Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Giản dị là đức tính cơ bản của đạo đức hồ chí minh vì có giản dị mới thực hiện được cần kiệm liêm chính chí công vô tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.38 KB, 20 trang )

Giản dị là đức tính cơ bản của đạo đức Hồ Chí Minh vì có giản dị mới thực hiện
được cần kiệm liêm chính chí công vô tư, mới chống được quan liêu, tham ô, lãng
phí, phục vụ dân, phục vụ nước. Chúng ta học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh, thiết nghĩ trước tiên nên học tập và rèn luyện đức tính giản dị, vì có
giản dị mới gần được dân, sát dân, học tập dân, phục vụ dân.
Có người cho rằng học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là
khó lắm! Đúng là khó, có khó chúng ta mới học tập, nhưng không phải không học
được và không làm được. Chính vì lúc đó chúng ta chưa chịu khó và chưa vượt
được khó, như Bác Hồ đã dạy:
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh không phải là để ai cũng
tài giỏi và lối sống y hệt như Bác Hồ, mà chúng ta học là để đi theo con đường của
Bác, lấy đạo đức của Bác làm mục tiêu lý tưởng phấn đấu thành con người mới
thực hiện các chuẩn mực mà Bác đã chỉ giáo, tùy theo điều kiện cụ thể của từng
người. Có những người suy thoái về lý tưởng, đạo đức, lối sống còn cho rằng đạo
đức của Bác chỉ thích hợp với thời trước, không thích hợp với thời nay, vì nó cản trở
việc làm giàu. Theo họ, tiền tài và danh vọng là tiêu chuẩn cao nhất, lối sống thực
dụng là tốt nhất. Chính từ tư tưởng đó mà có một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng
viên thoái hóa biến chất, chạy theo văn hóa đồi trụy tư bản chủ nghĩa, trục lợi tham
ô, chà đạp lên nhân phẩm con người. Họ quên rằng học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh để xây dựng con người mới, nền văn hóa mới kế thừa nên
luân lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam kết hợp với chủ nghĩa Mác-Lênin. Trong thời
đại hội nhập quốc tế ngày nay chẳng những không cản trở mà còn khuyến khích bất
kỳ ai muốn làm giàu, chỉ cần họ làm đúng pháp luật và không được làm những việc
bất chính, trái đạo đức.
Những giá trị văn hóa trong tư duy và cuộc đời của Hồ Chủ tịch đã đặt ra một
phương hướng cho nền văn hóa thế giới tương lai. Đó là song song với lợi ích vật
chất, rất coi trọng lợi ích tinh thần, đề cao những phẩm chất đạo đức nhân văn trong


hạnh phúc con người. Ngay trong từng gia đình cũng vậy, hạnh phúc không chỉ có
nhiều tiền, mà cái quý nhất trên đời có tiền cũng không mua được, đó chính là đạo
đức của mọi người trong gia đình.
Văn hóa Hồ Chí Minh không chỉ riêng cho đất nước ta, mà còn lan ra nhiều
nơi khác trên thế giới, trên con đường đến chân-thiện-mỹ, như trong bài: “Bác Hồ là
ngôi sao của hy vọng” của nhà văn lớn Ghethat Slippe Cộng hòa Dân chủ Đức có
câu như khúc điệp một bài ca có nhạc điệu:
Tất, tất cả như chưa bao giờ có
Trên trái đất này, Người như thế đó
Một số câu chuyện về tính giản dị của Bác
vuongquemai on Mon Feb 21, 2011 11:24 am
Câu chuyện khi Người ở Pác pó
Đầu năm 1941, Bác Hồ về nước, Người đã chọn Pác Bó (huyện Hà
Quảng, tỉnh Cao Bằng) làm nơi đứng chân xây dựng căn cứ địa cách
mạng.
Vào những năm 1940 - 1941, đời sống người dân Pác Bó vô cùng cực
khổ, lương thực chủ yếu chỉ là ngô. Có những gia đình thiếu đói, vào
những ngày giáp hạt phải vào rừng để đào củ mài để kiếm sống qua ngày.
Còn có những gia đình bốn đời truyền nhau một tấm áo chàm, miếng vá nọ
chồng lên miếng và kia, đến khi nhìn lại thì không còn nhận ra đâu là
miếng vải may từ lúc đầu tiên nữa. Người về nước trong thời điểm đó và
chọn hang Cốc Bó làm nơi trú ẩn. Cuộc sống của Người kham khổ đạm
bạc cũng chỉ cháo ngô và rau rừng như những đồng bào quanh vùng. Thấy
Bác đã có tuổi, vất vả ngày đêm, lại phải ăn cháo ngô sợ Người không đủ
sức khoẻ nên các đồng chí đã bàn nhau mua gạo để nấu riêng cho Bác.
Biết vậy Người đã kiên quyết không đồng ý. Có lần ngô non xay để lâu
ngày mới dùng đến, nấu cháo bị chua. Các đồng chí lại đề nghị Bác cho
nấu cháo gạo để Bác dùng Bác vẫn không nghe. Người hỏi các đồng chí:
- Có cách nào làm cho bắp non khỏi bị chua không?
Các đồng chí thưa:

- Nếu rang lên thì có thể ăn được nhưng không ngon.
- Không ngon cũng được, thế thì rang lên mà ăn, không nên bỏ phí. Một
hạt bắp lúc này cũng quí.
Lời Bác nói đã cho anh em thấm thía một bài học về sự tiết kiệm. Và câu
thơ "Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng" ra đời trong thời kỳ này. Trong hoàn
cảnh khó khăn gian khổ, Bác chúng ta vẫn luôn tin tưởng vào một ngày
mai tươi sáng.
Đầu tháng 4/1941, Bác và các đồng chí chuyển sang sống ở lán Khuổi
Nặm. Đồng chí Bảo An - quê ở Sóc Giang, Hà Quảng bẫy được một chú
gà lôi. Mọi người trầm trồ khen con gà đẹp quá và xin Bác giữ lại nuôi làm
cảnh. Bác bảo:
- Nuôi gà lôi giải trí cũng thích, nhưng hiện nay lương thực rất thiếu thốn,
cơm gạo chúng ta còn chưa đủ ăn thì các chú lấy gì để nuôi gà cảnh?
Anh em thưa với Bác: - Chúng cháu sẽ bắt sâu bọ để nuôi gà.
Bác đồng ý, nhưng chỉ được vài ngày sau con gà lôi gầy sút đi. Thấy vậy
Bác hỏi:
- Bây giờ chúng ta giải quyết thế nào đây?
Biết ý, anh em thưa:
- Vậy xin phép Bác cho chúng cháu thịt gà ạ.
Bác nhất trí. Anh em hớn hở vì nghĩ hôm nay sẽ được cải thiện một bữa ra
trò. Nhưng khi thịt gà, Bác chỉ cho phép lấy bộ lòng để nấu một bữa tươi.
Còn tất cả băm thật nhỏ cho nhiều muối và ớt rang mặn lên để vào ống tre
ăn dần trong các bữa sau. Bác còn dặn, nhớ để phần cho những đồng chí
đang đi công tác cơ sở chưa về. Chỉ một miếng ăn nhỏ lạ miệng Người
cũng không quên các đồng chí vắng nhà.
Năm 1942, Bác sang Trung Quốc để gặp gỡ với chính quyền Trung ương
Tưởng Giới Thạch bàn về mối quan hệ giữa hai nước trong công cuộc
chống Nhật. Không may, đi đến phố Túc Vinh, huyện Đức Bảo, Quảng Tây,
Trung Quốc, Người đã bị chính quyền địa phương Tưởng Giới Thạch bắt
giữ. Người đã bị giải đi qua hơn 30 nhà lao của 13 huyện thị Quảng Tây,

