Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

báo cáo thực tập tại NGÂN HÀNG TMCP XĂNG DẦU PETROLIMEX CHI NHÁNH HÀ NỘI PHÒNG GIAO DỊCH PHỐ HUẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.69 KB, 20 trang )

Đại học kinh tế quốc dân

Báo cáo thực tập

NGÂN HÀNG TMCP XĂNG DẦU PETROLIMEX CHI NHÁNH HÀ
NỘI PHÒNG GIAO DỊCH PHỐ HUẾ
I.Khái quát về ngân hàng TMCP GP Bank chi nhánh Hà nội Phịng giao
dịch Phố Huế
1. Lịch sử hình thành
Ngày 10/01/2009, GP.Bank chính thức khai trương Chi nhánh GP.Bank
Hà nội Phòng giao dịch Phố Huế.Chi nhánh đầu tiên tại Hà Nội, đồng thời là
Chi nhánh thứ 8 của GP.Bank trên tồn quốc.Sự ra đời của chi nhánh đã đóng
góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế, ổn định tiền tệ,thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế đất nước.
Ngân hàng TMCP GP Bank Hà nội Phòng giao dịch Phố Huế là một chi
nhánh của ngân hàng TMCP GP Bank đóng vai trị tạo lập nguồn vốn, cung
cấp các hình thức dịch vụ ngân hàng, đáp ứng nhu cầu tín dụng của các thành
phần kinh tế trên địa bàn, góp phần thực hiện các mục tiêu,chương trình, giải
pháp của Thơng đốc ngân hàng nhà nước đề ra,định hướng phát triển kinh
doanh của ngân hàng TMCP GP Bank và công cuộc công nghiệp hóa,hiện đại
hóa đất nước.
Ngân hàng TMCP GP Bank chi nhánh Hà nội Phịng giao dịch Phố Huế
có các chức năng chính sau đây:
- Nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi khơng kì hạn,có kì hạn,tiền gửi thanh
tốn của tất cả các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước bằng đồng Việt Nam
và ngoại tệ.
- Tiếp nhận vốn tài trợ, tín thác,ủy thác đầu tư từ chính phủ,Ngân hàng
nhà nước và các tổ chức quốc tế,quốc gia,các cá nhân trong và ngoài nước

Đặng Thị Thơm


Khoa TC Ngân Hàng K21
1


Đại học kinh tế quốc dân

Báo cáo thực tập

- Cho vay ngắn hạn,trung hạn và dài hạn bằng đồng Việt Nam và
ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế,các cá nhân,hộ gia đình thuộc mọi thành
phần kinh tế.
- Chiết khấu các loại giấy tờ có giá bằng tiền
- Thực hiện nghiệp vụ cho thuê tài chính
- Thực hiện nghiệp vụ thanh toán L/C cho khách hàng, bảo lãnh, tái
bảo lãnh tín dụng, bảo lãnh đấu thầu cho các doanh nghiệp, các tổ chức tín
dụng trong và ngồi nước hoạt động tại Việt Nam.
- Kinh doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng đối ngoại. Thực
hiện nghiệp vụ cầm cố bất động sản
2.Giới thiệu về chi nhánh Hà nội Phòng giao dịch Phố Huế
2.1. Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 2.1: Mơ hình tổ chức của GP Bank phịng giao dịch Phố Huế
GIÁM ĐỐC
Bộ phận hành chính TH

Bộ phận quản lý tín dụng

Phịng quan hệ khách hàng
. Bộ phận KHDN
. Bộ phận KHCN
. Bộ phận hỗ trợ


Phịng kế tốn và DVKD
. Kế tốn
. Teller
. Qũy

Phịng giao dịch

Đặng Thị Thơm

Khoa TC Ngân Hàng K21
2


Đại học kinh tế quốc dân

Báo cáo thực tập

2.2. Tình hình hoạt động của chi nhánh trong những năm gần đây:
- Tình hình huy động vốn.
Bảng 1: Tình hình huy động vốn tại GP Hà nội Phòng giao dịch Phố Huế
( Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh Hà nội Phịng giao dịch
Phố Huế)
Năm
2009
Chuẩn năm gơc

Huy động vốn
305,158
98%


Đơn vị
Tỷ VNĐ

Năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính từ Mỹ bùng nổ và lan
rộng ra phạm vi toàn cầu khiến cho tình hình hoạt động của các ngân hàng tại
Việt Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên, trước tình hình thế giới
đang rơi vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng như vậy thì GP Bank Hà nội
Phịng giao dịch Phố Huế vẫn ra đời. Tháng 01/2009, GP Bank Hà nội Phịng
giao dịch Phố Huế chính thức đi vào hoạt động. GP Bank Hà nội Phòng giao
dịch Phố Huế là chi nhánh đầu tiên của ngân hàng GP Bank tại Hà Nội. Mặc
dù cịn nhiều khó khăn, tuy nhiên với đội ngũ tín dụng hoạt động hiệu quả
làm uy tín của chi nhánh tăng lên cao nên nguồn vốn huy động vẫn ở mức
cao. Đặc biệt, thu nhập chủ yếu của Chi nhánh là từ các khoản tiền gửi của
khách hàng, chiếm tới 98% thu nhập của chi nhánh. Có thể thấy, trong thời kì
nền kinh tế đang suy thối, người dân rất cẩn trọng khi đầu tư vào bất cứ cái
gì, vậy mà Chi nhánh vẫn thu hút được khá đông lượng tiền gửi nhàn rỗi từ
dân cư chứng tỏ uy tín của Chi nhánh rất tốt. Đây là một dấu hiệu rất tốt cho
sự phát triển của Chi nhánh. Cụ thể nguồn vốn huy động của Chi nhánh được
thể hiện qua bảng sau:

