Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Nghề luật phương pháp học luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (341.72 KB, 15 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN: NGHỀ LUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP HỌC
LUẬT
Sinh viên
MSSV
Lớp

:
:
:

Hà Nội, 2022


Đề bài:
Câu 1: Phân tích và luận giải cho sứ mệnh của nghề luật. Theo anh (chị)
trong bối cảnh hiện nay việc thực hiện sứ mệnh của nghề luật có những thuận
lợi và khó khăn nào?
Câu 2: Phương pháp viết luận pháp luật CLEO là phương pháp như thế nào?
Phân tích các bước làm bài luận pháp luật theo phương pháp này với ví dụ
minh họa.


MỤC LỤC
Câu 1:........................................................................................................................1
MỞ ĐẦU...................................................................................................................1
NỘI DUNG...............................................................................................................1
I. Khái quát chung về nghề luật.............................................................................1


1.1 Khái niệm về nghề luật......................................................................................1
1.2 Đặc điểm chung về nghề luật............................................................................1
II. Sứ mệnh của nghề luật và những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện sứ
mệnh của nghề luật trong bối cảnh hiện nay........................................................2
2.1 Sứ mệnh của nghề luật......................................................................................2
2.2 Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện sứ mệnh của nghề luật trong
bối cảnh hiện nay.....................................................................................................3
a) Những điểm thuận lợi:.....................................................................................3
b) Những điểm khó khăn:....................................................................................5
KẾT LUẬN..............................................................................................................7
Câu 2: Phương pháp viết luận pháp luật CLEO là phương pháp như thế nào?
Phân tích các bước làm bài luận pháp luật theo phương pháp này với ví dụ minh
họa.............................................................................................................................7
1. Hình thức và đặc điểm của bài luận....................................................................7
1.1 Các hình thức bài luận pháp luật.......................................................................7
1.2 Đặc điểm của bài luận pháp luật........................................................................8
2. Phương pháp và kỹ năng viết bài luận................................................................8
2.1 Phương pháp CLEO...........................................................................................8
2.2 Kỹ năng thực hiện bài luận pháp luật...............................................................8
3. Các bước thực hiện bài luận.................................................................................8
3.1 Chọn chủ đề bài luận..........................................................................................8
3.2 Hướng triển khai và kế hoạch thực hiện...........................................................9
3.3 Tìm hiểu chủ đề...................................................................................................9
3.4 Triển khai viết bài luận.......................................................................................9
3.5 Rà soát, chỉnh sửa bài luận...............................................................................10
3.6 Hồn thiện về hình thức bài luận.....................................................................10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................11


Câu 1:

MỞ ĐẦU
Trong tất cả các nghề trong cuộc sống, có thể nói nghề luật là một nghề vơ
cùng đặc biệt. Bởi, đó là một nghề ở tầm tri thức cao nhất, tính chất nghề nghiệp
vất vả nhất và đặc biệt sứ mệnh nghề nghiệp cao cả nhất. Để chứng minh cho luận
điểm trên, trong phạm vi môn học “Nghề luật và phương pháp học luật”, em xin
dựa trên những tìm hiểu và nghiên cứu để luận giải về sứ mệnh của nghề luật, để
trên cơ sở đó chỉ ra những điểm thuận lợi và khó khăn của việc thực hiện sứ mệnh
nghề luật trong bối cảnh xã hội Việt Nam hiện nay.
NỘI DUNG
I. Khái quát chung về nghề luật
1.1 Khái niệm về nghề luật
Hiểu theo nghĩa chung nhất, “Nghề luật là một khái niệm mang tính tương
đối, thường được sử dụng như một danh từ chung dùng để chỉ nghề nghiệp của
những người có bằng cấp hoặc kiến thức pháp luật nhất định, đang thực hiện các
công việc liên quan đến các mặt khác nhau của đời sống pháp lý tại các cơ quan
khác nhau như các cơ quan công quyền (cơ quan công an, cơ quan điều tra, tòa
án, viện kiểm sát, cơ quan thi hành án) và một số tổ chức bổ trợ tư pháp như Luật
sư, Cơ quan Công chứng, Thừa phát lại,…”.
1.2 Đặc điểm chung về nghề luật
Thứ nhất, Nghề luật do những người có các chức danh tư pháp khác nhau
thực hiện. Nghề luật bao hàm tất cả nghề nghiệp, chức danh có liên quan đến lĩnh
vực pháp luật, như: Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, Luật sư, Công chứng
viên, Thừa phát lại,…Và mỗi chức danh tư pháp lại có những mục đích cụ thể khác
nhau.
Thứ hai, Nghề luật hoạt động trong khuôn khổ luật định.
1


