Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

Báo cáo tốt nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đại Á(DaiABank) – PGD Tân Hiệp 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (779.83 KB, 51 trang )

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
LỜI MỞ ĐẦU
Trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước ta đã có những bước phát triển đáng kể
trên tất cả các lĩnh vực văn hoá đời sống kinh tế xã hội. Chính trị ổn định, kinh tế tăng
trưởng bền vững tạo tiền đề cho các hoạt động đầu tư, xây dựng, kinh doanh, buôn
bán…phát triển, tạo thêm nhiều việc làm góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh
thần cho người dân. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường là những chính
sách khuyến khích hoạt động kinh doanh, không ngừng cải thiện môi trường đầu tư
nên ngày càng có nhiều doanh nghiệp được thành lập và mở rông quy mô hoạt đông.
Thị trường càng phát triển, hàng hóa dịch vụ càng đa dạng, nhu cầu mua sắm, tiêu
dung của người dân càng cao. Vì vậy nhu cầu về vốn cũng tăng lên. Các NHTM với lợi
thế về mạng lưới rộng lớn, đối tượng khách hàng đa dạng, nguồn vốn dồi dào, vì thế
các NHTM trở thành kênh cung ứng vốn hữu hiệu cho nền kinh tế và vốn tín dụng
ngân hàng trong giai đoạn hiện nay lại đóng một vai trò hết sức quan trọng.
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động cho vay trong đời sống xã hội
nói chung và đối với toàn hệ thống ngân hàng nói riêng, sau một thời gian thực tập tại
Ngân hàng TMCP Đại Á(DaiABank) – PGD Tân Hiệp, được sự giúp đỡ nhiệt tình của
các anh chị CBNV, cùng sự hướng dẫn tận tình của cô Lê Thùy Trang, em đã hoàn
thành bài báo cáo tốt nghiệp của mình bằng những kiến thức đã học tại trường cũng
như trong thời gian thực tập tại DaiABank – PGD Tân Hiệp.
Trang 1
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN ĐẠI Á & MỘT SỐ QUI ĐỊNH CHUNG CỦA NGÂN
HÀNG
1.1 Lịch sử hình thành phát triển và mạng lưới hoạt động của Ngân Hàng TMCP Đại
Á ( DAIABANK)
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
♦ Giới thiệu chung
Ngân hàng TMCP Đại Á (DaiA bank) được phép thành lập theo Giấy phép
thành lập và hoạt động số 0036 NH-GP ngay 23/06/1993, chính thức đi vào hoạt động


từ ngày 30/07/1993, có hội sở toạ lạc tại số 56-58 đường Cách Mạng Tháng Tám,
phường Quyết Thắng, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai.Và là ngân hàng cổ phần
đầu tiên hoạt động tại địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Khởi đầu, Đại Á Ngân hàng chỉ là một Ngân hàng TMCP nông thôn hoạt
động tại tỉnh Đồng Nai với vốn điều lệ ban đầu là 1 tỷ đồng. Năm 2007 có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng đối với Đại Á Ngân hàng. Đó là việc chuyển đổi từ mô hình Ngân
hàng TMCP nông thôn sang mô hình Ngân hàng TMCP đô thị vào ngày 11/10/2007
theo quyết định số 2402/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Tạo điều kiện cho Ngân hàng nâng cao năng lực về tài chính, mở rộng mạng lưới hoạt
động kinh doanh, đủ sức cạnh tranh và phát triển mạnh mẽ, đánh dấu một giai đoạn
phát triển mới của Đại Á Ngân hàng với mục tiêu trở thành một trong những Ngân
hàng TMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam, cung cấp các sản phẩm dịch vụ đa dạng, từ cơ
bản đến cao cấp.
Sau nhiều lần tăng vốn điều lệ, tính đến nay vốn điều lệ của Đại Á Ngân
hàng đạt 3100 tỷ đồng.
Được đánh giá là một Ngân hàng có tốc độ tăng trưởng ổn định, luôn đảm
bảo hài hòa lợi ích của cổ đông, khách hàng và của cán bộ nhân viên, có trách nhiệm
với cộng đồng xã hội. Đặc biệt, trong thời điểm khó khăn vừa qua, DaiABank luôn
đảm bảo tốt thanh khoản và được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trao tặng
bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện biện pháp kiềm chế lạm
Trang 2
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển sản xuất, đảm bảo an
sinh xã hội, góp phần vào sự ổn định của ngành Ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói
chung.
Thời gian qua, DaiABank đã đầu tư có chiều sâu về công nghệ, đa dạng các
sản phẩm – dịch vụ, phát hành thẻ tín dụng quốc tế MasterCard, triển khai hoạt động
giao dịch ngân hàng trực tuyến, đầu tư Trung tâm dữ liệu dự phòng và Trung tâm chăm
sóc khách hàng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2008
trong mô hình hoạt động.