Đặng Thị Thơm

Khoa TC Ngân Hàng K21
3


Đại học kinh tế quốc dân

Báo cáo thực tập


Bảng 2: Tình hình huy động vốn cụ thể của GP Hà nội Phòng giao dịch Phố
Huế (tỷ đồng)
(Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh GP Hà nội Phòng giao dịch
Phố Huế)

Năm
Tiền gửi khơng kì hạn
Tiền gửi khơng kì hạn

Số tiền
37,667
12,452

2009
Tỷ trọng(%)
12,343
33,058

cá nhân
Tiền gửi khơng kì hạn

25,215

66,942

TCKT
Tiền gửi kí quỹ TCKT
Tiền gửi tiết kiệm
Kỳ hạn dưới 12 tháng

Kỳ hạn trên 12 tháng

12,325
255,166
195,178
59,988

4,04
83,62
76,5
23,5

Nhìn vào bảng trên ta thấy, trong năm 2009, tổng lượng vốn mà Ngân
hàng huy động được là 305,158 tỷ đồng, một con số rất ấn tượng. Năm 2009,
năm mà toàn thế giới đang phải đối mặt với tình hình suy thối tồn cầu thì
Ngân hàng vẫn thu được một lượng tiền gửi tương đối lớn. Cụ thể tiền gửi
khơng kì hạn là 37,667 tỷ đồng, chiếm 12,343% trong tổng lượng tiền mà chi
nhánh huy động được, trong đó lượng tiền gửi khơng kì hạn của các TCKT
chiếm tới 66,942%. Có thể thấy, các TCKT rất tin tưởng vào uy tín của chi
nhánh. Họ quyết định đầu tư bằng cách gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lãi
hơn là đầu tư vào các loại hình đầu tư mạo hiểm khác.
Tiền gửi kí quỹ của các TCKT tại Chi nhánh trong năm 2009 là 12,325
tỷ đồng, chiếm 4,04 %. Năm 2009, có một lượng tương đối lớn khách hàng
gửi tiền kí quỹ vào ngân hàng để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán
cho ngân hàng. Việc tiếp nhận lượng tiền gửi này giúp Ngân hàng thu được
một khoản lợi tương đối lớn do số lượng tiền kí quỹ này chỉ được hưởng với
lãi suất của tiền gửi khơng kì hạn mà thơi.
Đặng Thị Thơm

Khoa TC Ngân Hàng K21

4


Đại học kinh tế quốc dân

Báo cáo thực tập

Lượng tiền gửi tiết kiệm của dân cư gửi vào ngân hàng trong năm vừa
qua là rất lớn: 255,166 tỷ đồng, chiếm 83,62%. Trong thời kì nền kinh tế đang
suy thối, người dân ln cẩn trọng với các loại hình đầu tư mạo hiểm mà
hướng tới các loại hình đầu tư có mức độ an toàn cao hơn. Việc lượng tiền gửi
tiết kiệm mà ngân hàng thu hút được từ dân cư càng một lần nữa chứng tỏ
ngân hàng đã tạo dựng được một uy tín rất tốt trong dân cư. Trong đó ngân
hàng chủ yếu là vay ngắn hạn( chiếm 76,5%), điều này giúp cho ngân hàng
tránh được những rủi ro lãi suất có thể xảy ra.


Hoạt động kinh doanh ngoại tệ: Đây là hoạt động

phụ của chi nhánh. Trong năm 2009, ngân hàng quyết định đa
dạng hóa các loại hình đầu tư bằng cách tham gia hoạt động kinh
doanh ngoại tệ. tuy nhiên, hoạt động này đã khiến cho ngân hàng
bị lỗ 85 tỷ đồng (23,56%).


Hoạt động dịch vụ: Trong thời gian, hoạt động dịch

vụ của chi nhánh cũng tương đối phát triển. Thu nhập từ hoạt
động dịch vụ chiếm tới 201.31% trong tổng thu nhập lãi thuần
của ngân hàng. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ là 4.37%.



Dịch vụ phát hành thẻ và thanh toán thẻ: Hiện nay

dịch vụ thẻ của chi nhánh cũng vẫn chỉ có một sản phẩm thẻ duy
nhất đó là ATM.Có thể nói, hoạt động này của chi nhánh vẫn
chưa thực sự phát triển.


