Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

tam ly bao chi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.27 KB, 5 trang )

MÔN TÂM LÝ BÁO CHÍ
Câu 1: Từ bản chất, chức năng của tâm lý, anh (chị) có những ứng dụng gì vào hoạt động
báo chí?
-Tâm lý có nguồn gốc từ thế giới khách quan vì thế phải nghiên cứu hoàn cảnh sống và hoạt
động.
-Tâm lý mang tình chủ thể. Do vậy phải chú ý nguyên tắc sát đối tượng (Tâm lý riêng tư của mỗi
con người).
-Tâm lý là sản phẩm của hoạt động giao tiếp vì thế khi nghiên cứu phải tổ chức hoạt động và tình
huống giao tiếp.
- Tâm lý có nguồn gốc xã hội, do vậy cần nghiên cứu môi trường xã hội, nền văn hóa, xã hội, các
mối quan hệ xã hội trong đó có cuộc sống và hoạt động.
* Ý nghĩa ứng dụng:
- Trước khi thực hiện tác phẩm báo chí cần phải nghiên cứu tài liệu.
- Tổ chức trao đổi với các đối tượng như trò chuyện, phỏng vấn để có được thông tin chính xác.
-Chú ý quan sát thái độ, cử chỉ, hành động của các đối tượng.
- Nắm bắt tâm lý đối tượng, hiểu rõ đối tượng để có thể chia sẽ điều gì, họ biết rõ những điều gì
từ đó có biện pháp khai thác.
- Chú ý khai thác thông tin khác nhau đối với các đối tượng khác nhau.
- Nghiên cứu thực tế xung quanh đối tượng (xét môi trường, hoàn cảnh sống xung quanh đối
tượng).
- Phỏng vấn nhiều đối tượng xung quanh một vấn đề để rút ra những điểm chung.
- Quan tâm đến nhiều thông tin phục vụ nhu cầu của công chúng và cải thiện môi trường hoàn
cảnh sống của đối tượng.
- Cải thiện đời sống con người. Dùng thông tin để cải thiện đời sống của họ.
- Tạo ra môi trường giao tiếp tốt từ đó làm thay đổi tâm lý công chúng xã hội.
- Từ tình huống giao tiếp cụ thể sẽ bộc lộ tâm lý của con người.
- Tránh để tâm lý của mình ảnh hưởng đến tâm lý đối tượng.
* Các chức năng của tâm lý:
- Tâm lý có vai trò định hướng hoạt động (Vai trò của động cơ, mục đích)
- Là động lực thôi thúc con người vượt qua khó khăn.
- Điều khiển quá trình hoạt động bằng các chương trình, kế hoạch, phương pháp, phương thức.


- Điều chỉnh hoạt động cho phù hợp với mục tiêu, điều kiện thực tế.
Câu 2: Ứng dụng theo thang nhu cầu Maslow vào hoạt động báo chí? Ý nghĩa.
-Nhu cầu sinh lý cơ bản: quan tâm đến nhu cầu ăn, ở, mặc, thu nhập… nói chung là những nhu
cầu cơ bản cần thiết cho việc sinh tồn của con người.
- Nhu cầu an toàn: những thông tinh cần thiết, những cảnh báo về các nguy cơ ảnh hưởng đến
đời sống con người như sức khỏe, vệ sinh an toàn thực phẩm, ATGT… từ đó đưa ra những
phương pháp, giải pháp phòng tránh.
- Nhu cầu giao tiếp xã hội: Báo chí trở thành một diễn đàn để công chúng bày tỏ các vấn đề mà
họ quan tâm trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Nhu cầu được kính trọng, ngưỡng mộ: Thể hiện thái độ phục vụ, kính nể, đón nhận, trân trọng
những ý kiến của công chúng.
- Nhu cầu phát huy bản ngã và thành đạt: Báo chí nêu lên những tấm gương điển hình, cung cấp
những phương pháp, kiến thức cần thiết để mọi người nâng cao nhận thức, mở rộng hiểu biết để
công chúng làm theo, hoàn thiện các kỹ năng và hiểu biết của bản thân.
Ý nghĩa:
-Kiến thức tâm lý giúp chúng ta hiểu được tâm lý của mỉnh nhờ đó nhà báo có thể điều khiển bản
thân mình tốt hơn, khống chế cảm xúc, nuôi dưỡng ý chí, hạn chế những điểm yếu, tăng cường
những điểm mạnh để phục vụ cho nghề nghiệp.
- Giúp cho nhà báo có thể nắm bắt được tâm lý của nhân vật nhờ đó nhà báo xác định được cách
thức giao tiếp sao cho phù hợp (Tạo sự tin cậy, cách đặt câu hỏi…)
- Hiểu được tâm lý của của người tiếp nhận từ đó xác định các mảng đề tài, chủ đề, khía cạnh
cần khai thác, cách thức khai thác và trình bày sản phẩm cuối cùng.
Đối với cơ quan Báo chí:
- Nắm bắt tâm lý công chúng nhờ đó có chiến lược về tin, bài, quảng cáo… cho phù hợp.
- Nắm bắt nhu cầu của Nhà báo giúp lãnh đạo cơ quyan báo chí có thể bố trí nhân sự một cách
hợp lý từ đó phát huy năng lực, đáp ứng nguyện vọng của Nhà báo.
- Tạo sự đoàn kết và sức mạnh tổng thể.
Câu 3: Thế nào là một câu hỏi tốt?
Câu hỏi tốt là câu hỏi ngắn gọn, gợi mở, trung tính và có trọng tâm, rõ ràng về chủ đề.
Kinh nghiệm cần thiết trong phỏng vấn:

Luôn phỏng vấn theo một lối đi đã chọn sẵn.
Có mục tiêu cụ thể để xem xét cả quá trình.
Chủ đề cuộc phỏng vấn nên rõ ràng và nên hẹp.
Có chiến thuật (Kỹ năng cơ bản) rõ ràng:
+ Luôn lắng nghe.
+ Đừng sợ sự yên lặng (Yên lặng sẽ giúp cho nhân vật có điều kiện thể hiện mình nhiều hơn).
+ Bắt đầu cuộc phỏng vấn bằng sự tán thành (tạo thiện cảm với nhân vật).
+ Luôn giữ sự cân bằng (Không để tâm lý chủ quan của bản thân làm ảnh hưởng đến cuộc phỏng
vấn.
Câu 4: Đặc điểm tâm lý giao tiếp:
-Giao tiếp quyết định đến sự thành công. Cái cốt yếu chính là tâm lý con người. Trong mối quan
hệ giữa Nhà báo và công chúng giao tiếp phải dựa trên sự tôn trọng của đôi bên dành cho nhau.
Nhà báo phải luôn đề cao sự tôn trọng của mình đối với nguồn tin và công chúng.
- Trong giao tiếp Nhà báo dùng tất cả các phương thức có thể từ sử dụng ngôn ngữ, phi ngôn
ngữ… để áp dụng một cách linh hoạt nhằm đạt hiệu quả giao tiếp cao nhất.
- Giao tiếp trong họt động của Nhà báo là giao tiếp có chủ đích tức là thu thập thong tin và
truyền đạt thông tin.
- Giao tiếp trong hoạt động sang tạo của Nhà báo luôn giữ tính xác thực, chân thực dù là giao
tiếp chính thức hay không chính thức.
- Đừng bao giờ phỏng vấn nhân vật mà không cho họ giải thích lý do.
- Giao tiếp báo chí luôn hướng đến yếu tố lâu dài nên cần phải giữ mối quan hệ lâu dài giữa
nguồn tin- Nhà báo – công chúng tiếp nhận.
- Giao tiếp trong hoạt động sáng tạo Nhà báo là một nhu cầu xã hội. Nó là đòi hỏi tất yếu của
mọi người, ai ai cũng có quyền được thông tin về mọi mặt của xã hội vì vậy giao tiếp trong hoạt
động sang tạo của Nhà báo là tất yếu và không thể thay thế hay rủ bỏ.
Câu 5: Các lỗi nghiêm trọng trong phỏng vấn:
Câu hỏi không có phần hỏi
Do không có phần hỏi nên người ta sẽ nói những gì họ nghĩ chứ không phải những thông tin cần
thiết cho chúng ta do không có yêu cầu cụ thể.
Tất cả mọi người đều biết đặt câu hỏi nhưng để có một câu hỏi tốt thì phải hỏi câu hỏi mang lại

