Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Thảo luận nhóm TMU PHÂN TÍCH các yếu tố tác ĐỘNG đến lãi SUẤT và ẢNH HƯỞNG của sự BIẾN ĐỘNG lãi SUẤT đến HOẠT ĐỘNG của DOANH NGHIỆP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG lãi SUẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (424.55 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
BỘ MÔN: KINH TẾ VĨ MÔ 1


ĐỀ TÀI THẢO LUẬN:

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LÃI SUẤT VÀ ẢNH HƯỞNG
CỦA SỰ BIẾN ĐỘNG LÃI SUẤT ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH
NGHIỆP. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG LÃI SUẤT CỦA VIỆT
NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ SỰ THAY ĐỔI TÁC ĐỘNG
ĐẾN CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM.
Giảng viên: Hồng Anh Tuấn
Lớp HP: 2213MAEC0111
Nhóm 11
Thành viên: Dương Huy Tuấn

Hồng Thanh Vân

Nguyễn Văn Tuấn

ng Diệu Vi

Vũ Văn Tuấn (NT)

Nguyễn Khánh Vy

Đỗ Viết Tuyển

Mỗ Thị Yến

Trần Lê Thục Uyên (TK)



Phạm Thị Yến

1


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU

3

1. Lý do nghiên cứu 3
2. Mục tiêu nghiên cứu

3

3. Phạm vi nghiên cứu

3

PHẦN NỘI DUNG 4
Chương I. Phân tích các yếu tố tác động đến lãi suất và ảnh hưởng của sự biến
động lãi suất đến hoạt động của doanh nghiệp 4
1.1. Tổng quan về lãi suất và những yếu tổ tác động đến lãi suất
1.1.1. Tổng quan về lãi suất

4

4


1.1.2. Những yếu tố tác động đến lãi suất

4

1.2. Ảnh hưởng của sự biến động lãi suất đến hoạt động của doanh nghiệp

6

1.1.1. Ảnh hưởng của lãi suất tăng đến hoạt động của doanh nghiệp 6
1.1.2. Ảnh hưởng của lãi suất giảm đến hoạt động của doanh nghiệp

7

Chương II. Phân tích tình hình biến động lãi suất của Việt Nam trong những
năm gần đây và sự thay đổi tác động đến doanh nghiệp Việt Nam 8
2.1. Phân tích tình hình biến động lãi suất của Việt Nam trong những năm gần
đây 8
2.1.1. Tình hình biến động lãi suẩt của Việt Nam năm 2020

9

2.1.2. Tình hình biến động lãi suẩt của Việt Nam năm 2021

10

2.1.3. Tình hình biến động lãi suẩt của Việt Nam năm 2022

11

2.2. Phân tích sự thay đổi của lãi suất tác động đến doanh nghiệp Việt Nam

2.2.1. Sự thay đổi của lãi suất tác động đến doanh nghiệp Việt Nam năm
2020 13
2.2.2. Sự thay đổi của lãi suất tác động đến doanh nghiệp Việt Nam năm
2021 14
2.2.3. Sự thay đổi của lãi suất tác động đến doanh nghiệp Việt Nam năm
2022 15
PHẦN KẾT LUẬN 15

2

13


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu: Trong nền kinh tế thị trường, lãi suất là một biến số quan
trọng, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế. Lãi suất không chỉ tác
động đến quyết định của mỗi cá nhân: chi tiêu hay tiết kiệm để đầu tư; mà còn tác
động đến cả quyết định của mỗi doanh nghiệp: vay vốn để mở rộng sản xuất hay
cho vay tiền để hưởng lãi suất, hoặc đầu tư vào đâu thì có lợi nhất,… Có thể nói
rằng sự dao động của lãi suất ảnh hưởng rất lớn và trực tiếp đến quyết định của các
doanh nghiệp, từ đó tác động cả đến cơ cấu và sự phát triển của tồn bộ nền kinh
tế. Lãi suất là một trong cơng cụ quan trọng được Nhà nước sử dụng trong điều
hành chính sách tiền tệ quốc gia nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và kiềm chế
lạm phát. Lãi suất được sử dụng linh hoạt sẽ có tác động tích cực đến hoạt động
của các doanh nghiệp và ngược lại. Cùng với sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị
trường, Việt Nam đã có những cải cách cơ bản trong các hoạt động của toàn bộ hệ
thống ngân hàng và tài chính, tạo điều kiện để các doanh nghiệp có thể đầu tư và
phát triển . Việc nghiên cứu về những vấn đề cơ bản của lãi suất, những tác động
ảnh huởng đến lãi suất cũng như những tác động của nó đối với hoạt động doanh
nghiệp giúp chúng ta đánh giá lại hệ quả xây dựng và điều hành chính sách lãi suất

