Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

KỸ THUẬT HỖ TRỢ SINH SẢN ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (518.3 KB, 52 trang )

Cuộc cạnh tranh giữa 2 loài chim sẻ ở quần đảo Galapagos đã khiến cho
mỏ của một loài nhỏ lại, giúp chúng tìm thức ăn dễ dàng hơn. Các nhà
khoa học đã chứng kiến được sự thay đổi này.
Việc quan sát thấy quá trình thu nhỏ của mỏ chim mang lại một trong
những mô tả tốt nhất về sự tiến hoá điển hình trong tự nhiên.
Trong bài báo mới đây trên Science, Peter Grant và Rosemary Grant, cả
hai đều là nhà sinh học tại Đại học Princeton, bang NewJersey (Mỹ) đã mô
tả cuộc cạnh tranh giữa loài chim sẻ đất trung bình (Geospiza fortis) và
loài chim sẻ đất lớn (Geospiza magnirostris).
Loài sẻ đất trung bình G.fortis đã bị dồn dép và phải tiến hoá ra một cái mỏ
nhỏ hơn khi xuất hiện kẻ cạnh tranh (loài chim sẻ đất lớn Geospiza
magnirostris, bay đến hòn đảo này hơn 20 năm trước) và điều kiện hạn
hán khắc nghiệt gần đây.
"Điều đó xảy ra rất nhanh", Peter Grant cho biết. Trên thực tế, nó xảy ra
chỉ trong một thế hệ chim duy nhất, Grant nói.
Cú huých tiến hoá bắt đầu khi một vài con chim sẻ lớn đến định cư trên
đảo trong một đợt El Nino ẩm ướt khác thường năm 1982.
Kể từ đó, loài sẻ lớn G. magnirostris này đã ăn hầu hết loại hạt lớn có gai
của những cây leo trên đảo và dần dần buộc loài sẻ trung bình phải phụ
thuộc vào các loại hạt nhỏ hơn của những cây khác.
Kết quả là sẻ G. fortis với cái mỏ nhỏ hơn không cạnh tranh được với loài
lớn, và thường không nuôi nổi con của chúng. Điều này buộc một số con
phải phát triển theo hướng thu gọn lại dụng cụ kiếm ăn của mình.
Nhưng vấn đề thực sự xảy ra vào giữa năm 2004-2004, khi mà hạn hán
khắc nghiệt trên đảo xảy ra và tất cả các loại hạt cây đều khan hiếm.
"Hầu hết các con chim có mỏ lớn trước hạn hán đã biến mất", Grant nói.
Trong đó bao gồm đa số cá thể của loài sẻ mới đến G. magnirostris và
những con thuộc loài G. fortis vẫn còn giữ cái mỏ lớn.
"Đây là một ví dụ kinh điển về sự tiến hoá nhanh chóng", David Skelly, một
nhà sinh thái học và tiến hoá tại Đại học Yale nhận xét về tình huống này.
Thông thường tiến hoá được xem là diễn ra chậm chạp ở những loài động


vật lớn như cá, chim, bò sát và thú. Kích cỡ mỏ thay đổi trong vài thập kỷ
dường như đã là quá nhanh. Chính vì thế, những con chim sẻ ở
Galapagos được xem là trường hợp tiến hoá nhanh tột độ gây ra bởi môi
trường khắc nghiệt.
"Giờ đây dường như như công trình của Grant đã chỉ ra một xu hướng mà
có thể rất phổ biến", Skelly nói.
T. An (theo Discovery)
Việt Báo
Loài sẻ đất lớn (trên) đã cạnh tranh với loài sẻ đất trung bình để ăn các hạt
lớn, khiến cho loài trung bình có xu hướng tiến hoá ra những cái mỏ nhỏ
hơn (dưới). Ảnh: Nature
/>hoa/10966423/188/
Vô sinh, hỗ trợ sinh sản Thứ tư, 12/5/2010 16:55

2007-08-24 12:34:55
KỸ THUẬT HỖ TRỢ SINH SẢN TẠI VIỆT NAM
BS. Hồ Mạnh Tường
A.R.T. Ở VIỆT NAM – 10 NĂM PHÁT TRIỂN (1997-2007)
Ngày 19/8/1997, Bộ Trưởng Bộ Y tế ký quyết định cho phép Bệnh viện
Từ Dũ thực hiện những trường hợp TTTON đầu tiên ở Việt nam. Bệnh
viện Từ Dũ, đứng đầu là BS. Nguyễn Thị Ngọc Phượng, với những nỗ
lực qua nhiều năm cho một quá trình chuẩn bị và thành công trong việc
tranh thủ được các nguồn lực từ hợp tác quốc tế đã tạo một sự khởi đầu
thật ấn tượng cho sự phát triển của lãnh vực này ở Việt nam.
Với sự hợp tác và hỗ trợ của các chuyên gia người Pháp, các bác sĩ
Bệnh viện Từ Dũ đã tiến hành các trường hợp TTTON đầu tiên tại Việt
nam vào tháng 8 năm 1997. Gần 9 tháng sau, vào ngày 30/4/1998, 3 em
bé từ 3 trường hợp trường hợp TTTON thành công đầu Việt nam đã
cùng chào đời vào một ngày. Đến nay, ước tính cả nước Việt nam đã có
hơn 4000 em bé ra đời từ kỹ thuật hỗ trợ sinh sản trong tổng số trên 1

triệu em bé đã ra đời trên thế giới.
Mặc dù đi sau thế giới khỏang 20 năm và sau các nước trong khu vực
gần 15 năm, lãnh vực hỗ trợ sinh sản ở Việt nam đã đạt được những
bước tiến lớn trong 10 năm qua. Việt nam hiện là nước có số chu kỳ
điều trị hỗ trợ sinh sản cao nhất trong các nước Đông Nam Á. Việt nam
cũng đang dẫn đầu khu vực về một số kỹ thuật điều trị như: ICSI với tinh
phẫu thuật, xin trứng, nuôi trưởng thành trứng trong ống nghiệm, áp
dụng phác đồ kích thích buồng trứng mới… Nhiều đồng nghiệp trong
khu vực trong những năm qua đã đến Việt nam để học hỏi kinh nghiệm.
Ngày càng có nhiều báo cáo khoa học của các chuyên gia Việt nam về
kỹ thuật hỗ trợ sinh sản xuất hiện tại các hội thảo, hội nghị, tạp chí khoa
học của khu vực và trên thế giới.

KỸ THUẬT HỖ TRỢ SINH SẢN LÀ GÌ ?
Kỹ thuật hỗ trợ sinh sản (ART) bao gồm các kỹ thuật giúp tăng khả năng
sinh sản của người. Theo định nghĩa, ART là những kỹ thuật trong đó có
thực hiện đem tế bào trứng người ra khỏi cơ thể. Đây là những kỹ thuật
được phát triển cơ bản dựa trên kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm
(TTTON) trên người.
Nguyên tắc cơ bản của TTTON là tinh trùng và trứng được đem ra khỏi
cơ thể người, sau đó được xử lý và nuôi cấy trong điều kiện phòng thí
nghiệm. Quá trình tạo phôi và nuôi cấy phôi trong những ngày đầu cũng
diễn ra bên ngòai cơ thể. Sau đó, phôi hình thành sẽ được chọn lựa để
cấy trở lại vào buồng tử cung của người vợ. Sự phát triển và làm tổ của
phôi, sự phát triển của thai sau đó diễn ra tương tự như những trường
hợp có thai tự nhiên.
Vào năm 1978, em bé đầu tiên từ TTTON, Louis Brown, ra đời tại Anh
đánh dấu bước đầu cho sự phát triển của TTTON trên người. Đến nay,
TTTON và các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản nói chung, đã được thực hiện
thành công ở hầu hết các nước trên thế giới.


THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM CỔ ĐIỂN VÀ CHUYỂN PHÔI
(IVF/ET)

Kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) có nghĩa là cho trứng và
tinh trùng kết hợp với nhau trong phòng thí nghiệm (thay vì trong vòi
trứng người phụ nữ). Sau đó phôi hình thành sẽ được chuyển trở lại vào
buồng tử cung. Quá trình phát triển của phôi và thai sẽ diễn ra hoàn toàn
bình thường trong tử cung người mẹ. Kỹ thuật này được thực hiện thành
công trên thế giới lần đầu tiên năm 1978 và thành công lần đầu tiên ở
Việt nam năm 1998.
Phác đồ thực hiện TTTON và chuyển phôi hiện nay:
- Trong phác đồ kích thích buồng trứng tiêu chuẩn, bệnh nhân được tiêm
thuốc kiểm soát nội tiết khoảng 2 tuần. Sau đó, tiêm thuốc FSH để kích
buồng trứng (khoảng 2 tuần). Với phác đồ kích thích buồng trứng mới
hiện nay, thời gian kích thích buồng trứng giảm từ khỏang 4 tuần xuống
còn dưới 2 tuần. Các phác đồ mới này giúp đem lại sự tiện lợi và giảm
chi phí điều trị cho bệnh nhân.
- Chọc hút trứng được thực hiện dưới hướng dẫn của siêu âm đầu dò
âm đạo. Một cây kim chọc hút dài sẽ được đưa vào âm đạo, đâm xuyên
qua cùng đồ để đi đến 2 buồng trứng và chọc hút các nang noãn. Dịch
chọc hút được sẽ được soi dưới kính hiển vi để tìm trứng.
- Lấy tinh dịch chồng bằng cách thủ dâm hoặc sử dụng bao cao su
chuyên dụng. Tinh dịch sẽ được xử lý để tách tinh trùng có chất lượng
tốt nhất. Cấy trứng với tinh trùng trong môi trường nuôi cấy ở phòng thí
nghiệm.
- Ngày hôm sau, chuyên viên về phôi học sẽ kiểm tra sự thụ tinh của
trứng. Trứng thụ tinh sẽ được nuôi cấy tiếp tục và kiểm tra mỗi ngày
- Chọn phôi tốt và chuyển vào buồng tử cung (thường vào ngày 2-3 sau
chọc chút trứng, có thể dời đến ngày 5, tùy phác đồ)

- Hai tuần sau khi chuyển phôi, người phụ nữ được lấy máu để thử thai.
Nếu kết quả thử thai dương tính, 2-3 tuần sau, sản phụ sẽ được siêu âm
để xác định túi thai và tim thai trong buồng tử cung.
- Quá trình theo dõi thai sẽ diễn ra bình thường như những thai kỳ khác.
Tỉ lệ thành công của mỗi chu kỳ điều trị TTTON trung bình trên thế giới
hiện nay khoảng 25%-30%. Tỉ lệ này phụ thuộc vào tuổi bệnh nhân, chỉ
định điều trị và phác đồ điều trị của từng trung tâm.
Chỉ định
Chỉ định ban đầu của TTTON là tổn thương vòi trứng không có khả năng
hồi phục do bệnh lý vùng chậu hoặc do phẫu thuật trước đó. Tuy nhiên,
sau đó TTTON được mở rộng cho nhiều chỉ định khác như: vô sinh nam,
vô sinh không rõ nguyên nhân, lạc nội mạc tử cung…

TIÊM TINH TRÙNG VÀO BÀO TƯƠNG TRỨNG
(INTRACYTOPLASMIC SPERM INJECTION - ICSI)

Kỹ thuật được ra đời nhằm khắc phục tình trạng tỉ lệ thụ tinh thấp hoặc
không thụ tinh khi thực hiện TTTON, do bất thường quá trình thụ tinh hay
chất lượng tinh trùng kém. Trong kỹ thuật TTTON cổ điển, để tinh trùng
kết hợp tự nhiên với trứng trong môi trường nhân tạo, người ta phải cần
đến hàng trăm nghìn hay hàng triệu tinh trùng để thụ tinh được một
trứng. Với kỹ thuật ICSI này, người ta có thể tạo một hợp tử hoàn chỉnh
bằng một trứng và một tinh trùng duy nhất. Đây được xem là một cuộc
cách mạnh trong điều trị vô sinh do nguyên nhân ở nam giới. Kỹ thuật
này được thực hiện thành công đầu tiên trên thế giới vào năm 1993 và
thành công đầu tiên ở Việt nam năm 1999.
Ở các trung tâm hỗ trợ sinh sản lớn, kỹ thuật ICSI hiện đang thay thế
dần kỹ thuật TTTON cổ điển. Ở một số trung tâm, 100% các chu kỳ
HTSS đều thực hiện ICSI. Kỹ thuật này thường cho tỉ lệ thụ tinh cao
hơn, làm số phôi có được nhiều hơn, nhiều khả năng chọn lọc được phôi

tốt để chuyển vào buồng tử cung, dẫn đến tỉ lệ có thành công cao hơn
và tránh được một số trường hợp không có phôi để chuyển do thất bại
thụ tinh. Mặc dù có một số quan ngại, cho đến nay, ICSI được xem là
một kỹ thuật điều trị an toàn và đang được áp dụng rộng rãi trên toàn thế
giới.
Kỹ thuật ICSI hiện nay có thể thực hiện với tinh trùng tươi hoặc sau trữ
lạnh; tinh trùng trong tinh dịch hoặc tinh trùng sinh thiết từ mào tinh và
tinh hoàn. Nhờ đó, một số trường hợp các cặp vợ chồng vô sinh do
chồng không có tinh trùng, vẫn có có con bằng cách mổ để tìm tinh trùng
trong tinh hoàn hoặc mào tinh hoàn.

XIN TRỨNG

Xã hội ngày càng phát triển, người phụ nữ càng lập gia đình muộn và
tuổi bắt đầu mong con cũng muộn hơn. Sau 30 tuổi, buồng trứng của
người phụ nữ bắt đầu suy giảm chức năng và khả năng có thai cũng
giảm dần. Sau 35 tuổi khả năng có thai giảm càng nhanh hơn và đến 40
tuổi, hơn 1/3 phụ nữ đã không còn khả năng có thai tự nhiên, chủ yếu do
sự suy giảm chức năng buồng trứng. Ngoài ra, một số bệnh lý hoặc các
phẫu thuật trên buồng trứng khiến buồng trứng suy giảm hoặc mất hẳn
chức năng sớm hơn.
Với kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, các phụ nữ bất hạnh trên có thể mang thai,
sinh nở và làm mẹ bằng cách xin trứng của những người hiến tặng. Các
phụ nữ hiến tặng trứng sẽ được tiêm thuốc, theo dõi và chọc hút trứng
như một trường hợp TTTON bình thường. Sau đó, trứng được hiến tặng
sẽ được cho thụ tinh với tinh trùng chồng của người xin trứng. Phôi sau
đó sẽ được cấy vào tử cung của người xin trứng. Người phụ nữ này có
thể tiếp tục mang thai và sinh đẻ bình thường.
Kỹ thuật này được thực hiện thành công trên thế giới năm 1986 và thành
công đầu tiên ở Việt nam năm 2000. Cho đến nay, ở Việt nam đã có

hàng nghìn trẻ được ra đời từ hỗ trợ sinh sản bằng trứng hiến tặng, đem
lại hạnh phúc cho nhiều gia đình.

