Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Bước đầu nghiên cứu bào chế hệ tiểu phân nano lipid chứa sulfadiazin bạc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 65 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ QUỐC PHÒNG

HỌC VIỆN QUÂN Y

ĐỖ THANH QUỲNH

BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ HỆ TIỂU PHÂN
NANO LIPID CHỨA SULFADIAZIN BẠC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC

Hà Nội – 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ QUỐC PHÒNG

HỌC VIỆN QUÂN Y

ĐỖ THANH QUỲNH

BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ HỆ TIỂU PHÂN
NANO LIPID CHỨA SULFADIAZIN BẠC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC

Cán bộ hướng dẫn:


1. TS. Nguyễn Trọng Điệp

2. GS.TS. Nguyễn Ngọc Chiến

Hà Nội – 2020


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đối với
các thầy:
TS. Nguyễn Trọng Điệp
GS. TS. Nguyễn Ngọc Chiến
Đã nhiệt tình hướng dẫn và tận tình chỉ bảo, truyền đạt những kinh
nghiệm quý báu và tạo điều kiện hết sức thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian vừa qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới thầy TS. Lương Quang Anh,
người thầy đã tận tình hướng dẫn và giải đáp những thắc mắc, khó khăn trong
suốt q trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Tôi cũng xin chân thành cám ơn
đề tài cấp Học viện Quân Y “Bước đầu nghiên cứu bào chế hệ tiểu phân nano
chứa Sulfadiazin bạc” đã cho phép tơi được sử dụng số liệu nghiên cứu cho
khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới các thầy, cô giáo của Viện Đào tạo
Dược, Học viện Quân Y và hơn hết là bộ môn Bào chế đã giúp đỡ tơi hồn
thành khóa luận.
Tơi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo giảng dạy và các thầy, cô
kỹ thuật viên của Viện Công nghệ Dược phẩm Quốc gia và bộ môn Bào chế,
bộ môn Công nghiệp Dược thuộc trường Đại học Dược Hà Nội đã tạo điều
kiện cho tơi sử dụng máy móc, thiết bị, hóa chất và hướng dẫn tôi trong suốt
thời gian làm thực nghiệm.
Tôi cũng xin trân thành cảm ơn các thầy, cô trong Ban Giám đốc,

phòng Đào tạo của Học viện Quân Y đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tơi
trong suốt q trình học tập tại trường.
Cuối cùng, tơi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè đã ln ở
bên tơi, động viên và giúp đỡ tơi hồn thành khóa luận này.
Hà Nội, ngày 28 tháng 5 năm 2020
Sinh viên
Đỗ Thanh Quỳnh


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ........................................................................ 2
1.1. VÀI NÉT VỀ SULFADIAZIN BẠC ....................................................... 2
1.1.1. Công thức cấu tạo ............................................................................. 2
1.1.2. Tính chất .......................................................................................... 2
1.1.3. Độ ổn định ........................................................................................ 3
1.1.4. Cơ chế tác dụng ................................................................................ 3
1.1.5. Dược động học ................................................................................. 4
1.1.6. Chỉ định và chống chỉ định ............................................................... 4
1.1.7. Một số chế phẩm trên thị trường ....................................................... 5
1.2. TỔNG QUAN VỀ HỆ MANG LIPIP CẤU TRÚC NANO ..................... 5
1.2.1. Phân loại hệ mang lipid cấu trúc nano .............................................. 6
1.2.2. Thành phần tá dược .......................................................................... 7
1.2.3. Ưu nhược điểm của hệ mang lipid cấu trúc nano .............................. 8
1.2.4. Các phương pháp bào chế hệ mang lipid cấu trúc nano..................... 9

1.3. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ SULFADIAZIN BẠC VÀ HỆ MANG
LIPID CẤU TRÚC NANO .......................................................................... 12
1.3.1. Một số nghiên cứu về sulfadiazin bạc ............................................. 12
1.3.2. Một số nghiên cứu về hệ mang lipid cấu trúc nano ......................... 13


CHƯƠNG 2. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ............................................................................................................ 15
2.1. NGUYÊN LIỆU, TRANG THIẾT BỊ ................................................... 15
2.1.1. Nguyên liệu .................................................................................... 15
2.1.2. Trang thiết bị .................................................................................. 16
2.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................... 17
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................... 17
2.2.1. Phương pháp bào chế hệ mang lipid cấu trúc nano ......................... 17
2.2.2. Đánh giá một số đặc tính lý hóa và chỉ tiêu chất lượng của hệ mang
lipid cấu trúc nano chứa sulfadiazin bạc ................................................... 19
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ...................... 26
3.1. KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH MỘT SỐ CHỈ TIÊU CỦA PHƯƠNG PHÁP
ĐỊNH LƯỢNG SULFADIAZIN BẠC ......................................................... 26
3.1.1. Độ đặc hiệu .................................................................................... 26
3.1.2. Độ tuyến tính .................................................................................. 27
3.1.3. Độ ổn định hệ thống ....................................................................... 28
3.2. BƯỚC ĐẦU XÂY DỰNG ĐƯỢC CÔNG THỨC BÀO CHẾ HỆ TIỂU
PHÂN NANO LIPID CHỨA SULFADIAZIN BẠC ................................... 28
3.2.1. Khảo sát các yếu tố thành phần ....................................................... 28
3.2.2. Khảo sát các yếu tố quy trình .......................................................... 37
3.3. ĐÁNH GIÁ HỆ TIỂU PHÂN NANO LIPID CHỨA SULFADIAZIN
BẠC ............................................................................................................. 40
3.3.1. Kích thước tiểu phân nano, chỉ số PDI và thế Zeta ......................... 41
3.3.2. Hàm lượng dược chất trong hệ tiểu phân nano lipid chứa sulfadiazin

bạc............................................................................................................ 41
3.2.3. Hiệu suất nano hóa và tỷ lệ dược chất nano trong tiểu phân ............ 41
3.2.4. Đánh giá khả năng giải phóng dược chất trên in vitro ..................... 42


3.2.5. Xác định tương tác hóa học trong hệ tiểu phân nano ....................... 43
3.2.6. Xác định trạng thái vật lý ................................................................ 45
3.2.7. Xác định hình thái tiểu phân nano lipid chứa sulfadiazin bạc .......... 46
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

