Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Bài tập học kỳ môn phương pháp học đai học ngành Luật Xác định một hình thức thi, kiểm tra phù hợp nhất với bản thân, giải thích tại sao và nêu ý nghĩa của việc xác đinh này

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.61 KB, 6 trang )

BÀI TẬP LỚN
Học phần phương pháp học đại học ngành luật
Đề bài: Xác định một hình thức thi, kiểm tra phù hợp nhất với bản thân, giải thích
tại sao và nêu ý nghĩa của việc xác đinh này.


I.

Tầm quan trọng, mục đích, ý nghĩa của công tác thi, kiểm tra

Thi, kiểm tra là một việc làm vô cùng quan trọng và mang tính bắt buộc
trong dạy và học nhằm đánh giá mức độ thành công của quá trình giáo dục. Thi,
kiểm tra sẽ giúp chúng ta thấy rõ mục tiêu giáo dục đặt ra có phù hợp, đạt được
kết quả hay không, mức độ thành công và tiến bộ của người học cũng như hiệu
quả trong công tác giảng dạy.
Đối với người học – đối tượng vừa là sản phẩm, vừa là chủ thể của quá trình
dạy học – việc thi, kiểm tra, đánh giá còn có tác dụng điều chỉnh hành vi và thái
độ học tập. Nhờ vào công tác này, người học sẽ thấy được mức độ hiểu và tiếp
thu kiến thức; khả năng vận dụng, huy động kiến thức để giải quyết, xử lí vấn
đề một cách năng động, sáng tạo …; nâng cao tinh thần trách nhiệm và ý thức
tự giác trong học tập.
Đối với giáo viên, công tác thi, kiểm tra sẽ giúp họ nắm bắt được trình độ và
năng lực của từng người học cũng như mặt bằng chung của cả lớp học qua đó
xác định những phương pháp, hình thức giảng dạy phù hợp.
Có thể nói, thi – kiểm tra chính là động lực cho quá trình dạy và học.
II.
Khái niệm về thi kiểm tra và các hình thức thi, kiểm tra phổ biến
II.1. Khái niệm
- Theo từ điển bách khoa Việt Nam [Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa-2002,
tập II, tr.565-566]: Kiểm tra (kiến thức) là hình thức đánh giá kết quả học tập
có tác dụng củng cố, ôn tập, hệ thông hóa tri thức làm kích thích sự học tập


của học sinh. Có nhiều loại kiểm tra kiến thức: kiểm tra thường xuyên (trong
các giờ học), kiểm tra định kì (vào cuối học kì), kiểm tra tổng kết (vào cuối
năm học, khóa học). Có thể sử dụng các phương pháp kiểm tra miệng (phát
vấn, vấn đáp theo phiếu), kiểm tra viết, kiểm tra bằng test (phiếu trắc
nghiệm), kiểm tra thực hành (làm thí nghiệm, vẽ bản đồ, mô hình…).
- Thi, kiểm tra thường đi liền với công tác đánh giá, hay có thể hiểu thi-kiểm
tra là công việc thu thập thông tin để đánh giá. Trong cách dùng từ của tiếng
Việt, kiểm tra và đánh giá thường được dùng trong cụm từ ghép: “kiểm tra
đánh giá”, nghĩa là khi đánh giá phải kiểm tra và kiểm tra để đánh giá.