Hoạt động ngân quỹ: hoạt động ngân quỹ của chi

nhánh luôn tuân thủ mọi quy trình nghiệp vụ. Cho đến thời điểm
hiện nay công tác ngân quỹ của chi nhánh vẫn chưa xẩy ra sai
phạm nào. Với 4 cửa thu chi tại chi nhánh và 4 cửa khác tại
phòng giao dịch của chi nhánh, đã đáp ứng được nhu cầu giao
dịch của khách hàng tại chi nhánh.
Đặng Thị Thơm

Khoa TC Ngân Hàng K21
5


Đại học kinh tế quốc dân

Báo cáo thực tập



Một số hoạt động khác:




Marketing ngân hàng: Hiện nay hoạt động của chi

nhánh vẫn chưa thực sự phát triển. Tuy nhiên, với mục tiêu sắp
tới của ngân hàng là đạt được tốc độ tăng trưởng đã đặt ra thì các
hoạt động của chi nhánh sẽ tiếp tục được mở rộng. Chi nhánh đã
bắt đầu quan tâm tới công tác khuêch chương, quảng bá các sản
phẩm, dịch vụ của mình. Đồng thời, chi nhánh cũng thực hiện
các chính sách ưu đãi đối với các khách hàng của mình.
_ Cơng tác tuyển dụng: Đây là một công tác rất được chú trọng tại chi
nhánh, vì vậy chi nhánh đang lên kế hoạch chuẩn bị tuyển dụng nhân sư trong
thời gian tới để đáp ứng cho nhu cầu nhân sự của mình.
_ Cơng tác đào tạo cán bộ: hiện tại chi nhánh đang lên kế hoạch đào tạo,
bồi dưỡng trình độ chun mơn cũng như kỹ năng chăm sóc cho khách hàng.
Nhiều lớp học sẽ được mở trong thời gian tới nhằm mục tiêu này. Và đặc biệt
là việc nâng cao trình độ cho lớp cán bộ mà chi nhánh sẽ tuyển dụng trong
thời gian tới.
Kết quả và hiệu quả kinh doanh của chi nhánh:
Bảng 3: Bảng báo cáo kết quả hoạt động của GP
(Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh GP Hà nội Phòng giao dịch
Phố Huế)

Năm
Lợi nhuận sau thuế

2009

Đơn vị


1518

Triệu đồng

Có thể thấy, trong giai đoạn này, tình hình hoạt động kinh doanh của
GP Bank Hà nội Phòng giao dịch Phố Huế là khá tốt. Năm 2009, khi nền kinh
tế thế giới đang rơi vào tình trạng suy thối, và hơn thế nữa, trước đó năm
2008 là thời kì khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến
Đặng Thị Thơm

Khoa TC Ngân Hàng K21
6


Đại học kinh tế quốc dân

Báo cáo thực tập

các hoạt động của các ngân hàng Việt Nam nói chung và ngân hàng GP Bank
Hà nội Phòng giao dịch Phố Huế nói riêng. Tuy nhiên, với đội ngũ nhân viên
hoạt động có hiệu quả cùng với sự chỉ đạo tài năng của giám đốc chi nhánh,
nên ngân hàng đã đạt được mức lợi nhuận rất ấn tượng: 1,518 tỷ đồng. Một
tốc độ tăng ấn tượng trong thời kì nền kinh tế đang suy giảm.
II. Thực trạng về tình hình quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP
GP Bank Hà nội Phòng giao dịch Phố Huế:
1. Thực trạng hoạt động tín dụng tại NHTMCP GP Bank chi nhánh Hà
nội Phịng giao dịch Phố Huế
1.1. Tình hình dư nợ tín dụng
Biểu dồ 1: Dư nợ tín dụng của GP Bank Hà nội Phòng giao dịch Phố Huế
(Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh Hà nội Phòng giao dịch Phố

Huế)
350000
300000
250000
3-D Column 1

200000
150000
100000
50000
0
2009

1.2. Phân loại tín dụng theo thành phần kinh tế( tỷ đồng)

Đặng Thị Thơm

Khoa TC Ngân Hàng K21
7


Đại học kinh tế quốc dân

Báo cáo thực tập

Bảng 4: Bảng phân loại tín dụng theo thành phần kinh tế
(tỷ đồng)
(Nguồn: Phòng Quan hệ khách hàng)

Năm

Cho vay doanh nghiệp
%
Cho vay cá nhân
%
Tổng

2009
257,356
78%
72,592
22%
329,948

Qua bảng trên ta thấy, trong năm 2009 vừa qua, GP Bank Hà nội Phòng
giao dịch Phố Huế vẫn tập trung nhiều vào cho vay khách hàng là doanh
nghiệp( chiếm 78% tổng doanh số cho vay của Chi nhánh). Đây vẫn là khoản
thu nhập chính của chi nhánh. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể thấy, tỷ trọng
của cho vay khách hàng là cá nhân cũng khá cao( 22%). Điều đó cho thấy chi
nhánh đang bắt đầu quan tâm hơn đến các khoản cho vay nhỏ của các cá
nhân. Đối với một chi nhánh mới thành lập như GP Hà nội Phòng giao dịch
Phố Huế, các khoản vay nhỏ này đóng một vai trị quan trọng trong q trình
mở rộng tín dụng của chi nhánh. Đánh giá được vai trò của các khoản vay cá
nhân này, chi nhánh GP Hà nội Phịng giao dịch Phố Huế đã có những chính
khuyến khích phát triển thị trường bán lẻ này, như lãi suất hấp dẫn, hay như
đối với các khoản vay tiêu dùng với những tài sản lớn như mua nhà, ơ tơ
khách hàng có thể dùng chính tài sản đó làm tài sản thế chấp...Chính vì vậy,
Chi nhánh đã cho vay được một số lượng tương đối lớn cho những khách
hàng cá nhân.
1.3. Phân loại tín dụng theo kì hạn