1.1

Bảng một số chế phẩm chứa SSD trên thị trường

5

1.2

Bảng thành phần tá dược của hệ NLC


8

2.1

Danh mục các nguyên liệu sử dụng cho nghiên cứu

15

2.2

Danh mục các thiết bị, dụng cụ sử dụng cho nghiên cứu

16

3.1

Mối tương quan giữa diện tích pic và nồng độ của SSD

27

3.2

Bảng kết quả độ ổn định hệ thống

28

3.3

Bảng xây dựng công thức khảo sát loại lipid rắn


29

3.4

Ảnh hưởng của lipid rắn đến nhiệt độ điều nhiệt của các
pha

29

3.5

Kết quả khảo sát KTTP, PDI và thế Zeta của các công thức
thay đổi loại lipid rắn

30

3.6

Các công thức khảo sát loại lipid lỏng

31

3.7

Kết quả khảo sát KTTP, PDI và thế Zeta của các công thức
thay đổi loại lipid lỏng

31

3.8


Kết quả khảo sát KTTP, PDI và thế Zeta của các công thức
thay đổi tỷ lệ lecithin

33

3.9

Kết quả khảo sát KTTP, PDI và thế Zeta của các công thức
thay đổi tỷ lệ dược chất

34

3.10

Kết quả khảo sát KTTP, PDI và thế Zeta của các công thức
thay đổi loại chất diện hoạt

35

3.11

Kết quả khảo sát KTTP, PDI và thế Zeta ở các công thức
thay đổi tỷ lệ chất diện hoạt

36

3.12

Kết quả khảo sát KTTP, PDI và thế Zeta của các công thức

thay đổi công suất siêu âm

38

3.13

Các công thức thay đổi thời gian siêu âm

39

3.14

Kết quả khảo sát KTTP, PDI và thế Zeta của các công thức
thay đổi thời gian siêu âm

39

3.15

Công thức bào chế (CT F13)

40

3.16

Bảng kết quả định lượng SSD trong hệ tiểu phân nano

41

3.17


Bảng sự tương quan giữa % giải phóng và thời gian

42


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình

Tên hình

Trang

1.1

Cấu trúc của sulfadiazin bạc

2

1.2

Sự kết hợp của lipid rắn và lipid lỏng trong NLC

5

1.3

Các loại của NLC theo cấu trúc lipid

6


2.1

Sơ đồ bào chế hệ NLC chứa SSD

18

3.1

Sắc ký đồ mẫu trắng tá dược

26

3.2

Sắc ký đồ mẫu chuẩn (nồng độ 10 µg/mL)

26

3.3

Sắc ký đồ mẫu thử

26

3.4

Đồ thị mối tương quan giữa diện tích pic và nồng độ SSD

27


3.5

Kết quả khảo sát KTTP, PDI và thế Zeta của các công thức
thay đổi loại lipid rắn

30

3.6

Kết quả khảo sát KTTP, PDI và thế Zeta của các công thức
thay đổi loại lipid lỏng

32

3.7

Kết quả khảo sát KTTP, PDI và thế Zeta của các công thức
thay đổi tỷ lệ lecithin

33

3.8

Kết quả khảo sát KTTP, PDI và thế Zeta của các công thức
thay đổi tỷ lệ dược chất

34

3.9


Kết quả khảo sát KTTP, PDI và thế Zeta của các công thức
thay đổi loại chất diện hoạt

35

3.10

Kết quả khảo sát KTTP, PDI và thế Zeta ở các công thức
thay đổi tỷ lệ chất diện hoạt

37

3.11

Kết quả khảo sát KTTP, PDI và thế Zeta của các công thức
thay đổi công suất siêu âm

38

3.12

Kết quả khảo sát KTTP, PDI và thế Zeta của các công thức
thay đổi thời gian siêu âm

39

3.13

Đồ thị biểu diễn khả năng giải phóng của hệ tiểu phân nano

chứa SSD

43

3.14

Phổ IR của các thành phần liên quan đến hệ tiểu phân nano
chứa SSD

44

3.15

Phổ DSC của các mẫu SSD nguyên liệu, hỗn hợp glyceryl
monostearat – lecithin, hỗn hợp vật lý, nano chứa SSD

45

3.16

Hình ảnh chụp TEM của các tiểu phân nano chứa SSD

46


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
STT Phần viết tắt
1
2
3

4

ACN
CT
DLS
DSC

5
6

EE
FTIR

7

HPLC

8

HPH

9
10

KTTP
LC

11
12
13

14

MeOH
N/D
N/D/N
NLC

15
16
17

NSX
PDI
SLN

18
19
20

SSD
TCCS
TEM

Phần viết đầy đủ
Acetonitril
Công thức
Tán xạ ánh sáng động (Dynamic Light Scattering)
Phân tích nhiệt vi sai (Differential Scanning
Calorimetry)
Hiệu suất nano hóa (Encapsulation Efficiency)

Quang phổ - Chuyển đổi hồng ngoại (Fourier –
Transform Infrared Spectroscopy)
Sắc ký lỏng hiệu năng cao (High Peformance Liquid
Chromatography)
Đồng nhất hóa dưới áp suất cao (High Pressure
Homogenization)
Kích thước tiểu phân trung bình
Tỷ lệ dược chất nano trong tiểu phân, hay tỷ lệ dược
chất nano hóa (Loading Capacity)
Methanol
Nước trong dầu
Nước trong dầu trong nước
Hệ mang lipid cấu trúc nano (Nanostructured Lipid
Carriers)
Nhà sản xuất
Chỉ số đa phân tán (Polydispersity Index)
Hệ tiểu phân nano lipid rắn (Solid Lipid
Nanoparticles)
Sulfadiazin bạc (Silver Sulfadiazine)
Tiêu chuẩn cơ sở
Kính hiển vi điện tử truyền qua (Transmission
Electron Microscope)


