Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ KINH DOANH đề tài chu kỳ doanh nghiệp của apple

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.75 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-------***-------

TIỂU LUẬN
QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐỀ TÀI:
Chu kỳ doanh nghiệp của Apple

NSV thực hiện:

Dương Lê Trung, Huỳnh Thị Yến Nhung,

Trịnh Thu Ngân, Vi Quang Tùng,
Nguyễn Hồng Dũng
Lớp tín chỉ:

Quản trị kinh doanh 07

Lớp:

63A

Khoa:

Quản trị kinh doanh

Giảng viên hướng dẫn: TS.Nguyễn Thị Phương Lan

TIEU LUAN MOI download :



HÀ NỘI, NĂM 2021

TIEU LUAN MOI download :


I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH:
Apple , là một tập đồn công nghệ nổi tiếng của Mỹ. Sau biết bao thăng trầm, biến cố
cùng thời gian, thì bây giờ cơng ty này đã và đang là một "thế lực" hùng mạnh thực sự.
Đúng ngày "cá tháng 4" năm 1976, tại Los Altos, California, Steve Jobs và Steve Wozniak đã
đồng sáng lập nên Apple.
Ban đầu, Apple cịn có một đồng sáng lập khác là Ronald Wayne. Đáng tiếc là ông đã rời
bỏ cơng ty trước khi nó hợp nhất và bán lại cổ phần cho hai người còn lại với mức giá là 800
USD. Logo "thời ngố tàu" đầu tiên của Apple được Wayne phác thảo bằng tay, lấy ý tưởng từ
câu chuyện của nhà bác học Issac Newton phát hiện ra định luật vạn vật hấp dẫn. Còn "văn
phòng" đầu tiên của Apple chính là nhà xe của cha mẹ Jobs.
Sản phẩm đầu tiên của công ty là chiếc Apple I và có giá là 666.66 USD nhưng bấy giờ, nó
chỉ có một bo mạch chủ cùng bộ xử lý và bộ nhớ. Trong hình là một sản phẩm được "chế" lại
từ các nhà sưu tầm, họ đã bổ sung cho cổ máy lớp vỏ bên ngồi, bàn phím cũng như màn hình.
Wozniak chính là người tạo ra những bộ kit cho Apple I, dưới đây chính là sơ đồ thiết kế trên
giấy của ông.
Sau gần 1 năm hoạt động, Apple chính thức hợp nhất theo sự dẫn dắt của Markkula. Sau
đó, một người đàn ơng khơng thuộc cơng ty là Michael Scott được Markkula bổ nhiệm làm
chủ tịch kiêm CEO Apple vì cho rằng Jobs bây giờ cịn q non trẻ và chưa đủ sức lãnh đạo
công ty.
Cũng trong năm 1977, Wozniak lại tạo ra thêm cổ máy Apple II và biến nó thành "tâm bão"
trong giới cơng nghệ đương thời.
Bước sang năm 2 "tuổi", Apple đã chính thức có một văn phịng riêng cho mình. Đó cũng
chính là nơi làm việc của các nhân viên và đặt dây chuyền sản xuất Apple II. Ngoài ra, khoảng

TIEU LUAN MOI download :