Bảng 5: Bảng phân loại tín dụng theo kỳ hạn (tỷ đồng)
Đặng Thị Thơm

Khoa TC Ngân Hàng K21
8


Đại học kinh tế quốc dân

Báo cáo thực tập

(Nguồn: Phòng quan hệ khách hàng)

Năm
Cho vay ngắn hạn
%
Cho vay trung hạn
%
Cho vay dài hạn
%
Tổng

2009
122,629
36,82%
41,712
12,53%
168,672
50,65%
333,013


Nhìn vào bảng trên ta thấy, trong năm 2009 vừa qua, Chi nhánh cho vay
dài hạn với tỷ trọng khá lớn( 50,65%). Có được điều này là do, đầu năm 2009,
Chính phủ thực hiện gói kích cầu: hỗ trợ 4% lãi vay một năm, và cạnh đó là
việc nhận định nền kinh tế đã bắt đầu có dấu hiệu sẽ phục hồi trong thời gian
tới nên lãnh đạo Chi nhánh Hà nội Phòng giao dịch Phố Huế đã mạnh dạn đầu
tư vào các khoản vay dài hạn. Bên cạnh đó, tỷ trọng của cho vay ngắn hạn
cũng ở mức tương đối( 36,82%), điều này cho thấy Chi nhánh đã cân đối thời
hạn cũng như trọng lượng của các khoản cho vay ngắn hạn và dài hạn để hạn
chế rủi ro cho Ngân hàng.
1.4. Phân loại tín dụng theo chất lượng

Bảng 6: Bảng phân loại tín dụng theo chất lượng (tỷ đồng)
(Nguồn: Phịng quản lý tín dụng)

Năm

2009

Đặng Thị Thơm

Khoa TC Ngân Hàng K21
9


Đại học kinh tế quốc dân

Báo cáo thực tập

Nợ đạt tiêu chuẩn

%
Nợ không đạt tiêu chuẩn
%
Tổng

196,323
95,57%
9,092
4,43%
205,415

Qua bảng trên ta nhận thấy, tỷ lệ nợ đạt tiêu chuẩn của chi nhánh ở mức
rất cao ( đạt 95,57%) trong khi tỷ lệ nợ không đạt tiêu chuẩn chỉ là 4,43%.
Điều này cho thấy chất lượng các khoản vay của Chi nhánh đạt mức ổn định
và có độ an tồn cao. Chi nhánh đã thực hiện tốt công tác thẩm định chất
lượng khoản vay: về mục đích sử dụng, thời hạn vay, số lượng cho
vay……..chính vì vậy Chi nhánh hầu như khơng có nợ xấu, các khoản nợ đều
đạt tiêu chuẩn. Đây là một dấu hiệu rất tốt cho các hoạt động của chi nhánh.

2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại NHTMCP GP Bank Hà nội Phòng giao
dịch Phố Huế
2.1. Thực trạng rủi ro tín dụng tại NHTMCP GP Bank Hà nội Phịng giao
dịch Phố Huế
Tình hình rủi ro tín dụng của Chi nhánh được thể hiện rõ nét qua bảng
sau:

Bảng 7: Bảng phân loại dư nợ cho vay theo mức độ rủi ro tại GP Hà nội
Phòng giao dịch Phố Huế (tỷ đồng)
(Nguồn: Phịng quản lý tín dụng)


Năm

2009

Đặng Thị Thơm

Khoa TC Ngân Hàng K21
10


Đại học kinh tế quốc dân

Báo cáo thực tập

Nợ đủ tiêu chuẩn
%
Nợ cần chú ý
%
Nợ dưới tiêu chuẩn
%
Nợ nghi ngờ
%
Nợ có khả năng mất vốn
%
Tổng

196,323
95,57%
3,257
1,586%

0,212
0,1%
0.188
0,09%
5,417
2,654%
205,415

Nhìn vào bảng trên ta thấy, cơ cấu nợ trong năm 2009 vừa qua của chi
nhánh còn tương đối nhiều bất ổn. Cụ thể, tỷ trọng của khoản nợ có khả năng
mất vốn cịn khá cao ( chiếm 2,654%) trên tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh.
Mặc dù tỷ trọng của các khoản nợ đủ tiêu chuẩn rất cao( chiếm 95,57%) tuy
nhiên đây cũng là một vấn đề mà ngân hàng cần quan tâm để có những chính
sách cho vay hợp lý nhằm làm giảm tỷ trọng của các khoản nợ có khả năng
mất vốn. Ngoài ra, tỷ trọng của các khoản nợ khác trong cơ cấu khoản nợ của
Chi nhánh đã ở mức hợp lý, Chi nhánh nên phát huy để giữ ổn định tỷ lệ.
Để tìm hiểu rõ hơn tình hình rủi ro tín dụng tại chi nhánh chúng ta sẽ
xem xét tới bảng phân loại nợ không đủ tiêu chuẩn theo thời hạn.
Bảng 8: Bảng phân loại nợ không đủ tiêu chuẩn theo thời hạn của GP Hà nội
Phòng giao dịch Phố Huế (Tỷ đồng)
(Nguồn: Phịng quản lý tín dụng)
Năm
Ngắn hạn
Nợ cần chú ý
Nợ có khả năng mất vốn
Trung hạn
Nợ cần chú ý
Nợ dưới tiêu chuẩn
Nợ nghi ngờ


