Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (760.97 KB, 22 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp [ CÔNG TY GIẤY BÃI BẰNG
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY GIẤY BÃI BẰNG
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty Giấy Bãi Bằng là Công ty Mẹ
của Tổng công ty Giấy Việt Nam
(VINAPACO), được khánh thành và đi vào
hoạt động cách đây hơn 30 năm (26/11/1982
-26/11/2013). Công ty Giấy Bãi Bằng (tên gọi
trước kia là Nhà máy Giấy Bãi Bằng) được xây
dựng trong những năm cuối khắng chiến chống
Mỹ cứu nước bằng vốn viện trợ không hoàn lại
gần 2,7 tỷ cuaron của Chính phủ Vương quốc Thụy Điển. Đây là khu tổ hợp công
nghiệp được đặt ở thị trấn Phong Châu, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ, chuyên sản
xuất bột giấy và giấy viết, giấy in lớn nhất nước ta, với dây chuyền sản xuất hoàn
chỉnh, khép kín từ nhà máy Giấy, đến các nhà máy hóa chất, xí nghiệp bảo dưỡng, xí
nghiệp vận tải và một số cơ sở dịch vụ khác.
Từ khi thành lập đến nay, Công ty Giấy Bãi Bằng trải qua 4 giai đoạn phát
triển:
Giai đoạn thứ nhất từ năm 1974 đến 1982: Đây là giai đoạn xây dựng và
chuẩn bị sản xuất. Hơn 218.991 tấn máy móc thiết bị được chuyển từ Hải Phòng lên
Phú Thọ để xây dựng một nhà máy tích hợp sản xuất bột và giấy. Nhà máy Giấy Bãi
Bằng chính thức được hoàn thiện và khánh thành vào ngày 26/11/1982 và những tấn
giấy đầu tiên chính thức được sản xuất.
Giai đoạn thứ hai từ năm 1983 đến 1990: Là giai đoạn nhà máy bắt đầu đi
vào sản xuất dưới sự điều hành của các chuyên gia Thụy Điển, tuy nhiên đây cũng là
thời điểm nền kinh tế nước ta gặp không ít khó khăn. Năm 1986, trong Nghị quyết Đại
hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, nhà máy được tổ chức lại theo mô hình Xí nghiệp liên
hợp. Giai đoạn này sản lượng cao nhất cũng chỉ đạt được 30.499 tấn/năm (1986), bằng
55% công suất thiết kế.
Giai đoạn thứ ba từ năm 1990 đến năm 2005: Giai đoạn Nhà máy Giấy Bãi
Bằng đổi mới toàn diện. Tháng 7 năm 1990, các chuyên gia Thụy Điển rút về nước,


Giáo viên hướng dẫn: Tiến sỹ Nguyễn Khắc Nghĩa Sinh viên thực hiện: Lê Thị Quỳnh Hoa
1
Báo cáo thực tập tổng hợp [ CÔNG TY GIẤY BÃI BẰNG
cán bộ công nhân Việt Nam tự quản sản xuất kinh doanh, làm chủ máy móc thiết bị.
Năm 1992, Nhà máy được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động Hạng nhì.
Ngày 20/04/1993, Thủ tướng chính phủ ra quyết định số 176/TTg thành lập Công ty
Giấy Bãi Bằng, thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ, có vốn ngân sách tự cấp và tự bổ xung là
557.873 triệu đồng. Năm 1996, lần đầu tiên trong lịch sử 15 năm sản xuất và kinh
doanh, Công ty đã đạt mức sản lượng 57.027 tấn giấy/năm, vượt công xuất thiết kế là
2.027 tấn. Năm 2004, Công ty Giấy Bãi Bằng hoàn thiện nâng cấp và mở rộng sản
xuất lên 100.000 tấn giấy/năm và 61.000 tấnbột/năm với chất lượng giấy cạnh tranh
quốc tế và môi trường được cải thiện đạt chuẩn quốc gia.
Giai đoạn thứ tư từ năm 2005 cho đến nay: Để mở rộng quy mô sản xuất -
kinh doanh , Công ty Giấy Bãi Bằng đã tiến hành chuyển sang hoạt động theo mô hình
Công ty Mẹ - Công ty Con thành công, trên cơ sở sáp nhập Công ty Giấy Bãi Bằng với
Văn phòng Tổng công ty Giấy Việt Nam trở thành Công ty Mẹ và chính thức đi vào
hoạt động từ ngày 01/08/2006 (theo quyết định số 29/2005/QĐ-TTg ngày 01/02/2005
của Thủ tướng chính phủ). Sự thay đổi tổ chức này làm cho sức mạnh và tầm vóc của
Giấy Bãi Bằng ngày càng mạnh hơn, càng làm cho thương hiệu Giấy Bãi Bằng nổi
tiếng hơn cả trong nước và trên trường quốc tế. Hoạt động sản xuất kinh doanh liên tục
phát triển, cụ thể năng lực sản xuất của Công ty Mẹ là : Bột giấy(hóa chế) 61.000
tấn/năm; Giấy(in, viết) 100.000 tấn/năm; Giấy Tissue 10.000 tấn/năm.
Hiện nay, Tổng công ty Giấy Việt Nam là một trong 200 doanh nghiệp lớn nhất
Việt Nam và trong tương lai sẽ trở thành một tập đoàn kinh tế lớn
1.2 Mô hình tổ chức quản lý
Theo quyết định số 29/2005/QĐ-TTg ngày 01/02/2005 của Thủ tướng chính
phủ, Công ty Giấy Bãi Bằng chính thức trở thành Công ty Mẹ của Tổng công ty Giấy
Việt Nam. Theo đó, Tổng công ty sẽ bao gồm 28 đơn vị hạch toán phụ thuộc, 11
phòng, ban chức năng, 2 đơn vị sự nghiệp khoa học, 6 đơn vị hạch toán bào sổ, 2 viện
nghiên cứu, 1 trường cao đẳng và 2 công ty con, 16 công ty liên kết khác

Dưới đây là mô hình tổ chức quản lý của Công ty Giấy Bãi Bằng - Công ty Mẹ
của Tổng công ty Giấy Việt Nam:
Giáo viên hướng dẫn: Tiến sỹ Nguyễn Khắc Nghĩa Sinh viên thực hiện: Lê Thị Quỳnh Hoa
2
Báo cáo thực tập tổng hợp [ CÔNG TY GIẤY BÃI BẰNG
Giáo viên hướng dẫn: Tiến sỹ Nguyễn Khắc Nghĩa Sinh viên thực hiện: Lê Thị Quỳnh Hoa
3
Hội đồng quản trị
Tổng giám đốc
Ban kiểm sát
Kế toán trưởng
Phó Tổng giám đốc
Kỹ thuật - Sản xuất
Phó Tổng giám đốc
Kinh doanh
Phó
Tổng
giám
đốc Tài
chính
Phó Tổng giám đốc
Đầu tư
Phó
Tổng
giám
đốc Đầu

