Tải bản đầy đủ (.doc) (107 trang)

báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty cổ phần hải sản S.G FRISO - sản phẩm cá hồi khè cắt slice

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 107 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Công ty cổ phần hải sản S.G Fisco
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ SẢN XUẤT 5
1.1. Lịch sử thành lập và phát triển của đơn vị sản xuất 5
1.1.1. Thông tin chung 5
1.1.2. Quy mô nhà máy 5
1.1.3. Doanh thu 6
1.1.4. Thị trường 6
1.1.5. Lịch sử thành lập và phát triển 6
1.1.6. Thành tích của S.G Fisco 7
1.2. Địa điểm xây dựng, mặt bằng nhà máy 7
1.2.1. Mặt bằng tổng thể (mặt bằng tầng trệt) 9
1.2.1.1. Ưu điểm 9
1.2.1.2. Nhược điểm 10
1.2.2. Sơ đồ bố trí thiết bị 10
1.2.3. Mặt bằng phân xưởng 12
1.2.3.1. Ưu điểm 13
1.2.3.2. Nhược điểm 13
1.3. Sơ đồ tổ chức, bố trí nhân sự 14
1.3.1. Tổng giám đốc 15
1.3.2. Phó tổng giám đốc 15
1.3.2.1. Phó tổng giám đốc nội chính 15
1.3.2.2. Phó tổng giám đốc sản xuất 16
1.3.2.3. Phó tổng giám đốc kinh doanh 16
1.3.3. Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban 17
1.3.3.1. Phòng cơ điện 17
1.3.3.2. Phòng tổ chức nhân sự 17
1.3.3.3. Phòng kỹ thuật HACCP 18
1.3.3.4. Phòng quản lý chất lượng 18
1.3.3.5. Phòng nghiệp vụ kinh doanh 18


GVHD: Th.s Huỳnh Quang Phước Trang 1
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Công ty cổ phần hải sản S.G Fisco
1.3.3.6. Phòng kế toán tài chính 19
1.3.3.7. Phòng quản lý sản xuất 19
1.3.4. Sơ đồ mối liên hệ giữa các phòng ban 27
1.4. Các loại sản phẩm của đơn vị sản xuất 29
1.4.1. Phục vụ cho thị trường nội địa 29
1.4.2. Phục vụ cho thị trường xuất khẩu 34
1.5. An toàn lao động, PCCC và vệ sinh công nghiệp 35
1.5.1. An toàn lao động 35
1.5.1.1. Bộ phận tiếp nhận nguyên liệu 37
1.5.1.2. Bộ phận phân cỡ, xếp khuôn 37
1.5.1.3. Bộ phận tổ cấp đông và kho hàng 37
1.5.1.4. Bộ phận tổ máy 38
1.5.1.5. An toàn đối với kho lạnh 38
1.5.1.6. An toàn trong phòng máy 38
1.5.1.7. An toàn trong sản xuất 39
1.5.1.8. An toàn nước đá 39
1.5.2. Phòng cháy, chữa cháy 40
1.5.2.1. Phòng cháy 40
1.5.2.2. Chữa cháy 43
1.5.3. Vệ sinh công nghiệp 49
1.5.3.1. Vệ sinh phân xưởng 49
1.5.3.2. Vệ sinh dụng cụ sản xuất 50
1.5.3.3. Vệ sinh công nhân 52
1.5.3.4. Vệ sinh, kiểm tra sản phẩm 54
1.6. Xử lý chất thải 54
CHƯƠNG 2: NGUYÊN LIỆU 60
2.1. Nguồn cung cấp 60
2.2. Vai trò 60

2.3. Kiểm tra và xử lý nguyên liệu 60
2.4. Tồn trữ và bảo quản nguyên liệu 62
2.5. Nguyên liệu nước đá vẩy 62
GVHD: Th.s Huỳnh Quang Phước Trang 2
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Công ty cổ phần hải sản S.G Fisco
CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CÁ HỒI KHÈ CẮT SLICE 63
3.1. Quy trình công nghệ 63
3.2. Thuyết minh quy trình – thiết bị 65
3.2.1. Rã đông 65
3.2.2. Rửa 1 66
3.2.3. Đánh vẩy – cắt vây – nhổ xương 66
3.2.4. Kiểm xương 67
3.2.5. Rửa 2 68
3.2.6. Ngâm nước muối 69
3.2.7. Lau khô 69
3.2.8. Cấp đông 1 70
3.2.9. Khè 74
3.2.10. Cấp đông 2 74
3.2.11. Cắt slice – kiểm – xếp khay 78
3.2.12. Cân – vô PA – hút chân không 80
3.2.13. Cấp đông 3 84
3.2.14. Rà kim loại 85
3.2.15. Đóng thùng – bảo quản 87
CHƯƠNG 4: SẢN PHẨM 91
4.1. Sản phẩm chính: Lườn cá hồi khè cắt slice 91
4.1.1. Kích cỡ 8g (40 miếng) 91
4.1.2. Kích cỡ 8g (20 miếng) 92
4.2. Sản phẩm phụ: Vụn khè (Tataki) 93
4.3. Phương pháp kiểm tra sản phẩm 96
4.3.1. Phương pháp kiểm tra cảm quan sản phẩm 96

4.3.2. Phương pháp kiểm tra vi sinh sản phẩm 99
4.4. Tồn trữ và bảo quản 100
4.5. Xử lý phế liệu 101
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 102
PHỤ LỤC 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO 104
GVHD: Th.s Huỳnh Quang Phước Trang 3
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Công ty cổ phần hải sản S.G Fisco
LỜI MỞ ĐẦU
Lĩnh vực chế biến thủy sản là lĩnh vực truyền thống từ hàng ngàn năm trước ở Việt
Nam. Trước những năm 1960, chủ yếu là chế biến thủ công với số ít chủng loại thực
phẩm như: phơi khô, ướp muối, nướng, lên men (làm mắm, nước mắm),…
Từ sau năm 1980, ngành công nghiệp chế biến đã có bước phát triển vượt bậc. Đến
năm 2000, cả nước có 184 cơ sở chế biến thủy sản đông lạnh, đóng hộp xuất khẩu và
hàng nghìn cơ sở chế biến truyền thống. Đặc biệt là từ năm 1995 đến nay, các cơ sở
chế biến thủy sản đã liên tục đổi mới công nghệ, nâng cao điều kiện sản xuất, áp dụng
chương trình quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiện nay, đã có những
doanh nghiệp thủy sản của Việt Nam được cấp chứng chỉ xuất khẩu thủy sản vào thị
trường EU và những thị trường “khó tính” như Nhật Bản. Trong số các doanh nghiệp
đó có Công ty cổ phẩn hải sản S.G Fisco, chuyên sản xuất các mặt hàng như: tôm,
bạch tuột, mực, cá,… Ngoài ra, thương hiệu S.G Fisco còn được người tiêu dùng biết
đến qua các sản phẩm đặc trưng như: lẩu mắm, lẩu thái, lẩu riêu cua, hải sản ngũ sắc,

