Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

rủi ro trong đầu tư chứng khoán tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 88 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Tháng 7 năm 2000, thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời, là sự kiện quan
trọng, đánh dấu một bước tiến mới của nền kinh tế đất nước. Sau 7 năm đi vào hoạt
động, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có nhiều khởi sắc, được đánh giá là một
trong hai thị trường phát triển nhanh nhất thế giới. Hiện nay, thị trường chứng
khoán đã là điểm đến quen thuộc của giới đầu tư.
Chưa bao giờ hoạt động đầu tư chứng khoán lại sôi động và bùng nổ đến thế.
Đối tượng đầu tư chứng khoán rất đa rạng, từ giới công chức, sinh viên, tiểu
thương … đến các nhà đầu lớn, chuyên nghiệp. Rất nhiều nhà đầu tư đã thành công
và thu được không ít lợi nhuận từ chứng khoán. Cũng vì lý do đó, “chơi” chứng
khoán đang trở thành trào lưu trong công chúng đầu tư. Một thực trạng đáng chú ý
là chứng khoán vẫn là lĩnh vực quá mới mẻ đối với Việt Nam, người ta đổ xô vào
chứng khoán với tâm lý “chơi là được” mà không lường hết những rủi ro có thể gặp
phải. Trước tình hình ấy, chúng ta cần nghiên cứu về rủi ro trong đầu tư chứng
khoán một cách có hệ thống, để các nhà đầu tư có những quyết định đầu tư đúng
đắn hiệu quả mà vẫn giảm thiểu được rủi ro.
Với ý nghĩa ấy, em quyết định chọn đề tài “Rủi ro trong đầu tư chứng
khoán tại Việt Nam” làm khóa luận tốt nghiệp của mình. Dựa trên hệ thống lý
thuyết về thị trường tài chính đã được học và thực trạng đầu tư trên thị trường
chứng khoán Việt Nam từ năm 2000 đến nay, bài viết cố gắng tìm hiểu bản chất và
những nguyên nhân gây rủi ro chứng khoán, từ đó nêu ra một số kiến nghị và giải
pháp để phòng ngừa và hạn chế rủi ro.
Kết cấu của bài khóa luận gồm ba chương:
Chương 1. Những vấn đề chung về đầu tư chứng khoán và rủi ro trong đầu
tư chứng khoán
Chương 2. Thực trạng rủi ro trong đầu tư chứng khoán tại Việt Nam
1
Chương 3. Một số biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong đầu tư
chứng khoán
2
Chương 1


NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VÀ RỦI RO
TRONG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
1.1. Tổng quan về thị trường chứng khoán
1.1.1. Khái niệm về thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán trong điều kiện của nền kinh tế hiện đại được quan
niệm là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán trung và dài hạn.
Việc mua bán này được tiến hành ở thị trường sơ cấp khi mua mua được chứng
khoán lần đầu từ những người phát hành, và ở những thị trường thứ cấp.
Như vậy xét về mặt hình thức, thị trường chứng khoán chỉ là nơi diễn ra các
hoạt động mua bán chuyển nhượng các loại chứng khoán, qua đó thay đổi chủ thể
nắm giữ chứng khoán.
* Chức năng cơ bản của thị trường chứng khoán
- Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế
- Cung cấp môi trường đầu tư cho công chứng
- Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán
- Đánh giá hoạt động của các doanh nghiệp
- Tạo môi trường giúp chính phủ thực hiện các chinh sách kinh tế vĩ mô
* Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán
Các chủ thể và các cá nhân tham gia thị trường chứng khoán có thể được
chia thành các nhóm sau: Nhà phát hành, nhà đầu tư, và các tổ chức liên quan đến
chứng khoán
a. Nhà phát hành
Nhà phát hành là người cung cấp các chứng khoán – hàng hóa của thi trường
chứng khoán. Thông qua thị trường chứng khoán, nhà phát hành thực hiện việc huy
động vốn cho các hoạt động của mình.
3
- Chính phủ và chính quyền địa phương là nhà phát hành các trái phiếu chính
phủ và trái phiếu địa phương.
- Công ty là nhà phát hành các cổ phiếu và các trái phiếu công ty.
- Các tổ chức tài chính là nhà phát hành các công cụ tài chính như các trái

phiếu, các chứng chỉ thụ thưởng… phục vụ cho các hoạt động của họ.
b. Nhà đầu tư
Nhà đầu tư là những người thực sự mua bán và bán chứng khoán trên thị
trường chứng khoán. Nhà đầu tư có thể được chia thành 2 loại:
- Nhà đầu tư cá nhân
- Nhà đầu tư có tổ chức
c. Các tổ chức kinh doanh trên thị trường chứng khoán
- Công ty chứng khoán
- Quỹ đầu tư có tổ chức
d. Các tổ chức có liên quan đến thị trường chứng khoán
- Cơ quan quản lí Nhà nước
- Sở giao dịch chứng khoán
- Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán
- Công ty dịch vụ máy tính chứng khoán
- Các tổ chức tài trợ chứng khoán
- Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm
* Các nguyên tắc hoạt động cơ bản của thị trường của thị trường chứng
khoán
Thị trường chứng khoán hoạt động theo các nguyên tắc cơ bản sau:
- Nguyên tắc công khai
- Nguyên tắc trung gian
- Nguyên tắc đấu giá
* Cấu trúc và phân loại cơ bản của thị trường chứng khoán
4
Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các giao dịch mua bán những sản
phảm tài chính (cổ phiếu, trái phiếu, các khoản vay ngân hàng … có kỳ hạn trên 1
năm). Sau đây là một số cách phân loại TTCK cơ bản:
a. Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn vốn
- Thị trường sơ cấp:
Thị trường sơ cấp là thị trường mua bán các chứng khoán mới phát hành.