2009
5,024
0,276
4,748
2,036
1,636
0,212
0,188

Đặng Thị Thơm

Khoa TC Ngân Hàng K21
11


Đại học kinh tế quốc dân

Báo cáo thực tập

Dài hạn
Nợ cần chú ý

2,032
2,032

Nhìn vào bảng trên ta thấy, phần lớn các khoản nợ xấu của Chi nhánh
đều tập trung vào các khoản nợ ngắn hạn mà trong đó lại chủ yếu là các
khoản nợ có khả năng mất vốn. Đây là một điều đáng báo động cho Chi
nhánh về công tác tín dụng và cơng tác quản trị rủi ro. Ngân hàng cần chú
trọng hơn tới các khoản vay ngắn hạn để nâng cao chất lượng các khoản vay.

Các khoản nợ trung hạn và dài hạn, thì khoản nợ khơng đạt tiêu chuẩn chủ
yếu tập trung vào nợ cần chú ý. Điều này cho thấy, mức nợ không đạt chuẩn
của chi nhánh tuy cao nhưng cũng chưa thực sự nguy hiểm đối với hoạt động
của chi nhánh.
Phân loại nợ không đạt chuẩn theo đối tượng vay:
Bảng 9: Bảng phân loại nợ không đạt chuẩn theo đối tượng vay (tỷ đồng)

Đặng Thị Thơm

Khoa TC Ngân Hàng K21
12


Đại học kinh tế quốc dân

Báo cáo thực tập

(Nguồn: Phòng quản lý tín dụng)

Năm
Dư nợ khơng đạt chuẩn của cá nhân
Dư nợ không đạt chuẩn của KHDN
Tổng

2009
2,539
6,553
9,092

Qua bảng trên ta thấy, dư nợ không đạt chuẩn của Chi nhánh trong thời

gian qua tập trung chủ yếu là từ các khách hàng doanh nghiệp. Vì vậy, Chi
nhánh cần chú trọng hơn tới các khoản vay khách hàng doanh nghiệp để tránh
những rủi ro có thể xảy ra.
2.2. Nguyên nhân của các rủi ro tín dụng mà chi nhánh mắc phải
1.3.2.

Sau khi nghiên cứu tình hình rủi ro tín dụng của

chi nhánh GP Bank Hà nội Phịng giao dịch Phố Huế, tơi đã rút ra được một
số nguyên nhân dẫn tới các rủi ro tín dụng mà chi nhánh Hà nội Phịng giao
dịch Phố Huế đã mắc phải trong thời gian qua. Trước hết là một số nguyên
nhân từ phía khách hàng:
Đầu tiên, là do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích. Khi vay vốn ngân
hàng đa số các doanh nghiệp đều có các phương án kinh doanh cụ thể, khả
thi. Số lượng các doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích, cố ý lừa đảo ngân
hàng để chiếm đoạt tài sản không nhiều. Tuy nhiên những vụ việc phát sinh
lại thường hết sức nặng nề, liên quan đến uy tín của các cán bộ, làm ảnh
hưởng xấu đến hoạt động của chi nhánh. Tại GP Bank Hà nội Phòng giao
dịch Phố Huế, tuy các rủi ro từ nguyên nhân này chưa để lại hậu quả lớn,
nhưng cũng đã gây ra một số khoản nợ quá hạn. Rủi ro xuất phát từ nguyên
nhân này của chi nhánh thường xuất hiện đối với các khoản vay:
- Với các khoản cho vay hạn mức nhưng khơng kiểm sốt được việc sử
dụng vốn vay của khách hàng. Khách hàng lợi dụng hạn mức được vay để
tiến hành vay vốn sử dụng vào những mục đích rủi ro,
Đặng Thị Thơm