Sản phẩm thủy sản chế biến rất phong phú, bao gồm các sản phẩm truyền thống
(ướp muối, ướp đá, lên men, phơi khô,…), các sản phẩm đông lạnh, đồ hộp, sản phẩm
giá trị gia tăng, sản phẩm ăn liền. Trong đó, lĩnh vực thủy sản đông lạnh là một lĩnh
vực có thế mạnh, đã góp phần thu ngoại tệ cho ngành kinh tế của nước ta.
Chính sự phong phú, tầm quan trọng của ngành thủy sản đã thúc đẩy chúng em tìm
tòi, học hỏi nhằm nâng cao vốn kiến thức trong suốt thời gian đã được học tập bộ môn
Sản xuất nguyên liệu thực phẩm (phần Thủy sản) và bộ môn Công nghệ chế biến thủy

sản. Dựa trên những cơ sở đã học và thời gian thực tập tại Công ty S.G Fisco, chúng
em quyết định chọn đề tài: “Sản phẩm: Cá hồi khè cắt slice”. Thông qua việc tìm hiểu
đề tài này chính là điều kiện thuận lợi giúp cho chúng em tiếp cận thực tiễn công nghệ
sản xuất, thu thập được những kiến thức mới, gắn liền với thực tế, để sau này có thể
làm việc tốt hơn.
GVHD: Th.s Huỳnh Quang Phước Trang 4
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Công ty cổ phần hải sản S.G Fisco
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ SẢN XUẤT
1.1. Lịch sử thành lập và phát triển của đơn vị sản xuất
1.1.1 Thông tin chung
 Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN HẢI SẢN S.G (S.G FISHERIES JOINT
STOCK COMPANY)
 Tên giao dịch: S.G FISCO
 Trụ sở chính: Lô C24-24b/II, Đường 2F, KCN Vĩnh Lộc, Huyện Bình Chánh,
TPHCM.
 Mã số thuế: 0302994301
 Ngày thành lập: 18/07/2003
 Hội đồng quản trị: 8 thành viên
 Vốn hoạt động: 5.000.000 USD
 Loại hình công ty: Cổ phần
 Website: www.sgfisco.com.vn
 Logo công ty:
Hình 1.1: Logo công ty S.G Fisco
1.1.2. Quy mô nhà máy
 Số lượng công nhân: 900 công nhân
 Tổng diện tích xưởng sản xuất: 5000m
2
 Công suất cấp đông: 20 tấn/ ngày
 Công suất kho lạnh: 800 tấn
 Sản phẩm xuất khẩu: 3500 tấn/ năm

 Sản phẩm nội địa: 1200 tấn/ năm
GVHD: Th.s Huỳnh Quang Phước Trang 5
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Công ty cổ phần hải sản S.G Fisco
1.1.3. Doanh thu
 Năm 2004: 3.500.000 USD
 Năm 2005: 5.000.000 USD
 Năm 2006: 6.500.000 USD
 Năm 2007: 7.500.000 USD
 Năm 2008: 12.000.000 USD
1.1.4. Thị trường
 Xuất khẩu:
 Nhật: 70%
 Châu Âu: 20%
 Thị trường khác: 10%
 Trong nước:
 Hệ thống siêu thị Saigon Coop
 Hệ thống siêu thị Metro
 Hệ thống siêu thị Big-C
 Hệ thống siêu thị Lotte
 Hệ thống siêu thị Maxi Mark
 Và các hệ thống siêu thị và đại lý khác
1.1.5. Lịch sử thành lập và phát triển
 Ngày 18/7/2003, cái tên S.G Fisco đã được thành lập, lĩnh vực hoạt động chính là
sản xuất và kinh doanh các mặt hàng thủy hải sản và thực phẩm chế biến.
 Nhà máy sản xuất nằm trong khu công nghiệp Vĩnh Lộc, Tp.HCM với công suất
sản xuất là 20 tấn thành phẩm / ngày.
 Trong xuất nhập khẩu, S.G Fisco đã chọn hướng đi với loại sản phẩm có giá trị
gia tăng, tức là dựa vào ưu thế của lao động Việt Nam, tuy không mang lại lợi nhuận
cao, nhưng bù lại có sự ổn định, vì vậy mà thị trường chính của S.G Fisco là Nhật
Bản.