Trên thị trường này, vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang nhà phát hành thông
qua việc nhà đầu tư mua các chứng khoán mới phát hành.
- Thị trường thứ cấp:
Thị trường thứ cấp là nơi giao dịch các chứng khoán đã được phát hành trên
thị trường sơ cấp, đảm bảo tính thanh khoản cho các chứng khoán đã phát hành.
b. Căn cứ vào phương thức hoạt động của thị trường
Thị trường chứng khoán được phân chia thành: Thị trường chính thức (sở
giao dịch chứng khoán) và không chính thức (Thị trường OTC).
c. Căn cứ vào hàng hóa trên thị trường
Thị trường chứng khoán cũng có thể phân chia thành các thị trường thị
trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường các công cụ chứng khoán phái
sinh.
- Thị trường cổ phiếu:
Thị trường cổ phiếu là thị trường giao dịch và mua bán các loại cổ phiếu bao
gồm cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi.
- Thị trường trái phiếu:
Thị trường trái phiếu là thị trường giao dịch mua và bán các trái phiếu, các
loại trái phiếu này bao gồm: Trái phiếu công ty, trái phiếu đô thị và trái phiếu chính
phủ.
- Thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh
5
Thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh là thị trường phát hành và
mua đi bán lại các chứng từ tài chính như: Quyền mua cổ phiếu, chứng quyền, hợp
đồng quyền chọn.
1.1.2. Các công cụ giao dịch trên thị trường chứng khoán
Các công cụ giao dịch trên thị trường chứng khoán chính là các loại hình
hàng hóa của thị trường chứng khoán, bao gồm các loại giấy tờ có giá như: trái
phiếu, cổ phiếu, chứng khoán có thể chuyển đổi, chứng chỉ quĩ đầu tư, chứng
quyền, chứng khế…
Trong phạm vi bài viết này, chỉ đề cập đến một số công cụ giao dịch chính

trên thị trường chứng khoán là trái phiếu, cổ phiếu và chứng khoán có thể chuyển
đổi.
a. Trái phiếu: Trái phiếu này là những chứng khoán thể hiện một món nợ mà
người phát hành vay người đầu tư. Trái phiếu ấn định cho người phát hành nghĩa
vụ phải trả một số tiền xác định tại một thời điểm xác định, và thường là kèm theo
những khoản lãi được thanh toán định kỳ
Trái phiếu có ba đặc trưng: Mệnh giá, lãi suất, thời gian đáo hạn
Trái phiếu được giao dịch trên thị trường chứng khoán gồm có trái phiếu
trung và dài hạn của chính phủ và trái phiếu công ty
* Trái phiếu chính phủ
Trái phiếu chính phủ là các loại trái phiếu do chính phủ phát hành, nhằm
mục đích bù đắp thâm hụt ngân sách, tài trợ cho các công trình công ích, làm công
cụ điều tiết tiền tệ
- Trái phiếu kho bạc: Kho bạc phát hành các trái phiếu trung hạn (còn gọi là
kỳ phiếu, có thời hạn 1 – 10 năm), và dài hạn (trên 10 năm) để tài trợ nợ quốc gia.
- Trái phiếu đô thị: Là những chứng khoán được phát hành bởi các chính
quyền địa phương để tài trợ cho những dự án mang lại lợi ích công cộng như
trường học, bệnh viện, các công trình công ích hay hệ thống giao thông.
* Trái phiếu công ty
6
Trái phiếu công ty do các công ty phát hành khi cần vay tiền trong một
khoảng thời gian dài. Đa số các trái phiếu công ty trả lãi một năm hai lần và phần
lớn cũng là các trái phiếu có thể mua lại, tức là người phát hành có thể chuộc lại
trái phiếu sau một thời gian nhất định.
Một số trái phiếu công ty có được chuyển đổi thành cô phần của cổ phiếu
phổ thông. Các trái phiếu này đều ghi rõ rằng trái phiếu có thể được chuyển đổi
thành một số lượng xác định cổ phần phổ thông, và việc chuyển đổi hay không là
do người chủ sở hữu trái phiếu quyết định
* Ưu nhược điểm của đầu tư trái phiếu
Ưu điểm:

- Lợi nhuận luôn được đảm bảo
- Trái phiếu có loại được bảo đảm
- Trái phiếu trên thị trường sơ cấp có giá lên xuống đối nghịch với lãi suất thị
trường
Nhược điểm:
- Không có chương trình tái đầu tư tiền lãi trái phiếu
- Biến động khi lãi suất trên thị trường biến động, khi công ty bị xuống
hạng…
b. Cổ phiếu
Cổ phiếu của một công ty là những chứng khoán thể hiện tư cách chủ sở hữu,
biểu hiện thành những cổ phần – đơn vị góp vốn chủ sở hữu. Một cổ đông là người
chủ sở hữu một tỷ lệ phần trăm của công ty, tương ứng với tỷ lệ cổ phần đang lưu
hành mà người đó nắm giữ. Khác với trái phiếu, cổ phiếu không cho biết ngày đáo
hạn, mệnh giá hay mức lãi suất nào đó.
Cổ phiếu rủi ro hơn trái phiếu vì cổ đông có sự ưu tiên thấp hơn so với người
có trái phiếu khi công ty gặp khó khăn, và lợi nhuận của nhà đầu tư ít chắc chắn
hơn vì cổ tức có thể bị thay đổi một cách dễ dàng và sự gia tăng của giá cổ phiếu
7
thì không đảm bảo. Bất chấp rủi ro này, đầu tư vào cổ phiếu có thể đem lại những
món lời lớn, trong khi đầu tư vào trái phiếu thì chưa chắc.
Cổ phiếu có hai loại là cổ phiếu phổ thông và cổ phiếu ưu đãi:
* Cổ phiếu phổ thông: Cổ phần của cổ phiếu phổ thông trong công ty thể
hiện lợi ích của người sở hữu cổ phiếu đối với công ty đó.
* Điều quan trọng đối với một nhà đầu tư cổ phiếu là biết chính xác về
những quyền đi kèm theo những cổ phần mà họ dang xem xét đầu tư, bao gồm
quyền sở hữu, biểu quyết và tự do chuyển nhượng. Ngoài ra họ còn được nhận cổ
tức. Theo luật Việt Nam: Cổ tức năm nào trả cổ tức năm đó sau khi đã hoàn thành
các nghĩa vụ thuế, nghĩa vụ tài chính khác, trích lập các quĩ và bù đắp lỗ trước đó.
Các công ty cổ phần đều phải có cổ phiếu phổ thông, tuy nhiên có thể có
hoặc không có cổ phiếu ưu đãi. Cổ phiếu phổ thông có thể chuyển đổi thành cổ