Trung Quốc. Tháng 10/1943, Người được trả lại tự do. Đến tháng 10/1944,
Người quay trở lại Pác Bó. Các đồng chí đã đưa Bác vào nhà cụ Dương
Văn Đình (bố đồng chí Dương Đại Lâm) mọi người mừng rỡ khi thấy Bác
trở về. Nhìn thấy Bác gầy yếu, tóc bạc đi mấy phần, ai cũng xót xa, thương
Bác. Cụ Dương Văn Đình đã cho người nhà nấu cháo và bưng đến một
bát cháo trứng gà mời Bác. Bác hỏi:
- Ở đây một ngày ăn mấy bữa hả cụ?
- Dạ, một ngày ăn ba bữa, bữa sáng thì ăn cháo.
- Thế ai cũng được ăn cháo đánh với trứng à?
Mọi người phải thú thực vì thấy Bác đi đường mệt nên mới làm mời Bác
thôi. Bác không bằng lòng bảo với mọi người
- Các đồng chí làm cách mạng, tôi cũng làm cách mạng, tại sao tôi lại
được đặc biệt hơn các đồng chí? Cách mạng gian khổ phải cùng nhau chịu
đựng, mọi người ăn sao tôi ăn vậy.
Và Người đứng dậy, bưng bát cháo trứng đến mời bà cụ cố của đồng chí
Dương Đại Lâm. Bác nói: "Đây mới là người cần được bồi dưỡng. Bà cố
đã sống gần trăm tuổi rồi, cực khổ vất vả đã nhiều, cần ăn ngon để sống
với con cái đến ngày nước nhà độc lập, vui hưởng thái bình".
Nghe Bác nói vậy ai cũng thấy sống mũi cay cay. Thương Bác và càng
thêm cảm phục Bác. Chưa bao giờ Bác đòi hỏi phải có sự ưu tiên cho
riêng mình. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào Người cũng đều nghĩ cho người
khác và quan tâm đến tất cả mọi người xung quanh.
__________________
Sáng ngày 24/7/1957, lúc đó Bác đang ở thăm Ba Lan, tại phòng lễ tân vào
khoảng 9 giờ sáng, khi mặt trời đã lên cao mà ba chùm đèn với hàng trăm
ngọn sáng trưng, Bác Hồ đã yêu cầu gặp Vụ trưởng lễ tân. Bộ trưởng Bộ
ngoại giao nước bạn liền có mặt. Bác hỏi: “Chỗ tắt điện ở đâu?”. Lập tức
mấy chiến sĩ bảo vệ đi tắt điện. Chủ tịch Ba Lan Zawasdzki nói giọng
nghiêm trang: “Xin cảm ơn đồng chí Hồ Chí Minh. Tôi thành thật nhận
khuyết điểm chưa nghiêm túc thực hiện chỉ thị tiết kiệm của Lênin”.

__________________
Là vị lãnh tụ của dân tộc, là người cha của hàng vạn đứa con, có lẽ, Bác
sẽ phải sống trong một cung điện nguy nga, tráng lệ, hay ít hơn là một toà
nhà rộng lớn. Thế nhưng chẳng có ai như Bác. Tổng thống Mỹ, Nga, hay
bất kì quốc gia nào đều sống trong một nơi nào đó thật đặc biệt, thật đẹp,
thật lộng lẫy. Còn Bác, Bác chỉ sống trong một căn nhà sàn, nó bình dị như
muôn ngàn căn nhà sàn khác. Trong nhà chỉ có vài đồ dung cần thiết,
đường nhiên sẽ chẳng có thứ gì là xa xỉ cả. Xung quanh nhà Bác là hàng
râm bụt mới đâm hoa, là cây vú sữa thơm hương quê nhà, là ao cá xinh
xinh. Thật sự những thứ ấy đều rất quen thuộcvới người dân Việt Nam.
Không những thế, Bác chẳng bao giờ tỏ ra mình giỏi, Bác chẳng kêu ca,
Bác luôn giản dị trong mọi công việc. Đi đâu, Bác cũng chỉ với một đôi dép
cao su đã sờn. Dù là thăm dân hay dự hội quan trọng, Bác vẫn luôn giản
dị. Bữa ăn cũng thế, cũng chỉ canh rau và những món ăn dân giã. Cuộc
sống của Bác là thế. Khi hoạt động trong hang Pác Bó, đã từng có một anh
bộ đội nói với Bác rằng để anh đổi món ăn ngon hơn cho Bác hay mua cho
Bác bộ đồ đẹp hơn, sang hơn để Bác đi hội họp. Nhưng không, Bác đã từ
chối, cuộc sống của mọi người còn khó khăn làm sao có thể sung sưóng
đựoc. Bác không phải như những người thiền, bỏ ngoài thể tục, hưởng thụ
một cuộc sống an nhàn. Mà Bác lo cho dân, cho các con than yêu của
mình.
“Bác Hồ là vị cha chung
Là sao Bắc Đẩu, là vầng Thái Dương”
Không chỉ vậy, Bác cũng rất yêu các thiếu niên nhi đồng -những chủ nhân
tương lai của đất nước. Vào những dịp khai giảng, Bác thường viết thơ để
động viên, nhắc nhở. Và cả năm điều Bác Hồ dạy đã trở thành khẩu ngữ ở
mỗi trường học. Công lao của bác lớn lao quá, vĩ đại quá. Vì thế mà thế hệ
trẻ chúng ta ngày hôm nay càng phải cố gắng hơn nữa để thực hiện tâm
nguyện của Bác “Non sông Việt Nam có trở lên tươi đẹp hay không , dân
tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cuơng quốc

năm châu được hay không, chính nhờ một phần lớn ở công họ tập của các
em”, để không phụ những hi sinh xuơng máu đã đổ xuống để đất nước
đựoc hoà bình. Và hãy sống xứng đáng với những gì Bác chỉ dành cho
dân tộc.
Những ngày cuối cùng của Bác:
9 giờ ngày 2/9/1969, Bác bị một cơn đau tim nặng. Theo dõi trên máy điện
tim thì đến 9 giờ 15 tim Bác ngừng đập hẳn. Các bác sĩ, anh em bảo vệ
chúng tôi thay nhau dùng sức ấn lên ngực Bác, mong sao tim Người đập
trở lại. Cho đến 9 giờ 47 phút, Thủ tướng Phạm Văn Đồng trào nước mắt:
"Thôi các đồng chí ạ, Bác của chúng ta không qua khỏi nữa rồi"
Bác nằm chữa bệnh tại ngôi nhà nhỏ phía sau nhà sàn, ngôi nhà mà Bộ
Chính trị quyết định làm tháng 5/1967 - trong lúc Bác sang Trung Quốc
chữa bệnh, với mục đích đảm bảo an toàn cho Người trong những năm
máy bay giặc Mỹ bắn phá Hà Nội.
Lãnh đạo Đảng và Nhà nước đến thăm Bác những ngày Bác ốm năm
1969. Ảnh do tác giả cung cấp
Khi nhà làm xong, Bác Hồ không nhận sử dụng riêng cho mình. Người nói:
"Khi nào có nhiều đồng chí phụ trách đến làm việc với Bác thì họp ở nhà
ấy cho chắc chắn. Còn lúc ở một mình, Bác cứ ở nhà sàn gỗ thôi. Các chú
lo cho Bác, cũng phải lo cho dân ấy. Dân chịu được thế nào, Bác chịu
được như vậy".
Kể từ ngày 20/7/1967 (ngày Bác đi Trung Quốc về), nơi đây trở thành địa
điểm Bộ Chính trị họp mỗi tuần một lần, ra những quyết sách lớn của Đảng
và Nhà nước. Bây giờ, trong hồ sơ di sản, ngôi nhà này được gọi là nhà
67.
Bài viết cuối cùng
Kỷ niệm Đảng ta 39 tuổi (3/2/1969), tại ngôi nhà này, Bác Hồ đã viết bài
“Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”, biểu dương
tinh thần hy sinh gương mẫu, đạo đức trong sáng của cán bộ, đảng viên,
đồng thời kịch liệt lên án những hành vi, tư tưởng cá nhân hẹp hòi.