Tất cả mọi ngành nghề trong cuộc sống đều phải tuân thủ theo Hiến pháp và
quy định pháp luật. Đặc biệt là đối với nghề luật, là một ngành đặc thù, ln phải

đi đầu và đặt hoạt động của mình trong khuôn khổ pháp luật. Bên cạnh việc phải
tuân thủ đầy đủ pháp luật chung, người hành nghề luật còn phải đảm bảo thực hiện
đầy đủ quy định nghiêm ngặt của pháp luật về ngành nghề mà mình tham gia.
Thứ ba, Nghề luật là nghề bất khả kiêm nhiệm.
Tính khơng kiêm nhiệm ở đây được xác định ở một thời điểm nhất định.
Chẳng hạn, một người đang hành nghề thẩm phán thì sẽ khơng thể đồng thời được
làm luật sư, làm công chứng viên, chấp hành viên và ngược lại. Điều đó có nghĩa là
một người khơng thể đồng thời làm hai chức danh hoặc làm hai vị trí nghề nghiệp
khác nhau trong hệ thống nghề luật. Một người khi đang hành nghề thẩm phán thì
khơng thể được làm luật sư, công chứng viên hay chấp hành viên và ngược lại.
Thứ tư, nghề luật sử dụng các quy định pháp luật làm công cụ, phương
tiện để giải quyết những vấn đề pháp lý phát sinh trong đời sống xã hội,.
Đây là đặc điểm để phân biệt nghề luật với những nghề khác đang tồn tại trong xã
hội. Tuy nhiên với mỗi người hành nghề luật khác nhau, pháp luật đuợc sử dụng, áp
dụng trong hoạt động nghề nghiệp ở từng góc độ khác nhau. Đối với thẩm phán, pháp
luật được sử dụng để xác định tính đúng/sai của tranh chấp, có tội hay khơng có tội. Đối
với luật sư, Cơng chứng viên pháp luật được sử dụng đưa các chủ thể thực hiện đúng
“hành lang pháp lý” dành cho mình. Như vậy, với mỗi nghề luật khác nhau đòi hỏi phải
có các kỹ năng khác nhau, có các kiến thức khác nhau dù đều là áp dụng pháp luật.
II. Sứ mệnh của nghề luật và những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện sứ
mệnh của nghề luật trong bối cảnh hiện nay
2.1 Sứ mệnh của nghề luật
Sứ mệnh là một khái niệm dùng để xác định các mục đích, lý do nghề nghiệp
đó ra đời và căn cứ tồn tại, phát triển của nó. Sứ mệnh của nghề chính là bản tuyên
2


ngơn đối với xã hội, chứng minh tính hữu ích và các ý nghĩa trong sự tồn tại của
nghề nghiệp đối với xã hội.
Đối với nghề Luật sư, sứ mệnh của Luật sư được quy định tại Bộ quy tắc Đạo