Đồng thời, trong năm 2011 DaiABank chính thức ra mắt hệ thống nhận diện
thương hiệu mới với hình ảnh hiện đại và chuyên nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi nhất
cho khách hàng đến giao dịch tại các địa điểm hoạt động của Ngân hàng, luôn xứng
đáng với khẩu ngữ “ Điểm tựa thành công” mà trong đó Ngân hàng chính là điểm tựa
thành công của khách hàng và khách hàng lại là điểm tựa thành công của Ngân hàng.
Vì vậy mà vừa qua, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đạị Á (DaiABank) đã
vinh dự được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động Hạng Nhì ghi nhận những
thành tích hoạt động của Ngân hàng trong giai đoạn 2007 – 2011.
Sứ mệnh
• Mang lại lợi ích cao nhất cho DaiABank, cổ đông và xã hội.
• Tham gia đóng góp vào sự lớn mạnh, an toàn của hệ thống Ngân hàng thuơng mại Việt
Nam.
• Là người bạn đồng hành, là điểm tựa thành công của khách hàng, đáp ứng đầy đủ nhu
cầu vốn hợp lý. Vì sự phát triển, vì niềm tin của khách hàng và Ngân hàng.
Tầm nhìn chiến lược
Đại Á Ngân hàng hướng đến mục tiêu:
• Trở thành 1 trong 20 ngân hàng TMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam
• Trong 5 năm từ 2009 – 2014, phấn đấu trở thành 1 trong 10 Ngân hàng hàng đầu về
công nghệ, dịch vụ
Giá trị cốt lõi
Sơ đồ 1.1: Giá trị cốt lõi của DaiABank
Trang 3
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
(Nguồn: />loi.22.aspx )
Hình 1.1: Ngân hàng TMCP Đại Á
(Nguồn:ht
tp://image
s.diadiem.
com/Imag
es_DongNai/ImgCongty/CACH_MANG_THANG_8/174_27-04-2010_1.JPG)

Hội sở: 56-58 đường Cách Mạng Tháng Tám, phường Quyết Thắng, thành phố Biên
Hoà, tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: 0613.3846831
Fax: 061.3840159
Email:
Website: www.daiabank.com.vn
Trang 4
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
Hình 1.2: LOGO DaiABank
(Nguồn: />♦ Quá trình hình thành và phát triển
• Năm 1993,
Ngày 30/07/1993, thành lập ngân hàng TMCP Đại Á tại Đồng Nai, vốn điều lệ ban đầu
1 tỷ VND
Năm 2001,
Tăng vốn điều lệ lên 8 tỷ VND, sáp nhập Quỹ tín dụng nhân dân Quang Vinh vào
DaiABank
• Năm 2002,
Tăng vốn điều lệ lên 16 tỷ VND, với mạng lưới hoạt động 01 hội sở chính, 04 chi
nhánh tại thành phố Biện Hòa và thị xã Long Khánh
• Năm 2003,
Tăng vốn đều lệ lên 16 tỷ VND, với sự tham gia của 70 cổ đông trong đó có 02 cổ
đông pháp nhân là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh đồng Nai và
Tổng công ty Tín nghĩa.
Tháng 3, khai trương PGD Tam Phước tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
DaiABank đạt được thành công trong lĩnh vực tài trợ vốn cho các hộ dân doanh ( sản
xuất, thương mại,dịch vụ, nông nghiệp), doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt cho vay
tiêu dùng, xây dựng nhà ở và sửa chữa nhà ở.
• Năm 2004
Trang 5
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đồng Nai hợp đồng liên kết hỗ
trợ DaiABank trong lĩnh vực: phát triển dịch vụ, công nghệ thong tin, nâng cao nghiệp
vụ, cấp tín dụng.
Tháng 5, tham gia dự án Tài chính nông thôn II do Hiệp hội phát triển Quốc tế (IDA)
tài trợ.
Tăng vốn điều lệ lên 42 tỷ VND với số cổ đông sở hữu vốn là 73
Tháng 10, khai trương chi nhánh Trảng Bom tại huyện Trảng Bom.
• Năm 2006,
Ngày 31/12, tăng vốn điều lệ lên 500 tỷ VND với mạng lưới hoạt động gồm Hội sở
chính, 05 chi nhánh và 01 phòng giao dịch.
• Năm 2007,
DaiABank thực hiện thành công chuyển đổi mô hình hoạt động và chính thức được
Ngân hàng Nhà Nước cho phép chuyển đổi sang mô hình Ngân hàng TMCP đô thị
theo Quyết định số 2402/QĐ-NHNN ngày 10/11/2007.
Hệ thống mạng lưới hoạt động phát triển mạnh mẽ, phát triển thêm 04 PGD tại Đồng
Nai.
• Năm 2008,
Ngày 26/02, Chi nhánh TP. Hồ chí minh, đơn vị ngoại tỉnh đầu tiên sau khi thực hiện
chuyển đổi mô hình chính thức đi vào hoạt động.
Ngày 19/04, thẻ ghi nợ nội địa – ATM “Chìa khóa đa năng” chính thức được phát
hành.
Ngày 02/10, khai trương chi nhánh Hà nội – chi nhánh đầu tiên của DaiABank tại khu
vực phía Bắc
Cuối năm 2008, DaiABank đạt 21 điểm giao dịch trên toàn quốc.
• Năm 2009,
Trang 6
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
Quý I, DaiABank thăng vốn điều lệ lên 1.000 tỷ VND.
Ngày 13/4, phát triển tiện ích “Gứi tiền bằng phong bì qua máy ATM” trên toàn hệ
thống.