Người chỉ ra rằng chủ nghĩa cá nhân là nguyên nhân, là bạn đồng hành
của căn bệnh tham ô, hủ hóa, lãng phí, xa hoa, tham danh, trục lợi… làm
hại đến quyền lợi của cách mạng, của nhân dân, làm giảm thanh danh, uy
tín của Đảng cầm quyền.
Trong bài viết cuối cùng về đạo đức trước khi từ biệt thế giới này, Bác Hồ
không quên dặn lại mọi người cách làm người, nâng cao phẩm giá - cái
gốc quý báu để đảm bảo cho cuộc hành trình trong cuộc đời mỗi người tới
đích vẻ vang. Ngẫm suy thời cuộc hiện nay, khi mà chủ nghĩa cá nhân đẻ
ra tham nhũng đã trở thành nguy cơ nội xâm, quốc nạn, càng thấy giá trị
lớn lao lời dạy của Bác.
Và tại ngôi nhà này, Bác đã để lại tấm gương đạo đức trong sáng để bây
giờ cho ta học và làm theo.
Một lần, đồng chí phục vụ đọc cho Bác nghe báo Hà Nội Mới đưa tin Hợp
tác xã Ngũ Xã có ý định đúc bức tượng Bác bán thân bằng đồng. Bác nói
với đồng chí phục vụ: "Chú sang nói với Trung ương trong lúc đồng khan
hiếm không được làm như vậy, đem số tiền định đúc tượng Bác xây thêm
cho các cháu một phòng học. Biết bao anh hùng liệt sĩ, sao không đúc
tượng, lại đúc tượng Bác?"
Vào thời gian sau ngày 12/8/1969, Bộ Chính trị tổ chức họp bàn chuẩn bị
tổ chức 4 ngày lễ lớn trong năm 1970. Cuộc họp vắng Bác, vì Người đang
mệt nặng. Một hôm, có đồng chí ủy viên Bộ Chính trị vào thăm Bác và báo
cáo lại với Bác quyết định của Bộ Chính trị.
Nằm trên giường bệnh, nghe nói về những kỷ niệm sắp tới, Bác rất vui.
Nhưng khi nghe nói việc tổ chức kỷ niệm 80 năm ngày sinh của Người,
Bác liền bảo: "Bác chỉ đồng ý 3/4 Nghị quyết. Nghị quyết kỷ niệm 40 năm
thành lập Đảng, 100 năm ngày sinh Lênin, 25 năm ngày thành lập nước,
các chú nên có sớm để tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân.
Các cháu học sinh sắp bước vào năm học mới, tiền bạc dùng để tuyên
truyền về ngày sinh của Bác, các chú nên dành để in sách giáo khoa và
mua dụng cụ học tập cho các cháu, khỏi lãng phí".

"Chúng tôi xin hiến tim mình để thay tim cho Bác"
16 giờ ngày 12/8/1969, Bác gặp đồng chí Lê Đức Thọ tại nhà nghỉ Hồ Tây
nghe báo cáo tình hình Hội nghị Paris. Đêm hôm đó, Bác lên cơn sốt và
ho, những ngày sau đó Bác ho nhiều hơn, sốt nặng hơn. Nhưng Bác vẫn
lên, xuống nhà sàn làm việc. Theo đề nghị của bác sĩ, ngày 18/8 Bác Hồ
không làm việc ở nhà sàn gỗ nữa. Người xuống ở và làm việc tại ngôi nhà
67. Kể từ hôm đó, những ngày quy luật của cuộc đời đến với Bác Hồ ở nơi
đây.
Ngày 29/8/1969, Bác nói với Thủ tướng Phạm Văn Đồng: "Ngày lễ Quốc
khánh Bác sẽ ra dự mươi, mười lăm phút".
Ngẫm lại thì thấy thật kỳ lạ: 9 giờ ngày 2/9/1969, Bác bị một cơn đau tim
nặng. Theo dõi trên máy điện tim thì đến 9 giờ 15 tim Bác ngừng đập hẳn.
Các bác sĩ, anh em bảo vệ chúng tôi thay nhau dùng sức ấn lên ngực Bác,
mong sao tim Người đập trở lại. Cho đến 9 giờ 47 phút, Thủ tướng Phạm
Văn Đồng trào nước mắt: "Thôi các đồng chí ạ, Bác của chúng ta không
qua khỏi nữa rồi".
Thế là, 9 giờ 47 phút ngày 2/9/1969, từ nơi đây truyền đến cho nhân loại
nỗi đau Bác Hồ ra đi mãi mãi để cho “đời tuôn nước mắt”. Ngày 2/9/1945,
Bác Hồ đã cứu dân tộc khỏi kiếp khổ nạn, mang lại hạnh phúc độc lập cho
mọi người dân, nhưng ngày đó Bác có được hưởng đâu.
Và con số 9 mới linh thiêng làm sao: Bác ra đi lúc 9 giờ 47 phút, ngày
2/9/1969, thọ 79 tuổi. Ngày 9/9/1969, cả dân tộc làm lễ truy điệu tiễn đưa
Người về với thế giới người hiền.
Suốt 15 năm Bác sống và làm việc ở khu Phủ Chủ tịch, không có một lần
nào dân kéo về nhà Bác để làm bận lòng Bác. Trong những ngày Bác yếu,
tuy giữ bí mật rất cao về tình trạng sức khỏe của Bác, nhưng xe cộ hàng
ngày ra vào nhiều, đưa các đồng chí Trung ương vào thăm Bác, đưa bác
sĩ vào chữa bệnh cho Bác, đưa các phương tiện vào để chạy chữa bệnh
cho Bác…, nên dân dự đoán rằng có thể Bác ốm.
Vì thế, có nhiều người dân đến Cổng đỏ (cổng ra vào Phủ Chủ tịch, hàng

ngày Bác Hồ vẫn thường đi lại cổng này), nói lên một tâm nguyện: Nếu
đúng Bác ốm, chúng tôi xin hiến trái tim của mình để thay tim cho Bác.
Từ ngày 3 đến ngày 6/9/1969, dòng người không lúc nào vắng, buồn rầu
đội mưa thầm lặng, trật tự đi đến Lễ đài Ba Đình để viếng ảnh Bác. Và
những ngày thi hài Bác quàn trong linh cữu đặt tại Hội trường Ba Đình, vì
đông người vào viếng nên có những cháu nhỏ không vào viếng Bác được,
cứ giằng co với công an bảo vệ ngoài Hội trường, khóc lóc thảm thiết: Các
chú trả Bác cho chúng cháu đây…
Sau ngày Bác mất, một số chiến sĩ công an, trong đó có tôi gác tay súng,
chuyển sang tay chổi, tay bút chăm lo công việc bảo vệ di sản cho Bác,
hàng ngày quét dọn lau chùi ngôi nhà 67 như khi phục vụ Bác lúc sinh thời.
Bác đi rồi, ngôi nhà sao mà lạnh lẽo. Vì vậy chúng tôi đã đặt một lư đồng
nhỏ ở cửa sổ cạnh giường Bác nằm, hàng ngày đốt nén hương trầm để
nhà thêm ấm cúng.
9 giờ 47 phút ngày 2/9/1989, tôi đã mời và đón Tổng Bí thư Nguyễn Văn
Linh và cố vấn Ban Chấp hành TƯ Đảng Phạm Văn Đồng vào thăm lại nơi
Bác mất và thắp nén hương tưởng nhớ Bác. Hai đồng chí cho ý kiến: "Nên
có một nơi trang trọng để thờ cúng Bác, vì hương hồn Bác vẫn mãi mãi ở
lại nơi đây với chúng ta".
Để từng bước thực hiện lời căn dặn này, khu Di tích Phủ Chủ tịch đã chỉnh
trang để có được nơi thắp hương như hiện nay ở nơi Bác mất. Sau đó,
dần dần để khách đến thăm nhà Bác được thắp nén hương nhớ Bác.
Và bắt đầu từ ngày 2/9/1994, chúng tôi mời các đồng chí lãnh đạo cao
nhất của Đảng, Nhà nước tới thắp hương tưởng nhớ Bác Hồ tại nơi đây
vào những dịp lễ hàng năm 19/5, 2/9 và ngày Tết âm lịch. Theo phong tục
cúng giỗ tổ tiên của Việt Nam, từ năm 1994, cứ đến ngày 21/7 âm lịch,
chúng tôi lại sắp mâm cơm giỗ Bác.
Năm 2002, với tấm lòng thành kính của đứa con trông nhà cho Bác, tôi cầu
khấn xin Bác cho lập nơi thờ cúng trang nghiêm, rộng rãi để cháu con hôm
nay và mai sau về thắp hương tưởng nhớ người Ông, người Bác, người