thời gian này cũng là giai đoạn khá căng thẳng đối với các cấp dưới vì phải thường xuyên tiếp
xúc với Jobs, một người nổi tiếng là khó tính.
Apple đã viết tiếp lịch sử của mình bằng việc cơng bố Apple III vào năm 1980. Mặc dù
chiếc máy được bán ra nhằm cạnh tranh với những thiết bị đến từ IBM hay Microsoft nhưng
nó cũng chỉ được xem là phương án tạm thời. Xerox PARC cùng Jobs lúc bấy giờ đã nhận ra
nên đổi khác đi.
Ngay sau đó, dự án Apple Macintosh (ngày nay còn gọi là Mac) đã được khởi động và mở
ra kỉ nguyên mới cho máy tính cá nhân với giao diện đồ hoạ trực quan, dù bấy giờ nó chỉ có
màu trắng và đen. Sản phẩm đầu tiên của dự án này ra mắt vào năm 1983, cùng với lúc Apple
giới thiệu vị CEO danh dự là John Sculley.
Năm 1984, Apple đã chi 1.5 triệu USD cho quảng cáo cũng có tên "1984" được đạo diễn
bởi Ridley Scott. Nó được phát sóng trong suất 3/4 của Super Bowl mùa XVIII và sau đó
khơng bao giờ được chiếu lại bất kì đâu.
Đây cũng chính là qng thời gian căng thẳng leo thang giữa mối quan hệ của Jobs và Bill
Gates khi Microsoft tiết lộ rằng phần mềm mà mình đang chăm chỉ phát triển cho những cổ
máy Macintosh cũng có thể hoạt động trên một giao diện đồ hoạ người dùng có tên Windows.
Ngồi ra, giai đoạn này còn là lúc nội bộ Apple bị "phân mảnh" bởi Jobs - người đứng đầu
mảng Macintosh và Sculley, người ln chỉ trích doanh số khơng như mong đợi của dòng máy
Macintosh và muốn thắt chặt giám sát về những sản phẩm tương lai của công ty.
Đỉnh điểm của sự mâu thuẫn này là vào năm 1985 khi mà Jobs tiến hành một cuộc đảo
chính nhằm lật đổ Sculley. Thật khơng may, phía lãnh đạo cơng ty lúc bấy giờ khơng đứng về
phía Jobs và khiến ơng từ chức. Ngay sau đó, Jobs đã tìm đến NeXT, một cơng ty chuyên làm
máy trạm cao cấp và cũng là nơi ông có tồn quyền quyết định..
Sau sự "ra đi" của Jobs thì người cạ cứng Wozniak (ở giữa trong ảnh bên dưới) cũng đã rời
bỏ Apple bằng cách bán phần lớn cổ phần của mình. Ơng cho rằng, thiếu Jobs nên công ty đã
đi sai hướng.
Tuy nhiên với đối thủ của Jobs - ơng Sculley thì cảm nhận lại khác, người này cho rằng
Apple đã tốt hơn khi giới thiệu máy tính xách tay PowerBook và hệ điều hành System 7, một

hệ thống đem lại màu sắc cho loại máy Macintosh vào năm 1991. Và nó được sử dụng mãi cho
đến khi OS X ra mắt vào năm 2001.

TIEU LUAN MOI download :


Vào giai đoạn những năm 90, dưới sự lãnh đạo của Scualley, Apple đã tiến đánh vào nhiều
lĩnh vực mới tuy nhiên có vẻ khơng mấy thành cơng. Từ 1990 đến 1993, thiết bị tạo được dấu
ấn nhất của Apple chính là chiếc Newton MessagePad nhưng do mức giá của nó đến 700 USD
mà chỉ có những tính năng cơ bản nên số phận của thiết bị này cũng rất hẩm hiu.
Nhưng đó chưa phải là sai lầm duy nhất và to lớn mà Scualley gây nên. Được biết ông này
đã làm tốn rất nhiều chi phí và thời gian của Apple khi cố gắng đưa System 7 lên hệ thống xử
lý mới PowerPC của IBM và Motorola thay vì Intel như trước đây.
Nhân cơ hội đó, Windows đã trổi dậy, tạo được tầm ảnh hưởng và thành công với Windows
3.0. Microsoft đã đi ngược lại những gì Apple đang làm cho Mac, họ bán Windows rẻ và dựa
vào lợi thế nền tảng hỗ trợ nhiều ứng dụng hơn.
Sau quá nhiều thất bại mang lại cho công ty, Scualley đã chính thức bị sa thải vào năm
1993 và ban lãnh đạo đã bổ nhiệm Michael Spindler làm tân CEO. Ông này là một người Đức
và đã gắn bó với Apple trong suốt quãng thời gian dài từ năm 1980.Mặc dù đã thay đổi CEO
nhưng vận đen vẫn đem bám Apple, một phần cũng do Michael Spindler tiếp tục dẫm lên vết
xe đỗ mà Scualley để lại. Chỉ sau một
năm lên nắm quyền, vị tân CEO đã cho Apple ra mắt thế hệ Mac đầu tiên chạy trên hệ
thống PowerPC. Tình hình vẫn ngày càng tệ hơn và ơng chính thức "nhường chức" lại vào năm
1996.
Nhiệm kỳ của Gil Amelio tiếp tục gây nhiều khó khăn cho Apple, cổ phiếu của công ty đã
xuống mức thấp nhất kỉ lục. Cuối cùng, Amelio quyết định mua lại những phần thuộc về Jobs
ở NeXT để mang ông quay về với Apple. Được biết, giao dịch này được thực hiện vào năm