Ngày 07/08, chi nhánh Bình dương khai trương hoạt động tại 533 đại lộ Bình Dương –
P. Hiệp Thành – TX. Thủ Dầu Một – Bình Dương.
Đến cuối năm 2009, mạng lưới hoạt động đã lên 35 điểm giao dịch trên cả nước.
• Năm 2010
Ngày 16/01, khai trương Sở Giao dịch Đồng Nai tại 56 -58 CMT8, Biên Hòa, Đồng
Nai, chính thức tách chức năng kinh doanh ra khỏi Hội sở.
Ngày 29/04, khai trương chi nhánh Bà Rịa – Vũng Tàu tại 63 Lê Hồng Phong, TP
Vũng Tàu.
Tháng 12, tăng vốn điề lệ lên 3.100 tỷ VND.
Kết thúc năm 2010, DaiABank có tổng số 51 điểm giao dịch trên cả nước.
• Năm 2011
Ngày 28/4, tổ chức đại hội cổ đông nhiệm kỳ 2011 – 2015.
Ngày 18/7, khai trương chi nhánh Hàng Xanh – chi nhánh thứ 2 của DaiABank tại
TP.HCM.
Ngày 30/3, chính thức công bố, ra mắt hệ thống nhận diện thương hiệu mới.
Ngày 16/9, khai trương chi nhánh Hải Phòng – chi nhánh thứ 2 của DaiABank tại khu
vực phía Bắc.
Tính đến tháng 12, DaiABank có 62 điểm giao dịch trên toàn quốc và đang tiến hành
triển khai ISO 9001:2008 nhằm thực hiện các quy trình sản phẩm dịch vụ chất lượng
hơn để ngày càng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
• Năm 2012
Trang 7
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
Ngày 07/2, khai trương chi nhánh Nghệ An, chi nhánh đầu tiên của DaiABank tại khu
vực Bắc Trung Bộ.
Ngày 16/2 khai trương chi nhánh Thăng Long, đây là chi nhánh thứ hai của DaiABank
tại khu vực Hà Nội.
Ngày 29/0, chính thức di dời chi nhánh Hà Nội sang địa điểm mới: tòa nhà trung tâm
hội nghị Công đoàn, 01 Yết Kiêu, P. Trần Hưng Đạo, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội.
1.1.2 Mạng lưới hoạt động

Tính đến nay, Đại Á đã có hơn 900 cán bộ nhân viên, hơn 64 điểm giao dịch bao
gồm cả sở giao dịch, chi nhánh, PGD, quỹ tiết kiệm trên cả nước, thực hiện đầy đủ các
sản phẩm dịch vụ ngân hàng chủ đạo như dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ ngân quỹ, dịch
vụ bảo lãnh, đại lý bảo hiểm, đại lý thu đổi ngoại tệ,…
Trong nhiều năm qua, Đại Á Ngân hàng luôn đáp ứng nhu cầu tài chính đa dạng cho
người dân trên địa bàn. Bên cạnh việc chú trọng triển khai các sản phẩm dịch vụ ngân
hàng truyền thống như: cho vay mua nhà, bất động sản; huy động tiền gửi tiết kiệm,
tiền gửi thanh toán bằng VNĐ, vàng, đại lý thu đổi ngoại tệ; cho vay ngắn hạn, trung
hạn và dài hạn đối với các tổ chức, cá nhân đặc biệt chú trọng đến đối tượng khách
hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ; thực hiện các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, chi trả,
thu tiền mặt,…
1.2 Sơ đồ tổ chức của Ngân hàng Đại Á và đặc điểm hoạt động kinh doanh
1.2.1 Sơ đồ tổ chức của Ngân hàng Đại Á
Sơ đồ 1.2 : Sơ đồ tổ chức của Ngân hàng Đại Á
Trang 8
ĐẠI HỘI ĐỒNG
CỔ ĐÔNG
BAN KIỂM SOÁT
PHÒNG KIỂM
TOÁN NỘI BỘ
HỘI ĐỒNG
QUẢN TRỊ
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
1.2.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh
1.2.2.1 Đối với khách hàng cá nhân
♦ Dịch vụ tiền gửi
Bao gồm các sản phẩm:
_ Tiền gửi bậc thang
_ Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
_ Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn

_ Tiền gửi tiết kiệm siêu linh hoạt
_ Tiền gửi thanh toán
♦ Tín dụng cá nhân
Bao gồm các sản phẩm:
_ Cho vay tiêu dung
_ Cho vay mua & sửa chữa bất động sản
Trang 9
VĂN PHÒNG
HĐQT
CÁC HỘI ĐỒNG
THAM MƯU
BAN TỔNG
GIÁM ĐỐC
PHÒNG KIỂM
SOÁT NỘI BỘ
CÁC PHÒNG
BAN NGHIỆP
VỤ HỘI SỞ
KÊNH PHÂN PHỐI
SGD/CN/PGD/QTK
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
_ Cho vay cầm cố STK, Giấy tờ có giá, Số dư tài khoản
_ Cho vay du học
_ Cho vay sản xuất kinh doanh đồi với khách hàng cá nhân
_ Cho vay thấu chi
_ Cho vay mua ô tô thế chấp bằng chính xe mua
_ Cho vay góp chợ
♦ Dịch vụ thẻ
Bao gồm các sản phẩm:
_ Thẻ MASTERCARD DAIABANK

_ Thẻ thanh toán và rút tiền nội địa
♦ Dịch vụ chuyển tiền:
Bao gồm các dịch vụ :
_ Chi trả kiều hối
_ Chuyển tiền trong nước
_ Chuyển tiền quốc tế
♦ Dịch vụ thu đổi ngoại tệ
Bao gồm các loại hình giao dịch:
_ Giao dịch Hối Đoái Giao Ngay (Spot)
_ Giao Dịch Hối Đoái Kỳ Hạn (Forward)
_Giao Dịch Hối Đoái Hoán Đổi (Swap) thực hiện với các TCKT
_ Giao Dịch Quyền Lựa Chọn (Option) thực hiện giữa 2 loại ngoại tệ
1.2.2.2 Đối với khách hàng doanh nghiệp
Trang 10
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
♦ Tín dụng doanh nghiệp
Bao gồm:
_ Cho vay tái cấu trúc tài chính
_ Cho vay sản xuất kinh doanh
_ Thấu chi tài khoản
_ Tài trợ xuất/ nhập khẩu
_ Bao thanh toán trong nước có truy đòi
_ Cho vay cầm cố trước tiền bán chứng khoán
_ Cho vay nông nghiệp chăn nuôi
♦ Tiền gửi doanh nghiệp
Bao gồm:
_ Tiền gửi có kỳ hạn
_ Tiền gửi thanh toán
_ Tiền gửi bậc thang
♦ Dịch vụ Thanh toán quốc tế