Cha, với bức tượng đồng Bác ngồi ghế, tay Bác cầm kính đặt lên tờ báo
để trên đùi, mắt nhìn thẳng như dừng đọc báo để chào đón mọi người vào
thăm.
Kể từ ngày lập bàn thờ Bác ở đây, các đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch
nước, Thủ tướng cùng nhiều lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước đã về
thắp hương tưởng nhớ Bác, cầu nguyện Bác phù hộ cho Quốc thái, Dân
an.
Bác Hồ là một tấm gương sáng về thực hành tiết kiệm. Với Bác tiết kiệm
không có nghĩa là kiệt sỉ. Tiết kiệm phải phù hợp với tình hình thực tế, chi
tiêu phải đúng lúc, đúng chỗ, phải đạt được hiệu quả cao!
Trong thời kì hoạt động cách mạng ở Trung Quốc, Bác vẫn thường mặc
chiếc áo len vừa cũ kĩ lại vừa bị rách. Bà Tống Khánh Linh khuyên Bác nên
đổi chiếc áo khác nhưng Bác từ chối với lí do áo còn tốt. Cảm động quá,
bằng bàn tay khéo léo của mình, bà Tống Khánh Linh đã mạng lại chiếc áo
bị rách cho Bác.
Rõ ràng trong hoàn cảnh đó, tiết kiệm của Bác là đúng chỗ, và hiệu quả
cao. Những người phục vụ khi thấy Bác vẫn mặc chiếc áo bông đã có
nhiều miếng vá, ái ngại muốn Bác thay chiếc khác. Bác nói “Chủ tịch Đảng,
Chủ tịch nước mặc áo vá vai thế này là cái phúc của dân đấy, đừng bỏ cái
phúc ấy đi”. Hội phụ nữ cứu quốc Hà Động tặng Bác tấm áo lụa, trên ngực
có thêu dòng chữ “Kính dâng Hồ Chủ tịch”. Bác cất đi không dùng, để tặng
cho người có công với Tổ quốc!
Đến thăm làng Lỗ Khê (Đông Anh – Hà Nội), nơi có phong trào thi đua sản
xuất giỏi, Bác căn dặn đồng bào: “Làm giỏi nhưng phải tiết kiệm giỏi”.
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta vẫn thấy hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí
Minh với bộ quần áo ka-ki màu sáng, cùng chiếc mũ cát-két và đôi dép cao
su đã đi vào huyền thoại! Những người phục vụ vẫn thường thấy Bác mặc
chiếc quần đùi cũ và chiếc áo may ô sờn vai
Đề thi viết tháng thứ tư (từ 10-9 đến 10-10)
Sinh thời, Bác Hồ thường nhận được tặng phẩm như vải lụa, quần áo do

các tầng lớp nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế gửi biếu, Bác đã
dùng những tặng phẩm đó để tặng lại các cụ phụ lão, các anh em chiến sĩ,
bộ đội, thương binh, bệnh binh và những người có nhiều thành tích trong
học tập, lao động sản xuất, chiến đấu.
Trong khi đó, Bác vẫn mặc một chiếc áo bông đã được vá nhiều chỗ. Bác
nói với các đồng chí phục vụ “Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước mặc áo vá vai
thế này là cái phúc của dân đấy, đừng bỏ cái phúc ấy đi”.
Bạn hiểu thế nào về câu nói và về tấm gương cần kiệm liêm chính, chí
công vô tư của Chủ tịch Hồ Chí Minh? Qua câu nói của Bác, bạn hãy viết
lên những suy nghĩ của mình và liên hệ với thực tiễn ở địa phương, ngành
mình… trong bối cảnh chúng ta đang thực hiện cuộc vận động học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thực hành tiết kiệm, chống lãng
phí?
Bài dự thi không quá 1.000 chữ, gửi e-mail: , hoặc qua bưu điện đến địa
chỉ: Báo TT, 60A Hoàng Văn Thụ, Q.Phú Nhuận, TP.HCM.
TT
Sáng ngày 24/7/1957, lúc đó Bác đang ở thăm Ba Lan, tại phòng lễ tân vào
khoảng 9 giờ sáng, khi mặt trời đã lên cao mà ba chùm đèn với hàng trăm
ngọn sáng trưng, Bác Hồ đã yêu cầu gặp Vụ trưởng lễ tân. Bộ trưởng Bộ
ngoại giao nước bạn liền có mặt. Bác hỏi: “Chỗ tắt điện ở đâu?”. Lập tức
mấy chiến sĩ bảo vệ đi tắt điện. Chủ tịch Ba Lan Zawasdzki nói giọng
nghiêm trang: “Xin cảm ơn đồng chí Hồ Chí Minh. Tôi thành thật nhận
khuyết điểm chưa nghiêm túc thực hiện chỉ thị tiết kiệm của Lênin”.
Khi nhắc đến Chủ tịch Hồ Chí Minh, bà J.Xtin-sơn, nhà sử học Mỹ đã viết:
“Tôi xin ca ngợi lời ca đẹp nhất về Người, tôi ngưỡng mộ Người bằng cả
đầu óc khoa học của tôi, đồng thời bằng cả trái tim của người con gái hậu
thế…. Hồ Chí Minh là một người cộng sản vĩ đại, là một siêu nhân. Người
càng vĩ đại hơn ở chỗ Người là một con người bình dị…”.
Soi tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào thực tế hiện nay mà thấy chạnh
lòng. Nhiều cơ quan đoàn thể thi nhau sắm xe hơi sang trọng đắt tiền, đập

nhà cũ xây nhà mới. Nhiều lãnh đạo cũng thi “xem xe ai hơn xe ai” để bằng
mọi cách mua xe đắt tiền, với tư tưởng “con gà tức nhau tiếng gáy”. Chính
vì thế mới sinh ra tham ô, tham nhũng.
Có xe rồi phải biết ăn sang! Tôi từng chứng kiến nhiều hội nghị, tiệc tùng
thấy có những vị lãnh đạo cứ nâng li liên tục, mồm hét lớn “Dzô! Dzô!
Dzô!”. Họ uống rượu ngoại, bia hảo hạng, thứ ăn ê hề, thừa mứa Như
thế không chỉ là lãng phí mà còn thậm lãng phí.
Có thủ trưởng đứng trước cơ quan thì nói hay lắm, “tiết kiệm” lắm, nhưng
thực tế là một người lãng phí có hạng. Lãng phí về sức khoẻ do chơi bời
nhậu nhẹt; lãng phí về thì giờ do nói nhiều, bởi vì không có chuẩn bị trước;
lãng phí tiền bạc của cơ quan vì “ tiếp khách”… Cán bộ xa hoa lãng phí,
chắc chắn là phải phải dính tới gian trá, tham ô … Vậy, lớp trẻ, người dân
học gì ở họ ? Hy vọng gì ở họ?
Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đặc biệt về thực hành tiết kiệm thật
đáng để mọi người (trong đó có tôi) phải suy ngẫm
Học tập gương đạo đức Hồ Chí Minh:
Khi mới giành được chính quyền về tay nhân dân, Đảng và Chính phủ phát
động phong trào toàn dân tham gia diệt giặc đói. Hũ gạo tình thương (hũ
gạo cứu đói) ra đời và được mọi gia đình hưởng ứng; khi chuẩn bị bữa ăn,
trước khi cho gạo vào nồi nấu, người nấu tự bốc bớt một phần gạo cho
vào hũ. Gạo trong hũ được định kỳ gửi đến chính quyền cách mạng để ủng
hộ (cứu đói) những người dân thiếu đói.
PNJ ƯU ĐÃI ĐẾN 15% CHO BST TRANG SỨC VALENTINE
Bác cũng tự nguyện thực hiện bằng việc mỗi tuần Bác báo cho bộ phận
hậu cần cắt khẩu phần ăn không nấu, để Bác nhịn ăn một bữa, Bác thực
hiện rất đều đặn và thường nhịn ăn vào bữa trưa. Biết chuyện, nhiều đồng
chí Trung ương khuyên Bác làm như vậy ảnh hưởng đến sức khỏe, Bác
cười hiền hậu nói: “Mình có đói mới hiểu nỗi khổ của người đói” và Bác
kiên quyết thực hiện. Tiêu chuẩn khẩu phần ấy hằng tháng được chuyển
đến cơ sở cứu đói của địa phương.