ĐẶT VẤN ĐỀ
Sinh khả dụng của nhiều dược chất bị giới hạn bởi độ tan, tính thấm và
các đặc tính lý hóa khác của dược chất. Trong đó, độ tan của các dược chất là
một trở ngại lớn cho việc phát triển các dạng bào chế không chỉ cho đường
uống mà còn đối với đường vận chuyển trên da và qua da.
Sulfadiazin bạc (Silver sulfadiazine - SSD) được tổng hợp từ

sulfadiazin và bạc được biết đến và sử dụng từ những năm 90 của thế kỉ XX,
có vai trị trong điều trị các nhiễm khuẩn nói chung, đặc biệt có tác dụng trong
điều trị vết bỏng nói riêng. Tuy nhiên, do thuộc phân nhóm II trong hệ thống
phân loại sinh dược học (Biopharmaceutics Classification System - BCS) là
chất có tính tan kém và tính thấm tốt nên việc cải thiện độ tan là một trong
những phương pháp để làm tăng sinh khả dụng của dược chất.
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp để làm tăng sinh khả dụng của
SSD, một xu hướng đang được quan tâm đó là bào chế SSD dưới dạng tiểu
phân nano. Việc bào chế tiểu phân nano SSD giúp làm tăng hiệu quả liều sử
dụng và/hoặc kéo dài thời gian tác dụng của dạng bào chế trong một lần đưa
thuốc. Một trong những phương pháp được lựa chọn đó là bào chế hệ mang
lipid cấu trúc nano (Nanostructured lipid carriers - NLC). Hệ NLC có nhiều
ưu điểm như sử dụng các lipid có khả năng phân hủy sinh học, nồng độ của
hệ trong pha phân tán cao và khả năng nano hóa cao hơn dẫn đến hạn chế hiện
tượng đẩy thuốc ra khỏi tiểu phân hơn dạng nano lipid rắn (Solid lipid
nanoparticles - SLN), kết quả là hệ tiểu phân nano có độ ổn định và bền vững
hơn. Vì vậy, thực hiện đề tài “Bước đầu nghiên cứu bào chế hệ tiểu phân
nano lipid chứa sulfadiazin bạc” với hai mục tiêu như sau:
1. Xây dựng được công thức bào chế hệ tiểu phân nano lipid chứa
sulfadiazin bạc.
2. Đánh giá một số đặc tính và chỉ tiêu chất lượng của hệ tiểu phân
nano lipid chứa sulfadiazin bạc đã bào chế được.

1


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. VÀI NÉT VỀ SULFADIAZIN BẠC
1.1.1. Công thức cấu tạo


Hình 1.1. Cấu trúc của sulfadiazin bạc [1]
Tên khoa học: Silver (4-aminophenyl)sulfonyl-pyrimidin-2-ylazanide
Công thức phân tử: C10H9AgN4O2S
Khối lượng phân tử: 357,14 g/mol [1].
1.1.2. Tính chất
1.1.2.1. Hình thức cảm quan
Bột kết tinh trắng hoặc trắng kem, không mùi hoặc gần như khơng mùi.
SSD ổn định trong khơng khí nhưng từ từ chuyển sang màu vàng khi tiếp xúc
với ánh sáng [2].
1.1.2.2. Tính chất vật lý
Độ tan: Rất ít tan trong nước; tan 100% trong amoniac lỏng tạo thành
dung dịch trong suốt; thực tế khơng tan trong ethanol, cloroform, ether; ít tan
trong aceton [3].
Nhiệt độ nóng chảy: Tonc = 285oC.
1.1.2.3. Tổng hợp
SSD được tổng hợp dựa trên sơ đồ phản ứng sau:
AgNO3 + NaSD → AgSD + NaNO3
Phản ứng được thực hiện bằng cách trộn bạc nitrat (AgNO3) và natri
sulfadiazin (NaSD) với lượng bằng nhau trong môi trường nước sẽ tạo thành
sulfadiazin bạc (AgSD). Kết tinh lại dược chất SSD từ dung dịch amoniac
25% [2].
2


1.1.2.4. Định tính và định lượng
Định tính:
- Phương pháp quang phổ hồng ngoại: Phổ hồng ngoại của chế phẩm
phải phù hợp với phổ hồng ngoại của SSD chuẩn.
- Phương pháp sắc ký lớp mỏng (TLC): Giá trị Rf của mẫu thử phải phù
hợp với giá trị Rf của mẫu SSD chuẩn.

- Định tính bạc: Hịa tan 1 g mẫu thử trong 15 mL dung dịch amoni
hydroxyd và 15 mL nước trong bình định mức 50 mL, bổ sung vừa đủ bằng
nước cất, lắc đều. Dung dịch này phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trong định
lượng bạc [1].
Định lượng:
SSD được định lượng bằng phương pháp HPLC theo Dược điển Mỹ
(USP 40) với bước sóng phát hiện là 254 nm [1].
1.1.3. Độ ổn định
SSD bị phân hủy trong acid vô cơ. Ở trạng thái rắn, SSD chuyển sang
màu hơi vàng trong 1 ngày khi tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng và vẫn tồn tại
trong trạng thái đó ít nhất 2 năm. Ngoài ra, mức độ chuyển màu tăng khi tăng
nhiệt độ. Cả hai trường hợp này đều không thấy xuất hiện điểm phụ khi tách
bằng TLC và hàm lượng của bạc và sulfadiazin không thay đổi [2].
1.1.4. Cơ chế tác dụng
Các nghiên cứu về SSD sử dụng phóng xạ vi mơ, kính hiển vi điện tử
và kỹ thuật sinh hóa đã cho thấy cơ chế hoạt động của SSD đối với vi khuẩn
khác với bạc nitrat và natri sulfadiazin. SSD chỉ hoạt động trên màng tế bào
và thành tế bào để tạo ra tác dụng diệt khuẩn. Cơ chế hoạt động cụ thể chưa
được xác định, nhưng hiệu quả của SSD có thể từ tương tác hiệp đồng, hoặc
do tác động của từng thành phần riêng biệt là bạc và sulfadiazin [4].
Bạc là một chất diệt khuẩn, các ion bạc liên kết với các acid amin
nucleophilic cũng như các nhóm sulfhydryl, amino, imidazol, phosphat và
nhóm carboxyl của protein, làm biến tính protein và ức chế các enzym. Bên

3


cạnh đó, bạc liên kết với màng bề mặt và protein, gây thất thoát proton trong
màng làm chết tế bào [4].
Sulfadiazin là một chất ức chế cạnh tranh của acid para-aminobenzoic