tháng 2/1997 và đã tốn của Apple 429 triệu USD.
Vừa quay lại Apple, Jobs tiếp tục thực hiện một cuộc đảo chính mới ngay trong phịng họp

vào ngày 4 tháng 7 năm đó. Ông thuyết phục hội đồng quản trị hãy bổ nhiệm mình làm CEO
tạm thời của Apple và trong tuần tiếp theo, Amelio đã viết đơn từ chức.
Cũng trong năm 1997, một chiến dịch quảng cáo mới rất nổi tiếng của Apple là "Think
Different" ra đời. Chiến dịch cũng nhằm mục đích tưởng niệm các nghệ sỹ và nhà khoa học
nổi tiếng.
Dưới thời Steve Jobs, Apple dần dần lấy lại đà tăng trưởng. Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa
"nhà Táo" và Microsoft cũng dần cải thiện, minh chứng xác đáng nhất là hãng được Microsoft

TIEU LUAN MOI download :


đầu tư 150 triệu USD vào năm 1997. Tiếp đó, năm 2001, Mac OX X ra đời thay thế System 7,
nó dựa trên những đúc kết từ hệ điều hành của NeXT. Và vào năm 2006, Apple đã chính thức
quay về với nền tảng chung Intel khiến họ gặt hái thêm những thành cơng cho đến ngày nay
Tuy nhiên, đó chưa phải là chiến thắng vang dội nhất mà Apple từng tạo nên.
II. GIAI ĐOẠN BẮT ĐẦU PHÁT TRIỂN CỦA APPLE:
1. Giai đoạn bắt đầu cung cấp dịch vụ và sản phẩm:

Năm 1976, Apple I là sản phẩm đầu tiên được cung cấp ra thị trường. Lúc đó, Apple I chỉ
có 1 bo mạch cũng bộ xử lí và bộ nhớ.
Năm 1977, Apple II ra đời được dự đoán là sẽ “đánh chiếm cả thế giới” vào thời điểm đó.
Và đúng như vậy, Apple II được ra mắt hoàn chỉnh hơn với phần vỏ nhựa, bàn phím đi kèm
cùng với phần mềm VisiCalc. Tại lúc đó, Apple II được phủ kín ở các trường học và doanh
nghiệp lớn nhỏ.
Tuy nhiên, đến năm 1980, sự ra đời của Apple III đã đánh đổ thành cơng, sự uy tín của
Apple II. Mặc dù thơng số và cấu hình mạnh hơn nhưng lại khơng cung cấp cho bất kì thiết bị
tản nhiệt nào khiến nhiệt độ máy cao làm mối hàn chảy ra, chip thì bị nhảy ra khỏi khe kết nối
nên máy bị chậm, nóng nhanh và hay bị sập nguồn. Cùng lúc đó, Apple III cịn phải đối đầu
trực tiếp với IBM và Microsoft, đây chính là bước đầu đánh dấu thất bại của Apple
Sau khi đến thăm XEROX PARC, ông quyết định ra đời máy tính Apple Lisa với giao

diện tương tác người dùng (GUI) cùng với trang bị chuột đầu tiên. Dù vậy thì Apple Lisa vẫn
thất bại trong việc tiếp cận người dùng vì khó sử dùng và giá thành rất cao lên đến 10,000
USD (200 triệu VND)
Tiếp đó, Steve lại cho ra mắt dịng Apple Macintosh. Macintosh Portable là dịng máy
Macintosh đầu tiên chạy bằng pin, có thể gọi đây là ông tổ của MacBook ngày nay. Mặc dù lúc
ra mắt, thiết bị nhận được rất nhiều sự quan tâm của người dùng và truyền thông bởi khả năng
di động, nhưng rất tiếc thiết bị đã không thu hút được lượng lớn người mua bởi lỗi thường
xuyên không khởiđộng được nguyên nhân do thiết kế của pin. Ngoài ra, thiết bị nặng nên đến
7,3kg, quá nặng để người dùng mang theo như laptop ngày nay.
2. Những khó khăn của Apple ngày đầu phát triển:

TIEU LUAN MOI download :


Lúc đó, thị trường máy tính cá nhân chưa được phát triển như hiện nay nên việc tìm kiếm
nhà tài trợ vẫn gặp chút khó khăn. Cuối cùng thì Apple cũng nhận được số tiền 250.000 USD
từ Mike Markkula
Jobs do quá non trẻ và không đủ sức lãnh đạo công ty nên chức chủ tịch đã rơi vào người
đàn ông tên Michael Scott
Năm 1984, “nội bộ” Apple bị “phân mảnh” bởi Jobs (người đứng đầu mảng Macintosh) và
Sculley (người luôn chỉ trích doanh số khơng như mong đợi của dịng Macintosh và muốn thắt
chặt giám sát về những sản phẩm tương lai của công ty). Năm 1985, do mâu thuẫn, Steve Jobs
và Wozniak rời khỏi Apple ra hoạt động riêng.
Dù ra mắt nhiều sản phẩm chất lượng nhưng sai lầm của John kèm với áp lực từ Microsoft
khiến Apple “tụt dốc không phanh”. John Sculley bị thay thế bởi Gil Amelio và thuyết phục
được Steve Jobs quay lại.
III. GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN NHANH CỦA CÔNG TY APPLE (1984-1991):
Năm 1984, doanh số bán hàng của Macintosh ban đầu khá tốt, nhưng bắt đầu sụt giảm đáng
kể sau ba tháng đầu tiên do giá cao, tốc độ chậm và phạm vi phần mềm có sẵn hạn chế. Vào
đầu năm 1985, sự sụt giảm doanh số này gây ra cuộc tranh giành quyền lực giữa Steve Jobs và

CEO John Sculley. Sculley nhờ nhận được sự hậu thuẫn, ủng hộ nhất trí từ ban giám đốc Apple
đã quyết định loại Jobs khỏi vị trí tổng giám đốc của bộ phận Macintosh. Jobs từ chức tại
Apple vào tháng 9 năm 1985 và dẫn theo một số nhân viên của Apple để thành lập một công ty
khác. Wozniak cũng đã từ bỏ công việc đang làm tại Apple vào năm 1985 để theo đuổi các dự
án kinh doanh khác, bày tỏ sự thất vọng với cách đối xử của Apple đối với bộ phận của Jobs.
Sau sự ra đi của Jobs và Wozniak, dòng sản phẩm Macintosh đã trải qua một sự thay đổi từ
trọng tâm ổn định sang các mức giá cao hơn. Các mô hình mới hơn bán ở các mức giá cao hơn
mang lại tỷ suất lợi nhuận cao hơn và dường như không ảnh hưởng đến tổng doanh số bán
hàng khi người dùng thành thạo bắt kịp mỗi lần tăng điện. Việc bán Macintosh với tỷ suất lợi
nhuận cao như vậy chỉ có thể thực hiện được vì vị trí thống trị của nó trong thị trường xuất bản
máy tính để bàn.
Chính sách này bắt đầu tỏ ra phản tác dụng khi các chương trình xuất bản máy tính để bàn
mới xuất hiện trên các bản sao PC cung cấp một số hoặc nhiều chức năng tương tự của

TIEU LUAN MOI download :