phiếu ưu đãi, nhưng không có trường hợp ngược lại.
* Cổ phiếu ưu đãi: Cổ phiếu ưu đãi là một dạng công cụ vốn chủ sở hữu,
nhìn từ giác độ thuế và pháo lý. Tuy nhiên nó khác với cổ phiếu phổ thông trên
nhiều phương diện quan trọng.
Thứ nhất, vì cổ đông ưu đãi nhận được một khoản cổ tức cố định không bao
giờ thay đổi, nên một cổ phần ưu đãi cũng giống như một trái phiếu,
Thứ hai, vì cổ tức không thay đổi nên giá của cổ phiếu ưu đãi cũng tương đối
ổn định.
Thứ ba, cổ đông ưu đãi thường không có quyền bỏ phiếu, trừ khi công ty
không trả được khoản cổ tức đã cam kết.
Cuối cùng là cổ đông ưu đãi nắm giữ một quyền đòi đối với tài sản có thứ tự
ưu tiên cao hơn quyền đòi của các cổ đông phổ thông nhưng thấp hơn quyền đòi
của các chủ nợ (người nắm giữ trái phiếu).
Bảng so sánh cổ phiếu và trái phiếu
Trái phiếu có thể chuyển đổi thành cổ phiếu nhưng không có trường hợp
ngược lại.
8
CP TP
Thể hiện quan hệ SH Thể hiện quan hệ nợ
Hưởng giá trị tăng lên của công ty Hưởng lãi suất cố định và định kỳ
Được tham gia vào hoạt động công ty Không được tham gia vào hoạt động
công ty
Không có kỳ hạn Có kỳ hạn
Phá sản và thanh lý tài sản theo luật phá sản Hết kỳ hạn hoàn trả vốn gốc
c. Chứng khoán có thể chuyển đổi
Chứng khoán có thể chuyển đổi là chứng khoán cho phép người nắm giữ nó,
tùy theo lựa chọn và trong những điều kiện nhất định có thể chuyển đổi thành một
loại chứng khoán khác. Chứng khoán có thể chuyển đổi phổ biến là cổ phiếu ưu đãi
và trái phiếu tìn chấp.
* Lợi ích của chứng khoán có thể chuyển đổi.

Đối với bên phát hành: Do nhà đầu tư được hưởng quyền đối chứng khoán
này ra cổ phiếu thường khi đến hạn nên:
- Nếu là trái phiếu: Bên phát hành sẽ bán trái phiếu với lãi suất thấp
- Nếu là cổ phiếu ưu đãi: Bên phát hành sẽ chào bán với giá cao
Đối với người đầu tư:
- Kết hợp được tính an toàn của trái phiếu (thu nhập cố định) với tính có thể
đầu cơ của cố phiếu thường
- Cho phép nhà đầu tư bảo hiể trước tình trạng lạm phát
1.2. Đầu tư chứng khoán
1.2.2. Khái niệm đầu tư chứng khoán
Đầu tư chứng khoán là hoạt động bỏ vốn (tiền và các nguồn lực khác) ở hiện
tại để tiến hành mua các loại chứng khoán: Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ
quỹ nhằm đạt được những mục tiêu nhất định trong tương lai.
Dưới góc độ những người làm luật ở Việt Nam thì hoạt động đầu tư của các
cá nhân hiện tại không coi là hoạt động kinh doanh mà chỉ đơn thuần là hoạt động
đầu tư vì vậy không phải chịu thuế. Còn đối với các doanh nghiệp và các tổ chức
9
tiến hành hoạt động đầu tư chứng khoán thì được coi là hoạt động kinh doanh và do
đó là đối tượng của luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
Vốn ở đây bao gồm:
Thứ nhất là tiền, theo luật pháp Việt Nam thì đó phải là tiền Việt Nam, phải
bởi giá trị các loại chứng khoán được định giá bằng Việt Nam quốc tế, hay các
công ty cổ phần Việt Nam tham gia đăng ký giao dịch trên thị trường khu vực
(Singapore, Thailan,…) hay trên thế giới.
Thứ hai là các loại nguồn lực như: Thời gian, kiến thức, và các chương trình
hỗ trợ sau đầu tư (kinh nghiệm quản lý, bằng phát minh, sáng chế…). Hoạt động
đầu tư chứng khoán đòi hỏi người tham gia đầu tư về chứng khoán và thị trường
chứng khoán, và sẵn sàng bỏ thời gian ra thu nhập thông tin. Đồng thời các nhà đầu
tư khi đầu tư vào cổ phiếu một công ty có thể tham gia đại hội cổ đông, ứng cử vào
hội đồng quản trị, vì vậy họ có thể đóng góp ý kiến, đề xuất, để doanh nghiệp hoạt

động tốt, làm gia tăng giá trị doanh nghiệp đồng thời cũng làm gia tăng giá trị của
khoản đầu tư.
Các mục tiêu của hoạt động đầu tư chứng khoán bao gồm 4 loại mục tiêu
chính. Nắm quyền quản lý an toàn về vốn, gia tăng về vốn, và gia tăng về thu nhập.
1.2.2. Phân loại các nhà đầu tư
Các cá nhân hay tổ chức sử dụng tiền tiết kiệm đê mua các hàng hóa giao
dịch trên thị trường chứng khoán được gọi là các nhà đầu tư chứng khoán.
Các nhà đầu tư khác nhau ở sự lựa chọn đầu tư của họ, bởi vì họ khác nhau
về tính sẵn sàng đánh đổi lợi suất dự tính và rủi ro. Sự đánh đổi giữa rủi ro – lợi
nhuận được hiểu là khi những khoản đầu tư chào các mức lợi suất dự tính cao hơn
thì cũng áp đặt rủi ro lớn hơn. Tính sẵn sàng chấp nhận rủi ro cao hơn để đạt mức
lợi suất dự tính cao hơn gọi là sự chấp nhận rủi ro của nhà đầu tư
Các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán được chia thành nhà đầu tư cá
nhân và nhà đầu tư chuyên nghiệp (các định chế đầu tư).
Các nhà đầu tư cá nhân:
10
Các yếu tố cơ bản tác động đến nhà đầu tư cá nhân thường phát sinh từ chỗ
nhà đầu tư đó đang ở giai đoạn nào của chu kỳ sống. Quyết định đầu tư quan trọng
đầu tiên đối với đa số các các cá nhân liên quan tới giáo dục, một khoản đầu tư vào
vốn con người. Tài sản quan trọng mà đa số mọi người đều có trong những năm
đầu làm việc là năng lực kiếm tiền nhờ những kỳ năng của họ. Đối với những
người này, rủi ro tài chính do đau yếu hay thương tật còn lớn hơn nhiều so với
những rủi ro gắn với lợi suất trên danh mục đầu tư các tài sản tài chính của họ. Tại
thời điểm này của chu kỳ sống thì những quyết định chính quan trọng nhất liên
quan tới bảo hiểm trước khả năng bị tàn tật hoặc bị chết.
Khi người ta già đi và tích lũy tiền tiết kiệm để đảm bảo tiêu dùng lúc về
hưu, thành phần của của cải sẽ chuyển dịch từ vốn con người sang vốn tài chính.
Khi đó, những lựa chọn danh mục đầu tư ngày càng trở nên quan trọng hơn. Ở tuổi
trung niên, đa số các nhà đầu tư sẽ sẵn sàng chấp nhận mức độ đáng kể rủi ro để
tăng được lợi suất dự tính. Tuy nhiên, khi tuổi nghỉ hưu cận kề, mức độ chấp nhận