II.2. Một số hình thức thi, kiểm tra phổ biến
Có thể kể tên một số hình thức thi, kiểm tra hay được sử dụng là: kiểm tra
bằng quan sát, kiểm tra viết, kiểm tra vấn đáp. Sau đây là đặc điểm của từng
hình thức thi, kiểm tra.
II.3. Hình thức kiểm tra bằng quan sát
- Nội dung: Giáo viên quan sát các hành động, lời nói, thái độ, sản phẩm…
của người học để lấy tư liệu đánh giá.
- Có thể tách nhóm phương pháp này thành hai nhóm nhỏ như sau:
+ Quan sát thường xuyên: Giáo viên quan sát, theo dõi quá trình học tập,
hoạt động của người học trong một thời gian nhất định. Mọi thông tin sẽ được
ghi lại để lấy tư liệu đánh giá.
+ Quan sát sự trình diễn của người học: Giáo viên quan sát, theo dõi người
học trình diễn về một chủ đề nhất định trong một khoảng thời gian ngắn nhất
định. Các thông tin có thể được giáo viên ghi vào bảng kê hoặc ghi nhớ và xử lí
ngay trong quá trình quan sát. Sau đó giáo viên tổng hợp các thông tin và đưa ra
quyết định đánh giá.
- Phương pháp này khó có thể thực hiện được trong giáo dục đại học vì giáo
viên không thể quan sát một số lượng lớn học sinh, hơn nữa một bộ môn có
thể do rất nhiều giáo viên cùng đảm nhiệm.

II.4. Hình thức kiểm tra viết
- Nội dung: Người học thể hiện trình độ kiến thức kĩ năng, kĩ xảo của mình
trên bài viết theo những vấn đề do giáo viên đưa ra. Người học thực viện bài
làm trên lớp dưới sự giám sát của giáo viên trong một khoảng thời gian nhất
định hoặc ở nhà với khoảng thời gian khá dài tùy ý.
Phương pháp này có thể kiểm tra đông loạt nhiều người học trong một
khoảng thời gian hạn chế nhất định. Thông qua bài viết người học thể hiện năng
lực nắm vững kiến thức, năng lực giải quyết vấn đề, khả năng diễn đạt, và cả
năng lực sử dụng ngôn ngữ, chữ viết v.v.. Đây là một phương pháp được dùng
nhiều nhất trong các hình thức thi, kiểm tra.


- Có hai cách để phân loại đối với hình thức kiểm tra viết.
+ Theo hình thức của bài kiểm tra, có thể chia phương pháp thi-kiểm tra viết
thành 3 nhóm nhỏ như sau:
o Kiểm tra viết trên lớp
o Kiểm tra viết ở nhà
o Người học tự đánh giá
+ Theo tính chất của bài viết có thể chi phương pháp này thành 2 dạng:
o Trắc nghiệm khách quan: người học sẽ lựa chọn đáp án đúng theo
quan điểm cá nhân, các loại bài của dạng này có thể lạ: chọn một
trong số nhiều lựa chọn, đúng-sai, ghép đôi, điền vào chỗ trống…
o Trắc nghiệm tự luận: người học sẽ tự diễn đạt vấn đề, 3 loại bài của
dạng này là: bài viết, tiểu luận và luận văn.
- Ưu điểm của hình thức thi, kiểm tra viết đó là có thể kiểm tra kiến thức
người học một cách khách quan, toàn diện trên nhiều mặt, nhiều vấn đề. Thế
nhưng đối với dạng trắc nhiệm khách quan, kết quả kiểm tra có thể không
chính xác nếu như người học làm bài theo kiểu “xác suất”.
II.5. Hình thức thi vấn đáp
- Nội dung: Người học trực tiếp trả lời các câu hỏi của giáo viên. Thông qua

quá trình hỏi – đáp, giáo viên có thể đánh giá khả năng ghi nhớ, lập luận,
diễn đạt, trình độ tư duy, … của người học. Phương pháp này có ưu điểm đó
là tính khách quan, tuy nhiên hạn chế của nó là mỗi lần chỉ kiểm tra được
một người học nên khó áp dụng đối với lớp có nhiều người học.
- Có thể chia phương pháp thi, kiểm tra vấn đáp thành 2 nhóm nhỏ như sau:
+ Vấn đáp thuần túy: Thầy và trò chỉ thực hiện hỏi(thầy) - đáp (trò) một cách
thuần túy (còn được gọi là “kiểm tra miệng” hoặc “hỏi - miệng”). Mục đích
dạng kiểm tra thuần túy này là nhằm đánh giá sự ghi nhớ, nắm vững kiến thức;
khả năng diễn đạt, lập luận, … của người học.
+ Vấn đáp kết hợp: Quá trình hỏi – đáp được tiến hành sau hoặc trong khi
người học đang thực hành cách kĩ năng khác (VD: kĩ năng viết, đọc…) Mục