Năm 1946, khi dẫn đầu đoàn Chính phủ của ta sang Pháp đàm phán, biết
người dân Pháp cũng còn rất nhiều người đói khổ, kể cả những nhân viên
phục vụ nhà hàng cũng gom nhặt đồ ăn thừa của thực khách. Đoàn ta
được đón tiếp và chiêu đãi trọng thị, đến bữa ăn Bác nhắc các thành viên
trong đoàn: Ăn món nào thì ăn cho hết, thấy ăn không hết thì nên để lại
nguyên món ăn đó, để cho người đói như thế cũng là một cách tự tôn trọng
mình. Biết được thành tâm của Bác, không chỉ cán bộ trong đoàn ta xúc
động mà các nhân viên phục vụ của Pháp rất cảm kích. Những việc như
trên chính là đạo đức cách mạng, Bác luôn làm gương tiêu biểu nhất.
Đất nước ta trong những năm qua đã cơ bản giúp người dân xóa được
nạn đói, giảm bớt nghèo, đây là thành tựu của toàn Đảng, toàn dân ta, các
nước nghèo khác đang phải học tập cách làm của ta. Tuy nhiên người dân
ta còn nghèo, nhiều gia đình còn rất khó khăn, rất cần những tấm lòng
thương yêu, chia sẻ của những người có cuộc sống đầy đủ. Dân tộc ta có
câu ngạn ngữ “Miếng khi đói bằng gói khi no”, sự giúp đỡ, ủng hộ dành
cho người nghèo rất đáng trân trọng ghi nhận, nhưng phải thật lòng, không
nên mang tính bố thí. Đồng thời với thực hành tiết kiệm, phải cùng chống
lãng phí, chống ở tất cả mọi nơi, mọi việc làm, mọi sinh hoạt. Làm được
như thế là góp phần giúp dân ta bớt nghèo, đó chính là hành động học tập
và làm theo tấm gương đạo đức cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Học tập nếp sống giản dị của Bác Hồ
Ngày cập nhật: 27-06-2008
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vì nước, vì dân, dù ở bất kỳ
cương vị nào, từ một người phụ bếp trên con tàu “Amiran Latouche Tre
ville” lúc ra đi tìm đường cứu nước, cho đến khi trở thành Chủ tịch Đảng,
Chủ tịch nước, Bác Hồ vẫn giữ một nếp sống vô cùng giản dị. Đó cũng
chính là điểm nổi bật trong phong cách, đạo đức của Người.
Theo lời kể của những người từng được sống gần Bác hoặc qua những tư
liệu còn lưu trữ được, chúng ta thấy việc ăn, mặc, ở cũng như sinh hoạt,
chi tiêu hàng ngày Bác đều hết sức tiết kiệm. Mỗi bữa ăn, Bác quy định

không quá 3 món và thường là các món dân tộc như: tương cà, dưa, cá
kho Bác bảo ăn món gì phải hết món ấy, không được để lãng phí. Có quả
chuối hơi “nẫu”, nhiều người ngại không ăn, Bác bảo lấy dao gọt phần nẫu
đi để ăn. Khi đi công tác các địa phương, Bác thường bảo các đồng chí
phục vụ chuẩn bị cơm nắm, thức ăn từ nhà mang đi. Chỉ khi nào công tác
ở đâu lâu, Bác mới chịu ăn cơm, nhưng trước khi ăn, bao giờ Bác cũng
dặn “chủ nhà” là: Đoàn đi có từng này người, nếu được, chỉ ăn từng này,
từng này
Có thể dẫn ra nhiều câu chuyện về cách ăn uống chắt chiu, tiết kiệm của
Bác. Thậm chí liên hoan chào mừng Ngày thành lập Đảng cũng chỉ có bát
cơm, món xào, tô canh và đĩa cá. Khi tiếp đãi khách, Bác thường nói: “Chủ
yếu là thật lòng với nhau”. Chiêu đãi đồng chí Lý Bội Quần, người Trung
Quốc đã giúp Bác mua chiếc máy chữ từ Hải Phòng mang về, Bác cũng
chỉ “khao” một món canh và hai đĩa thức ăn, có thêm chén rượu gạo, tổng
cộng chưa hết một đồng bạc, thế mà vẫn đậm đà tình cảm giữa chủ và
khách.
Bác nói: Ở đời ai chẳng thích ăn ngon, mặc đẹp, nhưng nếu miếng ngon
đó lại đánh đổi bằng sự mệt nhọc, phiền hà của người khác thì không nên.
Hơn nữa, Bác luôn nghĩ đến người khác, có món gì ngon không bao giờ
Bác ăn một mình. Bác sẻ cho người này, sẻ cho người kia rồi sau cùng
mới đến phần mình và phần Bác thường là ít nhất.
Trong trang phục hàng ngày, Bác chỉ có bộ quần áo dạ màu đen mặc khi đi
ra nước ngoài; chiếc mũ cát Bác đội khi đi ra ngoài trời; chiếc áo bông, áo
len Bác mặc trong mùa lạnh và một vài bộ quần áo gụ Bác mặc làm việc
mùa hè. Nói về sự giản dị trong cách ăn mặc của Bác, có lẽ ấn tượng nhất
phải kể đến đôi dép cao su và bộ quần áo ka-ki. Đôi dép cao su được Bác
dùng hơn 20 năm đến khi mòn gót phải lấy một miếng cao su khác vá vào,
các quai hay bị tuột phải đóng đinh giữ. Còn bộ quần áo ka-ki Bác mặc đến
khi bạc màu, sờn cổ áo. Những người giúp việc xin Bác thay bộ quần áo
mới thì Bác bảo: “Bác mặc như thế phù hợp với hoàn cảnh của dân, của

nước, không cần phải thay”.
Về chỗ ở, khi Bác mới về nước là một hang đá thuộc Pắc Pó, Cao Bằng.
Sau này vì bí mật nên Bác phải ở nhà riêng nhưng rất đơn giản. Nhà làm
nhỏ, bốn bề với tay được vì tiết kiệm nguyên vật liệu. Đến năm 1954,
Chính phủ chuyển về thủ đô Hà Nội, nhiều người đề nghị Bác ở Phủ Toàn
quyền Đông Dương tráng lệ, nhưng Bác đã từ chối và chỉ chọn căn phòng
nhỏ của người thợ điện đơn sơ bên ao cá để ở. Mãi đến ngày 17-5-1958,
Bác mới chuyển về ở căn nhà sàn chỉ vẻn vẹn có 23,14 m2 cho đến lúc
qua đời.
Nhận xét về nếp sống giản dị của Bác, một tờ báo nước Pháp đã viết: “Sự
ăn ở giản dị đến cực độ, như một nhà ẩn sĩ, đó là một đức tính rõ rệt nhất
của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Một tuần lễ ông nhịn ăn một bữa, không phải là
để hạ mình cho khổ sở, mà là để nêu một tấm gương dè xẻn gạo cho đồng
bào đặng làm giảm bớt nạn đói trong nước. Hết thảy mọi người xung
quanh đều bắt chước hành động đó của ông ”.
Như vậy, nếp sống giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ đơn thuần
là tiết kiệm mà mang ý nghĩa rất cao đẹp. Người tiết kiệm nhưng không ki
bo, kiệt xỉ, không lãng phí, phô trương. Noi gương Người, học tập, làm
theo tấm gương đạo đức của Người, thiết nghĩ mỗi cán bộ, đảng viên cần
rèn luyện, tu dưỡng mình theo Chỉ thị 06 của Bộ Chính trị (khóa X). Điều
này tưởng dễ nhưng lại rất khó. Dễ vì nếp sống của Bác rất bình thường,
đơn giản nếu quyết tâm thì ai cũng làm được. Còn khó vì nếu không có
tâm trong sáng, không có chí hướng, có lý tưởng, không có lòng yêu
thương con người thực sự thì không thể làm được. Ngày nay, xã hội phát
triển, mức sống đã cao hơn trước rất nhiều nên chúng ta đang dần được
ăn ngon mặc đẹp. Song là cán bộ, đảng viên - “người đầy tớ” của dân,
chúng ta phải biết hy sinh lợi ích, tham vọng của cá nhân mình để phấn
đấu xây dựng một đất nước mạnh giàu theo con đường xã hội chủ nghĩa
mà Đảng và Bác Hồ kính yêu đã lựa chọn.
61. KIÊN TRÌ CHỐNG LẠI TUỔI GIÀ VÀ BỆNH TẬT

