Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Phân tích phần mềm IQB 6.0 Cat để lập ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm vật lý 12 CB

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (754.37 KB, 21 trang )

1
Trường THPT TRẦN QUANG KHẢI Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Giáo viên : NGUYỄN TRỌNG HIẾU Độc lập Tư do Hạnh phúc
_____________ ____________________


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM :

ỨNG DỤNG CNTT ĐỂ QUẢN LÍ CÂU HỎI TRẮC
NGHIỆM VÀ RA ĐỀ KIỂM TRA MÔN LÝ 12

1. GIỚI THIỆU :
Trong nhà trường phổ thông, hình thức kiểm tra bằng trác nghiệm khách quan
( TNKQ ) đã sử dụng hơn năm năm nay. Số lượng câu hỏi TNKQ hiện nay để tham khảo có
rất nhiều. Có nhiều câu hỏi đã cho học sinh làm nên độ tin cậy , chính xác rất cao. Do đó với
giáo viên vật lý 12 hiện nay , việc ứng dụng CNTT để quản lý các cân hỏi TNKQ thành một
ngân hàng câu hỏi là rất thiết thực. Từ ngân hàng đó làm sao tạo đượ
c đề kiểm tra là một
việc cuối cùng cần làm được. Đề tài này xin trình bày một cách áp dụng CNTT đơn giản là
dùng phần mềm IQB Cat 6.0 để làm những việc đó.
2. NỘI DUNG :
2.1: Các bước quá trình làm một ngân hàng câu hỏi và làm đề kiểm tra :
Quá trình tạo ngân hàng câu hỏi TNKQ theo các bước sau :
+ Phân loại câu hỏi , sắp xếp và lưu trữ theo hệ thống đã phân loại.
+ Lập ma trận đề.
+ Tạo đề gốc từ ma trận đề.
+ Trộn câu hỏi từ đề gốc để có đề kiểm tra cho HS.
Đối tượng làm việc chính là câu hỏi TNKQ . Các câu hỏi phải được phân loại rồi sắp
xếp tạo thành một hệ thống có cấu trúc rõ ràng.
Vi
ệc phân loại một câu hỏi rất phức tạp do cách nhìn cách chọn tiêu chí. Ở đây cuối


cùng là câu hỏi đó phải phân loại sao cho có thể lấy ra khi cần thiết. Việc lấy ra thể hiện
trong ma trận đề kiểm tra.
Các tiêu chí thường để phân loại câu hỏi TNKQ bốn lực chọn là : nội dung kiểm tra,
độ khó, hình thức lý thuyết hay bài tập và kỹ năng cần rèn luyện.
2
_ Về nội dung kiểm tra tức là kiến thức cần kiểm tra . Như vậy sẽ là các đơn vị kiến
thức trong lý thuyết và bài tập. Nhiều câu có liên quan tới nhiều kiến thức sẽ xếp vào mục
tổng hợp. Như vậy mục tổng hợp này cũng rất nhiều phải thõa mãn cho thực tế.
_ Về độ khó : thực tế thường chia thành các mức dễ , trung bình , khó, rất khó. Theo
tôi khi ra đề ta phải d
ự định câu đó nhằm đạt được điểm thứ mấy ? Theo kinh nghiệm, tôi
chia cụ thể 5 mức : yếu ( nhằm đạt từ 1đ đến 4 đ ) , trung bình ( nhằm đạt từ 5đ đến 6 đ ),
khá ( nhằm đạt từ 7đ đến 8 đ ) giỏi , ( nhằm đạt 9đ ) và xuất sắc ( nhằm đạt 10đ )
_ Về kỹ năng : đối với môn lý việc phân loại này r
ất khó . Các kỹ năng về tư duy thì
có phân tích , tổng hợp, so sánh. Với bài tập thì có các kỹ năng đổi đơn vị tính toán, áp dụng
toán học . Về vận dụng có kỹ năng vận dụng kiến thức trong thực tế hay giải thích trong lý
thuyết.Với các câu hỏi khó thì có câu hỏi tổng hợp kiến thức nhưng có câu lại đòi hỏi vận
dụng toán rất sâu. Do đó tôi tạm phân chia các kỹ năng là không chia kỹ nă
ng chung cho
mọi câu hỏi mà chia như sau :
* Với câu lý thuyết chia ra là lý thuyết thuần túy hay ứng dụng, vận dụng
trong thực tế
* Với câu bài tập khó ( 9 đ , 10 đ ) chia ra bài tập khó về lý hay về toán
* Với câu bài tập dễ chia ra : đổi đơn vị, nhớ công thức ( VD : m/k với k/m ),
nhầm lẫn đại lượng ( VD : D , a trong giao thoa ), nhầm lẫn con số ( VD 729 , 927 ).
Sau khi đã phân loại xong thì việc tổ chức sắp xếp sẽ dễ dàng . Chúng ta xét
việc này ti
ếp tục khi phân tích phần mềm.
2.2: Giới thiệu và phân tích phần mềm IQB Cat 6.0 :