Khoa TC Ngân Hàng K21
13



Đại học kinh tế quốc dân

Báo cáo thực tập

- Khách hàng cùng lúc triển khai nhiều dự án, phương án, dùng nguồn
nguồn vốn vay được của chi nhánh cho dự án này sang sử dụng ở dự án khác.
- Số tiền vay quá lớn so với nhu cầu vốn thực sự của khách hàng.
- Cho vay đầu tư dự án với thời hạn không phù hợp với khả năng khấu
hao, hoàn vốn của khách hàng dẫn đến khách hàng bị buộc phải dùng nguồn
ngắn hạn lưu động để đầu tư sử dụng cho các tài sản dài hạn.
- Khách hàng cùng lúc vay nhiều TCTD, dẫn đến khơng kiểm sốt được
dòng tiền của đơn vị.
- Thời hạn cho vay (nhất là vay vốn lưu động) dài hơn mức cần thiết so
với chu kỳ dòng tiền, dẫn đến khách hàng sử dụng tạm thời nguồn tiền khi
chưa đến hạn trả nợ cho ngân hàng.
Hai là, khách hàng bị chiếm dụng vốn, có hiện tượng thanh tốn chậm
hoặc khơng thanh tốn giữa khách hàng và đối tác dẫn tới mất cân đối tiền
vay và tài sản hình thành từ vốn vay. Từ đó dẫn tới ảnh hưởng đến kế hoạch
trả nợ của khách hàng đối với chi nhánh.
Ba là, báo cáo tài chính của khách hàng khơng minh bạch. Những báo
cáo tài chính có độ chính xác thấp, thiếu minh bạch sẽ gây khó khăn cho cán
bộ tín dụng, có thể dẫn đến những nhận định sai lầm và đưa ra quyết định tín
dụng khơng hợp lý. Ngồi ra, thói quen ghi chép đầy đủ, chính xác, rõ ràng
các sổ sách kế toán vẫn chưa được các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm chỉnh
và trung thực.
Bốn là, khách hàng khơng có đủ hoặc khơng thu xếp được nguồn vốn
như kế hoạch, chính vì vậy dẫn tới không trả được nợ đúng hạn gây ra các
khoản nợ quá hạn tại chi nhánh.

Đặng Thị Thơm


Khoa TC Ngân Hàng K21
14


Đại học kinh tế quốc dân

Báo cáo thực tập

Năm là, khơng đánh giá đúng tình trạng tổng thể của khách hàng do:
Khách hàng có nhiều đơn vị hạch tốn phụ thuộc nằm ở nhiều địa bàn (nhất là
thuộc lĩnh vực thu mua xuất khẩu, giải ngân tiền mặt) bị chậm trễ khi quyết
tốn tài chính. Các phương án từng lần trong cho vay theo hạn mức tín dụng
đều có lãi, nhưng tổng hợp cả năm thì lỗ.
Sáu là, khách hàng chủ đích lừa đảo thường xảy ra đối với các doanh
nghiệp thành lập nhiều cơng ty trong cùng một nhóm để vay vốn; hoặc đối
với các chủ doanh nghiệp là người nước ngồi, việt kiều đầu tư nhập khẩu
máy móc thiết bị… Trong trường hợp này nếu rủi ro xảy chi nhánh sẽ khó địi
được khoản tiền đã cho vay.
1.3.3.

Nhóm nguyên nhân thuộc về Ngân hàng

Chưa thực sự chú trọng đến chất lượng tín dụng. Chúng ta có thể thấy,
sau 1 năm được thành lập, nguồn vốn mà chi nhánh huy động được chiếm tới
98% trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng. Trong khi đó, dư nợ tín dụng của
Ngân hàng chiếm tới 100.34% tổng tài sản của Ngân hàng. Như vậy, có thể
thấy, mức dư nợ tín dụng của Ngân hàng đã vượt số lượng vốn mà Ngân hàng
huy động được. Bên cạnh đó, dư nợ tín dụng của chi nhánh cũng gần bằng với
tổng số vốn huy động được trong nền kinh tế của chi nhánh, điều đó cho thấy

chi nhánh đang có hiện tượng đầu tư tín dụng ồ ạt, chạy theo phong trào, theo
những đòi hỏi khách hàng mà thiếu có sự thận trọng cần thiết. Tập trung quá
cao cho một mục tiêu tăng trưởng tín dụng trong điều kiện cạnh tranh gay gắt
tất yếu dẫn đến việc giảm thấp điều kiện cung cấp tín dụng và nới lỏng kiểm
sốt cho vay.
Đội ngũ cán bộ tín dụng của chi nhánh đều còn rất trẻ, kinh nghiệm và
năng lực thẩm định của cán bộ còn nhiều hạn chế, một số dự án đầu tư không
được thẩm định chính xác về năng lực vốn, nguồn lao động tại khu vực triển
Đặng Thị Thơm

Khoa TC Ngân Hàng K21
15


Đại học kinh tế quốc dân

Báo cáo thực tập

khai dự án, năng lực của chủ doanh nghiệp nên khi dự án đi vào hoạt động
chất lượng khơng cao gây khó khăn cho việc thu hồi vốn của ngân hàng. Vẫn
còn hiện tượng thẩm định cho vay (nhất là đầu tư dự án) nhưng không thực sự
hiểu các nội dung cơ bản về mặt kỹ thuật, công nghệ của sản phẩm, chu trình
sản xuất, đặc điểm kinh doanh mặt hàng dẫn tới những nhận định sai và đưa
ra những quyết định khơng hợp lý. Ngồi ra, các cán bộ tín dụng của chi
nhánh vấn còn kém về khả năng tư vấn khách hàng giúp khách hàng vượt qua
những khó khăn tạm thời, có thể nói đây khơng chỉ là yếu kém của chi nhánh
mà còn là mặt yếu chung của hệ thống ngân hàng nước ta hiện nay.
Đạo đức của cán bộ là một trong các yếu tố tối quan trọng để giải quyết
vấn đề hạn chế rủi ro tín dụng. Một cán bộ kém về năng lực có thể bồi dưỡng
thêm, nhưng một cán bộ tha hóa về đạo đức mà lại giỏi về mặt nghiệp vụ thì