Sang đến năm 1967, Bác Hồ đã già và yếu đi nhiều. Nhưng ngày ba bữa,
Bác vẫn tự mình từ nhà sàn đi bộ đến nhà ăn. Một phần không muốn phiền
anh em phục vụ, phần nữa Bác muốn đặt ra cho mình một kỷ luật, buộc
mình phải vận động, rèn luyện chống lại cái suy yếu của tuổi già. Các đồng
chí phục vụ Bác rất áy náy. Phần thương Bác vất vả, ngày nắng còn ngày
mưa; phần lo Bác già yếu, chẳng may vấp ngã, nếu có chuyện gì thì ảnh
hưởng lớn đến công việc của đất nước, của Đảng. Ngày đó, con đường
quanh ao cá chưa được tôn tạo như hiện nay. Sau những trận mưa to,
đường đi còn ngập nước. Nhưng đến giờ ăn, dù đang còn mưa Bác vẫn
xắn quần quá đầu gối, cầm ô, cùng đồng chí bảo vệ lội nước đi sang nhà
ăn. Nhìn ống chân Bác gầy, nổi gân xanh, anh em thương Bác trào nước
mắt nhưng không sao thuyết phục được Bác cho phép dọn cơm lên nhà
sàn. Bác nói: “Các chú muốn chỉ một người vất vả hay muốn cho nhiều
người cũng phải vất vả vì Bác?”. Có hôm, buổi sớm Bác vừa thay quần áo
xong, đến bữa, gặp trời mưa, Bác không muốn các đồng chí phục vụ phải
giặt nhiều, Bác cởi quần dài, gập lại, cắp nách, sang đến nơi Bác mới mặc
vào. Bác không muốn làm phiền ai. Tuy vậy, các đồng chí phục vụ Bác vẫn
cố gắng tìm mọi cách để có thể thay đổi được tình hình ấy. Một hôm, Bác
mời chị Trần Thị Lý, nữ anh hùng Quảng Nam vào ăn cơm với Bác. Hôm
đó, ngày 3-7-1967, trời mưa rất to. Đồng chí Vũ Kỳ cho dọn cơm ngay bên
dưới nhà sàn để Bác ăn cùng chị Lý. Thương chị Lý thương tật, đau yếu,
đường mưa trơn đi lại khó khăn, lần đầu tiên bữa đó Bác Hồ đồng ý ở lại
ăn cơm dưới nhà sàn. Hôm sau, các đồng chí phục vụ lại dọn cơm dưới
nhà sàn mời Bác ăn, coi như đã là một tiền lệ và không thỉnh thị Bác.
Nhưng Bác cho gọi đồng chí Vũ Kỳ đến và phê bình: “Các chú muốn để
Bác hư thân đi có phải không?”. Ý Bác đã rõ ràng. Bác muốn mỗi ngày ba
bận, mỗi bữa ăn, đi vòng quanh hồ một lần như một kỷ luật bắt buộc phải
rèn luyện đối với mình. Làm Chủ tịch nước rồi, trở thành lãnh tụ kính yêu
của cả giai cấp và dân tộc rồi, Bác Hồ vẫn không ngừng rèn luyện. Vì vậy,
ở vị trí càng cao, càng nổi tiếng, tinh hoa, phẩm chất, đạo đức của Bác

càng sáng, càng trong.
62. NHỮNG TẤM HUÂN CHƯƠNG CAO QUÝ
Quốc hội khoá II, kỳ họp thứ 6, đúng vào dịp chuẩn bị kỉ niệm lần thứ 73
ngày sinh của Bác kính yêu. Trong kỳ họp này, các đại biểu đã nhất trí đề
nghị Quốc hội trao tặng Bác Hồ huân chương cao quý nhất của Nhà nước
ta. Biết tin ấy, Bác Hồ rất cảm động. Bác nói: “Tôi vừa nhận được một tin
tức làm tôi rất cảm động và sung sướng. Đó là tin Quốc hội có ý định tặng
cho tôi Huân chương Sao vàng, huân chương cao quý nhất của nước ta.
Tôi xin tỏ lòng biết ơn Quốc hội. Nhưng tôi xin Quốc hội cho phép tôi chưa
nhận huân chương ấy. Vì sao? Vì huân chương là để thưởng người có
công huân, nhưng tôi tự xét chưa có công huân xứng đáng với sự tặng
thưởng cao quý của Quốc hội”. Bác nhắc đến đồng bào miền Nam đang
sống khổ cực dưới chế độ dã man của đế quốc Mỹ và tay sai, đang anh
dũng kiên quyết đấu tranh xứng đáng với danh hiệu “Thành đồng Tổ quốc”
và xứng đáng được tặng huân chương cao quý nhất, vì những lẽ đó, Bác
đề nghị với Quốc hội: “Chờ đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Tổ
quốc hoà bình thống nhất, Bắc Nam sum họp một nhà, Quốc hội sẽ cho
phép đồng bào miền Nam trao cho tôi huân chương cao quý. Như vậy thì
toàn dân ta sẽ sung sướng vui mừng”. Năm 1967, Đảng, Chính phủ và
nhân dân Liên Xô quyết định tặng Bác Huân chương Lênin – huân chương
cao quý của Nhà nước Xôviết - nhưng Bác cũng từ chối, hẹn đến ngày đất
nước Việt Nam thống nhất, Bắc Nam sum họp một nhà. Nhưng đến ngày
vui đại thắng ấy đã không có Bác. Và cho đến lúc đi xa, trên ngực Bác vẫn
không một tấm huy chương.
63. BÁC NHỚ CÁC CHÁU
Tháng chạp năm 1968, các dũng sĩ thiếu niên miền Nam đang học ở Tả
Ngạn thì có mấy chú đưa xe ô tô đến đón về Hà Nội. Luyện, Thu, Nết, Phổ,
Mên, Hoà… chưa hiểu có chuyện gì. Về Thủ đô hôm trước thì năm giờ
chiều ngày hôm sau có xe đến đón đi.
Vào đến sân Phủ Chủ tịch mới biết là được gặp Bác Hồ.

Vừa bước chân xuống xe, đã nhìn thấy Bác Hồ và Bác Tôn ngồi ở một cái
ghế gỗ dài kê trước cửa nhà, tất cả chạy ào tới chào Bác.
Bác cháu trò chuyện với nhau. Sau đó hai Bác bảo:
- Thôi, các cháu vào ăn cơm với hai Bác!
Bữa cơm chẳng có thịt cá gì nhiều nhưng rất ấm cúng. Các dũng sĩ thiếu
niên được ngồi ăn cùng Bác Hồ và Bác Tôn. Nết, người nhỏ quá, cái đầu
chỉ lấp ló cạnh bàn được Bác gắp thức ăn cho luôn.
Vừa ăn, Bác cháu vừa nói chuyện rất vui. Ăn xong, hai Bác cho mỗi cháu
một bông hồng, một quả táo, một quả lê và ba quyển sách “Người tốt việc
tốt”. Sau đó, Bác Hồ bảo:
- Các cháu lại cả đây hôn hai Bác rồi ra về.
Các dũng sĩ hôn hai Bác xong, Bác Hồ lại dặn:
- Các cháu về trường cố gắng học tập cho giỏi.
Tất cả đều rất cảm động. Đoàn Văn Luyện lên tiếng thưa với Bác:
- Thưa Bác, chúng cháu cứ tưởng hai Bác gọi các cháu về có việc cần.
Bác Hồ cười hiền từ và bảo:
- Hai Bác nhớ các cháu cho nên gọi các cháu về để hai Bác gặp hỏi
chuyện.
Nghe Bác nói, Luyện và các bạn cảm động, muốn trào nước mắt. Hai Bác
tuổi đã cao, trăm nghìn công việc, vậy mà hai Bác vẫn nhớ đến các cháu
miền Nam. Luyện nghĩ: “Mình được ở ngoài Bắc mà hai Bác còn lo và
thương như vậy, các bạn còn ở trong Nam, hai Bác còn lo và thương biết
chừng nào!
64. GIỜ NÀY MIỀN NAM ĐANG NỔ SÚNG
Tết Mậu Thân năm 1968 đánh dấu một bước chuyển biến quan trọng trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta.
Tết năm ấy, do điều kiện sức khoẻ, Bác Hồ đi nghỉ và chữa bệnh ở nước
ngoài. Tuy ở xa Tổ quốc, nhưng Bác luôn luôn theo dõi sát những thành
tích và thắng lợi của đồng bào, chiến sĩ cả nước, nhất là những tin chiến
thắng chiến trường miền Nam.

