôm-lúa đã thực hiện tại một số địa
phương để có thể nhân rộng. Đối với những nơi nguồn nước tưới hạn chế cần nghiên
cứu việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và sử dụng giống chịu hạn-mặn, thời gian sinh
trưởng ngắn
Cùng với việc nghiên cứu giống lúa thích ứng với biến đổi khí hậu, các cơ
quan chức năng, nhất là các ngành thủy lợi, khí tượng - thủy văn, tài nguyên - môi
trường cần theo dõi thông tin kịp thời diễn biến thời tiết, nguồn nước và tình hình xâm
nhập mặn ở các địa phương; tập trung kinh phí đầu tư mở rộng nâng cấp hệ thống

kênh mương, thủy lợi nội đồng, để chủ động giữ ngọt, ngăn mặn bảo đảm phân phối
nước hợp lý, hiệu quả; tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về
những ảnh hưởng của diễn biến thời tiết bất thường đã và đang diễn ra ở trong nước
và trên thế giới để chủ động ứng phó và chung sống.
Bài tiểu luận của nhóm được thực hiện là quá trình thực nghiệm trên lớp và tìm
kiếm tài liệu trên sách báo cùng với sự giúc đở tận tình của thầy Nguyễn Văn Phương
trong quá trình nhóm làm thí nghiệm và giúc đở nhóm hoàn thành bài báo cáo được
21
hoàng thiện. Tuy nhiên không tránh những thiếu sót kính mong thầy và mọi người
đóng góp ý kiến để bài tiểu luận của nhóm được hoàng thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Nhóm thực hiện
22

×