thật vơ cùng nguy hiểm khi được bố trí trong cơng tác tín dụng. Hiện tại, ở chi
nhánh chưa phát sinh một rủi ro nào liên quan đến đạo đức của cán bộ tín dụng,
tuy nhiên đây cũng là một vấn đề đáng quan tâm, vì một khi rủi ro đạo đức của
cán bộ tín dụng mà xẩy ra thì sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng cho chi nhánh.
Quá trình kiểm tra, giám sát sau khi cho vay của chi nhánh còn nhiều sơ
hở, sai sót nên khơng thể giám sát được việc sử dụng vốn vay của khách hàng
cũng như không kịp thời thu hồi được tiền hàng để thu nợ.
Kinh doanh ngân hàng là một nghề đặc biệt huy động vốn để cho vay
hay nói cách khác đi vay để cho vay, do vậy vấn đề rủi ro trong hoạt động tín
dụng là khơng thể tránh khỏi, các ngân hàng cần phải hợp tác chặt chẽ với
nhau nhằm hạn chế rủi ro. Sự hợp tác nảy sinh do nhu cầu quản lý rủi ro đối
với cùng một khách hàng khi khách hàng này vay tiền tại nhiều ngân hàng.
Tuy nhiên, hiện nay tồn tại một thực tế là sự trao đổi hợp tác giữa các ngân
hàng vẫn còn hạn chế, cạnh tranh nhiều hơn là hợp tác. Nếu do sự thiếu trao
Đặng Thị Thơm

Khoa TC Ngân Hàng K21
16


Đại học kinh tế quốc dân

Báo cáo thực tập

đổi thông tin, dẫn đến việc nhiều ngân hàng cùng cho vay một khách hàng
đến mức vượt quá giới hạn tối đa này thì rủi ro chia đều cho tất cả chứ khơng
chừa một ngân hàng nào. Qua q trình thực tập tại chi nhánh, tôi nhận thấy
rằng sự hợp tác giữa chi nhánh và các ngân hàng khác trong lĩnh vực này là
chưa cao.
Bên cạnh đó là tình hình trang thiết bị thơng tin của chi nhánh cịn chưa

đầy đủ, khả năng thu thập thơng tin khách hàng cịn hạn chế.
Chi nhánh cũng cịn gặp khó khăn trong việc xác định giá trị tài sản đảm
bảo. Thực tế các tài sản đảm bảo mà khách hàng sử dụng để thế chấp đều là
nhà cửa, đất đai, các loại máy móc thiết bị. Mức giá của các loại tài sản này
thường biến động liên tục gây khó khăn cho việc định giá. Đối với các loại
máy móc thiết bị, chi nhánh yêu cầu phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu,
nhưng các loại tài sản này thường được mua đi bán lại nên các loại giấy tờ
này thường không đầy đủ.
1.3.4.

Nguyên nhân khác:

Q trình tự do hố tài chính và hội nhập quốc tế có thể làm cho nợ xấu
gia tăng khi tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết các
doanh nghiệp, những khách hàng thường xuyên của chi nhánh phải đối mặt
với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường. Bên cạnh
đó, bản thân sự cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong nước và quốc
tế trong môi trường hội nhập kinh tế cũng khiến cho các ngân hàng trong
nước với hệ thống quản lý yếu kém gặp phải nguy cơ rủi ro nợ xấu tăng lên
bởi hầu hết các khách hàng có tiềm lực tài chính lớn sẽ bị các ngân hàng nước
ngoài thu hút. Cũng như đối với các TCTD khác đây cũng là một vấn đề mà
chi nhánh đang phải đối mặt.