ở nước ta trong thời gian qua. Đồng thời, nó cịn quan trọng đối với việc nâng cao
hiệu quả hoạt động của một hệ thống thị trường tài chính ở Việt Nam, góp phần
giải quyết những khó khăn cho doanh nghiệp.
Nhận thức rõ tầm quan trọng và tính thời sự của vấn đề này ở Việt Nam, nhóm 11
đã lựa chọn đề tài: “Phân tích các yếu tố tác động đến lãi suất và ảnh hưởng
của sự biến động lãi suất đến hoạt động của doanh nghiệp. Phân tích tình hình
biến động lãi suất của Việt Nam trong những năm gần đây và sự tác động đến
các doanh nghiệp Việt Nam”.
2. Mục tiêu nghiên cứu: Tìm hiểu mối quan hệ của công cụ lãi suất với các
biến số vĩ mô của nền kinh tế. Biểu hiện thực tiến mối quan hệ đó.
Việc phân tích tác động của chính sách lãi suất với hoạt động của các doanh
nghiệp trong những năm gần đây sẽ đúc rút ra những ưu nhược điểm nhằm thực
hiện triệt để, linh hoạt hơn vai trò của ngân hàng nhà nước.
3. Phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Lãi suất
Thời gian nghiên cứu: Trong những năm gần đây
3


Không gian nghiên cứu: các doanh nghiệp ở Việt Nam
CHƯƠNG I
Phân tích các yếu tố tác động đến lãi suất và ảnh hưởng của sự biến động
lãi suất đến hoạt động của doanh nghiệp.
1.1. Tổng quan về lãi suất và những yếu tố tác động đến lãi suất
1.1.1 Tổng quan về lãi suất
a, Khái niệm
Trong nền kinh tế thị trường, lãi suất là một trong những biến số kinh tế vĩ
mô được quan tâm và theo dõi chặt chẽ. Trong kinh doanh, hiện tượng thừa thiếu
vốn tạm thời thường xuyên xảy ra đối với các chủ thể kinh tế. Với tư cách trung
gian tài chính, hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng ra đời thu hút mọi

khoản tiền nhàn rỗi, cung ứng cho nền kinh tế dưới nhiều hình thức, đẩy mạnh quá
trình vận động, luân chuyển của đồng tiền, góp phần điều hịa và phân bổ hợp lý
nguồn vốn trong nền kinh tế.
Về bản chất, lãi suất là tỷ lệ % của phần tăng thêm so với phần vốn vay ban
đầu, là giá cả của quyền được sử dụng vốn vay trong một thời gian nhất định mà
người sử dụng phải trả cho người sở hữu nó.
Lãi suất cịn được hiểu là cơng cụ chủ yếu của chính sách tiền tệ của mỗi
quốc gia, nó do Ngân hàng trung ương - cơ quan thay mặt Nhà nước thực thi chính
sách tài chính tiền tệ nắm giữ và sử dụng nhằm điều chỉnh và can thiệp vào thị
trường giúp hạn chế và khắc phục những yếu kém của nền kinh tế.
b, Phân loại về lãi suất
- Phân loại theo chủ thể trong quan hệ tín dụng: Lãi suất tiền gửi, Lãi suất
tiền vay, Lãi suất chiết khấu, Lãi suất liên Ngân hàng, Lãi suất cơ bản.
- Phân loại theo giá trị thực của lãi suất: Lãi suất danh nghĩa, Lãi suất thực tế
- Phân loại theo mức ổn định của lãi suất: Lãi suất cố định, Lãi suất thả nổi
- Phân loại theo thời hạn tín dụng của lãi suất: Lãi suất ngắn hạn, Lãi suất
trung hạn, Lãi suất dài hạn.
1.1.2. Những yếu tố tác động đến lãi suất
a, Ảnh hưởng của mức cung cầu tiền tệ đến lãi suất
4


Lãi suất chính là giá cả sử dụng vốn. Vì vậy bất cứ sự thay đổi nào của cung và cầu
hoặc cả cung và cầu đều ảnh hưởng tới lãi suất trên thị trường. Nhưng mức độ biến
động này vẫn sẽ nằm trong kiểm sốt của chính phủ và ngân hàng địa phương.
Mối quan hệ chính giữa mức cung cầu tiền tệ với lãi suất là mối quan hệ tỷ lệ
nghịch. Nếu như mức cung tiền tệ tăng so với cầu tiền tệ thì lãi suất bị giảm.
Ngược lại mức cung tiền tệ giảm so với cầu tiền tệ thì lãi suất sẽ tăng.
b, Ảnh hưởng của lạm phát đến lãi suất
Khi lạm phát được dự đốn tăng thì lãi suất cũng sẽ tăng. Điều này dựa chính vào