KỸ THUẬT ĐÔNG LẠNH VÀ LƯU TRỮ GIAO TỬ VÀ PHÔI

Nhằm lưu giữ khả năng sinh sản và gia tăng hiệu quả của các kỹ thuật
hỗ trợ sinh sản, người ta đã nghiên cứu đông lạnh và lưu trữ thành công
tinh trùng, phôi và trứng người.
Bình thường tinh trùng người chỉ tồn tại được vài ngày sau khi xuất tinh;
trứng người tồn tại không quá 1 ngày sau khi rụng trứng; phôi người nếu
không phát triển và làm tổ được trong buồng tử cung sẽ tự thoái hóa.
Bằng các kỹ thuật đông lạnh, lưu trữ hiện nay, người ta có thể lưu trữ
tinh trùng, phôi và trứng người trong nhiều năm. Hiện nay, các kỹ thuật
đông lạnh và lưu trữ trên đều có thể thực hiện ở Việt nam.
Gần đây, với việc triển khai thành công phương pháp đông lạnh cực
nhanh bằng kỹ thuật thủy tinh hóa (vitrification) giúp tăng hiệu quả và
giảm giá thành điều trị, các chuyên gia ở Việt nam đã đạt đến trình độ
thế giới trong công nghệ trữ lạnh phôi và trứng người.

SỨC KHỎE CÁC BÉ SINH RA TỪ CÁC KỸ THUẬT HỖ TRỢ SINH
SẢN

Người ta ước tính hiện nay đã có hàng triệu người trên thế giới được
sinh ra từ KTHTSS. Tại Châu Au, hiện nay có từ 1-5% trẻ sinh ra hàng
năm là kết quả của KTHTSS. Ở một số nước Bắc Au, hàng năm có gần
2000 trường hợp KTHTSS trên mỗi triệu dân. Ở nhiều các nước phát
triển, chi phí thực hiện các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được nhà nước tài
trợ một phần hoặc toàn phần. KTHTSS hiện là một phân ngành quan
trọng trong Sản Phụ khoa hiện đại và một bộ phận không thể thiếu ở hầu
hết các trung tâm Sản-Phụ khoa trên thế giới.

Từ gần 30 năm qua, nhiều nghiên cứu qui mô lớn, theo dõi trong thời
gian dài, được thực hiện trên thế giới để theo dõi sức khỏe và sự phát
triển của các bé sinh ra từ kỹ thuật hỗ trợ sinh sản đã được thực hiện
Các báo cáo cho đến nay đều khẳng định sự an toàn của các kỹ thuật hỗ
trợ sinh sản. Đây là cơ sở cho sự phát triển ngày càng mạnh của các kỹ
thuật hỗ trợ sinh sản trên thế giới. Ở Việt nam một số nghiên cứu lớn
trên hàng trăm bé cũng đã được thực hiện và cho kết quả tương đương
với các báo cáo khác trên thế giới. Các nghiên cứu này của Việt nam
cũng đã được báo cáo tại các hội nghị khoa học khu vực và thế giới. Tuy
nhiên, người ta cũng ghi nhận một số bất thường hoặc bệnh lý có liên
quan đến nguyên nhân gây hiếm muộn, vô sinh ở bố mẹ có thể truyền
sang cho con.
/>Hỗ trợ sinh sản & các kỹ thuật liên quan
Một kỹ thuật mới làm tăng khả năng có thai - Hỗ trợ phôi thoát màng
bằng Laser
Hơn 10 năm sau khi 3 em bé đầu tiên ra đời từ kỹ thuật thụ tinh trong ống
nghiệm tại Việt Nam, nhiều phương pháp mới trong điều trị vô sinh đã
được ứng dụng tại bệnh viện Từ Dũ.08/09/2008
Hỗ trợ phôi thoát màng có thể làm tăng tỷ lệ có thai cho những bệnh
nhân thụ tinh trong ống nghiệm
Hỗ trợ phôi thoát màng (Assisted hatching) đã được thực hiện từ những
năm đầu của thập niên 90. Đây là kỹ thuật làm mỏng hoặc tạo một lỗ thoát
trên màng của phôi nhằm cải thiện tỉ lệ có thai và tỉ lệ làm tổ của phôi.
Có 4 cách để hỗ trợ phôi thoát màng18/06/2009
Những nhân tố ảnh hưởng đến kết quả ICSI
Yếu tố tinh trùng: Nagy và các cộng sự đã tiến hành đánh giá ảnh hưởng
của yếu tố tinh trùng lên kết quả ICSI trong 966 chu kỳ điều trị. Mặc dù
không có hình dạng bình thường trong mẫu tinh dịch, không có tinh trùng
“ảo”, hay không có tinh trùng di động khi xuất tinh, nhưng vẫn có thể mang
thai.13/06/2009

Các kỹ thuật Hỗ trợ sinh sản tại bệnh viện Từ Dũ
Kỹ thuật hỗ trợ sinh sản (Assisted Reproductive Technologies – ART) bao
gồm những kỹ thuật điều trị vô sinh trong đó có chọc hút trứng và đem
trứng ra ngoài cơ thể01/06/2009
Trữ lạnh phôi
Như chúng ta đã biết, trữ lạnh mô hay trữ lạnh tế bào là để bảo tồn nó cho
tương lai. Với những kỹ thuật hiện nay, trữ lạnh phôi là một trong những
phương pháp hỗ trợ hiệu quả trong qúa trình điều trị vô sinh cho những
trường hợp bệnh nhân có phôi dư sau chu kỳ chuyển phôi tươi31/05/2009
Trữ lạnh trứng
Trữ lạnh trứng đầu tiên thành công vào năm 1986. hiện nay trữ lạnh trứng
được ứng dụng rộng rãi trên thế giới nhờ vào các thuận lợi sau:
• Trữ lạnh trứng thích hợp đối với những phụ nữ chưa muốn có con vào
thời điểm hiện tại 31/05/2009
Bạn cần biết gì về ICSI
Kỹ thuật IVF cổ điển còn một số mặt hạn chế như đòi hỏi chất lượng tinh
trùng người chồng phải tương đối khá tốt, bất thường nhẹ hay trung bình.
Do vậy, những bệnh nhân nam có chất lượng tinh trùng kém, rất kém,
hoặc bất thường nặng hay thậm chí không có tinh trùng thì cơ hội làm cha
gần như là không có. Mãi đến năm 1992, kỹ thuật ICSI lần đầu tiên được
công bố đã thật sự là một cuộc cách mạng trong lĩnh vực hỗ trợ sinh
sản31/05/2009
Lịch sử phát triển của kỹ thuật hổ trợ sinh sản trên thế giới và tại Việt
nam
1959, Chang lần đầu tiên thành công trong việc cho thụ tinh giữa tinh trùng
và trứng động vật có vú (thỏ) trong điều kiện phòng thí nghiệm. Đây được
xem là thành tựu quan trọng nhất trong lịch sử phát triển của
TTTON.26/04/2004
Thụ tinh trong ống nghiệm: Tiêm tinh trùng vào bào tương trứng
Hơn 20 năm qua thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) đã gặt hái rất nhiều

