Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Thị trường thực phẩm đóng hộp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.52 KB, 8 trang )

Thị trường thực phẩm đóng hộp
Nghiên cứu thị trường thực phẩm đóng hộp tại Việt Nam
 Mục tiêu nghiên cứu:
1. Xác định mức chi tiêu cho mặt hàng thực phẩm đóng hộp của Việt Nam
2. Thị phần và tốc độ tăng trưởng của các phân khúc sản phẩm theo giá trị và sản lượng
3. Dòng sản phẩm tiềm năng trên thị trường Việt Nam
Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu định tính: Bằng các dữ liệu được thông tập từ thị trường qua internet, các báo cáo, dữ
liệu nhập khẩu …và các dự đoán của các chuyên gia về thị trường trong ngành thực phẩm đóng
hộp, sau đó tổng hợp các dữ liệu và rút ra các tiêu chí ngắn gọ nhất phù hợp với mục tiêu nghiên
cứu.
I. Thị trường đồ hộp thế giới
1. Sản lượng tiêu thụ đồ hộp trung bình hàng năm trên thế giới
• Sản lượng đồ hộp tiêu thụ trên toàn cầu năm 2011 là 19,8 triệu tấn, tăng trưởng 1.7 % so với
năm 2010. Về giá trị, năm 2011, tổng giá trị đồ hộp trên toàn cầu được xác định ở mức 57,2 tỉ
đô la, tăng trưởng 2,2%.
• Tính đến đầu năm 2013, tổng giá trị thực phẩm đóng hộp trên toàn thế giới ước tính đạt
khoảng 77.2 tỉ đô là và sẽ tăng trưởng đến 79.6 tỉ đô la trong năm 2014. Và theo dự báo, đến
năm 2020, tổng giá trị thị trường trong ngành công nghiệp đồ hộp toàn cầu ước tính đạt
khoảng 99.7 tỉ đô la, với mức tăng trưởng CAGR trung bình 3.5% trong giai đoạn 2010-2020
• Châu âu là thị trường tiêu thụ nhiều thực phẩm đóng hộp nhất với con số ước tính năm đầu
năm 2010 là 32.3 tỉ đô la, trong đó, các nước có mức tiêu thụ hàng đầu lần lượt là Đức (28%),
Pháp (15%), Anh (11%), Italia (11%), Tây Ban Nha (10%) và Hà Lan (4%)
• Sản lượng tiêu thụ đồ hộp trên thế giới hiện nay ước tính hơn 100 tỷ hộp mỗi năm.
2. Phân khúc sản phẩm phát triển nhất
Trong ngành công nghiệp đồ hộp, các phân khúc sản phẩm có thể được chia và phân loại nhu
sau:
• Cá/hải sản đóng hộp
• Thịt đóng hộp
• Trái cây đóng hộp
• Rau quả đã chế biến đóng hộp


• Mì ống/mì sợ đóng hộp
• Các loại súp đóng hộp
Phân khúc sản phẩm đóng hộp có mức tăng trưởng cao nhất là cá hộp chiếm tới 28% thị phần
vào đầu năm 2010, tiếp theo là dòng sản phẩm rau quả đóng hộp (17%), Thịt đóng hộp
(14%),
Thị trường thực phẩm đóng hộp
II. Thị trường đồ hộp tại Việt Nam
1. Chi tiêu dùng cho ngành hàng thực phẩm tại Việt Nam
1.1 Mức thu nhập bình quân đầu người(GDP) tại Việt Nam
• Mức thu nhập bình quân đầu người (GDP) của Việt Nam trong những năm qua có tốc độ
tăng trưởng chậm lại từ 6% năm 2011 xuống còn 5% trong năm 2012. Đến hết năm 2013, dự
tính tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt ở mức 5.4%.
• Tổng thu nhập GDP của cả nước tăng từ 133 tỉ đô la năm 2011 đến 155 tỉ đô la năm 2012 và
ước tính sẽ là 176 tỉ đô la trong năm 2013. Trong đó, thu nhập bình quân đầu người qua các
năm: 1,500 đô la năm 2011 và 1,750 đô la năm 2012. Ước tính đến hết năm 2013 sẽ đạt
khoảng 2000 đô la.
1.2 Mức chi tiêu dùng theo GDP cho ngành thực phẩm tại Việt Nam
Thị trường thực phẩm đóng hộp
• Mức chi tiêu của người tiêu dùng Việt Nam đạt trung bình khoảng 67% GDP hàng năm. Cụ
thể, trong năm 2011, mức chi tiêu dùng bình quân đầu người ở Việt Nam đạt khoảng 1000
đô la và trong năm 2012 là 1171 đô la.
2010 2011 2012 2013* 2014* 2015* 2016*
Tiêu dùng thực phẩm (tỉ
USD)
18,69 19,30 22,10 24,28 26,02 27,61 29,50
Tiêu dùng thực phẩm
bình quân theo đầu người
(USD)
212,70 217,30 246,30 267,80 284,20 298,70 316,20
Tổng tăng trưởng