Tối hôm 30 Tết, Bác cùng đồng chí giúp việc ngồi trong một căn phòng
vắng, tĩnh mịch thức để theo dõi tin tức trên đài và đón giao thừa. Khi ở
Đài Tiếng nói Việt Nam tiếng pháo nổ vang tiễn năm Đinh Mùi và đón
mừng năm Mậu Thân vừa dứt thì lời Thơ chúc Tết của Bác được truyền đi
khắp mọi miền của Tổ quốc:
Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua
Thắng trận tin vui khắp nước nhà
Nam - Bắc thi đua đánh giặc Mỹ
Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta!
Bác Hồ ngồi yên lặng đón giao thừa. Tiếng Bác đầu năm phát trên Đài
Tiếng nói Việt Nam hoà vào tiếng nhạc hùng tráng như một nguồn động
viên cổ vũ lớn lao đối với đồng bào chiến sĩ cả nước:
Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta!
Ánh mắt Bác lộ rõ niềm vui. Bỗng từ căn phòng nhỏ tĩnh mịch giữa lúc giao
thừa thiêng liêng ấy, lời Bác nói một cách khe khẽ nhưng nghe rất rõ: “Giờ
này miền Nam đang nổ súng”.
Thì ra trong lúc này, không phải Bác Hồ chỉ ngồi để nghe pháo nổ, đón
giao thừa, mừng năm mới, mà chính lúc ấy lòng Bác đang hướng về Tổ
quốc, hướng tới đồng bào, chiến sĩ đang chiến đấu hy sinh ngoài mặt trận.
Sáng sớm hôm mồng một Tết Mậu Thân, Bác nhận được tin “cả miền Nam
đều nổ súng”. Kẻ thù hung ác của dân tộc lại bị một đòn đau bất ngờ,
choáng váng. Bác Hồ vui trong niềm vui chiến thắng của chiến sĩ, đồng
bào cả nước.
65. BIỂN CẢ DO CÁI GÌ TẠO NÊN?
Năm 1968, các ông Hà Huy Giáp, Lê Xuân Đồng, Phan Hiền được Bác Hồ
mời đến trao đổi về việc biên soạn lại sách “Người tốt - Việc tốt”.
Bác chỉ chồng tài liệu cao gần nửa mét trên bàn và cho biết đó là những
bài báo và báo cáo viết về hơn bốn nghìn người được Bác thưởng huy
hiệu trong mấy năm qua. Bác đã sắp xếp lại thành 18 tập. Nếu kể cả tập
thứ 19 đang làm dở dang thì số người được Bác khen đã lên tới năm

nghìn.
Những tập tài liệu đều đóng bìa vở học sinh, giấy nền bên trong là giấy báo
cũ. Những bài báo và báo cáo về Người tốt - Việc tốt được cắt dán cẩn
thận trên giấy báo. Bài nào cũng mang bút tích của Bác bằng mực đỏ hoặc
bút chì đỏ, ghi rõ tặng một hay mấy huy hiệu.
Bác nói đùa:
- Như thế là đã thành Bách khoa toàn thư rồi đấy. Từ đó, các chú chọn ra
những tấm gương nào cần viết lại trước và viết cho thật tốt, để mọi người
có ý thức làm theo, và làm hơn thế.
Bác trao cho ông Giáp mấy tờ giấy đánh máy ghi rõ mỗi ngành, mỗi giới,
mỗi địa phương có bao nhiêu người được khen thưởng. Bác phê bình một
số cán bộ lãnh đạo mải làm công tác sự vụ hơn là để tâm sức xây dựng
con người mới…, cho nên không chịu theo dõi việc làm hàng ngày của
quần chúng nhân dân… và hỏi:
- Hình như các chú cũng chưa coi trọng những việc nhỏ như thế?
Không đợi trả lời, Bác nói tiếp:
- Các chú có biết biển cả do cái gì tạo nên không? Từng giọt nước nhỏ
thấm vào lòng đất, chảy về một hướng mới thành suối, thành sông, rồi
thành biển. Một pho tượng hay một lâu đài cũng phải có cái nền mới đứng
vững được. Nhưng người ta dễ nhìn thấy pho tượng và lâu đài mà không
chú ý đến cái nền. Như thế thì chỉ thấy ngọn mà quên mất cái gốc.
Ngừng một lúc, Bác nói tiếp:
- Bác chỉ muốn nhắc nhở các chú một điều: Chớ bỏ qua những việc mà
các chú tưởng là tầm thường. Nếu cứ ngồi kể lại những gương Người tốt -
Việc tốt thì kể mãi cũng chẳng hết được. Tất cả những việc làm như vậy
đều nói lên tinh thần yêu nước, đạo đức trong sáng, thuần phong mỹ tục
của nhân dân ta. Chúng ta đánh giặc và xây dựng mỹ tục của nhân dân ta.
Chúng ta đánh giặc và xây dựng xã hội mới bằng những việc làm muôn
hình muôn vẻ của hàng chục triệu con người như thế, chứ không phải chỉ
bằng thành tích nổi bật của một số cá nhân anh hùng…

66. TỤC LỆ TỐT ĐẸP
Bác Hồ giản dị trong cả cách nói, cách viết. Một số người sính ngoại có
những lời văn cầu kỳ khó hiểu, Bác nhắc nhở, phê bình ngay.
Có lần Bác đọc bài bình luận về một trận đánh thắng ở chiến trường miền
Nam. Bài bình luận viết: Đây là chiến thắng long trời lở đất.
Bác cầm bút khoanh tròn trên mấy chữ “long trời lở đất” rồi phê vào bên:
thế thì Bác cháu ta ở đâu?
Ngày 1-2-1969, đồng chí Nguyễn Văn Tạo, Tổng Cục trưởng Tổng cục
Lâm nghiệp được mời lên gặp Bác để thông qua bài viết về Tết trồng cây.
Trong bài có câu: Tết trồng cây đã thành một mỹ tục của toàn dân ta.
Bác đồng ý với nội dung, nhưng sửa lại: đã thành một tục lệ tốt đẹp của
nhân dân ta.
Một lần khác, Bác tới xem triển lãm hàng gốm sứ do trường Cao đẳng Mỹ
thuật công nghiệp trưng bày. Bác khen hàng đẹp và hỏi: Có phải nhập
nguyên liệu của nước ngoài không?
Đồng chí Nguyễn Khang thưa: Thưa Bác, đại bộ phận là ở trong nước ạ.
Bác cười bảo: Sao chú không nói là phần lớn nguyên liệu mà lại nói là đại
bộ phận?
Bác thường căn dặn: Tiếng nói, chữ viết của dân tộc ta rất giàu, rất đẹp,
nếu thiếu thật mới đi mượn của nước ngoài, các chú cần chú ý.
67. BÁC TẶNG QUÀ
Vào một ngày đầu năm 1969, Bác Hồ thân mật tiếp đoàn đại biểu Đảng
Cộng sản Đan Mạch sang thăm hữu nghị nước ta. Chúng tôi, những phóng
viên tin và ảnh được cử lên Phủ Chủ tịch phục vụ cuộc tiếp khách quốc tế
của Bác.
Nhà khách Phủ Chủ tịch lộng lẫy, nhưng Bác tiếp khách quý thật giản dị,
đơn sơ mà thân mật, ấm cúng vô cùng. Cái không khí gia đình lấn chiếm
cả căn phòng to rộng, trang nghiêm.
Thân mật tiếp chuyện những người bạn Đan Mạch thân thiết, Bác cười
luôn và nói vui nhiều lần.