Phó Tổng giám đốc
Nguyên liệu
Phó

Tổng
giám
đốc
Nguyên
liệu
+ Văn phòng
+ P.Tổ chức lao
động + P.Kế hoạch
+ P.Xuất
nhập khẩu và thiết bị
phụ tùng
+ Phòng Kỹ thuật +
NM Giấy + NM
Hóa chất + XN Bảo
dưỡng + CT Giấy
Tissue Sông Đuống
+ Phòng Kinh doanh +
Tổng kho + CN Tổng CT tại
TP.HCM + CN Tổng CT tại
Đà Nẵng + Trung
tâm DV-TM tại Hà Nội
+ Xí nghiệp dich vụ
Phòng
Tài
chính -
Kế toán
+ P. Xây dựng cơ
bản
+ Ban quản lý dự
án + NM sản xuất

giấy và bột giấy
Thanh Hóa
+ Phòng Lâm sinh + CT chế
biến và XNK dăm mảnh +
CT vận tải và chế biến lâm sản
+ XN khảo sát và
thiết kế lâm nghiệp + 16 lâm
trường

đồ
1.
2:

đồ
tổ
ch
ức
qu
ản

củ
a
Tổ
ng

ng
ty
Gi
ấy
Vi

ệt
N
a
m
Báo cáo thực tập tổng hợp [ CÔNG TY GIẤY BÃI BẰNG
• Hội đồng quản trị: Là vị trí có quyền lực nhất trong bộ máy quản lý, đưa ra
các quyết định chiến lược, kế hoạch dài hạn, kế hoạch kinh doanh hàng năm, ngành
nghề kinh doanh của Tổng công ty và doanh nghiệp do Tổng công ty sở hữu toàn bộ
vốn điều lệ. Tuyển chọn, ký hợp đồng, bổ nhiệm, miễn nhiệm hay cách chức, quyết
định mức lương đối với Tổng giám đốc sau khi được sự chấp thuận của người quyết
định thành lập Tổng công ty…
• Ban kiểm soát: Có chức năng giúp hội đồng quản trị kiểm tra, giám sát tính
hợp pháp, chính xác trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, ghi chép sổ kế
toán, báo cáo tài chính, việc chấp hành điều lệ công ty và nghị quyết, quyết định của
Hội đồng quản trị. Ban kiểm soát thực hiện nhiệm vụ do Hội đồng quản trị giao, báo
cáo và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị.
• Tổng giám đốc: Là người đại diện theo pháp luật, điều hành hoạt động hàng
ngày của Tổng công ty theo mục tiêu, kế hoạch phù hợp với điều lệ của Tổng công ty
và các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, chịu trách nhiệm trước Hội đồng
quản trị và pháp luật về thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao.
• Kế toán trưởng: Tổ chức thực hiện công tác kế toán của Tổng công ty, giúp
Tổng giám đốc giám sát về tình hình tài chính tại công ty theo pháp luật về tài chính,
kế toán, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được phân
công hoặc ủy quyền.
 Nhận xét về mô hình tổ chức quản lý doanh nghiệp:
Dựa vào cơ cấu tổ chức quản trị, có thể thấy : Xét về chức năng, Tổng công ty
Giấy Bãi Bằng áp dụng kiểu cơ cấu trực tuyến - chức năng và xét về quy mô thì đây là
kiểu cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn.
Về chức năng : Cơ cấu trực tuyến - chức năng. Cụ thể là Tổng giám đốc sẽ nhận sự hỗ
trợ từ những Phó giám đốc chức năng (như Phó giám đốc Kỹ thuật - sản xuất, Phó

giám đốc Kinh doanh, Phó giám đốc Tài chính…) để chuẩn bị những quyết định,
hướng dẫn và kiểm tra. Tổng giám đốc vẫn chịu mọi trách nhiệm về công việc và toàn
quyền quyết định trong phạm vi doanh nghiệp. Nhờ cơ cấu quản lý này, Tổng công ty
Giáo viên hướng dẫn: Tiến sỹ Nguyễn Khắc Nghĩa Sinh viên thực hiện: Lê Thị Quỳnh Hoa
4
Báo cáo thực tập tổng hợp [ CÔNG TY GIẤY BÃI BẰNG
có thể phân quyền chỉ huy tốt kịp thời mệnh lệnh theo tuyến đã quy định, đồng thời
các Phó giám đốc chức năng phát huy được tài năng để tham mưu cho người lãnh đạo
đứng đầu. Tuy nhiên, cơ cấu này cũng mang đến nhiều bất lợi đó là dễ phát sinh những
ý kiến tham mưu khác nhau, không thống nhất giữa các bộ phận chức năng dẫn đến
xung đột ý kiến.
1.3 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh
• Sản xuất kinh doanh các loại giấy, xenluylô, các sản phẩm từ giấy, nguyên liệu
giấy, dăm mảnh, văn phòng phẩm, hóa chất, vật tư, thiết bị phục vụ ngành giấy.
• Khai thác, chế biến, kinh doanh các loại nông, lâm sản, gỗ và các sản phẩm chế
biến từ gỗ (gỗ dán, ván ép, bút chì, đũa, đồ mộc)
• Sản xuất, kinh doanh ngành in, các sản phẩm văn hóa phẩm, các sản phẩm may
mặc, các mặt hàng từ chất dẻo.
• Thiết kế, thi công, xây lắp phục vụ lâm nghiệp, khai hoang, trồng rừng, khai
thác rừng, khoanh nuôi làm giàu rừng, thủy lợi nhỏ, xây dựng dân dụng và công
nghiệp; quản lý, bảo vệ, xây dựng và phát triển vốn rừng.
• Kinh doanh sắt thép đặc chủng sử dụng cho ngành giấy; sửa chữa các thiết bị,
nhà xưởng sản xuất giấy; sản xuất, lắp đặt thiết bị phụ trợ, kết cấu kim loại ngành công
nghiệp (cơ và điện)
• Xuất nhập khẩu sản phẩm giấy, xenluylô, lâm sản, thiết bị, vật tư, hóa chất và
các loại hàng hóa phục vụ cho sản xuất, kinh doanh của Công ty Mẹ.
• Kinh doanh nhà khách, khách sạn và các dịch vụ kèm theo; dịch vụ cho thuê
văn phòng, nhà ở, nhà xưởng kho bãi, kinh doanh tổ chức dịch vụ, đăng cai hoạt động
văn hóa, thể thao, vui chơi, giải trí; dịch vụ du lịch lữ hành nội địa và quốc tế.
• Nghiên cứu khoa học và công nghệ, thực hiện các dịch vụ thông tin, đào tạo tư

vấn đầu tư, thiết kế công nghệ, ứng dụng và chuyển giao công nghệ mới trong các lĩnh
vực: nguyên liệu, phụ liệu, thiết bị phụ tùng, các sản phẩm giấy; sản xuất thử nghiệm
và sản xuất lô nhỏ các mặt hàng từ kết quả nghiên cứu; nghiên cứu cây nguyên liệu và
các vấn đề lâm sinh xã hội & môi trường có liên quan đến nghề rừng.
Giáo viên hướng dẫn: Tiến sỹ Nguyễn Khắc Nghĩa Sinh viên thực hiện: Lê Thị Quỳnh Hoa
5
Báo cáo thực tập tổng hợp [ CÔNG TY GIẤY BÃI BẰNG
PHẦN 2: HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY GIẤY BÃI BẰNG
2.1 Thị trường và các sản phẩm chính
2.1.1 Thị trường chính
Thị trường chính của Công ty Giấy Bãi Bằng tập trung đa phần vào các doanh
nghiệp sản xuất trong nước và một số doanh nghiệp nước ngoài. Công ty chủ yếu cung
cấp các sản phẩm giấy và bột giấy cho các nhà máy in, bao bì, sản xuất giấy tư nhân,
văn phòng phẩm và nhà xuất bản trong cả nước và xuất khẩu giấy cho các nước như
Đài Loan, Nhật Bản, Srilanca, Hongkong, Hiện tại, các mặt hàng của công ty đã có
mặt ở hầu hết hệ thống các siêu thị và hơn 45.000 điểm bán hàng trong cả nước, chiếm
hơn 60% thị phần giấy trong nước.Trong tương lai, công ty quan tâm đến việc mở
rộng thị trường nội địa hơn nữa, chú trọng phát triển ở địa phương cũng như các thành
phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Bình Dương,…
2.1.2 Sản phẩm chính
Giáo viên hướng dẫn: Tiến sỹ Nguyễn Khắc Nghĩa Sinh viên thực hiện: Lê Thị Quỳnh Hoa
6
SẢN PHẨM CHÍNH
Sản phẩm về giấy
Sản phẩm về dịch
vụ
Hóa
chất
Sản phẩm
khác