Bao gồm:
_ Dịch vụ L/C xuất khẩu
_ Dịch vụ L/C nhập khẩu
_ Dịch vụ nhờ thu xuất khẩu
_ Dịch vụ nhờ thu nhập khẩu
♦ Dịch vụ chuyển tiền
Trang 11
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
Bao gồm:
_ Dịch vụ nhận tiền chuyển đến
_ Dịch vụ chuyển tiền quốc tế
_ Dịch vụ chuyển tiền trong nước
♦ Dịch vụ quản lý tiền mặt
_ Thu chi hộ tiền mặt
_ Chi hộ lương/ hoa hồng đại lý
♦ Dịch vụ giao dịch qua fax
♦ Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ
1.3 Khái quát về Ngân Hàng TMCP Đại Á – Phòng giao dịch Tân Hiệp
1.3.1 Quá trình hình thành và phát triển
PGD Tân Hiệp thuộc Chi nhánh Hố Nai, toạ lạc tại số 11 lô C, khu phố 6,
Đồng Khởi, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai. PGD Tân Hiệp chính thức đi vào hoạt
động từ ngày 17/11/1993 với sự thuận lợi của địa bàn cùng đội ngũ nhân viên trẻ năng
động, nhiệt tình và có trình độ cao thì PGD đã và đang khẳng định vị trí cũng như uy
tín của mình trên địa bàn hoạt động, góp phần vào sự phát triển của Đại Á Ngân hàng.
Tự hào là một trong những PGD được thành lập trong năm đầu tiên hoạt động của Đại
Á Ngân hàng, cộng với bề dày lịch sử hơn 19 năm hoạt động PGD Tân Hiệp cũng đã
có sự phát triển không ngừng về các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng; trang thiết bị, công
nghệ, phần mềm hỗ trợ nghiệp vụ không ngừng được đổi mới và nâng cao, góp phần
làm cho quy trình nghiệp vụ và vấn đề quản lý trở nên đơn giản, thuận tiện, chuyên
nghiệp hơn. Ngoài ra, tình hình kinh doanh cũng rất khả quan và đã có những bước

phát triển nhanh, bền vững, an toàn mang lại hiệu quả cao.
Hiện nay, PGD Tân Hiệp cùng với 7 nhân viên của mình đang nỗ lực đem đến
cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, góp phần củng cố và khẳng định
cho phương châm hoạt động của Đại Á Ngân hàng “ Đại Á – Điểm tựa thành công”.
Trang 12
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
1.3.2 Bộ máy tổ chức tại Ngân Hàng TMCP Đại Á – Phòng giao dịch Tân Hiệp
Sơ đồ 1.3: Bộ máy tổ chức tại Ngân Hàng TMCP Đại Á – Phòng giao dịch Tân
Hiệp
1.3.3 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận
Giám đốc:
Trang 13
GIÁM ĐỐC
Ngô Tiến Nghĩa
KIỂM SOÁT VIÊN
Nguyễn Thị Hải Hà
PHÒNG DVKH
PHÒNG QHKH
QHKH
DOANH
NGHIỆP
Nguyễn
Thị Hương
NHÂN
VIÊN
GIAO
DỊCH
Phạm Thị
Thúy Vân
NHÂN

VIÊN
QLTD
Nguyễn Thị
Phương Mai
NHÂN
VIÊN KHO
QUỸ
Nguyễn
Kim Loan
QHKH

NHÂN
Nguyễn Lê
Nhật Châu
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
- Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát hoạt động của PGD.
- Tổ chức thực hiện tiếp thị và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ của Đại Á Ngân hàng
cho khách hàng.
- Nghiên cứu, tham mưu và đề xuất ý kiến cho Giám đốc chi nhánh về các vấn đề liên
quan đến hoạt động kinh doanh của PGD.
- Quản lý và phát triển nhân viên trong đơn vị.
Kiểm soát viên:
- Kiểm soát sự chính xác, đầy đủ theo tài liệu, chứng từ gốc của các khoản cấp tín dụng.
- Kiểm soát sự tuân thủ theo quy định của pháp luật của Đại Á Ngân hàng và phê duyệt
của cấp có thẩm quyền đối với các hồ sơ tín dụng theo sự phân công uỷ quyền của
trưởng đơn vị hoặc cấp trên trực tiếp.
Phòng quan hệ khách hàng:
- Tư vấn và cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.
- Duy trì quan hệ chăm sóc khách hàng hiện hữu và phát triển khách hàng mới.
- Tiếp nhận hồ sơ và hường dẫn nghiệp vụ cơ bản, thanh toán quốc tế, thẩm định khách

hàng và đề xuất cấp tín dụng trong phạm vi được phân công.
- Bán chéo sản phẩm, dịch vụ khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp là đầu
mối dẫn khách hàng thực hiện các giao dịch thu nhập, cập nhật thông tin cơ bản để mở
tài khoản tiền gửi cho khách hàng trên hệ thống của Ngân hàng.
Nhân viên quản lý tín dụng:
- Lập tờ trình tín dụng trong hạn mức và cấp tín dụng đảm bảo bằng số tài khoản đảm
bảo do Đại Á Ngân hàng phát hành.
- Tạo lập, theo dõi và quản lý các khoản cấp tín dụng, thực hiện thủ tục bổ sung/ điều
chỉnh các thông tin có liên quan đến tài khoản tiền vay của khách hàng.
- Lưu trữ hồ sơ tín dụng, thông tin khách hàng tín dụng, tiếp nhận và giải đáp thắc mắc
của khách hàng.
Nhân viên giao dịch:
- Kiểm soát trước khi thực hiện giao dịch.
- Thực hiện các nhiệm vụ thu chi tiền mặt, hạch toán trên hệ thống, các nghiệp vụ giao
dịch có liên quan đến tài khoản giao dịch của khách hàng.
- Thực hiện các nghiệp vụ giao dịch vãng lai, kiểm tra liệt kê giao dịch cuối ngày.
Trang 14
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
Thủ quỹ:
- ;Nhận tiếp quỹ tiền mặt, tiếp quỹ cho giao dịch viên để thực hiện giao dịch trong ngày.
- Thực hiện thu chi tiền mặt.
- Hạch toán, ghi chép các giao dịch tiền mặt, các phát sinh có liên quan.
- Kết quỹ cuối ngày, cân đối quỹ.
1.4 Các qui định chung trong lao động của Ngân Hàng TMCP Đại Á
1.4.1 Qui định giờ làm việc
• Thời gian làm việc:
_ Buổi sáng: 7 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút
_ Buổi chiều: 13 giờ đến 17 giờ ( riêng chiều thứ bảy hàng tuần nghỉ)
_ Hoặc theo thời gian làm việc đặc thù tại đơn vị đã được tổng giám đốc phê duyệt.
• Phải có mặt tại cơ quan đúng giờ quy định, không được ra về trước khi hết giờ làm