mỗi quan hệ giữa lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa. Để duy trì được lãi suất thực
khơng thay đổi khi tỷ lệ lạm phát tăng thì địi hỏi lãi suất danh nghĩa phải tăng theo
tương ứng.
Chẳng hạn như dự đoán được lạm phát sẽ tăng thì người dân thường chuyển hướng
sử dụng phần tiết kiệm của mình để tích trữ vàng, ngoại tệ. Điều này vơ hình
chung làm giảm cung quỹ cho vay và gây áp lực tăng lãi suất trên thị trường.
c, Ảnh hưởng của ổn định nền kinh tế đến lãi suất
Khi nền kinh tế thị trường ổn định, người dân sẽ có xu hướng chuyển tiền thừa
sang hình thức tiết kiệm, đầu tư thị trường chứng khốn. Như vậy cung tiền cho
vay tăng lên và khoản lãi suất có xu hướng giảm.
Nhưng đến khi nền kinh tế phát triển mạnh thì các doanh nghiệp sẽ có xu hướng
vay vốn để đầu tư kinh doanh nhiều hơn. Cầu tiền sẽ tăng lên và lãi suất có xu
hướng tăng. Lúc đó người dân lại chuyển khoản tiền nhàn rỗi của mình sang hoạt
động gửi tiết kiệm để nhận lãi suất lớn.
d, Ảnh hưởng từ các chính sách của Nhà nước đến lãi suất
Chính sách tài chính: Gồm chi tiêu của chính phủ và khoản thuế khóa, trong đó thì
chi tiêu chính phủ là nhân tố then chốt định mức tổng chi tiêu. Khi chi tiêu của
chính phủ tăng sẽ trực tiếp làm tăng tổng cầu, tổng sản phẩm tiềm năng tăng. Từ đó
các khoản lãi suất cũng sẽ tăng lên.
Chính sách tiền tệ: ngân hàng trung ương có vai trị chỉ huy đối với tồn hệ thống
ngân hàng. Với công cụ nắm đường lãi suất, ngân hàng trung ương sẽ điều tiết hoạt
động của nền kinh tế vĩ mô. Các phương pháp được sử dụng chính là: quy định lãi
suất cho thị trường, thực hiện chính sách lãi suất tái chiết khấu, thực hiện chính
sách thị trường mở,….
5


Chính sách thu nhập: chính sách về giá cả và tiền lương. Khi giá cả được giữ ở
mức cố định, cung tiền tệ tăng thì lãi suất sẽ giảm. Ngược lại, khi mức giá cao,
cung tiền tệ giảm theo giá thực tế thì lãi suất sẽ tăng. Cịn khi tiền lương tăng thì

chi phí sản xuất tăng. Như vậy sẽ làm giảm lợi nhuận theo đơn vị sản phẩm, giảm
nhu cầu đầu tư và lãi suất giảm.
Chính sách tỷ giá: khi đồng tiền trong nước bị sụt giá thì ngân hàng trung ương sẽ
sử dụng chính sách tiền tệ thắt chặt hơn. Giảm bớt lượng cung tiền tệ, nâng lãi suất
trong nước làm cho đồng tiền trong nước tăng.
1.2 Ảnh hưởng của sự biến động lãi suất đến hoạt động của doanh nghiệp
Đối với các doanh nghiệp, lãi suất chính là phần chi phí đầu vào để đảm bảo cho
hoạt động kinh doanh có lãi và phát triển bền vững. Trong kinh doanh, vay vốn là
hoạt động không thể thiếu của bất kì một doanh nghiệp nào. Vì vậy, việc lãi suất
vay cao hay thấp, tăng hay giảm sẽ khiến doanh nghiệp phải cân nhắc kĩ càng việc
vay vốn đầu tư để đem lại phương án sản xuất kinh doanh có lợi nhuận và hiệu quả
nhất.
1.2.1 Ảnh hưởng của lãi suất tăng đến hoạt động của doanh nghiệp:
a. Ảnh hưởng tích cực:
Lãi suất tăng đem lại một số thuận lợi nhất định cho doanh nghiệp.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, sự tăng lên của lãi suất sẽ kích thích sự cạnh
tranh của các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp nước ngoài. Tuy
nhiên điều này chỉ xảy ra ở những doanh nghiệp lớn, tăng khả năng tập trung
của hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp này. Mặt khác những doanh
nghiệp nhỏ, bấp bênh về hiệu suất khi có sự biến động về vốn sẽ bị bài trừ ra
khỏi thị trường.
b. Ảnh hưởng tiêu cực:
Nếu doanh nghiệp phải đối mặt với mức lãi suất cho vay cao, một số
doanh nghiệp sẽ không dám đầu tư hoặc từ chối vay vốn, từ đó mà khơng triển
khai được dự án theo tiến độ đã dự kiến. Điều này sẽ gây ra những ảnh hưởng
tiêu cực cụ thể như sau:
 Lãi suất vay vốn ảnh hưởng lớn đến mức chi phí của các yếu tố đầu vào
đầu vào của doanh nghiệp. Cụ thể kể đến là thiếu nguyên vật liệu sản
xuất, khó khăn trong việc trả trả tiền lương cho cơng nhân,...Doanh
nghiệp sẽ có phương án sự cắt giảm chi phí sản xuất bằng cách giảm

thiểu lực lượng lao động hay nói cách khác là quy mơ sản xuất bị thu
hẹp. Điều này làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp giảm, kém hấp dẫn
đối với các nhà đầu tư khác.
6