Macintosh nhưng ở mức giá thấp hơn nhiều. Công ty đã mất thế độc quyền trên thị trường này
và đã ghẻ lạnh nhiều khách hàng tiêu dùng ban đầu, những người khơng cịn đủ khả năng mua
các sản phẩm giá cao của họ. Mùa Giáng sinh năm 1989 là mùa đầu tiên trong lịch sử cơng ty
có doanh thu sụt giảm, khiến giá cổ phiếu của Apple giảm 20%. Trong giai đoạn này, mối quan
hệ giữa Sculley và giám đốc điều hành Jean-Louis Gassée xấu đi, khiến Sculley phải giáng
chức Gassée vào tháng 1 năm 1990 và bổ nhiệm Michael Spindler làm giám đốc điều hành.
Gassée rời công ty vào cuối năm đó.
Cuối năm 1990, Apple ra mắt ba mẫu máy với giá thành thấp hơn gồm Macintosh Classic,
Macintosh LC và Macintosh Iisi, tất cả đều được thị trường đón nhận nồng nhiệt. Tiếp nối
thành cơng đó, năm 1991, Apple trình làng PowerBook, với một thiết kế đặt nền móng cho
hình dáng hiện tại của hầu hết mọi laptop hiện đại. Cùng năm này, Apple còn ra mắt hệ điều
hành System 7. Sự phát triển của Apple ngày càng thăng hoa khi hãng liên tiếp cho ra mắt các
sản phẩm mới. Tạp chí MacAddict gọi giai đoạn 1989-1991 là “kỷ nguyên vàng đầu tiên” của

Macintosh.
IV. APPLE TRONG GIAI ĐOẠN TRƯỞNG THÀNH (2015 - 2020):
1. Doanh thu và lợi nhuận của Apple ổn định tại một mức nhất định

Doanh thu và lợi nhuận của Apple trong giai đoạn này ổn định, khơng có nhiều sự đột phá.
Trái với một sự tăng trưởng mạnh trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2014 thì từ năm 2015
đến năm 2020, doanh thu của Apple ổn định trong khoảng từ 220 - 260 tỷ đô la Mỹ. Vào năm
2018, dường như sự tăng trưởng của Apple trong khu vực thị trường điện thoại thông minh lớn
nhất thế giới (Châu Á) có dấu hiệu chững lại trong vài năm nay. Trên thực tế, các báo cáo cho
thấy hiệu quả kinh doanh của nó đang giảm ở một số nước trong khu vực.
Một số thông tin thú vị về nguồn doanh thu của Apple: iPhone liên tục là sản phẩm đem lại
nhiều doanh thu cũng như lợi nhuận nhất cho Tập đồn có giá trị hàng nghìn tỷ đơ la Mỹ này,
trong khi đó iPad và Mac lần lượt giữ vị trí thứ 2 và thứ 3.
2. Đối mặt với nguy cơ lỗi thời, lạc hậu về sản phẩm :

Năm 2016 Apple cho ra mắt dòng sản phẩm iPhone 7, iPhone 7 Plus. Đây thực sự là bộ đôi
smartphone cao cấp đã đem lại nguồn doanh thu khổng lồ cho Apple, tạo nên một cơn sốt trên
toàn cầu. Tuy nhiên vào năm 2017, iPhone 8, iPhone 8 Plus đã khiến cho giới hâm mộ công

TIEU LUAN MOI download :


nghệ phải thất vọng khi dòng sản phẩm mới này dường như khơng có nhiều sự thay đổi so với
“người tiền kiếp” đã được ra mắt vào năm ngoái
Hay như dòng sản phẩm iPhone 11 Pro Max và iPhone 12 Pro Max, tuy rằng đã có những
thay đổi ở camera, ở cấu hình của máy, nhưng mà ngoại hình của 2 dòng sản phẩm này giống
nhau tới 90%. Điều này đã làm thất vọng nhiều iFan - tên gọi của cộng đồng u thích dịng
sản phẩm iPhone của Apple
Chung một tình trạng giống như iPhone, iPad dường như cũng đang bị chìm trong những
mẫu thiết kế lỗi thời, chưa có nhiều đột phá. Một ví dụ điển hình là dịng iPad Gen 9. Nó vẫn

sử dụng ngơn ngữ thiết kế cũ với viền bezel dày ở cạnh trên/dưới. Đây cũng là chiếc iPad duy
nhất còn lại trong dòng sản phẩm có nút Home và cổng sạc Lightning.
1.