tiêu dùng thực phẩm
(hàng năm)
10,72 11,19 13,25 6,78 4,19 3,37 3,99
• Trong đó, chi tiêu dùng cho mặt hàng thực phẩm chiếm khoảng 21% trong tổng mức chi tiêu
dùng, tương ứng khoảng 246 đô la/người/năm (Số liệu năm 2012)
Tổng cục thống kê Việt Nam BMI
• Theo dự báo của bộ công thương, tiêu thụ thực phẩm của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2016
tiếp tục tăng 5,1%, ước đạt 29,5 tỷ USD
• Ngoài ra, doanh thu tiêu dùng nội địa từ ngành thực phẩm trong năm 2013 được dự đoán sẽ
đạt 24,28 tỉ đô, tương đương với mức tiêu dùng bình quân đầu người là 268 đô la/năm với
tốc độ tăng trưởng là 6,78%. (Dân số thống kê năm 2013 là 90 triệu người)
2. Ngành đồ hộp tại thị trường Việt Nam
2.1 Phần trăm chi tiêu dùng cho ngành đồ hộp
Theo số liệu tổng hợp từ tổng cục thống kê BMI, năm 2012, tổng mức chi tiêu dùng cho thực
phẩm của cả nước vào khoảng 22,1 tỉ đô la, trong đó, chi tiêu cho thực phẩm đồ hộp chiếm
khoảng 0.13%, tương đương với 28,18 triệu đô la với doanh số bán là 10,23 nghìn tấn.
2.2 Sản lượng tiêu thụ đồ hộp trong những năm qua
• Tổng sản lượng tiêu thụ đồ hộp trong những năm qua luôn tăng đều với mức tăng 500 tấn
mỗi năm.
• Theo dự báo, mức tiêu thụ thực phẩm đóng hộp năm 2013 dự kiến đạt khoảng 32,42 triệu đô
tương đương với khoảng 10,8 nghìn tấn, tăng 12% về giá trị và 5% về sản lượng so với năm
2012.
2010 2011 2012 2013* 2014* 2015* 2016*
Thị trường thực phẩm đóng hộp
Doanh số bán hàng thực
phẩm đóng hộp (nghìn
tấn) 9,21 9,73 10,23 10,77 11,35 11,96 12,50
Doanh thu bán hàng thực
phẩm đóng hộp (triệu Đô
la Mỹ) 21,33 24,09 28,18 32,42 37,38 43,00 49,34

Tổng cục thống kê Việt Nam BMI(*: Số liệu dự báo)
• Như vậy, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm đóng hộp của Việt Nam trong những năm qua và cả dự
báo trong những năm sắp tới vẫn còn rất thấp, chỉ chiếm khoàng 0.05% so với tổng mức tiêu
thụ của toàn cầu.
2.3 Tốc độ tăng trưởng của ngành đồ hộp
• Theo số liệu thực tế, về sản lượng, ngành đồ hộp tăng 5% trong năm 2011 và 4.8% trong năm
2012. Trong khi đó, về giá trị, ngành đồ hộp Việt Nam có mức tăng trưởng 11% trong năm
2011 và 14.5% trong năm 2012.
• Tốc độ tăng trưởng của ngành thực phẩm đóng hộp của Việt Nam sẽ tăng lên 4,3% về sản
lượng và 10% về doanh số bán hàng trong giai đoạn từ 2011-2016
3. Cơ cấu ngành đồ hộp tại thị trường Việt Nam
Để thực hiện được công việc thống kê số lượng và giá trị ngành hàng thực phẩm đóng hộp,
nghiên cứu sẽ phân loại ngành hàng theo nhóm mã số xuất nhập khẩu của quốc tế, cụ thể gồm
các nhóm hàng như sau:
• Cá đóng hộp
• Thịt đóng hộp
• Trái cây đóng hộp
• Rau quả đóng hộp
• Hải sản đóng hộp
• Nấm đóng hộp
3.1 Tổng sản lượng sản phẩm đóng hộp được sản xuất tại Việt Nam
Tổng sản xuất của ngành thực phẩm đóng hộp trong những năm qua được thống kê như sau:
Năm
Khôi lượng (Nghìn
Tấn)
2010 163
2011 212
2012 223
Thị trường thực phẩm đóng hộp
• Năm 2010, tổng sản lượng sản xuất ngành đồ hộp của Việt Nam đạt khoảng 163 nghìn tấn.