đức và Ứng xử nghề nghiệp. Hay đối với ngành Kiểm sát, VKSND được Đảng và
Chủ tịch Hồ Chí Minh thành lập từ năm 1960, trải qua hơn 60 năm xây dựng và
phát triển, “hoạt động của VKSND mang một sứ mệnh đặc biệt, đó là khơng chỉ
thực hành quyền cơng tố Nhà nước mà cịn kiểm sát việc tn theo pháp luật của
các chủ thể, bảo đảm pháp chế thống nhất”1. Tồ án nói chung, các Thẩm phán nói
riêng, có sứ mệnh “thực thi và bảo vệ cơng lý cho các đương sự liên quan trên cơ
sở khách quan, công bằng và đúng luật bằng tất cả sự công tâm cần thiết”2.
Tựu chung lại, sứ mệnh của Nghề luật là tập hợp tất cả sứ mệnh của các nghề
nghiệp liên quan và gắn với hoạt động pháp luật. Do đó, có thể khái quát:“Sứ
mệnh cao cả của Nghề luật là sứ mệnh bảo vệ quyền con người, quyền công dân,
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức, cơ quan, bảo vệ sự độc
lập của nền tư pháp, góp phần bảo vệ cơng lý, công bằng xã hội, phát triển kinh tế
- xã hội và xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam Xã hội chủ nghĩa”.
2.2 Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện sứ mệnh của nghề luật trong
bối cảnh hiện nay
a) Những điểm thuận lợi:
Thứ nhất, nhân lực ngành luật hiện nay rất dồi dào và được đào tạo bài bản, chính
quy. Để thực hiện được sứ mệnh của nghề luật cần có một lực lượng nghề luật đơng
đảo về số lượng và đảm bảo về chất lượng. “Cách đây 30 năm, cả nước chỉ có 4 cơ sở
đào tạo về luật thì đến đầu năm thì tính đến đầu năm 2020, cả nước có 91 cơ sở đào tạo
và cấp bằng Đại học cử nhân luật với tổng quy mô đào tạo lên tới 98.000 sinh viên”3.
1 Nguyễn Nho, Viện kiểm sát nhân dân trong cơ chế phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực tư pháp, nguồn tài
liệu: />2 Nguyễn Đăng Liêm, Một số suy nghĩ về xây dựng văn hố kỷ cương pháp đình và đội ngũ thẩm phán chuẩn mực
được xã hội kính trọng, nguồn tài liệu: />3 Huy Lân, Báo Người lao động, nguồn Website: />
3


Thứ hai, hệ thống pháp luật của nước ta ngày càng phát triển và đồng bộ.
Theo thông tin từ Bộ Tư pháp, trong giai đoạn 2016 - 2020, hệ thống pháp
luật của nước ta khơng ngừng hồn thiện. Hệ thống pháp luật phát triển cơ bản cân

đối trên mọi lĩnh vực. Hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội đều có văn bản quy
phạm pháp luật điều chỉnh, cơ bản thể chế hóa đầy đủ, đúng đắn đường lối, chủ
trương của Đảng, khơng chỉ góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội,
mà còn đảm bảo xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, tôn trọng, bảo
vệ quyền con người, chủ động hội nhập quốc tế của đất nước4. Chất lượng của hệ
thống pháp luật có nhiều chuyển biến tích cực, cơ bản đảm bảo tính thống nhất,
đồng bộ. Các văn bản đều được đánh giá về tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính
thống nhất, đồng bộ trước khi ban hành. Tính cơng khai, minh bạch của hệ thống
pháp luật từng bước được nâng lên. Công tác xây dựng pháp luật đã được đổi mới.
Thứ ba, hiện nay xã hội ngày càng hiện đại và văn minh, nghề luật ngày càng
được coi trọng, con người càng có ý thức thượng tơn pháp luật.
Hầu hết mọi quan hệ xã hội đều nằm trong sự điều chỉnh của pháp luật, mọi
người trong xã hội“Sống và làm việc tuân theo Hiến pháp và Pháp luật”5. Vì lẽ đó,
vai trị và vị thế của những người hành nghề luật ngày càng được đề cao. Trong
mọi tranh chấp phát sinh, người dân luôn cần sự tư vấn của những người có kiến
thức, am hiểu về mặt pháp luật. Nếu như Tòa án, Viện kiểm sát,… là cơ quan cơng
quyền có chức năng xét xử, kiểm sát việc tn theo pháp luật của các chủ thể thì
Luật sư đóng vai trị là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân.
Thứ tư, trong xu thế tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế các lĩnh vực hợp tác về
pháp luật, là ưu thế để phát triển sứ mệnh của nghề luật.

4 Nguyễn Hoàng, Hệ thống pháp luật tiếp tục được hoàn thiện cả về số lượng và chất lượng, nguồn:
/>5 Lê Sơn, Đề cao "Sống và làm việc theo Hiến pháp", nguồn: />
4