Vở học sinh
Watersilk
Comfy
Giấy in A4
CleverUp
Tissue cuộn lớn
Giấy in-viết cắt
tờ khổ lớn
Khách sạn
Vận tải
Trường
cao đẳng
Tư vấn về
công nghệ giấy
Gỗ dán
Dăm mảnh
xuất khẩu
Hạt giống &
giống cây lâm
nghiệp
Báo cáo thực tập tổng hợp [ CÔNG TY GIẤY BÃI BẰNG
• Sản phẩm về giấy: gồm có 5 nhóm sản phẩm chính đó là vở học sinh, giấy in
A4 (nổi tiếng với thương hiệu CleverUp), giấy Tissue, giấy sinh hoạt (nổi tiếng với 2
thương hiệu Watersilk và Comfy). Đây là những mặt hàng chính mà công ty chú trọng
sản xuất, nghiên cứu và phát triển để có thể đưa ra thị trường với chất lượng đảm bảo,
kiểu dáng, mẫu mã tốt. Cụ thể là trong năm những năm qua, các sản phẩm về giấy có
sản lượng sản xuất tăng đáng kể sau hơn 30 năm hoạt động từ hơn 30.000 tấn
giấy/năm lên hơn 150.000 tấn giấy/năm. Tiêu dùng giấy đầu người tăng từ 21kg/người
năm 2007 lên 24kg/người năm 2010 và dự kiến sẽ là 28kg/người năm 2014.Qua đó, có
thể nhận thấy thị trường giấy đặc biệt là các sản phẩm giấy như giấy vở, giấy in, giấy

sinh hoạt đang ngày càng sôi động. Những thương hiệu nổi tiếng của Công ty Giấy Bãi
Bằng như Watersilk, Comfy, CleverUp đang dần thu hút sự chú ý của thị trường trong
nước cũng như nước ngoài và trở thành mặt hàng vô cùng thiết yếu trong sinh hoạt
hàng ngày của người dân.
• Sản phẩm về dịch vụ: gồm lĩnh vực về khách sạn, vận tải, giáo dục, tư vấn về
công nghệ. Công ty Giấy Bãi Bằng mở rộng hoạt động kinh doanh nhằm thu hút thị
trường bằng phương thức đẩy mạnh loại hình dịch vụ gắn liền với sản xuất. Về khách
sạn, đây được coi là một trong những khách sạn sang trọng, lịch sự của tỉnh Phú Thọ
với 50 phòng nghỉ, chủ yếu để đón tiếp khách ngoại tỉnh và nước ngoài đặc biệt là các
chuyên gia tư vấn nước ngoài của Công ty. Về vận tải, Công ty cung cấp dịch vụ vận
tải về đường bộ và đường thủy như cho thuê các xe công trường có trọng tải nặng và
các loại máy phục vụ cho xây dựng. Bên cạnh đó, Công ty có một trường Cao đẳng
nghề Công nghệ giấy và Cơ điện (trước kia là Trường Đào tạo nghề Giấy) chuyên đào
tạo, bồi dưỡng công nhân kỹ thuật công nghệ và cơ điện phục vụ sản xuất kinh doanh
của các ngành công nghiệp giấy.
• Hóa chất: Công ty cung cấp các hóa chất chuyên dùng cho ngành giấy như :
dung dịch Xút lỏng (NaOH), Clo lỏng (Cl
2
), Javen (NaClO), Axit Clohydric (HCl).
Thị trường chủ yếu là các nhà máy, xí nghiệp chuyên sản xuất giấy như Công ty Giấy
Việt Trì, Công ty Giấy Bình An, Công ty Giấy Tân Mai,…Các sản phẩm này được sản
xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại của Nhật Bản, Italy. Doanh thu ngành hàng
đạt hơn 10 tỷ đồng mỗi năm. Mức doanh thu tuy không cao nhưng cũng đóng góp một
Giáo viên hướng dẫn: Tiến sỹ Nguyễn Khắc Nghĩa Sinh viên thực hiện: Lê Thị Quỳnh Hoa
7
Báo cáo thực tập tổng hợp [ CÔNG TY GIẤY BÃI BẰNG
phần quan trọng trong tổng doanh thu của Công ty mỗi năm. Bên cạnh đó, việc sản
xuất hóa chất phục vụ riêng cho ngành giấy mang tính đặc thù riêng nên thuận tiện cho
việc sử dụng trực tiếp vào quá trình sản xuất giấy của Công ty, giảm chi phí đầu vào
cũng như tăng chất lượng sản xuất.

2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong 2 năm (2012-2013)
Trong 2 năm qua, tập thể ban lãnh đạo của Tổng công ty nói chung và của Công
ty Giấy nói riêng nhận thức được sâu sắc đây là hai năm đầy thử thách không chỉ thực
hiện mục tiêu giữ vững ổn định mà phải nỗ lực phấn đấu để ngày càng phát triển, như
vậy mới có cơ hội để tồn tại trong cơ chế thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Do
đó, Công ty phải luôn nắm bắt chính xác tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh để
đánh giá được tình hình đầu tư xây dựng cơ bản của cả nước và toàn ngành giấy, đồng
thời khai thác tối đa hóa nội lực để đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng thị trường và tăng
nộp ngân sách nhà nước. Bảng báo cáo dưới đây sẽ giúp ta có cái nhìn khái quát về
tính hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Giấy Bãi Bằng trong 2
năm (2012-2013)
2.2.1 Doanh thu và cơ cấu doanh thu
BẢNG 01: Thống kê tình hình về doanh thu của Công ty Giấy Bãi Bằng
(2012-2013)
ST
T

Chỉ tiêu
2012 2013
Giá trị % Giá trị %
1 Doanh thu bán bán hàng và cung
cấp dịch vụ
1,640,990,981,35
9
2,067,648,636,512
Trong đó: doanh thu hàng xuất
khẩu
402,560,468,631 521,456,789,189
2 Các khoản giảm trừ doanh thu 5,712,681,496 5,983,698,726
3 DT thuần bán hàng & CCDV 1,635,278,299,863 99.20 2,268,621,349,231 99.61