 Trong tương lai, 80% sản phẩm của S.G Fisco sẽ có mặt tại các thị trường lớn
như: Nhật, Mỹ, khối EU và các nước châu Á. Hai sản phẩm mới của S.G Fisco là lẩu
hải sản và cơm chiên hải sản sẽ có mặt tại 2 thị trường lớn là Ba Lan và Mỹ vào tháng
9 tới.
GVHD: Th.s Huỳnh Quang Phước Trang 6
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Công ty cổ phần hải sản S.G Fisco
 Mục tiêu của S.G Fisco là phấn đấu trở thành một trong 3 nhà sản xuất và cung
ứng thực phẩm chế biến có quy mô lớn cho thị trường nội địa.
 Ngay từ khi mới ra đời, S.G Fisco đã đầu tư dây chuyền thiết bị hiện đại và liên
tục nâng cao kiến thức về an toàn thực phẩm cho cán bộ công nhân viên, áp dụng
ngay các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO, HACCP. Không
ngừng lại ở đó, đơn vị còn từng bước xây dựng và áp dụng 2 tiêu chuẩn chất lượng
quốc tế mới đó là BRC và IFS vào việc sản xuất và bảo quản sản phẩm.
1.1.6. Thành tích của S.G Fisco
 Đạt chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Quốc tế ISO
9001:2000 và HACCP (năm 2001).
 Đạt Code xuất hàng vào thị trường EU: DL 366.
 Các giải thưởng về sản phẩm đã đạt được:
 Huy chương vàng sản phẩm đạt tiêu chuẩn An toàn vệ sinh thực phẩm.
 Huy chương vàng sản phẩm tại các hội chợ chuyên ngành Vietfish 2005, 2006.
 Huy chương vàng sản phẩm tại hội chợ Vietfood 2004, 2005, 2006.
1.2. Địa điểm xây dựng, mặt bằng nhà máy
 Công ty cổ phần hải sản S.G Fisco được xây dựng tại: Lô C24-24b/II, Đường 2F,
KCN Vĩnh Lộc, Huyện Bình Chánh, TPHCM.
 Nằm trong Khu công nghiệp Vĩnh Lộc (huyện Bình Chánh, TPHCM) S.G Fisco có
tổng diện tích 10.000m² với hai xưởng sản xuất chế biến rộng 5.000m².
Vị trí địa lý:
 Phía Bắc giáp rạch thoát nước khu vực.
 Phía Nam giáp đường số 2, dẫn ra đường Nguyễn Thị Tú (Hương lộ 13 cũ).
 Phía Đông giáp khu dân cư.

 Phía Tây giáp khu công nghiệp Vĩnh Lộc mở rộng và khu dân cư hiện hữu.
 Quy hoạch giao thông:
 Giao thông đối ngoại:
- Đường số 2: đi qua giữa khu công nghiệp, chiều dài 1.210m, nối khu công nghiệp
với Quốc lộ 1A và Hương lộ 13 (đường Nguyễn Thị Tú). Lộ giới 45m, mặt đường
15m.
GVHD: Th.s Huỳnh Quang Phước Trang 7
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Công ty cổ phần hải sản S.G Fisco
- Đường Nguyễn Thị Tú: chiều dài qua khu công nghiệp 800m dọc theo ranh giới
phía Nam, nối khu công nghiệp với Quốc lộ 1A và Hương lộ 80 (trục đường Vĩnh
Lộc). Lộ giới 40m, mặt đường 11m x 2.
 Giao thông nội bộ:
- Đường chính: lộ giới 13,75m – 30m, mặt đường 7,5m – 15m, hè đường
6,25m – 7,5m.
- Đường phụ: lộ giới 11m – 12,5m, mặt đường 5m – 6m, hè đường 3m – 3,25m.
 Vị trí địa điểm xây dựng nằm trong mặt bằng tổng thể của nhà máy nên có các lợi
thế như:
 Cách xa trung tâm thành phố, biệt lập trên một ốc đảo xung quanh không có bệnh
viện, nghĩa trang, khu hỏa táng, nhà máy công nghiệp, bãi rác… Do đó tránh được
nguy cơ ô nhiễm từ nguồn nước và không khí.
 Hệ thống giao thông thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa, nguyên liệu.
 Toàn bộ cơ sở hạ tầng được xây dựng kiên cố, không ảnh hưởng đến quá trình bảo
quản và chế biến thực phẩm.
 Hệ thống đường nội bộ rộng sâu, được tráng nhựa thuận tiện cho việc đi lại và vận
chuyển, có tường bao ngăn cách khu vực chế biến và bên ngoài, dễ làm vệ sinh và khử
trùng.
GVHD: Th.s Huỳnh Quang Phước Trang 8
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Công ty cổ phần hải sản S.G Fisco
1.2.1. Mặt bằng tổng thể (mặt bằng tầng trệt)
1.2.1.1. Ưu điểm

 Tận dụng tối đa diện tích các phân xưởng sản xuất, cũng như các phòng ban và
khu vực sinh hoạt chung của công ty.
 Nhà máy được đặt trong khu công nghiệp chung (khu công nghiệp Vĩnh Lộc),
tạo sự liên thông chặt chẽ và thuận lợi giữa các nhà máy (Ví dụ: nhà máy chế biến với
nhà máy sản xuất bao bì, bao gói thực phẩm; với xí nghiệp may trang phục bảo hộ lao
động,…) khi có nhu cầu cung ứng, đồng thời tránh gây ảnh hưởng đến đời sống và
sinh hoạt của người dân trong suốt quá trình sản xuất. Vì nhà máy được bố trí xa khu
vực dân cư nên thuận lợi cho việc lưu thông, vận chuyển nguyên liệu, hàng hóa; thuận
lợi về nguồn nhân công do sự phân bố nơi ăn ở của công nhân (thường tập trung rất
đông ở các khu công nghiệp).
 Nhà ăn và văn phòng của công ty được đặt cách biệt với khu vực sản xuất nên
đảm bảo được vệ sinh, tránh bị ảnh hưởng đến quá trình nghỉ ngơi, sinh hoạt và làm
việc.
GVHD: Th.s Huỳnh Quang Phước Trang 9
Hình 1.2: Sơ đồ mặt bằng phân xưởng sản xuất
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Công ty cổ phần hải sản S.G Fisco
 Hệ thống sử lý nước thải đặt riêng biệt với khu vực sản xuất và các khu vực
công cộng khác nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh cho toàn nhà máy.
 Sân bãi rộng rãi, thoáng mát, tạo thuận lợi cho quá trình chuyên chở, vận
chuyển hàng hóa từ nhà máy đến nơi cần phân phối, cũng như nguyên vật liệu từ nơi
thu mua về nhà máy.
1.2.1.2. Nhược điểm
 Khu vực nghỉ ngơi của công nhân còn hạn chế và hạn hẹp.
1.2.2. Sơ đồ bố trí thiết bị
Hình 1.3: Sơ đồ bố trí thiết bị phòng chế biến 3
GVHD: Th.s Huỳnh Quang Phước Trang 10
Băng chuyền IQF
Máy dò kim loại – đóng gói
Tủ
đông