• Năm 2011, tổng sản xuất của ngành đồ hộp đạt hơn 212 nghìn tấn, đạt mức tăng trường 23%.
• Tuy nhiên, đến năm 2012, sản lượng đồ hộp sản xuất được ước tinh khoảng 223 nghìn tấn,
đạt tốc độ tăng trưởng 5%. Nguyên nhân sự giảm sút mạnh về tốc độ tăng trưởng ngành đồ
hộp trong năm 2012 là do nhu cầu tiêu thụ từ các thị trường xuất khẩu chính như Nhật bản,
Mỹ và các nước EU giảm mạnh.
3.2 Thống kê số lượng trong ngành thực phẩm đóng hộp những năm vừa qua
Qua tìm hiểu và nghiên cứu, có thể quy ước về trọng lượng trung bình của các loại thực phẩm
đóng hộp theo từng phân loại như sau:
Sản phẩm Trọng lượng trung bình
Cá đóng hộp 180 Gr/hộp
Thịt đóng hộp 500 Gr/hộp
Rau quả đóng hộp 400 Gr/hộp
Nấm đóng hộp 250 Gr/hộp
Thủy sản đóng hộp 200 Gr/hộp
Trái cây đóng hộp 500 Gr/hộp
3.2.1 Hoạt động nhập khẩu thực phẩm đóng hộp của Việt Nam
Bảng thống kê
số hộp nhập khẩu các năm gần đây
• Số lượng nhập khẩu các mặt hàng thực
phẩm đóng hộp của Việt Nam với con số
ước tính đạt khoảng 13 triệu hộp năm 2010,
14 triệu hộp năm 2011 và hơn 17 triệu hộp
năm 2012.
Sản phẩm
Số lượng nhập khẩu
(hộp)
2010 2011 2012
Cá đóng hộp 5,265,339 5,899,789 8,210,250
Thủy sản đóng hộp 3,955,720 3,881,035 4,305,520
Rau quả đóng hộp 1,847,123 2,418,828 2,312,739

Trái cây đóng hộp 1,217,359 1,237,100 1,529,884
Thịt đóng hộp 403,080 665,926 842,326
Nấm đóng hộp 168,110 175,666 199,242
Tổng
12,856,73
0 14,278,343 17,399,961
Năm
Số lượng
nhập khẩu
(Hộp)
Số lượng
tiêu thụ
(Hộp)
2010 12,856,730 35,558,704
2011 14,278,343 36,550,454
2012 17,399,961 39,555,911
Thị trường thực phẩm đóng hộp
Biểu đồ so sánh số lượng nhập khẩu so với tổng tiêu thụ trong nước
• Năm 2012, tổng sản lượng thực phẩm đóng hộp nhập khẩu vào Việt Nam từ các quốc gia trên
thế giới ước đạt khoảng 18 triệu đô, tương đương 4500 tấn, chiếm 60% về giá trị và 44% tổng
sản lượng đồ hộp tiêu thụ trong nước.
• Trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2012, số lượng hộp nhập khẩu vào Việt Nam chiếm khoảng
từ 36% đến 44% so với tổng số lượng hộp được tiêu thụ trong nước.
3.2.2 Hoạt động xuất khẩu đồ hộp của Việt Nam
• Trong cơ cấu sản xuất của ngành đồ hộp Việt
Nam, có đến hơn 90% lượng đồ hộp sản xuất ra
chủ yếu cung cấp cho thị trường chính là xuất khẩu
bao gồm Mỹ, và các nước Châu Âu
• Đến năm 2012, sản lượng sản xuất và tiêu
thụ bao gồm cả trong và ngoài nước ước

tính đạt hơn 1 tỷ hộp.
Bảng thống kê số hộp xuất khẩu qua các năm
• Qua thống kê số liệu xuất khẩu có thể thấy,
trong lĩnh vực thực phẩm đóng hộp, Việt Nam là
một nước xuất siêu với tổng số lượng trong xuất
khẩu đồ hộp (loại hộp thiếc) ước đạt khoảng hơn
735 triệu hộp năm 2010, 965 triệu hộp năm 2011,
tăng trưởng 23% so với năm 2010 và đạt mức hơn
1 tỉ hộp năm 2012, tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng
xuất khẩu năm 2012 chị đạt khoảng 7%, nguyên
nhân là do sự sụt giảm nhu cầu từ các thị trường
tiêu thụ chính như Mỹ và các nước châu Âu
• Trong các nhóm hàng thực phẩm đóng hộp,
có thể thấy, cá và thủy sản đóng hộp là hai
mặt hàng được tiêu thụ nhiều nhất, cả trong xuất khẩu lẫn nhập khẩu. Cụ thể, trong tổng sản
lượng xuất khẩu ngành hàng đồ hộp xuất khẩu ra các thị trường thế giới, cá hộp chiếm 44%
và thủy sản đóng hộp chiếm đến 51%.
Cơ cấu ngành thực phẩm đóng hộp theo dòng sản phẩm
4. Các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực đồ hộp tại Việt Nam
Năm
Số hộp Sản xuất
trong nước
(triệu Hộp)
số lượng
xuất khẩu
(triệu hộp)
2010 758 735
2011 987 965
2012 1,067 1,044
Sản phẩm Số lượng xuất khẩu