(PABA), một chất nền của enzym dihydropteroat synthetase dẫn tới q trình
tổng hợp acid folic khơng thực hiện được [4].
SSD thường được sử dụng dưới dạng kem 1%, tác dụng như một kháng
sinh phổ rộng, sử dụng đặc biệt trong điều trị bỏng. SSD có vai trị như một
kho chứa bạc trong vết thương và từ từ giải phóng các ion bạc. Trong tất cả
các loại thuốc sulfa được thử nghiệm kết hợp với bạc, sulfadiazin cho hiệu
quả cao nhất. SSD liên kết với các thành phần tế bào bao gồm ADN gây tổn
thương màng tế bào và ức chế vi khuẩn bằng cách liên kết với các cặp cơ sở
trong chuỗi xoắn ADN làm cản trở quá trình phiên mã [5].
1.1.5. Dược động học
SSD có tác dụng trên cả vi khuẩn gram dương, gram âm, nấm,
treponema và virus; được sử dụng dưới dạng kem 1% và đem lại hiệu quả lâm
sàng trong điều trị bỏng tại chỗ. Tại vết bỏng, hợp chất từ từ phân tách thành
bạc và sulfadiazin. Các ion bạc có hoạt tính kháng khuẩn đối với vi sinh vật.
Sulfadiazin cũng có hoạt tính kháng khuẩn hỗ trợ và có vai trị giải phóng từ
từ ion bạc [2].
Hầu hết nồng độ bạc (> 99%) tập trung tại vết thương, sulfadiazin bị
hấp thu 10% vào hệ tuần hoàn. Tùy thuộc vào diện tích bề mặt vết bỏng, nồng
độ máu lên tới khoảng 3 mg/100 mL và được bài tiết qua thận 2 g / 24 giờ [2].
1.1.6. Chỉ định và chống chỉ định
Chỉ định: Phòng ngừa và điều trị nhiễm trùng vết thương ở bệnh nhân
bỏng độ 2 và độ 3 [6].
Chống chỉ định:
- Chống chỉ định đối với những người mẫn cảm với dược chất và thành
phần của thuốc.
- Hạn chế sử dụng đối với phụ nữ có thai và trẻ sơ sinh dưới 2 tháng
tuổi.
4



- Thận trọng sử dụng với những người thiếu enzym glucose-6-phosphat
dehydrogenase, gây dễ tan máu khi tiếp xúc với dẫn xuất sulfonamid [6].
1.1.7. Một số chế phẩm trên thị trường
Bảng 1.1. Bảng một số chế phẩm chứa SSD trên thị trường
S
Nồng Dạng
Tên chế
T
độ
chế
Nơi sản xuất
phẩm
T
(%)
phẩm
Satyam Pharm & Chemicals Pvt., Ltd,
1
Silvirin
1
Kem
Ấn Độ
Công ty cổ phần LD dược phẩm
2 Sulfadiazin
1
Kem
Medipharco-Tenamyd BR s.r.l, Việt Nam
3 Silvadene
1
Kem
King pharmaceuticals, Inc., Mỹ

4 Thermazene
1
Kem
Crown Laboratories, Inc., Mỹ
5
Ascend
1
Kem
Ascend Laboratories, LLC, Mỹ
6
SSD
1
Kem
Dr. Reddy’s Laboratories, Inc., Mỹ
1.2. TỔNG QUAN VỀ HỆ MANG LIPIP CẤU TRÚC NANO
Để khắc phục các nhược điểm của nano lipid rắn (hiện tượng tống
thuốc ra ngoài khi lipid kết tinh ở dạng β, tỷ lệ phân tán trong pha nước cao
nhất chỉ khoảng 30%), hệ mang lipid cấu trúc nano đã ra đời với việc sử dụng
đồng thời cả lipid dạng lỏng phối hợp cùng với lipid dạng rắn.

Hình 1.2. Sự kết hợp của lipid rắn và lipid lỏng trong NLC [7]
5


1.2.1. Phân loại hệ mang lipid cấu trúc nano
Dựa theo vị trí mà thuốc được tích hợp, NLC được phân chia làm 3 loại
[7] và được minh họa thông qua hình 1.3.

Hình 1.3. Các loại của NLC theo cấu trúc lipid [7]
- Loại I: Loại lipid kết tinh khơng hồn tồn cũng được gọi là loại tinh

thể khơng hồn hảo, có cấu trúc chưa thực sự tốt. Loại I sử dụng các acid béo
khác nhau như glycerid để cải thiện và sửa đổi cấu trúc. Các khoảng không
trong cấu trúc giúp tăng lượng dược chất lưu giữ. Loại I có thể được bào chế
bằng cách trộn các loại lipid khác nhau dẫn đến các khoảng không trong mạng
lưới tinh thể, bên cạnh đó, dược chất cũng có thể kết tinh lại ở dạng phân tử
hoặc dạng vơ định hình. Vì vậy, bổ sung thêm một lượng nhỏ lipid lỏng làm
tăng tỷ lệ dược chất nano trong tiểu phân [7].
- Loại II: Loại vơ định hình, các lipid được kết hợp sao cho tránh được
sự kết tinh. Trong loại II, ma trận lipid vẫn ở dạng rắn nhưng tồn tại ở trạng
thái vơ định hình. Các kỹ thuật và phương pháp kết tinh thường dẫn đến dược
chất bị tống ra khỏi ma trận lipid. Để giảm thiểu điều này, dạng II được bào
chế bằng cách cẩn thận kết hợp lipid rắn với các loại lipid đặc biệt như:
Hydroxy octacosanyl hydroxyl stearat, isopropyl palmitat hoặc MCT [7].
- Loại III: Loại lipid lỏng/lipid rắn/nước hay còn được gọi là loại hỗn
hợp. Ở loại III, độ hòa tan của lipid lỏng lớn hơn so với lipid rắn, lượng lớn
lipid lỏng trộn với lipid rắn do lipid lỏng có thể dễ dàng di chuyển vào trong
6


ma trận lipid ở nồng độ thấp. Nếu lượng lipid lỏng được thêm vào vượt quá
yêu cầu về độ hòa tan của nó thì có thể dẫn đến hiện tượng tách pha và tạo ra
các ngăn nano lipid lỏng nhỏ được giới hạn bởi ma trận lipid rắn. Loại này
cho phép kiểm sốt giải phóng và tống dược chất từ ma trận lipid [7].
1.2.2. Thành phần tá dược
Thông qua tham khảo tài liệu [7], hệ NLC bao gồm 3 thành phần chính:
Lipid rắn, lipid lỏng và chất diện hoạt.
a. Lipid rắn
Lipid rắn là sự kết hợp của nhiều hợp chất hóa học có nhiệt độ nóng
chảy cao hơn 40℃ và có thể phân hủy sinh học. Ví dụ: Sáp ong, sáp carnauba,
dynasan, acid stearic,...