rủi ro sẽ giảm đi
Cùng với tuổi tác, các cá nhân sẽ mất đi tiềm năng phục hồi sau khi thất bại.
Khi còn trẻ các nhà đầu tư có thể phản ứng với sự thua lỗ bằng cách làm việc tích
cực hơn và tiết kiệm nhiều thu nhập hơn. Nhưng khi về già, các nhà đầu tư nhận
thấy họ sẽ ít thời gian hơn để làm lại từ đầu, nên họ chuyển sang những tài sản an
toàn.
Nhà đầu tư cá nhân bao gồm: Cá nhân người Việt Nam định cư trong nước
(được gọi là nhà đầu tư cá nhân trong nước), cá nhân người nước ngoài hoạt động
hợp pháp tại Việt Nam và cá nhân người Việt Nam định cư tại nước ngoài (được
gọi là nhà đầu tư cá nhân nước ngoài). Nhà đầu tư nước ngoài có nhu cầu đầu tư
phải mở tài khoản tại các tổ chức cung cấp ứng dịch vụ thanh toán đang hoạt động
trên lãnh thổ Việt Nam và tuân thủ pháp luật Việt Nam. Mọi hoạt động thanh toán
đều phải được thực hiện thông qua tài khoản này.
11
Các nhà đầu tư cá nhân tham gia thị trường chứng khoán chủ yếu với mục
đích thu được lợi nhuận trên mức lợi nhuận có được từ việc gửi tiết kiệm. Mục đích
nắm quyết định quản lý là rất ít.
Nhà đầu tư chuyên nghiệp (các định chế đầu tư)
Các trung gian tài chính
Các trung gian tài chính bao gồm các tổ chức bảo hiểm (Bảo việt, Prudential,
AIA,…), Ngân hàng, và các Công ty tài chính. Các tổ chức bảo hiểm, ngân hàng
tham gia vào thị trường chứng khoán chủ yếu dưới hình thức bảo lãnh phát hành
trái phiếu, đấu thầu trái phiếu, qua giải ngân một phần tài sản vào thị trường chứng
khoán.
Các công ty tài chính tham gia vào thị trường chứng khoán nhằm mục đích
cung cấp các dịch vụ về đầu tư chứng khoán như cầm cố, mua bán kỳ hạn…, đồng
thời cùng tham gia đầu tư vào thị trường chứng khoán. Với sự phát triển của thị
trường chứng khoán các công ty tài chính ra đời ngày càng nhiều, đầu tư vào thị
trường chứng khoán số lượng vốn lớn.
* Công ty chứng khoán – Hoạt động tự doanh

Các công ty chứng khoán thường tiến hành hoạt động tự doanh của mình, để
được cấp giấy phép cho loại hình này đòi hỏi công ty có vốn pháp định là 12 tỷ
đồng.
Các công ty chứng khoán của các Ngân hàng thương mại, hàng năm, được sự
bảo trợ của các ngân hàng mẹ, được vay vốn ưu đãi để tiến hành đầu tư vào thị
trường chứng khoán, chẳng hạn Công ty chứng khoán đầu tư. Năm 2006 triển khai
đầu tư vào thị trường chứng khoán 1000 tỷ VNĐ.
* Quỹ đầu tư
Với sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam, ngày càng có nhiều
các Quỹ đầu tư tham gia hoạt động tư tại thị trường chứng khoán Việt Nam. Quuyx
đầu tư chứng khoán phải có nghĩa vụ đầu tư tối tiểu 60% vốn của quỹ vào chứng
khoán.
12
Các quỹ đầu tư chứng khoán được quản lý bởi các công ty quản lý quỹ. Một
công ty quản lý quỹ có thể quản lý hàng trăm quỹ đầu tư chứng khoán trên thị
trường.
Quỹ đầu tư có thể là quỹ thành viên, hoặc công chứng, nhưng đều là một nơi
(pool), góp tiền để đầu tư vào chứng khoán. Lợi ích của người đầu tư khi tham gia
góp tiền quỹ, hoặc mua lại chứng chỉ quỹ trên thị trường:
+ Giảm rủi ro nhờ đa dạng hóa đầu tư
+ Mở rộng phạm vi đầu tư nhờ quy mô vốn lớn
+ Giảm chi phí nhờ quy mô vốn lớn
+ Được quản lý chuyên nghiệp bởi công ty quản lý quỹ
+ Tính thanh khoản của các chứng chỉ quỹ cao
+ Thuế suất ưu đãi (ở Việt Nam thì thuế suất là 0%)
* Công ty phát hành (các hoạt động tài chính)
Các công ty phát hành có thể tiến hành hoạt động mua bán chứng khoán của
các công ty khác, hoặc tham gia mua bán của chính công ty mình, đó phải là những
cổ phiếu đã được phát hành, hoặt động này được gọi là hoạt động mua bán cổ phiếu
quỹ, nhằm các mục đích sau:

Công ty mua cổ phiếu làm cổ phiếu Công ty bán cổ phiếu quỹ
+ Công ty có một một lượng tiền + Công ty cần vốn nên sẽ bán ra,
13
nhàn rỗi mà chưa có kế hoạch đầu tư
hiệu quả, mua bán lại cổ phiếu, làm tăng
tỷ lệ EPS, và do đó có lợi cho các cổ
đông hiện hữu.
+ Do cổ phiếu đang bị đánh giá
thấp, nên các nhà quản lý thường mua
lại các phiếu hấp dẫn hơn
+ Mua lại nhằm tránh hoạt động
thâu tóm khi dự báo trước được, trong
trường hợp công ty không được phép
mua vào các cổ phiếu của mình nữa.
đồng thời cũng có thể tăng sự thặng dư
vốn cho công ty.
+ Do cầu cổ phiếu biến động
mạnh công ty bán ra để cân bằng cầu giữ
giá ổn định.
1.3. Rủi ro trong đầu tư chứng khoán
1.3.1. Khái niệm rủi ro chứng khoán
Rủi ro là một hiện tượng khách quan, liên quan tới và có thể ảnh hưởng tới
một mục tiêu do con người vạch ra, trong đó có thể thấy được các kết quả nhưng lại
không lượng hóa được xác suất và thời điểm xảy ra, ví dụ như hỏa hoạn hay tai nạn
giao thông.
Trong đầu tư chứng khoán, rủi ro chính là sự thay đổi liên tục của giá cả
chứng khoán. Nói cách khác khi đầu tư vào thị trường chứng khoán, nhà đầu tư
khổng thể chắc chắn về lợi nhuận thu được
Rủi ro xảy ra ngay cả khi con người ta không quyết định đầu tư mà dùng số
tiền mình có thể tiết kiệm, Ví dụ khi cất tiền trong nhà thì vẫn xảy ra khả năng mất