 Chi phí sản xuất tăng dẫn đến giá thành sản phẩm và dịch vụ tăng đồng
thời làm tăng mức giá chung của thị trường, gây ra lạm phát. Khi đó,
sức mua của thị trường sẽ giảm do giá cao mà thu nhập của người dân
lại không tăng hoặc tăng chậm so với mức tăng của chỉ số lạm phát nên
các doanh nghiệp sẽ khơng bù đắp được chi phí dẫn đến thua lỗ. Nếu sự
thua lỗ này diễn ra trong dài hạn sẽ ảnh hưởng rất lớn tới doanh nghiệp,
có thể sẽ triệt tiêu khả năng đầy tư.
 Mặt khác, lãi suất tăng làm cho chi phí cho các khoản vay nợ sẽ tăng.
Điều này khiến cho các nhà doanh nghiệp giảm vay vốn hoặc tự xoay
sở vốn theo hướng khác. Qua đó cho thấy nếu các nhà doanh nghiệp
khơng có sự quản lí chặt chẽ số nợ phải trả và số nợ phải thu thì sự
“phát sinh” về nợ sẽ ngồi tầm kiểm sốt.
1.2.2 Ảnh hưởng của lãi suất giảm đến hoạt động của doanh nghiệp:
a. Ảnh hưởng tích cực:
Đối với các doanh nghiệp, mọi sự biến động về lãi suất trên thị
trường cũng đều ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất hay nói cách khác
là tác động trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp; từ đó điều chỉnh các
hành vi và hoạt động kinh tế của họ. Cụ thể trong trường hợp lãi suất vay
giảm như sau:
 Khi lãi suất Ngân hàng giảm, các doanh nghiệp sẽ dễ dàng tiếp cận với
nguồn vốn, vì vậy tạo điều kiện cho doanh nghiệp giảm chi phí, hạ giá
thành, nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh.
 Lãi suất cho vay thấp luôn là động lực khuyến khích các doanh nghiệp
mở rộng đầu tư, phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh và qua đó

kích thích tăng trưởng trong tồn bộ nền kinh tế.
 Khi lãi suất cho vay thấp, người dân có xu hướng chi tiêu nhiều hơn
dẫn đến cầu thị trường sẽ tăng lên đáng kể, khi đó doanh nghiệp có
nhiều cơ hội hơn để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.
 Việc giảm lãi suất tín dụng khơng những giúp cho doanh hấp thụ được
vốn ngân hàng để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển mà còn là cơ
sở để ổn định thị trường tài chính, thị trường tiền tệ, vì khi có lượng
hàng hóa cung ứng dồi dào, phong phú về các mặt hàng thiết yếu như
lương thực, thực phẩm để không tạo ra những "cơn sốt" đột biến về
cung-cầu hàng hóa; từ đó làm cho thị trường trong nước luôn luôn được
ổn định.

7


 Việc giảm lãi suất cho vay đem lại niềm hy vọng cho những doanh
nghiệp đang cần thực hiện một kế hoạch đầu tư, và đặc biệt là giảm bớt
gánh nặng cho những doanh nghiệp đang phải oằn lưng vì chi phí lãi
vay. Đồng thời, nó sẽ phát huy khả năng đầu tư của các nhà đầu tư vào
các lĩnh vực khác như chứng khoán hay địa ốc, yếu tố này làm cân bằng
tạm thời cho các thị trường khi lãi suất huy động tăng lên.
c. Ảnh hưởng tiêu cực:
Việc giảm lãi suất cũng sẽ đem lại những ảnh hưởng tiêu cực nhất định:
 Khi mà lãi suất cho vay giảm thì các doanh nghiệp và người dân sẽ dễ
dàng tiếp cận với nguồn vốn, khi đó nguồn tiền mà nhà nước đưa ra lưu
thông lớn, lạm phát tăng lên làm cho giá cả cũng tăng lên, tác động tiêu
cực đến nền kinh tế. Điều này sẽ gây ra cản trở nhất định cho doanh
nghiệp.
 Khi lãi suất tiền vay giảm thì mức độ canh tranh giữa các doanh nghiệp
sẽ trở nên gay gắt hơn vì các doanh nghiệp đều tiếp cận được với nguồn

vốn lãi suất thấp và đều muốn mở rộng thị trường. Khi đó để cạnh tranh
thì doanh nghiệp sẽ đầu tư nhiều hơn cho quảng cáo làm tăng chi phí
sản xuất.
 Khi lãi suất tiền vay giảm, doanh nghiệp sẽ tiệp cận được với nguồn
vốn lãi suất thấp. Tuy nhiên, các món nợ của doanh nghiệp vay trước
đây, trừ những khoản nợ đến hạn phải trả trong thời điểm này, họ trả và
được vay lại ngay mới là những món nợ được hưởng lãi suất thấp ngay,
cịn với những món nợ chưa đến hạn nếu doanh nghiệp chưa trả được
ngay thời hạn này thì họ phải kéo dài đến thời hạn đó.
CHƯƠNG II
Phân tích tình hình biến động lãi suất của Việt Nam trong những năm gần
đây và sự thay đổi tác động đến các doanh nghiệp Việt Nam.
Trong những năm gần đây, lấy bối cảnh của giai đoạn trong khoảng từ năm
2020 đến năm 2022, sự biến động của lãi suất luôn thay đổi do nhiều tác động
khách quan và chủ quan, do tình hình dịch bệnh Covid-19 của từng thời kì cũng
như biến động từ thị trường thế giới.
2.1. Phân tích tình hình biến động lãi suất của Việt Nam trong những năm
gần đây
8


2.1.1. Tình hình biến động lãi suẩt của Việt Nam năm 2020
- Lãi suất huy động có khả năng tiếp tục hạ:
- (TBTCO) Năm 2020, lãi suất huy động có khả năng tiếp tục hạ dựa trên 2 nền
tảng là thanh khoản hệ thống ngân hàng và định hướng từ Chính phủ. Trong đó, giá
cả hàng hóa và thị trường ngoại hối là các biến số có thể làm nhanh hoặc chậm
việc hạ lãi suất.
- Lãi suất giảm trong những ngày đầu năm mới