đích của dạng kiểm tra này là đánh giá năng lực, trình độ của người học cả về
mặt lý thuyết lẫn thực hành.
III. Lựa chọn một hình thức thi phù hợp nhất với bản thân
- Dựa vào đặc điểm, tính chất của các hình thức thi, kiểm tra đánh giá nêu
trên, em xác định hình thức thi viết là hình thức thi, kiểm tra phù hợp nhất
với mình.
- Để giải thích cho sự lựa chọn này em xin đưa ra các quan điểm như sau:
+ Hình thức thi viết sẽ phát huy được các thế mạnh của bản thân về trình
bày, diễn đạt ý tưởng và kĩ năng giải quyết vấn đề, năng lực tiếp thu, nắm vững
kiến thức.
+ Đối với những bài thi dạng trắc nghiệm tự luận, việc thi viết cũng cho
người làm bài thi có thời gian để đưa ra những cách xử lí tình huống hợp lí nhất
đối với yêu cầu đề bài đưa ra.
+ Dạng bài trắc nghiệm khách quan sẽ thể hiện được khả năng đọc hiểu, nắm
bắt vấn đề, tư duy, phán đoán một cách nhanh chóng của người làm bài.
+ Khi thực hiễn những bài thi viết, người làm bài sẽ phải biết cách sắp xếp,
phân bổ thời gian một cách hợp lí nhất.

+ Ví dụ:
o Khi làm bài thi trắc nghiệm khách quan đối với các môn như Vật lý,
Hóa học, Sinh học, Ngoại ngữ … Việc phân phối thời gian đóng một
vai trò quan trọng. Người học sẽ phải bố trí thời gian để đọc đề, lựa
chọn các phần có thể giải quyết trong thời gian ngắn để làm trước,
dành nhiều thời gian cho các câu hỏi yêu cầu vận dụng khối lượng
kiến thức, kĩ năng lớn.
o Còn đối với các bài thi tự luận (các môn Toán, Ngữ văn) kĩ năng xử lí
tình huống, vận dụng linh hoạt kiến thức lại nắm vai trò then chốt. Có
thể chúng ta sẽ không giải quyết được toàn bộ yêu cầu đề bài nhưng
nếu biết vận dụng kiến thức, diễn đạt ý tưởng hợp lý sẽ giúp ta đạt
được những số điểm nhất định.


o …
+ Ngoài ra, việc hạn chế các yếu tố không tích cực cũng đóng góp một phần
quan trọng trong khi làm bài thi. Người học có thể gặp phải nhiều áp lực, căng
thẳng trước và trong quá trình làm bài nên việc hạn chế tối đa những ảnh hưởng
của tâm lí, ngoại cảnh sẽ giúp tăng hiệu quả, chất lượng bài làm.
- Ý nghĩa của sự lựa chọn hình thức thi – kiểm tra viết:
Vì thi – kiểm tra là động lực của quá trình dạy và học nên việc lựa chọn
được một hình thức kiểm tra, đánh giá phù hợp với bản thân sẽ giúp người học
dễ dàng hơn trong việc xây dựng một phương pháp học thuận lợi, có ích nhất.
Nó cũng đặt ra những mục tiêu để người học phấn đấu thực hiện nhằm đạt được
mục đích học tập của mình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Nguyễn Phụng Hoàng. Phương pháp kiểm tra đánh giá thành quả học tập.
NXBGD, 1996.
2. Trần Bá Hoành. Đánh giá trong giáo dục. NXBGD, 1997.

3. Lưu Xuân Mới. Kiểm tra, thanh tra, đánh giá trong giáo dục. Hà Nội, 1999.
4. Từ điển Bách Khoa Việt Nam. NXB Từ điển Bách khoa. 2002



×