4 Doanh thu hoạt động tài chính 8,670,555,403 0.53 8,497,144,295 0.37
5 Thu nhập khác 4,465,615,469 0.27 208,102,350 0.02
Tổng doanh thu 1,648,414,470,73
5
100 2,277,326,595,876 100
(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán của Công ty Giấy Bãi Bằng)
Giáo viên hướng dẫn: Tiến sỹ Nguyễn Khắc Nghĩa Sinh viên thực hiện: Lê Thị Quỳnh Hoa
8
Báo cáo thực tập tổng hợp [ CÔNG TY GIẤY BÃI BẰNG
Qua bảng thống kê 01, ta có thể nhận thấy rằng : Tổng doanh thu năm 2013
tăng đáng kể so với năm 2012. Cụ thể là tổng doanh thu năm 2013 đạt 2.277 triệu
đồng, tăng thêm 628 triệu đồng tương đương với mức tăng gấp 1,3 lần so với tổng
doanh thu năm 2012. Công ty đạt được mức doanh thu như vậy do áp dụng tốt máy
móc, khoa học công nghệ kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất và đổi mới phương pháp quản
lý. Doanh thu hàng xuất khẩu ngày càng tăng do có nhiều đơn đặt hàng từ nước ngoài
tới Công ty. Điều đó chứng tỏ rằng các sản phẩm của Công ty đang dần thu hút được
sự quan tâm hợp tác từ các đối tác nước ngoài.
Tổng doanh thu của Công ty được hình thành từ ba nguồn chính đó là doanh
thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính và các khoản
thu nhập khác. Để hiểu rõ hơn, tôi xin phân tích kết cấu của từng nguồn hình thành
nên tổng doanh thu của Công ty và sự tăng trưởng từng nguồn cũng như mức độ đóng
góp của chúng vào tổng doanh thu của công ty.
• Thứ nhất là doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ (DT thuần BH &
CCDV). Đây là nguồn chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu tổng doanh thu của Công
ty, luôn chiếm từ 99% tổng doanh thu trở lên, chứng tỏ rằng sự biến động lớn trong
nguồn thu này có ảnh hưởng rất lớn đến tổng doanh thu, hay nói cách khác sự tăng
trưởng của DT thuần BH & CCDV có tác động mạnh đến sự tăng trưởng của tổng
doanh thu và ngược lại. Trong hai năm qua, DT thuần BH & CCDV luôn tăng trưởng
cao, cụ thể là năm 2012 đạt mức doanh thu là hơn 1.635 triệu đồng, chiếm 99,20%
trong cơ cấu tổng doanh thu và năm 2013 đạt được hơn 2.268 triệu đồng chiếm

99,61% trong cơ cấu tổng doanh thu, tăng gấp 1,4 lần so với năm 2012.
• Thứ hai là doanh thu hoạt động tài chính. Đây không phải là ngành nghề kinh
doanh chính nên chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong cơ cấu tổng doanh thu của Công ty, chỉ
chiếm khoảng 0,53% (năm 2012) và đang có xu hướng giảm dần về tỉ trọng cụ thể là
năm 2013 chiếm 0,37% trong cơ cấu tổng doanh thu, giảm 0,16% so với năm 2012.
Nhưng vì chiếm tỷ trọng không đáng kể nên doanh thu hoạt động tài chính cũng không
ảnh hưởng nhiều đến xu hướng tăng của tổng doanh thu
Giáo viên hướng dẫn: Tiến sỹ Nguyễn Khắc Nghĩa Sinh viên thực hiện: Lê Thị Quỳnh Hoa
9
Báo cáo thực tập tổng hợp [ CÔNG TY GIẤY BÃI BẰNG
• Thứ ba là các khoản thu nhập khác. Đây là nguồn thu quan trọng thứ hai sau
DT thuần BH & CCDV tuy nhiên nguồn thu này cũng chiếm tỷ trọng khá nhỏ và
không đều. Trong hai năm gần đây, nguồn thu này đang có xu hướng giảm mạnh, cụ
thể là năm 2013 các khoản thu nhập khác đạt 208 triệu đồng, giảm 4.257 triệu đồng so
với năm 2012, và chiếm 0,02% trong cơ cấu tổng doanh thu.
Như vậy trong hai năm qua, tổng doanh thu của công ty luôn đạt giá trị cao và
tăng mạnh qua hằng năm. Đặc biệt là nguồn DT thuần BH & CCDV luôn giữ được
mức tăng trưởng mạnh, do đó tác động đến tổng doanh thu tăng trưởng ổn định qua
từng năm hoạt động.
2.2.2 Chi phí và cơ cấu chi phí
BẢNG 02: Thống kê tình hình về chi phí của Công ty Giấy Bãi Bằng (2012-2013)
S
TT

Chỉ tiêu
2012 2013
Giá trị % Giá trị %
1 Giá vốn hàng bán 1,383,305,700,751 84.79 2,061,664,937,786 95.62
2 Chi phí tài chính 64,646,876,344 3.97 60,768,063,764 1.76
3 Chi phí bán hàng 84,703,357,892 5.19 11,152,845,855 0.52

4 Chi phí quản lý doanh nghiệp 98,711,410,264 6.05 70,453,987,873 2.10
Chi phí bán hàng & quản lý
doanh nghiệp
183,414,768,156 81,606,833,728
5 Chi phí khác 0 0 0 0
Tổng chi phí 1,631,367,345,251 100 2,133,585,847,40
5
100
(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán của Công ty Giấy Bãi Bằng)
Qua bảng thống kê 02, ta thấy:
• Xét về giá vốn hàng bán: Trong cơ cấu tổng chi phí, giá vốn hàng bán chiếm tỉ
trọng lớn nhất, luôn chiếm trên 84% tổng chi phí của công ty và có xu hướng tăng qua
từng năm. Cụ thể là giá vốn hàng bán năm 2013 là hơn 2.061 triệu đồng, chiếm
95,62% tổng chi phí của công ty, tăng gấp 1,5 lần so với giá vốn hàng bán năm 2012.
Với đà tăng của giá vốn hàng bán cộng với tỉ trọng của nó trong cơ cấu tổng chi phí đã
khiến nó ảnh hưởng rất lớn tới tổng chi phí của công ty, sự biến động tăng của giá vốn
Giáo viên hướng dẫn: Tiến sỹ Nguyễn Khắc Nghĩa Sinh viên thực hiện: Lê Thị Quỳnh Hoa
10
Báo cáo thực tập tổng hợp [ CÔNG TY GIẤY BÃI BẰNG
làm cho tổng chi phí của công ty tăng theo. Ví dụ như trong năm 2012, giá vốn hàng
bán có giá trị hơn 1.383 triệu đồng và tổng chi phí là hơn 1.631 triệu đồng, thì đến
năm 2013, giá vốn hàng bán tăng gấp 1,5 lần, tương ứng với tổng chi phí tăng gấp 1,3
lần so với năm 2012. Lý do của sự tăng trưởng mạnh của chi phí giá vốn hàng bán là
do công ty đi vào sản xuất ổn định sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2011
với sản lượng tăng hằng năm khiến cho chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân
công trực tiếp, chi phí sản xuất chung tăng theo.Cùng với đó, trong giai đoạn này,
việc nhập khẩu các loại trang thiết bị cần thiết phục vụ cho việc đổi mới mẫu mã bao
bì sản phẩm đã khiến cho giá trị mua và chi phí mua tăng theo.
• Xét về chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp: Đây là hai chi phí
cũng rất quan trọng trong cơ cấu tổng chi phí vì nó phản ánh tình hình hoạt động của