việc.
• Làm việc ngoài giờ quy định hoặc vào ngày nghỉ, nếu vào cơ quan phải được sự chấp
thuận của ban tổng giám đốc hoặc giám đốc các đơn vị.
• Cán bộ nhân viên xin nghỉ việc riêng phải có lý do rõ ràng, cụ thể.
1.4.2 Qui định về đồng phục và tác phong
1.4.2.1 Quy định về đồng phục
Thời gian thực hiện: áp dụng từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần.
• Đối với CBNV học việc/ thử việc và CBNV chưa được cấp đồng phục theo quy định.
_ Nam: Áo chemise trắng tay dài cài nút tay áo ( Trừ nhân viên lái xe và bảo vệ), quần
tay màu sậm, áo bỏ vào quần.
_ Nữ: Áo chemise trắng bỏ vào quần tây/ váy màu sậm.
• Đối với CBNV đã được cấp đồng phục
o Nam:
_ Đồng phục quần tây, áo chemise bỏ vào quần, thắt caravat, đeo thẻ tên.
_ Riêng các cấp quản lý sẽ mặc áo vest khi tham dự các sự kiện hoặc khi tiếp khách
quan trọng.
o Nữ:
_ Cấp quản lý
Trang 15
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
+ Thứ 2,3,4,6: Đồng phục áo chemise bỏ vào váy/quần tây, áo vest. Đeo thẻ
tên.
+ Thứ 5: Đồng phục áo dài, đeo thẻ tên.
_ Giao dịch viên
+ Thứ 2,4,6: Đồng phục áo chemise bỏ vào váy, áo vest, khăn đeo cổ, đeo thẻ
tên.
+ Thứ 3,5: Đồng phục áo dài, đeo thẻ tên.
+ Thứ 7: Áo dài tự do.
_ Nhân viên
+ Thứ 2,3,4,5: Đồng phục áo chemise bỏ vào váy/quần tây,áo vest, khăn đeo

cổ, đeo thẻ tên.
+ Thứ 5: Đồng phục áo dài, đeo thẻ tên.
• Các trường hợp khác
o Nhân viên đang mang thai
Đồng phục đầm bầu, đeo thẻ tên.
o Nhân viên tạp vụ
Đồng phục áo chemise, quần tây, đeo thẻ tên.
o Nhân viên bảo vệ
Được cấp trang phục theo mẫu trang phục quy định tai Nghị định số 52/2008/NĐ-
CP ngày 22/4/2008 của Chính phủ về quản lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ.
• Trang phục ngày thứ bảy
CBNV mặc trang phục tự do vào ngày thứ bảy (ngoại trừ giao dịch viên mặc áo
dài tự do) nhưng phải là trang phục công sở ( áo chemise/ áo kiểu kín đáo, quần tây/
váy màu sậm, mang giầy). Không được mặc quần jean, quần lửng, áo thun, áo không
cánh tay.
1.4.2.2 Qui định về tác phong, hình thể
• Về hình thể
_ Nam: đầu tóc gọn gang, tóc chải thành mái hoặc hớt cao, không để phú vành tai.
Móng tay, râu không để quá dài, cắt tỉa gọn gàng.
Trang 16
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
_ Nữ: đầu tóc gọn gang, đẹp, trang nhã; trường hợp nữ có tóc dài phải dung kẹp có túi
lưới cuốn gọn vào trong ( đối với nữ giao dịch viên), không để tóc che phủ mắt, tóc rối;
trang điểm nhẹ nhàng, vừa phải tạo sự khả ái, hài hòa; móng tay/chân cắt tỉa gọn gàng
chỉ được phép sơn màu nhẹ nhàng đồng nhất, không mang quá nhiều trang sức.
_ Không nhuộm tóc màu sắc nổi bật, lòe loẹt.
_ Đồng phục chỉnh tề, sạch sẽ, gọn gang, không nhàu nát hoặc xộc xệch; đối với trang
phục áo dài không được xắn tay áo, cuốn, buộc tà áo.
_ Bảng tên cài ngay ngắn trên ngực trái.
• Về giày dép