thành công trong điều trị hiếm muộn do vòi trứng, hiếm muộn vô căn hoặc
do chồng.Tuy nhiên, tỉ lệ thành công của TTTON với nguyên nhân do
chồng thấp hơn so với trường hợp tinh trùng chồng bình
thường27/01/2004
Ðánh giá kết quả chương trình thụ tinh trong ống nghiệm-cho trứng
đầu tiên ở Việt Nam
Thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) với trứng người cho lần đầu tiên trên
thế giới thành công vào năm 1983 và đứa bé đầu tiên của kỹ thuật này đã
ra đời 1984 tại Monash. Từ đó đến nay, kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm
cho trứng ngày càng phát triển rộng rãi20/01/2004
/>Ðánh giá kết quả chương trình thụ tinh trong ống nghiệm-cho trứng
đầu tiên ở Việt Nam
Vương Thị Ngọc Lan, Hồ Mạnh Tường, Phạm Việt Thanh,
20/01/2004
Thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) với trứng người cho lần đầu tiên trên
thế giới thành công vào năm 1983 và đứa bé đầu tiên của kỹ thuật này đã
ra đời 1984 tại Monash. Từ đó đến nay, kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm
cho trứng ngày càng phát triển rộng rãi và trở thành một phương pháp
điều trị thường qui tại các trung tâm TTTON trên thế giới với tỉ lệ có thai
lâm sàng từ 22 - 67% tùy trung tâm.
Đây là một nghiên cứu hồi cứu, được thực hiện nhằm xác định tỷ lệ thai
lâm sàng từ kỹ thuật TTTON-xin trứng và một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ
lệ có thai. Trong khoảng thời gian từ tháng 01 đến 08 năm 2000, có 59 chu
kỳ điều trị được tiến hành. Bệnh nhân được kích thích buồng trứng bằng
phác đồ down regulation, sử dụng FSH tái tổ hợp. Niêm mạc tử cung của
người nhận được chuẩn bị bằng estradiol (đường uống) phối hợp với
progesterone (đặt âm đạo). Chuyển phôi được tiến hành hai ngày sau
chọc hút trứng, với số phôi chuyển trung bình là 3.7 ( 0.8 phôi. Số liệu
được so sánh giữa hai nhóm có thai và không có thai.
Các chỉ định điều trị bao gồm suy buồng trứng sớm (27.1%), đáp ứng kém

với kích thích buồng trứng trong các chu kỳ TTTON trước đây (56%) và
phụ nữ mãn kinh (16.9%). Tuổi trung bình người nhận là 40 ( 5.3 tuổi. Thời
gian vô sinh trung bình là 11.5 ( 5.4 năm. Nồng độ FSH vào ngày 2 vòng
kinh là 22.8 ( 24.9 IU/L. tuổi trung bình của người cho là 29.9 ( 4.2 tuổi,
thay đổi từ 20 đến 38 tuổi, với nồng độ FSH vào ngày 2 vòng kinh là 4.6
( 1.3 IU/L. Tỷ lệ thai lâm sàng và thai diễn tiến (trên chu kỳ chuyển phôi)
trong nghiên cứu lần lượt là 55.9% và 47.5%.
Tỷ lệ sảy thai và đa thai lần lượt là 6.8% và 25.4%. Không có sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm có thai và không có thai về tuổi người
nhận, tuy nhiên, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi so sánh tuổi
người cho giữa hai nhóm (28.8 ( 4.5 so với 31.2 ( 3.6, p = 0/03).
Ngoài ra, tỷ lệ thai diễn tiến cũng cao hơn đáng kể khi tuổi người cho ( 29
so với nhóm phụ nữ từ 30 tuổi trở lên (57.6% so với 42.4%, p < 0.01).
Không có mối liên hệ nào giữa tuổi người nhận và độ dày niêm mạc tử
cung được tìm thấy. Tuy nhiên, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa
hai nhóm có và không có thai về các yếu tố như số trứng chọc hút được,
số phôi được hình thành, số phôi có chất lượng tốt cũng như độ dày niêm
mạc tử cung vào ngày cho hCG (lần lượt là 14.6 ( 7.1, 11.1 ( 6.3, 4.9 ( 3.2,
11.0 ( 1.7 so với. 10.3 ( 5.2, 6.4 ( 2.7; p±4.1, 2.3 ( 2.5, 8.5 < 0.01).
Kết quả nghiên cứu này cho thấy TTTON-cho trứng là một biện pháp điều
trị đem lại thành công khá cao cho những phụ nữ vô sinh do dự trữ buồng
trứng giảm. Sự đáp ứng của niêm mạc tử cung với nội tiết ngoại sinh sử
dụng trong nghiên cứu có vẻ không phụ thuộc tuổi người nhận. Bên cạnh
tuổi người cho, độ dày niêm mạc tử cung, số trứng chọc hút được và số
phôi có chất lượng tốt có thể được xem là các yếu tố tiên lượng tỷ lệ thành
công của chương trình TTTON-cho trứng.
/>Thụ tinh trong ống nghiệm: Tiêm tinh trùng vào bào tương trứng
BS. Hồ Mạnh Tường, BS.Vương Thị Ngọc Lan, BS. Phạm Việt Thanh, BS.
Nguyễn Thị Ngọc Phượng
27/01/2004

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hơn 20 năm qua thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) đã gặt hái rất nhiều
thành công trong điều trị hiếm muộn do vòi trứng, hiếm muộn vô căn hoặc
do chồng. Tuy nhiên, tỉ lệ thành công của TTTON với nguyên nhân do
chồng thấp hơn so với trường hợp tinh trùng chồng bình thường. Nếu tinh
trùng chồng có vấn đề, tỉ lệ TTTON chỉ đạt khoảng 20-30% (bình thường
60-70%) và khoảng 1/3 bệnh nhân hoàn toàn không có hiện tượng thụ tinh
giữa tinh trùng và trứng. Đa số các trung tâm TTTON đều có tiêu chuẩn
nhất định cho tinh trùng khi nhận bệnh nhân làm TTTON (trên 0,5 triệu tinh
trùng di động tốt sau rửa).
Do đó, nhiều cố gắng nhằm cải thiện tỉ lệ thụ tinh cho những trường hợp
tinh trùng yếu đã được thử nghiệm trong những năm gần đây. Năm 1991,
Ng và cộng sự (Singapore) báo cáo trường hợp thành công đầu tiên bằng
phương pháp tiêm tinh trùng vào khoang quanh noãn (SUZI). Năm 1992,
Cohen và cộng sự (Mỹ) công bố trường hợp thành công đầu tiên bằng
phương pháp tạo lỗ thủng nhân tạo ở zona pellucida (PZD). Tuy nhiên hai
phương pháp nêu trên vẫn không làm tăng đáng kể tỉ lện thụ tinh ở những
trường hợp tinh trùng chồng yếu. Cũng vào năm 1992, phương pháp ICSI
được giới thiệu sau một loạt những trường hợp thành công của Palermo
(Bỉ) và cộng sự khi tiêm tinh trùng trưc tiếp vào bào tương trứng. Từ đó
đến nay, kỹ thuật ICSI đã không ngừng được cải tiến và áp dụng ngày
càng rộng rãi. Ở Mỹ, năm 1996, ICSI đã chiếm hơn 30% các chu kỳ hỗ trợ
sinh sản. Hiện nay tỉ lệ này có thể còn cao hơn. ICSI là kỹ thuật hỗ trợ cho
quá trình thụ tinh giữa tinh trùng và trứng in-vitro. Khi điều trị với ICSI, các
bước tiến hành hoàn toàn tương tượng như TTTON thông thường, chì
khác ở giai đoạn thụ tinh, 1 tinh trùng được tiêm trực tiếp vào trứng dưới
sự hỗ trợ của hệ thống vi thao tác.
Việc thành công của kỹ thuật ICSI đã tạo một tiếng vang lớn và làm thay
đổi nhiều quan niệm về quá trình thụ tinh ở người và động vật nói chung.
Kỹ thuật ICSI từ khi thành công đã được xem là một cuộc cách mạng trong