Tủ
đông
Tủ
đông
Thiết bị khè
Máy đóng
gói chân
không
Máy đóng
gói chân
không
Cân sp
chính
Cân sp
phụ
Máy tạo
đá vảy
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Công ty cổ phần hải sản S.G Fisco
 Dây chuyền sản xuất của S.G Fisco được bố trí theo nguyên tắc trực tuyến (thẳng
hàng), chiều đi liên tục và hướng về phía trước, nhờ đó tạo điều kiện thuận lợi cho quá
trình gia công chế biến là không tập trung lại một chỗ hay phải quay về chỗ cũ gây
mất trật tự, tắt nghẽn lưu thông và nguyên liệu sẽ theo quá trình gia công chế biến đi
thẳng về trước, từ đó rút ngắn được quãng đường vả thời gian vận chuyển.
 Ví dụ: Tiếp nhận nguyên liệu
Sơ chế
Chế biến
Xếp khuôn
Cấp đông
Đóng thùng
Kho lạnh

Xuất hàng
 Sơ đồ bố trí dây chuyền sản xuất của S.G Fisco là sơ đồ dàn ngang (1 tầng – 1
trệt) nên thuận lợi cho việc thay đổi mặt hàng từ những nguyên liệu khác nhau, xây
dựng đơn giản, dễ dàng đảm bảo vệ sinh, tiết kiệm vật liệu xây dựng, nâng cao năng
suất sản xuất, sử dụng từng bước năng suất của phân xưởng và mở rộng phân xưởng
dễ dàng.
 Kho đá vảy nằm ngay trong phân xưởng sản xuất nên rất thuận lợi cho việc sản
xuất.
GVHD: Th.s Huỳnh Quang Phước Trang 11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Công ty cổ phần hải sản S.G Fisco
1.2.3. Mặt bằng phân xưởng
Hình 1.4: Sơ đồ bố trí mặt bằng phân xưởng 3
 Chú thích: Mũi tên là biểu thị đường đi của nguyên liệu và bán thành phẩm.
 Thuyết minh đường đi của nguyên liệu và bán thánh phẩm (ca chiều): Cá
nguyên liệu từ trong kho theo hành lang cấp nguyên liệu đông được đưa đến phòng rả
đông. Tại đây, cá được rả đông để chuẩn bị cho quá trình chế biến tiếp theo. Sau đó cá
được đưa vào khu vực chế biến: rửa, đánh vảy, cắt vây, kiểm xương, ngâm nước
muối, Sau đó, cá được đưa vào tủ đông nhằm mục đích bảo quản trong khi chờ đem
đi khè. Khi nhiệt độ cá đạt yêu cầu, cá được đem đến phòng khè. Bán thành phẩm sau
GVHD: Th.s Huỳnh Quang Phước Trang 12
Hành lang cấp nguyên liệu đông
IQF
Phòng đóng gói


PHÒNG CHẾ BIẾN 3
Kho dụng cụ hoặc
phòng khè (ca
chiều)
Phòng rả

đông
Ngâm ủng và rửa
tay
Kho trữ đôngPhòng đá vảy
Phòng cấp
đông
Kho lạnh
Tủ đông
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Công ty cổ phần hải sản S.G Fisco
khè được vận chuyển đến khu vực cấp đông, cấp đông bằng băng chuyền IQF. Từ đầu
ra của băng chuyền IQF, bán thành phẩm được đưa vào kho lạnh bảo quản trong khi
chờ ca sau chế biến tiếp.
1.2.3.1. Ưu điểm
 Mặt bằng phân xưởng được đặt đúng vị trí trung tâm của nhà máy và được bố trí
liên thông với các khu vực khác: nhà kho, phòng điều hành sản xuất… tạo điều kiện
tối ưu cho quá trình sản xuất tại nhà máy.
 Các phân xưởng sản xuất được bố trí theo sơ đồ dàn ngang giúp cho việc xây
dựng đơn giản, dễ dàng đảm bảo vệ sinh, thuận lợi cho việc mở rộng phân xưởng.
 Có sự liên thông chặt chẽ giữa các phòng ban nhờ sự sắp xếp, bố trí hợp lý từng
khu vực cụ thể giữa các phòng, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất (tiết
kiệm quãng đường và thời gian vận chuyển nguyên liệu, tiết kiệm chiều dài các đường
ống dẫn môi chất,…). Ví dụ: phòng lò hơi gần phòng luộc, kho bao bì gần phòng đóng
gói,…
1.2.3.2. Nhược điểm
 Cửa thoát hiểm trong phân xưởng được bố trí hơi ít so với số lượng công nhân
viên làm việc tại xưởng.
 Lối ra vào giữa các khu sản xuất hơi nhỏ, gây khó khăn cho việc vận chuyển,
lưu thông qua lại, đặc biệt là khi phải sử dụng các phương tiện vận chuyển (xe đẩy,…)
để vận chuyển hàng hóa từ khu vực này sang khu vực khác, hay khi phải di chuyển
các thiết bị máy móc đến nơi cần sử dụng trong quá trình sản xuất.

GVHD: Th.s Huỳnh Quang Phước Trang 13
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Công ty cổ phần hải sản S.G Fisco
1.3. Sơ đồ tổ chức, bố trí nhân sự
Hình 1.5: Sơ đồ tổ chức công ty S.G Fisco
GVHD: Th.s Huỳnh Quang Phước Trang 14
Hội đồng quản trị
Tổng giám đốc
Phó tổng giám
đốc nội chính
Phòng cơ điện
Vận hành máy
Bảo trì–sữa chữa
P.Tổ chức nhân sự
Quản trị hành
chánh
Nhân sự
Phó tổng giám
đốc sản xuất
Xúc tiến tiếp
thị
Bán hàng
QLSX phân
xưởng 1
QLSX phân
xưởng 2
QLSX nội địa
Cấp đông
P.Đảm bảo
chất lượng
Kiểm soát

hệ thống
Kiểm
nghiệm
Nghiên
cứu và
phát triển
sản phẩm
Giám sát
hoạt động
kiểm soát
chất lượng
Thiết
lập,triển
khai,cải
tiến quy
trình chế
biến
Phó tổng giám
đốc kinh doanh
P.Kinh doanh xuất
nhập khẩu&CƯ
Bán hàng
Mua hàng
Nhiệm vụ XNK
Quản lý kho
Chăm sóc
khách hàng
P.Kế toán tài chính
Kế toán
Tài chính