Bác mời thuốc lá đồng chí Chủ tịch Đảng Cộng sản Đan Mạch Cơnút
Giétxpơxơn và các đồng chí trong đoàn. Xong, Bác quay lại phía tôi đang
ngồi ngay sau Bác và Bác cũng cho tôi một điếu. Thật là hạnh phúc bất
ngờ đối với tôi. Ôi, vô cùng cảm động và xiết bao vui sướng. Cầm điếu
thuốc trong tay, tuy không hút nhưng cảm thấy khói thuốc tỏa hương bay
thơm ngát quanh mình, như hơi thở ấm áp, yêu thương của Bác truyền
vào tâm hồn dịu ngọt.
68. BÀI BÁO “NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG, QUÉT SẠCH CHỦ
NGHĨA CÁ NHÂN”
Ngày 25-1-1969, Bác cho mời đồng chí phụ trách Tuyên huấn của Đảng
đến giao nhiệm vụ chuẩn bị bài viết Quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng
cao đạo đức cách mạng. Bác nói rõ mục đích, nội dung và nhấn mạnh yêu
cầu quan trọng của bài báo. Ngày 28-1-1969, Bác sửa lại bài viết rồi cho
đánh máy thành nhiều bản gửi đến từng đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị đề
nghị tham gia ý kiến. Đây hẳn cũng không phải là một việc ngẫu nhiên.
Dưới hình thức tham gia một bài viết trong dịp kỷ niệm ngày thành lập
Đảng, mỗi đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị sẽ có trong tay một tài liệu mà câu
đầu tiên là: Quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng.
Chiều 30-1, Bác cùng Văn phòng đọc lại từng ý kiến đóng góp của các
đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị bổ sung vào bản thảo rồi cho đưa đi đánh
máy. Bác dặn đánh máy xong gửi cho Bác một bản. Ngày 1-2, 15h30, đồng
chí phụ trách Tuyên huấn sang gặp Bác, xin bản thảo chính thức để kịp gửi
đăng báo. Cầm bản thảo cuối cùng do Bác tự tay đánh máy, đồng chí phụ
trách Tuyên huấn đề nghị với Bác xin sửa lại đầu đề: đưa vế “nâng cao
đạo đức cách mạng” lên trước, chuyển vế “quét sạch chủ nghĩa cá nhân”
ra phía sau với lý do cán bộ đảng viên ta nói chung là tốt, ưu điểm là cơ
bản. Bác quay sang hỏi đồng chí cán bộ Văn phòng: “Ý kiến chú thế nào?”.
Đồng chí cán bộ Văn phòng cũng nhất trí. Bác Hồ im lặng suy nghĩ, cuối
cùng Bác nói: “Ý kiến của các chú Bác thấy cũng có lý. Nhưng Bác còn
phân vân điều này: gia đình các chú tiết kiệm mua sắm được bộ bàn ghế,

giường tủ mới. Vậy trước khi kê vào phòng, các chú có quét dọn nhà cửa
sạch sẽ hay cứ để rác rưởi bẩn thỉu mà khiêng bàn ghế, giường tủ vào?”.
Anh em đang lúng túng chưa biết trả lời thế nào thì Bác đã nói: “Vì cả hai
chú đã đề nghị, là đa số, Bác đồng ý nhượng bộ, đổi lại tên đầu bài là
Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân. Nhưng ở
trong bài thì dứt khoát phải để nguyên ý của Bác: Quét sạch chủ nghĩa cá
nhân, nâng cao đạo đức cách mạng”. Ý tứ ấy của Bác, cho mãi đến hôm
nay càng thấy vô cùng sâu sắc.
69. CÂU CHUYỆN BÁC ĐI THĂM RỪNG CÚC PHƯƠNG
Mỗi lần đi công tác, Bác thường bảo nắm cơm ở nhà mang đi ăn. Trên
đường, tính toán đến giờ ăn cơm Bác cháu dừng lại một chỗ nào giữa
đường ăn với nhau. Đến nơi, Bác nói với địa phương đã ăn cơm rồi. Bác
thích thế, đỡ phiền bữa cơm, mất thì giờ của anh chị em. Bác nói: “Người
ta dọn ra một bữa sang, có khi Bác chẳng ăn đâu, nhưng rồi để lại cái
tiếng: Đấy, Bác Hồ đến thăm cũng làm bữa cơm sang, cũng điều người
này, người khác từ giao tế sang, chuẩn bị cả buổi, thế là tự Bác, Bác bao
che cho cái việc xôi thịt. Không, như thế thì nắm cơm mang theo ăn cho
tiện, ăn no rồi đến làm việc”.
Tháng 2-1969, Bác muốn đi thăm rừng quốc gia Cúc Phương. Một số đồng
chí lãnh đạo giới thiệu ở đó có nhiều cái hay. Anh em mới xin: Thôi, chuyến
này đi thăm rừng quốc gia Cúc Phương, Bác đi máy bay lên thẳng cho đỡ
mệt. Bác không chịu: “Các chú cho hễ là Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước thì
đi đâu muốn dùng phương tiện gì thì dùng à? Không phải thế đâu. Để Bác
khoẻ lên, Bác đi ô tô đến thăm rừng Cúc Phương. Không như thế thì thôi.
Máy bay lên thẳng để khi nào có người của chúng ta bị tai nạn hoặc bị đau
nặng ở vùng hẻo lánh khó chạy chữa thì dùng đón về nơi trung tâm có
bệnh viện lớn. Hoặc lúc nào nước sông lên to, mùa bão cần đi hộ đê thì lấy
máy bay lên thẳng mà dùng. Chứ không phải bất kỳ đi đâu, Chủ tịch Đảng,
Chủ tịch nước cứ dùng máy bay lên thẳng mà đi”. Và vì thế nên việc đi
thăm rừng Cúc Phương cuối cùng không thực hiện được. Nhưng thà thế

chứ Bác không muốn dùng máy bay lên thẳng.
70. THẾ CÁC CHÚ CÓ BIẾT VĂN PHÒNG TRUNG ƯƠNG XÂY DỰNG Ở
CHỖ NÀO THÌ TỐT NHẤT KHÔNG?
Trong buổi Bác dự phê duyệt quy hoạch thành phố Hà Nội, đồng chí Bí
thư¬ Thành ủy Hà Nội đã đề nghị Bác cho chuyển Thủ đô sang phía Vĩnh
Yên, vì ở Hà Nội hiện nay khí hậu rất nóng. Đồng chí Bí thư Thành ủy dứt
lời, Bác c¬ười và bảo:
- Từ x¬a xưa tổ tiên mình xây dựng Kinh đô bên này sông Hồng là có ý cả.
Bây giờ đồng bào miền Nam vẫn hàng ngày hàng giờ gian khổ chiến đấu
mà trái tim vẫn hư¬ớng về Thủ đô Hà Nội, nếu mình dời Thủ đô đi nơi khác
thì đồng bào sẽ nghĩ thế nào? Thôi thì bây giờ chú cứ sang bên ấy, còn
Bác ở lại bên này nhé!
Nghe vậy mọi người c¬ười ồ mà thật thấm thía. Một đồng chí trong Ban
Chấp hành Trung ư¬ơng đề nghị xin chuyển Văn phòng Trung ¬ương về vị
trí trư¬ờng Anbe Sarô cũ vì ở đó v¬ườn rộng hơn, vị trí đẹp hơn. Nghe thế
Bác bảo ngay: Văn phòng Trung ư¬ơng nh¬ư thế đẹp rồi! Im lặng một lúc
Bác quay lại hỏi mọi người:
- Thế các chú có biết Văn phòng Trung ¬ương xây dựng chỗ nào thì tốt
nhất không?
Thấy mọi người nhìn nhau, Bác chỉ tay vào ngực mình và nói tiếp:
- Xây ở trong này, trong lòng nhân dân là tốt nhất!

×