trắng do nhà bị cháy; hoặc khi gửi tiền vào ngân hàng thì người gửi có thể đối đầu
với khả năng sức mua của cộng đồng đô la bị giảm do ảnh hưởng của lạm phát
khiến giá trị thực tế của đồng đô la nhận được thấp hơn khi gửi tiền. Khi đầu tư vào
cổ phiếu, trái phiếu hoặc quỹ tương hỗ cũng có những rủi ro ở nhiều mức độ khác
nhau.
14
Đại đa số các nhà đầu tư đều mong muốn kiếm được càng nhiều tiền càng tốt
trên khoản đầu tư của họ. Tuy nhiên, hầu như tất cả các khoản đầu tư đều mang
theo một sự không chắc chắn. Một thực tế mà người đầu tư phải chấp nhận khi đầu
tư chứng khoán, đó là sự đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận. Không có gì ngạc nhiên
khi những khoản đầu tư tiết kiệm ít rủi ro hơn những ngược lịa tiền lãi nhận được
không đáng kể.
Rủi ro trong đầu tư chứng khoán là không thể tránh khỏi, nhưng vẫn có thể
kiểm soát nó. Kiểm soát rủi ro tức là việc có thể tăng lợi nhuận tối đa trong khi vẫn
giảm thiểu được rủi ro. Làm được như vậy nghĩa là người đầu tư đã có một lợi
nhuận hợp lý với mức rủi ro có thể chấp nhận được.
Tuy nhiên một rủi ro chấp nhận được là như thế nào? Mỗi nhà đầu tư có
quan điểm khác nhau, nhưng quan điểm chung nhất là khi đầu tư vào trái phiếu
hoặc cổ phiếu trên thị trường chứng khoán thì nhà đầu tư không phải thức giấc nửa
đêm vì lo lắng cho khoản đầu tư của mình. Khi quá lo lắng về quyết định đầu tư
của mình thì nhà đầu tư nên xem xét lại quyết định đầu tư, xem xét lại mức độ rủi
ro của các chứng khoán trong danh mục. Trái lại khi nhà đầu tư cảm thấy mình
thanh thản nghĩa mức độ rủi ro ở ngưỡng có thể chấp nhận được để người đầu tư có
thể đạt được những mục tiêu tài chính của mình.
Mỗi nhà đầu tư có thái độ khác nhau đối với rủi ro, nhưng có ba loại thái độ
phổ biến là ưa thích rủi ro (risk seeker), trung dung với rủi ro (risk neutral), và
không thích rủi ro (risk a verse)
1.3.2. Phân loại rủi ro
Rủi ro trong đầu tư chứng khoán nói chung là rất đa dạng nhưng xét ở phạm
vi rộng có thể phân làm hai loại là rủi ro hệ thống và rủi ro không hệ thống.

Rủi ro hệ thống
Rủi ro hệ thống do toàn bộ thị trường quyết định và người đầu tư không thể
tác động lên rủi ro này. Nó bao gồm những rủi ro nằm ngoài công ty, không thể
kiểm soát được và có ảnh hưởng rộng rãi. Nhưng thay đổi về kinh tế, chính trị, xã
15
hội là nguồn của rủi hệ thống. Tác động cảu nó khiến cho đa số các loại cổ phiếu
riêng lẻ dao động theo cùng một hướng. Bình quan khoảng một nửa tổng sổ rủi ro
của cổ phiếu phổ thông là rủi ro hệ thống. Những công ty chịu ảnh hưởng lớn của
rủi ro hệ thống là những công ty mà doanh số, lợi nhuận, giá cả chứng khoán theo
sát các diễn biến kinh tế và những diễn biens trên thị trường chứng khoán; và
thường là các công ty trong các ngành công nghiệp cơ bản và khai khoáng.
Một số rủi ro chính trong rủi ro hệ thống:
- Rủi ro thị trường
- Rủi ro lãi
- Rủi ro về sức mua
Rủi ro không hệ thống
Ngược lại với rủ ro hệ thống, những yếu tố nội tại có thể kiểm soát được và
chỉ tác động đến một ngành hay một công ty như khả năng quản lý, thị hiếu tiêu
dùng hay những yếu tố khác gắn với thu nhập của công ty được gọi là rủi ro không
hệ thống tương đối cao; và doanh số, lợi nhuận, giá cả cổ phiếu của những công ty
này không phụ thuộc nhiều vào các diễn biến kinh tế hay tình hình thị trường
chứng khoán.
Rủi ro không hệ thống bao gồm một số rủi ro chính như sau:
- Rủi do kinh doanh
- Rủi ro tài chính
Ngoài ra, rủi ro không hệ thống còn có thể tính đến rủi ro hoạt động phi
pháp, tức khả năng chủ sở hữu, người quản lý, nhân viên công ty chứng khoán hay
các công ty niêm yết hoặc khách hàng cố ý vi phạm các quy định về ngăn ngừa các
giao dịch không công bằng, hoạt động lừa đảo dẫn đến các khoản lỗ cho người đầu
tư, hay công bố những thông tin không đầy đủ và chính xác trái với quy định gây