Quản lý mạng
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Công ty cổ phần hải sản S.G Fisco
1.3.1. Tổng giám đốc
 Tổng giám đốc là người lãnh đạo cao nhất trong cơ cấu tổ chức tại công ty, điều
hành mọi hoạt động của công ty theo đúng điều lệ, chính sách, mục tiêu và tuân thủ
các quy định pháp luật, được quyền phân công hoặc ủy quyền cho phó tổng giám đốc,
quyết định bổ nhiệm, phân công các trưởng, phó phòng.
 Hoạch định các mục tiêu từng thời kỳ để thực hiện chính sách và đảm bảo sự phát
triển của công ty.
 Chủ trì cuộc họp, phê duyệt các thủ tục ban hành.
 Xây dựng và phát triển kế hoạch hành động, thực hiện các mục tiêu được hội
đồng quản trị duyệt.
 Xây dựng, củng cố phát triển thương hiệu.
 Báo cáo tình hình hoạt động, báo cáo quyết toán hàng tháng, quý, năm của công
ty cho hội đồng quản trị.
 Thực hiện các văn bản do hội đồng quản trị ban hành.
1.3.2. Phó tổng giám đốc
1.3.2.1. Phó tổng giám đốc nội chính
 Chấp hành các văn bản do hội đồng quản trị ban hành, thực hiện các công việc
do tổng giám đốc phân công trong phạm vi quyền hạn của mình.
 Chịu trách nhiệm trước ban giám đốc và hội đồng quản trị về các việc được
phân công. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về các công việc do mình thực hiện.
 Thiết lập các chính sách, quy định về quản lý lao động.
 Hoạch định cơ cấu lao động, trả lương, thưởng, xem xét thi đua, kế hoạch đào
tạo tuyển dụng.
 Xây dựng các định mức chi phí cho các mặt hàng sản xuất, theo dõi và quản lý
các chi phí cấu thành hàng tháng.
 Quản lý tài sản hữu hình, công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC), an toàn lao
động.
GVHD: Th.s Huỳnh Quang Phước Trang 15

Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Công ty cổ phần hải sản S.G Fisco
 Giám sát việc sửa chữa, kiểm tra chất lượng công trình xây dựng trong toàn
Công ty .
 Quản lý tình hình sử dụng toàn bộ định mức của chi phí điện nước, máy móc
thiết bị, phụ tùng thay thế có hiệu quả.
 Quản lý việc cập nhập thông tin, tài liệu, chính sách quản lý của nhà nước, pháp
lệnh có liên quan đến người lao động.
1.3.2.2. Phó tổng giám đốc sản xuất
 Chấp hành các văn bản do hội đồng quản trị ban hành, thực hiện các công việc
do tổng giám đốc phân công trong phạm vi quyền hạn của mình.
 Báo cáo tình hình hoạt động sản xuất theo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của
ban giám đốc và hội đồng quản trị.
 Xây dựng các định mức kinh tế, kỹ thuật và theo dõi, quản lý các chi phí theo sự
phân công của tổng giám đốc. Phân tích và đề ra các biện pháp thống kê chi phí.
 Hướng dẫn nghiệp vụ và triển khai kịp thời các chủ trương của tổng giám đốc
và các hoạt động sản xuất do các bộ phận liên quan trong toàn công ty theo sự phân
công của tổng giám đốc.
 Chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động từ đầu vào đến đầu ra và hiệu quả hoạt
động của sản xuất kinh doanh trong nước.
1.3.2.3. Phó tổng giám đốc kinh doanh
 Chấp hành các văn bản do hội đồng quản trị ban hành, thực hiện các công việc
do tổng giám đốc phân công trong phạm vi quyền hạn của mình.
 Chịu trách nhiệm trước ban giám đốc và hội đồng quản trị về các việc được
phân công. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về các công việc do mình thực hiện.
 Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh theo định kỳ và đề xuất theo yêu cầu
của ban giám đốc và hội đồng quản trị, bao gồm số liệu báo cáo các hoạt động kinh
doanh và phân tích số liệu.
GVHD: Th.s Huỳnh Quang Phước Trang 16
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Công ty cổ phần hải sản S.G Fisco
 Xây dựng các đinh mức chi phí cho các mặt hàng sản xuất, theo dõi và quản lý

các chi phí cấu thành giá thành hàng tháng. Phân tích và đề ra các biện pháp thống kê
chi phí.
 Quản lý nghiệp vụ tài chính, số liệu tài chính, tài sản nguồn vốn, hạch toán kế
toán.
 Chịu trách nhiệm đảm bảo sự chính xác, hiệu quả và hợp lệ trong công tác quản
lý tài chính.
 Lập các hướng dẫn, thủ tục, quy định về tài chính trong toàn bộ công ty phù hợp
với quy định của pháp luật.
 Tổ chức và xây dựng hệ thống, quản lý các số liệu, hệ thống luân chuyển chứng
từ, thống kê phân tích - hạch toán và quản lý chi phí của toàn công ty.
 Phân tích các báo cáo tài chính định kỳ để báo cáo ban giám đốc và hội đồng
quản trị.
 Hướng dẫn nghiệp vụ và triển khai kịp thời các chủ trương của tổng giám đốc
và các hoạt động của sản xuất kinh doanh xuất khẩu và gia công.
1.3.3. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban [9]
1.3.3.1. Phòng cơ điện
 Chức năng: Tổ chức và quản lý việc vận hành, sữa chữa, bảo trì toạn bộ hệ
thống máy móc thiết bị điện và cơ sở hạ tầng của công ty.
 Nhiệm vụ: Theo dõi vận hành và cập nhật các thong số, chế độ làm việc của
máy móc và thiết bị, hệ thống lạnh, hệ thống lò hơi, hệ thống cấp nước, hệ thống xử lý
nước thải. Quản lý và theo dõi vận hành hệ thống lưới điện toàn công ty. Chế tạo và
thay thế phụ tùng hoặc các chi tiết máy móc thiết bị đơn giản. Tổ chức huấn luyện,
thao duyệt công tác PCCC, xử lý các tình huống khẩn cấp về PCCC, theo dõi giám sát
công trình xây dựng, lắp đặt máy móc thiết bị toàn công ty.
1.3.3.2. Phòng tổ chức nhân sự
 Chức năng: Thực hiện chức năng tổ chức, quản lý lao động, hành chánh, văn
thư.
GVHD: Th.s Huỳnh Quang Phước Trang 17
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Công ty cổ phần hải sản S.G Fisco
 Nhiệm vụ: Tổ chức đành giá trình độ nhân viên và nhu cầu về nguồn lực, tổ