Xuất hiện nhiều đối thủ lớn trên thị trường, đối mặt với bài toán thị phần
Tại các nước châu Á như Ấn Độ và Indonesia, phần lớn dân số tìm kiếm điện thoại thơng

minh có giá dưới 300$, và đương nhiên, chẳng có chiếc iPhone mới nào nằm trong tầm giá đó
cả. Chiếc iPhone duy nhất có thể mua được có lẽ là iPhone SE 4 inch đã qua sử dụng 2 năm.
Tại Trung Quốc, thị phần của Apple đã giảm 5% trong vòng 5 năm (từ 13% năm 2013
xuống còn 8% vào năm 2018). Ở thị trường điện thoại thông minh lớn thứ hai thế giới, Ấn Độ,
Apple chỉ có 2% thị phần được cải thiện. Ngược lại, công ty như Xiaomi đã có được 16% thị
phần điện thoại thơng minh Ấn Độ trong vòng hai năm (từ 3% năm 2015 đến 19% vào năm
2017). Với giá của iPhone và tâm lý của đa phần người dùng trong khu vực, Apple dường như
không thể cạnh tranh với những thương hiệu từ Trung Quốc.
Hiện nay, các thương hiệu Trung Quốc như Xiaomi, OPPO, và Vivo đang giữ vị trí hàng
đầu ở Ấn Độ, Indonesia và ột số sản phẩm của họ có các tính năng mà khơng có sẵn cho người
dùng iPhone.
V. APPLE TRONG GIAI ĐOẠN SUY THOÁI:
Dù là 1 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh các sản phẩm công nghệ số 1 thế giới, song
Apple cũng không tránh được giai đoạn suy thoái nhất định.
1.

Doanh thu sụt giảm:

TIEU LUAN MOI download :


Năm 2012 iPhone 5 ra đời với màn hình to hơn iPhone 4 và tạo một bước nhảy vọt về
doanh số với cái dốc thẳng đứng đi lên của doanh thu.

Nhưng ngay năm tiếp theo, iPhone 5s ra đời với cùng kiểu dáng, chỉ tăng một chút về cấu hình
khơng khác gì kẻ tiền nhiệm iPhone 5. Chẳng ai muốn nâng cấp từ iPhone 5 lên 5s.
Trong khi đó, nhu cầu sử dụng điện thoại màn hình lớn đang cao và càng ngày càng nhiều
người sử dụng điện thoại Android, Microsoft do kích thước màn hình. Trước đó, Steve Jobs
cho rằng khơng bao giờ Apple sẽ làm màn hình lớn 4inch vì nó q lớn so với bàn tay. Nếu
tiếp tục giữ quan điểm như vậy, Apple sẽ đi vào suy thoái trầm trọng.
Để thoát khỏi đà lao dốc của suy thối, Apple đã nhanh chóng thay đổi với iPhone 6 vào
năm 2014 - 1 trong những phablet đáng trông đợi nhất lúc đó và kể từ đó doanh số đạt một con
số khổng lồ hơn bao giờ hết.
Nhưng sự thối trào khơng bao giờ từ bỏ bất kỳ doanh nghiệp nào. Khi iPhone 6s ra đời thì
doanh thu của Apple lại tiếp tục giảm bởi vì những lỗi gặp phải khi sử dụng iPhone 6: chủ sở
hữu phát hiện ra rằng thiết bị của họ rất dễ bị uốn cong và vênh sau khi họ ngồi xuống nếu đút
điện thoại vào túi quần phía trước.Điều này dẫn tới một cuộc khủng hoảng về PR cho Apple
thời điểm đó.
Sau khi thảm họa "bẻ cong" lắng xuống một thời gian, đầu năm 2016, nhiều thiết bị iPhone
6 và 6 Plus lại bắt đầu có những triệu chứng "thảm họa cảm ứng". Màn hình điện thoại xuất
hiện thanh xám ở trên cùng, và màn hình cảm ứng ngừng hoạt động hồn tồn hoặc làm việc
rất chập chờn. Thảm họa lan rộng, và cuối cùng, người dùng iPhone đã hội tụ đủ số lượng và
đòi hỏi một vụ kiện tập thể, dẫn đến việc Apple phải bàn giao các tài liệu liên quan đến q
trình thử nghiệm nội bộ. Ngồi ra với các hiện tượng: thời lượng pin kém, hiện tượng quá
nhiệt, lỗi tự nhiên tắt máy,... thì Apple khơng tránh khỏi việc bị sụt giảm doanh thu.
Trong báo cáo kết quả kinh doanh quý I năm 2016, phía Apple cho biết họ "đã bán được
74,8 triệu chiếc iPhone trong quý này," tương đương với doanh số quý IV năm 2014. Tuy
nhiên, quý IV năm 2015 liền trước đó lại chỉ đạt 71,5 triệu chiếc, một bước thụt lùi so với cùng
kỳ năm 2014. Như vậy, doanh thu giảm mạnh 13% với 50,6 tỷ USD, doanh số iPhone cũng
giảm 16,3% với 51,2 triệu iPhone.