hai bộ phận này có hiệu quả hay không. Chi phí này bao gồm các chi phí điện nước,
thuê tài sản, khấu hao, các khoản dự phòng,… Tỉ trọng chi phí bán hàng và chi phí
quản lý doanh nghiệp trong cơ cấu tổng chi phí chiếm vị trí thứ hai sau giá vốn hàng
bán. Chi phí này đàng có xu hướng giảm dần qua từng năm. Cụ thể là trong năm 2012
chi phí bán hàng chiếm 5,19% và chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm 6,05% , tuy
nhiên con số này đã giảm xuống còn 0,52% đối với chi phí bán hàng và 2,10% đối với
chi phí quản lý doanh nghiệp trong năm 2013. Lý do các chi phí này có xu hướng ngày
càng giảm đi bởi vì năm 2012 là năm đổi mới dây chuyền sản xuất cũng như đổi mới
phương thức quản lý kinh doanh cho nên các hệ thống bán hàng của công ty cần hoàn
thiện và đầy đủ hơn để đáp ứng nhu cầu đổi mới với đội ngũ bán hàng, xe chuyên
dụng, chi phí thuê nhà cửa….Bên cạnh đó, đội ngũ quản lý của công ty cũng nhiều
hơn để có thể đáp ứng nhu cầu quản lý gia tăng khi quy mô mở rộng, đồng thời các chi
phí điện nước, công cụ dụng cụ cũng tăng lên. Nhưng đến năm 2013, mọi thứ đã đi
vào ổn định đồng nghĩa với việc không xảy ra phát sinh, chính vì thế mà các chi phí
này cũng giảm đi phần nào, đặc biệt là chi phí về công cụ dụng cụ, xe chuyên dụng,
phí thuê nhà cửa….Điều đó chúng tỏ rằng công ty đã hoạt động ổn định hơn, bộ phận
bán hàng và quản lý doanh nghiệp của công ty cũng đã hoạt động hiệu quả hơn làm
cho chi phí này giảm đi rất nhiều.
Giáo viên hướng dẫn: Tiến sỹ Nguyễn Khắc Nghĩa Sinh viên thực hiện: Lê Thị Quỳnh Hoa
11
Báo cáo thực tập tổng hợp [ CÔNG TY GIẤY BÃI BẰNG
• Xét về chi phí hoạt động tài chính: Chi phí HĐTC của công ty chiếm một phần
nhỏ trong cơ cấu tổng chi phí của Công ty, chỉ khoảng từ 1 đến 4%. Chi phí này bao
gồm chi phí lãi vay và một số chi phí khác. Xét trong hai năm 2012-2013, ta thấy chi
phí HĐTC có xu hướng giảm nhẹ. Cụ thể là năm 2012 chi phí này chiếm 3,97% trong
cơ cấu tổng chi phí của Công ty nhưng đến năm 2013 giảm xuống còn 1,76%. Nguyên
nhân của việc giảm chi phí này là do giải quyết được hiệu quả vấn đề chi phí lãi vay
trong năm của Công ty. Công ty đã thực hiện vay vốn từ nhiều ngân hàng như ngân
hàng VietinBank, ngân hàng Techcombank, ngân hàng Agribank… để đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng và lắp đặt dây chuyền sản xuất mới đặc biệt là trong năm 2012.

Đến năm 2013, do cải cách phương pháp sản xuất cũng như máy móc mới hoạt động
ổn định nên Công ty thu được nhiều lợi nhuận, từ đó cũng giải quyết được vấn đề vay
vốn ngân hàng.
2.2.3 Lợi nhuận
BẢNG 03: Thống kê tình hình lợi nhuận của Công ty Giấy Bãi Bằng (2012-2013)
STT
Chỉ tiêu 2012 2013
Giá trị Giá trị
1 Lợi nhuận thuần bán hàng và
CCDV
251,972,599,112 332,603,830,828
2 Lợi nhuận thuần từ HĐKD 12,581,510,015 24,122,378,213
3 Lợi nhuận khác 4,465,615,469 208,102,350
4 Tổng lợi nhuận trước thuế 37,665,162,966 44,534,948,564
5 Tổng lợi nhuận sau thuế 32,785,344,112 37,665,162,966
(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán của Công ty Giấy Bãi Bằng)
Qua bảng thống kê 03, ta thấy: Nhìn chung, trong hai năm qua, với sự biến
động của doanh thu và chi phí như trên thì lợi nhuận sau thuế của Công ty cũng thay
đổi, có xu hướng tăng nhanh. Năm 2013 Công ty đạt được tổng lợi nhuận sau thuế là
hơn 37 tỷ đồng, tăng 4 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng 12,3% so với năm 2012.
Điều này cho thấy, Công ty Giấy Bãi Bằng đã rất cố gắng để phát huy tối đa năng lực
bằng cách đổi mới cơ chế, phương thức sản xuất kinh doanh để công ty ngày càng làm
ăn có lãi và không rơi vào tình trạng thua lỗ.
Giáo viên hướng dẫn: Tiến sỹ Nguyễn Khắc Nghĩa Sinh viên thực hiện: Lê Thị Quỳnh Hoa
12
Báo cáo thực tập tổng hợp [ CÔNG TY GIẤY BÃI BẰNG
2.2.4 Lao động và cơ cấu lao động
Công ty Giấy Bãi Bằng có lực lượng lao động khá đông đảo, có trình độ văn
hóa và tình độ chuyên môn cao. Cụ thể là tính đến thời điểm năm 2013, tổng số lao
động của Công ty là 7.806 người, trong đó:

+ Khối sản xuất : 4.656 người
+ Khối lâm nghiệp : 1.989 người
+ Khối kinh doanh - dịch vụ : 685 người
+ Khác (viện+trường) : 476 người
Về cơ cấu lao động, có hai nhóm chính đó là cơ cấu lao động theo giới tính và
cơ cấu lao động chia theo trình độ chuyên môn. Xét cơ cấu lao động theo giới tính :
Nhìn chung, tỉ trọng lao động nam cao hơn tỉ trọng lao động nữ, cụ thể là tỉ trọng nam
chiếm 64,4%, gấp 1,8 lần so với tỉ trọng nữ làm việc trong Công ty. Theo điều tra cụ
thể, lao động nữ chủ yếu làm việc ở các bộ phận hoàn thành, kiểm nghiệm, văn phòng
hay dịch vụ. Còn đa số lao động nam làm ở các bộ phận sản xuất, vận hành máy móc,
hóa chất và do tính chất công việc ở một số bộ phận quy định nghiêm ngặt không sử
dụng lao động nữ.Xét cơ cấu lao động chia theo trình độ chuyên môn: Cơ cấu lao động
chia theo trình độ chuyên môn bao gồm lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Trong
đó, lao động trực tiếp chiếm 78,8% và lao động gián tiếp chiếm 21,2%. Trong lao
động gián tiếp, trình độ của người lao động chủ yếu ở mức trung cấp, chiếm 52% tổng
số lao đông gián tiếp. Tỷ trọng lao động có trình độ đại học ngày càng cao, chiếm
47,2% tổng số lao động gián tiếp.
2.2.5 Tiền lương và cơ cấu tiền lương
Cơ sở tính lương cho cán bộ công nhân viên văn phòng Tổng Công ty Giấy
Việt Nam nói chung và Công ty Giấy Bãi Bằng nói riêng căn cứ theo bảng lương quy
định tại Nghị định số 205/2004/NĐ-CP của Chính phủ. Các yếu tố xem xét trả lương
cho cán bộ công nhân viên chủ yếu là dựa trên trình độ bằng cấp, chức vụ. Đối với lao
động gián tiếp và lao động phổ thông thì công ty xét nâng lương theo hàng năm, còn
Giáo viên hướng dẫn: Tiến sỹ Nguyễn Khắc Nghĩa Sinh viên thực hiện: Lê Thị Quỳnh Hoa
13
Báo cáo thực tập tổng hợp [ CÔNG TY GIẤY BÃI BẰNG
đối với công nhân kỹ thuật phải thi nâng bậc. Mức lương trung bình của công ty (đơn
vị tính là: đồng):
+ Mức thấp nhất : 1.500.000
+ Mức trung bình : 6.000.000