_ Nam: mang giầy tây.
_ Nữ: mang giầy, không hoa văn, đế giầy cao không quá 7cm, trường hợp có mang vớ
(tất) thì phải mang màu da, không được mang vớ (tất) lưới, không được mang giầy có
màu sặc sỡ như màu đỏ, cam, xanh, vàng, tím.
_ Trường hợp đặc biệt vì lý do sức khỏe không thể mang giầy thì phải được sự đồng ý
của Trưởng đơn vị.
• Các quy định khác
_ Trưởng đơn vị do yêu cầu công việc có thể không mặc đồng phục trong một số ngày
quy định.
_ Đối với các chức danh thường xuyên đi công tác bên ngoài có thể mặc quần tây, áo
chemise đồng phục thay cho váy, áo dài theo quy định nhưng phải được sự đồng ý của
cấp quản lý trực tiếp.
_ Trong giờ làm việc không được mặc các loại áo khoác như áo len, áo gió.
_ Đối với trang phục áo dài tự do: Áo dài theo kiểu truyền thống kín đáo.
_ Huy hiệu của Đại Á ngân hàng được đeo khi tham dự các sự kiện của ngân hàng:
+ Đối với áo chemise đồng phục: đeo bên ngực trái.
Trang 17
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
+ Đối với áo vest: đeo bên ve áo trái.
1.4.3 Qui định về PCCC
• Phổ biến đến CBNV tại đơn vị ý thức PCCC như:
_ Khi sử dụng các thiết bị sạc pin điện thoại, pin máy chụp hình, pin mày ghi âm, hoặc
các thiết bị điện khác…phải được kiểm soát trong suốt quá trình sạc và rút khỏi ổ cắm
điện khi không còn sử dụng. Phải tắt máy vi tính và các thiết bị điện sử dụng khác
trước khi ra về.
_ Không được sử dụng cá thiết bị đun, nấu trong phòng làm việc.
_ Không để các vật liệu dễ cháy như: giấy tờ, hồ sơ… gần các ổ cắm điện.
• Thường xuyên tổ chức kiểm tra an toàn PCCC đối với:
_ Hệ thống điện, hệ thống thiết bị tin học, hệ thống điện tại các bảng hiệu quảng cáo,
các thiết bị văn phòng sử dụng điện của các đơn vị nếu không đúng thiết kế, không

đúng công năng, quá tải, cũ hỏng phải cho dừng hoạt động và tổ chức sữa chữa, thay
thế. Nghiêm cấm việc câu móc điện tùy tiện không đảm bảo an toàn về điện và PCCC.
_ Các loại trang thiết bị, dụng cụ PCCC tại chỗ đã được trang bị như: bình chữa cháy,
hệ thống báo cháy tự động, máy bơm nước, hệ thống cung cấp nước chữa cháy.
_ Qua kiểm tra, phát hiện kịp thời hệ thống điện, các loại trang thiết bị, dụng cụ phục
vụ cho công tác PCCC bị hư hỏng hoặc còn thiếu để có biện pháp khắc phục sửa chữa,
mua sắm, thay thế kịp thời, đảm bảo các loại trang thiết bị phục vụ cho công tác PCCC
luôn trong tình trạng tốt để sử dụng ngay khi có sự cố xảy ra.
Tóm tắt chương 1
Qua chương 1 em đã giới thiệu về sự hình thành và phát triển của Ngân hàng
TMCP Đại Á, mô tả cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong DAB-
PGD Tân Hiệp. Bên cạnh đó em cũng đã giới thiệu về các dịch vụ, sản phẩm của DAB
cùng các qui định của DAB
Trang 18
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG THỰC TẬP
2.1 Mô tả qui trình lao động và công việc thực tế tại phòng tín dụng
2.1.1 Qui trình lao động tại phòng tín dụng
• Qui trình cấp tín dụng
Trang 19
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
Sơ đồ 2.1 : Qui trình cấp tín dụng tại Ngân hàng Đại Á- PGD Tân Hiệp

Trang 20
Tiếp thị-chăm sóc
khách hàng
Hướng dẫn hồ sơ vay vốn
Khách
có nhu
cầu vay

lại
Quản lý, lưu trữ hồ sơ
Tất toán Thu hồi nợ
Kiểm tra, kiểm soát
Theo dõi hồ sơ vay
Nhập kho TSĐB
Giải ngân
Ký hợp đồng, đăng ký giao
dịch đảm bảo
Từ chối khách
hàng
Nêu rõ lý do từ
chối
Trả lại hồ sơ
Không đồng
ý
Trình cấp có thẩm quyền
Thẩm định hồ sơ vay vốn và
lập tờ trình
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
Diễn giải sơ đồ 3.1
Bước 1: Tiếp thị- chăm sóc khách hàng
Đối với khách hàng mới
Trên cơ sở chỉ tiêu hàng tháng, nhân viên QHKH cá nhân sẽ lập danh sách
khách hàng tiềm năng và lên kế hoạch tiếp xúc với khách hàng. Khi tiếp xúc với khách
hàng, nhân viên QHKH cá nhân phải cung cấp cho khách hàng những hồ sơ, tài liệu về
sản phẩm của Đại Á Ngân hàng và ghi nhận lại những đề nghị của khách hàng để trình
lên Giám Đốc.
Đối với khách hàng hiện hữu
Mỗi khách hàng khi quan hệ tín dụng với Ngân hàng, cần phải có một thư