điều trị vô sinh nam. Trong một khảo sát về ICSI với qui mô lớn nhất cho
đến nay của Hiệp hội sinh sản người và Phôi học Châu Aâu (ESHRE) báo
cáo năm 1998, tỉ lệ thụ tinh của noãn sau khi tiêm tinhg trùng vào bào
tương noãn của 174 bệnh nhân là 55,4%; tỉ lệ noãn thụ tinh tiếp tục phát
triển là 44,0% (số liệu năm 1994, số liệu từ 30 trung tâm khác nhau).
Các em bé sinh ra do thụ tinh trong ống nghiệm đầu tiên tại Việt Nam vào
tháng 4 năm 1998 tại Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ. Đây cũng là nơi đầu tiên
ở Việt Nam thực hiên thành công kỹ thuật tiêm trùng vào bào tương trứng
năm 1998, em bé đầu tiên được sinh ra kỹ thuật này vào tháng 2/1999.
cho đến nay chưa có nghiên cứu nào báo cáo về khả năng ứng dụng và
kết quả kỹ thuật ICSI trong điều trị vô sinh nam tại Việt Nam.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đây là một nghiên cứu. Chúng tôi thu thập các số liệu từ tất cả các trường
hợp được điều trị với kỹ thuật ICSI tại khoa Hiếm muộn, Bệnh viện Phụ
Sản Từ Dũ từ tháng 5/1999 đến tháng 3/2000.
Qui trình thực hiện ICSI
Người vợ được cho thuốc kích thích buồng trứng để tăng tối đa nang noãn
phát triển trong chu kỳ điều trị. Chúng tôi sử dụng phác đồ dài, phối hợp
GnRH agonist (Decapeptyl 0,1 mg) và FSH tái tổ hợp (Puregon). Bệnh
nhân sau đó được theo dõi bằng siêu âm vá định lượng nội tiết (LH, E2)
để điều chỉnh liều thuốc và xác định thời điểm nang noãn trưởng thành.
hCG (Pregnyl) được sử dụng để kích thích sự trưởng thành của noãn.
Chọc hút trứng qua âm đạo, dưới hướng dẫn của siêu âm với đầu dò âm
đạo. Trứng chọc hút được tiến hành khoảng 35 giờ sau khi tiêm hCG.
Trứng chọc hút được sẽ được cấy với môi trường cấy (IVF-20) trong tủ
cấy CO2 từ 5 đến 6 giờ.
Tinh dịch được lấy khoảng 2 giờ sau khi chọc hút. Sau đó chúng tôi tiến
hành lọc tinh trùng bằng Sperm Grad-100 và rửa lại 2 lần với các môi
trường Sperm Rinse-20 và Gamete-20.
Khoảng 5-6 giờ sau khi chọc hút trứng, trứng được cho vào môi trừơng

Gamete-20 chứa men hyaluronidase nồng độ 80IU/ml để tách các lớp tế
bào nang xung quanh trứng. Việc bóc tách các tế bào quanh trứng được
hỗ trự vói pipette Pasteru kéo nhỏ có đường kính nhỏ dần từ 100-150 mm
dưới kính hiển vi soi nổi.
Trứng sau đó được cho vào các giọt môi trường trên đĩa cấy đường kính
30mm. Tinh trùng sau khi lọc và rửa cũng được cho vào giọt PVP 10%
trên đĩa cấy. Tất cả các giọt môi trường trong đĩa cấy được phủ một lớp
dầu (Ovoil-150). Sau đó đĩa cấy được đặt vào kính hiển vi đảo ngược có
bệ sưởi ấm 370C để thực hiện tiêm tinh trùng vào trứng được thực hiên
dưới kính hiển vi đảo ngược với hệ thống vi thao tác (micromanipulation)
ở độ phóng đại 200 lần.
Kim tiêm tinh trùng (microinjection pipette) với đường kính khoảng 5-6 m
sẽ được đặt vào giọt PVP 10% để cố định và bắt tinh trùng. Sau đó đặt
kim giữ trứng (holding pipette) với đường kính trong khoảng 30-40 m cùng
với kim tiêm tinh trùng vào giọt môi trường chứa trứng. Tạo áp lực âm
trong kim giữ trứng để giữ cố định trứng lúc tịem tinh trùng. Kim tiêm tinh
trùng được đâm xuên qua màng trong suốt và màng tế bào trứng. Tinh
trùng sau đó được tiêm vào bào tương trứng.
Trứng sau khi tiêm tinh trùng sẽ được nuôi cấy trong tủ cấy CO2. việc
kiểm tra thụ tinh được thực hiên từ 16-18 giờ sau. Sau đó trứng sẽ được
đặt trở lại tủ cấy. Trứng thụ tinh sẽ đựơc kiểm tra lần thứ hai vào ngày
hôm sau để đánh giá sự phát triển của phôi và chọn phôi chuyển vào
buồng tử cung.
Hai tuần sau khi chuyển phôi, bệnh nhân được làm xét nghiệm thử thai
bằng cách định lượng kCG trong huyết thanh (phư8ơng pháp mễim dịch
men). Nếu xét nghiêm thử thai dương tính, bệnh nhân sẽ được hẹn siêu
âm 3 tuần sau để siêu âm xác định túi thai trong buồng tử cung. Thai lâm
sàng được định nghĩa khi trên siêu âm thấy có túi thai và tim trong lòng tử
cung.
Tất cả các số liệu đều được ghi nhận từ hồ sơ bệnh án theo dõi và xử lý

bằng phần mềm Microsoft Excel 97.
KẾT QUẢ
Từ tháng 5/1999 đến 2/2000, chúng tôi đã thực hiện ICSI cho 37 trường
hợp với tổng số trứng được tiêm tinh trùng là 403 trứng.
Các đặc điểm về tuổi vợ, tuổi chồng, mật độ tinh trùng, số trứng chọc hút
được và số trứng được tiêm tinh trùng được ghi nhận như sau:
Bảng 1. Đặc điểm bệnh nhân




Tuổi trung bình của chồng là 37,6 (4,8. ở đa số các cặp vợ chồng tham gia
chương trình này, tuổi không cao.
Số trứng được tiêm tinh trùng ít hơn số trứng được chọc hút do có một tỉ
lệ nhất định trứng chưa trưởng thành khi đánh giá dưới kính hiển vi.
Chúng tôi chỉ thực hiên ICSI đối với các trứng trưởng thành. Trứng trưởng
thành được xác định bởi sự xuất hiện của thể cực thứ nhất ở khoang
quanh noãn.
Bảng 2. Kết quả kỹ thuật của ICSI



Cột thứ 2 cho thấy kết quả kỹ thuật của kỹ thuật ICSI thực hiện tại Phòng
thụ tinh trong ống nghiệm, Bệnh viện Phụ Sản Từ Dũ. Các tỉ lệ phần trăm
được tính trên tổng số trứng đã được ICSI.
Trứng sống sau ICSI được tính là số trứng không bị thoái hóa hoặc vỡ sau
khi thực hiện ICSI. Số trứng này có thể thụ tinh hoặc không thụ tinh. Trứng
thụ tinh được xác nhận dựa trên sự xuất hiện của các tiền nhân (pronulei)
khi kiểm tra thụ tinh và 16-18 giờ sau ICSI. Số phôi được tính dựa trên sự
phân chia của các trứng đã thụ tinh