hiểu lầm cho người đầu tư.
1.3.3. Một số tiêu chí đánh giá rủi ro
16
Các nhà đầu tư khi đầu tư vào chứng khoán đều muốn đạt tới mức lợi nhuận
cao nhất với mức rủi ro thấp nhất. Muốn làm được điều này nhà đầu tư cần phải
nắm được một số hệ số thông dụng để đánh giá mức độ an toàn của chứng khoán.
Trái phiếu hứa hẹn một dòng thu nhập cố định, và được xem xét là ít rủi ro
hơn cổ phiếu nhưng không phải là không có rủi ro trừ khi nhà đầu tư có thể chắc
chắn công ty phát hành sẽ không vỡ nợ đối với những khoản nghĩa vụ của mình.
Trái phiếu chính phủ có thể được coi là không có rủi ro vỡ nợ, nhưng trái phiếu
công ty thì không thể được thực hiện. Vì vậy, những trái phiếu công ty phụ thuộc ở
mức độ nào đó vào tình trạng tài chính của công ty. Để đánh giá rủi ro thanh toán
trái phiếu, người ta đo lường bằng định mức xếp hạng tín nhiệm và một số yếu tố
qui định mức độ an toàn của trái phiếu.
Đối với cổ phiếu, có rất nhiều chỉ số tài chính đánh giá mức độ rủi ro cũng
như cơ hội đầu tư cổ phiếu. Ở đây, chúng ta chỉ tập trung vào các phép đo lường rủi
ro cổ phiếu riêng lẻ và danh mục cổ phiếu và các chỉ số như beta, P/E,…
1.3.3.1. Rủi ro trái phiếu
- Định mức xếp hạng tín nhiệm: Định mức xếp hạng tín nhiệm do nhiều tôt
chức đánh giá xếp hạng tín nhiệm tiến hành như: Moody Investor Services,
Standard & Poor Corporation, Duff and Phelp, Equifax…dựa trên hai chỉ tiêu là tài
chính và phi tài chính. Chỉ tiêu tài chính bao gồm các con số về vốn, vòng vay, khả
năng thanh toán, tín dụng, thua lỗ. Chỉ tiêu phi tài chính bao gồm những thông tin
liên quan đến giám đốc, ISO, thương hiệu, nhân sự, những tai tiếng hay uy tín trên
thị trường.
Mỗi tổ chức này sẽ gán một mức xếp hạng được kí hiệu bởi những cái cho
các trái phiếu công ty hay trái phiếu đô thị, phản ánh về độ an toàn của phát hành
trái phiếu ví dụ: Thứ hạng cao nhất của của S & P, là AAA,Moody là Aaa…
Những trái phiếu, được xếp hạng BBB trở lên (S & P, Duff and Phelps, Fitch) hoặc
Baa trở lên (Moody) được coi là trái phiếu hàng đầu tư, trong khi đó những trái

17
phiếu có thứ hạng thấp hơn được xếp vào loại trái phiếu hạng đầu cơ hoặc trái
phiếu có rủi ro cao (junk – bond).
- Các yếu tố quy định mức độ an toàn của trái phiếu
Bao gồm các chỉ số:
+ Các hệ số về khả năng thanh toán – những hệ số về thu nhập của công ty
trên chi phí cố định
+ Hệ số đòn bẩy – (hệ số nợ trên vốn cổ phần)
+ Các hệ số về khả năng lợi nhuận
+ Hệ số dòng tiện trên nợ
1.3.3.2. Rủi ro cổ phiếu
Phép đo lường rủi ro cổ phiếu bao gồm rủi ro đối với một cổ phiếu riêng lẻ,
thông qua lợi nhuận kỳ vọng, phương sai, độ lệch chuẩn, hệ số biến đổi; và rủi ro
đối với một danh mục cổ phiếu mà trong phạm vi bài viết này chúng ta chỉ nghiên
cứu hệ số beta. Ngoài ra chỉ số P/E cũng là một công cụ hiệu quả trong công việc
đánh giá rủi ro cổ phiếu của một doanh nghiệp
Rủi ro đối với một cổ phiếu riêng lẻ:
Phương sai (δ2) là thước đo độ phân tán trong đó phản ánh những khoản
chênh lệch giữa những mức lợi nhuận có thể nhận được với mức lợi nhuận kỳ
vọng. Dải các mức lợi nhuận có thể nhận được càng rộng, hay độ phân tán các ước
tính xác suất càng lớn thì giá trị của phương sai sẽ càng lớn. Một khoản đầu tư có
phương sai bằng 0 thì chỉ có một khả năng lợi nhuận, một lợi nhuận chắc chắn, và
không có rủi ro. Bất kỳ một giá trị phương sai nào khác (phương sai luôn là số
dương) cũng đều hàm ý một mức độ rủi ro nhất định; phương sai càng lớn thì rủi ro
cũng càng lớn.
Độ lệch chuẩn (δ) cũng là một thước đo hay được sử dụng, đơn giản là căn
bậc hai của phương sai. Nó không chứa đựng nhiều thông tin hơn phương sai,
nhưng nó cho phép xác định những ước tính xác suất về những sự kiện trong tương
lai. Cần phải tính độ lệch chuẩn để tính toán được hệ số biến đổi.
18

Hệ số biến đổi (C) hay còn gọi là hệ số độ lệch chuẩn (δ ratio) là hệ so sánh
độ lệch chuẩn để so sánh khi hai cổ phiếu có lợi nhuận kỳ vọng bằng nhau. Trong
thực tế ít có trường hợp như vậy nên sử dụng hệ số biến đổi đem lại cái nhìn chính
xác hơn.
Cần lưu ý rằng cho dù rủi ro của các cổ phiếu riêng lẻ có lớn đến đâu đi nữa,
song nếu kết hợp các cổ phiếu lại với nhau trong một danh mục đầu tư theo một
cách nào đó, thì rủi ro tổng thể của danh mục giảm đi những lợi nhuận kỳ vọng thì
không nhất thiết giảm. Để tìm hiểu vấn đề này chúng ta cần xem xét cách lượng
hóa rủi ro với một danh mục cổ phiếu.
Rủi ro đối với một danh mục cổ phiếu
Hệ số tích sai (Covariance) được tính bằng cách cộng tất cả tích của hai độ
lệch chuẩn của hai cổ phiếu trong từng tình trạng khác nhau của nền kinh tế và chia
trung bình. Trong đó độ lệch chuẩn bằng căn bậc hai của phương sai, và phương sai
từng cổ phiếu là trung bình của tổng bình phương các độ lệch. Nếu hệ số tích sai
dương, điều đó có nghĩa là hai cổ phiếu có mối quan hệ cùng chiều và trong cùng
một tình trạng kinh tế, lợi nhuận của hai cổ phiếu đều cùng cao hơn hoặc thấp hơn
lợi nhuận kỳ vọng. Còn nếu hệ số tích sai âm, lợi nhuận của hai cổ phiếu có mối
quan hệ ngược chiều và trong cùng một tình trạng kinh tế nếu lợi nhuận của cổ
phiếu này trên mức lợi nhuận kỳ vọng thì lợi nhuận của cổ phiếu kia sẽ thấp hơn lợi
nhuận kỳ vọng. Tuy nhiên, hệ số tích sai chưa chỉ ra được mức độ liên hệ theo một
chuẩn mực dễ hình dung nên chúng ta tính thêm hệ số tương thích.
Hệ số tương thích (Correlation) được tính bằng cách chia hệ số tích sai cho
tích hai độ lêch chuẩn của hai cổ phiếu; và lúc đó, thước đo được giới hạn từ -1 đến
+1. Hệ số tường thích dương thể hiện lợi nhuận hai cổ phiếu có quan hệ cùng chiều
nhau, và hệ số tương thích dương càng lớn thì hai cổ phiếu đó càng có dao động
giống nhau, bằng +1 tức là hai cổ phiếu hoàn toàn có dao động giống nhau. Hệ số
tương thích âm chỉ sự dao động ngược chiều và càng lớn thì dao động ngược chiều
đó càng nhiều.
19
Lợi nhuận kỳ vọng của danh mục đầu tư là trung bình trọng số của lợi nhuận