TIEU LUAN MOI download :



Và mọi người đang kỳ vọng Apple ra iPhone 7 với nhiều tính năng hơn và sáng tạo hơn.
Thực tế điều đó rất khó và ai cũng nghĩ rằng Apple đã cạn ý tưởng. nếu khơng có những động
thái tích cực trong quản lý, định hướng và lập kế hoạch, doanh nghiệp dễ dàng có thể bị suy
thối và biến mất khỏi thị trường, cho dù đó có thể là những công ty đa quốc gia nổi tiếng, bền
vững như Nokia, Kodak, ngân hàng Lehman Brothers…
Các chiến lược giảm thiểu rủi ro và doanh thu sụt giảm:

2.

Hãng đã rất thành cơng và có nhiều tiền từ việc phát triển phần cứng, nhưng thực tế, doanh
số bán iPhone sẽ không bao giờ tăng trưởng đột biến được như những năm 2010, thời điểm
đưa Apple trở thành "siêu sao".
Song Apple gặp khó khăn hơn trong việc bán nhiều iPhone hơn mỗi năm. Do đó, cơng ty
phải đã thay đổi chiến lược của mình để kiếm nhiều tiền hơn từ các tiện ích có trong nhà và túi
của người dùng
a. C hiến lược định vị sản phẩm :
-

Để cạnh tranh trên thị trường, tất cả các sản phẩm của Apple đều được cấp chứng nhận
ISO 9000, luôn được thiết kế đẹp hơn so với đối thủ cạnh tranh.

-

Bên cạnh chính sách kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt, Apple cũng không ngừng cải tiến
sản phẩm, điều đó cho thấy số lượng chủng loại sản phẩm của Apple khá phong phú và
đa dạng.

Đó là một chiến lược thông minh, đang hoạt động rất hiệu quả, và cũng là chiến lược cần
thiết khi thời đại smartphone đỉnh cao đã bão hòa. Tuy nhiên, còn nhiều thách thức phía trước
để Apple có thể trở thành cái gì đó lớn hơn là một cơng ty iPhone.

b. Chiến lược giảm giá sản phẩm dựa theo vòng đời và tạo ra chiếc ô giá :

Trước đây Apple nổi tiếng với những sản phẩm có chất lượng rất tốt tuy nhiên giá thành
lại quá cao so với mặt bằng chung. Nhưng vài năm trở lại đây hãng bắt đầu áp dụng chiến lược
giảm giá, làm cho sản phẩm có tính cạnh tranh hơn các sản phẩm đều được giữ ở mức giá
ngang bằng hoặc thấp hơn giá các sản phẩm của đối thủ : Phiên bản iPhone 4S 16GB có giá
199 USD - thấp hơn nhiều so với một số điện thoại Android công dụng khác như Motorola với
giá 299 USD hay Samsung Galaxy S II có giá 230 USD.