Bảng 3. kết quả điều trị .
Có 2 trường hợp không chuyển phôi do sau khi tiêm ICSI, các trứng không
có thụ tinh hoặc có thụ tinh nhưng không phát triển thành phôi.
Thai lâm sàng được xác định khi phát hiện thấy túi thai và tim thai trong
lòng tử cung qua siêu âm, 3 tuần sau khi thử hCG dương tính. Tỉ lệ làm tổ
của phôi được tính bằng tổng só túi thai phát hiện trên siêu âm trên tổng
số phôi chuyển vào buồng tử cung.
BÀN LUẬN
Tuổi trung bình của người vợ không cao (bảng 1) so với tuổi trung bình
của các bệnh nhân tham gia chương trình TTTON tại Bênh viện Phụ Sản
Từ Dũ (trên 35 tuổi). Chúng tôi không tiến hành chọn lọc tuổi trên bệnh
nhân ICSI trong nghiên cứu này. Đặc điểm này có thể do các cặp vợ
chồng hiến muộn do nguyên nhân tinh trùng quá ít, yếu thường không bị
mất nhiều thời gian để theo đuổi các phương pháp điều trị khác trứơc khi
tham gia chương trình ICSI.
Tuổi trung bình của chồng không cao (bảng 1) cho thấy yếu tố tuổi có thể
không đóng vai trò quan trọng trong số lượng và chất lựơng tinh trùng
trong các trường hợp hiếm muộn do nam giới.
Mật độ tinh trùng được gọi là bình thường khi có ít nhất 20 triệu tinh trùng
di động trong 1 ml tinh dịch. Tỉ lệ di động của tinh trùng được gọi là bình
thường khi có ít nhất 50% tinh trùng có di động tíên tới. Mật độ tinh trùng
trung bình và tỉ lệ di động trung bình cao tương đối cao trong mẫu nghiên
cứu (bảng 2) do các yếu tố sau: (1) có một số trường hợp tinh trùng có
chất lượng tương đối bình thường nhưng bệnh nhân thất bại trong các chu
kỳ thụ tinh trong ống nghiệm trước do tỷ lệ thụ tinh thấp khi cấy trứng và
tinh trùng và (2) một số trường hợp số lượng tinh trùng bình thường
nhưng tỷ lệ dị dạng cao. Thực tế trên 80% trường hợp của mẫu nghiên
cứu có bất bình thường về tinh trùng vừa hoặc nặng (mật độ tinh trùng < 5
triệu/ml kèm với bất thường về tỉ lệ di động và tỉ lệ dị dạng của tinh trùng).
Để có dữ liệu để đánh giá các số liệu của chương trình ICSI tại bệnh viện

Từ Dũ, chúng tôi tham khảo với số liệu liên quan với chương trình ICSI tại
Trung tâm Y học sinh sản, thuộc Bệnh Viện Trường Đại học Brussels, Bỉ.
Đây là trung tâm thực hiện ICSI đầu tiên trên thế giới. So với số liệu trong
5 năm đầu của trung tâm trên, các số liệu của chúng tôi đạt được gần
tương đương.
Các số liệu về số trứng sống, số trứng thụ tinh và số phôi sau ICSI thể
hiện thành công của kỹ thuật thực hiên ICSI. Tỷ lệ thành công của kỹ thuật
ICSI phụ thuộc vào nhiều yếu tố: phác đồ chuẩn bị trứng, phác đồ chuẩn
bị tinh trùng, chất lượng kỹ thuật của máy móc và dụng cụ hỗ trợ như: kính
hiển vi, kim giữ trứng, kim tiêm tinh trùng… tuy nhiên vấn đề quan trọng
nhất là kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương trứng và kỹ thuật nuôi cấy
trứng và phôi.
Kỹ thuật ICSI bao gồm một sự phối hợp rất chính xác của 2 tay của người
thực hiện trên nhiều công đoạn: bất động tinh trùng, hút tinh trùng vào kim,
giữ trứng và đặt kim đúng vị trí, đâm kim qua màng trong suốt làm thủng
màng tế bào trứng, tiêm tinh trùng… Để đảm bảo một tỷ lệ trứng sống thụ
tinh và có khả năng phát triển thành phôi cao, người thực hiện cần phải có
sự kiên nhẫn, khéo tay và tiû mỉ. Các kết quả trên cho thấy dù mới bắt đầu
một kỹ thuật rất mới ở Việt Nam, chúng tôi đã đạt được một kết quả hết
sức khả quan, mở ra triển vọng ứng dụng và phát triển kỹ thuật này ở Việt
Nam.
Kết quả điều trị còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác ngoài các yếu tố kỹ
thuật của ICSI như chọn phôi chuyển vào buồng tử cung, kỹ thuật chuyển
phôi, phác đồ chuẩn bị nội mạc tử cung tạo điều kiện thuận lợi cho phôi
làm tổ. Do số trứng chọc hút được ở mỗi chu kỳ tương đối cao, nên dù kết
quả kỹ thuật ICSI của chúng tôi có thấp hơn so với nghiên cứu tham khảo,
chúng tôi đạt được tỷ lệ có phôi chuyển cao tương đương. Đây có thể là
yếu tố góp phần làm cho tỷ lệ có thai lâm sàng đạt được của chúng tôi
tương đối cao (bảng 2 và bảng 3).
Tỷ lệ làm tổ của phơi là chỉ số quan trọng nhất thể hiện hiệu quả của tồn

bộ cơng nghệ tạo phơi và ni cấy phơi cùng với sự chuẩn bị nội mạc tử
cung. Chỉ số này nói lên khả năng tồn tại và phát triển của phơi sau khi đặt
vào buồng tử cung. Nhiều báo cáo ước tính với phác đồ chuyền phơi vào
ngày 2 sau khi cấy, tỷ lệ làm tổ của phơi nói chung trên Thế Giới cho đến
hiện nay là khoảng trên dưới 15%. Tỷ lệ làm tổ của phơi trong nghiên cứu
của chúng tơi cũng tương đương với tỷ lệ chung trên thế giới (bảng 3)
Kết quả ở một số trường hợp cho thấy tỷ lệ làm tổ của phơi của chúng tơi
có thể đạt ở mức rất cao (50%-80%). Cơng nghệ tạo phơi với kỹ thuật ICSI
bước đầu đưa vào ứng dụng đã đạt được thành cơng. Tuy nhiên chúng tơi
cần thiết nghiên cứu cải tiến nhiều hơn để đạt được kết quả cao và ổn
định.
Một vấn đề thường đựơc đặt ra kể từ khi kỹ thuật ICSI được đưa vào ứng
dụng trên người để điều trị vơ sinh và tỷ lệ dị tật và bất thường nhiễm sắc
thể ở trẻ sinh ra do ICSI. Rất nhiều nghiên cứu trên thế giới đã được thực
hiện để xác định các nguy cơ có thể có, đặc biệt là về bất thường về di
truyền đối với trẻ sinh ra do kỹ thuật ICSI. Hầu hết các nghiên cứu lớn, với
số liệu và phân tích hồn chỉnh đều cho thấy ICSI là một kỹ thuật an tồn
cho đến thời điểm hiện nay (gần 10 năm sau khi đưa vào ứng dụng).
Nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ sinh ra do ICSI có tỷ lệ dị tật bẩm sinh và
bất thường nhiễm sắc thể tương đương với dân số bình thường hoặc cao
hơn khơng đáng kể (OR từ 1-1,28). Trong đó, người ta ghi nhận có một số
yếu tố chủ quan và khách quan trong khi thống kê có thể làm tỷ lệ dị tật và
bất bình thường nhiễm sắc thể ở trẻ sinh ra do ICSI cao hơn:
- Các trẻ sinh ra do ICSI được theo dõi trước và sau khi sanh kỹ hơn nên
tần suất phát hiện bất thường cao hơn.
- Tỷ lệ đa thai cao hơn ở các chu kỳ ICSI (so với bình thường) nên tỷ lệ
các bất thường cao hơn.
- Các bất thường về cấu trúc nhiễm sắc thể thường do truyền từ cha (cha
có bất thường về cấu trúc nhiễm sắc thể gây thiểu năng tinh trùng).
Ít có nghiên cứu nào ghi nhận các dị tật và bất thường nhiễm sắc thể do