+ Mức cao nhất : 17.000.000
Mức tiền lương cao hay thấp phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh, đơn
giá và quỹ tiền lương được Hội đồng quản trị của Tổng Công ty Giấy Việt Nam phê
duyệt. Ngoài ra, công ty cũng hộ trợ, đảm bảo chăm lo đến đời sống của cán bộ công
nhân viên thông qua các khoản phụ cấp và tiền thưởng, hằng năm đều mua bảo hiểm y
tế, bảo hiểm xã hội,…
2.3Nhận xét tình hình hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2012 - 2013
Qua phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong hai năm 2012 -
2013 ở trên, ta có thể nhận thấy tình hình sản xuất các loại giấy tăng , chi phí các loại
tăng nhưng không đáng kể, dẫn đến lợi nhuận thu được tăng gấp 1,5 lần so với năm
2012. Công ty đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra và vượt kế hoạch sản xuất. Điều đó cho
thấy sự cố gắng của công ty trong việc ổn định và phát triển sản phẩm. Về nguồn lao
động, số lượng lao động của công ty giảm dần qua từng năm. Số lao động này giảm
chủ yếu là những công nhân lao động dôi dư, trình độ tay nghề kém, bên cạnh đó cũng
do yêu cầu kỹ thuật cao đòi hỏi Công ty phải có sự chọn lọc kỹ càng trình độ đội ngũ
công nhân vận hành máy móc thiết bị, đồng thời tuyển chọn những người có bằng
cấp,có trình độ để tăng năng suất lao động, và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Giáo viên hướng dẫn: Tiến sỹ Nguyễn Khắc Nghĩa Sinh viên thực hiện: Lê Thị Quỳnh Hoa
14
Báo cáo thực tập tổng hợp [ CÔNG TY GIẤY BÃI BẰNG
PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỊNH HƯỚNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÔNG TY GIẤY BÃI BẰNG
3.1 Đánh giá tình hình kinh doanh và quản trị kinh doanh
3.1.1 Đánh giá tình hình kinh doanh và quản trị kinh doanh của Công ty
3.1.1.1 Ưu điểm
• Công ty đã chủ động kịp thời đưa ra chiến lược để khắc phục khó khăn, xây
dựng chiến lược sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Cụ thể, Công ty đã phân tích môi
trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp để rút ra kinh nghiệm từ đó đưa ra những
chiến lược phát triển phù hợp.
• Công ty đã ứng dụng khoa học kỹ thuật, nhập khẩu nhiều máy móc thiết bị hiện

đại để đạt được hiệu quả trong sản xuất.
• Công ty cũng tiến hành nghiên cứu thành công một số nguyên vật liệu tự nhiên
phục vụ cho quá trình sản xuất, thân thiện với môi trường, giảm chi phí đầu vào và
tăng khả năng doanh thu cho Công ty.
• Các sản phẩm của Công ty chủ yếu là những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu và
mang tính cạnh tranh cao. Trong hai năm gần đây, Công ty liên tục nghiên cứu và đổi
mới mẫu mã, kiểu dáng đa dạng phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của khách hàng. Vì
vậy, các sản phẩm của Công ty đặc biệt là các mặt hàng về giấy ngày càng có uy tín và
được các tổ chức trong và ngoài nước thừa nhận như giải thưởng “Sao Vàng đất Việt”,
“Cúp Vàng ISO”, giải thưởng “Ngôi sao vàng quốc tế”, giải thưởng WIPO cho nhà
sáng tạo nữ xuất sắc nhất…
• Về tình hình sản xuất giấy, Công ty có nhiều khởi sắc trong năm 2013, cụ thể là
công ty luôn hoàn thành và vượt kế hoạch, chỉ tiêu sản xuất. Điều này cho thấy sự cố
gắng của Công ty trong việc ổn định và phát triển sản xuất. Sản lượng sản xuất của
Công ty tăng là do sự đổi mới của công tác quản lý, do đội ngũ cán bộ công nhân viên
dồi dào và có năng lực,do việc áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến.
Giáo viên hướng dẫn: Tiến sỹ Nguyễn Khắc Nghĩa Sinh viên thực hiện: Lê Thị Quỳnh Hoa
15
Báo cáo thực tập tổng hợp [ CÔNG TY GIẤY BÃI BẰNG
• Về môi trường làm việc, cán bộ công nhân viên của Công ty được làm việc
trong một môi trường thoải mái, đảm bảo an toàn, năng động, có cơ hội thăng tiến,…
dẫn đến hiệu quả trong công việc ngày càng cao.
3.1.1.2 Hạn chế
• Việc quản lý và sử dụng vốn của Công ty chưa thực sự có hiệu quả, do đó còn
tồn đọng nhiều vấn đề liên quan đến sử dụng vốn và hiệu quả kinh doanh.
• Công tác thanh toán tiền bán hàng còn yếu, Công ty bị khách hàng chiếm dụng
về vốn nên Công ty phải thực hiện vay ngắn hạn và dài hạn làm cho chi phí các khoản
vay còn lớn, tuy đã giảm trong năm 2013 nhưng vẫn còn ảnh hưởng tới khả năng
thanh toán cũng như khả năng sử dụng vốn của công ty.
• Công tác quản lý, sử dụng hạch toán tài sản, vật tư rất phức tạp.

• Việc sử dụng những máy móc và trang thiết bị hiện đại gặp nhiều khó khăn ảnh
hưởng đến quá trình sản xuất.
• Việc thiết kế kênh phân phối chưa thực sự hiệu quả và hợp lý, mối quan hệ giữa
các thành viên trong kênh còn yếu.
3.1.1.3 Nguyên nhân của hạn chế
• Do sự hội nhập WTO của nước ta kèm theo những chính sách về thuế có nhiều
thay đổi. Mặt khác, Công ty đối mặt với những khó khăn từ cuộc khủng hoảng kinh tế
thế giới năm 2011 và cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp sản xuất cùng ngành.
• Do việc tuyển chọn đại lý trong kênh phân phối ồ ạt dẫn tới các đại lý tập trung
về mặt địa lý làm cho phạm vi bao phủ thị trường kém, làm giảm hiệu quả hoạt động
của các trung gian dẫn đến tình trạng tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn.
• Do máy móc thiết bị chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài nên mang tính hiện đại
hóa cao, làm ảnh hưởng đến vấn đề thao tác vận hành của cán bộ công nhân viên phụ
trách sản xuất. Bên cạnh đó, những máy móc này được nhập từ nước ngoài, muốn
Giáo viên hướng dẫn: Tiến sỹ Nguyễn Khắc Nghĩa Sinh viên thực hiện: Lê Thị Quỳnh Hoa
16
Báo cáo thực tập tổng hợp [ CÔNG TY GIẤY BÃI BẰNG
nhập được phải có sự thông qua của nhà nước, do đó thủ tục rườm rà mất nhiều thời
gian gay khó khăn cho Công ty và dễ đánh mất cơ hội kinh doanh.
3.1.2 Nhận xét về vấn đề sử dụng Tiếng Anh trong Công ty
• Trình độ Tiếng Anh giữa các nhân viên chưa đồng đều. Số lượng nhân viên sử
dụng tiếng anh thành thạo còn quá ít so với tổng số nhân viên trong Công ty. Những
nhân viên sử dụng thành thạo tiếng anh và áp dụng vào trong công việc chủ yếu ở
những vị trí : trợ lý tổng giám đốc; nhân viên phòng xuất nhập khẩu và thiết bị phụ
tùng; chuyên viên về máy móc, kỹ thuật sản xuất; lễ tân khách sạn;…
• Ngoài số lượng nhân viên có khả năng giao tiếp bằng tiếng anh, hầu hết những
nhân viên khác chưa có các kỹ năng cơ bản về sử dụng tiếng anh trong hoạt động sản
xuất kinh doanh, số lượng những nhân viên này chiếm 83% trong tổng số lao động làm
việc tại Công ty. Do đó, việc giao dịch, buôn bán với các đối tác nước ngoài; mở rộng
thị trường tìm kiếm đối tác khác còn gặp nhiều khó khăn.

