Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Một số vấn đề có liên quan đến định mức kinh doanh lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.74 KB, 19 trang )

A. LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường hiện nay, những doanh
nghiệp hoạt động tích cực trong xu thế cạnh tranh bình đẳng, hợp tác cùng có
lợi. Để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp đều phải tìm hướng đi có hiệu
quả nhất cho mình. Một trong những phương pháp quản lý và điều chỉnh hoạt
động của doanh nghiệp đạt hiệu quả tối ưu là tổ chức lao động khoa học.
Trong đó, cơ sở của tổ chức lao động khoa học và định mức kỹ thuật lao
động. Định mức kỹ thuật lao động có vai trò quan trọng trong trả công lao
động, tăng năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm, là cơ sở của lập kế
hoạch. Để giúp mọi người có cái nhìn cụ thể về định mức kỹ thuật lao động,
chúng tôi xin trình bày một số vấn đề có liên quan đến định mức kinh doanh
lao động.
1 1
B. NỘI DUNG
I. VÌ SAO PHẢI ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG
1. Khái niệm chung
Theo nghĩa rộng: "Định mức lao động là một công tác, một công việc,
là lĩnh vực hoạt động thực tiễn về xây dựng tất cả quá trình lao động, là quá
trình dự tính, tổ chức, thực hiện những biện pháp về mặt tổ chức cũng như kỹ
thuật để thực hiện các công việc có năng suất lao động cao trên cơ sở đó xác
định mức tiêu hao để thực hiện công việc).
Quá trình này yêu cầu phải làm được 4 việc sau:
- Phải nghiên cứu được điều kiện vật chất kỹ thuật nơi sản xuất
- Phải đề ra và đưa vào sản xuất những biện pháp tổ chức kỹ thuật
- Xây dựng mức và đưa mức vào sản xuất
- Quản lý và điều chỉnh mức
2. Định mức lao động đem lại những lợi ích gì?
Định mức lao động trong xí nghiệp là lĩnh vực hoạt động thực tiễn về
xây dựng và áp dụng các mức lao động đối với tất cả các quá trình lao động.
Định mức lao động có liên quan chặt chẽ với tổ chức lao động khoa học
(TCLĐKH), nhờ có định mức lao động mà có thể áp dụng những biện pháp


của TCLĐKH. Việc lựa chọn và áp dụng trong thực tế, những dự án của bất
cứ phương hướng TCLĐKH nào cũng không thể thực hiện được nếu không
có các định mức lao động tương ứng, phù hợp với những điều kiện tổ chức
nhất định. Nói cách khác, tầm quan trọng trước hết của định mức lao động là
có cơ sở tổ chức LĐKH.
Các lợi ích khác của định mức lao động là định mức lao động là căn cứ
tính tiền lương, tiền công, tăng năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm.
Từ định mức kỹ thuật, doanh nghiệp sẽ đưa ra phương hướng
TCLĐKH tối ưu cho mình bao gồm cả phân công và hiệp tác lao động thế nào
để đảm bảo M
TG
và M
SL
tốt nhất, tổ chức bố trí nơi làm việc ra sao và điều
2 2
kiện làm việc, phục vụ thuận lợi cho công nhân sản xuất để đạt năng suất,
hiệu quả cao nhất.
Qua đó, có thể thấy TCLĐKH với việc xác định, xây dựng và áp dụng
định mức lao động sẽ giúp doanh nghiệp tăng năng suất và hạ giá thành sản
phẩm đồng thời nó cũng là cơ sở của lập kế hoạch tiền lương và trả công lao
động theo thời gian hay theo sản lượng.
Bởi vì:
Ta có: TL
SP
= chi phí tiền lương cho 1 đơn vị sản phẩm x sản lượng
= ĐG x Q
= TL
CBCN
x M
TG