b. Lipid lỏng
NLC sử dụng những lipid lỏng có khả năng dung nạp tốt. Ví dụ: Dầu
thầu dầu, dầu cọ, dầu oliu, dầu davana,...
c. Chất nhũ hóa
Chất nhũ hóa là những chất được hấp phụ lên bề mặt tiểu phân làm
giảm sức căng bề mặt hoặc giảm năng lượng bề mặt và được sử dụng với hàm
lượng nhỏ. Có rất nhiều loại chất nhũ hóa có thể sử dụng để bào chế hệ NLC
như:
- Chất nhũ hóa ion hóa: Natri taurodeoxycholat, natri oleat, natri
dodecyl sulphur.
- Chất nhũ hóa lưỡng cực: Phospholipid, phosphatidylcholin,
phospholipon.
- Chất nhũ hóa khơng ion hóa: Span 20, Span 80, Span 85, Tween 20,
Tween 80, Tyloxapol,..
- Ngồi ra có thể sử dụng chất đồng nhũ hóa làm chất nhũ hóa trong
bào chế hệ NLC.
Thành phần tá dược của hệ NLC được thể hiện trong bảng 1.2:

7


Bảng 1.2. Bảng thành phần tá dược của hệ NLC [7]
Thành phần
Tên cụ thể
Gelot 64, Emulcire 61, Tristearin, acid stearic,
Lipid rắn
Softisan 154, Cutina Cp, Imwitor 900 P, Geleol,
cetyl palmitat.
Lauroglycol FCC, Capryol 90, chuỗi triglycerid
trung bình, dầu parafin, 2-octyl dodecanol, Miglyol

Lipid lỏng
812, Transcutol HP, Labrafil, Lipofile WL 1349,
Labrafac PG.
Chất nhũ hóa thân Polyvinyl alcol, Solutol HS15, Poloxamer 188,
nước
Pluronic F127, Tween 20, Tween 40, Tween 80.
Chất nhũ hóa thân dầu Span 20, Span 40, Span 60, Myverol® 18-04K.
Chất nhũ hóa lưỡng Lecithin trứng, lecithin đậu nành, Gelucire 50/13,
cực
phosphatidylcholin, phosphatidylethanolamin.
1.2.3. Ưu nhược điểm của hệ mang lipid cấu trúc nano
1.2.3.1. Ưu điểm
- Thành phần chứa lipid lỏng sẽ làm giảm nhiệt độ nóng chảy của hỗn
hợp hơn so với dạng lipid rắn.
- Hầu hết các loại lipid có khả năng phân hủy sinh học.
- Nồng độ của hệ trong pha phân tán cao (có thể lên đến 95%).
- Khả năng nano hóa cao hơn do dược chất có khả năng hịa tan trong
lipid lỏng cao hơn dạng rắn. Vì vậy, hệ NLC hạn chế được tình trạng đẩy
thuốc ra khỏi tiểu phân.
- NLC cho các tiểu phân có kích thước nhỏ hơn và bề mặt các tiểu phân
nano có hình dạng cầu hơn so với SLN, đảm bảo tiếp xúc gần với lớp sừng do
đó làm tăng thâm nhập thuốc vào da hoặc niêm mạc.
- NLC dễ dàng nâng cấp và khử trùng, ít tốn kém hơn so với chất mang
là polyme hay chất hoạt động bề mặt.
- Có khả năng vận chuyển cả dược chất thân dầu và thân nước.
- Có tỷ lệ giải phóng thuốc cao ở giai đoạn đầu và duy trì ổn định kéo
dài thời gian ở giai đoạn sau [7-9].
8



1.2.3.2. Nhược điểm
Mặc dù NLC có rất nhiều lợi thế và tiềm năng nhưng cũng có những
mặt hạn chế nhất định như:
- Một số chất nhũ hóa hay chất hoạt động bề mặt có tác dụng kích thích
và mẫn cảm với da và niêm mạc.
- Có thể xảy ra hiệu ứng độc tế bào liên quan đến bản chất của cấu trúc
hệ NLC và nồng độ của dược chất [9].
1.2.4. Các phương pháp bào chế hệ mang lipid cấu trúc nano
Có rất nhiều phương pháp được sử dụng để bào chế hệ NLC, các
phương pháp được lựa chọn dựa trên bản chất dược chất, độ hịa tan của
thuốc, tính ổn định và đường dùng của thuốc thông qua tham khảo các tài liệu
[8, 10, 11]:
1.2.4.1. Đồng nhất hóa dưới áp suất cao
Kỹ thuật đồng nhất hóa dưới áp suất cao là một kỹ thuật hiệu quả và có
thể áp dụng ở quy mô lớn. Về nguyên tắc, chất lỏng được đẩy qua một khe
hẹp kích thước vài micromet dưới áp suất 100 - 2000 bar trong thiết bị đồng
nhất hóa dưới áp suất cao. Có hai kỹ thuật là đồng nhất hóa nóng và đồng
nhất hóa lạnh [8].
a. Đồng nhất hóa nóng
Đồng nhất hóa nóng sử dụng lipid lỏng và lipid rắn, trộn với nhau và
đun nóng đến trên nhiệt độ nóng chảy của lipid rắn từ 5 - 10℃, thêm dược
chất vào tạo thành pha dầu. Pha nước chứa chất diện hoạt được phân tán trong
nước khử ion và đun nóng đến cùng nhiệt độ với pha dầu. Trộn hai pha với
nhau và đồng nhất hóa với tốc độ cao trong thời gian ngắn tạo thành tiền nhũ
tương. Ngay sau đó, tiền nhũ tương được đưa vào thiết bị đồng nhất hóa dưới
áp suất cao (High pressure homogenization - HPH) ở các áp suất khác nhau
trong vòng 3 - 5 chu kỳ. Sự lặp lại số lượng chu kỳ phụ thuộc vào kích thước
tiểu phân trung bình mong muốn. Sau đó nhũ tương được làm lạnh ở nhiệt độ
phịng kết hợp với khuấy từ. Q trình rắn hóa các giọt được diễn ra do sự kết
tinh lipid rắn. Bên cạnh đó, việc sử dụng chất diện hoạt thân dầu trong pha