Hiện nay, giữa các quốc gia không chỉ hợp tác về mặt qn sự, kinh tế mà cịn
có các hội nghị chia sẻ kinh nghiệm về pháp luật, chính sách giữa các quốc gia. Ví
dụ như vào tháng 11/2021 tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Việt
Nam đã hội đàm trực tuyến với Ủy ban Hiến pháp và Pháp luật của Đại hội đại

biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc (Nhân đại toàn quốc) để chia sẻ kinh nghiệm
về cơng tác xây dựng pháp luật6. Ngồi ra trong những năm gần đây Việt Nam đã
ký kết rất nhiều Công ước, Điều ước hợp tác pháp lý với các quốc gia trên thế giới.
Đồng thời các chuyên gia pháp luật có cơ hội giao lưu, trao đổi kinh nghiệm. Điều
này là tiền đề quan trọng góp phần hồn thành sứ mệnh của ngành luật.
b) Những điểm khó khăn:
Sứ mệnh của nghề luật rất cao cả và vinh quang, tuy nhiên con đường thực
hiện sứ mệnh ấy cũng có nhiều chơng gai và thử thách.
Thứ nhất, mặc dù trong xã hội, nghề luật là một nghề cao quý và được coi
trọng nhưng mức lương của nghề luật ở Việt Nam hiện nay chưa thực sự tương
xứng.
Cụ thể mức lương trung bình của luật sư tại các văn phịng luật sư, hoặc các
công ty tư nhân sẽ rơi vào khoảng 4 - 6 triệu đồng/tháng cho các sinh viên mới ra
trường, chưa có nhiều kinh nghiệm. Khi đã có trên 3 năm kinh nghiệm thì mức
lương sẽ giao động ở mức trên 10 triệu/tháng. Và cuối cùng khi đã có trên 5 năm
kinh nghiệm, mức lương mỗi tháng sẽ giao động ở mức trên 15 triệu/tháng.
Đối với ngạch Công chức lương của Thẩm phán, thư ký Tòa án sẽ căn cứ theo quy
định của pháp luật, hệ số lương 2,34 tương ứng với mức lương thấp nhất là 3.486.600
đồng (đối với Thẩm phán TAND cấp huyện, Thư ký Tòa án) và cao nhất là hệ số lương
6,2 tương ứng với mức lương 9.238.000 đồng (đối với Thẩm phán TAND tối cao).

6 Việt Đức, Thông tấn xã Việt Nam, Chia sẻ kinh nghiệm xây dựng pháp luật giữa Việt Nam và Trung Quốc, nguồn:
/>
5


Tương tự đối với các chức danh khác đối với cơng chức cũng tính theo hệ số lương cơ
bản.
Thứ hai, mặt trái của cơ chế thị trường hiện nay có những ảnh hưởng tiêu cực
đến hoạt động của nghề luật, những định kiến xã hội, sự suy thoái đạo đức của một

bộ phận nghề luật đã và đang khiến những người hành nghề luật phải đối mặt với
nhiều tồn tại, khó khăn và thách thức trong thực tiễn hành nghề.
Thực tế hiện nay cho thấy, khi chuyển từ kế hoạch hóa tập trung quan liêu,
bao cấp sang kinh tế thị trường, những mặt hạn chế càng thể hiện rõ, nhất là khi hệ
thống pháp luật theo cơ chế thị trường chưa được hình thành đồng bộ, hồn chỉnh,
cơng tác quản lý nhà nước còn nhiều bất cập dẫn đến nhiều trường hợp quan liêu,
tha hóa, suy thối về đạo đức. Có nhiều trường hợp Thẩm phán, Kiểm sát viên bị
bắt, bị khởi tố vì hành vi nhận hối lộ7,… Có những trường hợp Luật sư là “cầu
nối” giữa khách hàng và cơ quan tiến hành tố tụng để “xin tội, chạy án”. Thực tế,
nhiều khách hàng tìm đến Luật sư để yêu cầu làm trung gian nhờ cán bộ giúp đỡ,
mong dùng lợi ích vật chất để bảo đảm đánh đổi được quyền lợi trong vụ việc theo
mong muốn do khơng có niềm tin vào luật pháp và các cơ quan nhà nước8.
Thứ ba, trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa, có nhiều thế lực từ bên ngồi
cùng những đối tượng ở trong nước lợi dụng tinh thần dân chủ, bằng nhiều thủ đoạn,
vừa công khai, trắng trợn, vừa ngấm ngầm hịng phá hoại, bơi nhọ, cơng kích chủ
nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng. Chẳng
hạn, chúng lợi dụng những vụ án “điểm” ở trong nước để kích động dư luận, kích
động dân chúng để phản đối chính quyền, nghiêm trọng hơn để bạo động, chống phá
đảng cầm quyền. Điển hình như: Vụ án Đồng tâm9 ở huyện Mỹ Đức, Hà Nội do
7 Báo Dân trí: Khởi tố, bắt tạm giam một thẩm phán để điều tra về hành vi nhận hối lộ,
nguồn: />8 Báo điện tử: Cải cách Tư pháp và hoạt động Tư pháp, Cán bộ tiêu cực tạo môi trường cho luật sư “chạy án”,
nguồn: />9 Bá Đô - Võ Hải - Gia Chính, Báo VnExpress, Ba cảnh sát hy sinh trong vụ đụng độ ở Đồng Tâm,
nguồn: />
6