= TL
CB ca
(TL
CBCV
: tiền lương cấp bậc công việc)
ĐG: đơn giá
Dựa vào định mức lao động (MTG, MSL) là căn cứ quan trọng cho
doanh nghiệp tính lương (tính công) trả cho một công nhân cũng như dự tính
tiền lương cho toàn bộ công nhân khi thực hiện 1 dự án kinh doanh mới.
VD: bằng phương pháp phân tích khảo sát, doanh nghiệp tính được hao
phí thời gian để một công nhân may một chiếc áo là:
M
TG
= 30 ph (trong điều kiện phục vụ kỹ thuật đầy đủ như nghỉ ngơi
quy định 30 ph/1 ca; nghỉ trưa 2 tiếng; thay kim - công nhân tự phục vụ;
nguyên vật liệu có người mang tới.
Với tính toán như vậy, doanh nghiệp chi phí cao mà lợi nhuận ít, doanh
nghiệp sẽ đưa ra biện pháp (phương án) tổ chức lại lao động khoa học để
giảm M
TG
xuống làm tiền lương bình quân một công nhân giảm xuống giúp
doanh nghiệp giảm chi phí.
VD: doanh nghiệp điều chỉnh NC = 10 p/1 ca, nghỉ trưa xuống 1,5
tiếng. Đầu tư thêm cho máy móc thiết bị công nghệ hiện đại
Một lí do nữa phải có định mức lao động và định mức lao động là căn
cứ khoa học để đánh giá mức độ hoàn thành công việc của công nhân. Từ đó,
3 3
nó có tác dụng thúc đẩy, khuyến khích công nhân làm việc hăng hái có trách
nhiệm, ý thức tự giác hoàn thành vượt mức.
Tóm lại, trong công tác tổ chức LĐKH của doanh nghiệp, việc nhất

thiết phải có định mức lao động không chỉ do vai trò thực tiễn của nó mà còn
do cơ sở lí luận: mọi công việc được hoàn thành tốt hay kém đều phải dựa
trên những tiêu chuẩn so sánh về định lượng hao phí lao động cần thiết, thời
gian tối ưu để hoàn thành việc đó tức là phải định mức lao động.
II. CÁC KHÁI NIỆM
1. Mức lao động
a. Mức lao động
+ Khái niệm: Mức lao động là lượng lao động hao phí được quy định
để hoàn thành một đơn vị sản phẩm một khối lượng công việc đúng tiêu
chuẩn chất lượng trong những điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định.
+ Điều kiện tổ chức kỹ thuật gồm:
- Con người với trình độ kỹ thuật, tay nghề
- Máy móc, thiết bị: chủng loại, chất lượng, phụ tùng
- Nguyên vật liệu (đối tượng lao động): chất lượng, kích thước
b. Các định mức lao động
(1) Mức thời gian:
+ Khái niệm:
Là lượng thời gian hao phí được quy định cho một hoặc một nhóm
người lao động có trình độ nghiệp vụ thích hợp để hoàn thành một đơn vị sản
phẩm hay một khối lượng công việc đúng tiêu chuẩn chất lượng trong những
điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định.
(2) Mức sản lượng
+ Khái niệm: là số lượng công việc, đơn vị sản phẩm đúng tiêu chuẩn
được quy định cho một hay một nhóm người lao động có trình độ trong một
khoảng thời gian, trong điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định.
+ Đơn vị: sản phẩm/đơn vị thời gian = m
2
, m
3
, cái, kg/h, công, ngày

4 4
+ Tính toán:
M
SL
= T: Đơn vị thời gian tính cho mức sản lượng
Công thức liên hệ: x = ; y =
x = % giảm M
tg
y = % tăng M
SL
(3) Mức phục vụ
"Là số lượng máy móc thiết bị, số diện tích, số đầu con gia súc được
quy định cho một hoặc một nhóm người lao động có trình độ kỹ thuật phải
phục vụ trong những điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định, công việc được ổn
định và lặp lại có chu kỳ".
(4) Mức biên chế:
"Là số lượng lao động sống của những người tham gia để sản xuất một
đơn vị sản phẩm cụ thể theo tính chất, chất lượng quy định. (lao động công
nghệ, lao động phụ trợ, quản lý) trong những điều kiện cụ thể của kì kế hoạch.
* Nhận xét:
+ Các dạng mức lao động nói trên đều thể hiện sự quy định về tiêu hao
lao động cần thiết để sản xuất một đơn vị sản phẩm hay hoàn thành một khối
lượng công việc nào đó.
+ Các dạng mức lao động đều gắn liền với tổ chức kỹ thuật nhất định
phù hợp với tâm sinh lí của công nhân đảm bảo trong quá trình lao động
người công nhân không những sử dụng có hiệu quả công suất máy móc thiết
bị mà còn áp dụng phương pháp làm việc tiên tiến, không ngừng nâng cao
năng suất lao động.
2. Định mức lao động
a. Nghĩa hẹp

