Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Cổ phiếu ngân hàng kém hấp dẫn trong ngắn hạn docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.04 KB, 3 trang )

Cổ phiếu ngân hàng kém hấp dẫn trong ngắn hạn
Nguyên nhân do nợ xấu tục trầm trọng hơn, ngân hàng nào không trích lập
đủ dự phòng rủi ro thì không được chia cổ tức.
Theo bộ phận phân tích Công ty chứng khoán Vietcombank, tính đến quý III, dù
lãi suất cho vay đã liên tục điều chỉnh giảm nhưng cũng không còn đóng vai trò
quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng tín dụng. Hầu hết lãi suất của các
khoản vay đã hạ về mức 15% hoặc thấp hơn. Theo yêu cầu của Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước bắt đầu được thực thi 15/7 và một mặt do sự chủ động của nhiều
ngân hàng chấp nhận hy sinh một phần biên lợi nhuận để thúc đẩy tăng trưởng tín
dụng và chia sẻ khó khăn với, doanh nghiệp; thậm chí một số ngân hàng còn đưa
ra các gói tín dụng cá nhân với lãi suất chỉ ở quanh mức trần huy động 9%, áp
dụng cho những tháng vay đầu tiên như HDBank, HSBC, VCB, VIB…, nhưng
điều đó cũng không có tác động rõ nét như mong đợt đối với tăng trưởng tín dụng.
Mặt khác, trong quý III, thời điểm một số chính sách của cơ quan quản lý thị
trường có hiệu lực, cũng tác động không nhỏ tới kết quả doanh thu và lợi nhuận
của các ngân hàng Cùng với đó, những biến động nhân sự liên quan đến cơ cấu
vốn chủ sở hữu hoặc hợp nhất, sáp nhập cũng khiến trạng thái huy động tiền gửi,
ngoại tệ của một số ngân hàng nằm trong vòng xoáy biến động, bị thu hẹp đáng
kể.
Trên thị trường chứng khoán, nhìn chung giao dịch chứng khoán của cổ phiếu vua
một thời không khởi sắc nếu tính về giá trị. Thậm chí vào phiên giao dịch ngày
23/11, theo thống kê của ông Robert Zielinski - Giám đốc khối nghiên cứu và
phân tích Công ty chứng khoán Bản Việt, cổ phiếu của ACB và SHB giao dịch
gần mức thấp nhất trong 52 tuần qua. Cụ thể SHB giảm 4% đóng cửa tại 4.800
đồng và chỉ còn khoảng một 1/2 giá trị sổ sách. ACB cũng đang giao dịch tại mức
14.600 đồng, chỉ cao hơn giá trị sổ sách một chút. Đây là kết quả đi ngược với
diễn tiến khối lượng giao dịch mà SHB đã đạt được trong quý I, quý II và ACB đã
đạt được trong cao trào quý II, thậm chí sang quý III với những chuyển nhượng
thỏa thuận lô lớn. Song song, những chuyển nhượng thỏa thuận hàng triệu đơn vị
xoay quanh mã EIB của Eximbank cũng khiến dư luận để ngỏ nghi vấn có khả
năng tới đây, Eximbank sẽ là tâm điểm thay đổi không chỉ về nhân sự, cơ cấu vốn


chủ sở hữu mà còn chiến lược và thậm chí là diện mạo thương hiệu của ngân hàng
này? Nghi vấn này khá trùng với việc để ngỏ khả năng sáp nhập giữa Eximbank và
Sacombank mà đại diện vốn của EIB tại Sacombank, đương kim chủ tịch
Sacombank đưa ra.
Một số chuyên gia cũng không ngần ngại chỉ ra khả năng để ngỏ có thể là một cú
“phóng hỏa mù” để các giao dịch quanh nhóm các cổ phiếu ACB, EIB, STB có
thêm sức hấp dẫn và động lực hỗ trợ trong bối cảnh các “đại gia” đang nỗ lực thỏa
thuận để đạt tới những thỏa thuận vốn từ cổ phiếu hợp tình hợp lý nhất cho mớ
bòng bong thâu tóm, thanh khoản, nợ xấu cá nhân chồng chéo với sở hữu pháp
nhân.
Dầu vậy, nói đến triển vọng quý IV, vẫn phải nói đến triển vọng tăng trưởng lợi
nhuận, cơ sở cơ bản để cổ phiếu ngân hàng tìm lại chỗ đứng danh giá của mình.
VCBS phân tích: cùng với vấn đề nợ xấu vẫn tiếp tục trầm trọng hơn, vấn đề trích
lập dự phòng cũng sẽ được thanh tra giám sát chặt chẽ hơn, ngân hàng nào không
trích lập đủ dự phòng rủi ro thì không được chia cổ tức. Do đó điều này sẽ có thể
giảm bớt sức hấp dẫn của cổ phiếu ngân hàng trong ngắn hạn nhưng về lâu dài sẽ
giúp cải thiện đáng kể sức khỏe của các ngân hàng.
Về tăng trưởng tín dụng, nhu cầu vay vốn trong những tháng cuối năm không có
dấu hiện cải thiện nhiều. Dự báo cả năm tăng trưởng tín dụng đạt mức 5%. Hơn
nữa, một khi các chính sách tiền tệ và tài khóa nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, cải thiện
sức khỏe nền kinh tế mà không ảnh hưởng đến ổn định vĩ mô hầu như đã được
Ngân hàng Nhà nước sử dụng hết, từ giờ đến cuối năm sẽ không có thêm biến
động về các mức trần lãi suất, đồng thời việc áp trần vẫn được áp dụng. “Chúng
tôi cho rằng lợi nhuận của đại bộ phận các ngân hàng trong quý IV sẽ không cải
thiện so với quý III do các khó khăn chính vẫn có xu hướng tiếp diễn trong quý
IV. Theo đó, hầu hết các ngân hàng khó có khả năng hoàn thành kế hoạch lợi
nhuận năm nay. Đồng thời, chừng nào vấn đề nợ xấu chưa được giải quyết và các
ngân hàng yếu kém chưa được tái cơ cấu triệt để thì triển vọng của ngành ngân
hàng trong 2013 vẫn chưa có gì sáng sủa.


×