những thế lực thù địch lơi kéo, kích động khiến cho 3 chiến sĩ Công an nhân dân hi
sinh. Hay là vụ bạo loạn ở Bình Thuận10 năm 2018 một bộ phận khơng nhỏ người dân
biểu tình để phản đối dự thảo Luật đặc khu kinh tế và dự thảo Luật an ninh mạng,
những đối tượng này dùng mọi công cụ, phương tiện đã có những hành vi gây rối, đập

phá trụ sở cơ quan quân đội, tấn công lực lượng vũ trang,… Những vụ việc trên đều
có sự tác động của thế lực bên ngồi hịng gây chia rẽ, chống phá chính quyền và
Đảng ta.
KẾT LUẬN
Có thể thấy, nghề luật là một nghề có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống xã hội.
Đặc biệt là trong thời đại hiện nay các quyền của con người ngày càng được pháp
luật và nhà nước tôn trọng và bảo vệ do đó những người hành nghề luật có ý nghĩa
rất lớn trong việc bảo vệ quyền lợi của người dân. Đồng thời, nghề luật có sứ mệnh
trong việc bảo vệ cơng lý, công bằng trong xã hội, là căn cứ để đánh giá uy tín và
chất lượng của hoạt động tư pháp.
Thông qua bài luận trên, bằng những hiểu biết và nghiên cứu em đã phân tích
và luận giải về sứ mệnh của nghề luật. Do dung lượng bài viết hạn chế mà vấn đề
cần luận giải ở tầm quy mô, cho nên khó tránh khỏi những thiếu sót. Em mong
thầy cơ thơng cảm và góp ý giúp bài viết được hoàn thiện hơn.
Câu 2: Phương pháp viết luận pháp luật CLEO là phương pháp như thế nào?
Phân tích các bước làm bài luận pháp luật theo phương pháp này với ví dụ minh
họa.
1. Hình thức và đặc điểm của bài luận
1.1 Các hình thức bài luận pháp luật
Một bài luận pháp luật thông thường gồm các loại bài sau: Bài cá nhân, Bài tập
nhóm, Bài thi, Khóa luận tốt nghiệp. Bài tập cá nhân thường mang tính chất đơn giản,
10 Phước Tuấn, Báo VnExpress, 102 người bị tạm giữ vì nghi đập phá trụ sở UBND Bình Thuận,
nguồn: />
7


ngắn gọn về một chủ đề nào đó thuộc phạm vi mơn học. Bài tập nhóm là hay cũng
tương tự như bài tập cá nhân nhưng thường có dung lượng kiến thức cần khai thác lớn
hơn và đặc biệt là cần có sự phân cơng, phối hợp giữa các thành viên trong nhóm. Bài
thi là bài kết thúc mơn học, khác với bài nhóm, bài thi ln được làm với tư cách một

cá nhân, phạm vi bài thi là phạm vi của mơn học. Khóa luận tốt nghiệp là đề tài
nghiên cứu sinh viên chuẩn bị với độ dài thông thường tầm trên dưới 100 trang có
phạm vi nghiên cứu rộng, thường là được lựa chọn đề tài.
1.2 Đặc điểm của bài luận pháp luật
Trong bất kể bài luận pháp luật nào cũng đều có những đặc điểm cơ bản sau đây: (i)
liên quan tới lý luận về pháp luật hoặc pháp luật thực định (hoặc cả hai); (ii) có cấu trúc
mạch lạc, dễ hiểu; (iii) tính lập luận cao; (iv) tính hợp lý; (v) tính rõ ràng, chính xác; (vi)
tính có minh chứng; dựa trên bằng chứng; (vii) tính phản biện; (viii) tính có ngữ nghĩa.
2. Phương pháp và kỹ năng viết bài luận
2.1 Phương pháp CLEO
Trong các phương pháp viết bài luận pháp luật thì phương pháp CLEO là
phương pháp thông dụng và phổ biến nhất. Phương pháp này được hiểu như sau:
C – claim: nhận diện các vấn đề pháp lý và xây dựng lập luận.
L – law: nhận diện luật có thể áp dụng.
E – evaluation: đánh giá các tình tiết và tính phù hợp với luật áp dụng.
O – outcome: đưa ra kết quả của việc lập luận.
Phương pháp mang tính chất giải quyết vấn đề; tuy nhiên cũng có thể sử dụng để
giải quyết loại câu hỏi/bài tập thảo luận vấn đề.
2.2 Kỹ năng thực hiện bài luận pháp luật
Một là, kỹ năng đọc và ghi chú tài liệu. Trước khi triển khai bài luận chúng ta
phải tìm hiểu bao gồm đọc và ghi chú tài liệu. Đọc để biết được nội dung và ghi chép
những tài liệu có thể áp dụng cho đề tài. Hai là, kỹ năng xây dựng và phát triển lập
luận. Sau khi đã có nguồn tài liệu cần lên ý tưởng xây dựng lập luận và triển khai từng
8