kỳ vọng của các cổ phiếu riêng lẻ nằm trong danh mục
Phương sai của danh mục đầu tư hai cổ phiếu bao gồm phương sai của từng
cổ phiếu và hệ số tích sai giữa hai cổ phiếu. Nếu hệ số tích sai dương, phương sai
của toàn danh mục sẽ tăng lên; ngược lại, nếu hệ số tích sai âm, phương sai của
toàn danh mục sẽ giảm
Độ lêch chuẩn của danh mục đầu tư được tính bằng cách lấy căn bậc hai của
phương sai danh mục đầu tư.
Hệ số beta (β)
Rủi ro đầu tư chứng khoán đó là sự bất ổn, sự biến thiên có khả năng của lợi
nhuận thực tế so với lợi nhuận kỳ vọng. Thông thường để đo lường rủi ro người ta
dùng phân phối xác suất với các tham số đo lường phổ biến là phương sai, độ lệch
chuẩn và hệ số biến thiên. Tuy nhiên, bài viết này đề cập đến một chỉ tiêu đánh giá
rủi ro đầu tư chứng khoán được sử dụng phổ biến, đó là hệ số beta (β)
Hệ số beta được định nghĩa như là hệ số đo lường mức độ biến động lợi
nhuận cổ phiếu cá biệt so với mức độ biến động lợi nhuận danh mục cổ phiếu thị
trường.
Ý nghĩa của hệ số β
β được định nghĩa là hệ số đo lường sự biến động của lợi. Cho nên, β được xem
như hệ số đo lường rủi ro đầu tư chứng khoán. Do đó, lợi nhuận kỳ vọng của một
loại chứng khoán có hệ dương với số β của nó.
Mặt khác, hệ số β cũng có thể hiện so với rủi ro thị trường.
Lợi nhuận của chứng khoán có quan hệ cùng chiều với rủ ro đầu tư chứng
khoán, lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn, nghĩa là nhà đầu tư kỳ vọng chứng
khoán có lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng cao và ngược lại.
Ngoài ra người ta cũng có sử dụng hệ số P/E như một chỉ số phổ biến đo
lường rủi ro cổ phiếu.
Hệ số P/E
20
P/E là tỷ số giữa giá cổ phiếu (Price) và thu nhập trên một cổ phiếu (EPS –
Earning per Share) trong một niên độ kế toán. Con số này có thể hiểu rằng để có

thể nhận được một đồng từ cổ tức trong tương lai, người ta sẽ phải bỏ P/E đồng
hiện tại. Nói một cách đơn giản, nếu công ty đã đi vào hoạt động ổn định, lợi nhuận
các năm là như nhau (thực tế là có thay đổi, nhưng bình quân ổn định, lợi nhuận
các năm là như (thực tế là có thay đổi, nhưng bình quân các năm dao động quanh
một con số nào đó) thì lật ngược tỷ số này lại có thể thấy được suất sinh lợi nhuận
bình quân hàng năm là bao nhiêu. Ví dụ, nếu P/E luôn ổn định bằng 15 – 20 thì suất
sinh lợi bình quân của nhà đầu tư nhận được hàng năm sẽ vào khoảng 5% - 7%.
Nếu lợi nhuận của công ty có sự tăng trưởng đều đặn (giả sử bằng tốc độ tăng
trưởng kinh tế) thì suất sinh lợi sẽ cao hơn số nếu trên.
Với suất sinh lợi của việc đầu tư vào cổ phiếu đạt từ 5 – 7% ở các doanh
nghiệp ổn định và 10 – 15% ở các doanh nghiệp đang phát triển là mức phải chăng.
Đây chính là lý do được đưa ra để cho rằng tỷ số P/E cũng chỉ dưới 30. Khi mà chỉ
số P/E càng vượt xa những con số nêu trên thì sức nóng của thị trường gia tăng.
1.4. Rủi ro trên thị trường chứng khoán Trung Quốc và kinh nghiệm đối
với Việt Nam
Cho tối cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19, thị trường chứng khoán đã có mặt ở
hầu hết các nước có nền sản xuất hàng hóa và lưu thông tiền tệ phát triển như tại
Anh năm 1802 tại Mỹ năm 1792, tại Nhật năm 1878
Đến nay, đã có khoảng trên 160 sở giao dịch chứng khoán phân tán trên khắp
các châu lục, bao gồm cả các nước phát triển trong khu vực Châu Á như Hồng
Kông, Indonesia, Hàn Quốc, Thái Lan và ở cả những nước trong hệ thống xã hội
chủ nghĩa trước kia như Ba Lan, Séc, Nga, Trung Quốc.
So với thế giới, thị trường chứng khoán Việt Nam còn quá non trẻ, với tuổi
đời bẩy năm, và chỉ thực sự đi vào hoạt động như một thị trường chứng khoán thực
thụ vào cuối năm 2005. Vì vậy kinh nghiệm của thị trường chứng khoán thế giới
luôn là những bài học đắt giá để Việt Nam định hình cho mình hướng đi đúng đắn,
21
bền vững, nhất là trong việc phòng ngừa những rủi ro. Ở đây, chúng ta chỉ đề cập
đến kinh nghiệm rủi ro từ nước láng giềng Trung Quốc – nước có vị trí địa lý gần
với Việt Nam, cũng là nước có nền kinh tế đang phát triển và thị trường chứng