mục lưu trữ tất cả các thông tin liên quan đến khách hàng mà nhân viên QHKH cá
nhân đã tiếp xúc và làm việc để có thể theo dõi quá trình hoạt động của khách hàng,
kịp thời chào mời khách hàng tiếp tục quan hệ tín dụng với Ngân hàng khi khách hàng
có nhu cầu vay tiêu dùng.
Bước 2: Hướng dẫn hồ sơ vay vốn
- Người thực hiện là nhân viên quan hệ khách hàng.
- Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn, nhân viên QHKH hướng dẫn thủ tục làm giấy tờ
cần thiết cho khách hàng.
- Lưu lại tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ của khách hàng vào sổ nhật ký công việc để
tiện theo dõi.
- Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ vay từ khách hàng, nhân viên QHKH sẽ thực hiện
bước 2.
Bước 3: Thẩm định hồ sơ vay vốn và lập tờ trình
- Do nhân viên QHKH cá nhân và nhân viên thẩm định tài sản thực hiện.
- Thẩm định tính chất pháp lý: nhân viên QHKH cá nhân thực hiện nhằm mục đích là
xem xét khách hàng có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự,
đánh giá uy tín và tư cách đạo đức, nghề nghiệp thông qua những hộ gia đình xung
quanh, tổ trưởng khu phố, chính quyền địa phương, chứng minh nhân dân và hộ
khẩu/KT3 của khách hàng phải chính xác. Trong trường hợp khách hàng vay được bảo
Trang 21
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
lãnh bằng tài sản của bên thứ ba thì nhân viên QHKH cá nhân phải thẩm định cả tư
cách pháp lý của bên thứ ba.
- Thẩm định về phương án vay vốn: nhân viên QHKH cần chú trọng vào tính khả thi,
tính hiệu quả của phương án, khả năng trả nợ của khách hàng có đúng với thực tế hay
không? Xác định mức rủi ro của dự án để xác định tỷ lệ mà Ngân hàng có thể tài trợ.
Trong trường hợp khách hàng vay vốn để mua sắm, chi tiêu cá nhân, nhân viên QHKH
phải nắm bắt được giá cả thực tế hàng hoá mà khách hàng đã hoặc sẽ mua. Bên cạnh
đó, nhân viên QHKH phải xác định được nguồn trả nợ vay của khách hàng. Đặc biệt là
quan tâm đến nguồn thu nhập tích luỹ của khách hàng để hạn chế được những rủi ro

trong tương lai.
- Thẩm định về tài sản đảm bảo nợ vay: phòng thẩm định tài sản sẽ thực hiện kiểm tra
xem tài sản thế chấp có đúng với hồ sơ khách hàng cung cấp hay không? Giấy tờ có đủ
tính pháp lý chưa, tiến hành định giá,… Số tiền cho vay trên giá trị tài sản đảm bảo đã
định giá là 70% theo quy định của Đại Á Ngân hàng. Trường hợp, giá trị tài sản thế
chấp không đủ giá trị để đảm bảo cho món vay, mà khách hàng là người có uy tín , có
phương án sử dụng vốn hiệu quả thì có thể định giá tài sản đảm bảo theo giá thị trường.
- Sau khi phòng thẩm định tài sản gửi kết quả thẩm định thực tế về cộng vớicác thông tin
đã thu thập được thì nhân viên QHKH sẽ tiến hành lập tờ trình thẩm định theo mẫu của
Đại Á Ngân hàng. Và chuyển sang bước 4.
Bước 4:Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và thông báo cho khách hàng
- Nhân viên QHKH sẽ trình lên cấp có thẩm quyền phê duyệt toàn bộ hồ sơ của khách
hàng bao gồm tờ trình thẩm định, thông tin CIC, hồ sơ pháp lý, giấy đề nghị kiêm
phương án vay vốn,…
- Sau khi xem xét hồ sơ:
+ Nếu cấp trên đồng ý duyệt cho vay thì nhân viên QHKH sẽ gửi thông báo
về quyết định cấp tín dụng cho khách hàng.
+ Nếu cấp trên chưa đồng ý, thì tuỳ theo món vay mà cấp có thẩm quyền sẽ
tái thẩm định (tuỳ theo thẩm quyền duyệt cho vay) và thoả thuận với khách hàng về:
• Số tiền vay
• Thời gian vay
• Lãi suất cho vay
• Phương thức trả nợ
• Các khoản phí dịch vụ
Trang 22
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
+ Nếu cấp trên từ chối cho vay hoặc không thương lượng được với khách
hàng thì nhân viên QHKH sẽ khéo léo từ chối và trả lại hồ sơ cho khách hàng.
Bước 5: Lập và ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp/ cầm cố và
đăng ký giao dịch đảm bảo

- Do nhân viên pháp lý chứng từ thực hiện.Sau khi gửi thông báo về quyết định cấp tín
dụng đến khách hàng, nhân viên pháp lý chứng từ lập hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế
chấp/ cầm cố tài sản đảm bảo. Đây là một khâu rất quan trọng trong quy trình cho vay
vì tuỳ theo mỗi loại tài sản thế chấp mà nhân viên pháp lý chứng từ sẽ lập hồ sơ và
hướng dẫn khách hàng đăng ký tại những nơi có thẩm quyền khác nhau (như phòng
công chứng, sở tài nguyên môi trường,…).
- Công chứng và đăng ký giao dịch đảm bảo theo quy định để đảm bảo rằng khách hàng
không thể thực hiện mua bán, trao đổi, chuyển nhượng đối với tài sản đảm bảo trong
quá trình đi vay.
Lưu ý:
- Nếu đã lập gia đình thì hợp đồng tín dụng phải được ký bởi cả vợ và chồng, còn nếu
vẫn đang độc thân thì phải có xác nhận của phường xã nơi cư trú.
- Nếu tài sản thế chấp là của bên thứ ba( bên bảo lãnh) thì phải thực hiện theo quy định
riêng của Đại Á Ngân hàng. Đặc biệt, bên thế chấp phải có mối quan hệ ruột thịt với
người đi vay.
- Nếu một trong những người đứng tên chủ sở hữu tài sản thế chấp mất, hoặc tất cả, hoặc
đang sống độc thân, hoặc đã lập gia đình thì phải có giấy xác nhận của phường xã nơi
cư trú.
Bước 6: Giải ngân
- Sau khi hoàn tất các hợp đồng và đăng ký giao dịch đảm bảo thì nhân viên QHKH bàn
giao lại hồ sơ cho nhân viên QLTD, nhân viên pháp lý chứng từ sẽ bàn giao lại hồ sơ
tài sản đảm bảo cho nhân viên QLTD. Việc bàn giao này phải được lập thành văn bản
theo mẫu và hai bên phải ký nhận. Mỗi bên giữ một bản.
- Căn cứ vào phê duyệt cấp tín dụng, kiểm tra lại toàn bộ những giấy tờ cần bổ sung theo
yêu cầu để nhắc nhở khách hàng bổ sung đầy đủ trước khi giải ngân.
- Nhân viên QLTD sẽ phải rà soát và đảm bảo toàn bộ giấy tờ của hồ sơ vay đã được ký
tên, đóng dấu đầy đủ, hợp lệ trước khi giải ngân.
Trang 23
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
Bước 7: Nhập kho tài sản đảm bảo