bước một cách có hệ thống. Ba là, kỹ năng tổng hợp vấn đề. Bốn là, kỹ năng tóm tắt
vấn đề.
3. Các bước thực hiện bài luận
3.1 Chọn chủ đề bài luận

(i) Đọc kỹ yêu cầu và hướng dẫn làm bài luận; (ii) Kích hoạt các ý tưởng; (iii)
Tham vấn ý kiến của người khác; (iv) Chọn chủ đề mình quan tâm.
Một số câu hỏi để có thể chọn chủ đề bài luận như: Chủ đề có tính mới, riêng
biệt và khả thi? Có hữu ích cho định hướng nghề nghiệp hay học tập? Có nhiều tài
liệu liên quan đến chủ đề nghiên cứu? Chủ đề có rõ ràng về không gian, thời gian,
phạm vi?…
3.2 Hướng triển khai và kế hoạch thực hiện
Đầu tiên là xác định vấn đề. Sau đó là xác định phạm vi, đối tượng cần nghiên cứu,
phân tích. Cuối cùng là tìm phương pháp triển khai, từ đó xây dựng kế hoạch thực hiện.
3.3 Tìm hiểu chủ đề
Dựa trên ba nguồn là nguồn thứ cấp, nguồn chính và nguồn hữu ích. Nguồn thứ
cấp bao gồm: các bài báo đánh giá về luật, sách, trang web của cơ quan chính phủ, bách
khoa tồn thư pháp lý, trang web của cơng ty luật,…Nguồn chính bao gồm: quy chế,
quy định pháp luật, các quan điểm pháp luật, các quy phạm pháp luật về hành chính,
các nguồn tập qn,… Ngồi ra, cịn có nguồn hữu ích trên các trang internet như:
Google books, Google scholar,… Sử dụng cơng cụ tìm kiếm google: tìm từ khóa là
điều quan trọng nhất.
3.4 Triển khai viết bài luận
Bước 1: Xây dựng cấu trúc và đề cương chi tiết
Cấu trúc bài luận thông thường bao gồm: mục lục, danh mục từ viết tắt, phần mở
đầu, phần nội dung, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục (nếu có).
Bước 2: Phần mở đầu. Ở phần lời mở đầu này ta không nên viết quá ngắn và chỉ
bao gồm các thơng tin mang tính chất gợi mở hoặc câu văn quá trau chuốt. Tốt nhất
9


theo kinh nghiệm thì lời mở đầu của bài tiểu luận phải có các nội dung bao gồm: tên
đề tài; lý do chọn đề tài hay tính cấp thiết của đề tài; mục đích nghiên cứu, đối tượng
và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, cuối cùng là kết cấu của bài viết.
Bước 3: Phần Nội dung