bản thân kỹ thuật ICSI gây ra. Do đó cho đến nay, kỹ thuật ICSI vẫn được
đánh gía là một kỹ thuật điều trị an tồn, mặc dù vấn đề theo dõi lâu dài
vẫn được đặt ra.
Trong số các trẻ sinh ra do ICSI tại bệnh viện Từ Dũ cho đến nay, chúng
tơi chưa phát hiện trừơng hợp dị tật bẩm sinh và bất thường nhiễm sắc thể
nào trên việc theo dõi sau sanh và nhiễm sắc thể đồ. Chúng tơi cũng chưa
phát hiện dị tật bẩm sinh nào trên siêu âm theo dõi tiền sản của các
trường hợp có thai sau thực hiện ICSI.
Kỹ thuật ICSI từ khi được báo cáo thành công năm 1992 đã phát triển rất
nhanh trên toàn thế giới. Ơû một số trung tâm lớn, tỷ lệ áp dụng ICSI vào
các chu kỳ hỗ trợ sinh sản lên đến trên 60%. Từ hơn 5 năm nay, người ta
cũng đã mở rộng kỹ thuật ICSI cho các trường hợp không có tinh trùng.
Trong những trường hợp này, người ta sẽ sinh thiết từ mào tinh hoặc tinh
hoàn để tìm tinh trùng sau đó thực hịên ICSI bình thường. Hầu hết các kết
quả đều báo đạt được tỷ lệ thành công tương đương với các trường hợp
có tinh trùng trong tinh dịch, nếu các tinh trùng từ sinh thiết đã trưởng
thành về mặt hình thái.
ICSI được thực hiện bằng kỹ thuật vi thao tác (micromanipulation) dưới
kính hiển vi đảo ngược với sự hỗ trợ của hệ thống vi thao tác
(micromanipulation system). Vi thao tác là kỹ thuật được sử dụng để thao
tác trên tế bào, trên giao tử và phôi. Như vậy với sự hỗ trợ của vi thao tác,
hiện nay chúng ta có thể “phẫu thuật” trên giao tử để tạo phôi. Nếu Vi phẩu
thuật trong ngoại khoa giúp ta phẫu thuật để bảo toàn hay thay đổi chức
năng của một tổ chức, một cơ quan trong cơ thể người thì vi thao tác có
thể giúp ta hình thành một cá thể hoàn chỉnh.
Những nghiên cứu đầu tiên trên tế bào ứng dụng vi thao tác được báo cáo
ở đầu thế kỷ 20. Hện nay, đây là kỹ thuật cơ bản để nghiên cứu trong sinh
học ở mức độ can thiệp lên tế bào, đặc biệt trong ngành sinh học sinh sản.
Kỹ thuật vi thao tác đã và đang được ứng dụng vào nhiều công khác nhau
trong nghiên cứu và ứng dụng như chuyển gien, tạo giống, nhân giống,

sinh thiết phôi, sinh sản vô tính (cloning)… Vì những khả năng ứng dụng
rộng rãi, vi thao tác được xem là một trong những công nghệ sinh học cơ
bản của tương lai trong thế kỷ 21- thế kỷ của sinh học.
KẾT LUẬN
Việc ứng dụng thành công kỹ thuật ICSI mang lại khả năng có con cho
nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn do nguyên bất thường chất lượng và số
lượng tinh trùng, mà trước nay tưởng chừng như không còn hy vọng. Một
lần nữa, kết quả này cho thấy khả năng tiếp thu các kỹ thuật điều trị hiện
đại trên thế giới vào thực tế Việt Nam.
Theo chúng tôi được biết, chương trình ICSI tại bệnh viện phụ sản Từ Dũ
là một trong những chương trình đầu tiên ứng dụng kỹ thuật vi thao tác
trên tế bào động vật, đặc biệt là trên trứng và tinh trùng người, ở Việt
Nam. Hiện nay chúng tôi đã tiếp xúc và có một số bước ban đầu chuẩn bị
để triển khai hỗ trợ triển giao công nghệ và hợp tác trong việc ứng dụng vi
thao tác và nuôi cấy phôi cho các trung tâm Sản Phụ khoa và một số trung
tâm nghiên cứu và giảng dạy trong cả nước như học Viện Quân Y, Viện
Bảo vệ Bà mẹ sơ sinh Hà Nội, Bệnh viện phụ sản Hải Phòng, Bệnh viện
đa khoa Cần Thơ, Khoa sinh học Trường đại học Khoa Học Tự Nhiên
TP.HCM. Với sự quan tâm của nhiều cơ quan nghiên cứu, giảng dạy và
ứng dụng vào ICSI nói riêng và kỹ thuật vi thao tác nói chung, hy vọng các
công nghệ sinh học này sớm được đưa vào ứng dụng rộng rãi ở Viêt Nam
để góp phần thúc đẩy sự phát triển ngành công nghệ sinh học còn non trẻ
ở nước ta.
Tài liệu tham khảo
1. Cohen J, Malter HE, Talansky BE và Grifo J (1990). Micromaniputation
of Human Gametes and Embroys. Raven Press, New York.
2. Cohen J, Willadsen S, Schimmel T và Levron Jacob (2000).
Micromanipulation as a clinical tool. Trong “Handbook of In Vitro
Fertilization” 2nd edition của Trounson A. và Gardner D (Eds.). CRC Press,
USA: 256-306.

3. Devroey P, Tarlatzis BC và Van Steirteghem A (Eds) (1998). Current
Theory and Practice of ICSI. Human Reproduction, volume 13, supplement
1.
4. Flaherty SP và Matthews CD (1994).Intracytoplasmic Sperm Injection –
The Revolution in Male Infertility. CSIRO, Australia.
5. Tarlatzis BC và Bili H (1998). Survey in intracytoplasmic sperm injection:
report from the ESHRE ICSI Task Froce. European society of Human
Reproducion and Embryology. Human Reproduction, 1998 Apr; 13 Suppl
1: 165-177.
6. Van Steirteghem A. (1999) Press Release: A. Van Steirteghem on the
Follow up of Children born after ICSI. Ref.: www.eshre.com/?610.
7. Van Steirteghem A. (2000). Assisted fertilization. Trong “Handbook of In
Vitro Fertilization” 2nd edition của Trounson A. và Gardner Được (Eds.),
CRC Press, USA: 145-166.
8. Wennerholm UB, Bergh C., Hamberger L và cs. (2000). Incidence of
congenital malformations in children born after ICSI. Human Reproductive
vol.15, no.14:944-948.
9. American Society for Reproductive Medicine (2000). 1996 Assisted
Reproductive Technology Success Rate Report.
10. Hồ Mạnh Tường, Vương Thị Ngọc Lan, Phạm Việt Thanh, Nguyễn Thị
Ngọc Phượng (1999) thụ tinh trong ống nghiệm. Thời sự Y Dược Học, bộ
IV, số 5: 247-249
Các tin khác
/>Lịch sử phát triển của kỹ thuật hổ trợ sinh sản trên thế giới và tại Việt
nam
BS. Nguyễn Thị Ngọc Phượng, Phạm Việt Thanh
26/04/2004
Trên thế giới
1959, Chang lần đầu tiên thành công trong việc cho thụ tinh giữa tinh trùng
và trứng động vật có vú (thỏ) trong điều kiện phòng thí nghiệm. Đây được