TIEU LUAN MOI download :


c. Chiến lược marketing:

Apple áp dụng một chiến lược marketing theo vòng đời sản phẩm bao gồm các giai đoạn:
giới thiệu, phát triển, chín muồi, và suy tàn.
Chúng ta thấy rằng mỗi sản phẩm Apple tung ra ngoài thị trường đều tuân thủ tuyệt đối các
bước trên cùng với chiến lược marketing phù hợp cho từng giai đoạn. Khi thị trường đi và suy
tàn, bộ phận thiết kế đã đưa ra hàng loạt các mẫu mới nhằm tạo một vòng đời mới của sản
phẩm với sự xuất hiện của hàng loạt phiên bản khác nhau của iPhone. Trong 5 năm liên tiếp
liên tục tạo thành những cơn sốt cho người tiêu dùng. Đây được coi là chiến lược xúc tiến khi
Apple tập trung vào khách hàng, tạo dựng thương hiệu đẳng cấp và tạo ra những chiến lược PR
nhiều hơn là những clip quảng cáo rầm rộ.
VI. SO SÁNH APPLE VỚI CÁC DOANH NGHIỆP ĐỐI THỦ KHÁC:
1. Yahoo ngộ nhận về bản thân:
Ra đời năm 1995, Yahoo đã trở thành công ty tiên phong trong lĩnh dịch vụ Intertnet với
gần một tỷ người dùng. Vào thời kỳ hoàng kim (năm 2000), giá trị vốn hóa thị trường của
Yahoo đạt 128 tỷ USD, gấp 2 lần Walt Disney. Quy mô nhân sự đạt đỉnh điểm vào năm 2007
với 14.000 người.
Nhưng khủng hoảng tài chính xuất hiện một năm sau đó đã nhanh chóng xóa đi tất cả.

Nguyên nhân mà Yahoo bị khai tử là rất nhiều như từ chối lời mời mua lại Google, thất bại khi
mua Facebook, Bảo mật kém, .... nhưng có thể nói lí do quan trọng nhất chính là khơng xác
định được hướng đi cho mình. Trong giai đoạn suy thối, Yahoo vẫn ln bối rối xác định
mình là cơng ty truyền thơng thay vì bản chất là một tập đồn cơng nghệ. Nỗi sợ hãi trong
những năm đầu của Yahoo là bị đánh bại bởi Microsoft nếu đi theo hướng công ty công nghệ
bởi bản thân Yahoo khơng sở hữu nền văn hóa khởi nghiệp tương tự như đối thủ của mình.
Khơng những thế việc ln bị ám ảnh bởi lợi nhuận thu về lúc ban đầu, đã khiến Yahoo bỏ qua
việc phát triển những công nghệ liên quan đến mình dẫn đến sự tụt hậu so với các mạng xã hội
khác sau đó và dần dần sụp đổ.
2. Nokia:

TIEU LUAN MOI download :


Khi Nokia đang dẫn đầu và là hãng đầu tiên đưa ra khai niệm smartphone, thì Apple chẳng
là gì cả trên thị trường điện thoại. Tuy nhiên, sai lầm của Nokia xuất phát từ đây khi ơng hồng
di động tại thời điểm trưởng thành đã không sớm nhận ra mối đe dọa từ iPhone. Trong khi
Apple cho ra đời hệ điều hành iOS với cả hệ sinh thái đi kèm mang đến người dùng trải
nghiệm mới mẻ và thú vị khi tương tác với điện thoại, Android cũng bắt đầu trỗi dậy và đi theo
con đường của iOS, thì Nokia vẫn trung thành với hệ điều hành Symbian đã già cỗi, lạc hậu.
Khi nhận ra sai lầm này, thì Nokia lại mắc phải sai lầm khác khi lựa chọn chiến lược sáp
nhập với Microsoft đang có mưu đồ dựa vào Nokia để tiến vào thị trường điện thoại. Hệ quả là
dịng điện thoại Windows Phone đã khơng có được kết thúc có hậu. Nokia bị thơn tính, dịng
smartphone Lumia bị khai tử. Tất cả đã đặt dấu chấm hết cho triều đại Nokia.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Sự phát triển của Apple />

2.

Giai đoạn phát triển nhanh :
/> />
3.

Sự tăng trưởng của Apple đang chững lại tại thị trường smartphone Châu Á
/>
4.

Apple đi vào giai đoạn suy thoái
/>
TIEU LUAN MOI download :


TIEU LUAN MOI download :


TIEU LUAN MOI download :



×