Đầu tiên, mở đầu phần nội dung chúng ta phải khái quát được chủ đề cần phân
tích, trong đó nêu được định nghĩa, khái niệm và đặc điểm của chủ đề.
Như trong bài luận phân tích về sứ mệnh của nghề luật em có có lời mở đầu, giới
thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần phân tích. Sau đó em nêu định nghĩa thế nào là nghề
luật, phần tiếp theo là nêu được đặc điểm của nghề luật. Từ những khái quát chung
như vậy, người đọc đã bắt đầu hình dung được chủ đề mà em định hướng tới.
Thứ hai, ở phần nội dung chính, bao gồm ba phần là câu chủ đề, các luận giải
chi tiết và câu kết luận. Câu chủ đề là câu đầu của đoạn văn nó có vai trị giúp truyền
tải thơng điệp tổng thể của đoạn văn, đồng thời nó giúp người viết tập trung và biết
được nội dung chính cần phân tích. Các luận giải hỗ trợ là những chi tiết đưa ra nhằm
chứng minh, phân tích cụ thể câu chủ đề. Câu kết luận là câu kết luận lại câu chủ đề,
thường xuất hiện phía cuối của đoạn văn để chốt lại vấn đề và chuyển tiếp sang đoạn
văn tiếp theo.
Ví dụ, ở luận điểm thứ tư phần 2.2 a) em nêu nội dung “hệ thống pháp luật của
nước ta ngày càng phát triển và đồng bộ”, đề làm rõ luận điểm này em đã đưa ra
thống kê từ Bộ tư pháp về kết quả đạt được trong việc hoàn thiện, đổi mới hệ thống
pháp luật.
Bước 4: Phần kết luận
Trong phần kết luận ta nên có các thơng tin sau: tóm tắt sơ lượt các vấn đề mà
bài viết đã thu hoạch được, bao gồm tất cả những phần đã nêu ở toàn bài được viết
một cách ngắn gọn, súc tích và khơng chứa giài thích dài dịng gì thêm, có thể nêu lên
một số đóng góp mới hoặc giải pháp được đưa ra của đề tài.
3.5 Rà soát, chỉnh sửa bài luận
10


Thơng thường rà sốt, chỉnh sửa bài luận bao gồm chỉnh sửa về mặt nội dung và
chỉnh sửa về mặt hình thức. Chỉnh sửa về mặt nội dung là việc cần làm trước tiên,
trong đó xem xét lại nội dung đã đủ ý, đã chặt chẽ và có tính logic hay chưa? Đọc về
chất lượng tổng thể của bài, soi xét từng phần, chỉnh sửa về câu từ, cách sắp xếp luận

điểm,.. Chỉnh sửa về hình thức là sửa lỗi sai về chính tả, văn phong,…
3.6 Hồn thiện về hình thức bài luận
Sau khi thực hiện các bước trên thì bài luận đã gần như là hoàn thiện, ở bước
cuối này ta chỉ cần trích dẫn nguồn tài liệu tham khảo, chỉnh sửa phụ lục, mục lục,
bìa,… Và ngồi ra hình thức bài luận cần tuân thủ theo yêu cầu của đề cương, cho nên
ở bước này ta cần chỉnh về cỡ chữ, giãn dịng, căn lề,… để hình thức bài luận chuyên
nghiệp hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Nho, Viện kiểm sát nhân dân trong cơ chế phân cơng, phối hợp và
kiểm sốt quyền lực tư pháp, nguồn tài liệu: />2. Huy Lân, Báo Người lao động, nguồn Website: />3. Nguyễn Đăng Liêm, Một số suy nghĩ về xây dựng văn hố kỷ cương pháp
đình và đội ngũ thẩm phán chuẩn mực được xã hội kính trọng, nguồn tài
liệu: />4. Nguyễn Hoàng, Hệ thống pháp luật tiếp tục được hoàn thiện cả về số lượng
và chất lượng, nguồn: />5. Lê Sơn, Đề cao "Sống và làm việc theo Hiến pháp",
nguồn: />ItemID=16;
11


6. Việt Đức, Thông tấn xã Việt Nam, Chia sẻ kinh nghiệm xây dựng pháp luật
giữa Việt Nam và Trung Quốc, nguồn: />7. Báo Dân trí: Khởi tố, bắt tạm giam một thẩm phán để điều tra về hành vi
nhận hối lộ, nguồn:
/>8. Báo điện tử: Cải cách Tư pháp và hoạt động Tư pháp, Cán bộ tiêu cực tạo
môi trường cho luật sư “chạy án”,
nguồn: />9. Bá Đô - Võ Hải - Gia Chính, Báo VnExpress, Ba cảnh sát hy sinh trong vụ
đụng độ ở Đồng Tâm, nguồn: />10. Phước Tuấn, Báo VnExpress, 102 người bị tạm giữ vì nghi đập phá trụ sở
UBND Bình Thuận, nguồn: />
12




×