Biểu đồ minh họa: Biến động lãi suất huy động kỳ hạn 13 tháng

- Báo cáo cho biết, kênh thị trường mở tuần qua tạm ngừng hoạt động khi
không phát sinh giao dịch mới nào, số dư OMO và tín phiếu đều giữ ở mức 0.
Tuy nhiên, một lượng tiền đồng nhỏ vẫn được bơm ra thông qua giao dịch bán
USD về Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Lãi suất trên liên ngân hàng nhích tăng
11 điểm cơ bản (bps) lên mức 2,017%/năm với kỳ hạn qua đêm nhưng vẫn đang
ở mức thấp hơn lãi suất tín phiếu. Chênh lệch lãi suất VND-USD trong khoảng
0,4 – 0,8%/năm
- Tại Việt Nam, NHNN cũng đã 3 lần cắt giảm lãi suất điều hành, trong đó lãi
suất tái cấp vốn giảm tổng cộng 2%/năm, lãi suất OMO giảm 1,5%/năm, trần lãi
suất tiền gửi kỳ hạn 1 tháng đến dưới 6 tháng giảm 1%/năm, lãi suất cho vay
lĩnh vực ưu tiên giảm 1,5%/năm.
- Với mức cắt giảm trên, NHNN Việt Nam là một trong số NHTW có mức cắt
giảm lãi suất điều hành lớn nhất trong khu vực.
- Lãi suất điều hành giảm sâu đã tạo điều kiện cho nhiều lãi suất trên thị trường
xuống mức thấp kỷ lục. Hiện nay, mặt bằng lãi suất cho vay thấp hơn bình quân
9


khoảng 0,6-0,8%/năm so với cuối năm 2019, trong đó có một số ngân hàng đã
giảm từ 1-2,5%/năm; lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên giảm
1,5%/năm so với đầu năm, cịn khoảng 4,5%/năm.
- Ước tính tổng số tiền phí dịch vụ thanh tốn mà các ngân hàng miễn, giảm cho
khách hàng đến hết năm 2020 sau 2 đợt giảm phí là khoảng 1.004 tỷ đồng. Tăng
trưởng thanh tốn khơng dùng tiền mặt (TTKDTM) đạt tốc độ ấn tượng với
nhiều chỉ tiêu đạt và vượt yêu cầu. Đến cuối tháng 10 năm 2020, số lượng giao
dịch thanh toán qua điện thoại di động đạt hơn 918,8 triệu giao dịch với giá trị
đạt gần 9,6 triệu tỷ đồng (tăng 123,9% về số lượng và 125,4% về giá trị so với
cùng kỳ năm 2019); số lượng giao dịch thanh toán qua Internet đạt gần 374
triệu giao dịch với giá trị đạt hơn 22,2 triệu tỷ đồng (tăng 8,3% về số lượng và
25,5% về giá trị giao dịch so với cùng kỳ năm 2019).

=> Chính những kết quả này đã giúp nâng mức triển vọng xếp hạng các TCTD
(Tổ chức tín dụng) Việt Nam trong các năm gần đây và trong năm 2020, có 14
NHTM của Việt Nam nằm trong danh sách Top 500 ngân hàng lớn và mạnh
nhất Châu Á-Thái Bình Dương và Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank) xếp
hạng thứ 29/500, tăng 19 bậc so với xếp hạng năm 2017. Đây là những kết quả
rất đáng mừng, tạo nền tảng vững chắc cho hệ thống ngân hàng Việt Nam phát
triển an tồn, bền vững trong tương lai.
2.1.2. Tình hình biến động lãi suất của Việt Nam năm 2021
- Chính sách tiền tệ được duy trì trạng thái nới lỏng nhằm mục đích tiếp tục hỗ
trợ doanh nghiệp vượt khó. Tuy nhiên, mặt bằng lãi suất tăng trở lại trong nửa
cuối năm.
- Lãi suất huy động thấp nhất 15 năm:

10


- Sang năm 2021, đây là năm đầu tiên của kế hoạch 5 năm tới giai đoạn 2021 –
2025. Trong kế hoạch 5 năm tới, Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng bình qn
6,5-7%.
- Do vậy, có khả năng Chính phủ vẫn tiếp tục việc nới lỏng chính sách tiền tệ
nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp và hộ gia đình gặp khó khăn kéo dài do đại dịch.
Đồng nghĩa, Ngân hàng Nhà nước sẽ hạ lãi suất điều hành thêm 1 lần nữa trong
nửa đầu năm 2021, khi áp lực chỉ số giá tiêu dùng (CPI) vẫn chưa đáng lo ngại.
Được biết, CPI bình quân cả năm 2020 mới chỉ tăng 3,23% so với cùng kỳ 2019
và đạt mục tiêu Quốc hội đề ra là dưới 4%.
- Hiện tại, mặt bằng lãi suất liên ngân hàng và lợi suất trái phiếu Chính phủ đã
chạm đáy từ trước đến nay, trong khi lãi suất huy động cũng giảm xuống thấp
nhất trong vịng 15 năm qua.
CHẠM ĐÁY RỒI BẬT TĂNG
- Nhóm nghiên cứu tại KBSV (cơng ty Cổ phần Chứng khốn KB Việt Nam)