• Đối với những nhân viên có khả năng giao tiếp bằng Tiếng Anh thì do môi
trường không tiếp xúc nhiều với các đối tác nước ngoài, chỉ thường xuyên thực hiện
giao dịch qua hệ thống văn bản, email nên kỹ năng đọc - viết tương đối tốt, tuy nhiên
kỹ năng nói chưa thật sự thuần thục, phát âm một số từ chưa chuẩn, đặc biệt là những
thuật ngữ Tiếng anh chuyên ngành về kỹ thuật, giao dịch hay đàm phám hợp đồng còn
khá mới mẻ với các nhân viên này. Do đó, họ rơi vào tình trạng “đọc hiểu thì biết còn
nghe nói thì không biết”. Điều này làm ảnh hưởng đến những cơ hội làm việc với các
đối tác nước ngoài, làm giảm hiệu quả trong công việc của Công ty.
3.2 Một số định hướng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của
Công ty trong thời gian tới
3.2.1 Xác định mục tiêu và định hướng phát triển của Công ty
3.2.1.1 Mục tiêu
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty Giấy Bãi Bằng cần xác
định các mục tiêu chiến lược như sau :
Giáo viên hướng dẫn: Tiến sỹ Nguyễn Khắc Nghĩa Sinh viên thực hiện: Lê Thị Quỳnh Hoa
17
Báo cáo thực tập tổng hợp [ CÔNG TY GIẤY BÃI BẰNG
• Tiếp tục đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất, tăng thị phần cho
Công ty Giấy Bãi Bằng nói riêng và Tổng công ty Giấy Việt Nam nói chung trong thị
trường giấy, tăng lợi nhuận, tăng doanh thu,ổn định và nâng cao mức sống của người
lao động.
• Nâng cao năng lực sản xuất, tăng hiệu quả sử dụng các nguồn lực của công ty,
giảm giá thành, mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng khả năng chiếm lĩnh thị trường để
từng bước tiến tới hội nhập kinh tế thế giới.
• Thường xuyên có chính sách khuyến khích người lao động, phát huy tính sáng
tạo và làm chủ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
• Nâng cao chất lượng bằng cách áp dụng hệ thống kiểm tra ISO, thỏa mãn nhu
cầu khách hàng nhằm tăng uy tín đối với khách hàng truyền thống, chú trọng hơn về
khâu marketing nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.
• Mục tiêu cụ thể:

+ Giá trị sản lượng: Năm 2014 đạt 1.400 tỷ đồng; năm 2015 đạt 1.550 tỷ đồng;
năm 2016 đạt 1.620 tỷ đồng.
+ Giá trị doanh thu trung bình mỗi năm đạt 55 tỷ đồng.
+ Lợi nhuận bình quân mỗi năm đạt 55 tỷ đồng.
+ Đầu tư thiết bị máy móc tăng 25%
+ Nộp ngân sách nhà nước tăng với tỷ lệ 18% so với cùng kỳ.
3.2.1.2 Định hướng phát triển
Để đáp ứng nhu cầu khách hàng và yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh, yêu
cầu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, Công ty Giấy Bãi Bằng
đã đề ra phương hướng phát triển trong thời gian tới như sau:
• Lĩnh vực sản xuất kinh doanh: nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị sản
xuất; nâng cao chất lượng sảm phẩm; đa dạng hóa chủng loại sản phẩm; nghiên cứu
những loại sản phẩm mà công ty có khả năng đảm nhận phù hợp với chính sách của
mình đồng thời tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm.
Giáo viên hướng dẫn: Tiến sỹ Nguyễn Khắc Nghĩa Sinh viên thực hiện: Lê Thị Quỳnh Hoa
18
Báo cáo thực tập tổng hợp [ CÔNG TY GIẤY BÃI BẰNG
• Công tác tiêu thụ và marketing: củng cố và phát triển thị trường trong nước, mở
rộng xuất khẩu; nâng cao năng lực nghiên cứu thị trường và khả năng marketing.
• Tổ chức quản lý: tiếp tục nâng cao năng lực tổ chức quản lý cho các cán bộ cho
của công ty; nâng cao nhận thức cho người lao động, tăng tinh thần trách nhiệm và
lòng hăng say nhiệt tình trong công việc của người lao động, nâng cao thu nhập cho
cán bộ công nhân viên để đảm bảo đời sống và nâng cao năng suất trong công việc.
• Công tác hạch toán kế toán - tài chính : hoàn thiện và cải tiến công tác kế toán,
kiểm toán trong công ty; lập báo cáo thu, chi và tình hình tài chính hàng tháng lên ban
giám đốc và lãnh đạo tổng công ty để nhận định kịp thời tình hình sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp, từ đó đưa ra phương hướng khắc phục sai sót và phát triển thế mạnh
của doanh nghiệp.
• Công tác tổ chức kênh phân phối và tiêu thụ sản phẩm: thiết kế kênh phân phối
phải xuất phát từ thị trường và khả năng của công ty sao cho phù hợp với từng loại sản