Đặng Thị Thơm

Khoa TC Ngân Hàng K21
17


Đại học kinh tế quốc dân


Báo cáo thực tập

Bên cạnh đó là tình hình khó khăn chung của nền tài chính thế giới trong
giai đoạn vừa qua cũng ảnh hưởng khơng nhỏ tới Việt Nam.
Nhưng khủng hoảng tài chính tồn cầu đã ảnh hưởng đến lãi suất tín
dụng cho vay giữa các ngân hàng. Ngoài ra đầu tư trực tiếp (FDI) của Việt
Nam cũng bị ảnh hưởng vì FDI vào Việt Nam phần lớn là vốn vay chứ không
phải vốn tự có, nên nếu các nhà đầu tư khơng dàn xếp được khoản vay sẽ khó
giải ngân được. Trước những ảnh hưởng đó của cuộc khủng hoảng, tình trạng
các doanh nghiệp khơng có khả năng trả nợ hoặc rơi vào tình trạng giật gấu
và vai. Đó cũng lầ một ngun nhân dẫn tới các khoản nợ quá hạn của chi
nhánh.
Bên cạnh đó chúng ta cũng khơng thể nhắc đến một nguyên nhân quan
trọng khác có thể dẫn tới rủi ro tín dụng của chi nhánh đó chính là sự biến động
của lãi suất trong thời gian qua. Trong năm 2007, chúng ta đã chứng kiến một
cuộc cạnh tranh khốc liệt của các ngân hàng, cuộc đua tăng lãi suất huy động.
Trong thời gian đó, có những lúc lãi suất huy động của ngân hàng có lúc lên tới
20%/năm. Nhưng ngay sau đó dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính
thế giới, như đã phân tích ở trên đã tác động khơng nhỏ đến lãi suất. Nó đã làm
cho lãi suất cho vay của các ngân hàng xuống mức rất thấp. Và chi nhánh cũng
khơng nằm ngồi ảnh hưởng của sự biến đổi lãi suất này.
Trong những năm gần đây, Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội, Chính
phủ, NHNN và các cơ quan liên quan đã ban hành nhiều luật, văn bản dưới
luật hướng dẫn thi hành luật liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng. Tuy
nhiên, luật và các văn bản đã có song việc triển khai vào hoạt động ngân hàng
thì lại hết sức chậm chạp và còn gặp phải nhiều vướng mắc bất cập như một
số văn bản về việc cưỡng chế thu hồi nợ.

Đặng Thị Thơm


Khoa TC Ngân Hàng K21
18


Đại học kinh tế quốc dân

Báo cáo thực tập

Rủi ro chính sách cũng là một rủi ro mà các ngân hàng nói chung cũng
như chi nhánh GP Bank Hà nội Phịng giao dịch Phố Huế nói riêng phải đối
mặt. Có thể thấy rủi ro tín dụng ở nước ta chịu ảnh hưởng rất nhiều của yếu tố
chính sách. Sự khơng ổn định trong chính sách đã khiến cho các doanh nghiệp
khó có thể chủ động trong lĩnh vực kinh doanh của mình, qua đó sẽ ảnh
hưởng đến tình hình tài chính của người vay, dẫn tới việc khơng có khả năng
trả nợ gây ra rủi ro tín dụng đối với chi nhánh. Rủi ro do nguyên nhân này
thường xảy ra ở các khoản vay: Kinh doanh thương mại nhập hàng về bán
trong nước (ơ tơ, xe máy, gỗ trịn…), Đầu tư, kinh doanh bất động sản. Bên
cạnh đó sự thay đổi chính sách cũng tác động trực tiếp tới rủi ro tín dụng của
ngân hàng. Thí dụ như trong thời gian mấy tháng đầu năm 2009, gói kích cầu
hỗ trợ lãi suất 4%/năm của chính phủ đã tạo ra một nhu cầu vay vốn lớn tại
chi nhánh trng thời gian vừa qua. Lượng khách hàng vay tăng lên cao trong
khi số lượng cán bộ tín dụng có hạn đã khiến cho các cán bộ của chi nhánh
phải tiếp nhận một khối lượng cơng việc lớn, do đó sơ suất xẩy ra là một điều
khó tránh khỏi.
Hiện nay ở VN chưa có một cơ chế cơng bố thơng tin đầy đủ về doanh
nghiệp và ngân hàng. Trung tâm thơng tin tín dụng ngân hàng (CIC) của
NHNN đã hoạt động đã quá một thập niên và đã đạt được những kết quả bước
đầu rất đáng khích lệ trong việc cung cấp thơng tin kịp thời về tình hình hoạt
động tín dụng nhưng chưa phải là cơ quan định mức tín nhiệm doanh nghiệp

một cách độc lập và hiệu quả, thông tin cung cấp cịn đơn điệu, thiếu cập nhật
và ngồi ra việc kết nối thông tin với trang Web – CIC của Chi cục tin học
ngân hàng còn nhiều trục trặc, chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu tra cứu
thông tin tại Hà Nội. Đó cũng là thách thức cho hệ thống ngân hàng trong
việc mở rộng và kiểm sốt tín dụng cho nền kinh tế trong điều kiện thiếu một
hệ thống thông tin tương xứng.
Đặng Thị Thơm

Khoa TC Ngân Hàng K21
19


Đại học kinh tế quốc dân

Báo cáo thực tập

LỜI KẾT
Trong thời gian thực tập tại công ty và nghiên cứu chuẩn bị viết đề tài tốt
nghiệp, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân và những kinh nghiệm có được qua
những năm tháng học tập và làm việc, tôi đã được sự giúp đỡ của các thầy, cô
giáo trong khoa và các anh chị em làm việc tại ngân hàng và các bạn trong
lớp. Nhân đây, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với sự giúp đỡ q
báu đó. Đặc biệt là đối với Cơ giáo TS. Trần Thị Thanh Tú đã tận tình hướng
dẫn tơi hồn thành báo cáo này.
Tơi xin chân thành cảm ơn:
Vì điều kiện thời gian, kiến thức và năng lực bản thân còn nhiều hạn chế
nên trong bản báo cáo này khơng sao tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong
nhận được sự đóng góp của q thầy, cơ.
Trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 23 tháng 08 năm 2010


Đặng Thị Thơm

Khoa TC Ngân Hàng K21
20



×