khoán cũng có tuổi đời chưa lâu dài, có nhiều nét tương đồng với thị trường chứng
khoán Việt Nam.
Thị trường chứng khoán Trung Quốc đi vào hoạt động theo hình thức chuyên
nghiệp, trên quy mô lớn, kể từ năm 1990, khi Trung Quốc thành lập các sở giao
dịch chứng khoán ở Thượng Hải và Thâm Quyến.
Khi Trung Quốc thực hiện quốc tế hóa thị trường chứng khoán, kể từ tháng 2
– 1992 đến nay, với việc phát hành cổ phiếu (cổ phiếu ngoại tệ), nhiều người gọi
đây là “thời kỳ vàng” của chứng khoán Trung Quốc. Đến thời điểm này, đã có 118
công ty (86 ở Thượng Hải và 32 ở Thâm Quyến) phát hành cổ phiếu loại này với trị
giá 2 tỷ USD.
Tính đến ngày 22 – 1 – 2007, số người đầu tư cổ phiếu và mở tài khoản trên
thị trường cổ phiếu Trung Quốc lên đến 80 triệu, Bình quân 100 người có 5.9 người
lên sàn. Đến cuối tháng 1 – 2007, tổng số vốn trên thị trường này vượt qua con số
7010, tổng số vốn trên thị trường này vượt qua con số 7010 tỉ nhân dân tệ.
Tuy nhiên nguy cơ lớn nhất hiện nay Trung Quốc phải đối đầu là nguy cơ
“bong bóng”
Ông Thành Tư Nguy – chuyên gia kinh tế, phó chủ tịch quốc hội Trung
Quốc – cho rằng thị trường cổ phiếu nước này đang trong giai đoạn “bong bóng”;
bong bóng phình to sẽ nổ và làm chấn động thị trường này. Chỉ số shanghai
Composite Index ở Thượng Hải đã tăng đến 130% trong năm ngoái và tăng đến
10% chỉ trong tháng giêng vừa rồi. Hàng triệu nhà đầu tư nhỏ đang rót tiền vào thị
trường cổ phiếu với hy vọng kiếm được lời nhanh chóng mà không lường hết được
rủi ro trong đầu tư của mình. Một quan chức Quốc Hội Trung Quốc cho rằng
“trong một thị trường đang nóng như vậy, mọi người thường sẽ đầu tư mà ít thanh
22
toán. Mọi người đều nghĩ rằng mình sẽ thắng rất nhiều người cuối cùng sẽ thua mà
chẳng biết”.
Tháng 12 năm ngoái, Trung Quốc phát hiện rất nhiều công ty chưa niêm yết
những đã bán cổ phiếu ra ngoài mà không hề xin phép. Rất nhiều công ty đang moi
tiền từ các nhà đầu tư với lời đường mật là sẽ đem lại lợi nhuận cao. Ngoài ra, các

hoạt động môi giới phi pháp cũng xuất hiện khá phổ biến.
Trước tình trạng trên, Chính Phủ Trung Quốc đã có nhiều biện pháp ngăn
ngừa rủi ro. Ngày 16 – 3 – 2007, Quốc Hội đã đưa ra 4 giải pháp xây dựng một thị
trường vốn lành mạnh như sau:
- Nâng cao chất lượng các công ty phát hành cổ phiếu trên thị trường chứng
khoán
- Xây dựng một hệ thống thị trường chứng khoán công khai minh bạch
- Tăng cường quản lý thị trường vốn, đặc biệt là hoàn thiện pháp chế cho thị
trường này
- Chú trọng công bố thông tin kịp thời về thị trường chứng khoán để các nhà
đầu tư tăng cường ý thức đề phòng rủi ro.
Song song với những giải pháp trên, Chính Phủ Trung Quốc cũng vừa thông
báo thành lập đặc nhiệm nhằm kiểm soát và ngăn chặn các hoạt động bất hợp pháp
trên thị trường chứng khoán, trong đó có sự tham gia của Phó chủ tịch ủy ban
Chứng Khoán, phó thống đống Ngân Hàng Trung Ương và phó chánh án tòa án tối
cao.
Sàn chứng khoán tại Thượng Hải và Thâm Quyến cũng vừa đưa ra một số
quy định quản lý mới nhằm ngăn chặn rủi ro trong hoạt động chứng khoán. Quy
định mới chính thức có hiệu lực từ tháng 5 – 2007, đặt ra nhiều giới hạn đối với các
loại hình, cách thức và khối lượng cổ phiếu mà các nhà đầu tư được phép giao dịch
nhằm ngăn chặn họ tham gia các hình thức kinh doanh rủi rỏ vượt quá khả năng
của mình.
23
Chương II
THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG ĐẦU TƯ CHỨNG
KHOÁN TẠI VIỆT NAM
24
2.1. Vài nét về sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam
Một trong những bước ở Việt Nam là việc thành lập Ban Nghiên xây dựng
và phát triển thị trường vốn thuộc Ngân hàng Nhà nước (Quyết định số 207/QĐ –

TCCB ngày 6/11/1993 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước) với nhiệm vụ nghiên
cứu, xây dựng đề án và chuẩn bị các điều kiện thành lập TTCK theo bước đi thích
hợp.
Ngày 28 tháng 11 năm 1996 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 75 – CP về
chứng khoán và thị trường chứng khoán, trong đó quy định thành lập Ủy ban chứng
khoán Nhà nước nhằm chủ động thúc đẩy việc chuẩn bị các điều kiện cần thiết để
hình thành thị trường chứng khoán Việt Nam và đảm bảo sự hoạt động lành mạnh
của nó ngay từ khi mới thành lập.
Trung tâm Giao dịch Chứng khoan TP. Hồ Chí Minh (TTGDCK TP.HCM)
được thành lập theo Quyết định số 127/1998/QĐ – TTg ngày 11/07/1998 và chính
thức đi vào hoạt động thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/7/2000 đã
đánh đấu một sự kiện quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước.
Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội (TTGDCK HN) được thành lập
theo Quyết định 127/1998/QĐ – TTg Ngày 11 tháng 07 năm 1998, trực thuộc Ủy
ban chứng khoán Nhà nước. Ngày 8.3.2005 TTGDCK Hà Nội chính thức khai
trương hoạt động, đánh dấu một bước phát triển mới của thị trường chứng khoán
Việt Nam.
Ngày 14 tháng 7 năm 2005, sàn giao dịch chứng khoán thứ cấp dành cho các
loại chứng khoán chưa được niêm yết chính thức (là sàn giao dịch OTC) đi vào
hoạt động là một bước tiến quan trọng đối với thị trường chứng khoán Việt Nam.
Năm 2006, với sự kiện Việt Nam ra nhập WTO, làm vốn đầu tư gián tiếp vào
Việt Nam tăng mạnh, hiệu quả trong việc cải cách thị trường và sự minh bạch được
cải thiện cùng với tốc độ kinh tế tăng trường cao, đã có nhiều tác động đến thị
25

×