Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Cổ phiếu ngân hàng “mắc cạn”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.35 KB, 2 trang )

Cổ phiếu ngân hàng “mắc cạn”


Cổ phiếu toàn ngành NH đang bị ''mắc cạn'' bởi STB. Vì vậy, nếu thị trường có tăng
mạnh thì cổ phiếu NH cũng tăng ít, còn khi thị trường đi xuống thì cổ phiếu NH xuống đầu
tiên
Thị trường chứng khoán vừa trải qua một tuần giao dịch sôi động mạnh nhất từ nhiều
tháng nay, nhờ đó nhiều cổ phiếu có mức vốn hóa lớn trên hai sàn tăng mạnh liên tục nhiều
ngày. Song nhóm cổ phiếu ngân hàng lại bị “mắc cạn”, làm cho nhiều nhà đầu tư ôm cổ
phiếu này đứng ngồi không yên.
Kết quả kiểm toán “đá nhau”
Sacombank (STB) công bố con số kiểm toán về kết quả kinh doanh năm 2008 đã tạo
cú sốc đối với nhiều nhà đầu tư. Theo báo cáo tài chính công khai trong tháng 2, năm qua,
STB thu lợi nhuận hợp nhất trước thuế là 1.243 tỉ đồng. Thế nhưng, theo công bố của kiểm
toán, số lợi nhuận này chỉ có 1.110 tỉ đồng, thấp hơn con số STB công bố 133 tỉ đồng. Sự
chênh lệch quá lớn đó làm cho nhiều nhà đầu tư giảm niềm tin về kết quả hoạt động của
STB.
Theo giải trình của lãnh đạo STB, sở dĩ có sự chênh lệch đó là do sự khác biệt về
phương pháp trích lập dự phòng giảm giá đối với các loại cổ phiếu chưa niêm yết mà STB
đầu tư so với phương pháp công ty kiểm toán đưa ra. Mặc dù STB giải trình như vậy nhưng
trên thị trường, nhà đầu tư đều có chung tâm trạng không yên. Ông Lê Công, một nhà đầu tư
cá nhân tại sàn SSI, nói: “Sự chênh lệch quá lớn giữa hai bản báo cáo làm cho nhà đầu tư
bất an, vì vậy họ đâm ra nghi ngờ thêm về tính minh bạch của ngân hàng”.

Mặt khác, trong thời gian qua, nhiều nhà đầu tư cảm thấy lo lắng khi đối tác chiến
lược nước ngoài của STB là Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) đang thực hiện việc thoái vốn
(bán cổ phiếu) của STB với số lượng lớn. Ông Huỳnh Anh Tuấn, Giám đốc Công ty Chứng
khoán SJC, cho biết: Trong khi IFC chưa bán xong số cổ phiếu đã đăng ký thì dư luận lại
bàn tán thêm về việc một đối tác chiến lược nước ngoài khác nữa của STB là Ngân hàng
ANZ cũng đang có ý muốn thoái vốn ở STB và đã tỏ thái độ bất đồng quan điểm khi thấy
STB tiếp tục tăng vốn trong khi thu nhập rất “bèo”.



Năm qua, STB thu lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 1.069 tỉ đồng (số công bố của STB chứ
không phải số kiểm toán), trong khi vốn điều lệ là 5.115 tỉ đồng nên mức thu nhập chỉ đạt
2.093 đồng/cổ phiếu. Tỉ lệ lợi nhuận như vậy là quá thấp so với nhiều cổ phiếu ngành nghề
khác.

Toàn ngành bị ảnh hưởng

Hiện mới có hai cổ phiếu của ngân hàng niêm yết là ACB (sàn HaSTC) và
Sacombank (sàn HoSE). Từ trước tới nay, diễn biến giá giao dịch hằng ngày của hai cổ
phiếu này thường gắn liền với nhau, khi tăng cùng tăng và khi giảm cùng giảm. Do đó khi
một đơn vị gặp sự cố, giá cổ phiếu giảm thì cũng gián tiếp ảnh hưởng tới mã kia. Vì vậy
trong tuần qua, mặc dù thị trường lên mạnh mẽ, nhiều cổ phiếu vốn lớn như: DPM, GMD,
HPG, ITA, REE, SSI... tăng giá 10% - 15% thì giá STB vẫn đứng yên 16.700 đồng/cổ
phiếu. Mặc dù thanh khoản tốt nhưng do STB không tăng nên giá ACB cũng giậm chân tại
chỗ và giá cổ phiếu của các ngân hàng khác trên thị trường OTC cũng không nhúc nhích
được.

Theo nhận xét của ông Huỳnh Anh Tuấn, giá cổ phiếu toàn ngành ngân hàng hiện
đang bị “mắc cạn” bởi STB. Vì vậy, nếu thị trường có tăng mạnh, cổ phiếu ngân hàng cũng
chỉ tăng ít, còn khi thị trường đi xuống thì cổ phiếu ngân hàng rớt đầu tiên. Có thể phải mất
nhiều thời gian để nhà đầu tư lãng quên dư âm về STB, may ra lúc đó giá cổ phiếu ngân
hàng mới hòa nhịp được với thị trường.

×