cho rằng, mặt bằng lãi suất có thể sẽ chạm đáy vào nửa đầu năm 2021, khi
Ngân hàng Nhà nước thực thi hạ lãi suất điều hành.
- Các tổ chức tín dụng nhận định mặt bằng lãi suất đã giảm rõ rệt trong năm
2020 và kỳ vọng tiếp tục giảm nhẹ trong quý 1/2021 với mức giảm bình quân là
0,05 đến 0,16 điểm phần trăm.
- Thực tế, quan sát nhanh biểu đồ lãi suất tiết kiệm đầu năm 2021, nhiều ngân
hàng tiếp tục duy trì hoặc giảm lãi suất huy động so với thời điểm cuối năm
ngoái.
11


- Tuy nhiên, lãi suất được dự báo sẽ tăng nhẹ trở lại trong nửa cuối năm 2021
do nhiều nguyên nhân. Thứ nhất là kênh bơm thanh khoản tiền đồng vào thị
trường bị giới hạn do công cụ mua ngoại tệ bị hạn chế và có thể đẩy mặt bằng
lãi suất trên thị trường liên ngân hàng tăng.
- Thứ hai là tốc độ tăng trưởng tín dụng trong 6 tháng cuối năm thường sẽ hồi
phục nhanh.
- Thứ ba là lộ trình siết tỷ lệ huy động ngắn cho vay trung và dài hạn có hiệu
lực vào tháng 10/2021 sẽ đẩy mạnh mức độ cạnh tranh về tiền gửi và làm đảo
chiều xu hướng lãi suất tiền gửi đang giảm.
2.1.3. Tình hình biến động lãi suất của Việt Nam năm 2022
LÃI SUẤT Ồ ẠT TĂNG NÓNG
- Báo cáo thị trường tiền tệ vừa được một số tổ chức đầu tư công bố cho thấy sự
mở cửa và hồi phục của nền kinh tế, và đặc biệt là nhu cầu thanh toán tăng lên
dịp lễ Tết Nguyên Đán là nguyên nhân khiến thanh khoản thị trường có phần
căng thẳng hơn trong thời gian vừa qua.
- Theo phân tích của chứng khốn Bảo Việt (BVSC), đây là một phần thúc đẩy
lãi suất vay mượn vốn giữa các ngân hàng trên thị trường liên ngân hàng đồng
loạt vượt lên trên mốc 2-3%/năm.
- BVSC cho hay lãi suất các kỳ hạn qua đêm và 1 tuần có diễn biến tăng mạnh

ngay trong tuần đầu tiên sau kỳ nghỉ tết, ở mức lần lượt là 0,9% và 1,19%, lên
mức 3,32% và 3,39%/năm.

12


- Theo đó lãi suất kỳ hạn qua đêm hiện đang đạt mức cao nhất trong gần 2 năm trở
lại đây. BVSC nhìn nhận, tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế có sự bứt phá mạnh
mẽ ngay trong tháng 1.2022, khi đạt mức 2,74% tính tới ngày 28.1.2022 và cũng là
mức tăng trong tháng 1 cao nhất kể từ năm 2012 tới nay.
- "Tốc độ tiêm vaccine nhanh cùng sự mở cửa của các hoạt động sản xuất kinh
doanh là những yếu tố giúp cho nền kinh tế hồi phục mạnh mẽ, tăng nhu cầu về
vốn và kích thích tăng trưởng tín dụng" - BVSC đưa phân tích
“ Như tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), lãi suất huy động của hàng loạt kỳ
hạn từ 12 tháng trở lên đang được trả từ 7%/năm đến cao nhất 7,35%/năm. Đây
cũng là mức lãi suất huy động cao nhất được ghi nhận trên thị trường hiện nay.”
“ Lãi suất huy động vừa được Techcombank công bố áp dụng cũng ghi nhận mức
tăng khoảng 0,4 - 0,5%/năm ở một số kỳ hạn.”
- Nhóm phân tích của chứng khốn Rồng Việt (VDSC) cho rằng, chênh lệch tăng
trưởng tín dụng-huy động có thể tạo áp lực lên các ngân hàng trong nửa cuối năm
nay. Do vậy, để cân đối bài toán kinh doanh, thực hiện mục tiêu giảm thêm lãi suất
cho vay 0,5 - 1%/năm theo chủ trương chung, các ngân hàng buộc phải tiếp tục
giảm chi phí.
- Tuy nhiên thực tế nếu nhìn vào kết quả kinh doanh các ngân hàng có thể thấy,
khơng phải ngân hàng nào có lãi suất cao cũng đều có nguồn huy động dồi dào.
Mức lãi suất huy động cao hiện chỉ thấy xuất hiện nhiều tại các ngân hàng quy mơ
nhỏ, trong khi nhóm 4 ngân hàng quốc doanh và các ngân hàng cổ phần quy mô
lớn vẫn đang duy trì lãi suất khá thấp.
2.2. Phân tích sự thay đổi của lãi suất tác động đến các doanh nghiệp Việt
Nam