Sau khi giải ngân xong cho khách hàng, nhân viên QLTD chuyển tài sản
đảm bảo ( bản chính) xuống bộ phận kho quỹ và tài sản phải được cho vào phong bì
lưu theo quy định của Đại Á Ngân hàng.
Bước 8: Theo dõi hồ sơ vay
- Nhân viên QLTD sau khi cho vay, kiểm tra toàn bộ thông tin tài khoản vay trên TCBS,
theo dõi và lên kế hoạch đôn đốc khách hàng trả nợ gôc, lãi đúng hạn.
- Nếu có sự thay đổi về lãi suất cho vay thì nhân viên QLTD phải thông báo cho khách
hàng thực hiện.
Bước 9: Kiểm tra, kiểm soát
- Nhân viên QLTD chủ động thực hiện kế hoạch kiểm tra và phối hợp với nhân viên
QHKH tiến hành kiểm tra định kỳ khách hàng để kiểm tra xem vốn vay có được sử
dụng đúng mục đích hay không.
- Trong quá trình kiểm tra khách hàng nếu thấy phát hiện những rủi ro vượt quá khả
năng xử lý của bộ phận tín dụng thì báo cáo ngay cho cấp trên chỉ đạo các bộ phận có
liên quan để hỗ trợ giải quyết.
Bước 10: Thu hồi nợ
- Hằng ngày, nhân viên QLTD in danh sách các khoản nợ vay đến hạn cho 7 ngày tiếp
theo để đôn đốc khách hàng thực hiện nghĩa vụ đúng hạn.
- Đến ngày trả nợ vay, nhân viên QLTD tính toán, kiểm tra số nợ gốc, lãi,… có khớp
đúng với thoả thuận trong Hợp đồng tín dụng hay không hoặc phối hợp với các bộ
phận có liên quan để thực hiện theo đúng thoả thuận giữa khách hàng và Đại Á Ngân
hàng.
- Nếu khách hàng không thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ của mình thì nhân viên QLTD
theo dõi việc chuyển nợ quá hạn và phối hợp với nhân viên QHKH tiến hành xử lý nợ
quá hạn theo quy định của Đại Á Ngân hàng.
Bước 11: Tất toán
Sau khi khách hàng thực hiện xong nghĩa vụ trả nợ, nhân viên QLTD lập
đơn xoá đăng ký giao dịch tài sản đảm bảo, nhận hồ sơ tài sản đảm bảo từ thủ quỹ và
Trang 24
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP

bàn giao lại cho khách hàng. Nhân viên QLTD phối hợp với nhân viên QHKH tiến
hành các tất toán hồ sơ tín dụng của khách hàng.
Bước 12: Quản lý, lưu trữ hồ sơ chứng từ
- Nhân viên QLTD phải sắp xếp các hồ sơ tín dụng của khách hàng có quan hệ tín dụng
theo quy định của Đại Á Ngân hàng.
- Mỗi hồ sơ tín dụng của khách hàng được lưu trữ theo thứ tự sau:
+ Hồ sơ phê duyệt cho vay.
+ Hồ sơ vay vốn và hồ sơ giấy nhận nợ.
+ Hồ sơ tài sản đảm bảo.
+ Hồ sơ pháp lý.
+ Hồ sơ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay.
2.1.2 Công việc thực tế tại phòng tín dụng
Trong thời gian lao động thực tế tại phòng quan hệ khách hàng, em đã được các
chị giao cho nhiều tài liệu hướng dẫn, các bộ hồ sơ vay vốn để đọc tìm hiểu.
Em được các chị giao cho việc scan, photo tài liệu, sắp xếp, lưu trữ tài liệu, rà
soát các hồ sơ khách hàng, xin chữ ký của kiểm soát viên và giám đốc lên các loại giấy
tờ. Ngoài ra em còn được giao hướng dẫn khách hàng kí tên, đóng dấu lên hợp đồng tín
dụng, hồ sơ giải ngân,… Em còn được các chị hướng dẫn lập tờ trình thẩm định khách
hàng, làm hồ sơ giải ngân. Ngoài ra em cũng được đi theo học hỏi khi các chị đến thẩm
định khách hàng.
2.2 Thực trạng hoạt động của Đại Á Ngân hàng - PGD Tân Hiệp
2.2.1 Hoạt động huy động vốn
Hoạt động huy động vốn là một trong các nghiệp vụ không thể thiếu của các
NHTM nói chung và của DaiABank – PGD Tân Hiệp nói riêng, được xác định là một
trong những mục tiêu quan trọng trong hoạt động tín dụng. Do đó, trong thời gian qua
Ngân hàng đã thực hiên nhiều chương trình khuyến mãi và các mức lãi suất hấp dẫn để
thu hút nguồn vốn khá lớn từ các cá nhân, tổ chức, trong đó chủ yếu là tiền gửi tiết
kiệm từ người dân, tiền gửi các tổ chức kinh tế, tiền gửi các tổ chức tín dung,…góp
phần phục vụ đầu tư phát triển hoạt động cho vay tại ngân hàng.
Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn của Đại Á ngân hàng- PGD Tân Hiệp

năm 2011-2012 (Đơn vị tính: triệu đồng)
Trang 25

×