_ Biểu tượng :



3
Nhận xét : Đây là phần mềm của cty ShoolNet một công ty lớn chuyên về giáo dục ở
miền Bắc. Do đó việc bảo trì chữa lỗi, nâng cấp sẽ thuận lợi.
_ Hệ thống menu chính


_ Các menu con chính




4


_ Nhận xét :có các chức năng về ngân hàng câu hỏi, mẫu đề kiểm tra – ma trận đề ,
tạo đề kiểm tra và trộn đề kiểm tra.
_ Về câu hỏi :

5


* Nhận xét : Độ khó chỉ có 3 mức độ . Như vậy có vấn đề xảy ra muốn nâng
lên thành 4, 5 mức thì làm cách nào ?
6


* Nhận xét : nội dung kiến thức cần hỏi xây dựng thành cây kiến thức . Hợp lý

7

* Nhận xét : Cho phép xem tổng thể và sửa câu hỏi.
_ Về kỹ năng :

* Nhận xét cho phép người dùng tự định nghĩa kỹ năng.
_ Về ma trận đề :

8

* Nhận xét : mỗi một dòng trên ma trận ứng với một câu hỏi trên đề
gốc. Hợp lý. Có vấn đề xuất hiện là không thấy cho phép chọn kỹ năng.
__ Việc tạo đề gốc từ ma trận đề


9


10


* Nhận xét : phần mềm cho phép chọn hay lấy ngẫu nhiên câu hỏi.
__ Về tiện ích hỗ trợ nhập câu hỏi từ file .doc :
11

Định dạng file .doc

* Nhận xét : File doc quen thuộc , có thể dùng lại file gốc của McMix rồi

chỉnh sửa lại không nhiều. Thuận tiện.
12
__ Về trộn đề từ đề gốc :

* Nhận xét : đầy đủ cho phép lựa chọn cách trộn. Sản phẩm ra là file sau

13

* Nhận xét có cho phép xuất ra dạng .doc quen thuộc.
Ngoài ra IQB Cat 6.0 có hai phiên bản Basic và Full . Bản Full có thêm chức năng
hiệu chỉnh một đề đã được tạo ra . Khi mở đề ra, đề sẽ liên kết với ngân hàng và cho phép
người dùng thêm bớt câu hỏi hay import một câu từ file .doc.
2.3: Đánh giá phần mềm :

Như vậy phần mềm trên cơ bản là hỗ trợ được quản lý câu hỏi và tạo đề kiểm tra.
Khuyết điểm là chỉ có 3 mức độ khó và không cho chọn kỹ năng trong ma trận đề. Tôi đã
chia thành 5 mức khó bằng cách tách riêng câu mức 4 và 5 thành nhóm riêng và thể hiện
trên cây kiến thức như hình sau

14
Khi tạo ma trận hai mức này khai báo theo phần mềm là mức độ khó ( K ) như hình


Việc làm này có khuyêt điểm là cây kiến thức rộng ra. Khuyết điểm này chấp nhận
được không bất lợi gì đáng kể, Vả lại các chủ đề trong câu 9 , 10 không nhiều nên việc nhập
không mất nhiều thời gian .
Còn ý không có kỹ năng trong ma trận đề cũng có hai mặt ưu nhược điểm. Nếu có thì
việc làm ma trận đề sẽ phức tạp, việc nhập câu hỏi cũng mất nhi
ều thời gian. Khi tạo đề theo
phần trăm kiền thức không áp dụng được.