(hộp)
2010 2011 2012
Cá đóng hộp
242,601,30
0
347,303,18
9 458,994,056
Thủy sản đóng hộp
444,681,68
0
553,143,69
0 527,790,305
Rau quả đóng hộp 14,109,067 14,072,419 17,441,902
Trái cây đóng hộp 30,961,159 47,140,640 36,386,945
Thịt đóng hộp 280,564 693,162 1,353,640
Nấm đóng hộp 2,716,720 2,801,301 2,786,191
Tổng
735,350,49
0
965,154,40
1 1,044,753,039
Thị trường thực phẩm đóng hộp
STT Công ty Tấn/năm
1 ROYAL FOODS 50,000
2 Hiland dragon 36,000
3 Ha Long 21,000
4 Foodtech JSC 18,000
5 SEASPIMEX (coop) 8,000
6 Phú Nhật (Nhãn hiệu AAA) 8,000
7 Kifocan 6,000

8 Vissan
9 Tuyen Ky
10 PATAYA VIỆT NAM
Tổng 147,000
• Một số đơn vị chưa có số liệu thống kê về năng lực sản xuất trong một năm, tuy nhiên, qua số
liệu trên có thể thấy, đây là các công ty dẫn đầu trong sản xuất đồ hộp tại Việt Nam, với tổng
khối lượng sản xuất của 7 doanh nghiệp đầu tiên đã chiếm đến gần 66% tổng khối lượng sản
xuất của cả nước.
• Một số doanh nghiệp sản xuất và phục vụ chủ yếu cho thị trường xuất khẩu như Royal,
Pataya, Hiland Dragon….trong khi đó, một số đơn vị lại cung cấp rất nhiều cho thị trường
nội địa, trong đó nổi bật là đồ hộp Hạ Long với 13% thị trường cả nước và 47% thị trường
phía Bắc. Ngoài ra, dẫn đầu thị trường đồ hộp nội địa vẫn là công ty Vissan với hơn 40% thị
phần.
III. Tổng hợp các nội dung đáng chú ý trong báo cáo thống kê:
1. Tổng sản lượng tiêu thụ đồ hộp trên thế giới hiện nay ước tính hơn 100 tỷ hộp, trong đó,
Việt Nam chiếm 1% tương đương 1 tỷ hộp/năm
2. Tiêu thụ thực phẩm của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2016 tiếp tục tăng 5,1%, ước đạt
29,5 tỷ USD
3. Tốc độ tăng trưởng của ngành thực phẩm đóng hộp của Việt Nam sẽ tăng lên 4,3% về
sản lượng và 10% về doanh số bán hàng trong giai đoạn từ 2011-2016
4. Năm 2012, sản lượng đồ hộp sản xuất được ước tinh khoảng 223 nghìn tấn, đạt tốc độ
tăng trưởng 5% so với 2011. Dự báo sẽ không tăn trưởng cao hơn mức 5% trong 2 năm
tới.
5. Trung bình mỗi năm Việt Nam nhập khẩu ước tính hơn 15 triệu hộp mỗi năm, đạt gần
4500 tấn tương đướng với 18 triệu đô la.
6. Trung bình mỗi năm Việt Nam xuất khẩu khoảng 900 triệu hộp.
7. Cá và thủy sản đóng hộp là hai mặt hàng chủ lực trong ngành thực phẩm đóng hộp,
chiếm đến gần 95% số lượng hộp được xuất khẩu và 75% số đồ hộp nhập khẩu vào Việt
Nam.
Các khó khăn ban đầu khi nghiên cứu sử dụng nhựa PET trong ngành đồ hộp:

Thị trường thực phẩm đóng hộp
• Trên thế giới chưa có nhiều đơn vị dẫn đầu và nhân rộng việc chiếc rót các loại thực
phẩm như cá, hải sản vào bao bì PET nên vẫn chưa có nhiều thông tin về công nghệ để
Ngọc Nghĩa có thể học hỏi.
• Việc chiết rót các loại thực phẩm trên yêu cầu ở nhiệt độ cao và có thể vượt quá khả
năng chịu nhiệt của bao bì PET.
Nguồn số liệu tham khảo chính:
/>phan-1.html
/>cc=1602&px=H3&r=704&y=2012&p=ALL&rg=2&so=1001

×