2.2.1. Sự thay đổi của lãi suất tác động đến doanh nghiệp Việt Nam năm 2020
- Theo NHNN, từ đầu năm 2020 đến nay, để giảm bớt khó khăn do tác động của
dịch COVID-19, từ đó nền kinh tế có điều kiện phục hồi nhanh, tăng khả năng tiếp
cận vốn vay ngân hàng đối với nền kinh tế, trên cơ sở diễn biến kinh tế trong và
ngoài nước, NHNN đã liên tiếp điều chỉnh giảm 3 lần các mức lãi suất, tổng mức
giảm 1,5-2,0%/năm đối với lãi suất điều hành, sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản cho
TCTD, tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại tiếp cận nguồn vốn từ NHNN

13


với chi phí thấp hơn, qua đó có điều kiện giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ khách
hàng phục hồi sản xuất kinh doanh.
- Năm 2020, căng thẳng thương mại giữa các quốc gia lớn tác động tiêu cực lên
triển vọng kinh tế toàn cầu và dưới tác động của đại dịch Covid-19, NHNN đã chủ
động, kịp thời giảm liên tục 3 lần các mức lãi suất điều hành, tổng mức giảm 1,75 2,25%/năm nhằm chia sẻ khó khăn với các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp Việt
Nam được hưởng lợi trực tiếp từ việc giảm lãi suất liên tục đặc biệt là trong thời
điểm dịch bệnh căng thẳng vì các doanh nghiệp này sẽ có nguồn vốn vay với lãi
suất thấp hơn trước, từ đó thúc đẩy kinh doanh, giảm thiểu nợ xấu, giúp xoay vịng
vốn, kích thích hỗ trợ nền kinh tế và giảm gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp.
- Không chỉ giảm lãi suất điều hành, để hỗ trợ TCTD có điều kiện giảm nhanh và
mạnh lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp và người dân, NHNN đã giảm 0,61,0%/năm trần lãi suất tiền gửi các kỳ hạn dưới 6 tháng; giảm trần lãi suất cho vay
ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên của TCTD đối với khách hàng với tổng mức
giảm là 1,5%/năm (hiện ở mức 4,5%/năm).
- Mặt bằng lãi suất cho vay giảm đã góp phần giảm bớt khó khăn, tăng khả năng
tiếp cận vốn vay cho doanh nghiệp và người dân.
Ví dụ: ,Ơng Nguyễn Thế Minh, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Nhựa Đồng
Nai (DNP Corp) cho biết, hiện nay toàn bộ dư nợ của doanh nghiệp tại Ngân hàng
TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) là hơn 2.000 tỷ đồng. Kể từ năm 2020,
khi có sự ra đời của Thông tư 01/2020/TT-NHNN, VietinBank đã chủ động hỗ trợ

tối đa cho chúng tôi, giảm lãi suất các đợt khác nhau, mỗi đợt từ 1 đến 1,5%.
Trong giai đoạn này, cơng ty cũng ghi nhận sự tích cực của ngành ngân hàng khi
chủ động trao đổi với chúng tôi để tìm kiếm giải pháp tháo gỡ khó khăn trước ảnh
hưởng của dịch Covid-19.
2.2.2. Sự thay đổi của lãi suất tác động đến doanh nghiệp Việt Nam năm 2021
- Về tổng thể thì nửa đầu năm 2021 có phần tương tự với năm 2020 khi chính sách
tiền tệ được duy trì trạng thái nới lỏng nhằm mục đích hỗ trợ doanh nghiệp vượt
khó trong thời kỳ dịch bệnh. Tuy nhiên, mặt bằng lãi suất tăng trở lại trong nửa
cuối năm khiến cho các doanh nghiệp gặp nhiều thách thức vì các doanh nghiệp sẽ
phải chịu lãi suất cao hơn so với nửa đầu năm khiến cho một vài doanh nghiệp
không dám đầu tư hoặc khơng dám vay vốn từ đó mà không thể triển khai được dự
án theo tiến độ đã đặt ra. Điều này sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cụ thể như
sau:
14


- Lãi suất vay vốn ảnh hưởng lớn đến mức chi phí của các yếu tố đầu vào của
doanh nghiệp. Cụ thể kể đến là thiếu nguyên vật liệu sản xuất, khó khăn trong việc
trả trả tiền lương cho cơng nhân,... Doanh nghiệp sẽ có phương án tự cắt giảm chi
phí sản xuất bằng cách giảm thiểu lực lượng lao động hay nói cách khác là quy mơ
sản xuất bị thu hẹp. Điều này đó đã làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp giảm, kém
hấp dẫn đối với các nhà đầu tư khác.
- Chi phí sản xuất tăng dẫn đến giá thành sản phẩm và dịch vụ tăng đồng thời làm
tăng mức giá chung của thị trường, gây ra lạm phát. Khi đó, sức mua của thị
trường sẽ giảm do giá cao mà thu nhập của người dân lại không tăng hoặc tăng
chậm so với mức tăng của chỉ số lạm phát nên các doanh nghiệp sẽ không bù đắp
được chi phí dẫn đến thua lỗ. Nếu sự thua lỗ này diễn ra trong dài hạn sẽ ảnh
hưởng rất lớn tới doanh nghiệp, có thể sẽ triệt tiêu khả năng đầu tư.
- Mặt khác, lãi suất tăng làm cho chi phí cho các khoản vay nợ sẽ tăng. Điều này
khiến cho các nhà doanh nghiệp giảm vay vốn hoặc tự xoay sở vốn theo hướng