phẩm của công ty. Công ty phải hướng trọng tâm vào các thị trường là các trung tâm
kinh tế lớn, bên cạnh đó phải duy trì hệ thống phân phối để đảm bảo cung cấp sản
phẩm cho các khu vực khác. Tuy nhiên, việc thiết kế kênh phải dựa trên khả năng tài
chính của công ty vì đây là điều kiện quan trọng có ảnh hưởng quyết định đến việc duy
trì một kênh phân phối nào đó. Ngoài ra, công ty cần phải đổi mới cơ chế tuyển chọn
trung gian. Cụ thể là thẩm tra xác minh những điều kiện của các đại lý như khả năng
thanh toán, điều kiện kinh doanh, hệ thống kho bãi, phương tiện vật chất phục vụ cho
việc tiêu thụ sản phẩm của các đại lý, mở thêm các đại lý ở 3 miền và tiến tới mở đại
lý tiêu thụ sản phẩm của công ty ở thị trường nước ngoài.
3.2.2 Xây dựng chiến lược sản xuất - kinh doanh cụ thể
Giáo viên hướng dẫn: Tiến sỹ Nguyễn Khắc Nghĩa Sinh viên thực hiện: Lê Thị Quỳnh Hoa
19
CHIẾN LƯỢC CHÍNH
Chiến lược thị trường Chiến lược cạnh tranh
C.L chi phí thấp C.L khác biệt hóa
Báo cáo thực tập tổng hợp [ CÔNG TY GIẤY BÃI BẰNG
• Chiến lược thị trường: Công ty cần chú trọng đến chiến lược đáp ứng nhu cầu
khách hàng. Để đáp ứng nhu cầu này, công ty cần phải biết khách hàng muốn gì? Khi
nào muốn? Muốn thỏa mãn như thế nào? Qua phân tích và đánh giá tình hình tiêu thụ
sản phẩm, ta nhận thấy nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm ngành luôn là cần thiết, nhu
cầu tiêu dùng vật chất của đại bộ phận dân chúng ngày càng cao. Vì vậy, công ty cần
đề ra biện pháp như sau:
+ Xây dựng và tổ chức bộ phận chuyên trách nghiên cứu về thị trường và nhu cầu
khách hàng.
+ Nâng cao chất lượng của những kênh thông tin về phương thức bán hàng và dịch
vụ sau bán hàng, quan tâm đến ý kiến phản hồi của khách hàng.
+ Thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng: Nghiên cứu xác định nhu cầu của khách hàng
để làm tiền đề cho việc tăng khả năng thỏa mãn nhu cầu khách hàng, từ đó tìm ra
hướng giải quyết tốt nhất.
• Chiến lược cạnh tranh: Đối thủ cạnh tranh chính của công ty là Tổng công ty

Giấy Sài Gòn - một thương hiệu giấy lớn của Việt Nam và các sản phẩm giấy nhập
khẩu từ nước ngoài như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc…Tuy nhiên, Công ty đã có
những ưu thế nhất định về lợi thế cạnh tranh với những vị trí nhất định hiện đang
chiếm giữ trên thị trường. Công ty đã áp dụng các chiến lược cạnh tranh khác nhau :
+ Chiến lược chi phí thấp: Chiến lược này chủ yếu áp dụng đối với thị trường trong
nước. Khách hàng chủ yếu là khách hàng có thu nhập trung bình và thấp. Hơn nữa nhu
cầu sử dụng mặt hàng này là tương đối giống nhau kể cả với người có thu nhập cao.
Công ty đánh giá ngang nhau về nhu cầu sử dụng mặt hàng này ở các thị trường khác
nhau. Công ty theo đuổi chiến lược này đối với các sản phẩm với nhiều lý do như: quy
mô sản xuất lớn, thu mua nguyên vật liệu, vật tư đầu vào với sản lượng không nhỏ;
tích cực nghiên cứu sản xuất với các loại nguyên liệu giá thành rẻ mà chất lượng; tự
động hóa sản xuất, giảm lao động tiến đến giảm giá thành đầu ra.
+ Chiến lược khác biệt hóa: Công ty xây dựng chiến lược khác biệt hóa đối với thị
phận của những người có thu nhập cao. Chiến lược này quan tâm đặc biệt vào việc
nâng cao chất lượng sản phẩm và kiến tạo sự độc dáo đặc biệt về mẫu mã ở các sản
phẩm như giấy chất lượng cao, giấy gỗ dán tường… Thị phần chủ yếu cho chiến lược
Giáo viên hướng dẫn: Tiến sỹ Nguyễn Khắc Nghĩa Sinh viên thực hiện: Lê Thị Quỳnh Hoa
20
Báo cáo thực tập tổng hợp [ CÔNG TY GIẤY BÃI BẰNG
này là những khu đô thị kinh tế phát triển, bên cạnh sức mua lớn là tâm lý tiêu dùng
khác biệt như: tâm lý ưa chuộng sản phẩm chất lượng, tâm lý tiêu dùng sản phẩm độc
đáo với những tính năng đặc biệt, khẳng định tính cá nhân. Để thực hiện chiến lược
này, công ty cần phải tập trung cho đầu tư vào các dự án khoa học, chú trọng nâng cao
chất lượng sản phẩm; đa dạng hóa mẫu mã thông qua thu thập thông tin, nghiên cứu
tâm lý tiêu dùng; áp dụng phương thức bán hàng và dịch vụ sau bán hàng đặc biệt.
3.2.3 Đề xuất khác
• Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý: Công ty cần coi trọng việc bồi dưỡng,
nâng cao trình độ nghiệp vụ quản trị kinh doanh cho cán bộ lãnh đạo và quản lý; nâng
cao hiệu quả tổ chức điều hành sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; tổ chức những buổi họp
theo định kỳ nhằm đánh giá hoạt động, giải đáp thắc mắc của các phòng ban để có

hướng giải quyết thích hợp.
• Đẩy mạnh hoạt động marketing, xuất nhập khẩu, đối ngoại: Quảng cáo có vai
trò rất quan trọng và cần thiết cho mọi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Do đó, công
ty cần đẩy mạnh nhiều biện pháp tăng cường ngân sách và sự quan tâm của Ban lãnh
đạo cho hoạt động quảng cáo và các công cụ xúc tiến bán hàng để quảng bá sản phẩm
của công ty, đồng thời tham gia các hoạt động triển lãm giới thiệu sản phẩm, tổ chức
các đợt khuyến mãi, tặng quà cho khách hàng…
• Nâng cao trình độ sử dụng Tiếng anh của cán bộ công nhân viên trong công
ty: Công ty cần phải có chiến lược đào tạo ngoại ngữ cho các cán bộ quản lý và nhân
viên thường xuyên. Công ty nên hợp tác với các trung tâm đào tạo ngoại ngữ thiết kế
một chương trình dành riêng cho nhân viên để rèn luyện hai kỹ năng cơ bản trong giao
tiếp là nghe - nói. Chương trình này nên đơn giản và dễ hiểu thông qua các tình huống
làm việc hàng ngày, bổ sung kỹ năng phát âm chuẩn và phản xạ trong giao tiếp. Đặc
biệt, đối với những cán bộ có khả năng giao tiếp Tiếng anh, công ty cần có những buổi
đào tạo riêng để nâng cao trình độ ngoại ngữ chuyên ngành như trò chuyện trực tiếp
với các chuyên gia nước ngoài để vừa tăng khả năng giao tiếp vừa có thêm nhiều kiến
thức chuyên ngành,…Qua những khóa học này, nhân viên của công ty có thể có tâm lý
thoải mái, tự tin và có những kiến thức cơ bản nhất trong giao tiếp với người nước
ngoài. Bên cạnh đó, để khuyến khích nhân viên học ngoại ngữ, Công ty nên tổ chức
Giáo viên hướng dẫn: Tiến sỹ Nguyễn Khắc Nghĩa Sinh viên thực hiện: Lê Thị Quỳnh Hoa
21
Báo cáo thực tập tổng hợp [ CÔNG TY GIẤY BÃI BẰNG
những cuộc thi hoặc những hoạt động ngoại khóa về tìm hiểu một chủ đề nào đó liên
quan đến đời sống sản xuất kinh doanh của công ty bằng tiếng anh.
Giáo viên hướng dẫn: Tiến sỹ Nguyễn Khắc Nghĩa Sinh viên thực hiện: Lê Thị Quỳnh Hoa
22

×