dầu cũng làm cải thiện độ ổn định của tiền nhũ tương trong quá trình đồng
9


nhất hóa. Phương pháp này phù hợp với các dược chất khơng nhạy cảm với
nhiệt [8, 11].
b. Đồng nhất hóa lạnh
Phương pháp đồng nhất hóa nóng tồn tại hạn chế là nhiệt độ tăng cao
trong suốt quá trình bào chế, có thể gây ra sự phân hủy dược chất thân nước
và dược chất ảnh hưởng bởi nhiệt. Để hạn chế, phương pháp đồng nhất hóa
lạnh đã làm lạnh nhanh nhũ tương nano. Các lipid lỏng và lipid rắn được đun
chảy ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ nóng chảy của lipid rắn, sau đó dược chất
được phân tán hoặc hịa tan trong hỗn hợp lipid đun chảy và được đưa vào
thiết bị HPH. Nhũ tương thu được được làm lạnh nhanh bằng nitrogen lỏng
hoặc băng khô. Tốc độ làm lạnh nhanh sẽ làm dược chất được phân tán đồng
nhất trong lipid. Khối lượng chất rắn thu được được phân tán trong pha nước
lạnh chứa lượng chất diện hoạt phù hợp và được đồng nhất hóa tốc độ cao
hoặc siêu âm để thu được hệ NLC [10, 11].
1.2.4.2. Đồng nhất hóa kết hợp siêu âm
Phương pháp này cũng gần giống với phương pháp đồng nhất hóa dưới
áp suất cao. Lipid rắn và lipid lỏng được trộn lẫn và đun chảy ở nhiệt độ cao
hơn nhiệt độ nóng chảy của lipid rắn khoảng 5 - 10℃. Chất diện hoạt được
hòa tan trong nước cất và đun nóng ở cùng nhiệt độ với pha dầu. Pha nước
được thêm vào pha dầu tạo thành tiền nhũ tương và được đồng nhất hóa tốc
độ cao trong thời gian thích hợp. Sau đó nhũ tương này được siêu âm trong
thời gian thích hợp và pha lỗng bằng nước cất rồi được làm lạnh ở nhiệt độ
phòng để rắn hóa thu được hệ NLC [11].
1.2.4.3. Nhũ hóa - khuếch tán dung mơi
Phương pháp nhũ hóa - khuếch tán dung môi sử dụng các dung môi tan
một phần trong nước như methanol, ethanol, aceton,... Trong phương pháp

này, pha dầu gồm dược chất và lipid trong một hoặc hỗn hợp các dung môi
hữu cơ rồi được siêu âm và duy trì ở nhiệt độ cao. Pha nước được chuẩn bị
bằng cách thêm chất ổn định hoặc chất diện hoạt phù hợp và duy trì ở cùng
nhiệt độ của pha dầu. Pha dầu được thêm vào pha nước dưới lực khuấy cơ học

10


ở nhiệt độ cao. Sau đó, tiếp tục khuấy ở nhiệt độ phịng để làm nguội và bốc
hơi dung mơi hữu cơ thu được hệ NLC [11].
1.2.4.4. Nhũ hóa - bốc hơi dung môi
Trong phương pháp này được bào chế tương tự như phương pháp nhũ
hóa - khuếch tán dung mơi, nhưng thay vì sử dụng dung mơi hữu cơ tan một
phần trong nước thì dung mơi hữu cơ khơng tan trong nước như cloroform,
cyclohexan,... được sử dụng để hòa tan dược chất và lipid. Hạn chế của
phương pháp này và phương pháp nhũ hóa - khuếch tán dung mơi là tồn dư
dung môi hữu cơ [11].
1.2.4.5. Tạo màng kết hợp siêu âm
Trong phương pháp này, dược chất và lipid được hịa tan trong dung
mơi hữu cơ, tốt nhất là ethanol. Pha nước được chuẩn bị bằng cách hòa tan
chất diện hoạt trong nước và điều nhiệt ở nhiệt độ cao. Pha dầu cũng được
khuấy từ ở nhiệt độ cao tạo hỗn hợp đồng nhất của dược chất và lipid, sau đó
cất quay chân khơng để loại bỏ dung mơi hữu cơ. Điều này sẽ có xu hướng
tạo thành một màng mỏng của dược chất và lipid, sau đó phân tán vào pha
nước được làm nóng kết hợp siêu âm rồi làm lạnh ở nhiệt độ phòng thu được
hệ NLC [11].
1.2.4.6. Vi nhũ tương
Lipid đun chảy được thêm vào lipid lỏng đã được làm nóng từ trước,
sau đó dược chất được hòa tan vào trong hỗn hợp này. Pha nước được chuẩn
bị bằng cách hòa tan chất diện hoạt trong nước cất. Cả hai pha đều được làm

nóng và duy trì ở nhiệt độ cao. Pha dầu được thêm vào pha nước dưới sự
khuấy trộn cơ học hình thành các vi nhũ tương. Vi nhũ tương này được thêm
vào nước lạnh (nhiệt độ từ 2 - 4℃) kết hợp khuấy từ để kết tủa các hạt nhũ
tương để tạo thành hệ NLC. Nhược điểm của phương pháp này là pha loãng
với lượng nước lớn làm giảm nồng độ dược chất. Vì vậy, phương pháp này
cần tinh chế bằng cách đơng khơ [11].
1.2.4.7. Kỹ thuật đùn nóng chảy
Hầu hết các phương pháp bào chế hệ NLC đều thực hiện nhiều giai
đoạn và khó khăn trong việc nâng cấp quy mơ ngoại trừ phương pháp đồng
11