chúc tuyển dụng, tổ chức đánh giá khen thưởng thi đua, chấm công, trả lương, chế đọ
nghỉ lễ, nghĩ phép theo quy định của nhà nước. Chấp hành qui định và báo với người
lao động về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, thuế thu nhập cá nhân. Giả quyết các tình
huống tranh chấp lao động, khiếu kiện kỹ thuật lao động. Quản lý và duy trì các cơ sở
vật chất và điều kiện làm việc cần thiết cho mọi hoạt động của công ty, quản lý và
cung cấp thông tin trong toàn công ty.
1.3.3.3 Phòng kỹ thuật HACCP
 Chức năng: Tổ chức các hoạt động giám sát chất lượng sản phẩm phòng ngừa
các mối nguy hiểm.
 Nhiệm vụ: Cải tiến quy trình chế biến. Giám sát kiểm tra chất lượng sản phẩm
về hàng sản xuất tại nhà máy, hàng xuất-nhập. Quản lý, kiểm soát hệ thống chất lượng
theo tiêu chuẩn ISO và HACCP. Kiểm tra chất lượng hóa chất, nghiên cứu phát triển,
triển khai mặt hàng mới. Liên hệ, làm việc với cơ quan chức năng về các vấn đề liên
quan đến kỹ thuật chất lượng sản phẩm.
1.3.3.4. Phòng quản lý chất lượng
 Chức năng: Tiếp nhận và thực hiện kế hoạch sản xuất từ phòng nghiệp vụ.
Quản lý năng suất và điều động năng lực phục vu sản xuất. Quản lý thành phẩm, bán
thành phẩm, phế phẩm, vật tư phục vụ sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm. Khai
thác hiệu quả sử dụng thiết bị động: sản lượng cao nhất với chi phí thấp nhất.
 Nhiệm vụ: Kiểm tra chất lượng sản phẩm trên từng công đoạn sản xuất và hạn
chế mức thấp nhất sản phẩm không phù hợp trên dây chuyền. Triển khai sản xuất theo
dõi điều chỉnh tiến độ sản xuất. Phối hợp với phòng kỹ thuật HACCP trong việc triển
khai kế hoạch sản xuất, phối hợp với các đơn vị khác trong công việc triển khai sản
xuất hàng mẫu. Hỗ trợ phòng cơ điện trong công tác bão trì, bão dưỡng, sữa chữa thiết
bị di động.
1.3.3.5. Phòng nghiệp vụ kinh doanh
 Chức năng: Lập kế hoạch kinh doanh, xúc tiến hoạt động tiếp thị, bán hàng,
cung ưng nguyên phụ liệu, vật tư-bão trì và quả lý kho.
 Nhiệm vụ: Xây dựng chính sách và mục tiêu kinh doanh từng thời kỳ theo
chiến lược chung. Tổ chức các hoạt động thu mua nguyên liệu. Tổ chức bán hàng,

GVHD: Th.s Huỳnh Quang Phước Trang 18
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Công ty cổ phần hải sản S.G Fisco
chăm sóc hàng hóa, thử mẫu và tiêu thụ sản phẩm. Lập kế hoạch sản xuất và theo dõi
tiến độ sản xuất cho từng đơn hàng. Đàm phán và tổ chức thực hiện hợp đồng. Phối
hợp với phòng kế toán theo dõi việc thanh toán hợp đồng, công nợ mua và bán hàng.
1.3.3.6. Phòng kế toán tài chính
 Chức năng: Quản lý nghiệp vụ kết toán, quản lý tài sản, quản lý tài chính.
 Nhiệm vụ: Thực hiện nghiệp vụ kế toán (tổ chức báo cáo thuế, thu chi thanh
toán các loại). Lập kế hoạch tài chính, báo cáo thống kê kịp thời theo đúng quy định,
chế độ của nhà nước. Phân tích số liệu kết toán, thực hiện các báo cáo quyết toán hiệu
quả hoạt động kinh doanh theo định kỳ và đột xuất của ban giám đốc.
1.3.3.7. Phòng quản lý sản xuất
 Chức năng: Tổ chức và quản lý việc thực hiện sản xuất xuyên suốt từ nguyên
liệu đến thành phẩm.
 Nhiệm vụ:
 Tổ chức triển khai và thực hiện sản xuất.
 Kiểm tra chất lượng sản phẩm trên từng công đoạn sản xuất và hạn chế đến
mức thấp nhất sản phẩm không phù hợp trên dây chuyền.
 Kiểm tra chất lượng hàng xuất – nhập tại kho công ty.
 Kiểm tra chất lượng hóa chất – phụ gia.
 Quản lý năng suất và kiểm soát định mức chế biến cho từng công đoạn, từng
loại mặt hàng.
 Theo dõi và quản lý định mức kinh tế theo sự phân công của ban tổng giám
đốc, phân tích nguyên nhân và biện pháp khắc phục để đảm bảo định mức thực tế
không vượt định mức chuẩn đã được duyệt.
GVHD: Th.s Huỳnh Quang Phước Trang 19
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Công ty cổ phần hải sản S.G Fisco
Hình 1.6: Sơ đồ tổ chức phòng quản lý sản xuất
 Giám đốc:
 Phạm vi quản lý: Hoạt động của phân xưởng sản xuất.