Cuối cùng là tôi quyết định chọn phần mềm IQB Cat 6.0 hỗ trợ cho việc xây dựng
ngân hàng đề và ra đề kiểm tra trắc nghiệm cho môn lý lớp 12.
2.4: Sản phẩm ứng dụng :
Sau khi áp dụng phần mềm IQB Cat 6.0 từ đầu năm học đến nay tôi đã tạo cây chủ
đề kiến thức và điều chỉnh nhiều lần trong quá trình nhập câu hỏi. Kết quả như sau ( hình
chụp lại từ màn hình ) :

15
16
17


Các mức 4 và 5 phải có đánh số trước để phân biệt với các mức 1,2,3 trong ma trận.
Các ma trận đề đã thưc hiện





18





19






20


21
Toàn bộ ngân hàng mà tôi đã tạo cho đến thời điểm làm báo cáo này có dung
lượng 60 MB với 632 câu . Mức độ khó dễ được chọn phù hợp với trình độ học sinh
THPT Trần Quang Khải.
3. VỀ TÍNH THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI :
Để áp dụng được phần mềm IQB Cat 6.0 để xây dựng ngân hàng đòi hỏi các yêu cầu:
_ Người sử dụng phải có kiến thức tin học tương đương bằng A.
_ Chi phí mua phần mềm không cao ( Bả
n Basic 95.000đ , Bản Full 390.000đ).
_ Cài đặt trong hệ điều hành MS-XP, Win 7 thường dùng với cấu hình máy bình
thường như các máy văn phòng.
Như vậy một người GV THPT bình thường có thể áp dụng phần mềm này được. Vấn
đề ở chỗ GV phải xác định mức khó dễ cho mỗi câu trắc nghiệm để phù hợp với học sinh
của mình và phải nhập được đủ số lượng câu hỏi cho ngân hàng. Chúng ta cũng có thể ghép
hai ngân hàng câu hỏi với nhau được bằng phần mềm IQB Leo ( bản chạy thử 30 ngày ).
Như vậy nhiều GV có thể cùng làm để tạo một ngân hàng. Từ đó đem dùng chung cho
nhóm các trường có đầu vào tương đương nhau. Cách đó là cho khối lượng làm việc của
mỗi người không lớn và việc tạo được một ngân hàng đề TNKQ là hoàn toàn có thể thực
hiện được.
Việc chia sẻ một ngân hàng câu hỏi cho người khác cũng dễ dàng. Chỉ
cần chép tệp
*.iqb vào máy là dùng được. Nếu dung lượng lớn ta có thể nén lại , chia nhỏ ra và đưa lên
trang web hoặc gửi email. Do đó việc phổ biến một ngân hàng câu hỏi tốt cũng dễ dàng.
Hiện thời cty ShoolNet vừa ra phiên bản 7.0.Trong phiên bản này có cho phép chọn
kỹ năng nhưng vẫn chỉ có ba mức độ khó dễ. Ngân hàng được tạo từ phiên bản 6.0 vẫn sử
dụng với phiên bản 7.0.

Trên đây là phần trình bày của tôi v
ề việc áp dụng CNTT để quản lí câu hỏi trắc
nghiệm và ra đề kiểm tra môn lí lớp 12. Tôi xin chia sẻ được với quý thầy cô và mong rằng
nó sẽ giúp được quý thầy cô trong công tác. Xin quý thầy cô góp ý cho đề tài ngày càng
hoàn chỉnh hơn theo điạ chỉ
Kính chào quý thầy cô
Quận 11, ngày tháng năm
Người viết

×