nhất hóa. Phương pháp đùn nóng chảy sử dụng thiết bị đùn trục vít đơi là một
cơng nghệ mới được áp dụng để điều chế hệ NLC. Có 3 đường đưa vào thiết
bị, đường thứ nhất được lựa chọn để thêm hỗn hợp dược chất và lipid rắn,
đường thứ hai là để bổ sung lipid lỏng và đường thứ ba là bổ sung pha nước.
Hỗn hợp dược chất và lipid rắn được đưa vào cổng đầu tiên thông qua bộ nạp
thể tích, lipid lỏng được đun nóng qua cổng thứ hai thơng qua bơm nhu động.
Khi đó q trình được diễn ra trong thùng đùn khi được đun chảy và trộn từng
phần. Cổng thứ ba lựa chọn để bổ sung pha nước được làm nóng trước có
chứa chất diện hoạt phù hợp, đưa vào bởi bơm nhu động và trộn với tốc độ
mong muốn để thu được tiền nhũ tương. Sau đó tiền nhũ tương được đưa vào
ống gắn siêu âm đầu dò để thu được hệ NLC [11].
1.3. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ SULFADIAZIN BẠC VÀ HỆ MANG
LIPID CẤU TRÚC NANO
1.3.1. Một số nghiên cứu về sulfadiazin bạc
SSD ngoài tác dụng kháng khuẩn còn được biết đến rộng rãi với tác
dụng trị bỏng. SSD là chất kháng khuẩn tại chỗ tiêu chuẩn cho vết thương
bỏng trong nhiều thập kỷ. Các tiểu phân bạc có kích thước nanomet làm tăng
diện tích bề mặt, có hiệu quả ngay ở cả nồng độ rất thấp và giảm thiểu khả

năng gây độc cho mơ do tác dụng của bạc. Do đó, Adhya A. và cộng sự
(2014) đã tiến hành một thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm sốt để so sánh hiệu
quả của SSD tại chỗ và hydrogel bạc tinh thể (AgNP) trong điều trị vết
thương. Nghiên cứu đánh giá trên 54 bệnh nhân điều trị bằng SSD và 52 bệnh
nhân điều trị bằng AgNP đối với trường hợp bỏng độ 2. Tình trạng lành vết
bỏng đối với nhóm AgNP cao hơn đối với nhóm điều trị bằng SSD sau 4 tuần.
Trong số những bệnh nhân sử dụng AgNP, tỷ lệ lành ít nhất 50% vết thương
sâu dưới da là 80,6% so với 48,1% điều trị bằng SSD sau 4 tuần (P = 0,001).
Số liệu cho thấy tỷ lệ bệnh nhân được chữa lành hoàn toàn sau 4 tuần là 4%
và 0% (P = 0,116) [12].
Taylor E. và cộng sự (2011) đã bào chế được nano SSD dưới dạng
liposome sử dụng phospholipid nội sinh dipalmitoylphosphatidylcholin
(DPPC) kết hợp với dioleoylphosphatidylethanolamin (DOPE), acid lauric và
dược chất SSD với nồng độ 100 µg/mL tạo thành các tiểu phân nano bằng kỹ
12


thuật đùn được tối ưu hóa. Kết quả cho thấy kích thước tiểu phân trung bình
(KTTP) khoảng 100 nm với chỉ số đa phân tán (Polydispersity Index - PDI)
trong khoảng hẹp từ 0,088 đến 0,177, làm giảm hiện tượng hình thành màng
sinh học so với chế phẩm trên thị trường và giảm sự phát triển của một số vi
khuẩn như: Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aereus, Escherichia
coli và Bacillus subtilis. Bên cạnh đó, Morsi N. M. và cộng sự (2014) đã phát
triển hệ tiểu phân nano SSD dưới dạng cubosome với ưu điểm so với dạng
liposome là tăng khả năng bao gói dược chất. Cubosome được bào chế bằng
kỹ thuật nhũ hóa với nồng độ SSD 0,2% sử dụng pha dầu chứa monoolein,
chất diện hoạt khơng ion hóa, polxamer 407 và polyvinyl alcol cho KTTP
trong khoảng 152,3 nm đến 389,6 nm và PDI < 1. Tuy nhiên, hàm lượng SSD
của công thức lựa chọn cuối cùng chưa cao (87,01%) và giải phóng hầu hết
dược chất sau 6 giờ [13-15].

Mastiholimath V. S. và cộng sự (2020) nghiên cứu bào chế hệ tiểu phân
nano SSD dưới dạng SLN bằng phương pháp đồng nhất hóa nóng sử dụng
glyceryl distearat, Tween 80 với nồng độ SSD là 200 µg/mL cho kết quả
KTTP nằm trong khoảng 50 - 200 nm và PDI từ 0,232 - 0,642. Sau đó, cơng
thức tối ưu được lựa chọn (Với KTTP là 68,30 nm và PDI là 0,642) để phối
hợp với gel sử dụng Carbopol làm tá dược tạo gel và điều chỉnh bằng
triethanolamin. Kết quả cho thấy khả năng giải phóng sau 12 giờ của công
thức gel cho kết quả tốt, giải phóng cao nhất sau 12 giờ (88,64%) [3].
1.3.2. Một số nghiên cứu về hệ mang lipid cấu trúc nano
Trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu về hệ mang lipid cấu trúc nano.
Thatipamula R. P. và cộng sự (2011) đã nghiên cứu bào chế hệ tiểu phân nano
lipid chứa Domperidon (DOM) theo cả 2 dạng SLN và NLC. Hệ SLN và hệ
NLC chứa DOM bào chế theo phương pháp đồng nhất hóa nóng kết hợp siêu
âm sử dụng trimyristin, cetyl recinoleat lần lượt làm lipid rắn và lipid lỏng,
Tween 80 làm chất diện hoạt. Kích thước tiểu phân, PDI, thế Zeta và hiệu
suất nano hóa (Encapsulation Efficiency - EE) của công thức tối ưu của hệ
SLN và hệ NLC lần lượt và 30,45 nm; 0,156; 12,40 mV; 87,84% và 32,23
nm; 0,160; 10,47 mV; 90,49%. Phổ DSC cho thấy sau khi bào chế thì DOM
tồn tại dưới dạng vơ định hình và triglycerid chuyển sang dạng β ở cả 2 hệ
13


SLN và hệ NLC và đều có hình cầu khi đánh giá hình thái tiểu phân. Cả 2
dạng đều kiểm sốt giải phóng trong 24 giờ và có độ ổn định sau 24 giờ [16].
Alam S. và cộng sự (2016) đã thiết kế hệ NLC chứa Pioglitazon (PZ)
để nghiên cứu cải thiện sinh khả dụng bằng cách hấp thu qua da. PZ là một
chất chống tăng đường huyết được sử dụng trong điều trị tiểu đường loại 2.
Hệ NLC chứa PZ được điều chế bằng cách sử dụng phương pháp đồng nhất
hóa dưới áp suất cao, sau đó tiếp tục siêu âm. Kết quả cho thấy hệ NLC bào
chế có KTTP là 166,05 nm và tỷ lệ dược chất nano trong tiểu phân là 10,41%.