khác. Qua đó cho thấy nếu các nhà doanh nghiệp khơng có sự quản lý chặt chẽ số
nợ phải trả và số nợ phải thu thì sự “phát sinh” về nợ sẽ ngồi tầm kiểm sốt.
- Ảnh hưởng tích cực: Bên cạnh những ảnh hưởng tiêu cực, lãi suất tăng cũng đem
lại một số thuận lợi nhất định. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, sự tăng lên của lãi
suất sẽ kích thích sự cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh
nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên điều này chỉ xảy ra ở những doanh nghiệp lớn, tăng
khả năng tập trung của hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp này; mặt khác
những doanh nghiệp nhỏ, bấp bênh về hiệu suất khi có sự biến động về vốn sẽ bị
bài trừ ra khỏi thị trường.
2.2.3. Sự thay đổi của lãi suất tác động đến doanh nghiệp Việt Nam năm 2022
- Việc lãi suất tăng mạnh trong những tháng đầu năm, cộng thêm ảnh hưởng từ giá
xăng dầu tăng, kéo theo hầu hết chi phí nguyên liệu sản xuất đầu vào của doanh
nghiệp tăng cao đang ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp

KẾT LUẬN
Ngày nay, mọi người đều nghĩ rằng sự tồn cầu hóa là nền tảng cho tương lai.
Tồn cầu hóa là xu thế cấp thiết. Đứng trước xu thế đó địi hỏi hệ thống ngân hàng
cần phải được đổi mới. Điều này đặt ra khơng ít những khó khăn thách thức đối
với các nhà điều hành chính sách lãi suất ở Việt Nam, chính sách lãi suất vẫn còn
15


là vấn đề mang tính thời sự, gây ra nhiều tranh luận bởi nhiều tác giả với nhiều
quan điểm khác nhau. Điển hình là việc thực hiện chính sách lãi suất vừa gắn liền
với chính sách tiền tệ - tín dụng, chính sách cơ cấu, chính sách kinh tế, vừa phải
đáp ứng yêu cầu tự do hóa lãi suất.
Tự do hóa lãi suất là cái mốc cần đạt được, thơng qua những bước đi phù hợp,
trên tinh thần nhanh chóng khắc phục yếu kém, tích cực chuẩn bị để có thể tự do
hóa trong thời gian ngắn, để tận dụng những lợi thế cơ bản do tự do hóa mang lại.
Tất nhiên, mỗi cuộc cải cách đều có những khó khăn riêng của nó, và thơng thường

một cuộc cải cách được thực hiện nhanh và triệt để nếu cải cách là do khủng hoảng
thúc đẩy. Trong những điều kiện như vậy, việc nhận thức lại những vấn đề cơ bản
về lãi suất, cũng như việc học tập kinh nghiệm quản lý và điều hành chính sách lãi
suất của các nước phát triển là rất cần thiết. Điều này không chi quan trọng đối với
quá trình xây dựng và điều hành tuột chính sách lãi suất phù hợp với cơ chế quản
lý kinh tế hiện nay, mà còn rất quan trọng đối với quá trình hình thảnh và hoạt
động một cách có hiệu quả của hệ thơng thị trường tài chính ở Việt Nam, góp phần
giải quyết những khó khăn về vốn và hiện đại hóa đất nước.
Yêu cầu mới của thực tiễn địi hỏi ngân hàng nhà nước khơng thể giữ nguyên
cách điều hành lãi suất như trước đây nhưng cũng khơng thể nơn nóng thực hiện
ngay cơ chế điều hành lãi suất như các nước phát triển. Chính vì vậy, chính sách lãi
suất trong nền kinh tế thị trường phải thay đổi tùy theo từng giai đoạn và yêu cầu
kinh tế đặt ra trong mỗi thời kì, nhất là trong thời buổi dịch bệnh Covid đang
hoành hành như hiện nay gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế của Việt
Nam cũng như của toàn cầu. Đặt ra cho đất nước ta nhiều thách thức cũng như
những cơ hội mới nếu chúng ta biết nắm bắt thời cơ. Do đó cần có sự trao đổi rộng
rãi và kỹ lưỡng trước khi thực hiện những chính sách kinh tế quan trọng, tạo điều
kiện cho người dân và các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp, các nhà kinh doanh
tham gia đầy đủ và bình đẳng vào thị trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất
/>fbclid=IwAR3jXqcvOLHmkFip9z5KhBT6MPiAXchZtpZzBtXB1WeFpGN
rlf6f77XlmE4
2. Tổng quan về lãi suất
16


/>fbclid=IwAR2TZEIsYTZ7HnIr6pIvsIGGivJIQWDXMbkcui9qRmTJa3kjvt
mMnkAMfqo
3. Tình hình biến động lãi suất của Việt Nam năm 2020

/> />4. Tình hình biến động lãi suất của Việt Nam năm 2021
/>
17



×