Đó là việc xác định các mức cho tất cả các loại công việc
VD: Tiện, định mức
M
tg
: 8'/1 chi tiết
M
SL
: 45 kg/8h
5 5
M
PV
: 15 máy/1 công cụ
M
bc
: Bộ phận tài vụ có 3 người
Gồm 2 phần là:
- Mức thống kê kinh nghiệm
- Mức có căn cứ kỹ thuật (căn cứ khoa học) hay còn gọi là: định mức
kỹ thuật lao động
+ Mức thống kê kinh nghiệm là cách định mức thiếu căn cứ khoa học,
không dựa trên cơ sở phân tích một cách khoa học những điều kiện tổ chức kỹ
thuật của doanh nghiệp để áp dụng phương pháp khoa học về định mức.
+ Định mức kỹ thuật lao động
b. Nghĩa rộng:
+ Khái niệm định mức lao động
Đây là một công tác, một công việc, là lĩnh vực hoạt động thực tiễn về
xây dựng tất cả quá trình lao động, là quá trình dự tính, tổ chức thực hiện
những biện pháp về mặt tổ chức cũng như kỹ thuật để thực hiện các công việc
có năng suất lao động trên cơ sở đó xác định mức tiêu hao để thực hiện công
việc.

3. Định mức kỹ thuật lao động
Là dựa trên cơ sở nghiên cứu một cách khoa học quá trình sản xuất của
doanh nghiệp để quy định những điều kiện hoàn thành sản phẩm trên cơ sở
những điều kiện tổ chức kỹ thuật như máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, trình
độ kỹ thuật của công nhân, tổ chức phục vụ nơi làm việc.
III. NHIỆM VỤ, NỘI DUNG CỦA ĐỊNH MỨC KỸ THUẬT LAO ĐỘNG
1. Nhiệm vụ của định mức lao động
Định mức kỹ thuật lao động nghiên cứu hao phí lao động với định mức
xác định trên cơ sở khoa học và các mức lao động cho các công việc trong
quá trình sản xuất, đồng thời tìm ra các biện pháp nhằm sử dụng hợp lý lao
động đảm bảo nâng cao năng suất lao động.
6 6
Thời gian hao phí để hoàn thành một công việc phụ thuộc vào nhiều
yếu tố, người lao động, nguyên vật liệu, công cụ lao động và tổ chức lao
động. Nghiên cứu đầy đủ các yếu tố trên nhằm xác định mức tiêu hao thời
gian cần thiết để hoàn thành công việc (sản xuất sản phẩm) là nhiệm vụ của
định mức kỹ thuật lao động trong doanh nghiệp.
Để thực hiện được nhiệm vụ trên cần phải chú ý 2 nhiệm vụ cụ thể đó
là:
- Xây dựng và áp dụng trong thực tế, trong sản xuất những mức lao
động tiên tiến hợp lí dựa trên những điều kiện sản xuất tiến bộ.
- Kiểm tra xem xét những điều kiện sản xuất cụ thể, quan tâm chú ý
đến kinh nghiệm sản xuất, công tác của những người sản xuất tiên tiến.
2. Nội dung của định mức kỹ thuật lao động
Nội dung cơ bản của định mức kỹ thuật lao động trong doanh nghiệp
bao gồm:
- Phân tích quá trình sản xuất ra các bộ phận hợp thành xác định kết cấu
và trình tự hợp lý, thực hiện các bộ phận bước công việc, phát hiện những bất
hợp lí trong quá trình thực hiện, hoàn thiện chúng trên cơ sở phân công và
hiệp tác lao động.

- Cải thiện tổ chức và phục vụ nơi làm việc trên cơ sở trang bị và bố trí
hợp lí nơi làm việc áp dụng hình thức và chế độ phục vụ cho các nơi làm việc
hoạt động có nhiều hiệu quả hơn.
- Cải thiện các điều kiện lao động, hợp lí hóa các phương pháp và thao
tác lao động.
- Tiến hành khảo sát, xác định các loại thời gian hao phí và nguyên
nhân những hao phí, nhằm xây dựng các mức và tiêu chuẩn lao động.
- Đưa các mức tiêu chuẩn được xây dựng vào thực hiện trong sản xuất
thường xuyên theo dõi tình hình thực hiện mức, điều chỉnh những mức sai,
mức lạc hậu.
IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH MỨC KỸ THUẬT LAO ĐỘNG
7 7

×