Hiệu suất nạp thuốc của PZ lớn hơn 70%, tăng gấp 3,2 lần. Trên in vivo,
nghiên cứu dược động học cho thấy sinh khả dụng tăng gấp 2,1 lần và hệ điều
trị qua da NLC chứa PZ làm giảm lượng đường trong máu và duy trì trong
một thời gian dài so với thuốc đối chiếu Piosys. Thời hạn sử dụng của cơng
thức tối ưu hóa là 1,83 năm. Những kết quả này đã chỉ ra rằng hệ trị liệu qua
da dựa trên NLC là công thức giải phóng có kiểm sốt PZ và có thể là hệ
thống phân phối thuốc đầy hứa hẹn [17].
Vitorino C. và cộng sự (2014) đã nghiên cứu xây dựng và bào chế được
hệ NLC phối hợp hai dược chất olanzapin và simvastatin dạng hệ trị liệu qua
da bằng hai phương pháp riêng biệt là nhũ hóa - bốc hơi dung mơi (Solvent
emulsification-evaporation - SE/E) và đồng nhất hóa dưới áp suất cao (HPH).
Kết quả nghiên cứu cho thấy HPH cho hiệu suất nạp thuốc và khả năng thẩm
thấu in vitro cao hơn. Trên in vitro, mơ hình động học giải phóng đã chứng
minh là có sự tăng khuếch tán dược chất và kiểm sốt giải phóng ổn định
trong vận chuyển thuốc sử dụng hệ NLC. Limonen và ethanol được thêm vào
công thức làm tăng cường khả năng thẩm thấu khi kết hợp hai dược chất.
Đánh giá về nghiên cứu thẩm thấu qua da chuột cho thấy trạng thái ổn định
đạt được vào khoảng 10 giờ và duy trì trong 48 giờ [18].

14


CHƯƠNG 2. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
2.1. NGUYÊN LIỆU, TRANG THIẾT BỊ
2.1.1. Nguyên liệu
Bảng 2.1. Danh mục các nguyên liệu sử dụng cho nghiên cứu
STT
Tên nguyên liệu
Nguồn gốc

Tiêu chuẩn
Hàm lượng
1
Sulfadiazin bạc chuẩn
Merck – Đức
98%
2
Sulfadiazin bạc
India Phosphate - Ấn Độ
USP 40
Shanghai Smart Chemicals
3
Alcol cetostearylic
NSX
Co., Ltd - Trung Quốc
Shanghai Smart Chemicals
4
Alcol cetylic
NSX
Co., Ltd - Trung Quốc
Chemwill Asia Co., Ltd. 5
Glyceryl monostearat
NSX
Trung Quốc
Compritol 888 ATO
6
Gattefossé - Pháp
NSX
(Glyceryl dibehenat)
Precirol ATO 5

7
Gattefossé - Pháp
NSX
(Glyceryl distearat)
Peceol (Glyceryl
8
Gattefossé - Pháp
NSX
monooleat)
Labrafil M 1944 CS
9
(Oleoyl polyoxyl-6
Gattefossé - Pháp
NSX
glycerid)
10 Dầu thầu dầu
Việt Nam
NSX
11 Dầu dừa
Việt Nam
NSX
Kanto Chemical Co., Inc. 12 Lecithin (đậu nành)
NSX
Nhật Bản
Xilong Sientific Co., Ltd. 13 Span 80
NSX
Trung Quốc
Kuraray Asia Pacific Pte. Ltd.
14 Poly vinyl alcol
TCCS

- Singapore
Acrysol K-140
Corel Pharma Chem - Trung
15 (Polyoxyl 40
NSX
Quốc
hydrogenated castor
15


oil)
16

Tween 80

17

Tween 20

18

Poloxamer 188

19
20

Natri
dihydrophosphat
Dinatri
hydrophosphat


21

Natri clorid

22
23
24
25
26
27

Acid phosphoric 85%
Amoniac 28 - 30%
Methanol
Acetonitril
Nước cất 1 lần
Nước cất 2 lần

Xilong Sientific Co., Ltd. Trung Quốc
Xilong Sientific Co., Ltd. Trung Quốc
Hangzhou Sartort Biopharma
Co., Ltd. - Trung Quốc
Xilong Sientific Co., Ltd. Trung Quốc
Xilong Sientific Co., Ltd. Trung Quốc
Xilong Sientific Co., Ltd. Trung Quốc
Merck - Đức
Merck – Đức
Fisher - Mỹ
Fisher - Mỹ

Việt Nam
Việt Nam

NSX
NSX
NSX
NSX
NSX
NSX
TKHH
TKHH
HPLC
HPLC
NSX
NSX

2.1.2. Trang thiết bị
Bảng 2.2. Danh mục các thiết bị, dụng cụ sử dụng cho nghiên cứu
STT
Tên thiết bị, dụng cụ
Nơi sản xuất
1
Máy khuấy từ IKA RH Basic 1
Đức
Máy đồng nhất hóa siêu âm Sonics Vibra - Cell
2
Mỹ
VCX 130
Máy ly tâm lạnh HERMLE Labortechnik GmbH 3
Đức

Z326k
Ống siêu ly tâm Milipore® UFC801008 Amicon®
4
Mỹ
với màng Cellulose Ultracel 10 kích thước 10 kDa
Túi thẩm tích MEMBRA-CEL MC18 x 100 CLR
5
Mỹ
14kDa
Máy đo thế Zeta và xác định phân bố kích thước
6
Anh
tiểu phân Zetasizer NanoZS90 Malvern
7
Máy sắc ký lỏng hiệu năng cao Shimadzu LC-20AD
Nhật Bản
8
Thiết bị đo quang phổ - chuyển đổi hồng ngoại
Mỹ
16


×