 Trách nhiệm chung:
- Thực hiện các nghiệp vụ quản lý sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm.
- Quản lý, phân công và huấn luyện nhân viên trong bộ phận thực hiện công
việc theo chức năng và nhiệm vụ.
 Quyền hạn:
- Quyết định sản xuất đơn hàng nào tùy thời điểm, tình hình nguyên liệu thực
tế.
- Quyết định tăng ca và làm thêm giờ.
- Điều động cán bộ, công nhân, máy móc thiết bị trong phân xưởng.
- Được quyền khen thưởng và kỷ luật cấp phân xưởng.
- Được quyền đề xuất tuyển dụng lao động, kế hoạch đào tạo cho cán bộ, công
nhân.
- Xác nhận hàng dạt, phế liệu thanh lý ra khỏi phân xưởng.
- Đề xuất kế hoạch bảo trì.
- Yêu cầu vận hành các thiết bị đông tùy theo điều kiện sản xuất thực tế.
GVHD: Th.s Huỳnh Quang Phước Trang 20
Giám đốc
PGĐ phụ
trách PX2
ĐHSX
KCS, Tổ
trưởng
Tổ SX
PX2
PGĐ phụ
trách PX1
ĐHSX
KCS, Tổ
trưởng
Tổ SX

PX1
ĐHSX,
KCS,
Tổ trưởng
Tổ
cấp
đông
Tổ
nội
địa
Tổ
trưởng
Tổ
trưởng
Tổ
VSCN
& Pgiặt
BHLĐ
Tổ
sữa
chữa
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Công ty cổ phần hải sản S.G Fisco
 Nhiệm vụ:
- Quản lý sản xuất:
+ Bố trí nguồn nhân lực sản xuất (nhân sự, máy móc thiết bị) và triển khai
sản xuất theo đúng thông báo sản xuất đã được phê duyệt.
+ Theo dõi và điều chỉnh kịp thời tiến độ sản xuất và định mức nguyên liệu
sử dụng.
+ Phối hợp với phỏng cơ điện để khai thác một cách hiệu quả thiết bị phục vụ
sản xuất.

+ Phối hợp với các phòng ban trong việc triển khai sản xuất hàng mẫu, sản
xuất thử.
+ Hỗ trợ phòng cơ điện thực hiện công tác bảo dưỡng, bảo trì, sữa chữa máy
móc thiết bị phục vụ sản xuất.
+ Quản lý thành phẩm, bán thành phẩm, phế phẩm, vật tư phục vụ sản xuất.
+ Quản lý lao động và kiểm tra công tác chấm công tại bộ phận phụ trách.
- Quản lý chất lượng sản phẩm:
+ Triển khai công tác kiểm tra chất lượng nguyên liệu vật tư khi nhận, kiểm
tra chất lượng của bán thành phẩm, thành phẩm trong quá trình sản xuất.
+ Quản lý chất lượng bán thành phẩm, thành phẩm trước khi nhập kho.
- Xây dựng mục tiêu hoạt động và lập kế hoạch thực hiện. Chịu trách nhiệm về
việc hoàn thành các mục tiêu được ban tổng giám đốc giao và việc tuân thủ chính sách
chất lượng, nội quy, quy chế đã ban hành.
- Thực hiện các nhiệm vụ đột xuất do ban tổng giám đốc giao.
 Tiêu chuẩn hoàn thành công việc:
- Hiệu quả sản xuất và tiến độ giao hàng đúng kế hoạch.
- Báo cáo số liệu phải chính xác và kịp thời.
- Các chi phí được quản lý chặt chẽ và đúng định mức.
- Thành phẩm đảm bảo chất lượng đúng theo quy trình sản xuất.
- Đảm bảo an toàn lao động và tài sản công ty.
 Phó giám đốc:
 Phạm vi quản lý: Hoạt động của phân xưởng sản xuất theo phân công của
giám đốc.
GVHD: Th.s Huỳnh Quang Phước Trang 21
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Công ty cổ phần hải sản S.G Fisco
 Trách nhiệm chung: Quản lý nhân sự, chi phí, năng suất, chất lượng sản
phẩm tại phân xưởng được phân công phụ trách.
 Quyền hạn:
- Điều hành các hoạt động trong phạm vi phụ trách.
- Chủ động giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên môn theo sự phân công

của ban tổng giám đốc và giám đốc.
- Xem xét, phối hợp các phòng liên quan cải tiến quy trình chế biến phù hợp và
đảm bảo chất lượng.
- Xem xét, phối hợp các phòng liên quan về các biện pháp khắc phục các điểm
không phù hợp với quy trình chế biến, SSOP, GMP, kế hoạch HACCP.
- Đề xuất với giám đốc, ban tổng giám đốc về khen thưởng, nâng hạ lương, kỷ
luật đối với nhân viên, công nhân toàn nhà máy.
- Được quyền phối hợp với các bộ phận trong công ty thực hiện các kế hoạch
được ban tổng giám đốc phê duyệt.
 Nhiệm vụ:
- Điều hành, tổ chức, quản lý các hoạt động của khu vực sao cho hợp lý và hiệu
quả.
- Phân công công việc, hướng dẫn, kiểm soát và hỗ trợ các line sản xuất thuộc
phạm vi quản lý.
- Theo dõi và giám sát việc thực hiện các định mức lao động, năng suất, sản
lượng sản xuất.
- Theo dõi và giám sát việc sử dụng nguyên vật liệu, điện nước, hóa chất, công
cụ, dụng cụ hợp lý.
- Thẩm tra các kết quả kiểm tra giám sát của KCS đảm bảo sản phẩm an toàn
vệ sinh thực phẩm (theo tiêu chuẩn HACCP, BRC, ISO).
- Đánh giá chất lượng, năng suất lao động và xếp loại thi đua cho cán bộ điều
hành, KCS, cán bộ tổ hàng tháng.
- Truy tìm nguyên nhân và đề xuất với trưởng bộ phận các biện pháp khắc
phục, phòng ngừa ảnh hưởng đến chất lượng thành phẩm.
 Tiêu chuẩn hoàn thành công việc:
- Sản lượng sản xuất, chất lượng sản phẩm của khu vực đảm bảo theo kế hoạch.
GVHD: Th.s Huỳnh Quang Phước Trang 22
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Công ty cổ phần hải sản S.G Fisco
- Sắp xếp nhân sự phục vụ sản xuất hợp lý, khoa học, kịp thời và không lãng
phí.