nhiều thông tin cần thiết cho Nhà báo.
Hỏi 2 câu hỏi cùng một lúc
Khi hỏi 2 câu hỏi cùng một lúc thì nhân vật có thể lựa chọn trả lời một phần câu hỏi do đó thông
tin cần biết sẽ bị hạn chế và Nhà báo sẽ khó lặp lại câu hỏi mà nhân vật không trả lời.
Hỏi câu hỏi nhồi nhét
Câu hỏi nhồi nhét sẽ khiến cho nhân vật không thoải mái trong việc trả lời câu hỏi vì vậy nhân
vật có thể lựa chọn trả lời một vế của câu hỏi.
Bổ sung một khẳng định vào câu hỏi
Hỏi câu hỏi với những từ ngữ nặng nề
Đây là việc không nên vì có những câu hỏi với những từ ngữ nặng nề sẽ khiến nhân vật bị sốc và
không tạo cơ hội cho nhân vật trả lời. Do đó cần phải kềm chế cảm xúc của bản thân để đặt
những câu hỏi trung tính cho nhân vật trả lời.
Hỏi câu hỏi có sự cường điệu
Không nên hỏi những câu hỏi có sự cường điệu sẽ làm cho nhân vật bối rối từ đó câu trả lời của
họ sẽ không thoải mái và có thể ít mang lại thông tin cần thiết.
Hỏi câu hỏi đóng
Không nên hỏi những câu hỏi đóng vì nó ít mang lại thông tin cho Nhà báo.
Câu 6: Vai trò của công chúng:
Công chúng là những nhóm đối tượng, những người tiếp nhận thông điệp và chịu sự tác động,
ảnh hưởng của thông điệp.
-Công chúng là đối tượng đầu tiên, quan trọng và quyết định nhất cho việc thiết kế thông điệp,
sáng tạo tác phẩm báo chí và sản phẩm báo chí.
- Công chúng là những người nuôi dưỡng sản phẩm báo chí, là người đánh giá, thẩm định cuối
cùng chất lượng các sản phẩm báo chí đó.
- Công chúng là người thẩm định vai trò, vị trí xã hội của Nhà báo, của cơ quan báo chí. Uy tín,
uy lực của Nhà báo do công chúng và dư luận xã hội thừ nhận và bảo vệ.
- Công chúng là nguồn lực phong phú của báo chí vì:
+ Vời tư cách là đối tượng phản ánh những tâm tư, nguyện vọng, những vấn đề bức xúc, những
cái mới nảy sinh trong cuộc sống, là nguồn đề tài phong phú vô tận để báo chí khai thác, đồng
thời mang lại sự hấp dẫn thiết thực của báo chí.

+ Công chúng là những người tham gia trực tiếp vào sản phẩm báo chí (Đặc biệt là những
chương trình trực tiếp, phỏng vấn trực tiếp trên mạng).
+ Một bộ phận công chúng là cộng tác viên, thông tin viên của cơ quan báo chí.
+ Họ bảo vệ Nhà báo vì họ biết Nhà báo bảo vệ quyền lợi và cuộc sống của họ.
+ Công chúng còn là người luôn giúp đỡ tạo điều kiện cho Nhà báo hoạt động nghề nghiệp, đặc
biệt trong những “tình huống có vấn đề”.
Câu 7: Các thuộc tính của sáng tạo báo chí:
-Nhanh nhạy
- Linh hoạt, mềm dẻo.
- Độc đáo.
- Chi tiết, cụ thể.
Thông tin báo chí phải chi tiết, chính xác, cụ thể, rõ ràng trong từng con số, lời trích dẫn, lời bình
luận, phân tích đảm bảo sự chính xác, cụ thể phải được diễn tả bằng hình ảnh, lời nói, chữ viết…
Do đó lối tư duy, phong cách của Nhà báo vì vậy phải luôn luôn linh hoạt, mềm dẻo.
Độc đáo thể hiện trong ngôn ngữ, góc độ tiếp cận, trong phân tích, đánh giá, kết cấu.
Câu 8: Các phương pháp tư duy trong hoạt động báo chí:
*Phân tích, tổng hợp:
Phân tích là dùng óc để phân chia đối tượng nhận thức thành các bộ phận, các thành phần khác
nhau tức chẽ nhỏ vấn đề, đối tượng để nhìn thấy bản chất bên trong.
Tổng hợp là quá trình dùng trí óc để hợp nhất các thành phần đã được tách rời nhờ sự phân tích
thành một chỉnh thể tức khép lại những vấn đề đã phân tích để rút ra những điểm mấu chốt, điểm
chung.
Cả hai có mối quan hệ mật thiết với nhau tạo thành sự thống nhất không thể tách rời. Sự phân
tích được tiến hành theo hướng tổng hợp và tổng hợp được thực hiện theo kết quả của phân tích.
*So sánh:
Là quá trình dùng trí óc để xác định sự giống nhau hay khác nhau, đồng nhất hay không đồng
nhất, sự bằng nhau của các đối tượng nhận thức.
So sánh là đặt sự vật, hiện tượng trong mối liên hệ để làm nổi bật sự khác biệt về bản chất.
Thao tác này cũng được thực hiện liên quan chặt chẽ với thao tác phân tích, tổng hợp.
Có 3 mối liên hệ quan trọng trong so sánh:

• Đồng nhất;
• Tương phản (tốt – xấu; thiện – ác)
• So sánh tương xứng.
*Trừu tượng hóa và khái quát hóa
Trừu tượng hóa là quá trình dùng trí óc để gạt bỏ đi những mặt, thuộc tính, quan hệ thứ yếu
không cần thiết để giữ lại những yếu tố cần thiết cho tư duy.
Khái quát hóa là quá trình dùng trí óc để hợp nhất nhiều đối tượng khác nhau thành một nhóm,
một loại theo những thuộc tính, những liên hệ, quan hệ chung nhất định. Muốn vạch ra những
dấu hiệu cơ bản phải có phân tích, tổng hợp sâu sắc sự vật hiện tượng được khái quát.
Trừu tượng hóa và khái quát hóa giúp hình thành khái niệm và quy luật mới. Khái quát hóa có
mối quan hệ qua lại với trừu tượng hóa.
Các thao tác của tư duy có mối liên hệ mật thiết với nhau và nó thống nhất theo 1 định hướng
nhất định. Trong thực tế nó luôn đan xen lẫn nhau.
Đặc điểm tâm lý sáng tạo của Nhà báo
Hoạt động sáng tạo của Nhà báo luôn gắn liền với việc phát hiện ra các vấn đề mới.
Hoạt động sáng tạo của báo chí luôn gắn liền với tính chính trị- xã hội nghĩa là sự sáng tạo của
Nhà báo luôn hướng đến việc thực hiện những nhiệm vụ chính trị – xã hội.
Luôn có sự kết hợp giữa các yếu tố khách quan và chủ quan trong hoạt động sáng tạo của Nhà
báo.
Hoạt động sáng tạo Nhà báo phụ thuộc vào trình độ nhận thức, trình độ lý luận chính trị, chuyên
môn nghiệp vụ, phẩm chất, năng lực, lập trường, quan điểm của Nhà báo. Do vậy việc nâng cao
trình độ, phẩm chất, lập trường chính trị là cách để mở rộng năng lực sáng tạo.
Tâm lý sáng tạo của Nhà báo phải gắn liền với việc đáp ứng tâm lý tiếp nhận của quần chúng.
* Các bước chuẩn bị cho giao tiếp, phỏng vấn:
• Ăn mặc: lựa chọn trang phục phù hợp từng hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp, phỏng vấn. Ví dụ:
đối với người thường ăn mặc giản dị, lịch sự; đối với nghệ sĩ: mặc theo mốt, sang trọng; đối với
chính khách: ăn mặc kín đáo, lịch sự v.v…
• Mang theo những vật dụng gì cần thiết: ví dụ: sổ tay, bút viết, máy ghi âm, chụp hình, một số
dụng cụ cần thiết như khăn giấy v.v…
• Câu nói đầu tiên khi gặp nhân vật: chào hỏi thân mật, lời khen về cách ăn mặc; chia sẻ cảm

thông về hoàn cảnh, những lời có tính động viên, khích lệ v.v….
• Dự kiến hệ thống các câu hỏi?
• Địa điểm thực hiện cuộc phỏng vấn, giao tiếp: chọn lựa địa điểm thích hợp với nghề nghiệp và
hoàn cảnh của nhân vật: ví dụ như ca sĩ thì ngồi bên cây đàn piano; nhà nghiên cứu thì ngồi trong
phòng làm việc của họ v.v…

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×