xem là thành tựu quan trọng nhất trong lịch sử phát triển của TTTON. Nó
chứng tỏ trứng và tinh trùng của động vật có thể thụ tinh được bên ngoài
cơ thể. Từ sau thí nghiệm này TTTON đã được nghiên cứu trên nhiều loài
động vật khác nhau, kể cả người.
1966, các bác sĩ người Mỹ và nhà khoa học người Anh RG Edwards lần
đầu tiên công bố trường hợp lấy được trứng người qua phẫu thuật nội soi
tại Mỹ. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu này thất bại trong việc chứng minh
trứng và tinh trùng người có thể thụ tinh được bên ngoài cơ thể.
1971, Steptoe và Edwards ở Anh bắt đầu báo cáo nuôi cấy được phôi
nang người trong ống nghiệm và chuyển phôi vào buồng tử cung.
1976, trường hợp có thai đầu tiên từ TTTON trên thế giới được ghi nhận
tại Anh do Steptoe và Edwards công bố. Tuy nhiên, rất tiếc đây lại là một
trường hợp thai ngoài tử cung.
1978, em bé đầu tiên từ TTTON, Louis Brown, ra đời đánh dấu bước đầu
cho sự phát triển của TTTON trên người. Sau đó, 2 trường hợp sanh khác
từ TTTON cũng đã được báo cáo tại Anh. Sau đó, chương trình này tại
Anh bị gián đoạn trong 2 năm.
1980, em bé TTTON thứ tư trên thế giới được sinh ra tại Úc. Trung tâm
Monash ở Úc được ghi nhận là nơi thứ hai trên thế giới thực hiện thành
công TTTON. Trung tâm này sau đó liên tục báo cáo các trường hợp sanh
sau TTTON. Do trung tâm TTTON đầu tiên ở Anh tạm ngưng hoạt động
sau trường hợp sanh đầu tiên, người ta ghi nhận rằng 12 trong số 15 em
bé TTTON đầu tiên trên thế giới được ra đời từ trung tâm Monash ở Úc.
1981, em bé TTTON đầu tiên ở Mỹ ra đời. Đây cũng là trường hợp TTTON
đầu tiên sử dụng gonadotropin để kích thích buồng trứng.
Sau đó, trong những năm 80, kỹ thuật TTTON đã phát triển rất mạnh và
lần lượt được báo cáo thành công tại nhiều nước trên thế giới, kể cả ở
Châu Á. Trong đó, Singapore được ghi nhận là nơi thực hiện thành công
TTTON đầu tiên ở Châu Á vào năm 1983 bởi nhóm nghiên cứu của SC Ng
và cộng sự.

1983, siêu âm đầu dò âm đạo được giới thiệu và kỹ thuật chọc hút trứng
qua ngả âm đạo với với hướng dẫn của siêu âm đầu dò âm đạo được giới
thiệu lần đầu tiên và thay thế hoàn toàn việc chọc hút trứng quan nội soi
tốn kém, nguy hiểm và kém hiệu quả.
1984, kỹ thuật chuyển giao tử vào vòi trứng (GIFT) được báo cáo thành
công tại Mỹ.
1984, em bé đầu tiên ra đời từ trường hợp một phụ nữ không còn buồng
trứng, thực hiện xin trứng-TTTON tại Úc.
1984, em bé đầu tiên sinh ra từ phôi người đông lạnh được báo cáo ở Úc
bởi Trounson và Mohr.
1986, Chen báo cáo trường hợp có thai từ trứng người sau đông lạnh và
rã đông tại Úc. Tuy nhiên, tỉ lệ thành công được báo cáo rất thấp.
1988, trường hợp tiêm tinh trùng vào dưới màng trong suốt (SUZI) được
báo cáo thành công lần đầu tiên tại Singapore bởi SC Ng và cộng sự.
1989, kỹ thuật đục thủng màng trong suốt (PZD) để hỗ trợ thụ tinh được
giới thiệu ở Mỹ bời Cohen.
1992, kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương trứng được báo cáo thànnh
công lần đầu tiên tại Bỉ bởi Palermo và cộng sự.
1994, trường hợp có thai đầu tiên từ trứng non trưởng thành trong ống
nghiệm (IVM) được báo cáo tại Úc.
1994, các trường hợp MESA-ICSI (hút tinh trùng từ mào tinh qua vi phẫu
và tiêm tinh trùng vào bào tương trứng) đầu tiên được báo cáo.
1995, kỹ thuật PESA-ICSI (chọc hút tinh trùng từ mào tinh xuyên da và
tiêm tinh trùng vào bào tương trứng) được giới thiệu .
1995, kỹ thuật TESE-ICSI (phân lập tinh trùng từ tinh hoàn ở những
trường hợp giảm sinh tinh tại tinh hoàn và tiêm tinh trùng vào bào tương
trứng) được báo cáo thành công.
1997, trường hợp có thai ở phụ nữ 63 tuổi với kỹ thuật xin trứng-TTTON
được báo cáo.
1997, trường hợp có thai đầu tiên từ trứng trữ lạnh và rã đông của Mỹ

được báo cáo. 11 năm sau trường hợp đầu tiên trên thế giới được báo
cáo.
2001, phác đồ mới trong kỹ thuật trữ trứng được báo cáo, cải thiện đáng
kể tỉ lệ thành công. Đồng thời, những trường hợp sanh đầu tiên từ cả
trứng và tinh trùng đông lạnh được báo cáo tại Ý.
Tại Việt nam
TTTON được thực hiện thành công tại Việt nam khá muộn so với các
nước trên thế giới và trong khu vực. Tuy nhiên, trong những năm gần đây
chúng ta đã đạt được những bước tiến nhanh và vững chắc. Hiện nay,
chúng ta đã thực hiện thành công các kỹ hỗ trợ sinh sản phổ biến trên thế
giới hiện nay với tỉ lệ thành công khá cao và ổn định.
Trung tâm TTTON tại Bệnh viện Phụ Sản Từ Dũ hiện được ghi nhận là
trung tâm lớn nhất khu vực Đông Nam Á và là một trong những trung tâm
hàng đầu ở châu Á. Uy tín của ngành hỗ trợ sinh sản Việt nam đã bắt đầu
được ghi nhận trong khu vực và trên thế giới trong những năm qua. Bệnh
viện Phụ Sản Từ Dũ đã có hơn 10 báo cáo khoa học về lãnh vực này tại
các hội nghị khoa học trong vùng và trên thế giới. Trong thời gian qua,
chúng tôi đã thu hút được trên 100 trường hợp người ở nước ngoài đến
điều trị. Năm 2004, chúng ta cũng bắt đầu thu hút được bác sĩ từ các
nước đến học hỏi kinh nghiệm trong lãnh vực này.
Sự phát triển của TTTON tại Việt nam từ 1997 đến nay
• 1997, Bệnh viện phụ Sản Từ Dũ bắt đầu thực hiện TTTON.
• 30/4/1998, 3 em bé TTTON đầu tiên ra đời ở Việt nam.
• 1998-2000, Bệnh viện Phụ Sản Từ Dũ bước đầu đào tạo và chuyển
giao công nghệ cho học viện Quân Y về kỹ thuật lọc rửa tinh trùng,
trữ lạnh tinh trùng, TTTON.
• 1999, Bệnh viện Hùng Vương bắt đầu thực hiện TTTON.
• 1999-2000, Bệnh viện Từ Dũ bắt đầu đào tạo và chuyển giao công
nghệ cho viện Bảo vệ bà mẹ và sơ sinh. Trong thời gian này, 6 bác
sĩ và 2 kỹ thuật viên của Viện BVBMSS đã được đào tạo tại Bệnh

viện Từ Dũ.
• Cũng trong thời gian này, Bệnh viện Phụ Sản Từ Dũ đã đào tạo các
kỹ thuật viên của Viện BVBMSS kỹ thuật thực hiện tinh dịch đồ
theo tiêu chẩn của WHO và kỹ thuật lọc rửa tinh trùng. Nhờ đó,
trước khi thực hiện được TTTON Viện BVBMSS cũng đã triển khai

×