- Phát hiện và báo cáo kịp thời các điểm không phù hợp liên quan đến chất
lượng sản phẩm.
- Đảm bảo sản phẩm thuộc phạm vi quản lý đạt chất lượng, đạt định mức.
 Cán bộ điều hành:
 Phạm vi quản lý: Hoạt động của phân xưởng sản xuất theo phân công của ban
giám đốc phòng.
 Trách nhiệm chung: Quản lý và điều hành trong khu vực sản xuất được phân
công.
 Quyền hạn:
- Điều hành các hoạt động trong phạm vi phụ trách.
- Chủ động giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên môn theo sự phân công
của ban giám đốc phòng.
- Đề xuất cải tiến quy trình chế biến phù hợp và đảm bảo chất lượng.
- Đề xuất với ban giám đốc phòng về các biện pháp khắc phục các điểm không
phù hợp với quy trình chế biến, SSOP, GMP, kế hoạch HACCP.
- Đề xuất với ban giám đốc phòng về khen thưởng, nâng hạ lương, kỷ luật đối
với nhân viên, công nhân thuộc phạm vi phụ trách.
- Được quyền phối hợp với các bộ phận trong công ty thực hiện các kế hoạch
được ban giám đốc phòng triển khai.
 Nhiệm vụ:
- Điều hành, tổ chức, quản lý các hoạt động của khu vực sao cho hợp lý và hiệu
quả.
- Phân công công việc, hướng dẫn, kiểm soát và hỗ trợ các tổ sản xuất thuộc
phạm vi quản lý.
- Theo dõi và giám sát việc thực hiện các định mức lao động.
- Theo dõi và giám sát việc thực hiện nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ hợp lý,
hiệu quả.
- Thẩm tra các kết quả kiểm tra giám sát của KCS đảm bảo sản phẩm an toàn
vệ sinh thực phẩm (theo tiêu chuẩn HACCP, BRC, ISO).
GVHD: Th.s Huỳnh Quang Phước Trang 23

Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Công ty cổ phần hải sản S.G Fisco
- Đánh giá chất lượng, năng suất lao động và xếp loại thi đua cho công nhân
hàng tháng.
- Truy tìm nguyên nhân và đề xuất với ban giám đốc phòng các biện pháp khắc
phục, phòng ngừa ảnh hưởng đến chất lượng thành phẩm.
 Tiêu chuẩn hoàn thành công việc:
- Năng suất lao động của khu vực đảm bảo theo kế hoạch.
- Sắp xếp nhân sự phục vụ sản xuất hợp lý, khoa học, kịp thời và không lãng
phí.
- Phát hiện và báo cáo kịp thời các điểm không phù hợp liên quan đến chất
lượng sản phẩm.
- Đảm bảo sản phẩm thuộc phạm vi quản lý đạt chất lượng, đạt định mức.
 KCS:
 Phạm vi quản lý: Phân xưởng sản xuất.
 Trách nhiệm chung: Quản lý chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất từ
khi nhận nguyên liệu cho đến lúc xuất thành phẩm lên container.
 Quyền hạn:
- Được quyền phối hợp với các bộ phận trong công ty thực hiện các kế hoạch
được ban giám đốc phòng triển khai.
- Đề xuất cải tiến quy trình chế biến phù hợp và đảm bảo chất lượng.
- Đề xuất với ban giám đốc phòng về các biện pháp khắc phục các điểm không
phù hợp với quy trình chế biến, SSOP, GMP, kế hoạch HACCP.
- Giải quyết các vấn đề trong phạm vi được phân công.
 Nhiệm vụ:
- Kiểm tra thực hiện vệ sinh trong phân xưởng theo SSOP.
- Theo dõi và kiểm tra chất lượng trên dây chuyền sản xuất theo đúng yêu cầu
kỹ thuật. Cập nhất các điểm không phù hợp xảy ra trên dây chuyền sản xuất, phân tích
nguyên nhân và ghi nhận hướng khắc phục vào sổ theo dõi các lỗi chất lượng trên dây
chuyền sản xuất.
- Sắp xếp dây chuyền sản xuất hợp lý.

- Theo dõi và kiểm soát định mức chế biến, năng suất lao động.
- Kiểm tra và báo cáo chất lượng cảm quan của thành phẩm hàng ngày.
GVHD: Th.s Huỳnh Quang Phước Trang 24
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Công ty cổ phần hải sản S.G Fisco
- Kiểm tra và bảo quản nguyên liệu, nguyên phụ liệu mua vào theo đúng yêu
cầu kỹ thuật.
- Kiểm tra và báo cáo chất lượng cảm quan nguyên liệu hàng đông nhập kho.
- Kiểm tra và báo cáo chất lượng cảm quan thành phẩm xuất container.
- Kiểm tra và theo dõi bảo quản, sử dụng hóa chất, phụ gia.
- Hướng dẫn kỹ thuật và kiểm tra thao tác thực hiện của công nhân theo GMP.
- Đánh giá chất lượng, năng suất lao động và xếp loại thi đua cho công nhân
hàng tháng.
- Truy tìm nguyên nhân và đề xuất với ban giám đốc phòng các biện pháp khắc
phục, phòng ngừa ảnh hưởng đến chất lượng thành phẩm.
 Tiêu chuẩn hoàn thành công việc:
- Phát hiện và báo cáo kịp thời các điểm không phù hợp liên quan đến chất
lượng sản phẩm.
- Báo cáo kết quả giám sát kịp thời và chính xác.
- Đảm bảo sản phẩm thuộc phạm vi quản lý đạt chất lượng.
 Tổ trưởng – Tổ phó:
 Phạm vi quản lý: Tổ chức sản xuất theo sự phân công.
 Trách nhiệm chung:
- Tổ trưởng: Phân công công việc và kiểm tra việc thực hiện nội quy, quy chế
công ty, phân xưởng.
- Tổ phó: Hướng dẫn và kiểm tra các thao tác, yêu cầu kỹ thuật sản phẩm.
 Quyền hạn: Giải quyết các vấn đề trong phạm vi được phân công.
 Nhiệm vụ:
- Xây dựng và kiểm tra năng suất lao động của tổ viên.
- Tổ chức, quản lý, phân công điều động nhân sự trong tổ hợp lý, khoa học.
- Triển khai, thực hiện, hướng dẫn và theo dõi kiểm tra các thao tác, quy trình

chế biến kỹ thuật.
- Theo dõi việc thực hiện các công việc vệ sinh công nghiệp, vệ sinh thực phẩm
và an toàn lao động.
- Thực hiện kế hoạch sản xuất hàng ngày của dây chuyền sản xuất theo sự phân
công của điều hành và KCS khu vực.
GVHD: Th.s Huỳnh Quang Phước Trang 25

×